Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN CHẤT LƯỢNG CAO BẰNG MƯƠNG NỔI ĐẶT TRONG AO "
lượt xem 12
download
Nghề nuôi cá biển của Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây, đòi hỏi một số lượng lớn cá giống có chất lượng cao. Để đáp ứng yêu cầu này, công nghệ sản xuất con giống nhân tạo các đối tượng nuôi phổ biến như cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Mú (Epinephelus spp.) và cá Giò (Rachycentron canadum) đã được tập trung nghiên cứu và đầu tư phát triển. Các trại sản xuất giống cá biển trong nước đã sản xuất được một lượng đáng kể con giống. Tuy nhiên kích thước giống thường quá nhỏ để có thể thả nuôi ngay trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN CHẤT LƯỢNG CAO BẰNG MƯƠNG NỔI ĐẶT TRONG AO "
- SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN CHẤT LƯỢNG CAO BẰNG MƯƠNG NỔI ĐẶT TRONG AO Hoàng Tùng1*, Michael Burke2 & Huỳnh Kim Khánh3 1 Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đai học Quốc tế, Việt Nam. Email: htung@hcmiu.edu.vn 2 Queensland Department of Primary Industries & Fisheries, Australia 3 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam MỞ ĐẦU Nghề nuôi cá biển của Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây, đòi hỏi một số lượng lớn cá giống có chất lượng cao. Để đáp ứng yêu cầu này, công nghệ sản xuất con giống nhân tạo các đối tượng nuôi phổ biến như cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Mú (Epinephelus spp.) và cá Giò (Rachycentron canadum) đã được tập trung nghiên cứu và đầu tư phát triển. Các trại sản xuất giống cá biển trong nước đã sản xuất được một lượng đáng kể con giống. Tuy nhiên kích thước giống thường quá nhỏ để có thể thả nuôi ngay trong lồng hoặc ao nuôi thương phẩm. Cá giống có thể được tiếp tục ương trong bể lên cỡ lớn hơn nhưng phương pháp này rất tốn kém và đòi hỏi diện tích ương lớn. Trong khi đó, cá giống cỡ nhỏ ương tiếp hoặc nuôi thương phẩm trong ao đất thường có tỉ lệ sống thấp và khó chăm sóc quản lý. Để khắc phục những khó khăn này Dự án CARD VIE062/04 đã lựa chọn giải pháp sử dụng mương nổi đặt trong ao và xây dựng thành công qui trình nuôi thương phẩm bằng mương nổi tại Australia và ương giống cỡ lớn một số loài cá biển tại Việt Nam. Tấm chắn Lưới chắn Ống nâng Nước tràn ra nước Nước vào Chất thải lắng tụ Hình 1: Nguyên lý hoạt động của mương nổi đặt trong ao 1
- Mương nổi với nhiều thiết kế khác nhau đã được thử nghiệm thành công để nuôi cá nước ngọt ở Hoa Kỳ (Masser & Lazur 1997), Đức (Gottschalk et al. 2005) và Úc (Burke et al. 2007). Về cơ bản, mương nổi giống như một cái bể dài và hẹp, có thể tự nổi hoặc nổi nhờ dàn bè nâng đỡ. Toàn bộ hệ thống được đặt trong một ao chứa hoặc ở các vùng nước kín sóng gió. Nước được luân chuyển liên tục qua mương nhờ hệ thống ống nâng nước dạng air-lift. Hệ thống này còn giúp làm giàu oxy hòa tan trong nước. Nhờ mức độ trao đổi nước lớn mật độ của cá nuôi trong mương có thể đạt cỡ 70 kg/m3. Nhờ mật độ cao trên một diện tích nhỏ hẹp này mà việc quan sát cá nuôi, cho ăn và chăm sóc quản lý (ví dụ như kiểm tra tình trạng sức khỏe, lọc phân cỡ, thu hoạch, v.v.) đều có thể được thực hiện một các thuận tiện với hiệu quả cao, tiết kiệm đáng kể nhân công. Sử dụng mương nổi đặt trong ao để ương cá giống còn có thể giúp tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao. Trong báo cáo này chúng tôi trình bày vắn tắt thiết kế của mương nổi SMART (viết tắt từ cụm từ Công nghệ Nuôi biển Bền vững - Sustainable Mariculture Technology)và qui trình ương do Dự án CARD VIE062/04 “Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi” xây dựng. Các kết quả nghiên cứu thu được từ thử nghiệm ở qui mô nhỏ và sản xuất sẽ được kết hợp trình bày để minh họa cho hệ thống. 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ƯƠNG Hệ thống ương được thiết kế để có thể sản xuất được một số lượng lớn cá giống có kích thước lớn của các đối tượng nuôi phổ biến như cá Chẽm, cá Mú và cá Giò. Hệ thống này bao gồm các mương nổi, thiết bị phụ trợ và một ao chứa. Kích thước của ao chứa tùy thuộc vào lượng cá ương và có thể ước lượng bằng cách lấy tổng số cá ương chia cho 3 lần mật độ ương bình thường trong ao đất. 2.1 Ao chứa Mô hình ương chuẩn gồm một ao chứa có diện tích khoảng 2000-m2 (Hình 2). Bờ ao có thể lót bạt nhựa. Mức nước trong ao nên được duy trì ở khoảng 1,7 – 2,0 m. Tuy nhiên, các ao có độ sâu thấp cỡ 1,2 m vẫn có thể sử dụng được. Dùng bạt nhựa chắn dọc theo trục giữa ao để tạo dòng chảy vòng trong ao. Sử dụng một máy quạt nước công suất 2 mã lực để giúp luận chuyển nước trong ao chứa. 2
- 2.2 Mương nổi Tùy thuộc vào qui mô sản xuất có thể sử dụng mương nổi phiên bản SMART-1 hoặc SMART-2. Cả hai phiên bản đều được làm bằng vật liệu composite. SMART-2 có thể tích hoạt động là 6 m3, lớn gấp 2 lần so với SMART-1 (3 m3). Vật liệu composite được lựa chọn để làm mương nổi ở Việt Nam nhờ giá thành không quá cao, bền trong mọi điều kiện thời tiết và rất dễ vệ sinh hay di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Xa quạt nước Tường ngăn Cống ao bằng bạt thoát Các mương nổi đặt trên bè Cống cấp nước Cầu Cấp khí dự Máy nén khí Ống phòng cấp khí Hình 2: Ao chứa và bố trí mương nổi trong ao 2.2.1 Mương nổi phiên bản SMART-1 SMART-1 là phiên bản đầu tiên do Dự án CARD VIE062/04 thiết kế và chế tạo để tận dụng các ao nuôi tôm bỏ hoang vùng ven biển ương giống cá biển. Chi tiết về thiết kế đã được công bố trong các tài liệu của Hoàng Tùng et al. (2007) và Lưu Thế Phương (2006). Mỗi mương có thể tích hoạt động khoảng 3 m3 (Hình 3). Một đầu của mương được trang bị hệ thống ống nâng nước dạng airlift. Hệ thống này bơm nước liên tục vào mương với lưu lượng khoảng 350 L/phút. Ngay sau hệ thống ống nâng nước 20 cm có gắn một tấm chắn tạo dòng, hướng dòng nước xuống dưới, quét đều trên mặt đáy của mương. Nhờ vậy mà chất thải của cá và thức ăn thừa sẽ được dồn tụ về phía cuối mương. Vùng nước phía sau tấm chắn yên tĩnh, thích hợp làm địa điểm cho cá ăn. Toàn bộ mặt mương được che đậy bằng các tấm chắn làm từ nẹp gỗ và lưới lan, giữ cho cá không nhảy ra khỏi mương vào ao và địch hại không thể xâm nhập được vào từ bên ngoài. Ở phía cửa thoát, đặt một khung lưới chắn 2 cánh như chữ V, một cánh áp vào cửa thoát, 3
- một cánh đối xứng chặn không để cho cá bị dòng nước ép vào khung lưới của cửa thoát. (Hình 3). Hệ thống ống nâng nước gồm 4 ống PVC ∅90 được nối với nhau bằng một ống cấp khí PVC ∅21 dạng khung chữ nhật để cân bằng áp lực khí tại các điểm thoát và cố định vị trí cho các ống nâng (Hình 4). Trên thanh ngang phía dưới của khung này khoét các lỗ đường kính 3 mm. Mỗi lỗ cho một ống nâng nước. Khoảng cách từ lỗ thoát khí đến mặt nước ao là 80 cm. Nước trong mương trao đổi 100% mỗi 15 phút. Tấm chắn Lưới chắn (b) tạo dòng Ống nâng Cửa thoát nước Đầu thoát nước (b) Đầu cấp nước (a) Vị trí gắn ống nâng nước cố định Cửa thoát Hình 3: Mương nổi SMART-01 ống cấ p khí Lỗ thoát nước Nước vào ống Lỗ thoát khí Hình 4: Hệ thống ống nâng nước của SMART-1 SMART-1 không tự nổi được. Vì thế cần phải làm một dàn bè bằng gỗ và thùng phuy nhựa 200-L để nâng đỡ các mương nổi. Đường đi trên bè phải đủ rộng (cỡ 60 cm) để 4
- công nhân có thể di chuyển và thao tác kỹ thuật một cách dễ dàng. Các mương nổi được treo vào khung bè bằng bulon sắt Ø14, dài 45 cm. Mép trên của thành mương cao hơn mặt nước ao khoảng 5 – 10 cm. Trong trường hợp cần giảm chi phí đầu tư, có thể chế tạo một bộ khung đơn giản bằng gỗ rẻ tiền, cắm thẳng vào đáy ao và cao hơn mặt nước khoảng 20. Sau đó dùng dây treo mương nổi SMART-1 vào khung này. Vì độ cao của khung là cố định, người nuôi cần giữ cho mực nước trong ao chứa ổn định để không ảnh hưởng đến hiệu suất bơm của hệ thống ống nâng nước. 2.2.2 Mương nổi phiên bản SMART-2 Mặc dù đạt được kết quả tốt khi thử nghiệm, mương nổi phiên bản SMART-1 đã để lộ một số nhược điểm trong quá trình vận hành. Vì thế, phiên bản SMART-2 được thiết kế để khắc phục các nhược điểm này và đồng thời mở rộng qui mô sản xuất (Hoàng Tùng & Huỳnh Kim Khánh 2008). Đầu tiên, thể tích hoạt động của SMART-2 được thiết kế gấp đôi SMART-1, cho phép người nuôi ương được nhiều cá giống hơn. Tiếp theo, dàn bè nâng đỡ mương nổi SMART-1 rất nặng, tốn kém và không thể di chuyển được khi ao không có nước. Mương nổi phiên bản SMART-2 được thiết kế tự nổi. Phần thân mương được kết nối với một khung cứng làm bằng composite có bơm bọt tạo độ nổi ở bên trong. SMART-2 cân nặng khoảng 400 kg và có thể di chuyển một cách dễ dàng, nhờ đó tính cơ động của mương tăng lên và có thể đưa vào vận hành ngay lập tức sau khi thả xuống ao chứa (Hình 5). Hình 5: Mương nổi phiên bản SMART-2 5
- Với phiên bản SMART-1 hệ thống ống nâng nước được gắn cố định trên thân mương. Vì vậy, khi có nhiều người hoặc vật nặng đè lên dàn bè nâng đỡ, toàn bộ hệ thống mương sẽ lún sâu thêm vào trong nước, làm gia tăng chiều cao cột nước từ mặt ao đến vị trí của lỗ thoát khí. Áp lực gia tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến lượng khí thoát ra, qua đó làm giảm hiệu suất bơm của các ống nâng nước hoặc thậm chí làm một số ống ngừng hoạt động. Trong phiên bản SMART-2 hệ thống ống nâng nước gồm 8 ống PVC Ø90, có thể trượt theo trục thẳng đứng nhờ 2 rãnh làm bằng ống PVC Ø60 đặt theo thân mương. Nước mương thay mới 100% mỗi 10 phút. Ngoài ra, khi được đặt trong các ao có độ sâu thấp, các ống nâng nước của phiên bản SMART-1 lấy nước từ tầng đáy sẽ hút bùn dơ từ đáy ao vào mương, làm suy giảm chất lượng nước. Để khắc phục nhược điểm này, phiên bản SMART-2 có thêm một buồng lấy nước. Nước ao ở tầng mặt tràn vào buồng này rồi mới được hệ thống ống nâng bơm vào lòng mương. Nhờ vậy, trong thực tế SMART-2 có thể hoạt động trong các ao có độ sâu thấp, tương đương với chiều cao của thân mương. Cửa thoát nước của SMART-2 cũng khác so với SMART-1 và có dạng khe hẹp 10 cm chạy theo một góc nghiêng 30o từ đáy của mương lên tầng mặt. Thiết kế này tạo một lực hút mạnh, giúp hút hết các chất thải của cá và thức ăn thừa ra khỏi mương. 2.3 Các thiết bị phụ trợ Để vận hành mương nổi đặt trong ao cần phải có một hệ thống cung cấp khí nén. Máy thổi khí hoặc nén khí có áp lực thấp nhưng thể tích khí nén cao là lựa chọn phù hợp nhất. Công suất của máy nén khí phụ thuộc vào qui mô sản xuất. Một hệ thống ương gồm 6 mương nổi SMART-1 hoặc 3 mương nổi SMART-2 chỉ cần một máy nén khí công suất 3 mã lực với lượng khí nén khoảng 65 – 70 m3 mỗi giờ (chẳng hạn như máy nén khí ANLET BSR-40 của Nhật Bản). Người nuôi nên sử dụng luân phiên 2 máy nén khí (mỗi máy hoạt động 12 giờ liên tục) để đảm bảo máy không hoạt động quá mức, dẫn đến bị hư hỏng. Do lượng khí nén lớn nên ngay tại vị trí kết nối giữa máy nén khí và ống dẫn phải có một bầu chứa khí thể tích lớn. Nếu không, khí bị nén sẽ ép lại làm cho máy bị nóng dẫn đến hư hỏng hoặc làm chảy ống nhựa PVC dẫn khí. Ống dẫn khí xuống ao đến từng mương nên là ống dạng mềm có đường kính Ø60 ở phần đầu và Ø42 ở phần cuối. Trong quá trình ương cần phải theo dõi thường xuyên hoạt động của hệ thống cấp khí và đảm bảo đường dẫn khí không bị hư hại hay rò rỉ. Nếu mất khí, cá ương trong mương có thể 6
- chết rất nhanh chỉ trong vòng dưới 10 phút. Máy phát điện dự phòng cũng cần phải được chuẩn bị sẵn sàng ở những nơi mà mạng cung cấp điện thiếu ổn định. 3. QUI TRÌNH ƯƠNG 3.1 Lắp đặt, chuẩn bị hệ thống ương Việc cải tạo ao chứa được thực hiện theo các qui trình chuẩn áp dụng cho từng vùng nuôi cụ thể. Các công đoạn cần thiết có thể bao gồm: loại bỏ bùn đáy, phơi khô, bón vôi và xử lí nước khi đã cấp đầy ao. Tiếp theo lắp đặt hệ thống mương và cho vận hành xa quạt nước để luân chuyển nước trong ao, tạo điều kiện cho tảo phát triển. Dùng phân bón hữu cơ hoặc vô cơ để gây màu nước. Thả cá rô phi cỡ 30 g/con vào ao với mật độ từ 0,5 – 1 con/m2. Các thử nghiệm cho thấy cá rô phi có thể sử dụng chất thải từ mương ương cá và giữ cho màu nước và chất lượng nước ao ổn định. Kiểm tra các thông số môi trường quan trọng như nhiệt độ, độ mặn, độ pH và hàm lượng oxy hòa tan (DO) trước khi thả cá. Nếu mương nổi được sử dụng lần đầu thì cần phải ngâm mương khoảng 2 tuần trong nước ao và rửa nhiều lần thật sạch bằng nước ngọt và xà phòng. Với các mương đã được sử dụng cho một đợt ương, chỉ cần phơi từ 2 – 3 ngày. Sau đó dùng vòi nước cao áp rửa sạch xác rong rêu và hàu hà bám vào phía ngoài mương. Vệ sinh mặt trong mương bằng nước ngọt và xà phòng. Bảng 1: Mật độ ương và cỡ giống đề nghị Mật độ thả (con/m3) Đối tượng Cỡ cá thả (mm chiều dài thân) Cá Chẽm 15 – 25 3,000 – 6,000 Cá Mú Malaba 30 – 50 2,000 – 3,000 Cá Giò 50 – 80 1,000 – 2,000 3.2 Chất lượng cá giống và thả giống Hệ thống ương bằng mương nổi SMART có thể được sử dụng cho nhiều đối tượng nuôi khác nhau như cá Chẽm, cá Mú, cá Giò, cá Hồng bạc, cá Hồng Mỹ và rô phi. Với bất cứ đối tượng nào thì chất lượng cá giống cũng phải được đặt lên hàng đầu. Chúng phải khỏe mạnh, không mang mầm bệnh, bơi lội tích cực và không có những biểu hiện 7
- bất thường. Với các đối tượng ăn thịt cá giống phải đồng đều về kích thước, nếu không tỉ lệ hao hụt do cá ăn thịt lẫn nhau trong quá trình ương sẽ cao. Cỡ giống thả và mật độ thay đổi tùy theo loài và được khuyến nghị trong Bảng 1. Mật độ tối đa tại thời điểm chuẩn bị thu hoạch nên nằm trong khoảng 50 – 75 kg/m3. 3.3 Cho ăn Mặc dù cá tạp xay hoặc chặt nhỏ thường giúp cá biển ương có tốc độ tăng trưởng nhanh ở nhiều cơ sở ương giống, thức ăn công nghiệp nên được sử dụng để thuận tiện trong quản lý và phòng ngừa lây lan bệnh dịch. Dự án CARD VIE062/04 đã xây dựng được một chế độ cho ăn đảm bảo tốc độ tăng trưởng tốt của cá và chi phí thức ăn ở mức thấp. Thức ăn viên dành cho cá biển của INVE (cỡ hạt 800÷1200 µm; 56% protein thô) được sử dụng trong 2 tuần đầu tiên của vụ ương. Từ tuần thứ 2 trở đi tập cho cá ăn kèm thêm thức ăn viên dành cho tôm biển (ví dụ như thức ăn cỡ 1 hoặc 2 của công ty Grobest UniPresident). Việc cho ăn kết hợp sẽ giúp giảm giá thành sản xuất vì một kg thức ăn của INVE đắt gấp 6 lần so với một kg thức ăn tôm. Thức ăn dành cho cá biển thường phải có hàm lượng lipid cao để đảm bảo sự phát triển của cá. Nhu cầu này có thể được đảm bảo một cách dễ dàng bằng cách trộn thức ăn tôm với dầu mực (tỉ lệ khoảng 5 – 10 mL/kg) nửa giờ trước khi cho ăn. Thời gian tập cho cá ăn thức ăn tôm kéo dài khoảng 1 tuần. Từ tuần thứ 3 trở đi có thể cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn tôm trộn với dầu mực. Cho cá ăn 6 lần/ngày từ 06:00 đến 18:00. Khẩu phần ăn hàng ngày dao động từ 10 – 18% tổng sinh khối và có thể gia giảm theo nhu cầu thực tế. Trong trường hợp sử dụng máy cho ăn tự động thì người chăm sóc cá cũng cần phải dành thời gian để quan sát hoạt động của cá trong quá trình cho ăn. Vị trí cho cá ăn là khoảng ngay sau tấm chắn tạo dòng. Cá Giò bắt mồi tích cực trên bề mặt. Trong khi đó cá Chẽm và cá Mú ăn ở độ sâu khoảng 20 – 30 cm dưới mặt nước. Cá giống có kích thước lớn thường phần bố ở khu vực sát với các ống nâng nước. Vì thế cần rải thức ăn đều khắp mặt mương để cá nhỏ hơn có thể bắt được mồi. Lưu ý là cá Chẽm dừng bắt mồi sau khi mặt trời lặn. 3.4 Quản lý và chăm sóc Vệ sinh mương hàng ngày bằng bàn chải mềm. Việc vệ sinh mương thường xuyên giúp cho môi trường ương sạch và luyện cho cá quen với các tác động của con người. 8
- Với phiên bản SMART-1 chất thải của cá và thức ăn thừa dồn tụ ở phần cuối đáy mương phải được siphon thải bỏ hàng ngày, vào khoảng từ 16:00 - 17:00 trước khi cho ăn lần cuối cùng trong ngày. Phiên bản SMART-2 được thiết kế để đẩy chất thải liên tục ra bên ngoài, vì thế không cần phải siphon. Hàng tuần vệ sinh hoặc thay mới hệ thống ống nâng nước. Khi nhiệt độ nước giảm xuống cỡ 20 – 22oC, cần cắt giảm mạnh lượng thức ăn vì thông thường cá sẽ dừng bắt mồi. Xa quạt nước chủ yếu được vận hành vào ban đêm để đảm bảo lượng oxy hòa tan và một vài tiếng vào ban ngày, đặc biệt là khoảng từ 13:00 đến 15:00 để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ và thất thoát oxy bão hòa vào không khí. Duy trì màu nước trong ao. Thông thường không cần phải bón thêm phân vì lượng chất thải từ mương nổi đủ để duy trì lượng muối dinh dưỡng cần thiết cho tảo. Cho cá rô phi ngoài ao chứa ăn nhưng không nên cho ăn quá nhiều. Có thể sử dụng chế phẩm vi sinh để ổn định môi trường nước ao. 3.5 Phòng bệnh Quan sát các biểu hiện của cá nuôi thường xuyên, đặc biệt là khi cho ăn. Hàng tuần tiến hành tắm cho cá bằng dung dịch hydroxy peroxide (H2O2) 5 – 10 ppm trong 15 phút. Trước hết, dừng hoạt động của hệ thống ống nâng nước. Mương nổi sẽ biến thành một cái bể. Cho sục khí vào trong mương để đảm bảo đủ oxy hòa tan cho cá. Sau đó cho H2O2 vào. Sau 15 phút cho hệ thống ống nâng nước hoạt động lại để rửa hết nước có H2O2 trong nước ra bên ngoài. Cũng có thể bơm nước ngọt vào mương để tắm cho cá Mú hoặc cá Giò. Lưu ý là cá Giò rất nhạy cảm với những tác động cơ học và gai vây lưng của cá Mú có thể làm mù mắt những con khác khi giãy dụa. 3.5 Lọc phân cỡ và thu hoạch Lọc phân cỡ thường xuyên giúp giảm hiện tượng ăn thịt lẫn nhau ở các loài cá dữ. Việc lọc phân cỡ có thể được thực hiện một cách dễ dàng với mương nổi SMART. Dùng một vợt lưới mềm có khung lưới bằng đúng mặt cắt của thân mương để bắt cá. Sau đó dùng các khay phân cỡ hoặc dùng tay để phân loại cá và thả cá cùng cỡ vào ương tiếp ở một mương. Tại thời điểm thu hoạch, mật độ của cá ương trong mương rất cao. Vì thế cần phải chú ý theo dõi hoạt động của hệ thống cung cấp khí. Cá Giò khi kết thúc vụ ương có thể đạt cỡ 200 – 300 mm chiều dài thân, vì thế khó vận chuyển bằng bể đến khu 9
- vực nuôi. Nếu có thể, nên dùng thuyền kéo cả mương nổi đến vị trí đặt lồng nuôi thương phẩm để tránh stress cho cá và đảm bảo tỉ lệ sống cao trong vận chuyển. 4. HIỆU QUẢ ƯƠNG Nếu qui trình trên được thực hiện đúng, tỉ lệ sống sau 40 – 45 ngày ương có thể đạt hơn 85% với cá Chẽm, từ 90 – 95% với cá Mú và khoảng 60% với cá Giò (Hoàng Tùng et al. 2008). Giá thành sản xuất thấp hơn nhiều so với ương trong bể, ao hoặc trong lồng. Bảng 2: Cỡ giống và giá thành sản xuất của cá biển ương trong mương nổi SMART (tính theo thời giá của năm 2008, Hoàng Tùng et al. 2008) Cá Chẽm Cá Mú Malaba Cá Giò Cỡ thu hoạch (mm chiều dài) 100 120 200 Giá thành sản xuất (đồng) 1.551 7.391 9.596 Giá thị trường (đồng) 16.000 20.000 7.000 Tỉ suất lợi nhuận/đầu tư 1,16 1,08 2,82 5. HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG TIẾP THEO Hệ thống ương bằng mương nổi SMART và qui trình ương đã được áp dụng thành công bởi một số công ty thương mại tại Việt Nam, Úc và Malaysia. Tuy vậy, hệ thống này cần phải được tiếp tục hoàn thiện về mặt kỹ thuật để cải thiện tính ổn định và năng suất ương. Hiện tại, chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu (i) Ứng dụng nguyên tắc hoạt động của mương nổi để thiết kế hệ thống nuôi thâm canh cá Tra theo phương thức tuần hoàn, tái sử dụng nước cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ii) Cải tiến hệ thống ống nâng nước của phiên bản SMART-2 để có thể nâng mật độ ương lên 120 kg/m3. (iii) Thiết kế hệ thống nuôi thương mại cá Dĩa 10
- LỜI CẢM ƠN Dự án này được chương trình CARD (Collaboration for Agriculture Research & Development) tài trợ thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Công ty GROBEST Imei Vietnam đã tài trợ toàn bộ thức ăn cho các thử nghiệm, các thành viên của Trường Đại học Nha Trang (TS. Nguyễn Đình Mão, ThS. Lưu Thế Phương, KS. Bành Thị Quyên Quyên, ThS. Ngô Văn Mạnh) và Bribie Island Aquaculture Research Centre (TS. Adrian Collins, CN. Ben Russel và Daniel Willet) đã tham gia nghiên cứu. Các thành công mà Dự án có được là nhờ sự hỗ trợ tích cực của Trường Đại học Nha Trang, Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa và Queensland Department of Primary Industries & Fisheries (Australia). TÀI LIỆU THAM KHẢO Burke M., Russel B., Collins A. & Hoang T. (2007) Intensive in-pond floating raceway production of marine finfish. In: Book of Abstracts, World Aquaculture Society Annual Meeting, 26 February – 2 March 2007, San Antonio, Texas, USA. Gottschalk T., Füllner G. & Pfeifer M. (2005) Möglichkeiten der Einführung neuer Fischarten als Objekte der Aquakultur in Sachsen. Aufzucht von Hybrid- Streifenbarschen in einer ‘In-Teich-Kreislaufanlage’, Schriftenreihe der Sächsischen Landesanstalt für Landwirtschaft Heft 14 – 10. Jahrgang 2005. Hoang T., Burke M. (2007) Floating raceways provide option for marine fish fingerling production. The Advocate Jul Hoang T., Collins A., Burke M. (2007) Milestone Report No. 2&4 of CARD VIE062/04 Project. CARD Program, MARD, Hanoi. Hoang T., Burke M., Willet D. (2008) Milestone Report No. 8 of CARD VIE062/04 Project. CARD Program, MARD, Hanoi. Hoang T., Huynh K.K. (2008) Advanced nursing of seabass using SMART-2 raceway. ViFINET International Aquaculture Workshop, Can Tho Dec 2008. Luu T. Phuong (2006) Application float raceways to nurse barramundi (Lates calcarifer Bloch, 1790) from 2 – 8 cm total length. MSc thesis, University of Agriculture No. 1, Ha Noi (in Vietnamese). Masser M.P. & Lazur A. (1997) In – pond raceways. Southern Regional Aquaculture Center, SRAC Punblication No. 170. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 366 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 346 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 131 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 119 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 93 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 104 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 104 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 107 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 87 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn