Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
lượt xem 8
download
Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
- Ministry of Agriculture & Rural Development BÁO CÁO TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA CARD Project 001/04VIE MỐC DỰ ÁN SỐ 8 : BÁO CÁO TỔNG KẾT Tháng 4, 2010
- Mục lục 1. CÁC THÔNG TIN Về CÁC ĐốI TÁC: ................................................................................................................. 3 4. ĐặT VấN Đề & CƠ Sở KHOA HọC: ..................................................................................................................... 6 5. TIếN Độ ĐÃ THựC HIệN TớI NGÀY BÁO CÁO................................................................................................ 6 5.3 LợI ÍCH CủA CÁC Hộ CHĂN NUÔI NHỏ:............................................................................................................. 15 5.4 TĂNG CƯờNG NĂNG LựC ................................................................................................................................. 16 5.5 CÔNG Bố THÔNG TIN ĐạI CHÚNG................................................................................................................. 16 5.6 QUảN LÝ Dự ÁN ............................................................................................................................................ 16 6. Về MộT Số VấN Đề CÓ LIÊN QUAN ................................................................................................................. 17 7. MộT Số VấN Đề Về VIệC THựC HIệN VÀ TÍNH BềN VữNG................................................................................ 17 8. CÁC BƯớC CÓ TÍNH CHấT TIÊN QUYếT TIếP THEO................................................................................ 18 9. KếT LUậN ............................................................................................................................................................... 18
- 1. Các thông tin về các đối tác: Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai Tên dự án: sữa Viện Thú Y (NIVR) Đối tác phía Việt nam TS. Trương Văn Dung Trưởng dự án phía Việt nam The University of Queensland/Victorian Department of Đối tác phía Australia Primary Industry Dr Darren Trott, Dr Ian Wilkie, Dr Tony Fahy Những thành viên chính phía Australia 13/4/2005 Ngày bắt đầu 1/2007 Ngày kết thúc (ban đầu) 4/2007 Ngày kết thúc (sau khi thay đổi) 3/2006 – 3/2008 và bao gồm các các số liệu từ 2009/2010 Thời gian báo cáo Các đầu mối liên lạc: Phía Australia: Trưởng dự án Dr Darren Trott 617 336 52985 Tên Telephone: PGS về Vi sinh vật học Thú Y 617 336 51355 Chức vụ Fax: Cơ quan công Trường Thú Y, thuộc trường Đại Email: d.trott@uq.edu.au học Tổng hợp Queensland tác Phía Australia: Liên lạc về hành chính Melissa Anderson 61 7 33652651 Tên Telephone: Chủ nhiệm văn phòng các dự án 61 7 33651188 Chức vụ Fax: nghiên cứu Cơ quan công Trường Đất và Thức ăn, thuộc Email: trường Đại học Tổng hợp tác Queensland Phía Việt Nam Dr Cu Huu Phu 84 4 8693923 Tên Telephone: Trưởng Bộ môn Vi trùng 84 4 8694082 Chức vụ Fax: Cơ quan công NIVR cuhuuphu@netnam.org.vn Email: tác
- 2. Tóm tắt dự án: Dự án được xây dựng nên để nâng cao năng suất chăn nuôi tại các nông hộ nhỏ ở Việt nam thông qua việc tăng cường quản lý thú y, đặc biệt là giai đoạn lợn trước cai sữa. Bằng cách tư vấn và giao tiếp với những người nông dân và thú y cơ sở, một chương trình chăn nuôi thích hợp sẽ được thiết lập và xây dựng nên. Mô hình này sẽ tập trung vào giai đoạn lợn con trước cai sữa - là giai đoạn mà các thiệt hại về kinh tế là lớn nhất. Mô hình này bao gồm các quy trình về quản lý chăm soc nuôi dưỡng đàn lợn một cách chung nhất. Việc chuyển giao các kết quả của mô hình này sẽ được tiến hành thông qua các chương trình tập huấn cho các thú y cơ sở và một số nông dân đã được chọn lựa. Ngoài chương trình quản lý, nuôi dưỡng chăm sóc đàn lợn, dự án cũng sẽ thiết lập và tiến hành các phương pháp chẩn đoán phù hợp cho việc xác định các chủng vi khuẩn có độc lực có vai trò chính trong gây bệnh Colibacillosis ở lợn, đồng thời cũng tiến hành cải thiện tốc độ và mức độ chính xác của các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Phần thứ 3 của dự án là nâng cao khả năng và hiệu quả chế tạo một loại vacxin E. coli nội địa. Cụ thể, vacxin này sẽ có chứa chủng vi khuẩn phân lập được duy nhất tại Việt Nam như đã được chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây - đó chính là một tác nhân quan trọng gây tiêu chảy cho lợn trước cai sữa ở một số tỉnh, và có thể là ở tất cả các tỉnh của Việt Nam. 3. Tóm tắt kế hoạch: Báo cáo này tổng kết này trình bày các tiến độ công việc sau đã được thực hiện (có liên quan tới các mục tiêu và các công việc đã được mô tả trong đề cương) 1. Các số liệu về an toàn và hiệu lực của vacxin (Chế tạo và thử nghiệm vacxin E. coli sản xuất trong nước với quy mô nhỏ và thử nghiệm trên thực địa - Logframe Reference 1) 2. Kế hoạch về khống chế bệnh tiêu chảy và ghi chép các dữ liệu về chăn nuôi tại 10 trại đã được chọn lọc (5 trại thí nghiệm và 5 trại đối chứng trong thời gian 12 tháng) (Xây dựng kế hoạch khống chế bệnh tiêu chảy trước cai sữa bằng cách xây dựng mô hình cải tiến liên tục - Logframe Reference 2a và 2b) 3. Chế tạo huyết thanh đa giá và PCR, bao gồm cả kỹ thuật chẩn đoán nhanh kháng nguyên bám dính loại mới (Nâng cao năng lực chẩn đoán bệnh tiêu chảy lợn trước cai sữa - Logframe reference 3) Các tiến độ của dự án đã đạt được đối với 3 mục tiêu trên, theo đúng như các nội dung đã đặt ra như trong đề cương được xây dựng trước đó, vẫn còn một vài vấn đề tồn đọng trong quá trình nhận biết loại kháng nguyên bám dính mới có mặt trong các chủng E. coli O8 lưu hành tại Việt Nam (mà tạm thời có thể được đặt tên là F19), cũng như là trong xây dựng chiến lược khống chế bệnh tiêu chảy với 1 phương án khả thi. Các nỗ lực cuối cùng trong việc tinh chế kháng nguyên bám dính loại mới này đã đạt được với rất nhiều thành công vào giữa năm 2010 với sự hỗ trợ nguồn kinh phí từ trường ĐH Adlaide và hiện nay, chúng tôi đang đợi các kết quả giải mã trình tự các amino acid và gen đối với loại kháng nguyên bất thường này. Trong 1 thử nghiệm quy mô nhỏ được tiến hành tại NIVR, ETEC vacxin (bao gồm các chủng F4, F5 và F19) đã được chứng minh là an toàn và có hiệu lực khi tiêm cho lợn nái có chửa (2 liều vào
- lúc 5 và 2 tuần trước khi đẻ). Hiện nay, vacxin này đã đang được dùng thử nghiệm tại một số trại tại miền Bắc Việt Nam và chỉ giới hạn ở mục đích nghiên cứu, với các phản hồi tốt từ các trại về hiệu quả của vacxin đối với việc phòng bệnh tiêu chảy do E. coli gây ra, đồng thời cũng không gây ra các phản ứng phụ. Vacxin cũng đã được chế tạo và cung cấp cho dự án CARD 004/05VIE và sử dụng ở các nông hộ chăn nuôi nhỏ ở miền Trung Việt Nam, như một phần của mô hình CPI nhằm đưa các thực hành chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất vào trong kế hoạch cải tiến chăn nuôi có tính khả thi. Thử nghiệm quy mô nhỏ cũng đã chỉ ra rằng vacxin đã có hiệu quả làm giảm đáng kể sự xuất hiện tiêu chảy nói chung và các nghiên cứu của đàn tiêm vacxin đã cho thấy lợn bị tiêu chảy nhưng không phải do ETEC, như vậy là tiêu chảy không phải do vi khuẩn E. coli độc. Các số liệu chăn nuôi theo dõi tại 5 trại thử nghiệm và đối chứng trong thời gian >12 tháng đã được phân tính và tính toán thống kê sinh học. Kết quả cho thấy các trại thử nghiệm có tỷ lệ chết trung bình trước cai sữa thấp hơn hẳn so với các trại đối chứng (8.6% ± 3.6 so với 15.6 ± 4.3; p
- 4. Đặt vấn đề & Cơ sở khoa học: Tiêu chảy trong giai đoạn theo mẹ của lợn là 1 trong những bệnh chủ yếu, gây thiệt hại về kinh tế chô cả chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và lớn tại Việt nam. Các nghiên cứu đã được tiến hành trước đây đã khẳng định rằng sự xuất hiện của 1 loại kháng nguyên bám dinh mới của các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh Colibacillosis ở Việt nam và bởi vậy bệnh khó có thể khống chế bằng các loại vacxin đang có sẵn trên thị trường. Hơn nữa, các loại vacxin hiện nay ở Việt nam là vacxin nhập ngoại, có giá thành cao. Bên cạnh đó, có rất nhiệu nguyên nhân gây tiêu chảy trước cai sữa mà các nguyên nhân đó có thể chưa được biết đến với điều kiện ở Việt nam. Tất cả những nguyên nhân này đều bị ảnh hưởng với chăn nuôi và chăm sóc trong suốt giai đoạn mang thai và nuôi con. Dự án 001/04VIE (Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa) đã được bắt đầu với 3 mục tiêu để giải quyết vấn đề này: 1. Chế tạo và thử nghiệm vacxin sản xuất nội địa 2. Lập kế hoạch chăn nuôi để phòng bệnh tiêu chảy trước cai sữa, sử dụng mô hình cải tiến liên tục (CIP) 3. Tăng cường năng lực chẩn đoán trong phòng thí nghiệm bệnh tiêu chảy trước cai sữa 5. Tiến độ đã thực hiện tới ngày báo cáo 5.2 Điểm qua các công việc đã được thực hiện Mục tiêu 1: Chế tạo và thử nghiệm vacxin nội địa Kết quả 1.1: Xác định các thành phần kháng nguyên, bao gồm cả chủng có mang yếu tố bám dính loại mới Các ống giống gốc chứa chủng vacxin (50 x 1 ml các ỗng của 3 chủng vacxin trong môi trường BHI, có bổ xung 12% glycerol) được giữ ở điều kiện -80oC tại NIVR. Ngoài ra, giống cũng được cất giữ ở dạng đông khô để phòng trường hợp có trục trặc của giống được bảo quản ở tủ -80oC (nếu điều kiện -80oC bị trục trặc, giống cũng có thể được giữ ở -20oC trong thời gian ngắn). Các lô vacxin được chế tạo theo quy trình được trình bày tại Phụ lục 2 của báo cáo MS3 và MS6. Một ống giống gốc mới chứa chủng vacxin được nuôi cấy và kiểm tra mức độ thuần khiết. Các ống này, sau đó sẽ chính là các giống nhỏ để sản xuất vacxin. Với một số lượng ống giống được giữ trong các điều kiện tối ưu, sẽ đảm bảo tối đa cho sự bộc lộ kháng nguyên fimbriae. Ngoài ra, các chủng gốc cũng được lưu giữ trong điều kiện AQIS tại trường Thú Y, thuộc trường Queensland (do GS. Darren Trott chịu trách nhiệm) và tại phòng thí nghiêm tham chiếu về vi khuẩn E. coli của OIE tại trường Montreal (do GS. John Fairbrother chịu trách nhiệm). Các đặc tính độc lực (kháng nguyên nhóm OK, bám dính và độc tố đường ruột) của 3 chủng được lựa chọn là giống đã được đánh giá độc lập tại Trung tâm nghiên cứu bệnh lợn (PHRU), DPI, Australia (Bảng 1). Các chủng này đã được đông khô ở 3 phòng thí nghiệm tách biệt (NIVR, UQ và PHRU). Bảng 1: Các chủng E. coli dùng chế tạo vacxin Ký hiệu chủng Các đặc tính độc lực O-serogroup Kháng nguyên bám Độ c t ố dính NVP613 O8 5F-* STa/STb/LT (CARD-VN1) NVP1402 O149: K91 F4 STa/STb/LT (CARD-VN2) NVP1372 O64 F5 STa (CARD-VN3)
- * Negative for all five recognized fimbriae associated with porcine enterotoxigenic E. coli (F4, F5, F6, F18 and F41). May therefore possess a novel fimbrial antigen. Kết quả 1.2: Đặc tính của kháng nguyên bám dính mới Hai chủng 5F- ETEC đã được kiểm tra về hoạt tính ngưng kết kháng mannose đối với hồng cầu cừu. Ngưng kết kháng mannose đã được quan sát thấy tại 37oC, nhưng không quan sát thấy ở 18oC đối với cả 2 chủng. Kết quả này đã khẳng định sự sản sinh của 1 loại yếu tố bám dính tại 37oC (Bảng 1) Bảng 3: Kết quả ngưng kết của 2 chủng 5F- ETEC Điều kiện nuôi cấy tại: 37oC 18oC Chủng NaCl 0.85% 1.5% D-Mannose NaCl 0.85% 1.5% D-Mannose CARD-VN1 H (1/1024) H (1/1024) Âm tính Âm tính EC-VN8 H (1/1024) H (1/1024) Âm tính Âm tính Các ảnh chụp kính hiển vi điện tử được chụp ở độ phân giải thấp và cao đã cho thấy các cấu trúc giống dạng lông trên bề mặt của vi khuẩn. Nghiên cứu được tiến hành vào 2006-2008 tại phòng thí nghiệm OIE do TS. Do Ngọc Thuy tiến hành đã cho thấy chúng ta đã tiến rất gần đến bước tinh chế và xác định đặc tính của loại kháng nguyên bám dính mới, tuy nhiên, cũng đã quan sát thấy hiện tượng lẫn với một số loại protein khác. Trong chuyến sang công tác trở lại của Dr Thuy vào 07/2010 do ngân sách của University of Adelaide, loại kháng nguyên bám dính mới đã được chiết tách thành công, không có sự tạp nhiễm protein và hiện tại, chúng tôi đang đợi các kết quả về giải mã gen. Kết quả 1.3 Chế tạo vacxin Môi trường đặc biệt đã được sử dùng để tạo các điều kiện tối ưu nhất cho việc sản xuất fimbriae. Nhằm tạo ra được lượng F4 tối đa, chủng CARD-VN2 đã được nuôi cấy trên môi trường BGNA, F5 của chủng CARD-VN3 trên môi trường Minca. Đối với chủng có sản sinh loại kháng nguyên bám dính mới (CARD-VN-1), môi trường BGNA cũng đã thể hiện là có thể tạo ra tối đa loại fimbriae mới. Quy trình chế tạo được trình bày trong hình 1.
- Hình 1: Chế tạo vacxin đa giá (1 ml vacxin có chứa khoảng 1010 vi khuẩn) 2 ml TSB (37oC, SBA (37oC, qua Giống đông khô qua đêm) đêm) Môi trường nuôi cấy thích hợp (37oC, qua 20 ml TSB (37oC, đêm) qua đêm) PBS (1010 VK/ml) Kiểm tra thuần Bổ xung formalin 0.3% Kiểm tra vô trùng Trộn lẫn các lô canh trùng với tỷ lệ ngang nhau Bổ xung keo phèn theo tỷ lệ 1/5 Kiểm tra vô trùng Ra chai và dán nhãn Kết quả 1.4: Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin NIVR đã chế tạo vacxin cho các thử nghiệm quy mô nhỏ về an toàn và hiệu lực của vacxin. Một cách tóm tắt, vacxin được chế tạo không có tác dụng phụ đối với lợn hậu bị được tiêm vacxin và các con con của chúng. Khi so sánh với Littergard và Ecovac, hai loại vacxin thương mại có trên thị trường từ các công ty Pfizer và Intervet, vacxin do NIVR sản xuất đã có các kết quả thống kê tương tự về hàm lượng kháng thể đối với F4 fimbriae của E. coli. Điều này đã chứng minh rằng trong điều kiện thử nghiệm, vacxin đã thể hiện là an toàn và hiệu quả trong việc tạo kháng thể kháng F4. Một lượng nhỏ vacxin được cung cấp cho đàn lợn được chọn ở phía Bắc Việt Nam và cho một số nông hộ ở miền Trung Việt Nam như là một phần của dự án 004/05VIE. Nhận xét từ các trại đã sử dụng cho thấy không có tác dụng phụ hoặc phản ứng của vacxin, điều này chứng tỏ vacxin cũng có hiệu quả, mặc dù rằng rất khó để xác định các nguyên nhân gây tiêu chảy trước cai sữa ở miền trung Việt Nam. Vì vậy một số dạng tiêu chảy ở lợn con từ lợn nái được tiêm vacxin có thể đã được gây ra bởi
- các tác nhân khác như cầu trùng, rotavirus hoặc TGEV, tất cả đều đã được chứng minh ở các nông hộ chăn nuôi nhỏ ở Việt Nam. Kết quả 1.5: Kết quả thử nghiệm vacxin trên thực địa Một thử nghiệm trên thực địa đã được tiến hành tại hai xã của tỉnh Thừa Thiên Huế và ba xã của Quảng Trị trong 2009/2010. Lợn nái mang thai được tiêm 2 ml vacxin (khoảng 1,5 x 109 vi khuẩn) tại tuần chửa thứ 9 và 12, nhóm đối chứng không được tiêm vacxin. Không quan sát thấy phản ứng cục bộ hoặc hệ thống và tất cả các con lợn nái đã đẻ con bình thường ở đúng thời gian đẻ với số lượng trung bình là 9,3 lợn con khỏe mạnh/náii. Tỷ lệ tiêu chảy trước cai sữa ở lợn con sinh ra từ các lợn nái được tiêm vacxin tại 1, 2 hoặc 3 tuần tuổi là: 16,1; 22,7 và 26,5%, so với các số liệu tương ứng là 48,1; 33,8 và 37,5% ở nhóm đối chứng (P
- Một phân tích về tỷ lệ chết đã được báo cáo trong giai đoạn 14 tháng đã cho thấy rằng các trại thí nghiệm mà đã được đón nhận các hướng dẫn trong quá trình thực hiện dự án đã có tỷ lệ chết trung bình trước cai sữa thấp hơn hẳn so với các trại đối chứng (8.6% ± 3.6 so với 15.6 ± 4.3; p
- và các chi tiết cụ thể đã được trình bày trong báo cáo cuối cùng. Tuy nhiên, cũng cần phải được nhấn mạnh rằng nếu không có kinh nghiệm có được từ 001/04VIE, chúng tôi sẽ không đạt được các kết quả tốt như vậy. Có một số các công việc trùng lặp giữa hai dự án, đặc biệt là vacxin E. coli được sản xuất bởi NIVR đã được cung cấp miễn phí cho các hộ chăn nuôi nhỏ được lựa chọn trong dự án 004/05VIE. Mục tiêu 3: Tăng cường khả năng chẩn đoán bệnh tiêu chảy lợn trước cai sữa Kết quả 3.1: Tỷ lệ của các nguyên nhân gây tiêu chảy trước cai sữa ở các trại lớn và các nông hộ nh ỏ Kết quả điều tra của Dr Thuy về các nguyên nhân gây chết trước cai sữa ở các mẫu thu được từ các trại chăn nuôi công nghiệp so với các trại gia đình đã cung cấp các kết quả rất thú vị. Trước hết, tác nhân gây bệnh đơn lẻ chỉ có thể tìm thấy ở các trại nuôi công nghiệp, và chỉ chiếm 21.2% trong tổng số mẫu. Ngược lại, đa tác nhân gây bệnh là luôn luôn xác định được trong các mẫu tiêu chảy từ các lợn nuôi nông hộ. Ở các trại công nghiệp, rotavirus và TGEV, hoặc rotavirus, TGEV và ETEC đã được xác định trong số 26.3% số mẫu, chứng tỏ rằng các bệnh này là hầu như có tính chất bệnh địa phương. Các tác nhân này cũng thường được xác định như là các nhiễm bệnh hỗn hợp ở các lợn con nuôi tại các nông hộ, mặc dù các mẫu từ các lợn này dường như là có chứa một "túi tổng hợp" của các tác nhân gây bệnh. Phần lớn các mẫu được thu thập từ các lợn hơn 1 tuần tuổi, chứng tỏ rằng tiêu chảy lợn con về cơ bản là đã được khống chế (bằng cách sử dụng vacxin nhập khẩu có đắt tiền) và E. coli dung huyết là chủ yếu có liên quan tới tiêu chảy ở lợn con >14 ngày cho tới khi cai sữa với 2 loại tổ hợp gây bệnh thường gặp nhất là F4/Paa/STa/STb/LT/EAST1 một loại tổ hợp mới với F19 là Paa/STa/STb/LT/EAST1. Cầu trùng được xác định thấy trong 18% các mẫu của các lợn nuôi công nghiệp và 35% mẫu từ các lợn nuôi tại các nông hộ. Bệnh này có thể dễ dàng được khống chế bằng cách dùng thuốc phòng với toltrazuril (Baycox) cho lợn con uống vào lúc 3 ngày tuổi. Ngoài việc cung cấp môi trường úm lý tưởng, đảm bảo đủ độ khô và ấm, rất nhiều phương pháp đơn giản có thể áp dụng để giảm thiểu các tiêu chảy do rotavirus và TGEV bằng cách dùng nước rửa nền chuồng có phân của các lợn con bị tiêu chảy, pha loãng 1/20 (trong nước) và cho các lợn nái đang ở giai đoạn chờ phối và có chửa ăn để cung cấp kháng thể qua con mẹ; và bởi vì có tới 47.9% các số mẫu từ trại công nghiệp và 60% từ các nông hộ có ETEC, việc dùng kháng sinh để chữa bệnh cũng đã được hướng dẫn. Việc dùng các thuốc như Lincospectin, trimethoprim/sulphonamide và amoxicillin là nên được khuyến cáo hơn so với enrofloxacin (là loại kháng sinh đã bị cấm sử dụng đối với các vật nuôi dùng làm thức ăn ở Australia). Tuy nhiên, hiện tượng kháng với nhiều loại kháng sinh là đã xảy ra (như trong luận văn của Dr. Thuy) và các thuốc có thể được sử dụng có hiệu quả là ceftiofur và apramycin. Tại Australia, tiêu chảy ở lợn 2-3 tuần tuổi do ETEC có thể được khống chế bằng cách cho lợn nái đang có chửa ăn một loại vacxin sữa có chứa các chủng E. coli sống đã được thuần hóa (có nghĩa là chúng chỉ có chứa kháng nguyên F4 mà không có chứa độc tố). Các chủng này cũng có thể được phát hiện thấy trong số bộ sưu tập giống E. coli đã được lưu giữ tại NIVR, nhưng vấn đề này là nằm ngoài khuôn khổ của dự án.
- Bảng 1: Tỷ lệ các tác nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn trước cai sữa (lợn nuôi công nghiệp so với lợn nuôi tại các nông hộ) Tác nhân gây bệnh Số mẫu dương tính (%) Trại tập trung (n=117)Nông hộ (n=45) Cocci 2 (1.7) Crypto 3 (2.5) RV 3 (2.5) TGEV 11 (9.3) ETEC 4 (3.4) C. per. 2 (1.7) Total single infections 25 (21.2) RV ETEC 6 (5.1) RV TGEV 17 (14.4) 3 (6.7) Cocci RV 1 (0.8) 2 (4.4) Cocci Crypto 1 (0.8) 2 (4.4) Crypto ETEC 3 (2.5) 1 (2.2) Crypto 1 (0.8) 1 (2.2) C. per. Crypto TGEV 6 (5.1) 2 (4.4) TGEV 1 (0.8) C. per. TGEV ETEC 7 (5.9) Cocci RV ETEC 2 (1.7) 3 (6.7) Cocci RV TGEV 4 (3.4) 3 (6.7) Cocci TGEV ETEC 2 (1.7) 2 (4.4) Cocci Crypto RV 1 (0.8) 1 (2.2) Crypto TGEV ETEC 5 (4.2) 4 (4.4) Crypto RV ETEC 1 (0.8) 3 (6.7) Crypto TGEV 1 (0.8) 1 (2.2) C. per. Crypto RV TGEV 3 (2.5) RV TGEV ETEC 14 (11.9) 7 (15.6) RV TGEV 1 (0.8) 1 (2.2) C. per. RV ETEC C. per. 2 (1.7) 3 (6.7) TGEV ETEC C. per. 2 (1.7) Crypto RV TGEV ETEC 2 (1.7) 1 (2.2) Crypto RV ETEC C. per. 1 (0.8) 2 (4.4) Cocci Crypto RV TGEV 1 (0.8) 1 (2.2)
- Cocci Crypto TGEV 1 (0.8) C. per. Cocci RV TGEV ETEC 4 (3.4) 1 (2.2) Cocci Crypto RV TGEV 1 (0.8) 1 (2.2) C. per. Crypto RV TGEV ETEC C. per. 1 (0.8) (36) (50) (97) (111) (76) (23) Total multiple infections 92 (78.8) 45 (100.0) Output 3.2: Characterization of ETEC virulence factors. Các phân tích của Dr. Thuy về các yếu tố độc lực có trong các chủng ETEC phân lập được từ các lợn trước và sau cai sữa đã cung cấp các kết quả rất thú vị và các so sánh giữa các chủng thu được từ các lợn nuôi công nghiệp so với chăn nuôi tại các nông hộ. Trước hết, chưa tính đến các thông tin thu được từ phòng thí nghiệm của GS. John Fairbrother về tổ hợp các yếu tố độc lực điển hình có mang trong các chủng F19 O8, Dr. Thuy đã chứng minh rằng trong trường hợp các mẫu tiêu chảy trước cai sữa thu được từ các lợn nuôi công nghiệp, các chủng F19 đã là đã có tổ hợp các yếu tố độc lực phổ biến thứ 2, sau các chủng F4. Các chủng này chỉ có thể xác định được trong số các mẫu thu được từ lợn nuôi công nghiệp. Trong trường hợp đối với các mẫu tiêu chảy sau cai sữa, các tổ hợp phức tạp hơn của các yếu tố gây bệnh đã được xác định, nhưng chỉ có 73.2% các chủng có mang fimbriae F18 (và có khả năng thuộc serotype O141), trong khi đó, chỉ có 14.6% các chủng mang loại kháng nguyên thường gặp F4 (và có khả năng thuộc serotype O149). Các chủng F4 chỉ có liên quan tới tiêu chảy sau cai sữ, trong khi đó, các chủng F18 thì thường gây ra cả tiêu chảy sau cai sữa và phù đầu. Một dấu hiệu nữa của việc này, stx2, một loại độc tố chủ yếu có liên quan đến phù đầu đã được xác định trong 76.7% các chủng có mang F18 (63.4% của tổng số chủng). Ở hầu hết các nước có nền công nghiệp chăn nuôi lợn, bệnh phù đầu là rất hiếm gặp, tuy nhiên, bệnh này là rất phổ biến ở Việt Nam (bệnh này cũng được quan sát thấy ở các nông hộ chăn nuôi lợn ở miền Trung Việt Nam trong dự án 004/005 VIE). NIVR đã chế tạo được một loại vacxin phù đầu, tuy nhiên cũng đòi hỏi phải được hoàn thiện hơn và có tiền trình thương mại hóa sản phẩm.
- Bảng 2: Tổ hợp các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ các lợn bị tiêu chảy trước và sau cai sữa nuôi tại các trại chăn nuôi công nghiệp và các hộ gia đình Source of isolates Pathotype PrWD (n=18) PWD (n=41) F4/STa/STb 1 F4/ Paa/STa/STb/LT/EAST1 5 F4/Paa/STb/LT/EAST1 5 F4/Paa/STb/LT/EAST1 2 F4/STa/STb/EAST1 1 F4/STa/STb/Aero 1 F5/Paa/STa 2 F18/STa/STb 2 F18/STa/EAST1 1 F18/AIDA-I/STa/STb 3 F18/Paa/AIDA-I/STa/Stx2 2 F18/AIDA-I/STb/Stx2 1 F18/LT/Stx2 1 F18/AIDA-I/STa/STb/Stx2 4 F18/Paa/AIDA-I/STa/STb/Stx2 3 F18/Paa/STa/LT/Stx2 13 Paa/STa/LT/Stx2 2 Paa/STa/STb/LT/EAST1 4 AIDA-I/STb/EAST1 1 AIDA-I/STb/LT/EAST1 1 STa/STb 1 STb/EAST1 1 LT/Stx2 2 Kết quả 3.3: Chuyển giao các kỹ thuật phòng thí nghiệm Cẩm nang và quy trình chẩn đoán được, bao gồm cả mẫu theo dõi thông tin gửi mẫu và kết quả chẩn đoán trong phòng thí nghiệm tại NIVR, và các quy trình chuẩn (SOPs) từ Trung tâm nghiên cứu bệnh lợn Australia (phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn NATA) đã được dịch sang tiếng Việt và hiện đã trở thành quy trình chuẩn tại NIVR. Các nhân viên Bộ môn Vi trùng Viện Thú Y (4 người) đã được tập huấn đầy đủ và đã được kiểm tra đánh giá toàn bộ - do Dr. Do Ngoc Thuy và Dr. Tony Fahy thực hiện về khả năng xác định 6 nguyên nhân chính gây tiêu chảy của lợn (ETEC, C. perfringens typ A (nguyên nhân vi khuẩn),
- Rota virus, TGEV (nguyên nhân virus), cầu trùng và Cryptosporidium (các nguyên nhân ký sinh trùng) trong các mẫu phân. Dr. Thuy và các cộng tác viên trong nhóm chẩn đoán sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật này cho HUAF như một phần hoạt động của dự án 004/05VIE vào tháng 12/2009 và 1 dự án đang được tiến hành để kiểm tra các nguyên nhân gây tiêu chảy trước cai sữa tại các hộ chăn nuôi nhỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dr. Do Ngoc Thuy đã tham dự Hội nghị IPVS tại Đan Mạch vào năm 2006 và hội nghị AAAP tại Hà nội vào năm 2008. Chị đã có 2 bài báo được chấp nhận tại 2 Hội nghị, trình bày các kết quả ban đầu và cuối cùng của việc xác định các tác nhân gây tiêu chảy ở lợn trước cai sữa nuôi tại các trang trại tập trung và các nông hộ nhỏ (báo cáo 1), tổ hợp gen độc lực của các chủng ETEC (báo cáo 2). Tất cả các báo cáo này cũng đã được nộp cho CARD như một phần của các báo cáo tiến độ trước đây. Trong năm 2008 và 2010, Dr Thuy đã tham gia các tập huấn nâng cao tại phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE ở Montreal dưới sự hướng dẫn của GS. John Fairbrother. Có tất cả 10 loại primers mới đã được tiến hành kiểm tra và Dr. Thuy đã xác định được các loại tổ hợp gen mới đang lưu hành tại Việt nam, điều này chính là nguyên nhân vì sao bệnh phù đầu lại rất phổ biến ở nước này. (thảo luận ở phần 3.2 phía trên). 5.3 Lợi ích của các hộ chăn nuôi nhỏ: Các hộ chăn nuôi nhỏ đã được hưởng lợi trực tiếp từ các biện pháp can thiệp sau của dự án: 1) Xác định đặc thù, thử nghiệm hiệu lực và an toàn vacxin E. coli do NIVR sản xuất. Hiện tại, hầu hết các trại lợn quy mô lớn ở Việt Nam đều sử dụng vacxin Littergard của Pfizer với giá xấp xỉ là $0.70 USD/liều. Phần lớn các hộ chăn nuôi nhỏ hiện nay không có chương trình sử dụng vacxin và họ cũng không đủ khả năng chi trả thường xuyên cho các vacxin thương mại đang có trên thị trường, trừ phi các vacxin này có thể mua bởi các mô hình hợp tác xã nông dân. Vacxin của Việt Nam sản xuất có thể được mua ở giá là $0.15 USD/liều. Mục đích dự định của chúng tôi là tiến hành đăng ký vacxin, nhưng để làm được việc này, chúng tôi phải tiến hành một cuộc thử nghiệm toàn diện trên thực địa. Các trại mô hình đã được xây dựng trong dự án 004/05VIE là các cơ sở rất lý tưởng cho các thử nghiệm này bởi vì các trại này đã tiến hành nuôi các lợn con trong điều kiện vệ sinh tốt ở môi trường khô và ấm. Ngoài ra, cũng có một cơ số các trại xung quanh có thể được sử dụng như là các trại đối chứng - có thể thu thập các số liệu về tỷ lệ các bệnh tiêu chảy, bao gồm cả ETEC trong tuần đầu sau khi sinh. 2) Xác định các nguyên nhân gây tiêu chảy trước cai sữa ở các nông hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Một nghiên cứu hoàn chỉnh được tiến hành bởi TS. Do Ngoc Thuy đã khẳng định rằng ở các hộ chăn nuôi nhỏ, hầu như không bao giờ xác định được tác nhân đơn lẻ gây tiêu chảy, mà phổ biến là đa tác nhân, bao gồm TGEV, rotavirus và ETEC. Cầu trùng, một bệnh mà hoàn toàn có thể khống chế được, cũng đã được xác định trong >30% số mẫu. Kết quả này đã khẳng định rằng trước khi tất cả biện pháp về nâng cao sức khỏe của đàn lợn có thể đạt được, chúng ta phải bắt đầu bằng những biện pháp cơ bản nhất và dạy cho nông dân về bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi đối với lợn nái (mát, khô) và bầu tiểu khí hậu đối với lợn con (ấm, khô). Các yếu tố stress, lợn con bị ướt do nằm gần các chất thải, chất lượng không khí kém là những nguyên nhân gây ra bệnh. Mục tiêu này đã đạt được trong dự án 004/05VIE bằng việc phối kết hợp các kiến thức và kinh nghiệm thu được từ dự án 001/04VIE. 3) Nhận biết kiểu tổ hợp các yếu tố gây bệnh ETEC ở các nông hộ nhỏ. Đặc tính của các chủng ETEC thu được từ các nông hộ nhỏ đã khẳng định kiểu tổ hợp các yếu tố gây bệnh chiếm đa số ở các nông hộ chăn nuôi nhỏ là F4:Paa:STa:STb:LT:EAST-1. Tổ hợp này gây ra tiêu chảy cho lợn con mới sinh và lợn con sau cai sữa 2-3 tuần tuổi, có thể được khống chế bằng các điều trị bằng kháng sinh thích hợp hoặc bằng cách kết hợp dùng vacxin ở lợn nái và lợn
- con bằng các vacxin chết và sống. Các chủng mang các kháng nguyên không bình thường F19, cho đến thời điểm này vẫn chưa được xác định thấy ở các nông hộ chăn nuôi nhỏ, mà nguyên nhân có thể là do sự xuất hiện quá nhiều của tổ hợp các yếu tố gây bệnh F4:Paa:STa:STb:LT:EAST-1 5.4 Tăng cường năng lực Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng NIVR đã chế tạo được một loại vacxin rất thành công và đã được chứng minh cả về mức độ an toàn và hiệu lực ở quy mô thử nghiệm nhỏ và kích thích tạo ra hàm lượng kháng thể tương tự với các vacxin đang có trên thị trường. Khi tính đến các khía cạnh này vào pha tiếp theo của tiến trình thương mại hóa sản phẩm và đã được biết trước là vô cùng khó khăn, như là các trại đối chứng tại thực địa ở các nông hộ nhỏ thuộc miền Trung Việt nam (như 1 phần của dự án 004/05VIE) đã cho thấy những khó khăn để quản lý với những cam kết dự án cấp bách hơn (như việc hình thành các câu lạc bộ nông dân) sẽ được ưu tiên và sẽ hoàn thành vào đầu 2010. Cho dù các thử nghiệm trên thực địa nãy đã cung cấp các báo cáo chi tiết hơn về hiệu lực của vacxin, nhưng những thử nghiệm có quy mô lớn hơn cũng cần thiết phải được thực hiện. Bởi vậy, chúng tôi đã quyết định tiến hành 1 thử nghiệm trên thực dịa tại trại lợn thuộc NIAH và sẽ được kết thúc vào 2010. Việc chuyển giao công nghệ đối với các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh tiêu chảy trước cai sữa là một trong những thành công lớn của dự án này. Kỹ thuật đã được chuyển giao ngay từ những ngày đầu thực hiện dự án và các chẩn đoán viên tại NIVR hiện nay đã rất thành thục trong các kỹ thuật và có thể tự tin xác định các tác nhân gây bệnh trong các mẫu. Điều này khẳng định rằng rất nhiều lợn con tại Việt Nam, cả ở trại tập trung và nông hộ đều bị nhiễm nhiều mầm bệnh hỗn hợp, do vậy cần phải chú ý hơn tới công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn (bao gồm cả các chiến lược phòng và điều trị thích hợp như tiêm phòng và thuốc dự phòng) và công việc này cần phải được bắt đầu sớm. Việc mua máy PCR mới và thiết bị thí nghiệm khác cho phép NIVR xác định được chính xác các tổ hợp gây bệnh của ETEC có liên quan tới tiêu chảy trước, sau cai sữa và bệnh phù đầu. Chính việc này đã cho phép xác định ra một loại tổ hợp gen mới và cho thấy các chủng F19, mà không được xác định thấy trong giai đoạn đầu của dự án chắc chắn vẫn còn gây tiêu chảy ở Việt Nam và nên phải được bổ xung vào loại vacxin sản xuất nội địa. 5.5 Công bố thông tin đại chúng Trong quá trình thực hiện dự án, các cơ hội công bố thông tin đại chúng sau đã đạt được: 1) Tham dự và trình bày các bài báo nghiên cứu tại Hội nghị bệnh lợn quốc tế 2006 và 2010. 2) Tham dự và trình bày các bài báo nghiên cứu tại Hội nghị Chăn nuôi thú y Á –Úc 2008 và 2010. Các cơ hội khác cho việc công bố các thông tin đại chúng đã được trình bày chi tiết trong dự án 004/05VIE 5.6 Quản lý dự án Các hoạt động quản lý của dự án được chia sẻ giữa Trường Đại học Tổng hợp Queensland, Phòng Công nghiệp cơ bản (VicDPI), và Viện Nghiên cứu Thú y. Đại học Queensland chịu trách nhiệm quản lý tổng thể dự án, VicDPI chịu trách nhiệm về việc cung cấp các tài liệu đào tạo, tổ chức các chuyến đi thực địa tại trang trại và phân tích dữ liệu. NIVR chịu trách nhiệm sản xuất và thử nghiệm vacxin E. coli cho dự án và cung cấp các tư vấn và hỗ trợ điều tra dịch bệnh và giám sát thông qua các chẩn đoán phòng thí nghiệm.
- 6. Về một số vấn đề có liên quan 6.1 Môi trường Sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh: Việc chế tạo ra vacxin E. coli của NIVR và việc chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây tiêu chảy trước cai sữa sẽ dẫn tới làm giảm việc dựa hoàn toàn vào kháng sinh cho phòng và điều trị bệnh. Đa số các hộ nông dân hiện có sử dụng Enrofloxacin, một loại kháng sinh phổ biến nhất trong các tủ thuốc điều trị tại các trại bất chấp nguyên nhân gây bệnh là gì. Việc sử dụng rộng rãi vacxin do NIVR chế tại sẽ làm giảm đáng kể việc sử dụng kháng sinh, và có ảnh hưởng đáng kể tích cực đối với sức khỏe cộng đồng. Các vấn đề khác về an toàn sinh học và xử lý chất thải chuồng nuôi được trình bày trong báo cáo cuối cùng của dự án 004/05VIE 6.2 Giới tính và các vấn đề xã hội Được trình bày rõ ràng và đầy đủ trong báo cáo cuối cùng của dự án 004/05VIE. 7. Một số vấn đề về việc thực hiện và tính bền vững 7.1 Một số vấn đề, các khó khăn và giải pháp Vấn đề 1: Thương mại hóa vacxin do NIVR sản xuất Khó khăn: Đã có dự đầu tư đáng kế về thời gian và tiền liên quan đến việc xác định đường hướng cho việc thương mại hóa vacxin. Việc này có thể dẫn tới tình trạng chậm trễ trong một thời gian cho tới khi vacxin có thể dần dần được cung cấp đến tay các nông hộ chăn nuôi. Vấn đề 2: Kế hoạch khống chế bệnh tiêu chảy trước cai sữa và thành lập các trại mô hình Khó khăn: Việc tập trung thực hiện ở các trại lớn đối với dự án 001/04VIE đã xác định được các đàn với số lượng lợn đáng kể cho các chương trình tập huấn tiếp theo, tuy nhiên tiến độ theo mô hình CIP đã không đạt được tới mức độ mà các trại đó có thể được dùng cho các kế hoạch tập huấn tiếp theo. 7.2 Giải pháp Vấn đề 1: Chúng tôi đã nhận thấy là cách tốt nhất là chuyển giao cho Dr. Thuy và Viện Thú y tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm vacxin của họ thông qua Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Với nỗ lực này, chúng tôi đã khuyến cáo NIVR tìm kiếm sự giúp đỡ của một luật sư hợp pháp và tiến hành hợp tác với các đối tác sản xuất vacxin ở Việt Nam, nơi mà họ có đủ các điều kiện về GMP/GLP cho việc sản xuất vacxin (ví dụ như NAVETCO), cùng với đó là các lợi nhuận sẽ được trả lại cho NIVAR và những người sáng chế có thể sử dụng nguốn kinh phí này cho các nghiên cứu trong tương lai. Nghiên cứu được tiến hành cho tới ngày hôm nay có thể được sử đụng để hỗ trợ việc áp dụng, bao gồm cả thử nghiệm đã có kế hoạch ở miền Trung Việt nam cùng với các mục tiêu của dự án 004/05VIE. Mô hình này có thể được áp dụng thành công tương tự với các vacxin khác của NIVR mà cũng đã được chứng minh là có hiệu lực, nhưng chưa được đăng ký chính thức và có thể trở thành một công cụ quảng bá trên thị trường cực kỳ hiệu quả. Sự trợ giúp của ban quản lý dự án CARD cũng đang được mong đợi để giúp cho quá trình này nhằm chế tạo được một loại vacxin nội địa có chất lượng, giá thành rẻ cho các nông hộ chăn nuôi nhỏ - đó chính là kết quả chính mà chúng tôi mong đợi sẽ đạt được với sự trợ giúp của các cơ quan có thẩm quyền, nhớ đó mà quá trình này mới thực hiện được nhanh theo đúng tiến độ.
- Vấn đề 2: Dự án 004/05VIE tập trung chủ yếu vào việc xây dựng các nhóm hộ chăn nuôi nhỏ thành công – những hộ mà có khả năng tăng sản lượng chăn nuôi từ 10 lợn con/nái/năm lên 20 lợn con/nái/năm. Việc này sẽ không thể đạt được với việc hưởng lợi từ dự án hiện tại 7.3 Tính bền vững Một cách tóm tắt: Khi kết hợp các kết quả đạt được từ 2 dự án 001/04VIE và 004/05VIE, chúng tôi thấy đã có các điều kiện chín muồi cho việc đệ trình cho 1 dự án phi chính phủ lớn hơn để mở rộng khả năng sản xuất vacxin của NIVR và mô hình cho nông dân tham gia sản xuất, cải thiện và tăng lợi nhuận. 8. Các bước có tính chất tiên quyết tiếp theo 1) Một khoản kinh phí để kéo dài dự án đã được cấp để tiếp tục hoàn thành một số công việc còn lại của dự án cho hết thời gian còn lại của 2010. Bên cạnh đó, khoản tiền thưởng của dự án cũng đã được sử dụng để đài thọ cho một số các nhà khoa học tham gia Hội nghị AAAP vào 8/2010 để thúc đầy các thành công của dự án 2) Các công việc này sẽ hình thành cơ sở cho việc nộp hồ sơ cho một dự án lớn và đa chiều hơn đối với tổ chức Atlantic Philanthropies sẽ được thực hiện vào 2011 (ngân quỹ ~5 triệu đô la Mỹ) để tiếp tục mô hình này ở các tỉnh khác và có thể áp dụng cả sang Lào, Campuchia và nông dân được dùng như chính những người đi tập huấn lại 3) Buổi họp kết thúc của dự án vào tháng 11 sẽ là một giai đoạn quan trọng để khích lệ các bên liên quan để đưa dự án này lên một mức độ cao hơn. 9. Kết luận Báo cáo cuối cùng này đã trình bày chi tiết các nghiên cứu đã đạt được và các nỗ lực của các nhà khoa học NIVR và Úc để đạt được thành công dự án như đề cương đã đề ra trước đó. Một khoảng thời gian đáng kể từ khi dự án bắt đầu và báo cáo cuối cùng này nên được tính vào 2 dự án (001/04VIE và 004/05VIE) thực tế đã hỗ trợ lẫn nhau để đạt được thành công lớn cho các hộ nông dân ở miền Trung Việt Nam và phát triển một mô hình chăn nuôi lợn, tiếp tục mở rộng sang các tỉnh khác của Việt Nam cũng như các nước láng giềng Đông Nam Á. Ngoại trừ việc xác định các đặc tính của kháng nguyên F19, tất cả các mục tiêu đều đã được hoàn thành. Chiến lược về việc thương mại hóa vacxin sẽ tạo ra một nền tảng công nghệ cho việc đưa loại vacxin sản xuất nội địa tới bước được cấp phép cuối cùng và sẽ cung cấp một dòng kinh phí tiếp tục tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu của NIVR. Việc kiên trì áp dụng các mô hình CIP ở các trại tập trung được chọn thử nghiệm đã cho thấy một sự khác biệt trong tỷ lệ chết trước cai sữa so với các trang trại đối chứng và những bài học trong chuyển giao công nghệ đã được áp dụng đối với dự án 004/05VIE làm cho các công việc được cụ thể và hiệu quả hơn đối với các hộ chăn nuôi nhỏ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 377 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 169 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 357 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 130 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 121 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 128 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 95 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 108 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 89 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 121 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn