intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM THÔNG QUA VIỆC NÂNG CAO QUẢN LÝ HỆ THỐNG CUNG ỨNG VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

89
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành trái cây Việt Nam có nhiều tiềm năng và đóng góp một phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Khoảng 85% hộ gia đình Việt Nam có liên quan sản xuất rau, trái cây và hoa. Những người này đặc biệt là nông dân đã trải qua những sự thay đổi trong việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường (Nguyễn Đình Hùng và cộng sự, 2004). Xuất khẩu rau và trái cây năm 2000 là 213 triệu đô la, năm 2003 giảm xuống 151 triệu đô la, nhưng từ năm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM THÔNG QUA VIỆC NÂNG CAO QUẢN LÝ HỆ THỐNG CUNG ỨNG VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH "

  1. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM THÔNG QUA VIỆC NÂNG CAO QUẢN LÝ HỆ THỐNG CUNG ỨNG VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH R. J. Nissen1, Nguyễn Duy Đức2, Nguyễn Minh Châu3, Vũ Công Khanh2. Ngô Văn Bình2, Trần Thị Kim Oanh2, San Trâm Anh2 1 Bộ Công nghiệp cơ bản & Thủy sản,Trạm Nghiên cứu Maroochy, PO Box 5083, Sunshine Coast Mail Centre, Nambour, Queensland, 4560, Australia. 2 Phân viện Cơ điện NN & Công nghệ Sau thu hoạch, 54 Trần Khánh Dư, Q.1, TP.HCM, Việt Nam 3 Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Long Định-Châu Thành, Tiền Giang. Việt Nam Tóm tắt Ngành trái cây Việt Nam có nhiều tiềm năng và đóng góp một phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Khoảng 85% hộ gia đình Việt Nam có liên quan sản xuất rau, trái cây và hoa. Những người này đặc biệt là nông dân đã trải qua những sự thay đổi trong việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường (Nguyễn Đình Hùng và cộng sự, 2004). Xuất khẩu rau và trái cây năm 2000 là 213 triệu đô la, năm 2003 giảm xuống 151 triệu đô la, nhưng từ năm 2007 tới nay đã tăng lên 283 triệu đô (tin tức Việt Nam 2007). Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp phải những khó khăn trong việc cạnh tranh với các nước châu Á trên thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan, đòi hỏi ngành rau quả Việt Nam phải có sự phát triển vững chắc để có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và trong nước. Với việc tăng mức sống của người tiêu dùng Việt Nam thì nhu cầu trái cây chất lượng cao và an toàn cũng tăng theo. Dự án CARD 050/04 VIE đã mô tả chuỗi cung ứng nội địa hiện hành để xác định và nhu cầu, sở thích của nhóm khách hàng. Những thông tin này được sử dụng để thiết kế chương trình đào tạo chuỗi cung ứng tổng thể, nhằm thực hiện việc quản lý chất lượng và thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Hệ thống này đem lại lợi nhuận cho nông dân Việt Nam, các thành viên trong chuỗi cung ứng và cuối cùng là cho người tiêu dùng. Tới nay, 572 nông dân, 79 nhà thu mua và nhà bán sỉ đã được dự án CARD tập huấn về GAP trước và sau thu hoạch. I. Giới thiệu Những người tiêu dùng trên thế giới hiện quan tâm tới chất lượng và an toàn thực phẩm, nên việc thực hiện hệ thống an toàn thực phẩm mới là rất cần thiết.Tuy nhiên, việc thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng thường đòi hỏi nông dân có đủ điều kiện vật chất, nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Nông dân Việt Nam đang cố gắng tiếp nhận những nguyên tắc chất lượng và an toàn thực phẩm áp đặt bởi các tập đoàn và các công ty mới thu được lợi nhuận. Nhiều nhà bán lẻ lớn đã có hệ thống đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm của riêng mình, điều này làm cho người nông dân, người thu mua, nhà kinh doanh và nhà xuất khẩu cho rằng đây là cách cản trở họ tiếp cận các thị trường cao cấp. So sánh với các nước phát triển, chuỗi cung ứng của Việt nam dài hơn, thường có số thành viên tham gia nhiều gấp đôi, và dựa trên cách thức truyền thống khó thay đổi. Rau quả thường mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng cây lương thực hay chăn nuôi. Đặc biệt các nông hộ qui mô nhỏ có thể phát huy lợi thế cạnh tranh của mình (lao động dồi dào) và khắc phục điểm yếu (diện tích đất nhỏ, xa thị trường), khi canh tác sản phẩm giá trị cao như rau quả. Điều này rất phù hợp với điều kiện ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long 1
  2. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) và duyên hải miền Trung của Việt Nam (tỉnh Khánh Hòa). Ford và cộng sự (2003) đã chỉ ra những điểm yếu chính của ngành sản xuất trái cây Việt Nam: - Chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều, - Chưa có tiêu chuẩn chất lượng, - Công nghệ canh tác và chế biến sau thu hoạch nghèo nàn lạc hậu, - Thiếu phối hợp trong sản xuất tiêu thụ, - Thiếu thông tin và hệ thống cung ứng, giá cả và nhu cầu khách hàng. Trong dự án CARD này, chúng tôi đã góp phần giải quyết những vấn đề trên bằng cách: • Mô tả chuỗi cung ứng nội địa hiện hành, đặc biệt nhấn mạnh việc xác định nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng và báo cáo kết quả lại cho nông dân và các thành viên khác trong chuỗi cung ứng. • Cung cấp sự hiểu biết tốt hơn và những điểm nổi bật có thể cải tiến những cái mà nông dân và các thành viên trong chuỗi tạo ra đối với sản xuất và tiêu thụ 2 loại quả bưởi và xoài. • Chương trình đào tạo huấn luyện tập trung cho viện nghiên cứu, các thành viên trong chuỗi và người nông dân. • Tổ chức các khóa đào tạo về công nghệ trước và sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng trái cây, dựa trên cc nguyên tắc GAP về IPM/ IDM, quản lý vườn và quản lý sản phẩm, chỉ số thu hoạch… để cải thiện môi trường và sức khỏe con người trong sản xuất và tiêu thụ. • Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và hệ thống đảm bảo chất lượng cho xoài và bưởi. • Cải tiến công nghệ sau thu hoạch cho xoài và bưởi để giảm sự mất trọng lượng thông qua phương pháp bao gói mới, xử lý sau thu hoạch, rửa và làm vệ sinh đảm bảo chất lượng. Mặc dù những người làm vườn Việt Nam tạo ra lợi ích từ việc nâng cao năng suất để cuộc sống của họ dễ chịu hơn bằng sản xuất nông nghiệp mà điều kiện môi trường và kinh tế có thể chấp nhận được. Nông dân ít khi chấp nhận một cách đầy đủ kỹ thuật bao gói. Mặt khác, họ thường chấp nhận những điều chủ yếu hoặc sắp xếp theo cách thức riêng của mình; “họ thường thích nghi hơn chấp nhận” (Horne và Stür, 2003). Phương thức mở rộng và đào tạo chúng tôi đang sử dụng dựa trên phương pháp dào tạo cho người lớn và tham gia thực hành (PAL) (Horne and Stür, 2003), đào tạo các tiểu giáo viên (TTT) và học viên đào tạo học viên (PTP). Một chuỗi phải có quy trình rõ ràng để xử lý những thay đổi phát sih, giảm thiểu rủi ro, phân phối hiệu quả minh bạch thông qua chia sẻ thông tin và kiến thức (Collins, 2003; Batt, và cộng sự., 2005). PAL và PTP là một số những nguyên tắc thực hành chính sử dụng để đạt được những hiểu biết về văn hóa, nhằm tạo niềm tin và mối quan hệ, tư vấn và thu được từ đầu tư (Collins, 2003; Kolb, 1984). II. Phương pháp thực hiện Dự án CARD này đã phát triển phương thức mới để hỗ trợ người nông dân, nhà thu mua, nhà bán sỉ, nhà kinh doanh, người bán lẻ và nhà nghiên cứu để thực hiện cải tiến chuỗi cung ứng làm vườn thực hành dựa trên những nguyên tắc GAP cho Việt Nam. Phương pháp tiếp cận chúng tôi đang sử dụng để xây dựng chuỗi cung ứng mới hoặc là cải tiến chuỗi cung ứng đang tồn tại, để phát triển những kỹ năng đánh giá và xã hội của họ, do vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Những kỹ năng chúng tôi đang cố gắng chuyển giao liên quan tới hai lĩnh vực chính (Nissen et al, 2007), bao gồm: 2
  3. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 1. Những kỹ năng quan hệ con người với con người để duy trì và phát triển chuỗi cung ứng GAP. 2. Những phương thức lập kế hoạch chiến lược để phát triển hoặc điều chỉnh chuỗi cung ứng bao gồm các phương pháp hệ thống GAP. Phát triển mối quan hệ Để giúp cho sự đảm bảo bền vững và sự chấp thuận hệ thống GAP, một phương pháp mới đã được phát triển và được các thành viên trong chuỗi chấp thuận (người nông dân, nhà thu mua, nhà bán sỉ, nhà kinh doanh, người bán lẻ và các viện nghiên cứu có liên quan). Phương pháp này dựa trên quyết định hành động do các thành viên trong chuỗi tạo nên. Hình 1 trình bày sơ đồ minh họa phương pháp này. Chuỗi kế hoạch chiến lược và phát triển Quá trình này bao gồm: Bước 1. Định nghĩa và phân loại. Để phát triển chuỗi cung ứng đạt được thị trường mục tiêu, các thành viên trong chuỗi phải chấp thuận nhiệm vụ, mục tiêu và mục đích. Bước 2. Thu thập thông tin. Thông tin được thu thập, mục tiêu ưu tiên các thành phần sử dụng chuỗi cung ứng cho phân tích các vấn đề (La Gra 1990). Hình 2 là sơ đồ minh họa mục tiêu chuỗi cung ứng. Các phương thức thu thập thông tin sử dụng là: phỏng vấn, quan sát, lấy mẫu liên tiếp, và phân tích điểm tới hạn xuyên suốt chuỗi. Bước 3. Biên soạn tài liệu thu thập thông tin tổng quát. Tổ chức thu thập thông tin về sản phẩm, thông tin về dòng tiền tệ, cơ sở hạ tầng và kỹ năng kiểm tra sổ sách và xác định các thành viên điển hình tiên tiến ở mỗi phần trong chuỗi. Chỉ rõ nơi đã sử dụng GAP. Bước 4. Phân tích thông tin. Dựa vào phương pháp Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) và phân tích chuỗi cung ứng của Bộ Nông Nghiệp, lâm Nghiệp và Thủy Sản Úc (AFFA), tập trung vào người tiêu dùng, tạo ra giá trị, thu nhận sản phẩm đúng, vận chuyển và phân phối có hiệu quả, những thông tin nhạy cảm và sự truyền thông tin, mối quan hệ nhạy cảm và nơi GAP có thể giới thiệu và cải tiến. Bước 5. Phát triển chuỗi cung ứng mới: a). Xác định chuỗi cung ứng thích hợp nhất để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ của chuỗi cung ứng. Xác định yêu cầu của GAP đối với sản phẩm, thông tin và dòng tiền tệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, cơ sở hạ tầng và những kỹ năng phát triển cho chuỗi. b). Hiệu chỉnh chuỗi cung ứng sử dụng các phương pháp: • Kiểm tra sự thích hợp của chuỗi • Tập trung từ đầu cho tới cuối chuỗi • Kiểm tra chuỗi một cách đơn giản • Kiểm tra tính đầy đủ của chuỗi c). Xác định khu vực để cải tiến sử dụng phân tích GAP: việc này nên tiến hành đối với sản phẩm, sử dụng phương pháp phân đoạn chuỗi La Gra, ngoài ra nên bao gồm cả việc phân tích GAP về: • Kiến thức/kỹ năng • Cơ sở hạ tầng/các thiết bị hỗ trợ/nguồn nguyên liệu • Mối quan hệ 3
  4. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) d). Liệt kê các cải tiến theo thứ tự tầm quan trọng Bước 6. Phát triển các kế hoạch thực hiện: a). Quá trình GAP cần phải làm gì và cung cấp gì để bổ sung, cải tiến • Sản phẩm thông tin và dòng tiền tệ • Kiến thức/kỹ năng • Cơ sở hạ tầng/các thiết bị hỗ trợ/nguồn nguyên liệu • Mối quan hệ b). Phát triển hế hoạch hành động cho: • Cái gì được tiến hành? • Nó được tiến hành như thế nào? • Ai chịu trách nhiệm? • Khi nào nó sẽ được tiến hành? Bước 7. Đánh giá việc thực hiện chuỗi cung ứng: Đánh giá chuỗi cung ứng bằng cách kiểm soát các dấu hiệu biểu hiện chính (KPI’S), dựa trên GAP, hướng dẫn xử lý mẫu, kiểm tra sổ sách và tiến hành phân tích quy trình để xác định hiệu quả như thế nào nếu chuỗi đạt được mục tiêu đã được thiết lập ở bước 1. III. Kết quả Nhóm chuyên gia Úc khuyên rằng quy trình trình bày ở trên trong phần phương pháp luận dựa trên hệ thống GAP để huấn luyện cho các cán bộ Viện nghiên cứu ở Việt Nam (SIAEP và SOFRI), người nông dân trồng bưởi và xoài ở Việt Nam, người thu mua, nhà bán sỉ, thương nhân, và người bán lẻ. Chính những nhóm người này sẽ phát triển hệ thống cung ứng cải tiến và mới, để phân phối trái cây có chất lượng cao đến khách hàng tiêu dùng Việt Nam. Thứ tự kế hoạch chiến lược ưu tiên cho hệ thống xoài và bưởi được mô tả dưới bảng 1 và 2. Kế hoạch này được phát triển bởi nông dân trồng bưởi và xoài, người thu gom, nhà bán sỉ, thương nhân và người bán lẻ với bộ phận nghiên cứu của Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch (SIAEP) và Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) thông qua tiến trình kế hoạch chiến lược. Sơ đồ chuỗi cung ứng và thực hành Dự án này đã tiến hành khảo sát nhu cầu khách hàng và thị trường tiềm năng. Dự án còn khảo sát khách hàng tiêu thụ xoài, nhà bán lẻ, nhà bán sỉ, người thu mua và nông dân để phát triển hệ thống cung ứng mới và đã được cải tiến. Khách hàng : xoài Cát Hòa Lộc là giống được khách hàng ưa chuộng nhất, 71,43% khách hàng ưa thích giống xoài này, do màu sắc, hương thơm hấp dẫn và có uy tín trên thị trường. Khoảng 76% khách hàng mua từ 1-3 kg trái cây, 4-8 lần mỗi tháng. Hầu hết khách hàng thường mua ở chợ bán lẻ vì chúng dễ đánh giá, họ có thể lựa chọn từng trái và tạo mối quan hệ lâu dài với người bán. Khoảng 51,7% khách hàng cho rằng họ đã gặp phải vấn đề khi chọn lựa để mua do trái quá chín. Nhà bán lẻ: Nhiều nhà bán lẻ đã gặp phải khó khăn trong việc thu gom những trái tốt. Khoảng 45% nhà bán lẻ cho rằng việc mua bán của họ không có hợp đồng. Những hợp đồng bị phá giá, số lượng và chất lượng sản phẩm. Khoảng 15% người bán lẻ cho rằng cỡ trái không đồng đều như thỏa thuận. Bệnh thối đầu trái và thán thư là nguyên nhân lớn nhất làm giảm chất lượng trái trong quá trình bảo quản và buôn bán. Nhà bán sỉ: Những vấn đề chính nhà bán sỉ gặp phải khi mua xoài là: 4
  5. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) 1) 45% người bán không tuân theo sự thỏa thuận về chất lượng và số lượng về giá cả. 2) 5% không đưa ra những cỡ trái đồng đều. 3) 10% gặp phải vấn đề về khoảng cách và vận chuyển. 4) 40% gặp phải những vấn đề khác. Khi trái được bán, những vấn đề chính gặp phải đối với nhà bán sỉ là: 1) 100% cho rằng sự biến động giá cả là điều quan tâm chủ yếu đặc biệt khi thị trường đã bão hòa. 2) 10% cho rằng khoảng cách và vận chuyển là vấn đề chính. 3) Hơn 10% người mua không tuân theo thỏa thuận về giá cả số lượng và chất lượng. 4) 10% cho rằng thuế chợ cao. Tổn thất trái ở mức cao là do thối trái và trái nhăn hoặc trái xấu, không được chấp nhận. Sự giảm trọng lượng xảy ra khi mua, do sự mất nước, chuột, động vật gặm nhấm....nếu trái được bảo quản một vài ngày. Nhà thu mua: Nhà thu mua không muốn những trái chin, nhưng vỏ vẫn còn xanh. Tùy thuộc vào khu vực, có khoảng 50-100% nhà thu mua sẽ phân loại trái. Địa điểm thu mua thường ở gần nhà. Những trái đã được các nhà thu mua phân loại theo vùng: 1) Đóng thùng cho những người trồng trọt; 2) đảm bảo hàng hóa đưa đi không có những trái chín; 3) đảm bảo việc kinh doanh và uy tín cho việc phân phối chất lượng trái đã hứa với khách hàng. Hầu hết người thu mua đựng trái trong những sọt tre từ 30-50kg. Họ sử dụng 2 loại sọt tre. Một loại là sọt được làm từ tre đan cứng, và loại kia được đan từ các nan tre mềm hơn. Nông dân: - Nhà thu gom và nông dân thích bán trái chưa phân loại mặc dù giá thấp. Điều này tiến hành cho phép nông dân dễ bán trái loại 3 hơn. Nhiều nhà thu gom/nhà bán sỉ rất khó khăn trong việc bán trái loại 3 do phải cộng thêm chi phí đáng kể cho hệ thống cung ứng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân. Khoảng 58% nông dân bán trái bị loại thải tại thị trường nội tiêu, trong khi hơn 20% sẽ bán cho khách hàng gia đình. Tất cả nông dân đều sử dụng thuốc trừ sâu. Sự giới thiệu của người bán thuốc trừ sâu bệnh làm gia tăng sự phun thuốc đáng kể từ 26 đến 37 đợt mỗi năm, trong khi số lượng sản phẩm thuốc diệt sâu bệnh sử dụng cho mỗi nông trại tăng từ 2,6 đến 3,9 lần so với khuyến cáo của các phương tiện truyền thông và cán bộ khuyến nông. Chỉ 10% của 93 nông dân thành viên hiểu cách dùng thiên địch để kiểm soát sâu bệnh. Khoảng 20% thuốc diệt côn trùng sử dụng thuộc nhóm độc loại I do tổ chức WHO quy định, trong khi gần như phần còn lại thuộc nhóm II (Van Mele, và ctv., 2001). Thực hiện chuỗi: Các hệ thống cung ứng xoài truyền thống ở miền Nam Việt Nam đông về số lượng các thành viên và dài về thời gian vận hành so sánh với hệ thống ở các nước phát triển. Chưa có phân loại trái và tiêu chuẩn chất lượng nào được áp dụng trong nhiều chuỗi cung ứng. Vì cậy, các nhà thu gom và nhà bán sỉ có cơ hội để tiếp thị (Quinn và ctv., 2006). Hợp đồng bằng miệng giữa các thành viên trong chuỗi không có hiệu lực mạnh hay bền vững. Tỉa cành là một kỹ thuật phổ biến để cho chất lượng trái tốt hơn. Rất ít hay không có bất kỳ kỹ thuật sử dụng hệ thống lạnh nào được tiến hành. Lớp trái trên cùng có chất lượng cao, loại trái quá cỡ và loại 1 có cuống phía trên được bọc bằng giấy. Việc này để đảm bảo cho khách hàng rằng trái cây là tươi ngon. Những cuống này thường bị gãy trong quá trình đóng gói và vận chuyển và dẫn đến chảy mủ trái. Nông dân ước tính các tổn thất cho trái ở các thị trường bán sỉ từ 25 đến 40%. Những khảo sát cho thấy trung bình 31% trái bị chảy mủ và thối trái. Các khảo sát kiểm tra chất lượng để xác định các khuyết tật của trái được tiến hành trên xoài do cán bộ SOFRI tiến hành cho thấy, trái bị ảnh hưởng bởi chảy mủ được xếp từ 16% đến 50% thông qua 5 chợ ở thành phố Cần Thơ. Kết quả khảo sát thị trường của Nissen trên trái xòai được bán ở miền Nam Việt Nam cho thấy: trái bị nhiễm thán thư là 34%, chảy mủ là 52%, vết thương do cọ xước là 21% và vết bầm dập là 30%, ruồi đục quả 1% và thối trái (thối 5
  6. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) đầu trái và các thối khác) 3% (báo cáo khảo sát xòai ở miền Nam Việt Nam). Nhiều trái có khuyết tật nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và tính hấp dẫn của sản phẩm. Hệ thống quản lý vườn cây ăn quả trước thu hoạch theo GAP để tăng cao chất lượng trái Vườn tạp và nông trại kết hợp dựa theo GAP Khách hàng đòi hỏi các sản phẩm thực phẩm an toàn và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng nhiều hơn là việc bố trí vườn cây và thiết kế nông trại. Các phương pháp quản lý tận dụng các hệ thống sản xuất an toàn cần phải được áp dụng. Chúng bao gồm: - Hệ thống quản lý sâu bệnh tổng hợp (IDM&IPM) - Hệ thống quản lý giảm thiểu sử dụng hóa chất trên cây trồng thông qua việc sử dụng có chọn lọc. - Sử dụng thiên địch để kiểm soát sâu bệnh - Các chiến lược kiểm soát sâu bệnh, chẳng hạn như sử dụng vật liệu mới bao trái để cải thiện sự xuyên thấu của ánh sáng nhằm tăng chất lượng trái. - Việc tạo tán hợp lý tán cây sẽ cho trái có chất lượng cao hơn vì có thể dễ dàng thu hoạch và tiêu thụ do lượng hóa chất sử dụng giảm đi. Diện tích nông trại trung bình ở mỗi hộ gia đình Việt Nam khoảng 0,66 hecta (FAO RAP, 2004; Ngân hàng thế giới, 2006, GSO VHLSS, 2003). Trong giai đoạn trước khi “Đổi Mới”, diện tích các nông trường thường rất lớn. Các phát hiện trong khảo sát của chúng tôi tương tự như phát hiện của FAO và GSO VHLSS là diện tích của một nông trại xoài trung bình khoảng 0,4 – 0,6 hecta. Nông dân thường trồng nhiều loại cây xen kẽ với nhau trong một hệ thống bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Các hệ thống này tạo vừa tạo thu nhập cho nông hộ, đồng thời cũng gây ra những rủi ro nhất định (Anh và Sakata, 2006), vì hệ thống này thường tạo ra sản phẩm khó có khả năng thương mại do thói quen phun xịt các thuốc trừ sâu bệnh ngoài danh mục cho phép. Ví dụ như việc sử dụng các hóa chất trong danh mục cho phép ở tỉ lệ thích hợp cho một nhóm cây trồng có thể làm nhiễm bệnh nhóm cây trồng phát triển kế cận trong vườn tạp, và thuốc bị phun bắn ra có thể làm cho trái không phù hợp để bán, vi phạm các tiêu chuẩn an toàn chất lượng. Dự án này tiến hành tập huấn thiết kế vườn cây ăn quả để điều chỉnh vấn đề này. Nông dân được cung cấp kiến thức để chuyển đổi từ hệ thống bao gồm trồng trọt và chăn nuôi sang hệ thống nông trại kết hợp, dựa trên những vùng chuyên canh nhỏ. Một số cây được loại bỏ theo hệ thống và được trồng lại theo mô hình GAP. Quá trình tập huấn tổng quan cho nông dân, gồm: • Sự thoái hóa đất trồng • Đất chứa acid sulphate (ASS) • Đất và nước để giảm bớt sự xói mòn và tạp nhiễm (loại bỏ sự cạn kiệt chất dinh dưỡng, lớp đất bồi và độ màu mỡ của đất). • Bố trí cơ sở hạ tầng và nguồn cung cấp vật tư để đạt được hiệu quả tối đa và tận dụng giá trị đất của nông trại. • Khai thác tối đa và sự làm trẻ hóa vườn cây ăn quả. Tốc độ và số lượng cây trồng bị loại bỏ dựa vào khả năng của nông dân nhằm duy trì sự ổn định về mặt kinh tế. Hệ thống cây trồng được thiết kế lại trong các hội thảo tập huấn cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã cung cấp cho họ kinh nghiệm thực tế trong việc tái thiết kế lại vườn cây ăn quả . 6
  7. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Tạo tán theo GAP và kiểm soát kích thước cây trồng Kết quả khảo sát của dự án cho thấy phần lớn xoài cát Hòa Lộc ở đồng bằng sông Cửu Long có từ 5 đến 15 năm tuổi. Khoảng 45% cây từ 5-10 năm tuổi, 39 % cây từ 10 đến 15 năm tuổi. Hầu hết cây xoài rất lớn. Do kích thước lớn, khoảng 30% trái không thể thu hoạch được từ những cây lớn. Kích thước cây quá lớn dẫn đến chất lượng trái thấp do khó khăn trong thu hoạch và kiểm soát sâu bệnh. Nhiều nông dân Việt Nam không thực hiện tạo tán cho cây. Cây trồng không được tỉa cành để có kích thước mong muốn và thường cao hơn 6 mét, làm tăng đáng kể chi phí sản xuất và làm giảm chất lượng trái. Cây xoài trổ bông ở cuối cành và nhiều cành sẽ mang lại tiềm năng tốt hơn. Tập huấn cho nông dân để trợ giúp họ tạo cây có chiều cao không quá 3,5 đến 4 mét, với tán dạng hình cái ô ngược. Sự phân phối và che ánh sáng là mấu chốt để cây có sản lượng cao và trái có chất lượng tốt. Không nhận được ánh sáng mặt trời, cây không thể sản xuất carbohydrate và chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra trái có chất lượng cao, màu sắc đẹp mắt và kích thước phù hợp. Thông qua những khóa tập huấn này, còn giúp cho việc cải thiện hiệu quả lao động và khả năng kiểm soát sâu bệnh. Cải thiện năng suất bằng cách sử dụng GAP Ở đồng bằng sông Cửu Long, mùa vụ thu hoạch xoài thường từ tháng 3 đến tháng 5. Nhiều nông dân cố gắng điều khiển cây xoài để có được hai vụ trong một năm, một vụ từ giữa tháng ba và tháng năm, và vụ thứ hai từ tháng mười hai đến tháng một. Sản xuất trái vụ rất khó cho trái chất lượng cao do điều kiện khí hậu không thuận lợi trong suốt thời kỳ ra hoa và giai đoạn trái phát triển trái. Kết quả khảo sát của dự án CARD cho thấy 87,5% nông dân sử dụng chất điều hòa tăng trưởng để kiểm soát cây trồng. Quá trình tập huấn đã hướng dẫn nông dân cách sử dụng paclobutrazol, một chất điều hòa sinh trưởng được phối hợp với thiourea để làm ngừng quá trình sinh dưỡng và trổ bông. Phương pháp kích thích sự trổ bông bao gồm hàm lượng paclobutrazo được áp dụng với một tỷ lệ được xác định, bằng cách nhân đường kính của tán cây (tính theo mét) với 1,0-1,5 g thành phần hoạt tính của paclobutrazol. 75-90 ngày sau khi sử dụng paclobutrazol, 0,5% thiourea để phun cho cây trổ bông. Sự trổ bông thường có thể xác định rõ trong vòng từ 2 đến 4 tháng sau khi sử dụng paclobutrazol, tùy thuộc vào giống cây và điều kiện khí hậu cùa từng mùa. Sự thành công trong việc sản xuất xoài trái vụ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, chẳng hạn như điều kiện khí hậu, giống xoài, quản lý vườn cây và quan trọng nhất là kinh nghiệm của người trồng (Nartvaranant, Subhadrabandhu, và Tongumpai, 2000). Paclobutrazol có khả năng di chuyển trong tầng nước ngầm do hòa tan trong nước và khả năng bám đất, do đó phải có sự bảo quản cẩn thận khi dùng paclobutrazol. Thiourea được dự đoán là chất gây ung thư ở người dựa trên những bằng chứng về chất gây ung thư trên những động vật thí nghiệm (IRAC, 1974). Đầu tiên thiourea ảnh hưởng đến con người thông qua đường hô hấp và tiếp xúc qua da. Rủi ro lớn nhất cho người lao động là cách sử dụng thiourea, đặc biệt trong nông nghiệp khi không sử dụng quần áo và trang thiết bị bảo vệ đường hô hấp, gây nên rủi ro đáng kể vì nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Qúa trình tập huấn đã hướng dẫn an toàn và thao tác sử dụng hóa chất để đảm bảo cho nông dân tránh được những rủi ro về sức khỏe của mình. Các chiến lược GAP IPM/IDM Các chiến lược IPM/IDM giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, tăng cường sử dụng biện pháp kiểm soát tự nhiên và sinh học hơn là việc chỉ kiểm soát ngặt ngheò các hóa chất sử dụng cho xoài và bưởi ở Việt Nam. Hóa chất chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ chứ không phải đóng vai trò chủ yếu. Thuốc trừ sâu chỉ được sử dụng một cách thận trọng nếu thấy cần thiết trong khi các hệ thống kiểm tra sâu hại và thiên địch khuyến khích sử dụng. Nên sử dụng hóa chất chuyên biệt và chọn lọc hơn là các hóa chất có phổ rộng vì các hóa chất 7
  8. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) này có thể tạo nên sự mất cân bằng trong vườn cây ăn quả. Dự án này đã phát hiện chưa có hệ thống kiểm soát mức độ sâu bệnh. Ví dụ như chứng bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides hoặc Colletotrichum acutatum) tấn công lá, nhánh con, và trái trong vườn trước khi thu hoạch. Chứng bệnh này có thể tiềm tàng trên bề mặt trái và trong suốt giai đoạn sau thu hoạch, làm gia tăng sự phát triển của nó, làm hư hỏng nghiêm trọng chất lượng trái và khả năng thương mại hóa. Quá trình tập huấn đã được hướng dẫn việc nhận biết bệnh và các chiến lược kiểm soát sử dụng hệ thống GAP ở giai đoạn trước thu hoạch. Khoảng 13% nông dân hiện nay sử dụng các bao trái trong vụ nghịch (mùa mưa) để ngăn chặn côn trùng (đặc biệt là ruồi đục trái) và các tổn thất do nấm bệnh. Hệ thống sau thu hoạch GAP (các phương pháp phân loại, đóng gói) Các tiêu chuẩn chất lượng và hệ thống kí hiệu mô tả sản phẩm mới cho xoài và bưởi đã được dự án đề xuất. Cách thức để đánh giá các đặc điểm chất lượng bên trong và bên ngoài được mô tả trong những cuốn sổ tay đánh giá chất lượng. Những đặc điểm như hình dạng, màu sắc, kích thước, các tổn thất do sâu bệnh và độ ưa thích về màu sắc thịt trái và cấu trúc đã được giới thiệu. Những tiêu chuẩn chất lượng và phân loại hiện nay đang được các hợp tác xã xoài và bưởi sử dụng để phát triển thị trường và chuỗi cung ứng mới cho trái cây của họ. Việc đóng gói bằng thùng carton cứng được thiết kế mới cũng được dự án giới thiệu. Hộp carton một lớp, đựng 9 trái trong từng ô với tổng khối lượng từ 4 đến 5 kg, chiều cao 105 mm, chiều dài 350 mm và chiều rộng 305 mm, với 16 lỗ có đường kính 14 mm cho phép không khí lưu thông qua thùng carton. Mép và đáy thùng được gấp lại tạo thành nắp kín. Nhóm nghiên dự án cho rằng những trái xoài có kích thước lớn hơn 500 gram thì quá lớn đối với những thùng carton này. Chi phí để sản xuất thùng carton này là 10.000 đồng cộng thêm vào chi phí cho 2.000 đến 2.500 đồng mỗi ký xoài được bán. Trái đựng trong thùng carton này không sử dụng cho việc buôn bán nội địa mà là dành cho các thị trường có giá trị cao. Những thùng carton này đảm bảo sản phẩm sẽ theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và GAP do bảo vệ trái khỏi tạp nhiễm, nó cũng giúp làm giảm sự bầm dập và cọ xước trái so với phương pháp sử dụng giỏ tre truyền thống (dạng chứa khoảng 35 kg xoài). Một dạng plastic mới có thể tái sử dụng, các rổ nhựa có nhiều khe hở đa chức năng được sử dụng cho xoài được phát triển cho các thị trường có giá trị trung bình tới cao cấp. Rổ này sẽ đựng được 20 trái, cân nặng khoảng 8 đến 11 kg. Đây là rổ một lớp có chiều cao 140 mm, chiều dài 600 mm và chiều rộng 400 mm xếp rất chặt. Một lớp giấy mỏng bọc mỗi trái đảm bảo trái không cọ xát với nhau. Giá thành rổ nhựa khoảng 150.000 đồng/rổ, cộng thêm vào khoảng 100 đồng/kg cho trái bán đựng trong rỗ nhựa loại này. Kỹ thuật sau thu hoạch tại các nông trại và hợp tác xã có những chuyển biến đáng kể. Trái hiện nay được rửa sạch bằng nước sạch, sau đó nhúng qua nước nóng ở 520C trong 5 phút để kiểm soát sự thối trái. Điều này đã được thực hiện tại hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc. Kỹ thuật làm giảm 20-30% trái bị thối. Chuỗi cung ứng mới được thực nghiệm tại hợp tác xã xoài cát Hoà Lộc. Trong chuỗi cung ứng truyền thống, thời gian sử dụng của xoài chỉ kéo dài khoảng từ 5-6 ngày. Trong chuỗi cung ứng mới (không có sử dụng thiết bị lạnh) có thể kéo dài thêm từ 2-3 ngày và làm giảm tổn thất trái khoảng 30-38% so với kỹ thuật của chuỗi cung ứng truyền thống. Hệ thống chuỗi lạnh phát triển bởi dự án này cung cấp xoài có chất lượng cao cho Hệ thống siêu thị METRO, thời gian giữ trái tươi tăng gấp đôi và các tổn thất và nấm bệnh giảm 45-60%. Các thử nghiệm đang được tiến hành ở bưởi để cải thiện thời gian sử dụng và được ưa chuộng bởi khách hàng hơn. Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ (FDA) chấp thuận chất citra shine, sử dụng cho bề mặt vỏ bưởi cùng với bao phủ trái bằng plastic có hút chân không và phương pháp bảo quản, đóng gói bưởi theo phương pháp truyền thống. 8
  9. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Những tác động kinh tế và thành tựu GAP của dự án CARD Chứng nhận GAP Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc đang trong giai đoạn xin chứng nhận VietGAP. Tháng 9/2008, 21 hộ trồng xoài với tổng 17,6 ha, sẽ được kiểm tra để được chứng nhận VietGAP. Một số nhà trồng xoài hiện nay đang áp dụng kỹ thuật tỉa cành và tạo tán. Kỹ thuật này đã được thực hiện và hỗ trợ bởi dự án CARD. Hợp tác xã bưởi Năm Roi Mỹ Hòa sẽ nhận được chứng nhận GLOBAL GAP trong thời gian sắp tới. Tổng cộng 26 vườn với diện tích 23 ha sẽ được kiểm tra bởi tổ chức chứng nhận quốc tế SGS vào ngày 17/07/2008. Cả hai hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc và bưởi Năm Roi Mỹ Hòa đã xây dựng nhà đóng gói để áp dụng kỹ thuật sau thu hoạch mới. Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc đạt được thành công rất lớn trong việc phát triển hệ thống cung ứng dựa trên tiêu chí GAP được phát triển và trợ giúp bởi dự án CARD. Hợp tác xã này đã cung cấp cho METRO hơn 200kg từ thử nghiệm của dự án CARD, sau đó khoảng 700kg. Hợp tác nhận được khoảng 22,000 đồng/kg từ METRO cho trái có chất lượng cao có tiêu chuẩn chất lượng đã được xây dựng và phát triển bởi dự án CARD. Hiện nay, hợp tác xã đang ký hợp đồng với METRO để cung cấp xoài cho năm tới. Cộng thêm khoảng hơn 50 tấn xoài mà hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc đã cung cấp cho nhà chế biến với giá cố định 16.000 đồng/kg cho thị trường Nhật Bản. Tác động kinh tế Nhiều nông dân, các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc bao trái sẽ giúp trái có chất lượng tốt hơn. Phương pháp này không được đề nghị để phân tích hiệu quả kinh tế để xác định xem lợi ích của việc bao trái như thế nào. Trong dự án CARD này, cán bộ của viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã tiến hành khảo sát lợi ích kinh tế của việc bao trái ở trái vụ. Dựa trên những phát hiện của dự án CARD cho vườn cây ăn quả có diện tích 1000m2 với mật độ cây xoài 22 cây/1000m2, cây 20 năm tuổi, việc bao trái sẽ làm tăng hoa lợi khoảng 14.190.000 đồng cho trái vụ. Các điều tra khảo sát kinh tế xã hội trên đối tượng trồng xoài cát Hòa Lộc ở xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam cho thấy rằng các nhà trồng xoài có kỹ thuật quản lý cao và mức độ đầu vào cao, thì lợi nhuận thu được khoảng 15.105.000 đồng mỗi 1000 m2, cao hơn 2,2 lần so với người trồng có kỹ thuật quản lý trung bình và đầu vào trung bình, và gấp 3,7 lần so với người trồng có kỹ thuật quản lý và đầu vào thấp. Các điều tra kinh tế xã hội của người nông dân trồng bưởi Nam Roi ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy người nông dân có kỹ thuật quản lý và đầu vào cao thu được lợi nhuận 3.765.000 đồng cho mỗi 1000 m2, cao hơn 2,4 lần cho nông dân có kỹ thuật quản lý và đầu vào trung bình và 3,9 lần cho nông dân có kỹ thuật quản lý và đầu vào thấp. IV. Kết luận Các đợt tập huấn CARD cho cán bộ SIAEP và SOFRI và tài liệu cung cấp để hỗ trợ SIAEP trong việc mở rộng các đợt hội thảo và tập huấn cho METRO trong dự án phối hợp với GTZ và Bộ Công Thương Việt Nam. Tài liệu cung cấp và tập huấn của dự án CARD đã giúp cho cán bộ SIAEP trong dự án phát triển chè và cây ăn quả do ADB tài trợ, và hội thảo hỗ trợ người nông dân phát triển hệ thống cung ứng nông nghiệp mới để cung cấp cho siêu thị METRO, làm cho sản phẩm có tính đặc trưng, đặc biệt là an toàn và chất lượng cao. Dự án này đã tiến hành tập huấn cho 572 nông dân và 79 nhà thu mua và bán sỉ. Giá trị của các đợt tập huấn, hội thảo cho thấy hơn 90% nông dân thỏa mãn với tài liệu được cung cấp và các kiến thức từ hội thảo. 9
  10. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Trung bình ở Việt Nam chi phí đầu vào cho sản xuất thường chiếm khoảng 40-60% tổng giá bán. Với hệ thống đóng gói và phân loại mới, chi phí này có thể tăng thêm 40% (Nissen và cs., 2006; George và Nissen, 2004). Thí nghiệm sử dụng kỹ thuật xử lý nước nóng và cải thiện đóng gói (thùng carton, và khay nhựa cho xoài cát Hòa Lộc) và kỹ thuật sử dụng chuỗi lạnh cho trái bán trên thị trường dành cho người Việt Nam có thu nhập cao cho thấy rất tiềm năng. Hợp tác xã ký hợp đồng với Metro cho thấy kết quả thu nhận được từ cải thiện chất lượng, làm gia tăng những lợi ích kinh tế. Mặc dù bổ sung các tiêu chuẩn an toàn chất lượng tốt hơn và hệ thống GAP sẽ làm tăng chi phí sản xuất và tiếp thị, nhưng mục tiêu là nhắm vào các thị trường cao cấp và hiệu quả kinh tế có thể đạt được. Tính kinh tế của việc tiếp thị nhóm và các chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ làm các siêu thị lớn không còn coi nhẹ đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu có quy mô nhỏ. Các thành viên chuỗi cung ứng: nông dân, người thu gom, thương lái, người bán sỉ, nhà xuất khẩu, người bán lẻ rất quan tâm đến hoạt động dự án và bước đầu chấp nhận những thông điệp và tài liệu mà dự án đưa ra. Nhìn chung quá trình thực hiện kế hoạch hành động chiến lược cho xoài và bưởi là rất tốt. Các tác giả xin chân thành cám ơn sự tài trợ và giúp đỡ: Chính phủ Úc: dự án ACIAR và AusAID, Bộ Công nghiệp Cơ bản & Thủy sản bang Queensland và Trường Đại học Queensland; MARD Việt Nam, SIAEP, SOFRI, các Sở NN & PTNT tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Khánh Hòa; HTX xoài Cát Hòa Lộc, HTX xoài cát Cẩm Sơn; HTX Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, Công ty Emu Việt Nam; và Công ty METRO Cash & Carry Việt Nam. 10
  11. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) PHỤ LỤC Bảng 1. 5: Ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch chiến lược xoài:- được xếp thứ tự quan trọng cho sản xuất và tiêu thụ xoài Thứ tự ưu tiên Mô tả ưu tiên 1 Cải tiến quá trình sản xuất (theo GAP) 2 Cần phải cải thiện sự liên kết giữa nông dân – thương lái – khách hàng - nhà khoa học và chính phủ. 3 Nhu cầu thông tin về thị trường cho thị trường nội tiêu và xuất khẩu. 4 Cải tiến quy trình đóng gói và bảo quản/cần sự hỗ trợ về kỹ thuật để cải tiến vật liệu đóng gói và bảo quản. 5 Chính phủ giúp đỡ xây dựng kế hoạch và phát triển vùng trồng trái cây đặc sản. Bảng 2.5: Ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch chiến lược bưởi:- được xếp thứ tựquan trọng cho sản xuất và tiêu thụ bưởi. Thứ tự ưu tiên Mô tả ưu tiên 1 Hỗ trợ các kỹ thuật gieo trồng-trồng trọt-thu hoạch (hướng dẫn theo GAP) 2 Tư vấn các tiêu chuẩn/đặc điểm sản phẩm 3 Các vùng sản xuất theo chương trình và nông trại mở rộng. 4 Tập huấn IPM 5 Cải thiện khả năng ứng dụng các kỹ thuật trồng trọt và công nghệ sau thu hoạch, đóng gói và vận chuyển. Tập huấn các phương pháp giải Đảm nhận quá trình phát triển quyết vấn đề Lựa chọn tối ưu các chuỗi cung ứng chiến lược các nhóm tiêu biểu và điển hình Các thành viên trong chuỗi Sự hỗ trợ từ nhân viên phát Thỏa thuận mục tiêu, mục đích và cung ứng nhận biết các triển ở tất cả các giai đoạn các tiến hành để kiểm tra các v ấ n đề nhóm tiêu biểu và điển hình. PTP để cho phép sự chấp Kiểm tra và đánh giá có thuận và làm quen bởi các chọn lọc các nhóm tiêu thành viên trong chuỗi Các nhóm tiêu biểu và điển biểu và điển hình hình báo cáo rộng rãi với các thành viên trong chuỗi cung ứng Hình 1: Chu kỳ đào tạo chuỗi cung ứng 11
  12. Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Hình 2: Phân đoạn chuỗi sử dụng các yếu tố ưu La Gra (1990) 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2