Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quản lý Rừng dựa vào cộng đồng - Những bài học kinh nghiệm "
lượt xem 28
download
Từ giữa năm 2006, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam (CVN) đã và đang triển khai thực hiện 03 dự án phát triển nông thôn dựa vào lâm nghiệp ở khu vực miền Bắc Việt Nam, tập trung vào vấn đề quản lý tập thể tài nguyên thiên nhiên (TNTN). Ba dự án này gồm có: Dự án Quản lý Lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng (PWM), Dự án Trồng và Quản lý Rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng (CBMRM) ở tỉnh Thanh Hoá, và Dự án Nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý rừng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quản lý Rừng dựa vào cộng đồng - Những bài học kinh nghiệm "
- Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam Quản lý Rừng dựa vào cộng đồng - Những bài học kinh nghiệm Cơ quan thực hiện: Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và các đối tác: (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hoá – TUSTA và Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - AFRDC) I. Giới thiệu chung Từ giữa năm 2006, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam (CVN) đã và đang triển khai thực hiện 03 dự án phát triển nông thôn dựa vào lâm nghiệp ở khu vực miền Bắc Việt Nam, tập trung vào vấn đề quản lý tập thể tài nguyên thiên nhiên (TNTN). Ba dự án này gồm có: Dự án Quản lý Lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng (PWM), Dự án Trồng và Quản lý Rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng (CBMRM) ở tỉnh Thanh Hoá, và Dự án Nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý rừng (CEFM) ở tỉnh Bắc Kạn. Các dự án này diễn ra trong bối cảnh khung chính sách về xã hội hoá quản lý rừng ở Việt Nam đã được triển khai khoảng hơn 10 năm. . II. Mục tiêu nghiên cứu Tài liệu này tổng hợp các kết quả và kinh nghiệm có được trong quá trình thực hiện 03 dự án tập thể quản lý TNTN của CARE VN trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2009. Các bài học kinh nghiệm của các dự án được tổng hợp trên cơ sở khung tập thể quản lý tài nguyên thiên nhiên được thừa nhận ở cấp độ quốc tế và môi trường pháp lý và chính sách hiện có tại Việt Nam. Tài liệu đưa ra những ý kiên đánh giá hữu ích và kiến nghị thực tế cho những người thực hiện và các nhà hoạch định chính sách từ các tổ chức phi chính phủ cũng như các cơ quan chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản lý và quản trị rừng, rừng ngập mặn và rừng đầu nguồn ở Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để áp dụng cho các hoạt động trong thời gian tới nhằm đảm bảo lợi ích xã hôi cho các bên tham gia từ việc giảm Phát thải khí nhà kính do Phá rừng và Suy thoái rừng (REDD), Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng (PFES) và Quản lý Rừng Cộng đồng ở Việt Nam. III. Tài liệu và phương pháp: • Tài liệu dự án, báo cáo tiến độ dự án, tài liệu về bài học kinh nghiệm, hội thảo, và các tài liệu tham khảo • Nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm 1
- Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm Các kết quả về công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo có được từ các hoạt động tập thể quản lý TNTN ban đầu dựa trên cơ sở đối chiếu và tổng hợp các kết quả cụ thể của từng dự án. Trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với dự án PWM, các tác động trên phạm vi rộng và mang tính lâu dài đã bắt đầu được khẳng định, chẳng hạn như phương pháp lập kế hoạch thông qua xây dựng bức tranh tương lai được áp dụng và phổ biến từ 6 xã thí điểm ở 3 tiểu lưu vực được mở rộng ra toàn Huyện, được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của chính quyền địa phương và thúc đẩy đầu tư của nhà nước vào các dự án trồng rừng thông qua các chương trình quốc gia. Các kết quả được phân theo 3 lĩnh vực mà CARE VN nỗ lực hướng tới: công bằng xã hội, an ninh sinh kế, và quản trị hiệu quả hơn. Các kết quả này không được thảo luận chi tiết ở đây (mặc dù có một số ví dụ cụ thể), nhưng được trình bày theo trình tự lô gíc, các kết quả cụ thể của dự án trên phạm vi rộng hơn sẽ được giới thiệu trong một phần của tài liệu này – đánh giá và học hỏi từ những hoạt động can thiệp về tập thể quản lý TNTN. 4.1 Công bằng xã hội • Sự tham gia công bằng hơn (bình đẳng giới trong quá trình tham gia vào các hoạt động dự án) • Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền, tầm quan trọng và chia sẻ chi phí, lợi ích công bằng trong quản lý TNTN • Tiếp cận công bằng hơn đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với chia sẻ chi phí và lợi ích công bằng hơn trong quản lý tập thể TNTN • Đóng góp ý kiến của cộng đồng thông qua các quy trình dân chủ cơ sở để bầu ra thành viên của ban quản lý TNTN • Đoàn kết cộng đồng, như tính cộng đồng cao hơn giữa các thôn bản tham gia vào dự án, nhận thức, hiểu biết về giá trị sinh kế của các hộ gia đình và việc tham gia vào các nhóm hộ gia đình chứ không phải với tư cách cá nhân • Phân công công việc theo giới , ví dụ nam giới tham gia nhiều hơn các công việc trong gia đình sau khi tham gia tập huấn về giới do dự án tổ chức 4.2. An ninh sinh kế • Nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và tính cấp thiết của quản trị TNTN • Tăng cường tính tự chủ đối với đất rừng và TNTN (như trường hợp giao đất rừng sản xuất trong dự án PWM), đồng thời mở rộng tính tự chủ của cộng đồng về trách nhiệm của họ trong quản trị TNTN bền vững và công bằng. • Sinh kế bền vững hơn thông qua khả năng ứng phó và phục hồi tốt hơn sau thiên tai (như tái trồng rừng ngập mặn trong dự án CBMRM và canh tác trên đất dốc trong dự án PWM), cùng với kinh tế được cải thiện tăng lên (tài chính- thông qua mô hình nông lâm kết hợp; con người-thông qua đào tạo kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm; tự nhiên- thông qua tái trồng rừng và quản trị hiệu quả nguồn TNTN, tạo ra các dịch vụ sinh thái tốt hơn; xã hội -thông qua việc phát triển và củng cố các tổ chức cộng đồng) 2
- Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam • Tăng cường khả năng quản lý rủi ro và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương: giảm thiểu tác động của thiên tai thông qua tái trồng rừng và tập thể quản trị TNTN (ví dụ. tái trồng rừng trong dự án CBMRM có thể giúp bảo vệ thôn bản tốt hơn khi có bão; mô hình quản lý đầu nguồn trong dự án PWM có thể giúp cải thiện hệ thống tưới tiêu, dẫn đến năng suất cây trồng tăng lên đáng kể); thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu thông qua các nỗ lực chuẩn bị cho các hoạt động can thiệp về quản trị TNTN “thích ứng với khí hậu”. • Thừa nhận quyền tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ sử dụng tài nguyên thiên nhiên (như dự án CBMRM hỗ trợ trao quyền quản lý và quyền sử dụng bền vững rừng ngập mặn cho người dân địa phương; dự án PWM hỗ trợ giao đất rừng tập thể) • Phát triển năng lực và sự tự tin thông qua đào tạo bài bản và học hỏi từ kinh nghiệm nhằm tích cực chuẩn bị chiến lược sinh kế tự lập (ví dụ: tập huấn phát triển cộng đồng có sự tham gia, như kỹ năng và phương pháp thúc đẩy cuộc họp trong cả ba dự án; nhân rộng mô hình sinh kế thông qua phương pháp tiếp cận ‘tập huấn cho tập huấn viên’ trong dự án PWM) 4.3 Nâng cao hiệu quả quản trị • Tăng cường đối thoại giữa cộng đồng địa phương (cùng với sự tham gia chủ động và cam kết) và các cơ quan chính phủ có trách nhiệm (như mô hình quản lý nước liên cộng đồng trong dự án PWM được chính quyền địa phương nhân rộng và đầu tư) • Hệ thống quản trị tài nguyên thiên nhiên công bằng hơn thông qua các thể chế dựa vào cộng đồng và hoạt động tập thể (như Ban quản lý trong dự án CBMRM và PWM), khung pháp lý và quy định thống nhất (quy ước thôn/bản trong dự án CBMRM, kế hoạch quản lý; kế hoạch quản lý nguồn nước trong dự án PWM), và cơ chế giám sát có sự tham gia. • Hệ thống/mô hình quản trị tập thể TNTN được thiết lập thông qua các quá trình tham gia (như áp dụng linh hoạt các bài học kinh nghiệm hay của quốc tế về Quản trị tập thể TNTN trong các dự án CBMRM và PWM) • Các tổ chức xã hội rộng lớn hơn thông qua việc phát triển các ban quản trị TNTN (như Dự án CBMRM thiết lập các ban quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng; ban quản lý lưu vực trong dự án PWM); các nhóm kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sinh kế (như các nhóm CEFM – FPDG và SHFM; nhóm trồng, bảo vệ và duy trì vườn ươm CBMRM; nhóm sở thích về nông lâm nghiệp trong dự án PWM, tập huấn tại hiện trường và nhóm phát triển kinh tế) • Tăng cường năng lực và sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự (như nâng cao năng lực của Liên hiệp Hội KH và KT tỉnh Thanh Hóa trong khuyến nông khuyến lâm trong dự án PWM, và tương tự dự án CEFM hỗ trợ Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông Lâm nghiệp miến núi phía Bắc nâng cao kỹ năng đào tạo tại cộng đồng và các kỹ năng tham gia trong các hoạt động) • Xây dựng khung pháp lý và quy định rõ ràng hơn ở cấp địa phương (các quyết định ở cấp huyện, xã, quy ước ở cấp thôn bản) • Có những tác động lớn hơn vượt ra ngoài phạm vi dự án (như trong dự án PWM: phương pháp lập kế hoạch quản lý nước có sự tham gia được áp dụng và nhân rộng trong toàn huyện thông qua việc lồng ghép với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện). 3
- Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam V. Bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện: • Giá trị của việc áp dụng linh hoạt các mô hình thành công của quốc tế về quản trị TNTN vào bối cảnh của Việt Nam. • Lợi ích của quá trình thiết kế dựa vào các khái niệm kinh tế và lý thuyết quản lý tập thể TNTN. • Sự cần thiết phải tập trung vào phát triển hệ thống quản trị tập thể TNTN tương phản với các hoạt động và kết quả đã được xác định. • Sự cần thiết phải thiết lập và duy trì đối thoại về mặt thể chế với chính quyền địa phương. • Sự cần thiết phải đầu tư thời gian thích đáng cho quá trình quản trị TNTN tập thể, cần vài năm để xây dựng hệ thống quản trị tập thể TNTN và vài năm nữa để vận hành. • Tập huấn cho cộng đồng và đại diện chính quyền địa phương về các kỹ năng tổ chức và thúc đẩy hội thảo cơ bản. • Sự cần thiết phải tổ chức cộng đồng thành những hệ thống mới nhằm giúp họ đại diện công bằng hơn trong quá trình thương thuyết với chính quyền địa phương. • Giá trị của các bước cơ bản trong quá trình Quản trị TNTN tập thể, như thu thập số liệu, đánh giá, xây dựng tầm nhìn, lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch hoạt động có sự tham gia. Học hỏi từ quá trình tạo ra các thay đổi sinh kế quan trọng và bền vững từ quản trị tập thể TNTN: • Nhân rộng các kết quả phát triển tích cực quan trọng của quá trình tập thể quản trị TNTN (như công bằng xã hội, an ninh sinh kế và quản trị hiệu quả, như trên ) • Cần tập trung vào tiếp cận tài nguyên an toàn và quyền sử dụng bền vững cho dù nó có tạo ra sự thay đổi về quyền sở hữu đất đai hay không • Giá trị của các biện pháp khích lệ ngắn hạn trong nông nghiệp và dài hạn trong lâm nghiệp nhằm thu hút cộng đồng tham gia vào quá trình quản trị tập thể TNTN • Mô hình trình diễn về nâng cao năng lực cho cộng đồng thông qua các thể chế quản trị tập thể TNTN (các tổ chức cộng đồng) • Giá trị của việc nâng cao năng lực người dân địa phương thông qua sự phát triển các nhóm hỗ trợ sinh kế đồng thời thiết lập tổ chức quản lý mới hoặc phát triển các tổ chức hiện có • Lợi ích chiến lược của việc hướng tới các hộ khá hơn trước tiên, sau đó hiện thực hóa các lợi ích cộng đồng lớn hơn cho tất cả các đối tượng • Cần phải xem xét tính ổn dịnh và tiềm năng thị trường đối với các mô hình sinh kế ngay từ khi bắt đầu thiết kế hoạt động, chứ không phải trong quá trình hoặc sau khi đã thực hiện Môi trường quản lý hỗ trợ cho việc phát triển các mô hình quản trị tập thể TNTN ở Việt Nam không phải là không có thách thức, các bài học quan trọng được rút ra trong bối cảnh môi trường thể chế còn nhiều bất cập bao gồm: • Việc nắm bắt các cơ hội do khung pháp lý và quy định hiện hành mang lại quan trọng hơn nỗ lực tạo ra những thứ nằm ngoài sự cho phép của pháp luật 4
- Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam • Cần thiết phải nâng cao nhận thức của người dân về các khung pháp lý và quy định hiện hành trước khi họ đóng góp ý kiến với chính quyền địa phương • Giá trị của việc phát huy và củng cố những kinh nghiệm địa phương hiện có về quản lý TNTN • Cần thiết phải phổ biến các bài học kinh nghiệm/kiến thức để đóng góp ý kiến đến quá trình ra quyết định của chính quyền địa phương và thông báo về những thay đổi trong quy định và luật pháp ở cấp quốc gia. Môi trường tự nhiên mang lại cả cơ hội và thách thức cho quá trình quản trị TNTN, mà theo định nghĩa quá trình này được giả định rằng môi trường thiên nhiên bình thường, hoặc tốt hơn, một viễn cảnh thuận lợi mang lại cả lợi ích phát triển và môi trường. Bài học từ các dự án của CARE Việt Nam bao gồm: • Tầm quan trọng của việc xem xét bối cảnh không gian và lịch sử trong khung cảnh rộng hơn trong đó có tài nguyên thiên nhiên và xác định rõ ràng phương pháp tiếp cận và kết quả về môi trường. • Cần thiết phải xem xét các xu hướng vận động của môi trường, đặc biệt là các thiên tai và biến đổi khí hậu. • Giá trị của việc xem xét các yếu tố sinh thái trong quản trị TNTN, mang lại cả những rủi ro cần hạn chế và các cơ hội cần nắm bắt. • Giá trị của việc xây dựng các mô hình quản trị TNTN dựa vào dịch vụ sinh thái, tương đồng với sử dụng TNTN bền vững VI. Khuyến nghị • Mục tiêu giảm nghèo và giới: đảm bảo phân tích nghèo đói, dân tộc và giới được chia sẻ với đối tượng hưởng lợi. Cần xem xét Bước khởi đầu nhằm tăng cường sự tham gia của các hộ nghèo hơn. • Tự đánh giá và học hỏi: cần tạo điều kiện cho các bên liên quan thường xuyên tự đánh giá và xem xét tiến độ để điều chỉnh phương thức quản lý trong quá trình thực hiện • Khung thời gian hợp lý: cam kết dài hạn (dành ngân sách 2-3 năm để phát triển mô hình và 5-7 năm để hoạt động) • Nhân lực: huy động sự tham gia của cán bộ địa phương thông qua các khóa đào tạo về kỹ năng thúc đẩy và các cơ hội thực hành. • Đề xuất tài trợ hướng tới tiến trình: tập trung vào tiến trình xây dựng và vận hành hệ thống phù hợp với nhu cầu, mối quan tâm và thực trạng của địa phương • Đối tác với các cơ quan/tổ chức nhà nước nhằm tăng cường tính tự chủ trong các tiến trình và kết quả • Chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong quá trình ra quyết định: đảm nguồn lực tài chính phục vụ cho tài liệu hóa, phổ biến và vận động cho các bài học kinh nghiệm thành công từ địa phương: “Tiếng nói từ cơ sở” 5
- Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam VII. Tài liệu tham khảo Borrini-Feyerabend, G. (1996) Collaborative Management of Protected Areas: Tailoring the Approach to the Context. World Conservation Union (IUCN), Gland. Borrini-Feyerabend, G. (1997) (ed.), Beyond Fences: Seeking Social Sustainability in Conservation (2 tập: ‘Process Companion’ và ‘Reference Book’), World Conservation Union (IUCN), Gland and Cambridge (United Kingdom). Borrini-Feyerabend, G. (2004) Governance of Protected Areas, Participation and Equity. In SCBD Biodiversity issues for consideration in the planning, establishment and management of protected area sites and networks (CBD Technical Series no. 15). Secretariat of the Convention on Biological Diversity (SCBD), Montreal 164 pages and i- iv. Borrini-Feyerabend, G., M. Pimbert, M.T. Farvar, A. Kothari & Y. Renard (2004) Sharing Power: Learning-by-Doing in Co-Management of Natural Resources Throughout the World. IIED, IUCN-CEESP-CMWG, Cenesta, Tehran. CARE (2007) How Can the Poor Benefit from Non-Timber Forest Product Enterprise Development? Exploration by CARE International Community Empowerment for Forest Management Project in Cho Don District, Bac Kan Province, Vietnam. CARE International Vietnam Program, Hanoi. CARE (2008) Community Empowerment for Forest Management (CEFM): Project Fact-sheet. CARE International Vietnam Program, Hanoi. CARE (2009a) CASI III Program Component 3: Natural Resources Governance, 2010 to 2015. CARE International Vietnam Program, Hanoi. CARE (2009b) The Civil Action for Socio-economic Inclusion in Natural Resource Management: Final Evaluation Report of Phase II (2004 – 2009). CARE International Vietnam Program, Hanoi. Corbett J. (2008) Paper Parks and Paper Partnerships: Lessons for Protected Areas and Biodiversity Corridors in the Greater Mekong Sub region/Biodiversity Corridor Initiative. World Conservation Union (IUCN), Asia Programme Bangkok. CBNRM Net (2001) Community-Based Natural Resource Management. www.cbnrm.net/resources/terminology/terms_cbnrm.html. Accessed 18 December 2009. Dinh Duc Thuan (2005) Forestry, Poverty Reduction and Rural Livelihoods in Vietnam. Ministry of Agriculture & Rural Development, Forest Sector Support Program & Partnership, Hanoi. Enters, T. & Nguyen Quang Tan (2009) Community Forest Management Pilot Programme: Final Evaluation Report. Ministry of Agriculture and Rural Development, Department of Forestry, Hanoi. Fisher, R. J., S. Maginnis, W.J. Jackson, E. Barrow & S. Jeanrenaud (2005) Poverty and Conservation: Landscapes, People and Power. The World Conservation Union (IUCN), Gland & Cambridge. xvi + 148 pp. Steve Swan. Collaborative Natural Resource Management and Governance: Experiences in the Forestry Sector, Northern Vietnam, 2006 to 2009 6
- Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 371 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 353 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 129 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 133 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 94 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 107 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 105 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 108 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 88 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn