Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS3
lượt xem 26
download
Giá của các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang duy trì ở mức cao như là một hậu quả của việc tăng cầu, và do đó việc chăn nuôi sẽ cần phải được tính toán kỹ lưỡng hơn. Ví dụ, các nhà dinh dưỡng động vật sẽ có một vai trò nổi bật trong việc công thức hoá các chế độ ăn uống mà theo các công thức này các thành phần thức ăn sẽ được kết hợp trong các hạt. Tuy nhiên tính khả thi của việc phát triển chăn nuôi là khác nhau tại các nước đang phát triển và các...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS3
- MS3: RÀ SOÁT NGHIÊN CỨU VỀ LĨNH VỰC THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN PHẠM VI TOÀN CẦU 030/06VIE: Định hướng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi Bởi Tiến sĩ Jo Pluske Tư vấn SciEcons , PO Box 1604 Subiaco WA 6904 AUSTRALIA Tháng 9, 2007 Tư vấn SciEcons
- Tóm tắt Giá của các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang duy trì ở mức cao như là một hậu quả của việc tăng cầu, và do đó việc chăn nuôi sẽ cần phải được tính toán kỹ lưỡng hơn. Ví dụ, các nhà dinh dưỡng động vật sẽ có một vai trò nổi bật trong việc công thức hoá các chế độ ăn uống mà theo các công thức này các thành phần thức ăn sẽ được kết hợp trong các hạt. Tuy nhiên tính khả thi của việc phát triển chăn nuôi là khác nhau tại các nước đang phát triển và các nước phát triển và cũng phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Như là một kết quả của sự hiểu cấu trúc và hoạt động của ngành thức ăn chăn nuôi tại các quốc gia khác nhau, trong đó sự sẵn có của thức ăn, chuỗi thức ăn và sự cạnh tranh sẽ là các điều kiện tiên quyết cần thiết để tạo nên một nền chăn nuôi nhanh hơn. Báo cáo này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về lĩnh vực chăn nuôi toàn cầu với sự nhấn mạnh vào các nước đang phát triển và đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan. Nhu cầu đối với thức ăn trong nền chăn nuôi tập trung đang phát triển và sẽ tiêp tục phát triển. Một kết quả theo đó là các nhà chăn nuôi động vật sẽ phải đối mặt với sự tăng lên của giá cả thức ăn chăn nuôi và các nhà sản xuất thức ăn sẽ cần phải quan tâm tới sự cạnh tranh và phản ứng lại một cách tương ứng. Có thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ có vai trò trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi tại các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tại các vùng sâu, vùng xa nơi mà hoạt động của các doanh nghiệp lớn là không có lợi nhuận. Tuy nhiên, những chính sách phù hợp cần thiết được phát triển để bảo đảm rằng sự hiện hiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ này là đem lại lợi ích cho cộng đồng theo một cách tổng thể chứ không chỉ riêng gì trong lĩnh vực của nó. Kết quả theo đó là các nhà hoạch định chính sách sẽ cần có đủ hiểu biết về các chuỗi cung có liên quan và những điều chỉnh về mặt thể chế khác có liên quan tới việc ra quyết định trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và lĩnh vực chăn nuôi. Báo cáo này sẽ cung cấp một nền tảng hữu dụng cho những nghiên cứu tài liệu tiếp theo nếu cần thiết, và/hoặc thông tin mà nó sẽ có ích cho việc hướng dẫn các chương trình nghiên cứu được đề xuất cho nghiên cứu này. Có khối lượng dồi dào các thông tin liên quan tới ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu và kết quả là một cuộc nghiên cứu trong 5 ngày chỉ có thể đề cập tới hầu hết những khía cạnh được bao hàm trong báo cáo này. Ví dụ cụ thể hơn là, do trở ngại về mặt thời gian nên đã không thể xem nghiên cứu báo cáo IFPRI (2001) một cách chi tiết nhưng đã có thể sử dụng nó như một sự tham chiếu hữu ích trong báo cáo này để so sánh các kết quả được đưa ra. Báo cáo của Ngân Hàng Thế giới (2002) về xây dựng những thể chế cho các thị trường cũng có thể được xem như một tài liệu tham chiếu để xác định Việt Nam đang nằm ở vị trí như thế nào xét về mặt phát triển thị trường. Hơn nữa, những kết quả nghiên cứu cụ thể đã được lập thành tài liệu tại ACIAR (2004) Proceedings số 119 về quản lý chuỗi cung thức ăn nông nghiệp tại các nước đang phát triển có thể cung cấp những gợi ý có giá trị cho việc áp dụng đối với ngành thức ăn chăn nuôi. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi động vật đang phát triển và có vẻ là các lớn nước ngoài sẽ thống trị thị trường thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có vai trò và thông tin sau có sẽ sẽ có ích cho việc đạt được những nghiên cứu mới về chủ đề này: 1. Vì mục đích của dự án nghiên cứu này, các định nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi sẽ được phát triển bởi vì có thể là tác động đối với từng định nghĩa có thể là khác nhau và do đó chúng sẽ không được xếp vào cùng một nhóm. Những xem xét về mặt không gian cũng có thể cần được hiểu đối với từng nhóm. Tư vấn SciEcons i
- 2. Tài liệu về ngành thức ăn chăn nuôi của Thái Lan là hạn chế và không có sẵn và do đó một chuyến đi nghiên cứu đã được lên kế hoạch cần phải được diễn ra một cách chắc chắn với vai trò cố gắng tìm hiểu về các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ tại đó, như xác dịnh cho những doanh nghiệp tương ứng tại Việt Nam. 3. Như đã đề cập ở trên, một vài tài liệu được liệt kê ra có thể được sử dụng như một tham chiếu để tìm ra ngành thức ăn chăn nuôi đã phát triển như thế nào theo thời gian. Trong khi tài liệu này đã được nghiên cứu một cách tóm tắt trong báo cáo này, nếu cần thiết thì chúng sẽ được nghiên cứu chi tiết một cách độc lập. Tư vấn SciEcons ii
- Mục lục Tóm tắt....................................................................................................................................................... i Danh mục hình vẽ minh hoạ .................................................................................................................. v Danh mục các bảng ................................................................................................................................ vi 1. Giới thiệu ........................................................................................................................................ 1 2. Phương pháp luận ......................................................................................................................... 3 3. Các động cơ đối với những nhu cầu thức ăn chăn nuôi............................................................ 3 3.1. Việc sản xuất thịt.................................................................................................................... 3 3.2. Sự tiêu thụ thịt........................................................................................................................ 5 3.3. Nhu cầu về thức ăn ................................................................................................................ 6 4. Ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu .............................................................................................. 9 4.1. Toàn cảnh về ngành thức ăn chăn nuôi ................................................................................ 9 4.2. Việt Nam và sản xuất thức ăn chăn nuôi............................................................................. 10 4.3. Việt Nam - Một trường hợp nghiên cứu lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.................................. 16 4.4. Trung Quốc và việc sản xuất thức ăn chăn nuôi................................................................. 17 4.5. Thái Lan và việc sản xuất thức ăn chăn nuôi...................................................................... 20 5. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................................................................................... 22 5.1. Thế nào là một doanh nghiệp vừa và nhỏ? ......................................................................... 22 5.2. Chính sách của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.................................................................... 24 5.3. SMEs trong nền kinh tế ........................................................................................................ 28 6. Thành phần của thức ăn chăn nuôi ........................................................................................... 28 6.1. Nguyên liệu thô .................................................................................................................... 29 6.2. Những vấn đề về đầu vào tại các trạm nghiền thức ăn ...................................................... 30 7. Chất lượng thức ăn chăn nuôi và hiệu quả sản xuất ............................................................... 30 7.1. Chất lượng thức ăn chăn nuôi ............................................................................................. 30 7.2. Quy định về chất lượng thức ăn chăn nuôi ......................................................................... 33 7.3. Hiệu quả của việc sản xuất thức ăn chăn nuôi ................................................................... 34 7.4. Sự ảnh hưởng của tự do báo chí đối với an toàn thực phẩm.............................................. 36 8. Chuỗi cung cấp............................................................................................................................. 36 8.1. Chuỗi cung cấp trong ngành chăn nuôi lợn........................................................................ 36 8.2. Xử lý và vấn đề lưu kho ....................................................................................................... 43 8.3. Tổ chức theo không gian...................................................................................................... 44 9. Một khu vực sản xuất thức ăn gia súc mang tính cạnh tranh................................................ 44 9.1. Kinh tế quy mô ở ngành sản xuất thức ăn gia súc .............................................................. 45 9.2. Sự phát triển của một ngành sản xuất thức ăn gia súc mang tính cạnh tranh................... 46 Tư vấn SciEcons iii
- 9.3. Tư nhân hóa ngành chế biến thức ăn chăn nuôi:................................................................ 52 9.4. Sức mua: .............................................................................................................................. 52 10. Đề xuất đối với những ngành phụ trợ cho nhành chế biến thức ăn chăn nuôi ............... 53 10.1. Sự phát triển của ngành nhiên liệu hóa sinh trên toàn thế giới ......................................... 53 10.2. Tác hại của thiếu thức ăn chăn nuôi ................................................................................... 55 10.3. Nhập khẩu thành phẩm và nhập khẩu nguyên liệu sản xuất .............................................. 56 10.4. Các thỏa thuận và chính sách hợp lý:................................................................................. 57 10.5. Nghiên cứu các số liệu: ....................................................................................................... 58 11. Kết luận.................................................................................................................................... 58 12. Hạn chế .................................................................................................................................... 59 13. Khuyến nghị: ........................................................................................................................... 59 Tư vấn SciEcons iv
- Danh mục hình vẽ minh hoạ Hình 1 Các trạm nghiền thức ăn chăn nuôi thuộc sở hữu tư nhân ở Trung Quốc đang mở rộng. 19 Hình 2 Hệ thống thể chế hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 28 Hình 3 Nutrace®, Tracking & Tracing 38 Hình 4 Một ví dụ về chuỗi cung cấp sản xuất thịt lợn trong đó Chuỗi A mô tả việc sản xuất và sử dụng vật liệu thô và Chuỗi B cho thấy chuỗi rộng hơn từ nhà cung cấp đầu vào đến người tiêu dùng. 39 Hình 5 Kênh tắt tại địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng 40 Hình 6 Lưu đồ buôn bán ngô từ Vùng núi phía bắc đến ĐB Sông Hồng 41 Tư vấn SciEcons v
- Danh mục các bảng Bảng 1 Xuất nhập khẩu thịt lợn đối với một số nước: 1.000 m3 (trọng lượng thịt sống tương đương). 4 Bảng 2 Lượng thịt tiêu thụ tính theo đầu người tại một số nước (kg/người) 6 Bảng 3 Tóm tắt về lợn giống tại một số nước (trên 1000 dân) 6 Bảng 4 Các nguồn của thức ăn chăn nuôi đã được công thức hoá giành cho chăn nuôi tại Việt Nam năm 2001. 11 Bảng 5 Các hãng nghiền thức ăn gia súc đang thống trị sản xuất tại Việt Nam năm 2006 12 Bảng 6 Giá thức ăn chăn nuôi (2006) tại miền Bắc và miền Nam Việt Nam đối với một vài nhóm vật nuôi và các giai đoạn chăn nuôi. 15 Bảng 7 Tóm tắt những định nghĩa chủ yếu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước ASEAN-5 22 Bảng 8 Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ theo lao động và quy mô tài sản ở Philippine 23 Bảng 9 Chi phí tối thiếu ước tính dành cho thức ăn chăn nuôi tại một số vùng ở Việt Nam (2006) (VND/kg) 51 Tư vấn SciEcons vi
- 1. Giới thiệu OECD (2007) đã miêu tả nền nông nghiệp toàn cầu đang ở các đường viền bao quanh sự tăng trưởng một cách ổn định về mặt kinh tế trên phạm vi toàn cầu theo trung hạn, sự tăng trưởng chậm về dân số, sự tiếp tục của lạm phát thấp, và các thị trường mà đang phản ứng một cách toàn cầu trước những thách thức của ngành nhiên liệu sinh học đang thay đổi nhanh chóng. Họ nhấn mạnh rằng sự tăng trưởng về mặt kinh tế toàn cầu được thúc đẩy chính bởi sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga. Thêm vào đó, sự tăng trưởng về mặt sử dụng các hàng hoá nông nghiệp như là kho nguyên liệu cho ngành nhiên liệu sinh học là một trong những nguyên nhân chính làm cho giá cả hàng hoá quốc tế đang cao hơn là trong các báo cáo trước của OECD. Mặc cho những triển vọng của việc nhiên liệu sinh học tăng lên do sử dụng ngô, OECD (2007) dự đoán rằng sự tăng lên về nhu cầu đối với các hạt thô trên thị trường thế giới sẽ bị chi phối chủ yếu bởi sự tăng lên của nhu cầu thức ăn từ các ngành chăn nuôi đang phát triển thịnh vượng tại các nền kinh tế đang nổi lên như là Trung Quốc, Ấn Độ, và Argentina. Thêm vào đó, do giá cả của ngô đang tăng lên nhanh chóng liên quan tới giá cả của các loạt hạt có dầu, cho nên có một nhu cầu đang tăng lên đối với các thức ăn dầu để thay thế cho ngô trong các khẩu phần của thức ăn chăn nuôi như là một nguồn năng lượng (OECD 2007). Giá của các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôn đang duy trì ở mức cao như là một hậu quả của việc tăng cầu, và do đó việc chăn nuôi sẽ cần phải được tính toán kỹ lưỡng hơn. Ví dụ, các nhà dinh dưỡng động vật sẽ có một vai trò nổi bật trong việc công thức hoá các chế độ ăn uống mà theo các công thức này các thành phần thức ăn sẽ được kết hợp trong các hạt. Tuy nhiên tính khả thi của việc phát triển chăn nuôi là khác nhau tại các nước đang phát triển và các nước phát triển và cũng phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Như là một kết quả của sự hiểu cấu trúc và hoạt động của ngành thức ăn chăn nuôi tại các quốc gia khác nhau, trong đó sự sẵn có của thức ăn, chuỗi thức ăn và sự cạnh tranh sẽ là các điều kiện tiên quyết cần thiết để tạo nên một nền chăn nuôi nhanh hơn. Việt Nam là một đất nước mà ở đó việc nghiên cứu đang thực hiện để giải quyết các vấn đề đã nói ở trên. Một hội thảo với mục đích bàn về ngành thức ăn chăn nuôi chuyên sâu ở Việt Nam đã được diễn ra tại Hà Nội vào ngày 7 tháng 8 năm 2007. Những đoạn sau đây sẽ tóm tắt vài tranh luận chung về những vấn đề chính đang phổ biến trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Tranh luận tập trung vào những chi phí thức ăn đã tăng lên và việc chăn nuôi, nhu cầu đang tăng lên đối với thị tại Việt Nam và các loại thuế. Đặc biệt là đã nhận thấy rằng việc chăn nuôi ở Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu với 40% nguyên liệu được nhập khẩu (đậu nành, lạc) theo giá cả thế giới và các loại thuế (30% đối với bột đậu nành, 2% đối với ngô). Với mục đích để phân loại các nhà máy thức ăn chăn nuôi theo sở hữu và phân loại theo các hang về khả năng, có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau với nhiều con số. Gợi ý rằng một doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ở mức giữa 5 và 30 tấn/giờ trong khi một hãng lớn sản xuất sản xuất hơn 30 tấn/giờ. Một gợi ý khác là một trạm nghiền nhỏ sản xuất từ 100 đến 300 tấn/tháng hoặc sản xuất dưới 3.000 tấn một năm hoặc sản xuất ít hơn 5 đến 10 tấn/giờ (một nhà sản xuất sẽ sản xuất lớn hơn 20 tấn/giờ; một hãng trung bình sẽ sản xuất từ 10 đến 20 tấn/giờ). Ghi nhận rằng có 145 thực thể đã đăng ký sản xuất ít hơn 5.000 tấn thức ăn/ năm không bao gồm những thực thể mà đã không đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các trạm nghiền nhỏ sản xuất khoảng 10% tổng thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Một trạm nghiền nhỏ thường Tư vấn SciEcons 1
- không có văn phòng và thường kinh doanh với một điện thoại di động thường bán cho các tiểu chủ vơi 1 hoặc 2 con lơn hoặc 100 con gà. Thường thì họ không có thiết bị của riêng họ nhưng có thể thuê nó cùng với một vài nhà sản xuất nhỏ khác. Họ hầu hết ở khu vực nông thôn và có thể bán thức ăn gia súc hoàn toàn hoặc cô đặc. Thường thì đó là thức ăn cô đặc bởi vì những nông dân có các hạt riêng của họ (ngô hoặc gạo) do đó họ tự trộn thức ăn gia súc. Các trạm nghiền nhỏ bán trực tiếp tới người nông dân và không có đại lý. Thức ăn gia súc rẻ và thường có hàm lượng protein thấp (khoảng 10%), tuy nhiên lợn có thể vẫn tăng trưởng tốt. Các trạm nghiền nhỏ có thức ăn bao gồm các chất gây ô nhiễm chẳng hạn như các sâu bọ và bào tử nấm tuy nhiên các nông dân thường không biết các vấn đề này. Thường thì việc dán nhãn là không chính xác và không có hình phạt nào cho việc này cả. Cũng gợi ý rằng 45 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phá sản và lĩnh vực này cần phát triển sản xuất hiệu quả và giảm giá thành hoặc các doanh nghiệp khác cũng sẽ gặp những khó khăn về mặt tài chính. Các trạm nghiền nhỏ sẽ phá sản vì họ không có vốn đủ để duy trì sản xuất bởi việ đầu tư vào trang thiết bị. Do đó thường thì họ đang dung các máy móc cũ không hiệu quả và do đó mà chi phí sản xuất là quá cao. Cũng như vậy chi phí đầu vào đã tăng lên 3 lần trong những năm gần đây. Các hang lớn hơn có thể đối mặt với sự tăng chi phí này tốt hơn là các hang nhỏ. Tuy nhiên một vài người tin rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế như nhiều người tại khu vực nông thông vẫn thường tin vào chúng và có vẻ thích hợp là làm như vậy thậm chí do sự phát triển của ngành chăn nuôi đang tăng lên. Thông tin về an toàn vệ sinh thực phẩm được phát trên TV và đài phát thanh và có chính sách đúng đắn để tăng chất lượng của thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, rất nhiều luật liên quan tới việc bảo đảm chất lượng có thể có nghĩa là việc thực thi là một vấn đề đặt ra. Hiện nay, Việt Nam đang sản xuất rất nhiều sản phẩm phụ và chúng có thể thích hợp là thức ăn chăn nuôi nhưng tại giai đoạnh này có ít hiểu biết về việc làm thế nào để sử dụng chúng tốt nhất. Thêm vào đó, nếu Việt Nam có thể tăng việc sử dụng các sản phẩm phụ thì nó sẽ làm giảm các vấn đề môi trường, tăng việc sử dụng lao động và tăng số lượng của thức ăn sẵn có. Đã có cuộc tranh luận xung quanh việc sử dụng đại lý. Một vài người nghĩ rằng không cần thiết phải sử dụng đại lý để phân phối thức ăn chăn nuôi bởi vì nếu các hang lớn bán trực tiếp cho nông dân thì sẽ giảm được các chi phí. Tuy nhiên, những người khác lại tin rằng các hang lớn không thích việc buôn bán với các cá thể nông dân. Vấn đề thay đổi dữ liệu trong khi báo cáo cũng đã được đề cập và nó sẽ thể hiện là có những khác biệt trong dữ liệu do các nguồn cung cấp và các báo cáo nhưng cũng có những khác biệt trong việc xác định thức ăn chăn nuôi là gì (cô đặc hay toàn phần). Dữ liệu cũng hạn chế đối với một số vùng tại Việt Nam và đặc biệt là ở vùng Đông Bắc. Dữ liệu tại lĩnh vực thức ăn chăn nuôi cũng có thể không phản ánh trung thực những gì đang diễn ra trên thực tế. Các doanh nghiệp nhỏ có thể sản xuất thức ăn riêng của họ và các con số thì không được thống kê. Cũng như vậy, chất lượng của thức ăn là quan trọng và thường xuyên bị bỏ qua trong các dữ liệu. Thêm vào đó, ngày 1 Tháng 8 là ngày báo cáo tuy nhiên trong suốt năm có thể có sự lên xuống trong việc chăn nuôi và những lên xuống này không được ghi lại. Các số liệu thường xuyên cao hơn trong suốt năm hơn là vào ngày báo cáo do có sự tăng lên trong sản xuất sau Tháng 8. Mục đích của báo cáo này là để khai thác chi tiết hơn các vấn đề được đề cập ở trên và để đưa ra một báo cáo để bàn về ngành thức ăn chăn nuôi trên phạm vi toàn cầu. Chú ý đặc biệt sẽ được giành cho yêu cầu đối với thức ăn trong các ngành chăn nuôi chuyên sâu, tính kinh tế nhờ quy mô trong sản xuất thức ăn, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và vai trò của chính sách công trong việc hỗ trợ sự phát triển của một lĩnh vực có tính cạnh tranh. Tư vấn SciEcons 2
- 2. Phương pháp luận Để đưa ra báo cáo này việc nghiên cứu tư liệu sẽ phải được tiến hành để đạt được những hiểu biết về ngành thức ăn chăn nuôi trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt là các động cơ đối với những nhu cầu về ăn chăn nuôi sẽ được điều tra. Thông tin gắn liền với Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan sẽ được tìm hiểu để xác định những điểm giống nhau và những bài học mà có thể là hữu ích cho việc hiểu về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Bản chất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chính sách có liên quan tới vai trò của chúng trong nền kinh tế cũng sẽ được xem xét. Thành phần thức ăn chăn nuôi, việc sản xuất và hiệu quả sẽ được nghiên cứu rộng rãi cùng với các chuỗi cung liên quan và tài liệu cạnh tranh. Các vấn đề mà lĩnh vực thức ăn chăn nuôi có thể đang đối mặt sẽ được điều tra một cách ngắn gọn. Tại cuối báo cao, những đề xuất về những nghiên cứu trong tương lai liên quan đến lĩnh vực thức ăn chăn nuôi của Việt Nam cũng sẽ được đưa ra. Thời gian giành cho nghiên cứu này là 5 ngày. 3. Các động cơ đối với những nhu cầu thức ăn chăn nuôi Tới một phạm vi rộng, việc sản xuất thịt và nhu cầu gián tiếp về thịt đã dẫn đến các nhu cầu về thức ăn trong ngành chăn nuôi. Do đó việc đạt được một số hiểu biết về thị trường thịt toàn cầu sẽ hữu ích để đạt được sự nhận thức về loại, chất lượng, khối lượng của thức ăn mà điều này sẽ được đòi hỏi đối với các ngành chăn nuôi toàn cầu. Việc sản xuất thịt 3.1. Den Hartog (2005) đề xuất rằng việc xuất khẩu thịt lợn đên lại lợi nhuận gấp 4 lần việc xuất khẩu các hạt. Theo nền tảng này quy đổi hạt ra thịt có thể sẽ là một sự lựa chọn nhạy cảm đặc biệt đối với các nước mà có chi phí nhân công thấp và có một nền chăn nuôi tốt. Ba nước đang phát triển, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil chiếm gần hai phần 3 tổng lượng thịt được sản xuất ở các nước đang phát triển (Steinfeld và Chilonda 2006). Tại Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil, thức ăn có sẵn, nhân công rẻ và có ít những cản trở về đất đai và do đó việc chăn nuôi đang phát triển một cách nhanh chóng ở đó (Den Hartog 2005). Campbell (2006) báo cáo rằng Brazil có chi phí sản xuất thịt lợn thấp nhất trên thế giới do có chi phí nhân công thấp và các nguồn lực khác. Ông ta đã ghi nhận suy nghĩ rằng sự tăng trưởng trong tương lai có thể sẽ bị chế ngự bởi bệnh lở mồm long móng tại Brazil và đồng tiền địa phương đang mạnh lên (Reale). Mặc dù khi Ông ta thăm Brazil có vẻ là các công ty liên kết lớn hơn đang phát triển rộng và đang nhắm đích xuất khẩu sang Nhật Bản và Châu Âu. Một ví dụ của một đơn vị liên kết sản xuất là Perdigão Rio Verde tại Brazil. Nó có đàn gia cầm lớn nhất và hoạt động sản xuất thịt lợn của loại này tại Nam Mỹ với một nhà máy giết mổ 4 năm tuổi và nằm ở một khu liên hợp công-nông nghiệp cách đường lát 22 km (NFPC 2003). Khu liên hợp bao gồm những văn phòng công ty, một trạm nghiền, lò ấp trứng, nơi giết mổ, nhà máy xử lý nước thải, trung tâm phân phối và nhà xưởng giết mổ gia cầm và lợn và có 4.000 người làm thuê (NFPC 2003). Các trang trại nuôi gia cầm có ký hợp đồng với đơn vị này nằm ngay gần nơi cung cấp hạt/thức ăn và trong phạm vi 52 km từ nhà máy (NFPC 2003). Mặc cho những cơ sở chăn nuôi tiên tiến, FAS (2006) gợi ý rằng thịt lợn của Mỹ xuất khẩu sang Nga sẽ tăng vì Brazil sẽ không thể duy trì vị trí của mình trên thị trường Nga do bệnh lở Tư vấn SciEcons 3
- mồm long móng. Kết quả là Mỹ, cũng như là Canada và Châu Âu sẽ có khả năng thu lợi nhuận từ sự tham gia bị suy giảm của Brazil tại thị trường Nga (Bảng 1). FAS (2006) đã ghi nhận một điều rất quan trọng với Brazil la gia cầm được xuất khẩu từ Brazil tới Nga có thể tăng. Bảng 1 Xuất nhập khẩu thịt lợn đối với một số nước: 1.000 m3 (trọng lượng thịt sống tương đương). Nguồn: FAS 2006 Dữ liệu năm 2006 là dữ liệu ban đầu. Dữ liệu năm 2007 là dự b. Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng lên từ năm 2003 đến năm 2004 tuy nhiên sau đó thì duy trì không thay đổi (Bảng 1). Bệnh tật và chất lượng có thể là một nhân tố làm giảm nhưng theo như Fabiosa (2005) giải thích, nhu cầu đối với thịt lợn đang tăng nhưng nhân tố giới hạn là việc cung cấp hạt. Để giải quyết sự tăng lên về nhu cầu của các sản phẩm từ động vật, Trung Quốc đã giải quyết vấn đề này bằng cách đề ra các cải cách về mặt cấu trúc thông qua việc phân quyền và tư nhân hoá điều mà đã làm tăng cả đầu tư tư nhân trong nước cũng như là đầu tư trực tiếp nước ngoài, dẫn đến kết quả là một sự mở rộng về khả năng tạo ra năng suất của nó (Fabiosa 2005). Niềm hi vọng cũng là để tăng sản xuất thịt lợn trong khu vực các nhà sản xuất nhỏ, có một sự khác biệt giữa nội bộ các nhà sản xuất hiệu quả nhất và các nhà sản xuất kém hiệu quả nhất (Fabiosa 2005). Như đã được đưa ra bởi (Dinh et al. ?), tiểu chủ nuôi lợn chiếm khoảng 80% của lượng thịt lợn được sản xuất tại Việt Nam, hệ thống này được xác định bằng các trang trại đang tăng lên từ 1 đến 3 lợn nái hoặc không nhiều hơn 15 lợn đang béo lên hoặc một sự kết hợp tương ứng của từng loại với định hướng để phát sinh thu nhập và để sản xuất phân bón hữu cơ cho việc trồng trọt (Dinh et al. ?). Bán lợn thịt đến các lò giết mổ địa phương hoặc bán lợn con Tư vấn SciEcons 4
- cho các hang xóm khác hoặc cho những thưong lái trong làng là thực tiễn kinh doanh phổ biến (Dinh et al. ?). Những trang trại nuôi lợn bán thương mại (3 đến 10 lợn nái với 15 đến 50 lợn đang vỗ béo.) chiếm khoảng 15 % của tổng đàn lợn tại Việt Nam với những con lợn được nuôi bằng các sản phẩm phụ nông nghiệp kết hợp với những thức ăn công nghiệp chất lượng cao (Dinh et al. ?). Các trang trại thương mại góp phần vào chỉ 5% của lượng lợn được nuôi ở Việt Nam và bao gồm các trang trại với hơn 30 lợn nái và trên 100 lợn đang vỗ béo với chế độ ăn đưwcj công thức hoá một cách thương mại và thường được cung cấp dưới dạng toàn phần (Dinh et al. ?). Như đã được ghi nhận như một ví dụ bởi (Dinh et al. ?), các chi phí của việc sản xuất thịt đối với các nhà chăn nuôi lợn thương mại tại tỉnh Hải Dương là khoảng 14.000 đồng/kg thịt tươi và là cao hơn so với chi phí của các tiểu chủ nhỏ (khoảng 10.000-11.000/kg thịt tươi) và do đó họ phải đạt các tiêu chuẩn về xuất khẩu để có thể bán với giá cao hơn hoặc là họ sẽ thua lỗ trên thị trường nội địa. Đàn gia cầm bán sinh kế chiếm khoảng 55% tổng đàn gia cầm tại Việt Nam với các loài gia cầm chủ yếu là có nòi giống bản địa và các đàn thường ít hơn 50 con (Dinh et al. ?). Người ta ít quan tâm đến việc cho ăn uống, chăm sóc, kiểm soát bệnh tật và gia cầm được cho ăn bằng các loại hạt được sản xuất tại gia như là thóc, ngô, đồ thừa nhà bếp bất kể thứ gì mà chúng có thể bới được. Các đàn gia cầm bán sinh kế chiếm 25% tổng số lượng gia cầm và các loại gia cầm này hoặc là giống địa phương hoặc là được lai giống và số lượng là từ 50 đến 200 con (Dinh et al. ?). Các loại gia cầm được nuôi bằng các loại hạt được chính gia đình sản xuất kết hợp với thức ăn công nghiệp và khẩu phần ăn và việc kiểm soát bệnh tật được chú ý hơn so với các loại gia cầm ở tại các trang trại bán sinh kế (Dinh et al. ?). Các đàn gia cầm thương mại (20 % tổng đàn gia cầm tại Việt Nam) chủ yếu được hình thành và ở xung quanh các trung tâm tiêu thụ với gia cầm được nuôi nhốt và cho ăn thức ăn thương mại (Dinh et al. ?). Cỡ của trang trại thường hơn 200 con và các chăn nuôi thường áp dụng các kỹ thuật tiên tiết vào việc cho ăn, cung cấp nước và kiểm soát bệnh tật (Dinh et al. ?). Nhìn chung tại Đông Á, Thái Lan, Malaixia và Philipine là đang trải qua một sự phát triển nhanh chóng tại lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lợn và gia cầm (Steinfeld và Chilonda 2006). Thái Lan đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu về gà giò trên thế giới, và trước khi có cuộc khủng hoảng cúm gia cầm thì Thái Lan xếp thứ 5 vào năm 2003, sau Mỹ, Brazil, Pháp và Hà Lan (Steinfeld và Chilonda 2006). Tại Philipine, ngành chăn nuôi (bao gồm cả nuôi gia cầm) đã làm tăng gấp tổng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp trong 20 năm qua (Steinfeld và Chilonda 2006). Tại Việt Nam, sự mở rộng của ngành chăn nuôi đã được thúc đẩy bởi sự tăng lên về cầu của các sản phẩm từ vật nuôi, được bắt nguồn từ sự tăng lên của thu nhập dẫn đến việc thay đổi về khẩu vị và sở thích (Hall et al. 2006). Sự tiêu thụ thịt 3.2. Việc tiêu thụ thịt ở các nước đang phát triển đã tăng lên nhanh gấp 3 lần so với các nước phát triển từ những năm 70 đến những năm 90, phần lớn là được giải thích bởi tiêu dung ở Châu Á (FAO 2004). Từ năm 1995 đến 2020, khoảng 97,5% dân số toàn cầu tăng lên là ở các nước đang phát triển, cũng trong thời gian đó thì 84% dân số thế giới (khoảng 6,3 tỷ) sẽ sống ở các quốc gia đang phát triển và nhu cầu về thịt và sữa ở thế giới đang phát triển được dự báo là sẽ tăng gấp đôi vào chậm nhất là năm 2020 (FAO 2004). Sự tăng trưởng về tiêu thụ thịt và sữa tại thế giới đang phát triển được dự báo là 2,8 và 3,3% hàng năm từ 1990 đến 2020, ngược lại là từ 0,6% đến 0,2% tại các nước đang phát triển (FAO 2004). Tư vấn SciEcons 5
- Vào năm 2005, lượng tiêu thụ thịt trung bình tại Việt Nam là 34,2 kg/người, trên mức trung bình của Châu Á (33 kg/người) và vượt xa mức của các nước đang phát triển (28 kg/người), trong khi bình quân của thế giới là 39,9 kf/người (Hall et al. 2006). Ví dụ sự tăng lên về tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam trong 5 năm qua là khoảng 5 kg/người, trong khi con số này của Australia là khoảng giữa 1 đến 2 kg và ở Mỹ tiêu dung có vẻ đang giảm xuống (Bảng 2). Tiêu dung được hi vọng là sẽ tiếp tục tăng trưởng với sự tăng lên của thu nhập tại Việt Nam (Hall et al. 2006). Bảng 2 Lượng thịt tiêu thụ tính theo đầu người tại một số nước (kg/người) Nguồn: FAS (2006) Ghi chú: 1/ Dữ liệu của EU bao gồm 25 quốc gia thành viên cho tất cả các năm . (p) sơ bộ; (f) dự báo Giá của sản phẩm từ động vật tại Việt Nam giao động cao trong năm do yếu tố mùa (IFPRI 2001). Tại Miền Trung và Miền Bắc Việt Nam, những sự giao động theo mùa thường rõ hơn tại Miền Nam (IFPRI 2001). Hơn nữa, trong năm, giá cả có xu hướng tăng rõ rệt vào giữa Tháng 1 và Tháng 2, như là kết quả của sự tăng cầu mạnh về thịt trong dịp Tết (IFPRI 2001). Nhu cầu về thức ăn 3.3. Nhu cầu về thức ăn là biến đổi theo một mức độ nào đó về nhu cầu thịt và do đó gián tiếp lên nhu cầu về thịt. Như là dẫn chứng tại mục 3.1 và 3.2 ở trên, sản xuất và nhu cầu đều tăng lên rõ rệt tại một số nước và đặc biệt là tại một số nước đang phát triển. Xem xét việc chăn nuôi lợn như một ví dụ, đã có sự tăng lên rõ rệt tại các nước đang phát triển như là Trung Quốc và Việt Nam (Bảng 3). Điều này là mặc cho một số vấn đề chính về sức khoẻ của động vật và sự thiết đất và chuyên môn hoá để tăng sản xuất thức ăn. Bảng 3 Tóm tắt về lợn giống tại một số nước (trên 1000 dân) Tư vấn SciEcons 6
- Nguồn: FAS (2006). Dữ liệu năm 2006 là sơ bộ. Dữ liệu năm 2007 là dự báo. Trung Quốc đang trải qua thời kỳ mà lĩnh vực chăn nuôi tăng trưởng tốt, trên mức của các quốc gia còn lại trong vùng như Lào, Campuchia, Việt Nam và Philipine, các nước này cũng đang trải qua sự tăng trưởng tốt (hơn 50% trong 10 năm) (IFFT 2005). Trường hợn nghiên cứu sự thay đổi trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc là hứa hẹn nhiều thú vị. Fabiosa (2005) đưa ra một nét phác thảo về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và ghi nhận rằng việc triển vọng tối với lĩnh vực thức ăn trộn là rất lớn được thúc đẩy bởi sự phát triển của lĩnh vực nguyên liệu thô, như là ngô, đậu nành, cũng như là sự phát triển của lĩnh vực đầu ra cuối cùng, như là thịt lợn và gia cầm. Với gần một nửa việc sản xuất thức ăn thương mại1 được sử dụng để nuôi lợn, nhu cầu đối với thức ăn trộn là lớn được thúc đẩy bởi sự phát triển của lĩnh vực nuôi lợn (Fabiosa 2005). Nhu cầu về thức ăn cho lợn đã bị tác động bởi 2 nhân tố: sự mở rộng ngành nuôi lợn và việc chuyển đổi cấu trúc của ngành (Fabiosa 2005). Trong khoảng thời gian một thập kỷ thị phần về các trang trại lợn thiến đã giảm 14%, từ khoảng 95% xuống gần 81% (Fabiosa 2005). Thị phần các hộ gia đình chuyên môn hóa tăng 12% điểm, từ chỉ dưới 4% tới gần 15% (Fabiosa 2005). Vì thực tế chăn nuôi của các hệ thống sản xuất này là khá khác biệt so với nhau (đặc biệt là về tỷ lệ của các thức ăn trộn lẫn trong khẩu phần ăn), việc chuyển đổi cơ cấu đã có những tác động mạnh mẽ đến nhu cầu thức ăn chăn nuôi (Fabiosa 2005). Các hoạt động kinh doanh mà với ít hơn 31 con lợn thiến thì có được phần lớn nhất về khẩu phần ăn là các loại hạt thô, vào khoảng 57 đến 66% (Fabiosa 2005). Đối với loại sản xuất nhỏ, các nhà sản xuất có từ 31 đến 100 con lợn chiếm tỷ lệ cao nhất về 1 Một thức ăn dinh dưỡng toàn phần bao gồm 3 thành phần: nguồn năng lượng ( điển hình là các hạt m (thô), nguồn đạm (điển hình là các khẩu phần hạt dầu), và các chất phụ thêm (vitamin, khoáng chất, thuốc) (Crook et al. 1999). Như được xếp loại tại thông báo thống kê của Trung Quốc, thức ăn hỗn hơn là một loại hỗn hợp dinh dưỡng toàn phần của các thành phần, thức ăn cô đặc bao gồm nguồn đạm và các chất phụ them được trộn lẫn sẵn, chất trộn lẫn sẵn bao gồm các chất phụ them kết hợp với một chất rắn ăn được để làm cho chúng dễ dàng có thể được trộn đều (Crook et al. 1999). Tư vấn SciEcons 7
- các thức ăn hỗn hợp bán sẵn trong khẩu phần ăn, vào khoảng 20% (Fabiosa 2005). Các nhà sản xuất lớn vơới hơn 500 con có một nửa khẩu phần thức ăn là dưới dạng thức ăn hỗn hợp bán sẵn Fabiosa (2005). Fabiosa (2005) giải thích rằng đối với các cơ sở kinh doanh có ít hơn 100 con lợn , việc tăng quy mô của đàn sẽ tăng tỷ lệ hỗn hợp thức ăn thương mại trong khẩu phần ăn tuy nhiên do sự tăng lên của việc biến đổi thức ăn, sẽ làm giảm đi lượng thức ăn trên mỗi con. Vì quy mô tăng lên đối với các cơ sở kinh doanh có hơn 100 con lợn, tựu chung lại nhu cầu đối với thức ăn thương mại sẽ tăng lên vì một cách tổng quát thì đàn đang sẵn sàng đạt đầu ra có hiệu quả hợp lý (Fabiosa 2005). Xu hướng thực tế thu được từ việc tổng hợp dữ liệu về việc sử dụng thức ăn chăn nuôi đã chỉ ra rằng việc sử dụng thức ăn hỗn hợp trên một đơn vị thịt đầu ra đã tăng lên trung bình 7% hang năm trong vòng một thập kỷ qua (Fabiosa 2005). Điều này được minh chứng thêm bởi tỷ trọng đang tăng lên của việc tiêu thụ thức ăn chăn nuôi là ngô như một thức ăn hỗn hợp hơn là một loại hạt thô (Fabiosa 2005). Từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, đất nước này đã không ngừng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để duy trì sự tăng trưởng nhanh của ngành nuôi lợn và gia cầm (Steinfeld và Chilonda 2006). Việc chăn nuôi cũng như là hoạt động nhập khẩu đã tăng lên với tổng lượng thức ăn được nhập khẩu tăng lên 0.4 tỷ tấn trong 10 năm kể từ năm 200, làm dấy lên sự lo sợ rằng sự mở rộng của ngành chăn nuôi Trung Quốc có thể dẫn đến sự tăng đột biến về giá và sự thiếu hụt trên phạm vi toàn cầu về ngũ cốc (Steinfeld và Chilonda 2006). Trung Quốc trên thực tế vẫn là nhà nhập khẩu thực phẩm, tuy nhiên điều này đang giảm dần, giảm 42% trong thập kỷ qua (Steinfeld và Chilonda 2006). Tại một số nước (ví dụ như các doanh nghiệp nuôi gia cầm ở Thái Lan), có một sự phụ thuộc rất lớn và ngày càng tăng vào bột đậu nành và bột cá với những lo ngại ngày càng tăng lên về sự tăng lên của chi phí của các đầu vào được nhập khẩu này (FAO 2004). Hậu quả là trong số những hộ gia đình chuyên môn hoá và các nhà sản xuất lợn với quy mô lớn, các loại chi phí của thức ăn chăn nuôi, ví dụ ở Trung Quốc là cao hơn ở Mỹ (Fabiosa 2005). Tuy nhiên, mọi bất lợi thế về chi phí mà các nhà chăn nuôi lợn Trung Quốc có trong chi phí thức ăn chăn nuôi là nhiều hơn là sự bù đắp được mang lại từ chi phí thấp của họ trong các thành phần còn lại như là chi phí của các nhà chăn nuôi lợn và nhân công lao động (Fabiosa 2005). Tuy nhiên, tại rất nhiều nước đang phát triển (ví dụ tại Ấn Độ), các cố gắng đang được thực hiện để tận dụng các nguồn nguyên liệu thức ăn gia súc phong phú tại địa phương, đặc biệt là các nguyên liệu có protein (FAO 2004). Các hệ thống chăn nuôi hỗn hợp sẽ bị hạn chế về việc sử dụng một số loại thức ăn (chẳng hạn như là phế liệu của nhà hàng gia đình, (phổ biến ở rất nhiều nước đang phát triển) do những khó khăn trong việc xuất khẩu các sản phẩm từ các động vật được nuôi bằng các thức ăn này (Zhou 2004). Zhou (2004) dự báo rằng việc chăn nuôi động vật tại các nước đang phát triển sẽ trở nên tập trung hơn vì các nông dân từ bỏ cách chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ do chi phí cơ hội cao đi cùng với nó và do đó nhu cầu đối với các loại ngũ cốc để chăn nuôi sẽ tăng lên nhiều hơn 2 lần, tăng từ 222 triệu tấn vào năm 1997/1998 tới 573 triệu tấn vào năm 2003. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt về các loại ngũ cốc tại các nước đang phát triển ở mức từ 190 đến 265 triệu tấn vào năm 2015 và 2030 một cách tương ứng (Zhou 2004). Le (2007) báo cáo rằng các nhà sản xuất ở Việt Nam đang phải đối mặt với sự tăng lên về giá cả của thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là do việc nhập khẩu 1/3 tổng nhu cầu. Bàn luận trong Le (2007) tập trung vào sự tưới nước đang tăng lên và do đó làm tăng việc sản xuất ngô từ khoảng 3,5 tấn/ha/năm lên 11 tấn/ha/năm (như con số có thể đạt được ở Mỹ) và sự phát triển Tư vấn SciEcons 8
- của ngành thuỷ sản. Trong năm qua, giá của thức ăn cho gia cầm đã tăng từ 27.500 VNĐ lên 33.000 VNĐ/túi 25kg và túi thức ăn 25 kg của lợn tăng từ 40.000 VNĐ lên 50.000 VNĐ/túi (Le 2007). Mục này đã đưa ra bằng chứng chứng minh rằng việc sản xuất thịt và tự tiêu thụ đặc biệt là tại các nước đang phát triển tại Châu Á đang tăng lên. Do đó những nhu cầu về thức ăn chăn nuôi cũng đang tăng lên tại vùng này. Có được những hiểu biết về chăn nuôi rồi sẽ tập trung vào mục tiếp theo. 4. Ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu Nhu cầu của toàn cầu đối với thức ăn chăn nuôi sẽ tăng và phụ thuộc vào tình hình kinh tế của một quốc gia, các nguồn lực, những quy định về kiểm dịch, sự bùng phát bệnh tật và sự phát triển của những ngành mới, điều này sẽ là khác nhau ở các vùng khác nhau. Có một số lượng lớn dữ liệu có sẵn về ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu và để nghiên cứu sâu vào từng chủ đề này thì phụ thuộc vào phạm vi của nghiên cứu. Tuy nhiên, một nghiên cứu tổng thể về ngành thức ăn chăn nuôi cùng mới những chi tiết đặc trưng tập trung vào Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và sẽ được đề cập trong phần tới. Toàn cảnh về ngành thức ăn chăn nuôi 4.1. Theo báo cáo của FAO (2004), khoảng 1.000 triệu tấn thức ăn cho động vật được sản xuất mỗi năm trên pham vi toàn cầu, bao gồm 600 triệu tấn thức ăn hỗn hợp (FAO 2004). Như năm 2004, hơn 80% số thức ăn này đã được sản xuất bởi 3.800 trạm nghiền thức ăn chăn nuôi, và 60% của tổng thức ăn chăn nuôi toàn thế giới là từ 10 quốc gia (FAO 2004). Như được thảo luận tại mục 10.1 dưới đây, sự cạnh tranh từ những ngành nhiên liệu sinh học đối với ngũ cốc cũng có thể tác động đến lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Thêm vào đó, giá của thức ăn chăn nuôi sẽ phụ thuộc vào sự tăng lên của sản xuất để bắt kịp nhu cầu. Brazil đã chiếm lợi thế ngày càng tăng vì có chi phí sản xuất thức ăn thấp cho ngành chăn nuôi của mình và sẵn sàng tiếp tục là một nhà sản xuất quan trọng của ngành thực phẩm (Steinfeld và Chilonda 2006). Năm 2003, Brazil là nhà sản xuất thực phẩm lớn thứ 2 thế giới và cũng là nhà xuất khẩu đậu nành và bột đậu nành (NFPC 2003). Brazil cũng là nhà sản xuất ngô lớn thứ 3 thế giới và đứng thứ 6 về kinh ngạch xuất khẩu trên thế giới (NFPC 2003). Nông nghiệp Brazil, chế biến thức ăn và marketing sản phẩm thức ăn nông nghiệp đều rất phát triển, được tổ chức tốt và rất cạnh tranh, đặc biệt là trong hoạt động thương mại quốc tế với sự thành công của ngành qua quá trình hội nhập, thương mại quốc tế của nước này chiếm 80% tổng sản xuất (NFPC 2003). Ví dụ Công ty Lar Agroindustrial Cooperative ở nằm ở phía Nam của Brazil khẳng định bản thân trên thị trường trong mặt hàng đậu nành, dầu và bột xay và các sản phẩm từ ngô, với 2 trạm nghiền thức ăn, một trạm nghiền sắn, một nhà máy chế biến rau, một đơn vị đóng trứng thương mại và một nhà máy chăn nuôi gia cầm (lĩnh vực lớn nhất của Công ty) với sở trường về các sản phẩm đã được nấu chín. Công ty cũng đã xây dựng một trạm nghiền thức ăn giành riêng cho gà giò, là một phần của chương trình hợp tác cung cấp thông tin về sản phẩm đối với 388 nhà sản xuất (nằm trong phạm vi 40 km của nhà máy chế biến gia cầm), các doanh nghiệp này nhắm vào thị trường xuất khẩu (NFPC 2003). Chi phí vận chuyển thấp đối với tất cả các nhà sản xuất nằm trong phạm vi 40 km từ trạm nghiền thức ăn có hợp tác (NFPC 2003). Tư vấn SciEcons 9
- Trong tương quan với Mỹ, các nước EU và Brazil, ngành chăn nuôi tập trung của Australia chỉ sử dụng hơn 10 triệu tấn thức ăn chăn nuôi hàng năm với hơn 50% là được sản xuất tại 120 trạm nghiền hoạt động liên kết với các nhà chăn nuôi và cá công ty chế biến thức ăn chăn nuôi thương mại (Spragg 2004). Do các điều kiện kiểm dịch nghiêm ngặt. rất ít thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu vào Australia và như được gián tiếp đề cập bởi Campbell (2006), có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi ở đó. Sự đầu tư liên tục vào tất cả các nước của các Công ty lớn như Charoen Pokphand (CP) cũng sẽ là rất quan trọng. E-News (2007) báo cáo rằng CP đang lập kế hoạch xây một trạm nghiền với công suất 144.000 tấn/năm tại Lào để hỗ trợ cho hoạt động chăn nuôi gia cầm và lợn với công ty CP tại Lào của mình. Nghề nuôi trồng thuỷ sản đang mở rộng đặc biệt là tại khu vực các nước Châu Á và điều này sẽ dẫn đến một nhu cầu tăng lên về thức ăn gia súc. CP đang tăng cường lợi ích của mình tại các sản phẩm thức ăn cho thuỷ sản bằng cách bán các tài sản của nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản tại Malaysia và đang tiến hành nhiều dự án nuôi trồng thuỷ sản tại Trung Quốc và đầu tư vào nghề nuôi cá tại Ấn Độ (E-News 2007). Tóm lại, Brazil đang trở thành một nước tham gia nhiều vào thị trường thức ăn gia súc thế giới và ngành chăn nuôi động vật. Có được sự hiểu biết sâu hơn về sự chuyển đổi ở cả 2 lĩnh vực ở nước này có thể đưa ra những thông tin liên quan cho Việt Nam. Ở một thái cực khác Australia có một ngành chăn nuôi với quy mô nhỏ với những giới hạn về việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Vấn đề thiếu hụt thức ăn chăn nuôi và giá cao sẽ là những nhân tố tác động quan trọng trong tương lai đối với ngành chăn nuôi ở đó. Không chỉ quan trọng là có sự hiểu biết về điều gì đang xảy ra tại các nước khác nhau có liên quan đến việc sản xuất thức ăn mà điều này cũng hữu dụng để biết đâu là một trong những lĩnh vực mà các công ty lớn về thức ăn chăn nuôi đang lên kế hoạch tham gia và điều này sẽ được bàn đến nhiều hơn ở dưới đây. Việt Nam và sản xuất thức ăn chăn nuôi 4.2. Theo McCarty (2006), Việt Nam không có sự mất cân bằng đặc biệt về chính trị và kinh tế và tính hợp pháp của nhà nước một đảng duy đang duy trì sức mạnh, dẫn tới tỷ lệ tăng cao của tăng trưởng kinh tế với những cố gắng đề ra để giải quyết những bất công bằng đang tăng (dân chủ cơ sở, chống tham nhũng, dân tộc thiểu số, phân quyền). Lời dự đoán an toàn là chậm nhất là tới năm 2010 sẽ có sự tăng trưởng của GDP là 7%, nhiều hơn hoặc thấp hơn 2% do sự thay đổi của các biến ngoại sinh (McCarty 2006). Từ khi bắt đầu quá trình Đổi mới vào năm 1986, đã có sự tăng trưởng ấn tượng về kinh tế tại Việt Nam, đặc biệt là trong nông nghiệp Livingstone 2000). Tình trạng của ngành nông nghiệp đã thay đổi một cách chóng mặt với sự khoán ruộng đất trong nông nghiệp theo Nghị Quyết số 10 năm 1988 của Đảng, điều này đã mang lại một sự giảm đói nghèo tuyệt đối một cách đáng kể nhưng không đều trên tất cả các vùng của đất nước (Livingstone 2000). Số lượng lợn đã tăng lên và đặc biệt phổ biến ở Đồng bằng Sông Hồng, Khu Đông Bắc, Khu duyên hải Bắc Trung Bộ, và Đồng bằng Sông Mekông (Hall et al. 2006). Vào năm 2004, gia cầm là nổi bật tại Đồng bằng Sông Hồng, tiếp sau là Khu Đông Bắc và Khu duyên hải Bắc Trung Bộ (Hall et al. 2006). Sau thời gian bùng nổ dịch cúm gia cầm, hơn 15% đàn gia cầm của cả nước đã bị loại. Mặc dù McCarty (2006) đã gợi ý rằng các Tư vấn SciEcons 10
- chi phí kinh tế của bệnh dịch vì thế đã bị hạn chế tương đối, chúng có thể tăng lên đáng kể với các chi phí kinh tế trực tiếp kết hợp với sự thiệt hại về đàn gia cầm và có nhiều tác động gián tiếp lan rộng ra các ngành khác như là buôn bán gia cầm, nghiền thức ăn, các trang trại chăn nuôi và cuộc sống. Những thay đổi về cơ cấu tiếp tục vì những người nông dân hoặc là tái tăng đàn dưới những điều kiện với của sản xuất hoặc chuyển sang các lĩnh vực khác (Hall et al. 2006). Từ khi có sự ra đời của Luật đầu tư mới năm 1994, đầu tư vào ngành chăn nuôi đã tăng lên chủ yếu là từ đầu tư của khu vực tư nhân (cả trong nước và nước ngoài) (IFPRI 2001). Do máy móc và thiết bị lạc hậu, cũng như là các vấn đề về quản lý, Livingstone (2000) đã nghi nhận rằng vào năm 1994, các trạm nghiền vỏ khô thuộc sở hữu nhà nước đã hoạt động ở mức 20% công suất tuy nhiên sự tăng lên của các doanh nghiệp chế biến với quy mô nhỏ, được xuất phát từ sự xuất hiện của các nhà doanh nghiệp, đã nhìn thấy sự xuất hiện của các máy móc chế biến quy mô nhỏ. Vào năm 1994, lượng tiêu thụ hang năm chỉ là 154.000 tấn, với thức ăn thưong mại chiếm khoảng 25 % của tổng lượng thức ăn đậm đặc tiêu thụ, và 0.6% tổng lượng thức ăn và nguyên liệu thô được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (IFPRI 2001). Việc sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tăng lên với tỷ lệ là 23% trong thời gian từ năm 1988 đến 1998 và tỷ lệ của việc tiêu thụ thức ăn thương mại đã tăng lên từ khoảng 1 đến 27% (IFPRI 2001). Đến năm 1999, việc sản xuất thương mại thức ăn chăn nuôi tại miền Nam Việt Nam là khoảng 1.7 triệu tấn, với 10 trạm nghiền lớn nhất, trong đó 50% là thuộc sở hữu bởi khu vực tư nhân ở địa phương, sản xuất gần 81% thức ăn chăn nuôi và việc sản xuất bởi các trạm thuộc nhà nước là không đáng kể (IFPRI 2001). Theo Tisdell và Wilson (2001), vào năm 2001, 2.6 triệu tấn thức ăn công thức giành cho vật nuôi đã được cung cấp trực tiếp bởi các nhà chăn nuôi Việt Nam và 2.4 triệu tấn bởi các nhà nghiền thức ăn thương mại (Bảng 4). Bảng 4 Các nguồn của thức ăn chăn nuôi đã được công thức hoá giành cho chăn nuôi tại Việt Nam năm 2001. Khối luợng (Mt) Phần tăm Trực tiếp sản xuất bởi các nhà chăn nuôi 2.6 52 Các trạm nghiền sở hữu thuộc nước ngoài 1.4 28 Các trạm nghiền thuộc sở hữu nội địa 1.0 20 Tổng cộng 5.0 100 Nguồn: (Tisdell và Wilson. 2001) Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tháng 5 năm 2004, đã có 196 nhà sản xuất và trộn thức ăn chăn nuôi đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 44 trạm nghiền thức ăn chăn nuôi sản xuất thức ăn chăn nuôi trộn sẵn và 138 đến 152 trạm nghiền thức ăn chăn nuôi, có 65 trạm nghiền thuộc về Hiệp hội sản xuất thức ăn chăn nuôi (Nguyen 2005). Tại thời điểm đó, tổng công suất cảu các tạm nghiền thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam được ước tính vào khoảng 5.4 triệu tấn với hầu hết các trạm nghiền thức ăn chăn nuôi nằm ở phía nam Việt Nam (Nguyen 2005). Các trạm này chiếm gần 43% số lượng tất cả các trạm nghiền trên đất nước và gần 40% tổng lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi (Nguyen 2005). Khu vực đồng bằng Sông Hồng ở phía Bắc Việt Nam chiếm khoảng 26% số lượng trạm nghiềm và hơn Tư vấn SciEcons 11
- 35% lượng sản xuất (Nguyen 2005). Các hãng nghiền thức ăn chăn nuôi chủ chốt là Tập đoàn CP (Thái Lan); Proconco (Pháp); Cargill (Mỹ); TTC (Đài Loan); New Hope (Trung Quốc) và Tập đoàn Cheil Jedang (Hàn Quốc) cùng với một số các công ty Việt Nam như là DABACO (Bắc Ninh), VINA, Thanh Bình, Long Châu (Đồng Nai), VIC (Hải Phòng), Hoàn Duơng (Hà Nội), NOPICO An Khánh, Trạm nghiền thức ăn gia súc Ngọc Hồi, và AFIMEX (An Giang) (Nguyen 2005). Các công ty nước ngoài và các liên doanh thống trị lĩnh vực thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam (Bảng 5) với nhà sản xuất lớn nhất là Proconco, một liên doanh giữa Việt Nam và Pháp, công ty này đã được thành lập vào năm 1991 (Burch và Rickson 2006). Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào việc sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng đã tăng lên đáng kể trong vòng 10 năm qua, tuy nhiên công suất của từng hãng thì vẫn còn nhỏ và ở khoảng 1.000 đến 5.000 tấn/năm (Burch và Rickson 2006Ít hơn một nửa thức ăn chăn nuôi được sản xuất ở nội địa là từ các nguồn thương mại với phần còn lại bao gồm các phế thải gia đình và các nguồn khác, và chủ yếu được dùng để nuôi lợn (Burch và Rickson 2006). ). Điều quan trọng là nhận ra rằng thị phần trên được tính toán như là thị phần của lĩnh vực thương mại (Burch và Rickson 2006). Bảng 5 Các hãng nghiền thức ăn gia súc đang thống trị sản xuất tại Việt Nam năm 2006 Công ty Công suất (tấn/năm) Thị phần (%) Proconco (Liên doanh Pháp Việt) 600,000 15.5 Cargill (Mỹ) 376,000 9.7 CP Group (Thái Lan) 366,000 9.3 Japfa Comfeed (Indonesia) 150,000 (ước tính) 5.0 CR4= 39.5 Nguồn: (Burch và Rickson 2006) Burch và Rickson (2006) đã nhận thấy rằng trong khi tất cả các dữ liệu trên là đáng tin cậy vào thời điểm viết nghiên cứu, cần phải có sự khuyến cáo bởi vì số liệu thống kê về thức ăn chăn nuôi là đại diện cho công suất lắp đặt, trong khi thị phần của công ty được tính toán dựa trên dữ liệu USDA đối với các mức sản xuất hàng năm. Đó không phải là vấn đề khi mà tất cả các công ty đều trải qua các điều kiện thị trường giống nhau, và tất cả đều hoạt động tại các mức tận dụng công suất giống nhau tuy nhiên thị phần lại thay đổi theo thời giai vì các công ty tiến hành những đầu tư mới (Burch và Rickson 2006). Hiện nay, Việt Nam đang sản xuất khoảng 10 triệu mét khối thức ăn gia súc hang năm, với 33% là được sản xuất thương mại và phần còn lại được tự sản xuất tại gia bởi các nông dân (Tran 2007). Theo Tran (2007), 3 trạm nghiền mới đã được đi vào hoạt động vào năm 2006 với mục tiêu giành một tỷ lệ lớn từ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại gia đình mà hiện nay nó đang chiến hơn 65% thị trường thức ăn chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi được sản xuất tại các trạm nghiền thức ăn chăn nuôi, không giống như là thức ăn chăn nuôi được sản xuất tại gia đình bởi các nông dân về lượng các sản phẩm từ rau và đồ ăn thừa, được lấy tứ từ các chất đã được tiêu chuẩn hoá đây, trong đó ngô là thành phần đầu tiên (Tran 2007). Tư vấn SciEcons 12
- Một cách cục bộ các doanh nghiệp chế biến với quy mô nhỏ đã mang lại lợi thế về trạng thái ở gần kề cho các nông dân ở địa phương những người phải chế biến sản phẩm của họ (ví dụ gạo và đậu nành) cũng như là phải phân tán, những người tiêu dùng ở nông thông người mà mua bản phẩm (Livingstone 2000). Hall et al. (2006) đã đồng ý rằng cũng có khả năng giảm các chi phí của việc sản xuất thức ăn chăn nuôi với việc sử dụng ngày càng tăng lên những trạm nghiền thức ăn chăn nuôi ở địa phương với quy mô nhỏ bằng việc tạo ra sự tiếp cận ở địa phương tới thức ăn chăn nuôi với chất lượng và giá cả ổn định. Thêm vào đó họ đã bảo vệ những hiểu biết ngày càng tăng lên về quản lý thức ăn chăn nuôi và giảm thực phẩm chất lượng thấm và ghèo dinh dưỡng có sẵn ở địa phương (ví dụ một số nông dân nuôi lợn với quy mô nhỏ chỉ sử dụng thức ăn chăn nuôi là đồ thải trong gia đình) và do đó mà làm tăng tính cạnh tranh trong ngành chăn nuôi. Livingstone (2000) gợi ý rằng có một cơ hội lớn cho việc sự hiện đại hoá ngành chế biến thông qua sự phát triển của chế biến được tiến hành bởi doanh nghiệp quy mô nhỏ. Một lợi thế khác của các doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏ là chúng có thể có mặt ở địa phương, với doanh nghiệp chỉ là một góc cửa hàng, sự kết hợp của các hoạt động: xay gạo, trồng đậu nành, nghiền sắn, bóc vỏ lạc, bóc vỏ cà phê và thức ăn gia súc (Livingstone 2000). Tuy nhiên, Livingstone (2000) báo cáo rằng tín dụng có thể là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). IFPRI (2001) khuyến cáo rằng các doanh nghiệp tư nhân ở địa phương có thể là quá nhỏ để có thể cạnh tranh trong thời gian dài bởi vì các doanh nghiệp này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên thị trường thức ăn chăn nuôi cả nước khi so sánh với các trạm nghiền thuộc sở hữu nước ngoài. Sự khác biệt về quy mô của các trạm nghiền nước ngoài và địa phương có thể được giải thích bằng sự thiếu tín dụng đối với việc mở rộng và xây dựng các trạm nghiền với các chi phí xây dựng là rất lớn khi phải tự bỏ vốn đối với các trạm nghiền tư nhân ở địa phương (IFPRI 2001). Kết quả là, tính sẵn có của vốn bị giảm cùng với dự thiếu cách tiếp cận với tín dụng đã thúc ép các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi xây dựng các trạm nghiền bé và thiếu hiệu quả (IFPRI 2001). Nếu như ngành thức ăn chăn nuôi tư nhân ở địa phương có tính cạnh tranh với các trạm nghiền thuộc sở hữu nước ngoại và thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu trong thời gian dài thì cần phải kết hợp lại để làm tăng thị phần của nó trên thị trường thức ăn chăn nuôi ở địa phương (IFPRI 2001). Thức ăn chăn nuôi được sản xuất bởi các trạm nghiền nước ngoài, tư nhân và nhà nước khác nhau về nhiều mặt bao gồm loại, chất lượng, giá sản phẩm (IFPRI 2001). Các trạm nghiền nước ngoài và các trạm nghiền lớn mới được xây dựng nhắm đích sản xuất và bán thức ăn đậm đặc, trong khi đó phần lớn các trạm nghiền tư nhân ở địa phương và thuộc sở hữu nhà nước thường sản xuất thức ăn toàn phần là chính (IFPRI 2001). Thức ăn gia súc được bán bởi các trạm nghiền thuộc sở hữu nước ngoài có mức protein cao hơn và gía bán cao hơn so với thức ăn gia súc cùng loại được sản xuất bởi các trạm nghiền tư nhân ở địa phương (IFPRI 2001). Kết hợp với tỷ lệ tận dụng công xuất thông thường cao hơn thông, có vẻ như là các trạm nghiền tư nhân ở địa phương phần lớn là nhắm đích vào phần thấp hơn còn lại của thị trường bằng cách bán một lượng lớn hơn thức ăn chăn nuôi với chất lượng thấp hơn và rẻ hơn cho các nhà chăn nuôi (IFPRI 2001). Trong khi chiến lược này có thể là phù hợp nhất đối với các trạm nghiền thức ăn chăn nuôi ở thời điểm đó, các điều kiện thị trường được đưa ra, vì nhu cầu đối với thức ăn chăn nuôi chất lượng cao tăng, các máy xử lý thức ăn chăn nuôi của các tư nhân ở địa phương tính toán rủi ro của việc hoặc là nhắm đích một thị trường ngách nhỏ, đang bị thu hẹp đối với thức ăn chăn nuôi có giá rẻ hơn và chất lượng thấp hơn, Tư vấn SciEcons 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 371 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 353 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 129 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 94 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 106 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 105 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 108 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 88 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn