Báo cáo nghiên cứu Thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em tại các tỉnh Miền Trung, Việt Nam
lượt xem 7
download
Báo cáo nghiên cứu Thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em tại các tỉnh Miền Trung, Việt Nam với mục tiêu nhằm làm rõ việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt thể chất/tinh thần ở khu vực nông thôn, miền núi trong mối tương quan giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trên các góc độ: Thể chế, thiết chế pháp lý, cơ chế vận hành, sự hỗ trợ, phối hợp hoạt động với các thiết chế liên quan..., trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị về chính sách nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em tránh nguy cơ bị áp dụng các hình thức kỷ luật tiêu cực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu Thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em tại các tỉnh Miền Trung, Việt Nam
- MỤC LỤC I.NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1 1.1. Lý do nghiên cứu ....................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................4 1.3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4 1.3.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ..............................5 1.3.3.4. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ........................................................................5 1.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu (các công cụ sử dụng): .....................................7 II. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI SỰ TRỪNG PHẠT THỂ CHẤT/TINH THẦN ................................................ 12 2.1. Các khái niệm liên quan.......................................................................................12 2.1.1. Trừng phạt về thể chất/tinh thần ...................................................................12 2.1.2. Hình thức trừng phạt thể chất/tinh thần ......................................................13 2.1.3. Bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần ...............................15 2.2. Các biện pháp/cấp độ bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần .......................................................................................................................................16 2.2.1. Về các biện pháp phòng ngừa .......................................................................16 2.2.2. Về các biện pháp can thiệp ............................................................................17 2.3. Về các biện pháp hỗ trợ .......................................................................................18 2.4. Các thiết chế có trách nhiệm bảo vệ trẻ em .......................................................18 2.5. Đánh giá thực trạng cơ chế bảo vệ trẻ em ..........................................................22 III. THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI SỰ TRỪNG PHẠT VỀ THỂ CHẤT/TINH THẦN TẠI CÁC TỈNH QUẢNG NAM, THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUẢNG TRỊ ......................................................................... 24 3.1. Về các biện pháp phòng ngừa..............................................................................25 3.2. Về các biện pháp can thiệp ..................................................................................28 3.3. Về các biện pháp hỗ trợ .......................................................................................29 3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần tại các tỉnh miền Trung .......................................30 IV. NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI THỪA THIÊN HUẾ ................................. 32
- 4.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu...................................32 4.1.1. Xã A Roàng .....................................................................................................32 4.1.2. Xã Thượng Nhật ............................................................................................34 4.2. Thực trạng trẻ em bị trừng phạt về thể chất/tinh thần tại địa bàn nghiên cứu .......................................................................................................................................37 4.3.1. Về các biện pháp phòng ngừa .......................................................................42 4.3.2. Về các biện pháp can thiệp ............................................................................45 4.3.3. Về các biện pháp hỗ trợ .................................................................................46 4.4. Cơ hội và thách thức trong việc thực thi quyền đƣợc bảo vệ khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần đối với trẻ em khu vực nông thôn miền núi .................47 4.4.1. Cơ hội ..............................................................................................................47 4.4.2. Thách thức ......................................................................................................50 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 62 KHUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI SỰ TRỪNG PHẠT VỀ THỂ CHẤT / TINH THẦN ...................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. I PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................... III PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................... XV
- TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ Luật Hình Sự BVTE Bảo vệ trẻ em CRC Công ước quốc tế về quyền trẻ em DWC Trung tâm phát triển phụ nữ và trẻ em End Child Prostitution and Trafficking - Kết thúc mại dâm và buôn bán ECPAT trẻ em LĐTBXH Lao Động Thương Binh và Xã Hội LTE Luật Trẻ em LPCBLGĐ Luật Phòng chống bạo lực gia đình MTTQ Mặt Trận Tổ Quốc NNC Nhóm nghiên cứu PVBCT Phỏng vấn bán cấu trúc PVS Phỏng vấn sâu UBND Uỷ Ban Nhân Dân United Nations Convention on the Rights of the Child - Công ước Liên UNCRC hợp quốc về Quyền trẻ em UNICEF United Nations Children's Fund - Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc VKS Viện Kiểm sát nhân dân
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1 - Tỷ lệ sử dụng các hình thức trừng phạt trẻ của phụ huynh tại hai địa bàn ................................................................................................................ 38 Hình 2 - Các hình phạt mà trẻ em đã bị cha mẹ áp dụng ............................. 39 Hình 3 - Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị trừng phạt ................................... 41 Hình 4 - Ảnh hƣởng từ môi trƣờng gia đình đến hành vi sử dụng các biện pháp trừng phạt với trẻ em của phụ huynh.................................................... 56 Hình 5 - Thái độ của phụ huynh về việc sử dụng hình phạt nhƣ là phƣơng pháp giáo dục ..................................................................................................... 57 Hình 6 - Quan điểm của phụ huynh về việc kỷ luật trẻ em bằng hình thức trừng phạt .......................................................................................................... 58 Hình 7 - Quan điểm của trẻ về ngƣời có quyền áp dụng hình phạt đối với mình .................................................................................................................... 60
- I. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do nghiên cứu Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) đã được Liên Hợp Quốc thông qua năm 1989 xác định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em khỏi mọi sự trừng phạt tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất/tinh thần của trẻ. Việt Nam không chỉ là một trong những quốc gia tham gia ký kết CRC sớm nhất mà còn tích cực tham gia ký cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó, có mục tiêu 16.2 về các vấn đề bảo vệ trẻ em bao gồm việc giám sát tỷ lệ trẻ bị bạo lực dưới hình thức trừng phạt về thể chất và tinh thần theo đề xuất của Liên Hợp Quốc1. Dù trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những sự tiến bộ to lớn trong việc cải cách hệ thống luật pháp quốc gia nhằm thúc đẩy việc bảo vệ trẻ em, bảo đảm các quyền của trẻ, nâng cao chất lượng sống cho trẻ. Khung pháp lý về bảo vệ trẻ em có Luật Trẻ em 2016, Luật Hôn nhân và Gia đình 2017, Luật Giáo dục 2005, Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 và Luật Hình sự 1999, 2015. Tại Điều 26, Luật trẻ em 2016 ghi rõ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, không bị bỏ rơi, bỏ mặc, được phát triển an toàn. Điều này cho thấy Việt Nam đã có những bước tiến dài về hoạt động xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý bảo đảm và bảo vệ quyền trẻ em. Tuy nhiên, trong tất cả các quy định của luật liên quan đến trẻ em, các hình phạt thể chất/tinh thần vẫn chưa được hiểu đúng mức, chưa có bất kỳ điều luật nào làm rõ được nội hàm của khái niệm này. Thực tế xảy ra trong xã hội cho thấy vẫn tồn tại quan niệm cho rằng việc bố mẹ đánh, quát mắng con như một phương thức giáo dục; các hình thức kỷ luật mang tính trừng phạt vẫn được sử dụng phổ biến trong xã hội, vì thế trẻ em ở nhiều nơi, nhiều lúc vẫn tiếp tục đối mặt với những hình thức kỷ luật dưới dạng trừng phạt về thể chất/tinh thần. Thay vì được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ, một bộ phận trẻ em vẫn đang phải chịu những bạo lực dưới dạng trừng phạt về thể chất/tinh thần mà người thực hiện hành vi trừng phạt lại người chăm sóc, giáo dục trẻ: thầy cô giáo, người giám hộ/đại diện, hay chính là cha, mẹ của chính trẻ, điều này càng phổ biến tại khu vực nông thôn 1 . Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Báo cáo tổng hợp: Nghiên cứu, rà soát 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc để đánh giá thực trạng và xác định các mục tiêu phù hợp, khả thi với điều kiện của Việt Nam, làmcơ sở cho việc quốc gia hóa các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu, tr50. 1
- miền núi. Khu vực nông thôn miền núi ba tỉnh miền Trung Việt Nam: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số: Bru – Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Cà Dong (thuộc nhóm Xê Đăng)2. Xuất phát từ điều kiện môi sống cùng với kiến thức bản địa về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, trẻ em của các cộng đồng, việc thực thi quyền trẻ em nói chung, quyền được bảo vệ khỏi các hình thức trừng phạt về thể chất/tinh thần gặp nhiều thách thức. Các cộng đồng phần lớn đều sinh sống tại khu vực miền núi, xa các trung tâm kinh tế - thương mại, chính trị - xã hội, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, chỉ số phát triển xã hội thấp, các dịch vụ xã hội hỗ trợ chưa đầy đủ. Mức độ phát triển kinh tế của các cộng đồng vẫn ở mức thấp, tại hai điểm khảo sát, bình quân thu nhập đầu người xê dịch từ 1.400 000/tháng đến 1.700 000/tháng3 (số liệu năm 2017). Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, sinh kế chính là nông nghiệp, chủ yếu trồng nương, rẫy, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp4.Về xã hội, sinh hoạt trong các cộng đồng vẫn chịu ảnh hưởng từ phong tục, truyền thống. Hôn nhân theo chế độ phụ hệ, trong gia đình và xã hội, người đàn ông nắm giữ vị trí quan trọng và được thừa kế tài sản. Trong những năm qua, hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em tại khu vực đã có những bước tiến dài, chất lượng cuộc sống của trẻ em từng bước được nâng cao, song việc thực thi quy định của pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt thể chất/tinh thần vẫn chưa được hiểu đúng và đầy đủ. Nghiên cứu tiến hành tại địa bàn hai xã thuộc hai huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế là Nam Đông và A lưới, khảo sát trẻ em ở độ tuổi từ 8 đến dưới 16 tuổi cho thấy gần 100% trẻ từng gánh chịu các hình thức trừng phạt về thể chất/tinh thần dưới các hình thức: đánh bằng tay vào chân, tay và mông, đánh bằng roi, đặc biệt có một vài trường hợp trẻ bị đánh dưới các hình thức vừa mang tính bạo lực nghiêm trọng, vừa mang tính nhục mạ như dùng gậy đập vào các bộ phận khác nhau của cơ thể, tát vào mặt, thậm chí là thả kiến lên đầu trẻ, hay 2 . Nguyễn Văn Mạnh (2012), Thông báo Dân tộc học 2012, tr137, tr 138. 3 . Số liệu do nhóm ngiên cứu thu thập qua phỏng vấn trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu ở hai xã: Thượng Nhật thuộc huyện Nam Đông và A Roàng thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (NNC). 4 . Hong Anh Vu (2010), Báo cáo hiện trạng bất bình đẳng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số. 2
- quỳ trên vỏ quả mít. Hình thức trừng phạt bằng la mắng 100% cha, mẹ và người chăm sóc trẻ đều áp dụng và coi đây là hình thức kỷ luật cần thiết5. Thực tế xảy ra trong xã hội cho thấy vẫn tồn tại quan niệm cho rằng việc bố mẹ đánh, quát mắng con như một phương thức giáo dục tốt, vì thế các hình thức kỷ luật mang tính trừng phạt vẫn được sử dụng phổ biến trong các cộng đồng, trẻ em vẫn tiếp tục đối mặt với những hình thức kỷ luật dưới dạng trừng phạt về thể chất/tinh thần hàng ngày. Thay vì được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ,nhiều trẻ em tiếp tục phải chịu những bạo lực mà người thực hiện hành vi trừng phạt lại người gần gũi nhất, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ từ chính cha, mẹ, anh chị, ông bà. Hành vi trừng phạt trẻ dưới dạng thể chất có thể là hành vi sử dụng vũ lực bằng chân tay, với các công cụ như roi, hoặc tinh thần dưới dạng lời nói hoặc các hành vi khác nhằm gây ra đau đớn, tổn thương về tinh thần dù không gây thương tích. Nguyên nhân dẫn đến trừng phạt về thể chất/tinh thần trẻ em xuất phát từ nhiều lý do khác nhau song chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết của phụ huynh về tâm sinh lý trẻvà tâm lý cho rằng “thương cho roi cho vọt”, với mong muốn con ngoan hơn, trưởng thành hơn. Trừng phạt thân thể và trừng phạt tinh thần trẻ em không chỉ là những đau đớn về thể chất mà có thể là những tổn hại về tâm lý (khiến trẻ buồn, xấu hổ và thất vọng,…). Để hình thành một thế hệ trẻ khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, bảo đảm sự vững bền của quốc gia, hình thức giáo dục tích cực cần được thực hành trong gia đình và trường học nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển tích cực của trẻ. Hướng tới việc tiếp cận mục tiêu này, chỉ dừng lại ở hoạt động xây dựng khung khổ pháp lý là chưa bao giờ đủ, mà pháp luật cần phải được đi vào cuộc sống trở thành hành vi thực tế của các chủ thể. Những năm qua, nhất là từ thời điểm Luật trẻ em 2016 được thông qua và có hiệu lực (LTE), cơ chế thực thi pháp luật không ngừng hoàn thiện nhằm thúc đẩy hiệu quả bảo vệ trẻ em trên tất cả các mặt. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, quá trình tiến hành các hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần chưa thực sự hiệu quả, biểu hiện: 1) tình trạng trẻ em 5 . Xem thêm các phụ lục 1 và 2 của Báo cáo (NNC). 3
- là nạn nhân của kỷ luật tiêu cực vẫn còn phổ biến; 2) thiếu cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt tiêu cực; và 3) chưa có cơ chế trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức liên quan khi để xảy ra tình trạng trẻ em bị kỷ luật tiêu cực trong các môi trường khác nhau. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm làm rõ việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt thể chất/tinh thần ở khu vực nông thôn, miền núi trong mối tương quan giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trên các góc độ: Thể chế, thiết chế pháp lý, cơ chế vận hành, sự hỗ trợ, phối hợp hoạt động với các thiết chế liên quan..., trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị về chính sách nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em tránh nguy cơ bị áp dụng các hình thức kỷ luật tiêu cực. Trên cơ sở nghiên cứu làm sáng rõ khung pháp lý về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em, đánh giá thực trạng các thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần và cơ sở vật chất, dịch vụ xã hội hỗ trợ đối với trẻ em là nạn nhân của sự trừng phạt; đối chiếu với thực tiễn hoạt động trong thực tế, sự phối hợp, vận hành giữa các thiết chế, nghiên cứu hướng tới đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo vệ quyền trẻ em xung đột là nạn nhân của sự trừng phạt. 1.3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tiếp cận đối tượng nghiên cứu là cơ chế thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần, cụ thể: quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về trừng phạt về thể chất/tinh thần, biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần; thiết chế thực thi pháp luật và quy trình hoạt động của các thiết chế. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi không gian hai xã thuộc hai huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế là xã Thượng Nhật thuộc huyện Nam Đông và xã A 4
- Roàng thuộc huyện A Lưới. Về phạm vi thời gian, nghiên cứu thực hiện trong phạm vi cơ chế vận hành theo LTE 2016. 1.3.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 1.3.3.4. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Trong nghiên cứu này chúng tôi tiếp cận vấn đề nghiên cứu chủ yếu trên hai lý thuyết: Lý thuyết hành vi trong tâm lý học phát triển và lý thuyết tiếp cận dựa trên quyền. Lý thuyết hành vi trong tâm lý học phát triển: Thuyết hành vi phát triển mạnh vào những năm 1930 – 1950 dựa trên những quan điểm về hành vi con người của nhà tâm lý học Burrhus Frederic Skinner (1904-1990). Theo B. F. Skinner việc thưởng và phạt có tác dụng uốn nắn hành vi. Theo đó, hành vi của con người được hình thành thông qua trải nghiệm và là chức năng tương tác giữa họ và môi trường. Cả những hành vi bình thường và bất thường đều được hình thành theo chuỗi kích thích – phản ứng trên ba quá trình cơ bản: điều kiện hóa cổ điển, điều kiện hóa tạo tác và học qua quan sát. Mô hình mà ông đưa ra lý giải hành vi của trẻ là do trẻ học tập qua quan sát – hay đơn giản là sự bắt chước những người xung quanh. Cụ thể, các hành vi được hình thành bằng cách quan sát ai đó thể hiện các hành vi này và lặp lại những hành vi đó. Việc trẻ bắt chước ai và bắt chước những hành vi nào lại phụ thuộc vào những củng cố mà trẻ nhận được khi thực hiện hành vi (trẻ thích hay không thích củng cố đó), hoặc tần suất của những hành vi trẻ quan sát được (trẻ càng quan sát được trong thời gian dài thì việc bắt chước càng dễ dàng và nhanh hơn). Vì vậy, để trẻ có những hành vi tốt, cần tạo ra những hình mẫu tốt cho trẻ. Với quan điểm này, có thểứng dụng để tiếp cận phân tích sự biến đổi hành vi của trẻđã từng bị trừng phạt về thể chất và tinh thần, xem xét các em có xu hướng thực hiện các hành vi đó trong tương lai không, nhận thức về hành vi đó như thế nào, hay có thực hiện hành vi đó một cách vô thức với các đối tượng khác hay không. Một mô hình được ứng dụng nhiều nhất trong tâm lý lâm sàng và giáo dục đó là thuyết dựa trên điều kiện hóa tạo tác. Trong mô hình này, hành vi của trẻđược hình thành qua việc học tập và việc học là kết quả của thưởng và phạt. Trên cơ sở phân tích 5
- hành vi ông cho rằng trừng phạt không đạt được kết quả tích cực mà: là một quá trình được sử dụng để giảm hoặc kìm hãm những hành vi không mong muốn. Có hai hình thức trừng phạt là trừng phạt tăng kích thích và trừng phạt loại bỏ kích thích. Trừng phạt tăng kích thích: Giảm cơ hội xuất hiện trở lại của hành vi bằng cách đưa ra một kích thích có tính chất ngăn ngừa ngay sau khi hành vi xuất hiện. Trừng phạt loại bỏ kích thích: Giảm cơ hội xuất hiện trở lại của hành vi bằng cách loại bỏ kích thích mà trẻ thích ngay sau khi hành vi xảy ra6. Với nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận với lý thuyết hành vi trong tâm lý học để phân tích sự biến đổi tâm lý, ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt thể chất và tinh thần lên trẻ em. Đứng trên góc nhìn của Skinner lý giải cho việc vì sao việc áp dụng các biện pháp trừng phạt thân thể không hề mang lại kết qủa tốt như các bậc phụ huynh vẫn thường nghĩ. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người:Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người do Liên Hợp Quốc công bố, phương pháp được sử dụng để đảm bảo quyền con người luôn được cân nhắc và xem như là mục tiêu trong các dự án, nghiên cứu. Phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình dựa trên cơ sở quyền con người là phương pháp tiếp cận trong đó dành sự quan tâm như nhau giữa một bên là nội dung hoạt động và bên kia là cách thức thực hiện các hoạt động đó. Cùng hướng tới đạt được những mục tiêu giống như các chương trình phát triển khác hiện đang được sử dụng (thí dụ như Các mục tiêu Thiên niên kỷ) nhưng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền con người khác biệt ở chỗ không chỉ quan tâm tới việc đạt được mục tiêu mà còn quan tâm thích đáng tới quy trình, cách thức được lựa chọn để đạt được những mục tiêu đó. Đầu tiên, tiến hành phân tích tình hình các nguyên nhân của vấn đề, xác định những chủ thể chính là người phải chịu ảnh hưởng từ vấn đề đó hay là những nguyên nhân gây ra vấn đề; 6 . Nguyễn Thơ Sinh (2008), Các học thuyết tâm lý nhân cách, Nhà xuất bản Lao động, tr.283 - 296 6
- Thứ hai, xem những công ước về quyền con người và các văn bản pháp luật trong nước nào áp dụng đối với dự án của bạn; Thứ ba, xác định các quan hệ quyền-trách nhiệm quan trọng nhất giữa các chủ thể chính. Xác định ai có vai trò là bên có quyền và ai là bên có trách nhiệm thực hiện quyền. Đối với mỗi quan hệ như vậy, liệt kê những đòi hỏi chính đáng của người có quyền và những nghĩa vụ chính của người có nghĩa vụ thực hiện quyền (Phân tích mô hình); Thứ tư, đối với mỗi quan hệ nêu trên, xác định những thiếu hụt năng lực quan trọng nhất của bên có quyền khiến họ gặp khó khăn trong việc đòi hỏi quyền của mình và những thiếu hụt năng lực quan trọng nhất của bên có nghĩa vụ thực hiện quyền trong việc thực hiện nghĩa vụ (Phân tích thiếu hụt năng lực); Ứng dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền cho phép nghiên cứu tiến hành phân tích các chủ thể liên quan, các tác nhân, đối tượng thụ hưởng hay các bên liên quan trong tiến trình thực thi pháp luật bảo vệ quyền trẻ em. Phương pháp tiệp cận dựa trên quyền là xương sống cho nghiên cứu, để từ đó đặt ra các câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu, xây dựng các hệ thống thông tin cần thu thập liên quan tới mỗi đối tượng khác nhau trong nghiên cứu, để từ đó tiến hành phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu thông tin, nhằm đưa ra thông tin có tính đa chiều, nhiều lớp và đảm bảo mỗi đối tượng đều được đưa lên tiếng nói, ý kiến của mình. Một cách tiếp cận với phát triển dựa trên quyền mô tả các hoàn cảnh không đơn giản chỉ là nhu cầu của con người, hay yêu cầu của sự phát triển, mà là trách nhiệm của xã hội đối với quyền không thể xâm phạm của các cá nhân, giúp mọi người có được công bằng như là một quyền, chứ không phải là sự bố thí, và tạo cho cộng đồng cơ sở đạo đức để kêu gọi trợ giúp quốc tế khi cần.” Kofi Annan, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc 1.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu (các công cụ sử dụng): Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở các phương pháp cụ thể: - Phân tích quy phạm, phân tích văn bản: Đây là phương pháp chính trong nghiên cứu này, được sử dụng xuyên suốt nghiên cứu để nhận diện các khái niệm là 7
- khung lý thuyết làm cơ sở cho nghiên cứu tiến hành. Từ việc phân tích các quy phạm, văn bản đã được ban hành về khái niệm quyền trẻ em được bảo vệ khỏi các biện pháp trừng phạt về thể chất/tinh thần; các hành vi, hình thức trừng phạt về thể chất/tinh thần đối với trẻ em, cơ chế pháp lý thực thi pháp luật. Qua phương pháp này, nhóm nghiên cứu xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu, xây dựng giả thuyết nghiên cứu, đồng thời cũng là nguồn thông tin chính để sử dụng với mục đích đối chiếu, phân tích và giải thích thông tin thu thập được qua khảo sát thực tiễn. - Phương pháp so sánh quy phạm: Được sử dụng để làm sáng tỏ hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu. Cụ thể trong nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để làm sáng tỏ những khái niệm là công cụ nghiên cứu, với việc đối sánh khái niệm giữa quy định của pháp luật quốc tế và quy định của pháp luật trong nước chỉ ra sự thiếu tương thích, sự mơ hồ trong các khái niệm. - Phân tích số liệu thứ cấp:Nguồn tài liệu mà đề tài sử dụng gồm các tài liệu văn tự (công trình nghiên cứu, báo cáo, tài liệu hội thảo) và tài liệu phi văn tự (hình ảnh, bản đồ) có tại địa phương. Bằng phương pháp phân tích truyền thống, nghiên cứu này tiến hành tổng quan, sắp xếp, chia tư liệu thành các tệp nhỏ theo các tiêu chí về nội dung thông tin, cuối cùng là chọn lọc các thông tin có giá trịđể làm luận cứ, luậnchứng cho nghiên cứu và làm cơ sở để phân tích và đánh giá hiện trạng cho các vấn đề nghiên cứu7. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu, báo cáo, tài liệu liên quan từ các cơ quan ban ngành liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên địa bàn. Các số liệu thứ cấp được thu thập sẽ được sử dụng để nhận diện mức độ nhận thức và các phương thức hoạt động của cơ quan chức năng, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em về phương pháp giáo dục tích cực và giáo dục tiêu cực, thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em; tình trạng trẻ em bị trừng phạt về thể chất/tinh thần ở các địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên các số liệu, báo cáo hiện này chưa đề cập nhiều đến các vấn đề liên quan đến trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ một cách cụ thể, riêng biệt. Thay vào đó 7 . Phạm Văn Quyết- TS Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học 8
- được hiểu chung với các hành vi như bạo hành, lạm dụng, đánh đập, các hành vi này lại chỉ có thể nắm bắt được khi sự vụ trở nên nghiêm trọng, và chính quyền can thiệp xử lý. Do đó, các số liệu không thực sự bao quát được thực trạng trừng phạt trẻ hiện nay và cũng thể hiện sự thiếu sót, chưa bao quát vấn đề của các cấp ban ngành, trong hệ thống thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em. - Phỏng vấn bán cấu trúc (phương pháp chính): Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp chính trong nghiên cứu này. Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin đa chiều từ các cấp lãnh đạo, những người trực tiếp quản lý, làm việc trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em. Đây cũng là những thông tin chính để phân tích thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi các biện pháp trừng phạt về thể chất và tinh thần. Phỏng vấn đối với 3 nhóm: 1) Lãnh đạo các cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em: Trưởng phòng Lao động- Thương binh, Phó chủ tịch UBND xã phụ trách vấn đề xã hội; 2) Cán bộ hoạt động trên các lĩnh vực liên quan đến việc thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần: Chuyên viên phụ trách công tác trẻ em thuộc Phòng Lao động- Thương binh và xã hội, Cán bộ phụ trách công tác trẻ em tại UBND xã; 3) Nhóm nhà chức trách và cán bộ các tổ chức xã hội liên quan đến công tác trẻ em tại cộng đồng: Trưởng công an xã, Công an viên, cán bộ các tổ chức đoàn thể (cán bộ phụ nữ), trưởng thôn ở các địa bàn nghiên cứu. Với nhóm thông tin thu được từ phương pháp này, nhóm nghiên cứu sử dụng để phân tích thực trạng thực thi pháp luật hiện này, cơ chế vận hành, thể chế, thiết chế hiện nay. Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của việc thực thi pháp luật, đồng thời cũng so sánh thông tin ở tầng trên với thông tin thu thập được tại địa bàn từ người dân, để đánh giá thực trạng thực thi hiện nay. Nhóm nghiên cứu liên lạc với các nhóm lãnh đạo, người quản lý, nhóm đối tượng phỏng vấn trước đó, cung cấp thông tin về nội dung nghiên cứu và đặt vấn đề được phỏng vấn. Đa phần các đối tượng phỏng vấn đều cung cấp thông tin số liệu cơ bản, tình hình tại địa phương và các đặc điểm nổi bật tại địa bàn. Do đặc thù nghiên 9
- cứu, việc phỏng vấn các cán bộ địa phương phải được thông qua bởi cấp trên, vì vậy việc tiếp cận với các báo cáo đầy đủ hơn, với số liệu được cho là “nhạy cảm” khá khó do sự dè dặt của đối tượng được phỏng vấn. - Phỏng vấn sâu: Đây cũng là một trong những phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu này. Bởi lẽ, với đặc thù của vấn đề nghiên cứu, rất khó để thu được thông tin định lượng mang tính đại diện, giải thích rõ các nguyên nhân, vấn đề, thực trạng hiện tại của việc trừng phạt thân thể trẻ em. Ngoài ra, do đặc thù địa bàn, đối tượng phỏng vấn là người dân tộc thiểu số, rào cản về ngôn ngữ, cũng như trong cách tư duy giao tiếp, việc có được một thông tin định lượng không mang lại kết quả khả quan. Đó là lý do nhóm nghiên cứu sử dụng phỏng vấn sâu như một công cụ chính để thu thập sự đa chiều của thông tin. Công cụ: Phương pháp này sử dụng công cụ là bản hướng dẫn phỏng vấn sâu với những câu hỏi mang tính gợi mở được thiết kế theo mục đích nghiên cứu, nhằm tìm hiểu thực trạng trừng phạt thân thể/tinh thần trẻ em hiện nay, lý do của sự trừng phạt đó, và sự biến đổi tâm lý của trẻ, và cả phụ huynh/người giám hộ có hành vi trừng phạt trẻ. Đối tượng phỏng vấn: Trẻ em bị áp dụng áp dụng các biện pháp trừng phạt về thể chất/tinh thần; phụ huynh/người giám hộ đã có hành vi sử dụng các biện pháp trừng phạt về thể chất/tinh thần. Số lượng mẫu: Tổng cộng số lượng phỏng vấn sâu là 6 bảng cho phụ huynh/ người giám hộ và 6 bảng cho trẻ em. Cách xử lý thông tin: Thông tin trong suốt quá trình phỏng vấn được ghi chú và thu âm. Tiến hành xử lý thông tin thông qua quá trình gỡ băng và đọc lại các ghi chép trong khi đã phỏng vấn. Viết thành biên bản phỏng vấn sâu để lấy làm tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu trường hợp:Trong nghiên cứu dự kiến chọn một số trường hợp điển hình để phân tích, đối chiếu với cơ chế pháp lý và những thiết chế liên quan đến việc thực thi pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình đi thực tế, hầu như không có một câu chuyện nào đủ sức điển hình để tiến hành thu thập và phỏng vấn. 10
- - Quan sát thực tế: Quan sát là một công cụ thu thập thông tin nhanh, trực tiếp và dễ dàng để có thể bao quát được tình hình. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp quan sát chuẩn mực để mô tả đối tượng, để kiểm tra giả thuyết và kiểm tra thông tin từ các phương pháp khác, nhằm làm rõ hơn và bổ sung các thông tin mà đề tài thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, còn quan sát các vấn đề thông qua những hiện tượng bên ngoài xã hội, nhằm bổ sung thêm các thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu8. Thông qua phương pháp quan sát, sẽ nắm bắt được sơ lược tình hình kinh tế địa phương, các phong tục tập quán, cách cha mẹ, người lớn đối xử với trẻ em, những tương tác bình thường trong quá trình sinh hoạt. Ngoài ra, sẽ đánh giá, tìm ra đối tượng phỏng vấn sâu dựa trên các dấu vết như số vết sẹo, vết thương trên người trẻ... Đây là phương pháp bổ trợ cho việc đánh giá tình hình tại địa bàn nghiên cứu. - Phỏng vấn bảng hỏi:Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi là được sử dụng để thu thập các thông tin định lượng cho nghiên cứu này. Công cụ: Phương pháp phỏng vấn dựa trên bảng hỏi hoàn thiện, được chuẩn bị trước, có thang đánh giá được kết cấu hoàn chỉnh, đúng logic về hình thức và nội dung. Đối tượng phỏng vấn: cha mẹ, người giám hộ, người chăm sóc trẻ và trẻ em tại địa bàn nghiên cứu để khảo sát thực trạng trẻ em bị trừng phạt về thể chất/tinh thần, nguyên nhân dẫn đến thực trạng. Thông tin cần thu thập: Đây là phương pháp thu thập thông tin chính của đề tài nghiên cứu. Thông tin thu được mang tính định lượng, liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra. Thông tin thu thập được ghi trực tiếp vào bảng hỏi, thông qua quá trình phỏng vấn. Bảng hỏi được chia ra làm 2 loại, một cho đối tượng là phụ huynh và người giám sát, một cho nhóm trẻ từ 8 đến 16 tuổi (trẻ dưới 8 tuổi rất khó để thu thập thông tin do ngôn ngữ, khả năng tư duy…). Tuy nhiên như đề cập ở trên, việc thu thập bảng 8 . Phạm Văn Quyết- TS Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học 11
- hỏi gặp khá nhiều rủi ro do ngôn ngữ, tư duy, khoảng cách giữa các hộ dân, sự vắng mặt của đối tượng phỏng vấn do việc di chuyển khỏi địa bàn dài ngày (2-3 ngày) để làm việc. Sau khi thu thập bảng hỏi, nhóm nghiên cứu tiến hành nhập liệu và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 20. II. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI SỰ TRỪNG PHẠT THỂ CHẤT/TINH THẦN 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Trừng phạt về thể chất/tinh thần Theo Từ điển Tiếng Việt “trừng phạt” là “trừng trị kẻ có tội"9hay“dùng hình phạt trị kẻ có tội”10, tức là các hành vi sử dụng vũ lực hay gây áp lực về tinh thần cho một cá nhân nào đó, được sử dụng như một hình thức kỷ luật hoặc giáo dục. Mở rộng ra có thể hiểu“trừng phạt” là các biện pháp mà một người thực hiện đối với người khác nhằm thay đổi hành vi tiêu cực. Ở một số nền văn hóa, trong đó có Việt Nam, “trừng phạt” được xem là một biện pháp giáo dục hợp pháp dưới danh nghĩa là “sự kỷ luật” 11, đặc biệt là khi cha mẹ, thầy cô hoặc người giám hộ sử dụng để ngăn chặn một số hành vi "lệch chuẩn" của trẻ em nhằm "điều chỉnh" lại cách ứng xử cho "hợp chuẩn". Trừng phạt tác động đến trẻ em theo nhiều phương thức khác nhau, nhưng chủ yếu là về mặt thể chất và tinh thần. Theo Liên minh Cứu trợ trẻ em quốc tế, trừng phạt về thể chất và tinh thần là hành vi sử dụng vũ lực, lời nói hoặc các hành vi khác nhằm gây ra đau đớn nhưng không gây thương tíchcho trẻ12. Trừng phạt về thể chất là những hành vi gây ra đau đớn trên cơ thể trẻ em, có thể có thương tích hoặc không gây ra thương tích13. Ví dụ: đánh bằng roi, bằng gậy; 9 . Thái Xuân Đệ (2006), Từ điển Tiếng Việt 100.000 từ, NXB Thống Kê. 10 . Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 11 . Trung tâm hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) (2014), Tài liệu tập huấn “Giáo dục kỷ luật tích cực”, tr.8. 12 .Trần Tuy An (2010), Cần ngăn chặn thể chất và tinh thần trẻ, post: 18/8/2010, giaoduc.edu.vn. 13 . Unicef, Ceafa, Concaffa, Education, Don't punist (Awareness Campagne Against Corporal Punistment of Children in Family, p.2. (file PDF, available:http://harprathmik.gov.in/pdf/rte/corporal%20punishment.pdf). 12
- cốc vào đầu, véo hoặc xoắn tai; tát, đá, đạp vào người; trói, nhốt, treo cây, bắt quỳ trên sỏi, bắt đứng vào tổ kiến; bắt làm việc quá sức; không cho ăn, không cho uống,… Nhìn chung, trừng phạt về thể chất chủ yếu gây ra những đau đớn về mặt thể xác, để lại những ảnh hưởng chủ yếu về vấn đề sức khỏe.Trong khi đó, trừng phạt về tinh thần là những hành vi gây ra những tổn thương về mặt tâm lý, tình cảm, tinh thần của trẻ em. Ví dụ: mắng chửi, quát mắng thậm tệ; sỉ nhục, chế nhạo, làm trẻ xấu hổ, dọa nạt, đe dọa làm trẻ hoảng loạn, bỏ rơi, không chăm sóc trẻ,... Những ảnh hưởng do trừng phạt về tinh thần thường khó nhìn thấy và nhận biết hơn so với trừng phạt về thể chất. 2.1.2. Hình thức trừng phạt thể chất/tinh thần Việc trừng phạt về thể chất và tinh thần có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau và với nhiều mức độ khác nhau. Trừng phạt về thể chất:Theo Tổ chức cứu trợ Trẻ em, trừng phạt thể chất có thể bao gồm: Tát, véo, đánh, đá, lắc, làm bỏng, xô đẩy; bạo lực theo hệ thống (đánh trẻ bằng tay hay bằng đồ vật, buộc trẻ phải ngồi hay quỳ trong các tư thế khó chịu hay nhục hình như cởi truồng, trói, xích, nhốt) hay bắt buộc trẻ phải làm việc trong điều kiện tồi tàn, hoặc làm việc không phùhợp với độ tuổi của trẻ14.… Nhìn chung, các hình thức trừng phạt thể chất rất dễ dàng nhận thấy bởi nó tác động trực tiếp về mặt vật lý đến thân thể của các em, gây ra những đau đớn trực tiếp. Trừng phạt về tinh thần:Trong nhiều trường hợp, trừng phạt tinh thần thường xảy ra cùng với trừng phạt thể chất. Trừng phạt tinh thần có thể diễn ra dưới các dạngnhư sau: Mắng, chửi: Thường người lớn thể hiện với giọng nói to, khắc nghiệt, có khi hạ nhục trẻ. Tệ hại hơn là việc mắng chửi đó diễn ra trước mặt người khác hay bạn bè làm trẻ mất mặt, xấu hổ. Chế nhạo trẻ: Một số người lớn hay đùa cợt, trêu chọc trẻ bằng cách hỏi những câu hỏi khó trả lời hay khi trẻ hỏi thì đưa ra các câu trả lời có vẻ ngớ ngẩn để chế nhạo trẻ. Có khi người lớn chế nhạo điểm gì đó thuộc tính cách của trẻ. Chính điều này có 14 . Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh phối hợp cùng tổ chức ECPAT quốc tế và quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF),Tài liệu tập huấn “Tổ chức an toàn với trẻ em”, tr.54. 13
- thể dẫn đến sự vô lễ của trẻ với người lớn, thậm chí chửi lại, vì trẻ thấy mình là đối tượng chế nhạo của người lớn. Người lớn trong trường hợp bị chế nhạo cũng có thể có phản ứng tương tự. Làm trẻ xấu hổ: Đó là việc hạ nhục trẻ, đặc biệt là trước mặt người khác. Người lớn thường làm điều này vì quan tâm tới thể diện của chính mình với những người lớn khác (được chứng kiến hay biết hành vi "hư" của trẻ). Làm trẻ sợ: Lợi dụng trí tưởng tượng, tâm lý của trẻ để ngăn trẻ không làm những hành vi nào đó, hình thành những suy nghĩ sai lệch ở trẻ: trẻ sợ ma, sợ tổ kiến, sợ nhện, bóng tối.... Nguời lớn thường hay dùng cách này với trẻ nhỏ. Nếu dùng nhiều sẽ có thể hình thành nỗi ám ảnh, sợ hãi ở cả trẻ và người lớn. Ví dụ, hồi nhỏ một người bị dọa nhện nhiều lần dẫn đến hình thành nỗi ám ảnh, sợ hãi và khi trưởng thành vẫn khó chấp nhận việc nhện chăng tơ bắt muỗi trong nhà là con vật bình thường, vô hại. Đe dọa: Nhiều người lớn rất hay làm điều này với trẻ. Họ cho rằng trẻ hiểu hết những lời dọa của người lớn dù thực tế không phải như vậy. Vì chưa có khả năng xét đoán như người lớn nên dù bị đe doạ, trẻ vẫn lặp lại các hành vi không mong muốn. Vì sự chú ý của trẻ là có giới hạn, để trẻ sợ, người lớn phải nhắc đi nhắc lại lời đe dọa của mình làm sao cho trẻ thường xuyên "sợ". Về lâu dài, điều này rất tai hại, bởi vì sau này khi người lớn chuyển sang sử dụng lý lẽ để giải thích trẻ vẫn thấy khó chấp nhận và vẫn có xu hướng phản đối về mặt nhận thức. Ví dụ, người lớn đe dọa sẽ bán trẻ sang Trung Quốc, dọa đánh, dọa nhốt vào phòng tối một mình,... Ngăn cấm trẻ: Không cho trẻ được sống với những sở thích, đam mê theo đúng lứa tuổi của mình, hạn chế các quyền tự do sinh hoạt của trẻ như cấm trẻ đi học thêm, không cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao, hoạt động tình nguyện, xã hội… Bên cạnh đó, một hình thức trừng phạt rất ít được đề cập và quan tâm đúng mức nhưng đang ngày một trở thành một trong những hình thức trừng phạt tinh thần nghiêm trọng,được Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) lưu ý, đó là việc “bỏ bê, xao nhãng”trẻ em. Hình thức xâm hại này được hiểu là hành vi của những người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhưng không quan tâm đáp ứng các nhu cầu cơ bản tối thiểu của trẻ như: chăm sóc, yêuthương, quan tâm đến trẻ, hướng dẫn trẻ, cho trẻ có nơi nương tựa, cung cấp đầy 14
- đủdinh dưỡng, giáo dục trẻ...15làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của trẻ. 2.1.3. Bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt về thể chất/tinh thần Bảo vệ trẻ em không chỉ là nghĩa vụ của riêng các bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ hay nhà trường mà còn là trách nhiệm của cả nhà nước và xã hội 16. Hành vi trừng phạt thể chế chất/ tinh thần trẻ em không hề mang tính chất kỷ luật nuôi dạy trẻ như người lớn vẫn lầm tưởng mà chính là hành vi xâm hại quyền trẻ em được CRC quy định. Mặt khác, hành vi này đưa đến những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài đối với trẻ, từ ảnh hưởng sức khỏe (đau đớn, mệt mỏi) đến những ảnh hưởng tâm lý như trầm cảm, lo lắng, có hành vi chống đối xã hội, và gia tăng nguy cơ lạm dụng bạo lực… Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đều thống nhất khái niệm bảo vệ trẻ em, tại Điều 19, CRC quy định: "Các quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp về lập pháp, hành pháp, xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị đánh đập hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả sự xâm phạm tình dục, trong khi trẻ em vẫn nằm trong sự chăm sóc của cha, mẹ hoặc của cả cha lẫn mẹ, của một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em". Theo quy định của pháp luật cho phép rút ra kết luận bảo vệ trẻ em khỏi sự trừng phạt thể chất/tinh thần được hiểu là những can thiệp của nhà nước, xã hội, các cơ quan, tổ chức và cả các bậc phụ huynh trong việc thay đổi những quan niệm, suy nghĩ của cộng đồng trong việc giáo dục trẻ.17 Nâng cao ý thức về quyền trẻ em cũng như tuyên truyền những hình thức kỷ luật tích cực đến mọi người dân là yêu cầu quan 15 . Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh phối hợp cùng tổ chức ECPAT quốc tế và quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF),Tài liệu tập huấn “Tổ chức an toàn với trẻ em”, tr.71. 16 . Bộ LĐTBXH phối hợp cùng UNICEF (2010), Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam”, tr.11 17 . Bộ LĐTBXH phối hợp cùng UNICEF (2010), Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, tr.13 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Chất lượng công trình giao thông đô thị dưới tác động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng
5 p | 392 | 78
-
Lập dự án miễn phí - Mở rộng đầu tư khu du lịch Sandhills
73 p | 235 | 67
-
Đề thi và đáp án Sinh học: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
10 p | 314 | 55
-
Phân tích so sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng quốc tế: Bài học về những cơ chế xử lý và thực thi cho Việt Nam
67 p | 226 | 55
-
Lập dự án miễn phí Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao
54 p | 146 | 42
-
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức Bệnh viện Đa khoa kết hợp truyền thông
61 p | 247 | 40
-
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH CỦA HỒ ĐÔ THỊ BẰNG HỆ THỰC VẬT NƯỚC
5 p | 110 | 38
-
Dự án đầu tư: Nhà máy sản xuất phế thải mùn cưa, phoi bào thành ván nhân tạo và chế tạo sản xuất hàng trang trí nội thất
26 p | 131 | 36
-
Phân tích so sánh pháp luật chống tham nhũng quốc tế: Bài học về những cơ chế xử lý và thực thi cho Việt Nam
2 p | 178 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG"
6 p | 98 | 9
-
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai
139 p | 24 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu: Một số điểm khác biệt giữa các công cụ tham vấn ý kiến nhân dân và công cụ giữ mối liên hệ với cử tri
14 p | 84 | 6
-
Một số vấn đề lý luận trong nghiên cứu thúc đẩy hình thành doanh nghiệp công nghệ thông qua vườn ươm doanh nghiệp công nghệ
9 p | 68 | 6
-
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc: Nghiên cứu thực nghiệm tại các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng
13 p | 46 | 5
-
Một số bất cập của pháp luật bảo vệ môi trường về xử lý nước thải
7 p | 65 | 4
-
Kỹ năng giám sát tối cao về xem xét báo cáo
6 p | 32 | 3
-
Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Số 01/2024
135 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn