Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - BÁO CÁO 2&4 "
lượt xem 13
download
Sự phát triển của nghề nuôi cá biển ở Việt Nam đòi hỏi một số lượng lớn con giống. Trong những năm gần đây, con giống nhân tạo của các đối tượng kinh tế như cá Mú (Epinephelus spp.), cá Giò (Rachycentron canadum), cá Chẽm (Lates calcarifer) và một số loài khác đã được sản xuất phần nào đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của người nuôi. Ngoài hạn chế về số lượng thì kích thước của con giống cũng là một khó khăn. Đa số các đối tượng nuôi biển đều được nuôi trong lồng. Kích thước con...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - BÁO CÁO 2&4 "
- Ministry of Agriculture & Rural Development Báo cáo tiến độ Tên dự án: NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI (062/04VIE) BÁO CÁO KẾT QUẢ SỐ 2 & 4 Gồm 2 báo cáo kỹ thuật được trình bày chung để tiện lợi cho người đọc Michael Burke (QDPI&F, Australia) Tung Hoang (Nha Trang University, Vietnam) 12/2006 1
- Thiết kế và đánh giá hiệu quả của mương nổi sử dụng để ương giống cá biển ở Việt Nam Hoàng Tùng1*, Lưu Thế Phương1, Huỳnh Kim Khánh , Bành Thị Quyên Quyên1, Nguyễn Đình Mão3, Michael Burke4 2 1 Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Nha Trang, Việt Nam 2 Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam 3 Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang 4 Department of Primary Industries and Fisheries, Bribie Island Aquaculture Research Centre, Bribie Island, Queensland, Australia 1. GIỚI THIỆU Sự phát triển của nghề nuôi cá biển ở Việt Nam đòi hỏi một số lượng lớn con giống. Trong những năm gần đây, con giống nhân tạo của các đối tượng kinh tế như cá Mú (Epinephelus spp.), cá Giò (Rachycentron canadum), cá Chẽm (Lates calcarifer) và một số loài khác đã được sản xuất phần nào đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của người nuôi. Ngoài hạn chế về số lượng thì kích thước của con giống cũng là một khó khăn. Đa số các đối tượng nuôi biển đều được nuôi trong lồng. Kích thước con giống vì thế phải đủ lớn, cỡ 80÷100 mm hoặc lớn hơn. Ương cá bột đến cỡ này trong trại sản xuất giống rất tốn kém và khó có thể cung cấp được số lượng lớn do hạn chế về diện tích bể ương. Các thử nghiệm ương trong ao cho thấy tỉ lệ sống không cao và khó quản lý. Mương nổi gần đây đã được thử nghiệm khá thành công trên các đối tượng nuôi là cá nước ngọt ở Mỹ, Úc và Đức. Mặc dù chi phí đầu tư và vận hành tương đối cao nhưng dùng mương nổi để ương cá biển có nhiều thuận lợi. Đó là: (i) mật độ ương lớn, hạn chế tối đa địch hại; (ii) dễ dàng trong quản lý thức ăn và bệnh dịch; (iii) vận hành đơn giản và cần ít nhân công; (iv) tận dụng được thức ăn tự nhiên trong ao. Ở Việt nam mương nổi được Trường Đại học Nha Trang thiết kế và thử nghiệm vận hành trong năm 2005 – 2006 với sự tài trợ của Dự án “Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi” – CARD VIE 062/04 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. Báo cáo này trình bày nguyên lý hoạt động của mương nổi; hướng dẫn lắp đặt và vận hành phiên bản SMART-1 để ương con giống cá biển; kết quả thử nghiệm trên cá Chẽm (Lates calcarifer), đánh giá hiệu quả kinh tế và khảo sát động thái của mương. Một số kết quả ban đầu trên cá Hồng bạc (Lutjanus argentimacus), cá Hồng Mỹ và cá Điêu hồng (Oreochromis sp.) cũng được thảo luận. Các thử nghiệm tiếp theo sẽ nhằm vào cá Giò và cá Mú. 2
- 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG MƯƠNG NỔI 2.1 Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hoạt động của mương nổi khá đơn giản. Mương có thể được chế tạo bởi nhiều loại vật liệu khác nhau và thực chất là một chiếc bể dài, hẹp tự nổi hoặc được hỗ trợ bởi dàn bè trong ao chứa. Nước từ ao chứa được bơm liên tục vào một đầu mương và thoát ra ở đầu đằng kia. Để tiết kiệm chi phí điện năng và kết hợp với việc làm giàu oxy hòa tan trong nước, người nuôi thường sử dụng hệ thống cột nâng nước (airlifts) vận hành bằng máy nén khí hoặc máy thổi khí để chuyển nước từ ao chứa vào mương. Cá được ương hoặc nuôi trong mương với mật độ cao, sử dụng thức ăn công nghiệp. Khi cá ương có kích thước nhỏ thì sinh vật phù du theo nước ao chứa vào mương sẽ là những nguồn bổ sung quan trọng. Lưới chắn được gắn ở cửa thoát của mương. Mặt mương cũng được phủ lưới để đảm bảo cá không nhảy ra ngoài hoặc địch hại xâm nhập vào trong mương. Thiết kế mương nổi phải đảm bảo sao cho nước luân chuyển đều trong mương, dễ dàng trong việc thu gom chất thải và tạo khoảng lặng thích hợp để cá bắt mồi. Khi cần thiết phải xử lý hóa chất, mương sẽ chuyển thành bể “kín” rất tiện lợi nếu ta dừng hoạt động của hệ thống cột nâng nước và bịt cửa thoát. Mương nổi có thể được đặt trong các ao chứa có độ sâu tương đối ở các khu vực nước ngọt, lợ hoặc mặn tuỳ theo yêu cầu sinh thái của đối tượng ương nuôi. Tiềm năng sử dụng mương nổi ở các hồ chứa nước là rất lớn. Tuy nhiên, cần thiết phải có điện để vận hành máy móc. 2.2 Ao nuôi Ao nuôi có diện tích 2.000 m2, hình chữ nhật (Hình 1). Ao phải được xây dựng trên nền đất có khả năng giữ nước tốt hoặc được phủ bạt. Hệ số mái bờ là 1,5. Mặt bờ rộng 1,8 - 2 m để dễ dàng vận chuyển mương và thu hoạch cá. Đáy ao bằng phẳng và nghiêng về phía cống thoát. Độ sâu của mực nước trong ao càng lớn càng tốt, tối thiểu phải ổn định trong khoảng 1,6 ÷ 1,7m. Nếu mực nước trong ao thấp thì hệ thống ống nâng nước sẽ hút các chất bẩn và bùn đáy ao vào mương. Giữa ao có một tường ngăn làm bằng bạt cao hơn mực nước của ao nhằm tạo dòng chảy tròn trong ao khi sử dụng xe quạt nước để đảo nước. 2.3 Mương nổi Mương nổi phiên bản SMART-01 là kiểu mương nổi nhỏ, được chế tạo để ương cá biển từ cỡ hương lên cỡ giống. Mương được làm bằng vật liệu composit. Đây là loại vật liệu phù hợp nhất tại Việt Nam nhờ ưu điểm dễ tạo hình, tuổi thọ cao, khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường nắng nóng nhiều sinh vật bám, dễ vệ sinh. Giá thành tuy có 3
- cao hơn các loại vật liệu đơn giản khác nhưng xét về hiệu quả sử dụng thì ưu việt hơn rất nhiều. Mương có dạng hình thang với thể tích khoảng 3,5 m3 (3,5×0,8×1,0m) hai đầu vát 30o (Hình 2). Một đầu của mương được gắn hệ thống ống nâng nước, đầu còn lại gắn lưới chắn chống cá ra ngoài và địch hại xâm nhập vào mương. Phía đầu cấp nước của mương có một tấm chắn để hướng cho nước lùa xuống đáy mương. a b Hình 1: Ao nuôi và hệ thống mương đặt trong ao (trên: nhìn từ trên xuống; dưới: mặt cắt ngang) 2.4 Hệ ống nâng nước Hệ thống ống nâng nước bao gồm 04 ống nhựa PVC ∅90. Mỗi ống dài 100 cm, được gắn kết với nhau một khung chữ nhât làm bằng ống nhựa PVC ∅21, cố định vào mương. Khung nhựa ∅21 này còn đảm nhận chức năng dẫn khí vào từng ống nâng nước (Hình 3). Cạnh trên của khung được nối với máy nén hoặc thổi khí bằng ống nhựa mềm. Lượng khí vào khung được điều chỉnh nhờ một van khí đặt tại đây. Cạnh dưới của khung có khoan lỗ nhỏ, mỗi ống nâng nước có một lỗ. Đường kính của lỗ thoát khí là 3,0 mm. Độ sâu của lỗ thoát khí so với mực nước ao là 80 cm. Khả năng nâng nước của ống phụ thuộc vào công suất của máy nén hoặc thổi khí. 4
- 2.5 Hệ thống máy nén khí Nước được đẩy vào trong mương nhờ hoạt động của máy nén khí. Công suất của máy nén khí phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người nuôi và số lượng ống nâng nước. Hệ thống SMART-01 (gồm 6 mương nổi với tổng cộng 24 ống nâng nước) sử dụng máy nén khí ANLET BSR 40 của Nhật Bản có công suất là 3 HP (2,2 Kw). Lượng khí nén 66 m3 khí/giờ. Khi hoạt động, mỗi ống nâng nước sẽ đẩy được khoảng 86÷87 L/phút. Hình 2: Cấu tạo mương nổi phiên bản SMART-01 Hình 3: Cấu tạo hệ thống ống nâng nước Để đảm bảo an toàn cho cá ương và giảm thiểu rủi ro hỏng hóc, hai máy nén khí được sử dụng luân phiên. Mỗi máy hoạt động 12 h trong ngày. Hệ thống ống dẫn khí từ máy nén 5
- khí đến hệ thống ống nâng nước được thiết kế khép kín chạy xung quanh bè. Thiết kế này đảm bảo lượng khí và áp suất khí nén ở mọi điểm là như nhau, tránh hiện tượng các ống nâng nước hoạt động không đều nhau. 2.6 Hệ thống bè nâng đỡ mương Hệ thống bè được sử dụng làm giá đỡ cho các mương nổi. Vật liệu làm bè là gỗ 6×12 cm và phuy nhựa HDPE 200 L. Đây là những vật liệu dễ tìm và thường được sử dụng để làm bè nuôi tôm Hùm. Bè có dạng hình chữ nhật. Dài 510 cm m và rộng 750 cm; được chia làm 06 ngăn. Chiều rộng mỗi ngăn là 95 cm, vừa đủ đảm bảo cho thao tác nâng/hạ mương nổi được thuận lợi. Xung quanh bè được lát ván phai tạo đường đi lại để chăm sóc và quản lý cá ương trong mương (Hình 4). Phuy nhựa 200 L được sử dụng làm phao để nâng bè nổi trên mặt nước. Hệ thống SMART-01 có tất cả 17 phao và được bố trí đều xung quanh bè, đảm bảo cho các mương nổi ổn định trên mặt nước ngay cả khi có người thực hiện các công việc cho cá ăn, vệ sinh mương. Mương được treo vào bè bằng bulong ∅14 mm, dài 450 mm. Việc sử dụng bulong để treo mương sẽ giúp ta điều chỉnh độ cao lưu không và độ sâu khi ngập nước của mương. Độ cao lưu không của mương dao động từ 5÷10 cm so mới mặt nước. Do mương được treo vào bè bằng bulong, cho nên độ nổi của mương phụ thuộc hoàn toàn vào độ nổi của bè. a’ c c’ 6 1 2 1 b b’ 3 Mặt cắt aa’ Nhìn từ trên xuống a 6 6 5 3 4 Mặt cắt bb’ Mặt cắt cc’ Hình 4: Cấu tạo dàn bè nổi nâng đỡ mương Ghi chú: 1: Mương nổi 4: Cửa lưới thoát nước 2: Phao 5: Bulong treo mương 3: Ống nâng nước 6: Hệ thống ống dẫn khí 2.7 Lắp đặt và vận hành Hệ thống bè nổi được lắp đặt và thả xuống ao chứa trước. Sau đó tiến hành kết nối máy nén khí với dàn bè. Nếu sử dụng ống dẫn khí là nhựa PVC thì nên chôn xuống đất để tránh 6
- bị hư hỏng do tác động của tia cực tím và nắng nóng. Không khí mới thoát ra từ máy nén khí thường có nhiệt độ cao. Vì vậy đoạn ống nối với máy nén khí phải là ống chịu nhiệt hoặc ống kẽm, có độ dài khoảng 6 m. Tiến hành hạ mương và lắp đặt hệ thống ống nâng nước, van điều khiển. Công suất của máy nén khí ANLET BSR 40 là đủ để vận hành 6 mương và khoảng 12 vòi sục khí độc lập (khi cần cung cấp thêm oxy vào mương hoặc phòng trị bệnh cho cá hay thu hoạch). Khi lắp tấm chắn vào thì nước chảy lùa xuống đáy và lưu tốc dòng chảy mặt gần như bằng không, tạo khoảng lặng trên bề mặt mương để cá bắt mồi. Ngoài ra, tấm chắn ở đầu mương có tác dụng tạo dòng chảy ngầm bên dưới, đẩy chất thải của cá và thức ăn thừa về phía cuối mương. Một phần chất thải đi ra môi trường ngoài qua cửa thoát của mương. Phần còn lại sẽ lắng đọng ở khu vực cuối mương và được siphon ra hàng ngày. Phiên bản SMART-02 có gắn bộ thu chất thải, thuận lợi hơn cho việc thu gom và xử lý. Các thông số môi trường cơ bản như độ mặn, độ pH, NH4-N, chất rắn hòa tan (TDS) và nhiệt độ của nước trong mương tương đương với ngoài ao chứa. Vì thế, chất lượng nước trong mương sẽ đảm bảo nếu quản lý tốt chất lượng nước ao. Nhờ hoạt động của bộ nâng nước, hàm lượng oxy hòa tan của nước trong mương sẽ đảm bảo yêu cầu của cá ương. Tuy nhiên, cần lưu ý thường xuyên vì khi hệ thống này ngừng hoạt động (ví dụ bị mất điện hoặc sự cố kỹ thuật) nguy cơ cá chết do thiếu oxy là rất cao. Khi ương các đối tượng có khả năng sử dụng thức ăn tự nhiên, cần sử dụng phân bón để gây màu nước ao. Trong quá trình vận hành, phải thường xuyên kiểm tra hệ thống khí. Cá được ương trong mương với mật độ rất cao. Vì thế bất cứ sự cố nào gây mất khí đều nguy hiểm cho cá. Hệ thống nén khí trung tâm cần thiết phải có 2 máy nén khí chạy luân phiên nhau để kéo dài tuổi thọ máy và đề phòng khi một máy bị hỏng. Ở những nơi nguồn cung cấp điện không được ổn định cần có thêm một máy chạy dầu kết nối với máy nén khí bằng dây curoa để phòng khi mất điện. Người nuôi có thể điều khiển lượng khí và số lượng ống nâng nước để điều chỉnh lưu lượng nước trao đổi cũng như tốc độ dòng chảy cho phù hợp với từng đối tượng nuôi. Hoạt động của các ống nâng nước có thể bị suy giảm nếu chúng bị các sinh vật bám tấn công. Vì thế hệ thống này cần được vệ sinh định kỳ. Công tác vệ sinh mương có thể được thực hiện một cách dễ dàng bằng cách dùng bàn chải mềm chà dọc mặt trong và nền đáy của mương. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên vệ sinh mương quá thường xuyên khi ương những đối tượng nhạy cảm với các xáo trộn ví dụ như cá Chẽm. 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA SMART-01 TRÊN CÁ CHẼM 7
- 3.1 Phương pháp thử nghiệm Cá Chẽm giống cỡ 15÷20 mm được sản xuất nhân tạo tại địa phương và chuyển đến địa điểm ương thử nghiệm tại Ninh Lộc của Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa. Mật độ ương là 10.000 con/mương, tương đương với 3,3 con/L. Mỗi đợt ương sử dụng 3 mương đã được vệ sinh bằng chlorine 100 ppm với tổng số cá giống là 30.000 con. Chiều dài toàn thân và khối lượng của cá được xác định trước khi thực hiện thử nghiệm sau 2 ngày nuôi thuần. Cá được cho ăn bằng thức ăn viên của INVE và Grobest (cỡ hạt 800÷1200 µm; hàm lượng protein thô 42÷56%). Thức ăn INVE chính là loại mà trại sản xuất giống sử dụng để ương cá ở các giai đoạn nhỏ hơn. Ở đợt ương 1, cá được cho ăn thức ăn INVE trong tuần đầu và chuyển sang thức ăn Grobest từ tuần thứ 2. Nhằm hạ giá thành sản xuất, đợt ương thứ 2 sử dụng thức ăn Grobest ngay từ đầu. Lượng cho ăn vào khoảng 2÷18% khối lượng thân; được chia làm 14 lần cho ăn (mỗi giờ một lần từ 06:00 đến 18:00). Căn cứ vào khả năng sử dụng thức ăn của cá để có điều chỉnh thích hợp ở những lần cho ăn sau. Hàng ngày theo dõi các thông số môi trường quan trọng như pH, oxy hòa tan (DO) và nhiệt độ vào lúc 08:00 và 14:00 ở cả trong mương và ngoài ao. Các yếu tố khác bao gồm chất rắn hòa tan (TDS), hàm lượng amonia tổng cộng (NH3-N) và độ mặn được xác định 5 ngày/lần; tổng lượng chất rắn lơ lửng được xác định 7 ngày/lần. Tiến hành thu mẫu sinh vật phù du ở mương (đầu và cuối mương) và ngoài ao để theo dõi biến động thành phần loài và đánh giá khả năng “lọc” sinh vật phù du của mương. Động thái dòng chảy trong mương cũng được khảo sát bằng cách sử dụng phẩm màu và phao nhỏ. Định kỳ 5 ngày/lần đo chiều dài toàn thân, cân khối lượng và kiểm tra tình hình bệnh dịch của 50 cá thể/mương . Tỷ lệ sống của cá ương được xác định khi kết thúc thử nghiệm. Thử nghiệm kéo dài 3 tuần ở đợt 1 và 5 tuần ở đợt 2 khi cá đạt kích thước khoảng 60÷80 mm và 80÷100 mm. Các thông số sử dụng để đánh giá hiệu quả bao gồm: tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, mức độ phân đàn, tỉ suất lợi nhuận và lợi nhuận/đơn vị đầu tư. 3.2 Hoạt động của mương và khả năng trao đổi nước với môi trường Lưu lượng nước vào mương khoảng 350 L/phút. Quan sát bằng cách sử dụng phẩm màu cho thấy nước trong mương được thay mới 100% sau mỗi 15 phút (Hình 5). Điều này khiến cho chất lượng môi trường giữa ao chứa và mương là tương đối đồng nhất ngoại trừ DO và TSS (Bảng 1). Nước trong mương luôn có DO cao hơn 4,0 mg/L và cao hơn nước trong ao nhờ hoạt động hiệu quả của hệ thống nâng nước. Hàm lượng TSS tuy nhiên cao hơn nước trong ao do chất thải của cá và thức ăn thừa có trong mương (Lưu Thế Phương 2006). 8
- Lưu tốc dòng chảy mặt trung bình khi vận hành mương không có tấm chắn ở phía đầu mương là 35 cm/s. Với sự hiện diện của tấm chắn, nước được hướng xuống phía dưới, quét trên mặt đáy mương trước tạo dòng chảy ngược từ đáy lên ở phía cuối mương. Điều này giúp tạo khoảng lặng sau tấm chắn làm nơi cho cá ăn, thức ăn không bị cuốn ra ngoài mương. Thêm vào đó, các chất rắn lơ lửng được chuyển ra ngoài ao chứa một cách dễ dàng hơn. Chất thải có kích thước lớn dồn lại ở phía cuối mương, thuận lợi cho việc siphon hàng ngày để giữ vệ sinh cho mương. Khảo sát thành phần loài và sinh khối của động thực vật phù du cho thấy mức độ phong phú giữa mương và ao là tương đương nhau. Tuy nhiên, sinh khối của sinh vật phù du trong mương cao hơn ngoài ao, cho thấy khả năng “lọc” hiệu quả của mương (Trần Thị Nhật Hưởng 2006). ống nâng nước Llư?i ich?n n ướ chắ ? ng nâng nư?c T?tấmh?n ắn m c ch 0 phút 2 - 3 phút 5 - 6 phút 7 - 8 phút 11 - 13 phút 15 - 20 phút Hình 5: Mức độ trao đổi nước giữa mương và ao (màu xám: nước có phẩm màu) 3.3 Tốc độ tăng trưởng của cá ương Cá tăng trưởng nhanh khi ương nuôi trong mương. Chúng bắt mồi chủ động, tranh giành thức ăn và không ăn vào ban đêm. Thời gian cá bắt mồi mạnh nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Giải phẫu dạ dày cá cho thấy cá Chẽm lớn hơn 20 mm gần như không sử dụng động vật phù du. Ở đợt ương thứ 1, sau 15 ngày ương, khối lượng và chiều dài toàn thân trung bình của cá lần lượt là 2,36 ± 0,07 g và 5,13 ± 0,05 cm. Tỉ lệ sống sống cao, đạt 81,9 ± 1,0%. Tỷ lệ phân đàn trung bình theo khối lượng thân là 23,8 ± 0,83 %, theo chiều dài toàn thân là 11,7 ± 0,28 %. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) là 0,83 ± 0,01 (Bảng 2).So với các kết quả ương nuôi trong ao đất hoặc bể xi măng thì đây là một thành công lớn. Thử nghiệm độc lập cho thấy tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Chẽm ương từ cỡ 20 mm lên 80 mm không khác biệt giữa thức ăn INVE và Grobest (Bảng 3) (Đàm Thanh Ngọc 2006). Tuy nhiên, giá của thức ăn viên do Grobest sản xuất lại chỉ bằng 1/5 so với INVE. Mục tiêu hạ giá thành sản xuất tuy vậy không thành công ở đợt ương thứ 2 khi tiến 9
- hành sử dụng thức ăn Grobest ngay từ đầu. Cá đã quen với thức ăn INVE trong trại sản xuất giống và bắt mồi kém. Chất lượng nước của đợt 2 cũng kém hơn so với đợt 1 do nước trong ao đã được lưu giữ khoảng 10 tháng và có độ mặn cao hơn (Bảng 2). Cá lại bị nhiễm Caligus ký sinh ở mang. H2O2 đã được sử dụng để tắm cho cá ương trong mương với hàm lượng 150 ppm trong 20 - 30 phút và tỏ ra khá hiệu quả. Đây là cũng chính là một trong những nguyên nhân gây kìm hãm sinh trưởng và giảm tỷ lệ sống của cá ở đợt ương 2. Hiệu quả chung của đợt ương 2 vì thế thấp hơn so với đợt 1. Bảng 1 : Chất lượng nước trong mương và ao. Số liệu cùng hàng có ký hiệu mũ khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0.05) Đợt ương 1 Yếu tố Ao Mương 3 Mương 4 Mương 5 3,95 ± 0,16a 4,55 ± 0,14b 4,54 ± 0,14b 4,60 ± 0,13b DO (ppm) Sáng 5,55 ± 0,17a 5,60 ± 0,16a 5,61 ± 0,17a 5,67 ± 0,16a Chiều Nhiệt độ (oC) Sáng 31,6 ± 0,16a 31,6 ± 0,16a 31,6 ± 0,16a 31,6 ± 0,16a 33,4 ± 0,25a 33,3 ± 0,25a 33,3 ± 0,25a 33,3 ± 0,25a Chiều 7,6 ± 0,02a 7,6 ± 0,01a 7,6 ± 0,02a 7,6 ± 0,02a Sáng pH 7,6 ± 0,02a 7,6 ± 0,02a 7,6 ± 0,02a 7,6 ± 0,02a Chiều 22 ± 0,12a 22 ± 0,12a 22 ± 0,12a 22 ± 0,1a Độ mặn (ppt) Đợt ương 2 Yếu tố Ao Mương 1 Mương 2 Mương 3 5,85 ± 0,09a 5,86 ± 0,09a 5,80 ± 0,12a 5,80 ± 0,10a DO (ppm) Sáng 11,02 ± 0,24a 8,05 ± 0,20b 8,09 ± 0,21b 8,22 ± 0,21b Chiều Nhiệt độ (oC) Sáng 30,2 ± 0,10a 30,10 ± 0,10a 30,10 ± 0,10a 30,10 ± 0,10a 32,6 ± 0,30a 31,10 ± 0,20b 31,10 ± 0,20b 31,10 ± 0,20b Chiều 8,1 ± 0,01a 8,0 ± 0,02a 8,0 ± 0,02a 8,0 ± 0,02a pH Sáng 8,4 ± 0,01a 8,3 ± 0,02b 8,3 ± 0,02b 8,3 ± 0,02b Chiều 29 ± 0,30a 29 ± 0,30a 29 ± 0,30a 29 ± 0,30a Độ mặn (ppt) 63,79 ± 8,93a 111,13 ± 19,77b 92,54 ± 14,88a 92,43 ± 13,33a TSS (ppm) 1309 ± 48,9a 1357 ± 57,5a 1334 ± 59,1a 1321 ± 71,0a TDS (ppm) NH4+ (ppm) 0,13 ± 0,01a 0,13 ± 0,01a 0,13 ± 0,01a 0,13 ± 0,01a Hình 6: Động thái của dòng chảy trong mương 10
- Tốc độ tăng trưởng của cá không cao. Cá lớn chậm hơn so với đợt ương thứ 1. Tốc độ sinh trưởng trung bình đặc trưng về khối lượng, chiều dài toàn thân cá lần lượt là 4,66 ± 0,05 %/ngày và 1,44 ± 0,03 %/ngày. Khi thu hoạch, chiều dài toàn thân trung bình của cá là 10,03 ± 0,23 cm; khối lượng thân trung bình là 16,36 ± 1,28 g. Tỷ lệ sống trung bình ở đợt ương này không cao bằng đợt 1 (53,43 ± 1,39%). Tuy nhiên thời gian ương dài gấp 3 lần. Tỷ lệ phân đàn trung bình theo khối lượng thân của cá cao hơn rất nhiều so với đợt ương I (109,23 ± 3,36 %). Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của đợt ương 2 này là 2,8 ± 0,15. Bảng 2: Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cá Chẽm trong hai đợt ương Đợt I (15 ngày) Trung bình Chỉ tiêu Mương 3 Mương 4 Mương 5 L2 (cm) 5,05 ± 0.09 5,22 ± 0.08 5,12 ± 0.09 5,13 ± 0,05 W2 (g) 2.4 ± 0.12 2.24 ± 0.09 2.5 ± 0.14 2,36 ± 0,07 SRGL (%/ngày) 3,37 ± 2,21 3,81 ± 2,35 3,59 ± 2,06 3,59 ± 0,13 SRGW (%/ngày) 9,34 ± 3,08 9,04 ± 3,67 9,40 ± 3,11 9,26 ± 0,11 Tỷ lệ sống (%) 80 82,7 83,1 81,93 ± 0,97 CVW (%) 24,80 ± 8,04 22,15 ± 4,46 24,46 ± 9,05 23,8 ± 0,83 CVL (%) 11,21 ± 1,38 11,71 ± 0,91 12,19 ± 1,34 11,7 ± 0,28 FCR 0,83 0,81 0,85 0,83 ± 0,01 Đợt II (45 ngày) Trung bình Chỉ tiêu Mương 1 Mương 2 Mương 3 10,03 ± 0,23 L2 (cm) 9,65 ± 0,16 10,00 ± 0,16 10,45 ± 0,21 1,44 ± 0,03 SRGL (%/ngày) 1,40 ± 0,30 1,43 ± 0,29 1,50 ± 0,25 16,36 ± 1,28 W2 (g) 14,38 ± 0,82 15,95 ± 0,84 18,75 ± 1,46 4,66 ± 0,05 SRGW (%/ngày) 4,56 ± 0,78 4,66 ± 0,72 4,75 ± 0,67 53,43 ± 1,39 Tỷ lệ sống (%) 51,1 55,9 53,3 109,23 ± 3,36 CVW (%) 105,27 ± 26,21 106,50 ± 26,27 115,92 ± 33,05 10,64 ± 0,24 CVL (%) 11,02 ± 0,94 10,70 ± 1,10 10,21 ± 1,01 2,8 ± 0,15 FCR 2,5 3 2,9 W2, L2: Khối lượng và chiều dài toàn thân cá khi kết thúc thí nghiệm SRGL: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài toàn thân cá SRGW: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng cá CVW (%): Tỷ lệ phân đàn theo khối lượng thân CVL (%): Tỷ lệ phân đàn theo chiều dài toàn thân cá Bảng 3: Sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Chẽm ương bằng 3 loại thức ăn khác nhau. Số liệu cùng hàng có ký hiệu mũ khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0.05) Chỉ tiêu Inve Grobest Cá tạp L2 (mm) 76,9 ± 4,8 74,4 ± 0,4 69,2 ± 2,2 W2 (g) 5,55 ± 0,48 4,99 ± 0,23 4,33 ± 0,27 SRGL (%/ngày) 0,013 ± 0,002 0,012 ± 0,001 0,012 ± 0,001 SRGW (%/ngày) 0,039 ± 0,01 0,038 ± 0,01 0,037 ± 0,001 97,97 ± 0,63a 82,03 ± 1,63b 74,06 ± 1,63c Tỷ lệ sống (%) CVW2 (%) 34,0 ± 7,1 39,0 ± 5,3 38,5 ± 1,9 11
- CVL2 (%) 11,1 ± 1,3 12,8 ± 1,0 15,2 ± 0,7 FCR 0,87 0,90 4,85 3.4 Hiệu quả kinh tế Chi phí sản xuất của đợt ương I là 28.802.500 đ và đợt ương II là 37.040.000đ. Ở thời điểm thu hoạch, giá bán của đợt ương I là 2.500 đ/con, đợt ương II là 3.000 đ/con. Lợi nhuận của đợt ương I là 32.947.500 đ và đợt ương II là 10.960.000 đ. Tỷ suất sinh lợi của hai đợt ương lần lượt là 1,14 và 0,30 (Bảng 4, 5). Bảng 4: Hạch toán kinh tế của đợt thử nghiệm 1 (15 ngày; đơn vị: đồng) Số Khoản mục ĐV Giá thành Thành tiền lượng Chi phí con giống con 30.000 800 24.000.000 Chi phí thức ăn kg 35 17.000 595.000 Chi phí nhân công tháng 0,5 1.000.000 500.000 Hao mòn TSCĐ tháng 0,5 970.000 485.000 Chi phí nhiên liệu (Dầu diesen) L 5 4.500 22.500 Chi phí điện (Máy khí) Kw 800 1.500 1.200.000 Chi phí khác 2.000.000 Tổng chi 28.802.500 con 24.700 2.500 Tổng thu 61.750.000 Lãi 32.947.500 Tỷ suất sinh lợi (Lãi/Tổng chi) 1,14 Bảng 5: Hạch toán kinh tế của đợt thử nghiệm 2 (45 ngày; đơn vị: đồng) Số Khoản mục ĐV Giá thành Thành tiền lượng Chi phí sản xuất Chi phí con giống con 30.000 800 24.000.000 Chi phí thức ăn kg 120 17.000 2.040.000 Chi phí nhân công tháng 1,5 1.000.000 1.500.000 Hao mòn TSCĐ tháng 1,5 970.000 1.455.000 Chi phí nhiên liệu (Dầu diesen) L 10 4.500 45.000 Chi phí điện (Máy khí, xe quạt nước) Kw 4.000 1.500 6.000.000 Chi phí khác 2.000.000 Tổng chi 37.040.000 con 16.000 3.000 Tổng thu 48.000.000 Lãi 10.960.000 Tỷ suất sinh lợi (Lãi/Tổng chi) 0,30 Tỉ suất sinh lợi của đợt thử nghiệm thứ 2 thấp do cá bị bệnh và thời gian ương kéo dài (i.e. chi phí điện năng cao hơn). Chính vì thế cần thiết phải đảm bảo điều kiện ương nuôi để rút ngắn thời gian ương, tiết kiệm chi phí sản xuất. 4. CÁC HẠN CHẾ CỦA SMART-01 VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC 12
- Thử nghiệm vận hành cho thấy phiên bản SMART-01 có một số hạn chế nhất định. Mương nổi được gắn vào bè vì thế giảm tính cơ động và độ nổi bị ảnh hưởng lớn nếu có quá nhiều người lên bè. Hệ thống ống nâng nước được gắn cố định vào bè gây khó khăn cho công tác vệ sinh. Hiệu suất hoạt động của ống nâng cũng thay đổi theo độ nổi của bè. SMART-01 chưa có hệ thống thu gom chất thải mặc dù việc siphon được thực hiện khá dễ dàng do chất thải dồn lại ở cuối mương. Tất cả những hạn chế này sẽ được khắc phục trong phiên bản SMART-02. Mương được chế tạo bằng composit, có thể tích là 6,0 m3; tự nổi mà không cần hệ thống bè hỗ trợ. Hệ thống ống nâng nước của SMART-02 nổi độc lập với mương, dễ dàng tháo lắp, vệ sinh và được thiết kế để lấy được nước ở tầng mặt của ao. Nhờ đó có thể sử dụng các ao có độ sâu mực nước thấp và hạn chế tối đa việc cá và chất bẩn ở đáy có thể theo ống nâng nước vào mương. Cửa cấp và thoát nước cũng được cải tiến để tăng cường công năng kỹ thuật. LỜI CẢM ƠN Báo cáo này sử dụng kết quả của Dự án “Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi” CARD VIE062/04 do chương trình CARD (Collaborative Agriculture Research & Development) tài trợ thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của chính phủ Việt Nam. Công ty GROBEST (Việt Nam) là đơn vị tài trợ thức ăn nuôi cá cho nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các cơ quan tài trợ, Trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Chế tạo Tàu thủy, Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa; các bạn sinh viên Lưu Thế Phương, Trần Thị Nhật Hưởng, Trần Văn Quyến, Đàm Thanh Ngọc, Nguyễn Phi Thắng; và các cán bộ của Khoa Nuôi trồng Thủy sản: TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Đỗ Thị Hòa, ThS. Phan Văn Út, KS. Bùi Bá Trung, CN. Mai Thị Bích Hạnh và TS. Hoàng Thị Bích Mai đã hỗ trợ thực hiện dự án này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Dam T. Ngoc (2006) Effect of some types of feed on growth, survival and size variation of barramundi (Lates calcarifer Bloch 1790). Thesis. Nha Trang University. (In Vietnamese). Lai D. L. Binh (2006) Procedure of nursing barramundi fingerlings from 1 – 45 days after hatching and determining effect of densities of nursed fingerling on growth, survival and size variation. Thesis. Nha Trang University. (In Vietnamese). 13
- Le Xan (2005) Results of research on reproduction and culture some species of marine and brackish fish in Vietnam in recent years, orienting for coming researches. In: Proceedings of the Conference on research and application science and technology in aquaculture. Agriculture Publishing House, Ho Chi Minh city, pp. 541-549. (In Vietnamese). Luu T. Phuong (2006) Application float raceways to nurse barramundi (Lates calcarifer Bloch, 1790) from 2 – 8 cm total length. Master thesis. University of Agriculture 1, Ha Noi. (In Vietnamese). Nguyen V. Su (2005) Developing tendency of marine fish reproduction technology. Tap chi Thuy san 3: pp. 28-29. (In Vietnamese). Tran T. N. Huong (2006) Evaluating the plankton exchange efficiency between reservoir pond and floating raceways at Ninh Loc, Ninh Hoa, Khanh Hoa. Thesis. Nha Trang University. (In Vietnamese). Kunvankij P. (1986) Biology and culture of seabass (Lates calcarifer Bloch, 1790). NACA Training Manual Series No. 3. Lee C.S. (2003) Biotechnological advances in finfish hatchery production: a review. Aquaculture 227: pp. 439 – 458. 14
- PHẦN 2 Kỹ thuật ương và nuôi cá biển trong ao bằng mương nổi Kết quả thử nghiệm phía Australia 15
- Kỹ thuật ương và nuôi cá biển trong ao bằng mương nổi – Kết quả thử nghiệm phía Australia M.J. Burke1, B. Chilton1, L. Dutney1, B. Russell1, A. Collins2 and T. Hoang3 1 Department of Primary Industries and Fisheries, Bribie Island Aquaculture Research Centre, Bribie Island, Queensland, Australia. 2 Department of Premier and Cabinet, International Collaborations, Brisbane, Queensland, Australia. 3 Trường Đại học Nha Trang, Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo Quốc tế, Nha Trang, Việt Nam Địa chỉ liên lạc: Michael Burke, Bribie Island Aquaculture Research Centre, PO Box 2066 Bribie Island, Queensland, 4507 Australia. michael.burke@dpi.qld.gov.au GIỚI THIỆU Nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam và đã được FAO đánh giá là một phương tiện xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Mục tiêu đầy tham vọng của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam là sản xuất ra 2 triệu tấn sản phẩm chủ yếu là từ nuôi biển vào năm 2010 đã nhận được sự hỗ trợ to lớn cả về tài chính cũng như kỹ thuật từ Bộ Thủy sản (Việt Nam) và một số tổ chức quốc tế khác, trong đó có CARD. Ở Australia, trong 5 năm trở lại đây, nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển nhanh chóng và trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Các đối tượng thủy sản được ưa chuộng ở nước này như cá Chẽm, cá Viên đuôi vàng (Regificolla grandis) và gần đây là một số loài như cá mú và cá Bớp. Tuy nhiên, nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi biển nói riêng ở cả hai quốc gia hiện nay đang gặp những trở ngại to lớn. Một trong những trở ngại này là thiếu những công nghệ sản xuất có khả năng sản xuất ra lượng lớn sản phẩm với giá rẻ đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên. Ở Việt Nam, hình thức nuôi biển phổ biến hiện nay là nuôi trong các lồng nuôi kích thước nhỏ và trong các ao nuôi ven biển, sử dụng con giống vớt ngoài tự nhiên. Trong khi đó, tại Queensland, nghề nuôi cá biển trong lồng từ lâu được coi là một hình thức gây ảnh hưởng xấu cho các rạn san hô và các hệ sinh thái nhạy cảm tương tự khác. Các qui chế ngặt nghèo áp dụng cho nghề nuôi lồng tại Queensland cho thấy khả năng phát triển hình thức nuôi này vô cùng hạn chế. Vì thế cần phải nghiên cứu tìm ra công nghệ nuôi mới, vừa đảm bảo không gây nguy hại cho môi trường, vừa đem lại lợi nhuận cho người nuôi để có thể tiếp tục phát triển nghề nuôi cá biển. Nhu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn khi ngày càng có nhiều người nuôi tôm ở Australia muốn tìm kiếm đối tượng nuôi khác do thị trường tôm cung đã vượt quá cầu và người nuôi luôn phải cạnh tranh với nguồn tôm nhập khẩu có giá rẻ hơn sản xuất trong 16
- nước. Hiện nay, tại Australia, chưa hề có một mô hình nuôi thâm canh cá biển nào tái sử dụng nước 100% (không thay nước). Việc xây dựng các bể nuôi tuần hoàn, tái sử dụng nước rất đắt tiền và không tận dụng được ưu thế về khí hậu (ôn hoà, thuận lợi cho nghề NTTS) ở Queensland và hệ thống ao đầm mà người dân hiện có. Hình 1. Hệ thống mương nổi nuôi cá thương phẩm trong ao/ hồ chứa tại BIARC Dự án CARD này sẽ giải quyết các khó khăn nêu trên bằng cách xây dựng một hệ thống nuôi mới, bền vững hơn cho nghề nuôi hải sản. Hệ thống này còn có thể được ứng dụng vào các thủy vực nước ngọt trong nội địa. Hệ thống nuôi mới mà dự án xây dựng là sự kết hợp sáng tạo giữa công nghệ nuôi cá bằng mương nổi với nguyên tắc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Các mương nổi, làm bằng plastic hay vật liệu rẻ tiền, đã được thử nghiệm thành công ở Nhật, Australia và Mỹ. Chúng hoạt động như là một hệ thống nuôi nước chảy với lưu tốc rất ổn định, vì thế cho phép nâng mật độ nuôi lên rất cao (tới 100 kg/m3) với chi phí đầu tư và vận hành thấp. So với nuôi cá trong lồng lưới, sử dụng mương nổi đem lại hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (tiết kiệm thức ăn), giảm lượng chất thải đến 30% và giảm 50% nhân công. Việc kết hợp sử dụng mương nổi với xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học sẽ cho phép xây dựng hệ thống nuôi bán mở hoặc kín hoàn toàn, nhờ vậy làm giảm đáng kể ảnh hưởng có thể của NTTS lên môi trường. Điểm đặc biệt của hệ thống này chính là ở khả năng ứng dụng cao của nó cho các nông hộ nuôi ở qui mô nhỏ. Họ có thể sử dụng hệ thống ao đìa đã có sẵn mà không phải sửa đổi hay 17
- đầu tư thêm nhiều. Dự án này hy vọng sẽ góp phần nâng cao sản lượng cá biển giống và tận dụng các ao nuôi tôm hiện đang bị bỏ hoang do dịch bệnh ở vùng duyên hải. Mục tiêu của dự án hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chương trình CARD: sử dụng công nghệ đơn giản có hiệu quả để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và phát triển năng lực cán bộ của quốc gia. Về phía Việt Nam, dự án này nhắm đến việc xây dựng một mô hình ương nuôi ấu trùng và cá giống của các đối tượng có giá trị kinh tế cho người nuôi cá biển ở Việt nam với các đặc tính dễ ứng dụng, có hiệu quả kinh tế và không ảnh hưởng đến môi trường. Thông qua việc sử dụng các mương nổi trong ao, dự án sẽ giúp người nuôi thiết lập một hệ thống ương ấu trùng/cá giống mang tính thâm canh, có tuổi thọ cao và dễ quản lý chăm sóc. Nhờ vậy sẽ góp phần tích cực giảm chi phí sản xuất và gia tăng lượng con giống cá biển hiện vẫn còn rất hạn chế ở cả Australia và Việt nam. Dự án này cũng sẽ thử nghiệm mương nổi để nuôi thương phẩm các đối tượng cá biển thông qua việc hợp tác với các nghiên cứu viên của Australia. Tại Bribie Island Aquaculture Research Centre (BIARC), các thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Mú nước ngọt (Argyrosomus japonicus) và cá Đục (Sillago ciliata) đã được tiến hành trong thời gian 18 tháng từ năm 2005 đến 2006. Tại đây, mương nổi được chế tạo với hai kích thước khác nhau (Hình 3) - Mương ương cá (dùng trong thử nghiệm ương cá Đục) có thể tích hoạt động là 3.600L và mương nuôi thương phẩm (dùng trong thử nghiệm nuôi cá Mú nước ngọt) với thể tích 20.000L. Thử nghiệm cho thấy sử dụng mương nổi ở cả hai kích thước để nuôi hai loài là cá Mú nước ngọt và cá Đục đều có thể đạt đến cỡ thương phẩm. Tuy nhiên, kích cỡ thương phẩm và tốc độ sinh trưởng của hai loài này rất khác nhau. Ở Australia, cá Đục có khối lượng từ 60 gram trở lên được xem là đạt cỡ thương phẩm. Cá Mú nước ngọt có giá loại 1 khi đạt kích cỡ từ 2 – 2,5 kg. Trong thử nghiệm của Trung tâm, cá hiện nay đã đạt khối lượng trên 1 kg/con và dự tính sẽ đạt kích cỡ thương phẩm trong 6 tháng nữa. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mương nổi Mương nổi sử dụng ở BIARC có cấu tạo đơn giản. Phần khung nâng đỡ mương được lót ván (loại ván đã qua xử lý) và nổi trên mặt nước nhờ những phuy nhựa 200L (Hình 1 & 2). Phần mương nổi được chế tạo từ một loại nhựa tổng hợp là HDPE, dày 2mm. Mương được treo vào phần khung/bè nâng đỡ. Hai đầu cấp và thoát nước của mương có gắn một tấm lưới cho phép nước ra vào mương thông qua một khung lưới. Khung lưới này còn có 18
- tác dụng giữ cá trong mương nuôi và nếu muốn có thể giữ cả thực vật phù du. Kích thước của mắt lưới phụ thuộc vào đối tượng nuôi và giai đoạn nuôi. Tấm lưới chắn được lắp vào khung nhôm theo dạng trượt (Hình 4). Khung nhôm này được gắn chặt vào hai đầu mương nhờ các đinh vít (làm bằng thép không rỉ 316) và các ron đệm hình chữ C. Hai đầu mương được ghép vuông góc với phần thân mương (bằng các bu-lông thép không rỉ 316 và các ron đệm). Phần mối ghép được gia cố bằng các mảnh nhựa tái chế 20mm x 20mm với chiều dài phù hợp (Hình 4). Sơ đồ cấu tạo chi tiết mương nổi sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau (Hình 7&8). Hình 2. Cấu trúc phần khung nâng đỡ mương Hệ thống ống nâng nước và hệ thống cung cấp khí Hệ thống ống nâng nước dùng trong mương nuôi thương phẩm có thể tích 20.000L gồm 18 ống nhựa PVC Ø90 mm. Hệ thống này có khả năng tạo dòng chảy từ ngoài vào mương với lưu tốc >1500L/phút. Như vậy, thời gian để thay hoàn toàn lượng nước trong mương ít dướia15 phút (12,7 phút). Đối với mương ương cá, hệ thống ống nâng nước chỉ gồm 4 ống nhựa PVC Ø90 mm, do đó lưu lượng nước trao đổi giữa mương và ao giảm xuống chỉ còn 350L/phút và thời gian để thay toàn bộ nước trong mương là 14,5 phút (Hình 5). Các số liệu này được tính toán dựa trên áp suất tiêu chuẩn (36Kpa) và công suất máy sử dụng ở BIARC. Do vậy, lưu lượng trao đổi nước giữa mương và ao chứa sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của các thông số này cũng như các quá trình sinh học. Chẳng hạn như khi ống nâng nước hay một đầu của mương bị tắc nghẽn sẽ làm giảm lưu lượng trao đổi nước giữa mương và ao. 19
- Mương nổi 20,000 L Mương nổi 20,000 L Mương n?i 3600 L Mương n?i 3,600 L 3,600 litre Raceway 3,600 litre Raceway Hình 3. Sơ đồ hệ thống mương nổi dùng để ương và nuôi thương phẩm. Các đường màu xanh biểu thị ống dẫn khí đến hệ thống ống nâng nước Hình 4. Mương nổi ở tư thế úp ngược. Khung nhôm để lắp tấm lưới chắn. Cận cảnh là mối liên kết giữa mặt cuối của mương và phần thân dọc của mương Lượng khí để vận hành hệ thống ống nâng nước được phân phối từ hệ thống cung cấp khí chung của trạm nghiên cứu thông qua một đường ống dẫn khí Ø50 mm có khả năng giãn nở. Hệ thống cung cấp khí chung cho cả trại gồm ba máy nén khí, trong đó có 2 máy loại Wade SR 113 và 1 máy Robushi SRB. Máy Wade SR 113 có khả năng cung cấp 202 L khí/ giây còn công suất của máy Robushi SRB là 100 L khí/giây. Như vậy, khi vận hành, 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 366 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 346 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 131 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 119 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 93 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 104 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 104 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 107 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 87 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn