Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao ở Tỉnh Bắc Kạn - MS8 "
lượt xem 19
download
Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc ít người ở 4 thôn điểm tại xã Văn Minh, Lạng San thuộc Khu bảo tồn Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong quản lý rừng và đất rừng. Mục đích này sẽ thành công thông qua việc tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương các cấp trong qui hoạch sử dụng đất, giao đất có sự tham gia, và dịch vụ khuyến nông là phần quan trọng trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Nó bao gồm các hoạt động tăng cường năng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao ở Tỉnh Bắc Kạn - MS8 "
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu nam-8/13/2009 Bộ NN và PTNT Báo cáo Tiến độ Dự án 017/06 VIE Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao ở Tỉnh Bắc Kạn MS8: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ 5 (1/1 – 30/6/2009) Báo cáo được thực hiện bởi: Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Tổ chức CSIRO Plant Industry 13/7/2009
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu namKP.doc-8/13/2009 Mục lục 1. Thông tin chung .............................................................................................................. 2 2. Tóm tắt dự án .................................................................................................................. 3 3. Tóm tắt kết quả ............................................................................................................... 3 4. Giới thiệu và bối cảnh..................................................................................................... 4 5 Tiến độ thực hiện ............................................................................................................ 5 5.1 Những điểm chính........................................................................................................... 5 5.1.1 Tiếp tục thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 5.2 Những lợi ích cho người dân ................................................................................ 10 5.3 Nâng cao năng lực................................................................................................. 11 5.4 Quảng bá tuyên truyền .......................................................................................... 11 5.5 Quản lý dự án......................................................................................................... 11 6. Các vấn đề chung lồng ghép......................................................................................... 11 6.1 Môi trường ............................................................................................................. 11 6.2 Các vấn đề về giới và xã hội .................................................................................. 11 7. Thực hiện và vấn đề bền vững ..................................................................................... 12 Các vấn đề và trở ngại ....................................................................................................... 12 Các lựa chọn ...................................................................................................................... 12 Sự bền vững ....................................................................................................................... 12 8. Những bước quan trọng tiếp theo ............................................................................... 12 9. Kết luận.......................................................................................................................... 12 Tuyên bố .....................................................................................Error! Bookmark not defined. 1
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu nam-8/13/2009 1. Thông tin chung Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng Tên dự án đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao Tỉnh Bắc Kạn Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn Đối tác Việt Nam Ông Hoàng Văn Hải Trưởng Ban dự án phía Việt Nam Tổ chức CSIRO Plant Industry (Từ 1/7/2008) Cơ quan phía Úc Khongsak Pinyopusarerk (Đồng giám đốc), Brian Chuyên gia Úc Gunn và Peter Stevens Tháng 3/2007 Thời gian bắt đầu thực hiện Tháng 3/2010 Thời điểm kết thúc (gốc) Hiện tại chưa có thay đổi Thời điểm kết thúc (thay đổi) Tháng 1 đến tháng 6/2009 Giai đoạn báo cáo Người liên lạc Phía Úc: Giám đốc Khongsak Pinyopusarerk 61-2-6281 8247 Tên: ĐT: Nhà khoa học 61-2-6281 8266 Chức vụ: Fax: Từ 1/7/2008, Tổ chức CSIRO Khongsak.Pinyopusarerk@ Cơ quan Email: Plant Industry csiro.au Phía Úc: liên lạc về hành chính 61 2 62421544 Mary Davis Tên: ĐT: Quản lý Chức vụ: Fax: Mary.Davis@csiro.au Từ 1/7/2008, Tổ chức CSIRO Cơ quan Email: Plant Industry Phía Việt Nam Trần Văn Điền +84-280-851822 Tên: ĐT: Trưởng phòng QLKH và QHQT +84-280-852921 Chức vụ: Fax: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tranvandientn@vnn.vn Cơ quan Email:
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu namKP.doc-8/13/2009 2. Tóm tắt dự án Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc ít người ở 4 thôn điểm tại xã Văn Minh, Lạng San thuộc Khu bảo tồn Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong quản lý rừng và đất rừng. Mục đích này sẽ thành công thông qua việc tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương các cấp trong qui hoạch sử dụng đất, giao đất có sự tham gia, và dịch vụ khuyến nông là phần quan trọng trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Nó bao gồm các hoạt động tăng cường năng lực ở cấp cộng đồng và các cấp chính quyền; và cung cấp các kỹ thuật và hỗ trợ thể chế. Dự án cũng sẽ cung cấp hỗ trợ để cải thiện đời sống cho những người nghèo, đặc biệt là những dân tộc ít người để có những cơ hội tiếp cận công bằng tới đất rừng, quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên của họ cũng như lợi ích từ các nguồn tài nguyên này. Phương thức mới này sẽ tập trung vào việc hỗ trợ để ngăn ngừa sự thoái hoá đất rừng và hỗ trợ phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng. Những thông tin mới, những kinh nghiệm và các phương pháp đào tạo có được từ các cộng đồng điểm sẽ được chia sẻ với các cộng đồng khác trong huyện và cũng như mở rộng ra các vùng khác phù hợp trong phạm vi của tỉnh cũng như tỉnh khác trong vùng thông qua các đối tác và các phương pháp phổ cập và truyền thông khác. 3. Tóm tắt kết quả Các hoạt động dự án và những thành công trong thời gian từ tháng 1/1- 30th/6/2009 được trình bày ở Báo cáo tiến độ sáu tháng lần thứ năm này tuân thủ theo yêu cầu Mốc kế hoạch 8 của dự án. Dự án tiếp tục đạt được những kết quả tốt theo đúng như yêu cầu và lịch trình thực hiện dự án. Những kết quả nổi bật của dự án là sự nhiệt tình của người dân thôn bản trong việc chăm sóc vườn ươm cây giống lâm nghiệp, trồng thêm cây rừng và bảo vệ rừng đã được giao. Hoạt động tích cực này đã được thể hiện trong việc chuyển giao những kỹ năng trong chăm sóc cây giống trong vườn ươm, trồng rừng mới và chăm sóc bảo vệ rừng đã trồng. Người dân cũng đang cố gắng phấn đấu để có được giống cây con lâm nghiệp và nông nghiệp tốt (giống mới cải tiến). Theo hiểu biết của họ giống tốt sẽ cho năng suất cao hơn. Mặc dù nhận thức chung của người dân vẫn muốn mua được hạt giống với rẻ nhất mà không quan tâm đến chất lượng hạt giống. Việc thay đổi nhận thức trong việc sử dụng hạt giống tôt là một đóng góp quan trọng của các khóa tập huấn do dự án tổ chức. Dự án cũng đã phổ biến rộng rãi tới toàn thể cộng đồng các nội dụng hoạt động quản lý bảo vệ rừng cộng đồng, kết quả trồng rừng thông qua các Hội thảo ở cấp vùng và cộng đồng. Các Hội thảo này đã nhận được sự tham gia đông đủ các các đại diện người dân các thôn bản và chính quyền địa phương. Trong các hội thảo cấp xã tổ chức tại xã Văn Minh và Lạng San, các người dân đại diện 18 thôn khác đều thể hiện mong muốn và nguyện vọng Dự án mở rộng các hoạt động từ 4 thôn điểm sang các thôn khác của họ như cung cấp hạt giống với chất lượng tốt, hỗ trợ quá trình giao đất rừng cộng đồng, tổ chức các khóa tập huấn làm vườn ươm cây lâm nghiệp. Cây lâm nghiệp mới trồng trong các mô hình nông lâm kết hợp đã bị trâu bò phá đã làm giảm mức độ tác động của mô hình. Đây là một vấn đề rất lan giải vì trâu bò được thả rông tự do trong diện tích rừng cộng đồng để tự kiếm ăn. Theo kết quả thảo luận của các người dân trong 4 thôn bản, người dân đã có sự thống nhất cao và cố gắng giải quyết vấn đề này. Hiệu quả của các giải pháp hạn chế phá hoại của trân bò 3
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu namKP.doc-8/13/2009 vẫn chưa được đánh giá. Trước mắt các cây lâm nghiệp bị trâu bò phá đã được trồng dặm lại trong đầu tháng 7/2009. Những lợi ích mang lại từ dự án đã được truyền thông qua đài truyền hình địa phương và các diễn đàn hội thảo tại địa phương và trong vùng. 4. Giới thiệu và bối cảnh Cở sở nền tảng để thực hiện dự án đã được mô tả đầy đủ ở các Báo cáo tiến độ trước đây, do vậy mà hầu hết các thông tin đó sẽ không nhắc lại ở báo cáo này. Tuy nhiên, mục tiêu của dự án được nhắc lại ở đây, đó là: Cải thiện một cách bền vững cuộc sống của những người dân nghèo sống phụ thuộc vào rừng ở những vùng núi phía bắc thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận của họ tới nguồn tài nguyên rừng, và ảnh hưởng đến quản lý đất rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển những kỹ năng thích hợp. Dự án sẽ triển khai để đạt được mục tiêu trên bằng việc phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CFM) thông qua: i. Đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng của những hộ dân sống phụ thuộc vào rừng; ii. Nâng cao năng lực cho các nhóm lâm nghiệp cộng đồng để họ hoạt động hiệu quả; iii. Củng cố các dịch vụ khuyến nông lâm để đáp ứng các nhu cầu của những người dân sống phụ thuộc vào rừng; iv. Cung cấp các kỹ năng cho cộng đồng để họ có khả năng quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng được giao trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, tăng cường nhận thức và đào tạo về những vấn đề luật pháp, chính sách rừng và đất rừng và thể chế trong quản lý rừng, v. Tăng cường việc sử dụng tài nguyên rừng bền vững để giảm thiểu vấn đề thiếu lương thực bằng cách tăng hoạt động nông lâm kết hợp, sản xuất bền vững gỗ và lâm sản ngoài gỗ, và đào tạo về những kỹ năng quản lý rừng có chọn lọc; và vi. Đẩy mạnh các hoạt có sự tham gia của phụ nữ. Các mục đích này được làm rõ trong phần khung lô gíc dự án, và tiến độ thực hiện tương ứng với từng mục của Khung lô gic được đề cập ở phần cuối của Báo cáo mốc kế hoạch này. Tất cả các hoạt động được liệt kê ở khung phân tích logic của dự án sẽ được thực hiện phù hợp với bối cảnh văn hóa của địa phương, và một điều tất yếu là sự phát triển thành công các mô hình CFM sẽ phụ thuộc sâu sắc vào sự phối kết hợp với các kiến thức bản địa của cả hai giới nam và nữ. Trong suốt thời gian thực hiện các hoạt động dự án, các thành viên tham gia được khuyến khích phát hiện lỗ hổng kiến thức và kỹ năng, và sau đó tham gia vào quá trình nâng cao năng lực, bổ sung các kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Các nội dung nâng cao năng lực được thiết kế theo một trình tự phù hợp với nhận thức của người dân. 4
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu namKP.doc-8/13/2009 5 Tiến độ thực hiện 5.1 Những điểm chính Kế hoạch thực hiện dự án đã mô tả những hoạt động dưới đây được tiếp tục hoặc hoàn thành trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2009 được trình bày trong Báo cáo mốc kế hoạch 8 này. Mục đích 4.1. Tiếp tục thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Mục đích 4.4. Tiếp tục các hoạt động chăm sóc vườn ươm thôn bản nhằm hỗ trợ người dân có cây giống keo tốt trồng trên cả đất rừng cộng đồng và đất rừng đã giao cho các hộ; Mục đích 4.6. Duy trì các mô hình nông lâm kết hợp; Mục đích 4.8. Tổ chức các hội thảo đánh giá và phổ triển về các mô hình nông lâm kết hợp; Mục đích 4.9. Tiếp tục hỗ trợ quỹ phát triển cộng đồng; Mục đích 4.10. Tập huấn về khai thác bền vững lâm sản Mục đích 5.2. Tổ chức các hội thảo ở cấp cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và các kết quả của dự án Mục đích 5.3. Tổ chức hội thảo vùng nhằm chia sẻ kinh nghiệm và những thông tin của dự án liên quan ục tiêu 5.4, 5.5 và 5.7. Mục đích 5.4. Bắt đầu chuẩn bị cho sự mở rộng nhắc lại mô hình Quản lý rừng cộng đồng ở các thôn khác Mục đích 5.5. Bắt đầu chuẩn bị các tài liệu thông tin truyền thông về dự án Quản lý rừng cộng đồng và những kết quả thu được thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Mục đích 5.6. Tổ chức tham quan học tập về các hoạt động tạo thu nhập cho người dân ở ngoài các thôn điểm, Muc đích 5.7. Bắt đầu biên tập và phổ triển các tài liệu khuyến nông Mục 5.1.1 trình bày những điểm chính của các hoạt động tương ứng với các mục đích đã liệt kê trên 5.1.1. Tiếp tục thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Mục đích 4.1. Tiếp tục thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Mục đích 4.1 bao gồm tất cả các hoạt động nằm trong mục đích 4 và 5 được thể hiện chi tiết ở các mục sau. Mục đích 4.4. Vườn ươm thôn bản Dự án đã tiếp tục hỗ trợ hạt giống cho vườn ươm thôn bản. Hạt keo (chất lượng cao) đã được nhập khẩu từ Trung tâm Hạt giống của CSIRO Úc. 153.000 cây giống đã được gieo ươm trong đó có 48.000 cây mỡ giống và 105.000 cây keo giống. Chất lượng cây giống tương tự như năm 2008. Lượng cây giống đã gieo ươm ở 4 thôn điểm được trình bày trong bảng sau. Ngoài 4 vườn ươm cấp thôn vẫn hoạt động theo phương thức "vườn ươm cộng đồng", một số gia đình ở thôn Khuổi Liềng và Bản Sảng đã thiết lập vườn ươm nông hộ riêng của họ hoặc thiết lập vườn ươm theo nhóm nông hộ. Các chuyên Úc Khongsak Pinyopusarerk and Brian Gunn đã đi thăm tất cả vườn ươm cộng đồng và vườn ươm cấp hộ vào tháng 3 năm 2009. Đã có một sự cải 5
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu namKP.doc-8/13/2009 tiến đáng kể chất lượng cây giống so sánh với cây giống năm trước thể hiện sự cố gắng rất lớn của người dân thôn bản. Người dân thôn Khuổi Liềng và Bản Sảng là những người đáng được khen ngợi cho việc làm rất thành công này. Hiện thực này có thể là kết quả của việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các hoạt động chăm sóc vườn ươm thôn bản bắt đầu từ năm 2008. Việc phân công sắp xếp thưc hiện các công việc trong vườn ươm thôn bản phụ thuộc vào từng cá nhân trong cộng đồng. Sự thành công trong phân công sắp xếp công việc chăm sóc vườn ươm phụ thuộc lớn vào khả năng lãnh đạo của trưởng thôn và sự bằng lòng tham gia của mọi người dân. Điều này thể hiện rất rõ qua sự khác nhau về chất lượng cây giống và số lượng cây giống thu được ở các vườn ươm. Thưc tế cho thấy trong các thôn bản đang làm vườn ươm cây giống, có những hộ thích làm vườn ươm riêng ở cấp hộ, nhưng cũng có một số hộ lại thích làm vườn ươm theo nhóm hộ, đặc biệt là những hộ muốn có cây giống trồng trên đất riêng của mình. Thôn Số vườn Số vườn ươm Số vườn ươm Số lượng cây Số lượng cây ươm cộng theo nhóm cấp hộ mỡ giống keo giống đồng Nà Mực 1 0 0 10 000 40 000 To Dooc 1 8 000 20 000 Khuổi Liềng 1 2 2 20 000 5 000 Bản Sảng 1 6 2 10 000 40 000 Tổng số 4 8 4 48 000 105 000 Mục đích 4.6. Mô hình Nông lâm kết hợp Các cây lâm nghiệp trồng trong 4 mô hình nông lâm kết hợp đã bị trâu bò phá nghiêm trọng. Mô hình tại Bản sảng đã bị phá hết cơ bản. Nguyên nhân chính là sự khan hiếm thức ăn cho trâu bò, nên người dân đã thả trâu bò tự do trong rừng cộng đồng. Thêm vào đó, các sản phẩm còn lại của cây trồng xen cây nông nghiệp ngô và đỗ tương cũng là một loại thức ăn tốt cho trâu bò. Vì thế trâu bò đã vào các mô hình ăn cả sản phẩm phụ bỏ lại của cây trồng nông nghiệp và cây lâm nghiệp còn non hoặc giẫm đạp lên cây còn nhỏ. Người dân thôn bản đã thảo luận và đã đưa ra một số giải pháp bảo vệ mô hình nông lâm kết hợp như sau: • Nâng cao nhận thức cho các chủ nuôi trâu bò về giá trị của mô hình; • Cắt cử người dân trong thôn tuần tra bảo vệ các cây trồng; • Thông báo chính quyền địa phương (thôn, xã) đưa ra các hình thức phạt và kỷ luật; • Chủ trâu bò phá hại mô hình phải trồng đền dặm lại những cây bị phá hoặc phải thanh toán trả lại những chi phí cho trồng lại mô hình. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của các cây lâm nghiệp và nông nghiệp trong các mô hình nông lâm kết hợp được thể hiện qua kết quả Bảng dưới đây. Cây trồng được đánh giá sau trồng 12 tháng Cây trồng Thôn Nà Mực Thôn To Dooc Thôn Khuổi Thôn Bản Liềng Sảng Chiều cao cây mỡ (m) 1 – 1.2 1 – 1.2 1. - 1.2 1 – 1.2 Chiều cao cây keo (m) 1.2 – 1.5 1 – 1.5 1.2 – 1.5 0.6 – 0.9 Năng suất ngô (giống 4500 2000 – 2200 1000 2000 NK54 (kg/ha) 6
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu namKP.doc-8/13/2009 Năng suất đậu tương 700 1400 700 (giống ĐT22 (xen với ngô) (kg/ha) Cây trồng Hộ Lục Văn Hộ Lục Văn Hộ La Văn Bằng Hộ Hà Văn Độ Huy - Nà Mực Khu - Nà Mực Nà Mựcc (0.3 Bản Sảng (1 ha) (0.5ha) ha) (1ha) Chiều cao cây mỡ (m) 0.5-0.6 0.7-1.0 Chiều cao cây keo (m) 0.8-1.0 0.8-1.0 1-1.5 1.2-1.4 Năng suất ngô (giống 1000 2000 3000 2000 NK54 (kg/ha) Năng suất đậu tương 1200 500 800 700 (giống ĐT22 (xen với ngô) (kg/ha) Thôn Nà Mực đã bắt đầu trồng cây trên đất rừng cộng đồng vào khoảng 1 ha (đã trồng 2000 cây con) cây mỡ và Thôn To Đooc cũng đã trồng dặm 60 cây giống. Chương trình trồng cây lâm nghiệp chính sẽ được thưc hiện trong tháng 7, 2009 khi thời tiết có mưa và theo thời vụ gieo trồng của cây nông nghiệp. Trong năm 2008 một diện tích nhỏ được trồng cây trên đất rừng đã giao cho nông hộ. Năm nay (2009) được xác định rằng có một sự tăng đáng kể diện tích trồng rừng trên đất đã giao cho các hộ, bởi người dân đã nhận thức được những lợi ích tăng thu nhập từ việc trồng rừng. Cuối tháng 6 năm 2009, nhiều hộ đã được trồng rừng mới trên đất đã giao cho các hộ như số liệu Bảng sau, sẽ nhiều hộ tiếp tục trồng vào tháng 7 và tháng 8. Thôn Số cây mỡ đã Số cây keo đã trồng trồng Nà Mực 7.000 10.000 (10 ha) To Đooc 7.000 Khuổi Liềng 15.000 Bản Sảng Tổng số 29.000 10.000 Sử dụng cây giống từ các vườn ươm và trồng cây đã và đang rất được khuyến khích. Các hộ trồng cây cũng thể hiện nguyện vọng được sử dụng những cây giống từ những hạt giống có chất lượng cao, điều này thể hiện sự hiểu biết của họ trong việc sử dụng những hạt giống có chất lượng cao. Trong Hội thảo vùng và các đợt thăm hiện trường của chuyên gia, người dân vẫn tiếp tục yêu cầu hỗ trợ hạt giống có chất lượng cao. Mục đích 4.8.Tổ chức các hội thảo đánh giá và phổ triển về các mô hình nông lâm kết hợp; Hoạt động này đã được triển khai trong các Hội thảo tổ chức tại cộng đồng như trình bày ở mục 5.2 và 5.4. Mục đích 4.9 Hỗ trợ Quỹ phát triển rừng cộng đồng Như đã trình bày trong các báo cáo trước, mỗi thôn điểm của dự án đã nhận được 1.000 đô la Úc (13.000.000 vnd) từ tháng 1 năm 2008 được xem là tiền vốn ban đầu để giúp cộng đồng thôn bản thành lập Quỹ Phát triển rừng cộng đồng. Qũy được quản lý bởi Ban Quản lý Rừng Cộng đồng dưới sự giám sát của Chủ tịch UBND xã. 7
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu namKP.doc-8/13/2009 Các nguồn thu nhập bổ xung thêm cho quỹ này chủ yếu đi từ nguồn thu từ các cây trồng nông nghiệp trong các mô hình nông lâm kết hợp, bán cây giống trong vườn ươm, lãi suất từ các khoản cho vay, đóng góp từ những người tham gia các khóa tập huấn, thăm quan và hội họp. Thôn Bản Sảng được nhận thêm hơn 1 triệu đồng từ phí thu hoạch gỗ làm nhà trên đất rừng cộng đồng. Quỹ Phát triển rừng cộng đồng được sử dụng để mua các vật tư cho vườn ươm, trang thiết bị và một phần nhỏ kinh phí hỗ trợ cho bảo vệ rừng cộng đồng. Nhóm giám sát và đánh giá của Ban Quản lý Dự án CARD đã đưa ra khuyến nghị về lãi suất cho vay từ quỹ là từ 5- 6%, trong khí đó lãi suất cho vay của chính phủ là 4% cho sản xuất nông nghiệp. Việc tiếp cận với nguồn vốn vay của chính phủ khó khăn hơn thậm chí với mức đầu tư nhỏ, vì thế người dân thích sử dụng nguồn vốn vay của Quỹ Phát triển rừng cộng đồng của dự án CARD. Cân đối nguồn quỹ tại mỗi thôn bản so với ban đầu cho đến hết 30/6/2009 như sau • Thôn To Dooc tăng thêm 735.000VND • Thôn Bản Sảng tăng thêm 1.468.000 VND • Thôn Nà Mựcc giảm 1.256.000 VND • Thôn Khuổi Liềng giảm 325.000 VND. Qũy của thôn Khuổi Liềng và Nà Mực bị giảm so với nguồn vốn ban đầu do có một số khoản cho vay người dân chưa hoàn trả đầy đủ đúng thời hạn. Qũy đã được sử dụng đúng mục đích cho phát triển rừng cộng đồng trong các thôn bản triển khai dự án nhằm đáp ứng các hoạt động của dự án như thiết lập và duy trì vườn ươm, trồng rừng, bảo vệ rừng và hội họp. Trong một số thảo luận tại cộng đồng cho thấy có một số trường hợp thành viên của Ban quản lý quỹ gặp một số khó khăn trong việc yêu cầu người vay phải trả đúng hạn, đặc biệt đối với những trường hợp có mối quan hệ họ hàng giữa người vay và thành viên trong Ban quản lý. Kết quả là một số khoản vay chưa trả được đúng hạn cả gốc và lãi. Một số khía cạnh khác cho thấy hệ thống sổ sách theo dõi không được câp nhật đúng thời gian, mặc dù sổ sách theo dõi kế toán có số liệu về những thay đổi về tài chính do họ quá bận rộn với công việc trên trang trại của họ. Một điểm quan trọng đã được trao đổi trong cuộc họp các thôn gần đây đó là tất cả các hệ thống sổ sách ghi chép phải đảm bảo rõ ràng minh bạch. Tồn tại này sẽ được báo cáo lên Chủ tịch UBND xã nếu thủ tục hành chính quản lý quỹ không được giải quyết triệt để. Mục đích 5.2.Tổ chức các hội thảo ở cấp cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và các kết quả của dự án Một hội thảo cộng đồng được tổ chức tại địa bàn dự án cho việc tham quan chéo giữa 2 xã vùng dự án được tổ chức vào ngày 21/6/2009 với 57 thanh viên tham gia. Mặc dù hội thảo tập trung vào chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên thuộc 4 thôn điểm của dự án, nhưng người dân thuộc 18 thôn còn lại của Lạng San và Văn Minh cũng được mời tham dự, vì thế họ có cơ hội hiểu biết thêm các hoạt động của dự án và những vấn đề liên quan đến triển khai dự án. Các thành viên tham dự hội thảo đã tham quan vườn ươm và rừng trồng của các hộ. Trong Hội thảo, các thảo luận đã tập trung vào các kết quả từ các hoạt động của dự án và khả năng ứng dụng sang các thôn khác trong 2 xã. Một số kiến nghị và đề xuất đã đưa ra trong thảo luận; • Vườn ươm nên được tổ chức theo các nhóm nông hộ nhỏ ở cấp thôn, điều này sẽ đảm bảo việc chăm sóc cây giống tốt hơn; • Dự án nên tiếp tục cung cấp hạt giống cây lâm nghiệp với chất lượng cao trong năm tới 8
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu namKP.doc-8/13/2009 • Các hạt giống cây nông nghiệp tốt (giống ngô và đậu tương) nên được sản xuất đủ cung cấp cho các thôn khác trong xã; • Tăng trồng cây lâm nghiệp trong các mô hình nông lâm kết hợp, giảm diện tích cây nông nghiệp từ năm thứ 2; • Tăng cương việc thực hiện các qui chế bảo vệ rừng cộng đồng và mô hình nông lâm kết hợp trên đất rừng cộng đồng. Các khuyến nghị và đề xuất trên đã được ghi nhận và sẽ được thảo luận giữa nhóm cán bộ Dự án Úc và Việt Nam. Mục đích 5.3. Tổ chức hội thảo vùng nhằm chia sẻ kinh nghiệm và những thông tin của dự án. Một hội thảo vùng với tiêu đề "Chia sẻ kinh nghiệm và kết quả trong quản lý rừng cộng đồng" đã được tổ chức tại Na Rì - Bắc Kạn từ ngày 27-28 tháng 5 năm 2009. Mục đích của hội thảo là báo cáo tiến độ và các kết quả đã thu được của dự án Quản lý rừng cộng đồng của Chương trình CARD, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các dự án quản lý rừng cộng đồng khác ở Việt Nam. Hội thảo đã thu hút được sự tham gia của 71 thành viên đi từ các dự án và tổ chức sau: 1. Dự án CARD 017/VIE06 , Na Rì, Bắc Kạn; 2. Dự án "Nâng cao năng lực Quản lý rừng cộng đồng tại Chợ Đồn - Bắc Kạn" của tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam; 3. Dự án "Quản lý rừng đầu nguồn có sự tham gia" tại tỉnh Thanh Hóa của tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam; 4. Tổ chức "Bản sắc Văn hóa và Quản lý sử dụng Tài nguyên Thiên nhiên - CIRUM), Lạng Sơn; 5. Qũy Quốc tế cho Phát triển Nông nghiệp (IFAD); 6. Dự án "Tài trợ nhỏ cho quản lý và phát triển rừng nhiệt đới" Đồng Hỷ - Thái Nguyên; 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn (DARD); 8. UBND Huyện Na Rì; 9. Các phòng ban kỹ thuật huyện Na Rì (DARD, FPD); 10. Đài truyền hình và Báo Bắc Kạn. Ngoài ra hội thảo còn có sự tham gia của đại diện 4 thôn điểm vùng dự án CFM của Chương trình CARD tham gia trình bày các chủ đề: • Kinh nghiệm giao đất rừng cộng đồng • Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng • Qũy phát triển rừng cộng đồng • Mô hình nông lâm kết hợp • Vườn ươm thôn bản Ngày 29 tháng 5, tất các các đại biểu tham dự hội thảo đã thăm vườn ươm cây giống thôn Nà Mực. Cây mỡ và cây keo giống trong vườn ươm đã sinh trưởng tốt sẵn sãng cho xuất vườn chuyển đi trồng mới. Kế hoạch đi thăm mô hình nông lâm kết hợp trên đất rừng cộng đồng ở thôn này đã bị hủy do trời mưa to. Thay thế cho việc thăm mô hình trên đất rừng cộng đồng, các đại biểu đã đi thăm một mô hình nông lâm kết hợp mới thiết lập trên đất lâm nghiệp đã giao cho hộ dân gần trung tâm thôn. Mô hình này được thiết lập trên cơ sở có một chút điều chỉnh mô hình của dự án và theo đề nghị của chủ hộ. Ngô và đậu tương là 2 loại cây nông nghiệp được trồng xen với cây mỡ và keo. Mục đích 5.4 Chuẩn bị nhân và mở rộng mô hình Quản lý rừng cộng đồng ra các thôn khác 9
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu namKP.doc-8/13/2009 Hai hội thảo đã được tổ chức trong 2 ngày 22 và 23 tháng 6 nhằm giới thiệu mô hình quản lý rừng cộng đồng tới 18 thôn bản còn lại trong 2 xã vùng dự án CARD. Hội thảo thứ nhất được tổ chức tại xã Văn Minh vào ngày 22/6/2009 với sự tham gia của 46 người (8 nữ và 38 nam). Hội thảo thứ 2 được tổ chức tại xã Lạng San vào ngày 23/6/2009 với sự tham gia của 54 thành viên (8 nữ và 46 nam). Nhiều hộ ở một số thôn khác gần với 4 thôn điểm đã biết được các hoạt động đang triển khai của dự án và nhận ra được những lợi ích từ việc có sổ đỏ trong quản lý và sử dụng đất rừng cộng đồng. Họ yêu cầu dự án CARD xem xét hỗ trợ theo các ưu tiên sau: • Mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án nên được triển khai mở rộng ra các thôn khác với sự hỗ trợ của dự án CARD; • Hạt giống cây nông nghiệp tốt nên chia sẻ cho các thôn bản khác; • Liên hệ và làm việc với chính quyền địa phương giao đất rừng cộng đồng cho các thôn còn lại; • Tổ chức các khóa tâp huấn về thiết lập vườn ươm cây lâm nghiệp, để họ đủ năng lực sản xuất cây giống tốt cho trồng rừng. Mục đích 5.5. Bắt đầu chuẩn bị các tài liệu thông tin truyền thông về dự án Quản lý rừng cộng đồng và những kết quả thu được thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Có một số cơ hội đã được sử dụng để quảng bá dự án trong thời kỳ báo cáo này. Những thành công về các hoạt động vườn ươm, mô hình nông lâm kết hợp trên đất rừng cộng đồng và trên đất của các nông hộ đã được phát truyền thông trên đài truyền hình tỉnh Bắc Kạn và Đài phát thanh và truyền hình huyện Na Rì trong tháng 6/2009. Kết quả hoạt động của dự án CARD và các bài học kinh nghiệm đã được phổ biến và chia sẻ trong một số diễn đàn: • Cán bộ của Dự án CARD đã báo cáo và chia sẻ kết quả của dự án CARD trong Hội nghị quốc gia về "Quản trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam" tổ chức bởi tổ chức CARE Quốc tế vào ngày 8/6/2009. • Chia sẻ kết quả và kinh nghiệm trong Hội thảo của IUCN về "Quản lý bền vững các nguồn tài nguyên cho bảo tồn đa dạng sinh học" • Chia sẻ bài học kinh nghiệm trong Hội thảo của tổ chức IFAD Bắc Kạn về "Quản lý tài nguyên rừng" tại Bắc Kạn vào ngày 15/5/2009 Mục đích 5.6. Tổ chức tham quan các mô hình tạo thu nhập cho người dân ngoài các thôn bản Hoạt động này đã được thực hiện trong quá trình tổ chức 2 hội thảo ở cấp cộng đồng như mô tả ở mục đích 5.4. Mục đích 5.7 Biên tập và phổ triển các tài liệu khuyến nông Việc biên tập các tài liệu khuyến nông sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2009. 5.2 Những lợi ích cho người dân • Các hộ gia đình và các nhóm hộ đã biết phối hợp tiếp tục làm vườn ươm cây giống sử dụng các nguồn lực của họ. Người dân đã có động lực trồng cây rừng riêng cho họ và đã xác định được đây là một cơ hội cho việc tạo thu nhập, một nội dung mà dự án đang tập trung giải quyết. 10
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu namKP.doc-8/13/2009 • Người dân thôn bản đã nhận ra được những lợi ích của việc sử dụng hạt giống có chất lượng cao (giống chọn lọc cải tiến) điều này sẽ giúp hộ tăng thu nhập từ việc tăng sản lượng gỗ. • Các hộ cũng đã biết tận dụng những ưu thế thuận lợi của Qũy phát triển thôn bản cho phát triển kinh tế của gia đình thông qua việc sử dụng quỹ mua những vật tư cho các hoạt động trồng cây rừng. 5.3 Nâng cao năng lực Không có hoạt động tập huấn cụ thể nào được tổ chức thực hiện trong thời kỳ báo cáo này. Tuy nhiên phương thức tập huấn tại hiện trường (vừa học vừa làm) đã được thực hiện trong các chuyến đi thăm hiện trường tại các vườn ươm thôn bản và mô hình nông lâm kết hợp trên đất rừng cộng đồng. Ví dụ các chuyên gia và các cán bộ kỹ thuật đã đưa ra các ý kiến để giúp các hộ có được hạt giống chất lượng tốt và chăm sóc tốt vườn ươm của họ. 5.4 Quảng bá tuyên truyền Như đã trình bày ở mục đích 5.5, một loạt các hoạt động sáng kiến quảng bá tuyên truyền dự án đã được thực hiện trong thời kỳ báo cáo này. Những lợi ích và thành công chính của dự án đã được phát trên đài truyền hình tỉnh Bắc Kạn và đài phát thanh và truyền hình huyện Na Rì trong tháng 6/2009. Việc tuyên truyền và phổ triển các thông tiin của dự án đã được thực hiện trong một số diễn đàn cấp huyện và cấp quốc gia về "Quản trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam" 5.5 Quản lý dự án Ông Hoàng Văn Hải, Chi cục phó Chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn vẫn tiếp tục là giám đốc của dự án phía Việt Nam với sự hỗ trợ tích cực của ông Trần Văn Điền và các cán bộ của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Quản lý dự án tiếp tục đạt được những kết quản tốt. Thông tin liên lạc giữa cán bộ đối tác Úc và Việt Nam thường xuyên được duy trì thông qua email và điện thoại trong suốt quá trình của báo cao này. Giám đốc dự án Ông Khongsak Pinyopusarerk đã đi thăm hiện trường dự án 2 lần. 6. Các vấn đề chung lồng ghép 6.1 Môi trường Không có vấn đề gì đặc biệt về môi trường nảy sinh trong thời gian này. 6.2 Các vấn đề về giới và xã hội Sự cân bằng về giới trong việc tham gia của các thành viên thôn bản vào các cuộc họp cộng đồng và các khoá đào tạo của dự án được đặt ra như một tiêu chí cần đạt của dự án. Phụ nữ luôn được khuyến khích tham gia tất cả các hoạt động của dự án. 11
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu namKP.doc-8/13/2009 7. Thực hiện và vấn đề bền vững Các vấn đề và trở ngại Một vấn đề đáng quan tâm là sự phá hoại của trâu bò trong mô hình nông lâm kết hợp. Đây là một vấn đề rất phổ biến gặp phải trong các dự án Quản lý rừng cộng đồng khác. Các giải pháp đã được đưa ra với sự thống nhất của các hộ gia đình và sự xác nhận của lãnh đạo xã thể hiện tính trách nhiệm của các chủ hộ có trâu bò. Chủ hộ có trâu bò cũng đã đồng ý trả lại toàn bộ chi phí cho việc trồng lại các cây trong mô hình nông lâm kết hợp và đảm bảo không bị phá hoại trong thời gian tới. Không quản lý được trâu bò của họ sẽ bị phạt nghiêm ngặt hơn. Các lựa chọn Không có các vấn đề và trở ngại, do đó dự án đang tiến triển theo kế hoạch đã định. Sự bền vững Một điều rất có nhiều hứa hẹn là đã nhận thấy là những nỗ lực cố gắng của các hộ gia đình trong thiết lập và chăm sóc các vườn ươm ở 4 thôn điểm và sự tiếp thu nhân rộng mô hình nông lâm kết hợp bởi một số hộ gia đình. Rừng cộng đồng đã được bảo vệ tốt hơn, không có một trường hợp vi phạm nào trong thời kỳ báo cáo này. Tất cả những thành công có được này là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa lãnh đạo cấp tỉnh, địa phương, cộng đồng được thúc đẩy bởi dự án CARD. 8. Những bước quan trọng tiếp theo Theo kế hoạch thực hiện dự án, trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 12/2009, những mục tiêu dưới đây cần phải hoàn thành: • Mục đích 4.1, tiếp tục thực hiện kế hoạch CFM • Mục đích 4.4, tiếp tục các hoạt động vườn ươm thôn bản nhằm hỗ trợ người dân sản xuất cây con giống Keo cho trồng rừng trên đất cộng đồng và đất của hộ gia đình • Mục đích 4.9, tiếp tục hỗ trợ quỹ phát triển cộng đồng • Mục đích 5.4, bắt đầu triển khai các mô hình CFM ở các thôn khác • Mục tiêu 5.5, bắt đầu chuẩn bị các tài liệu quảng bá về dự án và những thành công thông qua các hình thức truyền thông khác nhau • Mục tiêu 5.7, Biên tập các tài liệu khuyến nông 9. Kết luận Như đã thảo luận trong phần báo cáo tóm tắt, đã có một sự nhiệt tình rất cao của người dân trong 4 thôn điểm trong việc đầu tư các nguồn lực của họ để tiếp tục trồng cây rừng trên cả đất rừng cộng đồng và đất rừng đã giao cho nông hộ. Bằng chứng cho thấy rằng số lượng cây giống từ vườn ươm vẫn tiếp tục được sử dụng để trồng tương tự như số lượng cây giống đã sản xuất được và trồng trong năm 2008. Các đề 12
- MS8_Bao cao 6 thang lan thu namKP.doc-8/13/2009 xuất của người dân trong các thôn khác trong 2 xã vùng dự án cũng thể hiện tính tích cực như đã trình bày trong phần mục đích 5.4. Vấn đề trâu bò phá các cây lâm nghiệp trong mô hình nông lâm kết hợp là một cản trở lớn trong việc tái sinh rừng trên đất rừng cộng đồng. Tuy nhiên đã có một sự cam kết cao của cộng đồng người dân thôn bản trong việc quản lý trâu bò thả rông. Một tác động đáng ghi nhận nữa là rất nhiều người dân yêu cầu có được hạt giống tốt cho cả giống cây lâm nghiệp và lâm nghiệp. Đây là một sự thay đổi lớn trong suy nghĩ thông thường của người dân, họ đã biết rằng hạt giống rẻ sẽ không thể có chất lượng cây trồng cao. Hoạt động trong 6 tháng tới sẽ tập trung vào mở rộng các ý tưởng dự án sang các thôn khác thuộc 2 xã vùng dự án và biện tập các tài liệu khuyến nông. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 371 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 353 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 129 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 94 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 106 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 105 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 108 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 88 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn