Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " MỐI LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẢM BẢO SẢN PHẨM RAU QUẢ AN TOÀN CHẤT LƯỢNG CAO CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG "
lượt xem 56
download
Thực trạng sản xuất rau ở Việt Nam (theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2006) diện tích 643.970 ha (tăng 5,03% so với 2001). Diện tích trồng rau an toàn khoảng 22.000 ha, chiếm gần 5% diện tích trồng rau. Diện tích trồng rau áp dụng GAP của cả nước mới chỉ đạt khoảng 0,2%. (Hội thảo phổ biến ASEAN-GAP tháng 4-2008. Bộ NN & PTNT). Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nông thôn, ước tính chiếm khoảng 9% trong tổng số thu nhập từ nông nghiệp bao gồm cả trồng lúa. Những loại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " MỐI LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẢM BẢO SẢN PHẨM RAU QUẢ AN TOÀN CHẤT LƯỢNG CAO CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG "
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) MỐI LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẢM BẢO SẢN PHẨM RAU QUẢ AN TOÀN CHẤT LƯỢNG CAO CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG Tên dự án nghiên cứu: Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, cải thiện năng suất, chất lượng và thị trường tiêu thụ rau vùng Bắc Trung Bộ thông qua việc sử dụng giống mới, áp dụng những nguyên tắc Thực hành Nông nghiệp Tốt và huấn luyện cơ bản cho nông dân (021/06VIE). Tác giả: Phạm Văn Chương, Gordon Rogers, Phạm Hùng Cương và Cộng sự Cơ quan thực hiện: Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thực trạng sản xuất rau ở Việt Nam (theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2006) diện tích 643.970 ha (tăng 5,03% so với 2001). Diện tích trồng rau an toàn khoảng 22.000 ha, chiếm gần 5% diện tích trồng rau. Diện tích trồng rau áp dụng GAP của cả nước mới chỉ đạt khoảng 0,2%. (Hội thảo phổ biến ASEAN-GAP tháng 4-2008. Bộ NN & PTNT). Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nông thôn, ước tính chiếm khoảng 9% trong tổng số thu nhập từ nông nghiệp bao gồm cả trồng lúa. Những loại rau được tiêu thụ phổ biến ở Việt Nam đó là Rau muống, rau họ thập tự (Bắp cải, cải xanh, xu hào) và nhiều loại rau thuộc họ bầu bí. (Theo Anh, Ali et al. 2004). Có thể nâng cao tiềm năng thu nhập cho người trồng rau thông qua việc phát huy tối đa khả năng tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm rau do họ làm ra. Tuy nhiên, còn nhiều mặt tồn tại trong ngành sản xuất rau ở Việt Nam dẫn đến hạn chế việc mở rộng và phát triển ngành trồng rau cũng như tăng thu nhập cho nông dân, đó là: • Dư lượng thuốc trừ sâu, Nitơ rát và các dư chất độc hại khác trong sản phẩm còn cao. • Điều khiển nhiệt độ và công nghệ đóng gói sản phẩm sau thu hoạch còn hạn chế làm giảm chất lượng rau thương phẩm. • Thực hành canh tác của nông dân còn nhiều bất cập khiến cho năng suất bị hạn chế và làm giảm thu nhập. • Thị trường truyền thống làm hạn chế thu nhập của nông dân. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có tới 22% rau được tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay có thể chưa an toàn do dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm kim loại nặng và Nitrosamin còn ở mức cao (Theo báo Sức khoẻ và đời sống, số 204, tháng 12 năm 2002). Ở Hà Nội có đến 9% các mẫu rau kiểm tra vượt quá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép và 7% có dư lượng của danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng (Moustier, Bridger et al. 2002; Anh, Ali et al. 2004). Tại Nghệ An có trên 30% mẫu rau kiểm tra có dư lượng thuốc sâu, vượt ngưỡng cho phép là trên 15% (P.H. Cương. 2008). Ngoài dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì hàm lượng nitơrat trong sản phẩm rau quả nhìn chung cao hơn giới hạn cho phép (Thach 1999), điều này là do nông dân sử dụng quá nhiều lượng phân đạm (Thi 1999; Thi 2000; Ha and Ali 2005). Cho dù sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, nhưng phần lớn năng suất cây trồng đã bị giảm do sâu bệnh, cụ thể với rau ăn lá giảm 25%, rau họ bầu bí giảm 23 %, rau cải là 32% (Anh, Ali et al. 2004). Một yếu tố phức tạp nữa phải kể đến ngoài vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đó là ẩm độ tương đối không khí luôn cao (trên75%) ở nhiều vùng trồng rau đã dẫn đến việc xịt thuốc trừ bệnh trên lá và thuốc diệt nấm tăng cao (Anh, Ali et al. 2004). 1
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sức ép về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên là do sử dụng bừa bãi các loại hóa chất trong sản phẩm rau quả tươi sống, côn trùng thiên địch bị tiêu diệt, hiện tượng nhờn thuốc của một số loại sâu hại đã gây thành dịch hại ở nhiều vùng trồng rau, giống không có khả năng kháng bệnh,... Thông qua việc áp dụng phương thức sản xuất thực hành nông nghiệp tốt sẽ là lời giải cho bài toán trên. Nhóm dự án mong muốn sử dụng một phương pháp phối hợp bao gồm cả kỹ năng cùng tham gia cho các giống rau mới có khả năng chống bệnh kết hợp với việc giám sát cấp độ sâu bệnh thường xuyên trên đồng ruộng nhờ đó sẽ giảm lượng thuốc trừ sâu cần phun. Các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và một cuốn sách hướng dẫn sẽ được sử dụng trong chương trình tập huấn để hỗ trợ cho những phương pháp tiên tiến về kiểm soát sâu bệnh hại (Ledger, Premier et al. 2006). Kết quả là các hệ thống sản xuất và chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện cho các nhà bán buôn và người tiêu dùng. Đóng gói sau thu hoạch cũng là nguyên nhân làm giảm đáng kể chất lượng sản phẩm rau, đặc biệt là trong khâu bán lẻ. Có những cơ hội lớn để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giảm hao tổn trong khâu cung ứng bằng việc cải tiến khâu đóng gói sản phẩm và điều khiển nhiệt độ. Lấy ví dụ rau chủ yếu được đóng gói trong các rổ tre và không lót bìa cát tông hoặc một dạng bao bì nào đó để xếp đủ khối lượng hàng trong công ten nơ. Hiếm khi sử dụng lâu dài các công nghệ sau thu hoạch như làm mát khí nhân tạo, vận chuyển ướp lạnh, nhà mát tại ruộng hoặc ở các chợ tiêu thụ. Ít có nỗ lực để hạn chế sự thoát ra khí etylen xung quanh sản phẩm thu hoạch, thứ khí được biết đến là làm giảm chất lượng và thời gian bảo quản của rau quả. Hệ thống đóng gói và tiêu thụ có thể làm tốt nếu rau quả được tiêu thụ trong vòng 24 giờ sau khi thu hoạch, nhưng nó lại hạn chế việc phát triển ở các thị trường xuất khẩu và bán lẻ nhờ việc cất giữ bảo quản ở các kho hàng hoặc siêu thị, ở đó một yêu cầu về hạn sử dụng lâu hơn và khách hàng sẵn sàng bỏ tiền mua hàng chất lượng cao. Đã có sẵn các công nghệ sau thu hoạch để cải tiến chất lượng sản phẩm. Những yêu cầu then chốt để cải tiến về lĩnh vực này là: • Khuyến khích nông dân và thị trường cải tiến khâu đóng gói sau thu hoạch • Nâng cấp cơ sở hạ tầng, như phòng lạnh và các công ten nơ tốt cho bảo quản sản phẩm • Đào tạo về các kỹ thuật đóng gói sau thu hoạch thông dụng. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) các dự án ở Đông Nam Á nhìn chung đã đạt kết quả có ý nghĩa về cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và an toàn thực phẩm. Những cải thiện về an toàn thực phẩm đã đạt được thông qua việc giảm bớt sự nhiễm khuẩn trong thực phẩm cũng như qua việc đo đếm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả (Kawakami, Khai et al. 1999; Dobermann, Witt et al. 2002). (Ledger, Premier et al. 2006) Sản xuất theo một sổ tay thực hành nông nghiệp tốt đối với sản phẩm tươi ở khu vực ASEAN sẽ là khuôn mẫu bổ ích cho sự phát triển một sổ tay thực hành nông nghiệp tốt đối với các cây rau họ cải và rau họ bầu bí ở Việt Nam. Dự án sẽ phối hợp với các chuyên gia về bảo vệ thực vật, dinh dưỡng cây trồng và quản lý nước tưới đã có kinh nghiệm tại Việt Nam như ở Viện Nghiên cứu rau quả và các cơ quan sở tại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tìm kiếm, xây dựng những dự án nông nghiệp hợp tác với Úc cho các nhóm cây trồng tương tự. Thị trường đang được cho là vấn đề chủ yếu liên quan đến lợi ích của những hộ nông dân trồng rau qui mô nhỏ ở Việt Nam. Giá cả thị trường thấp được xem là áp lực lớn về kinh tế xã hội đối với sản xuất rau, có tới 61,5% người nông dân tham gia sản xuất rau ở khu vực ven đô Hà Nội (Anh, Ali et al. 2004). 2
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Trong khi đó, có một xu hướng từ hệ thống tiêu thụ truyền thống rau quả do những người thu gom và buôn bán ở các chợ đầu mối truyền thống đã bán sản phẩm chất lượng cao thông qua các siêu thị. Khu vực các siêu thị hiện tại bán sản phẩm rau quả bao gồm Metro Cash and Carry, Citimart, CoopMart, Fiuimart, Hanoi Minimart, Western Canned Food và Star Bowl. Tương lai là các siêu thị này sẽ đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng và mua sản phẩm chất lượng cao, an toàn trực tiếp từ người trồng rau, những người đáp ứng việc việc sản xuất đảm bảo chất lượng (QA). Dự án này sẽ hỗ trợ người trồng rau thích nghi với hệ thống này nhờ việc tham gia cung ứng sản phẩm cho hệ thống siêu thị nổi tiếng tại Việt Nam, Metro Cash and Carry. Việc phát triển mối liên kết này do tổ chức Tiêu thụ hàng hóa Australia (PMA) thực hiện. Mục tiêu chính của dự án bao gồm: - Giảm dư lượng thuốc trừ sâu trong những cây rau chủ lực vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam - Tạo ra những cơ hội thị trường cho nông dân trồng rau bằng việc tạo ra một thị trường chất lượng cao, sản phẩm sạch cung cấp cho hệ thống siêu thị. - Tăng thu nhập cho nông dân thông qua năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn của rau thương phẩm. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dự án tập trung vào các phương pháp phù hợp với nông dân để sản xuất rau sạch chất lượng cao nhờ vào: 1. Các giống mới: Đánh giá và giới thiệu những giống mới có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại, và có các đặc điểm nông học tốt. Thí nghiệm tiến hành tại xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu, Nghệ An và tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, TP. Vinh, Nghệ An. Những thử nghiệm này nhằm tuyển chọn ra những giống tốt từ tập đoàn các giống của các công ty cung cấp hạt giống uy tín tại khu vực Châu Á và Việt Nam. Qua số liệu điều tra các loại rau thuộc họ Thập tự và bầu bí được trồng trọt ở các điểm triển khai dự án rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên để có thể hỗ trợ nông dân sản xuất ra sản phẩm an toàn và phù hợp với mục tiêu, dự án đã chọn 2 loại rau cải bắp và dưa hấu. Các giống chống bệnh được lấy từ các công ty giống như là: EastWest (Vietnam), Seminis Seeds Ltd, Syngetnta, và AVRDC. Việc đánh giá các thí nghiệm đối với: • Cải bắp: Giống Green Helmet (kháng bệnh thối đốm đen); và các giống mới khác đưa vào thử nghiệm tại Bắc Trung bộ. • Dưa hấu: Giống Hắc mỹ nhân ruột đỏ CS202, HMN ruột vàng CN46, và các giống mới khác. 2. Các thí nghiệm được bố trí theo các phương pháp chuẩn: - Các thí nghiệm nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật canh tác tại cộng đồng nông dân được bố trí dạng ô lớn không lặp lại, theo phương pháp on-farm research. Các thí nghiệm so sánh chính qui theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ đối với: chọn giống, xác định mật độ, thời vụ, phân bón được thiết kế nhắc lại tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, Vinh, Nghệ An. - Các mô hình trình diễn và sản xuất tiến hành ngay trên đồng ruộng của nông dân vụ Đông Xuân 2007-2008 (Cải bắp) và Xuân Hè (Dưa hấu) tại các xã Quỳnh Lương và Hưng Đông. Trên cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn của Thực hành nông nghiệp tốt GAP để tạo ra sản phẩm rau quả an toàn phân phối trên toàn quốc thông qua hệ thống Siêu thị Metro Cash and Carry. - Phương pháp điều tra nông thôn cùng tham gia PRA và điều tra đại cương theo bảng câu hỏi. 3
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 3. Đào tạo cùng tham gia: Hợp phần đào tạo đã tiến hành cho cả nông dân tại cộng đồng và các cán bộ của Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ theo các mức độ khác nhau về lý thuyết và thực hành, tất cả các mức độ đều có sử dụng phương pháp và công cụ cùng tham gia. Các thí nghiệm đồng ruộng đưa ra để đào tạo là thiết kế và quản lý thí nghiệm cũng như vật liệu cung cấp cho nông dân trong những ngày thực tập trên đồng ruộng. Các kết quả trong sách hướng dẫn về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cung cấp thông tin có thể sử dụng cho các lớp học tại đồng ruộng nông dân. 4. Nghiên cứu và đào tạo sau thu hoạch: Trường hợp nghiên cứu sau thu hoạch về quản lý nhiệt độ của sản phẩm thông qua dây chuyền cung ứng sản phẩm sẽ chú ý vào những lĩnh vực nổi bật để cải tiến các công đoạn đóng gói cả về hình thức theo cách phù hợp với điều khiển nhiệt độ để có thể dễ dàng vận chuyển. Nghiên cứu này là bước đầu tiên trong việc lập bản đồ chuỗi ngành hàng, nhằm xác định những khu vực cần cải tiến. Các tiêu chuẩn chất lượng sẽ được xây dựng cho các giống mới đưa vào sản xuất, bao gồm việc tập huấn sử dụng hệ thống ELISA để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Các nhà nghiên cứu của Việt Nam đã đến Úc và được đào tạo về "Hệ thống bảo đảm chất lượng duy trì tươi sống - Fresh Care Quality Assurance system - NSW Dept Primary Industry" và một hệ thống Đảm bảo chất lượng tương tự (QA) sẽ được truyền đạt cho những nông dân tham gia dự án. 5. Phát triển mối liên kết với hệ thống ngành hàng giữa Siêu thị Metro Cash and Carry, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, Viện Nghiên cứu Rau quả và đội ngũ cán bộ thuộc các trung tâm, trạm khuyến nông cấp tỉnh và cấp huyện, nông dân trồng rau và các đại lý bán lẻ nhằm đảm bảo cho một dây chuyền cung cấp có hiệu quả. Một trong những hạn chế ở Việt Nam là có ít điều kiện để các nhà nghiên cứu và nông dân đi tham quan học tập ở ngoài nơi làm việc của họ, điều này có nghĩa là mặc dù Việt Nam có rất nhiều chuyên gia nhưng lại có rất ít cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm. Việc phát triển mối liên kết giữa các viện nghiên cứu, nông dân và thị trường sẽ giúp cho việc chia sẻ thông tin tốt hơn. Chuyên gia, ông John Baker (Giám đốc điều hành, tổ chức Thị trường sản phẩm Úc) chịu trách nhiệm thúc đẩy các liên kết này. Vai trò chủ yếu của tổ chức Thị trường sản phẩm Úc (PMA) sẽ phải điều phối và trợ giúp việc thiết lập các mối liên kết thị trường giữa Metro, các đại lý thu gom và nông dân. Mối liên kết này sẽ là cốt lõi bởi vì khi tuân thủ các tiêu chuẩn cao hơn đưa ra bởi siêu thị Metro Cash and Carry và khoản lãi thêm cao hơn cho người nông dân sẽ khuyến khích nông dân chấp nhận các kỹ thuật mới. Những mối liên kết chuỗi cung ứng này sẽ được dàn xếp một cách thích hợp. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Nghiên cứu chọn giống phù hợp cho vùng triển khai dự án 1.1. Nghiên cứu với Cải bắp Cùng với việc trồng sản xuất là các thí nghiệm cũng đã được tiến hành tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ (đóng tại Thành phố Vinh) để xây dựng qui trình thâm canh tổng hợp. Các thí nghiệm bao gồm: Thí nghiệm giống: Các giống cải bắp mới với các đặc tính chống chịu sâu bệnh và đặc điểm nông học đã được mô tả, đánh giá tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, xã Quỳnh Lương và HTX Hưng Đông. Thí nghiệm gồm có 9 giống tham gia trong điều kiện vụ Đông 2007. Kết quả đánh giá năng suất trình bày trong Bảng 1. Trong các giống tham gia thí nghiệm so sánh giống SVR11750311 cho năng suất cao nhất 40,1, thời gian sinh trưởng ngắn, trọng lượng bắp trung bình và mẫu mã đẹp. Trong sản xuất thử nghiệm trên diện rộng giống Green Helmet (Sakata) cho năng suất 35 tấn/ha, chống chịu sâu bệnh khá, đặc biệt 4
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) là bệnh thối nhũn, hình thái đẹp, kích thước phù hợp. Trọng lượng trung bình bông giao động từ 1,2 - 1,4kg/bắp. Bảng 1. Năng suất và các đặc điểm bắp của các giống cải bắp Trọng lượng Kích thước Năng suất (tấn Số l á Tỷ lệ trung bình (kg) bắp (cm) /ha) TT Tên giống BTP Bắp Đường Lý Thực /CC Ngoài Trong Cả cây Cao TP kính thuyết thu 1 10,3 40,8 1,90 1,30 0,68 15,2 17,7 47,3 34,4 BC76 2 15,4 37,7 1,20 0,76 0,58 11,5 14,4 26,2 19,2 SG129 3 19,5 36,2 1,56 0,94 0,62 13,5 16,2 34,9 24,6 SG130 4 16,4 41,0 1,87 1,00 0,53 13,0 13,7 35,2 26,8 Kilaherb (đ/c) 5 16,2 41,7 2,00 1,27 0,63 14,9 15,8 42,8 33,6 Gloria 6 13,8 31,3 1,91 1,30 0,68 11,6 18,6 46,8 37,7 KKcross (đ/c) 7 16,4 42,7 2,00 1,50 0,75 12,9 20,2 48,6 40,1 SVR11750311 8 16,0 41,5 1,75 1,20 0,72 12,5 14,5 43,5 32,4 PS11190 Green Helmet 16,4 41,0 1,57 1,00 0,64 13,9 16,7 35,3 26,8 9 (Sakata) 2,84 LSD Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật canh tác: Các thí nghiệm thời vụ, mật độ và dinh dưỡng đã được thiết lập tại ruộng thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ. Vật liệu được sử dụng là cây con lấy từ thời vụ gieo trồng thứ 2 của giống Green Helmet trong mô hình sản xuất. Kết quả cho thấy về thời vụ thích hợp nhất là trồng ngày 6/11/2007 là thời vụ đem lại năng suất cao nhất. Tuy nhiên có thể rải vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường, có thể trồng từ 30/10 đến 20/12 tại vùng ven biển Nghệ An. Đánh giá mật độ tốt nhất: Qua thí nghiệm bước đầu chúng tôi kết luận luống rộng 1,2 m, trồng 2 hàng ở mật độ 50 x 40 cm cho năng suất thực thu là cao nhất (44,4 tấn/ha), là mật độ được khuyến cáo trồng vào vụ Đông Xuân tại vùng sinh thái Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu mức phân bón và cách bón cho thấy: Trong các công thức phân bón đưa ra làm thí nghiệm thì có công thức 3 (150N + 100P2O5 + 50K2O) đem lại năng suất cao = 41,0 tấn/ha Mô hình sản xuất theo GAP: Bên cạnh việc tiến hành các thí nghiệm là các mô hình trồng sản xuất. Căn cứ vào đơn hàng từ Siêu thị Metro, nhóm nông dân đã thảo luận và chia ra các nhóm nhỏ để tiến hành sản xuất với 4 thời vụ đã được áp dụng. Thời vụ trồng thứ nhất là gieo vào ngày 25 tháng 9 và trồng vào ngày 30 tháng 10, và kết thúc trồng vào ngày 18 tháng 12. Giống Green Helmet (Sakata) đã được chọn để sản xuất vì có kích thước và khối lượng bông phù hợp với yêu cầu của Siêu thị Metro. Kế hoạch trên đã áp dụng cho cả 2 điểm dự án là xã Quỳnh Lương và hợp tác xã Hưng Đông (Thành phố Vinh). Với 57,000 cây cải bắp con đã được trồng. 5
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Chuyên gia Australia, Tiến sĩ Gordon Rogers đã đến thành phố Vinh vào ngày 22nd đến 26th tháng 10 để chỉ đạo việc trồng cây con tại các khu vực sản xuất, tham dự lớp học trên đồng ruộng nông dân và thiết kế các thí nghiệm giống và nông học tại ASINCV. Cây con sức sống rất khỏe do nông dân đã sử dụng IPM để quản lý dịch hại rất tốt. Kết quả là đã tiêu thụ tại Siêu thị Metro gần 50 tấn cải bắp an toàn. 1.2. Nghiên cứu đối với Dưa hấu Đối với dưa hấu, kế thừa kết quả nghiên cứu trong vụ Hè năm 2007 về thời vụ và giống tại Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, đã xác định thời vụ và giống CS202, CN46 là phù hợp và cho năng suất ổn định. Để tiếp tục khẳng định kết quả từ vụ trước, các nghiên cứu được tiến hành tương tự như đối với cây cải bắp. Các thí nghiệm bao gồm: Thí nghiệm giống: 13 giống dưa hấu mới, có nhiều triển vọng đã được lựa chọn để tham gia thí nghiệm nhằm xác định giống cho sản xuất dưa hấu hàng hóa chất lượng cao. Thí nghiệm được tiến hành 2 nơi, Quỳnh Lương và Hưng Đông, bố trí thí nghiệm theo phương pháp RCBD. Phương pháp cùng tham gia đã được áp dụng, trong đó nông dân và nhà khoa học theo dõi và đánh giá độc lập, kết quả chọn giống rất lý thú, nông dân đã có những đánh giá chọn giống khác với cán bộ nghiên cứu. Đa số nông dân thích giống dễ trồng (ít sâu bệnh) và năng suất cao, họ cũng chưa chú ý đến sản phẩm có được thị trường chấp nhận hay không. Theo kết quả tổng hợp: Ban đầu nhiều nông dân Quỳnh Lương thích giống VN27, VN38 là những giống có quả to, n/suất cao. Có ít nông dân chọn giống CS202 và CN46 vì năng suất không cao, tuy nhiên theo đánh giá của cán bộ nghiên cứu các giống này có độ đồng đều và chất lượng tốt hơn hẳn các giống khác, độ Brix từ 10,5 – 11,58. Sau khi phân tích kỹ các ưu và nhược điểm, đa số nông dân đã chọn CS202 và CN46 và các giống có phẩm chất tương tự. Bảng 2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa hấu TT Chỉ tiêu Trọng lượng Mật đ ộ cây Năng suất lý Năng suất thực Tên giống quả (kg) (cây/ha) thuyết (*) thu (tấn/ha) / Địa điểm (tấn/ha) I. Hưng Đông 1 HAPPYCN-46 2,6 7400 38,5 21,5 2 SWEET 16 4,2 7400 62,2 35,6 3 WD2503 3,7 7400 54,8 9,2 4 SWEETS ENORITA 2,9 7400 42,9 31,3 5 CS - 202 2,4 7400 35,5 27,1 LSD0,05 2,77 II. Quỳnh Lương 6 VN26 3.47 7400 77,0 66,0 7 VN30 3.12 7400 69,3 67,3 8 VN27 4,09 7400 90,8 90,1 9 VN40 3,22 7400 71,5 74,0 10 VN31 2,85 7400 63,3 58,5 11 VN35 4,34 7400 96,3 73,9 12 VN38 4,77 7400 105,9 95,5 13 VN9 4,68 7400 103, 9 82,1 LSD0,05 4,42 Ghi chú: * Năng suất lý thuyết = 2 quả /cây x trọng lượng quả TB x mật độ (số cây/ ha) 6
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật canh tác: Các thí nghiệm thời vụ, mật độ và dinh dưỡng đã được thiết lập tại ruộng thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ. Vật liệu được sử dụng là giống CS202 và giống CN46. Kết quả các thí nghiệm đang được tổng hợp. Mô hình sản xuất theo GAP: Bên cạnh việc tiến hành các thí nghiệm là các mô hình trồng sản xuất. Việc xây dựng kế hoạch gieo trồng tương tự như đối với cải bắp. Nhóm dự án trợ giúp nông dân đàm phán với Siêu thị Metro trước khi xuống giống để lập kế hoạch gieo trồng đạt sản lượng khoảng 100 tấn dưa hấu tiêu thụ tại Metro. Kế hoạch cung cấp cho Metro mỗi tuần từ 7-10 tấn trong vòng 10 - 12 tuần, bắt đầu từ cuối tháng 5. Do vậy thời vụ thứ nhất là gieo vào ngày 20 tháng 3 năm 2008, và thời vụ cuối cùng gieo ngày 10 tháng 6 năm 2008. 2. Xây dựng sổ tay thực hành nông nghiệp tốt Dự án sử dụng phương pháp tiếp cận cùng tham gia để khích lệ sự hiểu biết về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) với sự hợp tác của các cơ quan của Việt Nam và các bên tham gia (gồm nông dân, khuyến nông viên và những đối tác thương mại). Dự án bao gồm một số lớp tập huấn khởi đầu. Cùng với việc hình thành các mô hình trình diễn về giống và các thí nghiệm thực hành nông nghiệp tốt sẽ là nền tảng của các buổi thực hành trên đồng ruộng của nông dân, quản lý nhiệt độ, điều tra nghiên cứu sau thu hoạch và đóng gói hàng hóa trong toàn bộ dây chuyền cung ứng, đào tạo chuyên sâu cho các chuyên gia trồng trọt ngành rau của Việt Nam tại Úc. Nông dân cũng đã bắt đầu ghi chép quá trình trồng trọt và thực hành của họ trong các cuốn sổ đây là bước khởi đầu quan trọng để chuẩn bị cho việc hướng dẫn một hệ thống bảo đảm chất lượng QA sau này. 3. Liên kết các tiểu nông để sản xuất hàng hóa Dự án đã tiến hành điều tra đại cương tại 3 địa phương cấp xã của Nghệ An nhằm thu thập các thông tin cơ bản ban đầu về các vùng sản xuất sẽ lựa chọn để tiến hành dự án. Đã điều tra 90 hộ tại các địa phương gồm: - Xã Hưng Đông, thành phố Vinh, Nghệ An - Xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu, Nghệ An - Xã Hưng Lợi, Hưng Nguyên, Nghệ An Việc chọn điểm dựa trên một số tiêu chí quan trọng như: - Có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với trồng rau - Nông dân có truyền thống trồng rau. - Đang có sản phẩm rau quả bán ra thị trường, về chất lượng và tiêu thụ có khó khăn cần được cải thiện. Kết quả điều tra và đánh giá của các chuyên gia đã chọn 2 địa điểm để triển khai dự án đó là: Xã Quỳnh Lương có vị trí gần biển, cách thành phố Vinh khoảng 80 km về phía Bắc, với trên 1000 hộ gia đình, có diện tích trồng rau chuyên canh 140 ha tập trung, có hệ thống tưới là các giếng khơi, nguồn nước ngọt quanh năm. Điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp với trồng rau các loại. Hiện tại nông dân địa phương trồng trọt các loại rau như: Hành lá, cải ăn lá các loại (cải dưa, cải ngọt, cải thìa,..), cà chua, cà rốt, bầu bí, dưa gang,... Xã Hưng Đông có vị trí sát nội đô thành phố Vinh, có diện tích trồng rau khoảng 30 ha, sản phẩm rau tươi sống được cung cấp trực tiếp cho thành phố Vinh, chủ yếu là các loại rau 7
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) mầm, rau cải ăn lá, bầu bí, mướp, dưa chuột. Theo lãnh đạo xã: đã có chủ trương quy hoạch tăng diện tích trồng rau lên khoảng 100 ha. Nông dân ở 2 nơi đã từng trồng cải bắp và dưa hấu trước đây, nhưng do không đem lại hiệu quả kinh tế bằng các loại rau ngắn ngày khác nên diện tích không nhiều. Trồng trọt và tiêu thụ rau theo lối truyền thống, nhỏ lẻ, sản phẩm bán ra thị trường trực tiếp hoặc qua người thu gom, nên thường bị ép giá và không ai đảm bảo chất lượng. Việc tiếp theo dự án tiến hành là cùng với chính quyền địa phương thông qua chủ trương của Đảng ủy và Ủy ban xã, thành lập nhóm điều hành cấp xã. Bước tiếp theo họp dân, lựa chọn nhóm nông dân tự nguyện cùng sở thích trong một xóm để làm thí điểm. Thông qua nhiều cuộc họp của nhóm nông dân, họ tự đề ra nguyên tắc của nhóm, các nhiệm vụ cần tiến hành và tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong điều kiện sản xuất của địa phương để có giải pháp tháo gỡ. Các buổi thảo luận có cán bộ dự án tham gia hướng dẫn và nêu vấn đề thảo luận. Ưu điểm của nhóm này là họ tự nguyện sản xuất cùng một sản phẩm và tự bảo vệ quyền lợi của mình, thông qua các cam kết sản xuất theo quy trình an toàn, từ khi gieo hạt cho tới khi thu hoạch. Các nhóm nông dân đã được tập huấn và thực hành phát triển các kỹ năng canh tác đối với cải bắp và dưa hấu ngay trên đồng ruộng của họ, bao gồm: Kỹ thuật canh tác theo GAP của Australia năm 2007 và được bổ sung thêm VietGAP năm 2008. 4. Liên kết với siêu thị để tiêu thụ sản phẩm Mối liên hệ giữa Siêu thị Metro Cash and Carry đã được xây dựng. Thông qua các buổi làm việc giữa Ban quản lý dự án và Lãnh đạo siêu thị Metro, người quản lý thu mua ngành hàng rau quả tươi sống của hệ thống siêu thị Metro. Để tạo mối liên kết khăng khít, Siêu thị đã đến thăm quan khu sản xuất của nông dân và ngược lại, nông dân cũng được đến thăm quan Siêu thị, thông qua đó 2 bên hiểu rõ về khả năng và nhu cầu của nhau về quá trình sản xuất và tiêu thụ. Siêu thị Metro Cash and Carry Việt Nam rất có ấn tượng về chất lượng của cải bắp khi họ đến thăm khu sản xuất của nông dân tại các xã Quỳnh Lương và Hưng Đông, Nghệ An vào ngày 5 và 6 tháng 12 năm 2007. Sau đó các nông dân cũng đã đến Hà Nội để thăm quan các kho hàng của Siêu thị Metro tại Thăng Long, và Hoàng Mai, Hà Nội. Sau chuyến thăm quan những người trồng rau đã nhận thức được cách làm để có được giá bán tốt, tăng giá trị sản phẩm của họ và làm thế nào để sản phẩm của họ có được chất lượng và mẫu mã tốt hơn. Nhóm nông dân và bộ phận thu mua của Metro đã có những buổi tiếp xúc tiếp theo để đàm phán thỏa thuận một hợp đồng mua bán. Từ đó Nhóm dự án đã cùng với nông dân xây dựng một kế hoạch sản xuất chi tiết để tạo ra sản lượng theo đơn hàng cung cấp cho siêu thị với một lượng hàng cung cấp ổn định về sản lượng và chất lượng. Các chuyên gia Úc phối hợp với Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ đã xây dựng chương trình tiếp thị sản phẩm. Một kế hoạch tiếp thị đã được phát triển cùng với Siêu thị Metro về sản xuất và tiêu thụ dưa hấu dựa trên các những kết quả thăm dò thị trường đã làm với cải bắp từ đầu năm 2008. Thông qua các hoạt động này có thể phát triển một chiến dịch tiếp thị ổn định để xây dựng danh tiếng trên thị trường về vùng sản xuất sản phẩm rau quả chất lượng. Chiến lược tiếp thị đã phát triển cho cải bắp và dưa hấu bao gồm việc quảng bá sản phẩm trên tạp chí của siêu thị Metro Cash and Carry cũng như dán các áp phích tại kho hàng và quảng cáo trên mỗi bông cải bắp với một nhãn mác quảng cáo cho dự án (Xem Phụ lục 1). Tiến hành lấy mẫu ăn thử tại các kho hàng của Siêu thị Metro. Cung cấp thông tin thông qua các tờ rơi và tập huấn cho nhân viên siêu thị giới thiệu sản phẩm mới an toàn của dự án tại các kho hàng. Khi kết thúc thời vụ thu hoạch đầu tiên của cải bắp, đã biên tập các bài báo đăng tải trên các tờ báo địa phương và trang web của CARD để tăng khả năng thành công của kiểu hệ thống khép kín từ sản xuất cho đến tiêu thụ như thế này. 8
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Kết quả là đã cung cấp cải bắp cho siêu thị Metro với tổng cộng gần 50 tấn, trong thời gian từ tháng 1 năm 2008 đến đầu tháng 4 năm 2008. Tiếp tục sản xuất dưa hấu và bắt đầu bán cho Siêu thị từ 29/5 năm 2008 với chuyến hàng đầu tiên là trên 5 tấn, dự kiến sẽ thu hoạch 100 tấn để cung cấp cho Siêu thị Metro đến nửa đầu tháng 8 năm 2008. 5. Đào tạo huấn luyện cho nông dân và khuyến nông cơ sở. Các lớp học trên đồng ruộng của nông dân (còn gọi là lớp học không trường) đã được tổ chức tại xã Quỳnh Lương và Hưng Đông. Những lớp học này cơ bản về trồng trọt thực hiện ngay trên các thửa ruộng sản xuất rau cải bắp để cung cấp cho Siêu thị Metro. Một khu thí nghiệm về giống cải bắp cũng đã được sử dụng như là một mô hình trình diễn tại các địa phương để nông dân có thể tự đánh giá. Hai hội thảo về quản lý dịch hại tổng hợp và sau thu hoạch đã được tổ chức vào ngày 5 tháng 12 và ngày 6 tháng 12 năm 2007. Có 31 nông dân tại xã Quỳnh Lương đến tham dự và 23 nông dân tham dự hội thảo tại Vinh. Nông dân đã áp dụng IPM, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt với rau cải bắp và kết quả là cây trồng đã sinh trưởng thuận lợi trong điều kiện tốt. Nông dân đã có sổ tay để ghi chép các bản ghi về quá trình canh tác của họ. Đây chính là bước khởi đầu cho việc phát triển một hệ thống bảo đảm chất lượng ngay trên đồng ruộng. Các thành viên dự án cả phía Úc (1 người) và Việt Nam (5 người) đã tham dự hội nghị tập huấn GAP tại Hà Nội từ 3-5 tháng 12 năm 2007 về sản xuất dưa chuột và cà chua. Nhiều nguyên tắc đã được đưa ra thảo luận tại hội nghị này cũng liên quan nhiều đến cây cải bắp và dưa hấu sẽ được đưa vào trong sổ tay hướng dẫn GAP sẽ được biên tập cho dự án này. Đã tham gia lớp tập huấn ASEAN-GAP ngày 8/5/2008, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Những thí nghiệm trên đồng ruộng tại xã Quỳnh Lương và hợp tác xã Hưng Đông, Nghệ An được tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thực hành nghề nông theo cách mới. Điều này sẽ tiếp tục với những mùa vụ kế tiếp và hy vọng rằng có nhiều người trồng rau hơn sẽ tham dự vào sản xuất rau hàng hóa do những thử nghiệm ban đầu này tỏ ra có lợi cho người trồng rau. Dự án bước đầu đã thành công trong quá trình sản xuất cải bắp và dưa hấu chất lượng cao áp dụng GAP tại xã Quỳnh Lương và Thành phố Vinh, Nghệ An, và sự sốt sắng của siêu thị Metro Cash and Carry về việc nhận bán những sản phẩm này tại kho hàng ở Hà Nội. Đây là một bước rất tích cực để phát triển một dây chuyền tiêu thụ rau quả mới cho nông dân thay thế hệ thống cũ, hệ thống mới đáng tin cậy và mang lại nhiều lợi ích hơn so với hệ thống cũ. Việc sử dụng IPM và có sổ ghi chép quá trình thực tế canh tác trên đồng ruộng cũng là một bước đầu tiên quan trọng để đón nhận một hệ thống bảo đảm chất lượng QA đối với những người trồng rau. Hiện tại ngành hàng rau của Việt Nam thường không đáp ứng những yêu cầu của các hệ thống bảo đảm chất lượng QA như ASEAN GAP hay EURO GAP. Những qui trình canh tác đã áp dụng với sản xuất cải bắp và dưa hấu tại Nghệ An là bước khởi đầu cho những nông dân trong việc tập làm theo những gì được yêu cầu để đáp ứng các tiêu chuẩn ASEAN GAP hay VietGAP. Những hệ thống QA này sẽ chỉ được chấp nhận khi có lợi ích về tài chính xứng đáng với những nỗ lực bỏ ra. Hy vọng rằng rằng mối liên kết với Metro Cash and Carry sẽ đem lại khuyến khích tài chính cho những nông dân sản xuất rau sạch đạt các tiêu chuẩn của ASEAN GAP hay VietGAP. Thành công của mô hình dự án 021/06VIE đề nghị được tiếp tục nhân rộng với ngành sản xuất rau quả tại các tỉnh Bắc Trung bộ. 9
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh, M. T., M. Ali, et al. (2004). Urban and Peri-urban Agriculture in Hanoi: Opportunities and constraints for safe and sustainable food production. Technical Bulletin No 32, AVRDC: World Vegetable Centre and CIRAD. 2. Ha, T. and M. Ali (2005). Analysis of the peri-urban system in Hanoi. SUSPER Project, AVRDC/CIRAD, Shanhua, Taiwan 3. Kawakami, T., T. T. Khai, et al. (1999). "Development and practice of the participatory programme on improving working and living conditions in rural communities in the Mekong delta area in Vietnam." Journal of Science of Labour 75(2): 51-63. 4. Ledger, S., R. Premier, et al. (2006). "Harmonising GAP prgrams for fresh produce in ASEAN region." ACTA Horticulturae 712: 523-525. 5. Moustier, P. E., N. T. Bridger, et al. (2002). Food saftey in Hanoi's vegetable supply: insights from a consumer survey. Food Safety Management in Developing Countries, Montpellier France, CIRAD-FAO. 6. Thach, N. X. (1999). Effect of land environment, water and fertilizers to safe vegetable production and adaptation of agricultural land inplanned vegetable production areas in Hanoi province. Department of Agronomy. Hanoi, Hanoi University. PhD. 7. Thi, T. K. (1999). Study on the environmental factors and solutions on safe vegetable development. National Workshop on Safe and Year-round Vegetable Production in Peri Urban Areas, Hanoi, CIRAC/RIFAV. 8. Thi, T. K. (2000) "Safe vegetable development to supply Hanoi (Vietnam)." Background paper for FAO seminar, Feeding Asian Cities Volume, DOI. 9. P.H. Cương. (2008). Thực trạng áp dụng GAP ở Bắc Trung bộ. Tài liệu tập huấn tại Hội thảo phổ biến ASEAN-GAP về rau quả. Tháng 4 năm 2008. Bộ Nông nghiệp và PTNT. 10
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) PHỤ LỤC Phụ lục 1. KẾ HOẠCH THỐNG NHẤT GIỮA SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CÂY DƯA CHUỘT CẢI BẮP Lời giới thiệu Dự án hợp tác giữa các nhà khoa học, người nông dân trồng rau ở Quỳnh Lưu, thành phố Vinh – Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng nghề vườn của Australia nhằm cải thiện nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua việc khuyến khích người nông dân thực hành sản xuất sạch và bền vững. Các hợp phần của dự án bao gồm: *Giảm dư lượng thuốc trừ sâu và *Nâng cao năng suất, chất lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ dưa hấu và cải bắp ở Bắc Trung bộ thông qua: + Giống cải tiến + Nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt GAP + Tập huấn trọng tâm cho nông dân Các hoạt động chuyên môn chính bao gồm: 1. Sản xuất và giới thiệu các giống dưa, cải bắp mới đến khách hàng, bước đầu thông qua hệ thống siêu thi Metro Cash & Carry Vietnam. 2. Phát triển kỹ thuật mới, thử nghiệm và soạn tư liệu về việc sản xuất dưa hấu và cải bắp ở thành phố Vinh. 3. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp ngành hàng rau quả, nhà khoa học và các tổ chức khuyến nông liên quan đến dự án. 4. Hai cán bộ khoa học VN đã sang Australia để học về sản xuất dưa và cải bắp. Một số nội dung của kế hoạch KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ SẢN XUẤT VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM SẢN XUẤT PHÂN PHỐI BÁN VÀ GIỚI THIỆU SP Các yêu cầu kỹ thuật của sản Đóng gói Điều phối HT bán hàng phẩm Vận chuyển Đóng gói Các hệ thống sản xuất Quảng bá Thu hoạch / sau thu hoạch Chất lượng /An toàn TP Tập huấn Truyền thông Sự tham gia SẢN XUẤT: 1. Các yêu cầu chất lượng sản phẩm được đưa ra bởi siêu thị Metro 2. Kết hợp giữa hệ thống sản xuất và sổ tay thực hành nông nghiệp tốt bao gồm: a. Giống mới b. Kế hoạch mùa vụ c. Quản lý, điều tiết nước d. Chế độ dinh dưỡng cho cây trồng e. Quản lý sâu bệnh và dịch hại 11
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 3. Thu hoạch / sau thu hoạch theo sổ tay thực hành Nông nghiệp a. Thời gian chín thu hoạch b. Kế hoạch thu hoạch c. Bảo quản san phẩm d. Phân loại và đóng gói PHÂN PHỐI 1. Đóng gói: a. Sử dụng dạng thùng catton để đóng gói sản phẩm là tốt nhất b. Đóng gói vừa đủ chứa trong thùng catton. c. Xếp hàng lên xe chuyên chở 2. Vận chuyển: a. Duy trì nhiệt độ mát liên tục b. Giảm tối thiểu tác động cơ học đến sản phẩm (có thể sử dụng rơm lót) c. Đảm bảo khâu giao hàng an toàn 3. Liên kết dây chuyền cung cấp a. Liên kết giữa ASINCV, RIVAF và đội ngũ khuyến nông viên tại các trung tâm khuyến nông cấp tỉnh, huyện, trạm. b. Nông dân trồng rau c. Người/ đại lý bán lẻ BÁN HÀNG VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM a. Điều phối bán hàng b. Thiết lập hệ thống bán và giới thiệu sản phẩm – hợp tác xã c. Lựa chọn và bổ nhiệm điều phối viên bán hàng 1. Dán nhãn mác a. Trên các thùng catton b. Từng sản phẩm riêng lẻ i. Dán tem trên dưa hấu ii. Nhãn hiệu trên bắp cải c. Các tài liệu phục vụ bán lẻ - áp phíc, tờ bướm 2. Quảng bá a Tại siêu thi: i. In hình trên tấm áp phích, tờ bướm (dán) ii. Lấy mẫu tại siêu thị iii. Tập huấn cho nhân viên bán hàng b. Thông qua dịch vụ thực phẩm khách hàng tại các khách sạn du lịch và nhà hàng. c. Giới thiệu thương hiệu trên các tờ tạp chí CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM Cung cấp tài liệu về sổ tay thực hành nông nghiệp tốt và trao đổi với nông dân và các đại lý cung ứng (bao gồm cả tập huấn) 1. Yêu cầu về các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm phải dựa trên đặc điểm kỹ thuật của Metro. 2. Yêu cầu về an toàn thực phẩm phải dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế. TẬP HUẤN: Đối với Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ và Viện NC Rau quả: • Các thí thử nghiệm đồng ruộng: Huấn luyện về thiết kế thí nghiệm và quản lý các thí nghiệm, thử nghiệm. • Sử dụng hệ thống ELISA để kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm 12
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) • Lập bản đồ dây chuyền cung ứng để xác định những khu vực cần cải tiến. • Quảng bá, giới thiệu sản phẩm • Xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng và giữ sản phẩm tươi sống. Đối với nông dân: • Các lớp học trên đồng ruộng của nông dân • Các thử nghiệm đồng ruộng • Chuẩn bị cuốn sổ tay thực hành nông nghiệp tốt • Quản lý sâu bệnh dịch hại tổng hợp (IPM) • Tập huấn sau thu hoạch • Quảng bá, tiếp thị • Tập huấn về hệ thống bảo đảm chất lượng – QA TRUYỀN THÔNG: Hình thành mạng lưới truyền thông giữa người nông dân, nhà nghiên cứu, Trung tâm AHR, siêu thị Metro và khách hàng của họ. SỰ THAM GIA: 1. Xác định những nông dân có mối quan tâm cùng tham gia. 2. Phát triển một cơ chế để điều phối các hoạt động cung ứng tại Vinh và các chương trình bán hàng và tiếp thị sản phẩm. Tổ chức Tiếp thị sản phẩm Australia (Produce Marketing Australia) Tháng 8 năm 2007 13
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Phụ lục 2: MẪU NHẬT KÝ ĐỒNG RUỘNG CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG (QA) TẠI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TRỒNG RAU. 1. Nhật ký mua phân bón/ chất kích thích sinh trưởng/ chất xử lý đất Tên nông dân: ............................................................................................................................... Số hiệu (mã đăng ký):................................................................................................................... Địa chỉ ruộng/ trang trại: .............................................................................................................. Người phụ trách kỹ thuật:............................................................................................................. Ngày Chi tiết loại phân Số lượng (Kg/ lít) Người bán Giá (đồng) (1) (2) (3) (4) (5) 2. Nhật ký mua thuốc BVTV Tên nông dân: ............................................................................................................................... Số hiệu (mã đăng ký):................................................................................................................... Địa chỉ ruộng/ trang trại: .............................................................................................................. Người phụ trách kỹ thuật:............................................................................................................. Ngày Loại thuốc Mã số Số lượng Giá (đồng) Người bán/ nhà sản xuất (1) (2) (3) (4) (5) (6) 3. Nhật ký xử lý đất Tên nông dân: ............................................................................................................................... Số hiệu (mã đăng ký):................................................................................................................... Địa chỉ ruộng/ trang trại: .............................................................................................................. Người phụ trách kỹ thuật:............................................................................................................. Ngày Tên môi trường X ử lý Tên hóa chất Số lượng Diện tích sử dụng (1) (2) (3) (4) (5) (6) 14
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 4. Sử dụng phân bón/ chất kích thích sinh trưởng Tên nông dân: ............................................................................................................................... Số hiệu (mã đăng ký):................................................................................................................... Địa chỉ ruộng/ trang trại: .............................................................................................................. Người phụ trách kỹ thuật:............................................................................................................. Ngày Loại cây Lô/ luống Loại phân Công thức Số lượng Diện Cách sử dụng sử dụng tích áp dụng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 5. Nhật ký sử dụng thuốc BVTV Tên nông dân: ............................................................................................................................... Số hiệu (mã đăng ký):................................................................................................................... Địa chỉ ruộng/ trang trại: .............................................................................................................. Người phụ trách kỹ thuật:............................................................................................................. Ngày Tên thuốc Lượng Thể tích Tên dịch Chủng Diện Tên thuốc phun hại loại cây tích người phun (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 6. Nhật ký quản lý dịch hại Tên nông dân: ............................................................................................................................... Số hiệu (mã đăng ký):................................................................................................................... Địa chỉ ruộng/ trang trại: .............................................................................................................. Người phụ trách kỹ thuật:............................................................................................................. Ngày Loại cây trồng Tên dịch hại Mức độ ô Kế hoạch Tên người nhiễm (%) kiểm soát khuyến cao (1) (2) (3) (4) (5) (6) 15
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 7. Nhật ký sản xuất (sản phẩm) Tên nông dân: ............................................................................................................................... Số hiệu (mã đăng ký):................................................................................................................... Địa chỉ ruộng/ trang trại: .............................................................................................................. Người phụ trách kỹ thuật:............................................................................................................. Ngày Loại cây trồng Vị trí/lô Diện tích Số lượng (1) (2) (3) (4) (5) 8. Nhật ký phân loại sản phẩm thu hoạch Tên nông dân: ............................................................................................................................... Số hiệu (mã đăng ký):................................................................................................................... Địa chỉ ruộng/ trang trại: .............................................................................................................. Người phụ trách kỹ thuật:............................................................................................................. Ngày Loại cây Phân loại Người Tổng lượng (3) trồng mua bán ra (đồng) (1) (2) Loại A Loại B Loại C Loại (4) (5) (kg) (kg) (kg) khác (kg) 9. Hồ sơ ghi nhận xử lý sau thu hoạch Tên nông dân: ............................................................................................................................... Số hiệu (mã đăng ký):................................................................................................................... Địa chỉ ruộng/ trang trại: .............................................................................................................. Người phụ trách kỹ thuật:............................................................................................................. Ngày Loại cây trồng X ử lý (1) (2) (3) 16
- Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 10. Lý lịch sản phẩm rau bán ra thị trường Tên nông dân: ............................................................................................................................... Số hiệu (mã đăng ký):................................................................................................................... Địa chỉ ruộng/ trang trại: .............................................................................................................. Người phụ trách kỹ thuật:............................................................................................................. Ngày Chi tiết tháng Loại rau Giống Gieo, trồng Tưới Chất gây ô nhiễm Sử dụng loại thuốc trừ sâu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phân bón lót Phân bón thúc Phân bón lá Chất phụ gia đất Thu hoạch Đóng gói Ký gửi tới 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 366 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 348 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 131 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 93 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 104 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 104 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 107 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 87 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn