intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

100
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) là một thủ tục quan trọng để “khai sinh” doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tham gia thị trường. Pháp luật Việt Nam đã quy định nhiệm vụ, chức năng của cơ quan đăng ký kinh doanh; tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG Lê Thị Hải Ngọc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) là một thủ tục quan trọng để “khai sinh” doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tham gia thị trường. Pháp luật Việt Nam đã quy định nhiệm vụ, chức năng của cơ quan đăng ký kinh doanh; tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện. Việc nghiên cứu các quy định về ĐKKD nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan ĐKKD là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay ở Việt Nam. I. Quy định về cơ quan Đăng ký kinh doanh Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, đặc biệt là việc ra đời Luật Doanh nghiệp 1999, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và phạm vi hoạt động. Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ khi triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp vào đầu năm 2000 tới đầu năm 2003 đã có 55.793 doanh nghiệp mới đăng ký (trong 9 năm 1991-1999 có 45.000 doanh nghiệp đăng ký); đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký của khu vực tư nhân của nước ta lên khoảng trên 100.000 doanh nghiệp. Sau hơn 5 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp 1999, đến cuối năm 2005 đã có trên 80.000 doanh nghiệp mới đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký lên tới hơn 200.000 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 4,75 lần so với trung bình của thời kỳ 1991-1999.1 Đồng thời, hoạt động của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng góp 8% trong tổng sản phNm quốc nội (GDP) của cả nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trong phạm vi toàn quốc. Đạt được thành tựu này là do Luật doanh nghiệp 1999 đã tổ chức hợp lý hơn cơ quan quản lý Nhà nước về Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) và đơn giản hoá trình tự, thủ tục ĐKKD thành lập doanh nghiệp. Quy chế ĐKKD là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đồng thời là một phương tiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân. Nhận thức rõ Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và báo cáo của Bộ Kế hoạch 1 và Đầu tư, năm 2005. 125
  2. tầm quan trọng của công tác ĐKKD nên ngay sau khi triển khai thi hành Luật doanh nghiệp 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 về ĐKKD và sau đó Nghị định này được thay thế bằng Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/04/2004 quy định hệ thống cơ quan ĐKKD. Hiện nay, các quy định về cơ quan ĐKKD được quy định cụ thể hơn ở Luật doanh nghiệp 2005. Theo Nghị định 88/2006/NĐ - CP (văn bản hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2005), cơ quan ĐKKD được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).Cụ thể: Ở cấp Tỉnh: Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh). Riêng Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai cơ quan ĐKKD cấp tỉnh và được đánh số lần lượt theo thứ tự. Việc thành lập thêm cơ quan ĐKKD cấp tỉnh do Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định. Ở cấp huyện: thành lập Phòng ĐKKD tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất2. Trường hợp không thành lập Phòng ĐKKD cấp huyện thì Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 8 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan ĐKKD cấp huyện) và có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ này. Phòng ĐKKD cấp tỉnh và Phòng ĐKKD cấp huyện có tài khoản và con dấu riêng. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Ban Quản lý các khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là Khu kinh tế) thành lập Phòng ĐKKD tại khu kinh tế. II. Một số hạn chế, bất cập của quy định pháp luật về cơ quan ĐKKD Hệ thống pháp luật về kinh tế nói chung, trong đó có quy định về cơ quan ĐKKD nói riêng của Việt Nam tuy đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua, nhưng còn nhiều hạn chế cần phải được giải quyết. Đó là, những quy định của văn bản luật còn quá chung chung, đòi hỏi có nhiều văn bản dưới luật chi tiết hoá như Nghị định, Thông tư, các văn bản của các ban, ngành liên quan… Các văn bản dưới luật này lại rải rác, tản mạn, không có hệ thống, làm cho việc thực thi gặp nhiều khó khăn; chưa nói đến có những văn bản dưới luật lại có thể vượt quá phạm vi của Luật. Tình trạng văn bản pháp luật còn thiếu đồng bộ, không nhất quán là nguyên nhân đã làm cho các doanh nghiệp có tâm lý không tốt, luôn luôn lo sợ sự thay đổi của cơ chế, chính sách nên không dám đầu tư phát triển kinh doanh. Ngoài ra, những quy định pháp luật về ĐKKD còn phức .Theo Điểm b Khoản 1 Điều 6 – Nghị định 88/2006/NĐ – CP ngày 29/8/2008 của Chính Phủ. 2 126
  3. tạp, chồng chéo gây không ít những khó khăn, phức tạp cho các doanh nghiệp. Cụ thể: theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, khi nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc Công ty cổ phần tại Việt Nam thì phải có bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ ĐKKD. Trong khi đó, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ĐKKD đã vô tình “bỏ quên” quy định này đã khiến cho các cán bộ Phòng ĐKKD trở nên lúng túng, sai sót khi tiến hành ĐKKD cho doanh nghiệp. Có thể nói, đây là một trong những nhược điểm phổ biến tồn tại trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhìn nhận ở một phương diện khác, do các nhà lập pháp nước ta trình độ lập pháp còn hạn chế nên ban hành văn bản pháp luật có tính dự báo chưa cao, chưa thể dự liệu hết các tình huống xảy ra trong tương lai nên vướng mắc ở khâu nào mới sửa đổi ở chỗ đó làm cho việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn gặp nhiều trở ngại. Hiện nay, quy trình ĐKKD thành lập doanh nghiệp được quy định một cách cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành là Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về ĐKKD và Thông tư số 03/2006/TT-BKH. Qua nghiên cứu các văn bản này đã cho thấy có sự không thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành về ĐKKD. Chẳng hạn, theo quy định tại điều 15 Nghị định 88/2006/ NĐ-CP của Chính phủ, hồ sơ ĐKKD đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh ngoài những giấy tờ quy định tại Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2005 còn phải có thêm điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân. Như vậy, Nghị định 88/2006 về thực chất đã quy định thêm hồ sơ ĐKKD mà Luật Doanh nghiệp không quy định. Việc quy định thêm quy phạm pháp luật trong Nghị định là trái với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và sẽ gây ra tâm lý không an tâm cho nhân dân về sự “trên mở, dưới thắt” của các cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, đối với các quy phạm pháp luật, cần bổ sung ngay trong Luật chứ không nên điều chỉnh bằng các văn bản pháp quy dưới luật như hiện nay. Các quy định pháp luật như hiện nay đã hạn chế việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan ĐKKD. Đó là: Thứ nhất, Cơ quan ĐKKD không thể thực hiện được việc quản lý các hoạt động ĐKKD trên địa bàn toàn quốc do các cơ quan ĐKKD không được tổ chức thành hệ thống; Thứ hai, Số lượng cán bộ ĐKKD còn thiếu và thường xuyên phải làm việc quá tải, làm thêm giờ; phương tiện làm việc còn thô sơ, lạc hậu; Thứ ba, Phòng ĐKKD cấp tỉnh chủ yếu tập trung vào thực hiện nghiệp vụ ĐKKD theo Luật Doanh nghiệp, chưa thực hiện được nghiệp vụ giám sát và kiểm tra doanh nghiệp theo các nội dung ĐKKD. Đây là những vấn đề cần giải quyết trong quá 127
  4. trình tiếp tục hoàn thiện cơ quan ĐKKD của nước ta trong giai đoạn tiếp theo nhằm tạo ra cơ chế thông thoáng hơn cho hoạt động ĐKKD của các doanh nghiệp. III. Các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan ĐKKD Cùng với việc xoá bỏ giấy phép con, điều mà doanh nghiệp quan tâm nhất là thủ tục hành chính được đơn giản hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi tiến hành ĐKKD. Trên thực tế, tuy thủ tục hành chính được Luật doanh nghiệp đơn giản hoá rất nhiều so với trước, nhưng trong nhiều trường hợp, thủ tục hành chính vẫn chưa được thuận tiện, cán bộ thực hiện chưa tốt. Tại Diễn đàn doanh nghiệp lần thứ 17, các cơ quan ĐKKD, cơ quan thuế lại khẳng định rằng, các cơ quan này không hề muốn gây phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình ĐKKD, nhưng do năng lực của cơ quan ĐKKD, cụ thể là: cơ sở vật chất quá chật chội, biên chế ít, khối lượng công việc quá lớn nên cơ quan ĐKKD chưa thực hiện tốt công việc của mình. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, do khối lượng nghiệp vụ ĐKKD ngày càng tăng nên vấn đề kiện toàn cơ quan ĐKKD ở cấp Trung ương nói chung và Phòng ĐKKD cấp tỉnh cần phải được đặt ra một cách cấp bách. Đó là: - Về công tác quản lý nhà nước: Ở cấp Trung ương, ĐKKD chỉ do một đơn vị cấp Phòng trong Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa với biên chế từ 3 đến 4 người thực hiện là quá ít; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ còn non yếu; thiếu thốn về cơ sở vật chất làm việc, không đủ điều kiện và năng lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Luật, Nghị định đã quy định; không đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước trong điều kiện hội nhập. Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan Nhà nước có thNm quyền cần phải có sự quan tâm và đầu tư đúng mức để tạo điều kiện cho cơ quan ĐKKD hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, cần phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp toàn quốc để tiến hành có hiệu quả việc thực hiện ĐKKD qua mạng trên phạm vi toàn quốc và thống nhất mã số ĐKKD, mã số thuế. - Về số lượng cán bộ: Tăng thêm biên chế cho cơ quan ĐKKD cả ở cấp tỉnh và cấp huyện. - Về trình độ, chuyên môn: Cần đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn, thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, rút kinh nghiệm về chuyên môn để nâng cao hơn trình độ nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện nay, nhất là khi áp dụng cơ chế một cửa liên thông. Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi toạ đàm, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia pháp lý, đại diện các doanh nghiệp tại địa phương, cơ quan lãnh đạo để trực tiếp trao đổi, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình áp dụng Quy chế ĐKKD. Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức, còn chú ý tới phNm chất của cán bộ ĐKKD, tuyển chọn người làm công tác ĐKKD có chuyên môn giỏi, nắm vững quy định của pháp luật, phNm chất chính trị vững vàng, có lương tâm nghề nghiệp để đào tạo chuyên môn. Ngoài ra, cần có chế độ đãi ngộ cao đối với cán bộ 128
  5. ĐKKD để họ yên tâm công tác và hạn chế được những tiêu cực. Gắn chế độ đãi ngộ cao với những biện pháp kỹ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ ĐKKD vi phạm pháp luật. Cán bộ ĐKKD làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp. - Về cơ sở vật chất: Cần dành kinh phí thỏa đáng để trang bị hệ thống máy tính cho các cơ quan ĐKKD, từng bước tiến hành nối mạng thông tin trong toàn quốc về ĐKKD. Cần thiết phải đầu tư kinh tế thiết lập trang Web riêng của Sở Kế hoạch - Đầu tư của tất cả các địa phương. Điều này vừa phục vụ cho quá trình ĐKKD được nhanh chóng, vừa phục vụ cho việc cung cấp thông tin cho những người quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp sau này. - Cần tuyên truyền, phổ biến tinh thần của Luật doanh nghiệp một cách sâu rộng và hiệu quả trong đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện các công việc có liên quan đến việc thực thi Luật Doanh nghiệp, mà đặc biệt là nhận thức đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cán bộ làm công tác ĐKKD. Cần xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm các quy định về ĐKKD của các cán bộ trong bộ máy thực thi Luật Doanh nghiệp, sớm khắc phục tình trạng “trên bảo dưới không nghe” trong hệ thống cơ quan ĐKKD. Tóm lại, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về cơ quan ĐKKD là vấn đề rất quan trọng để nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan ĐKKD; giúp cho cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp; giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng có cơ hội tham gia hoạt động kinh doanh trên thương trường, tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ kinh tế hội nhập ở nước ra hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADB Việt Nam, Lộ trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và môi trường pháp lý, 2003. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Chương trình tổng thể cải cách hành chính trong giai đoạn cho tới 2010 (thông qua ngày 17/9/2001). 3. Chính phủ, Nghị định số 88/2006/ NĐ – CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. 4. Nguyễn Đình Cung, Tiếp tục hoàn thiện công tác đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp: một số vấn đề trao đổi và tìm kiếm giải pháp, Báo cáo tại Hội thảo ngày 31.10.2001 tại Hà Nội, năm 2001. 5. Vũ Quốc Tuấn, Một số kiến nghị để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, Báo cáo Hội thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Hà nội tháng 5/2007. 129
  6. 6. Lê Thị Hải Ngọc, Thủ tục“khai sinh”doanh nghiệp nhanh gọn - cơ hội và điều kiện thúc đ y kinh tế Việt Nam phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 34, năm 2006. 7. Lê Thị Hải Ngọc, Thực trạng Đăng ký kinh doanh tại Thừa Thiên Huế từ năm 2000 đến năm 2006 – Thực trạng và giải pháp, Đề tài cấp Bộ, năm 2007. 8. Quốc hội, Luật Doanh nghiệp 2005, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2005 9. (www.vietnamnet.vn) Vietnamnet, ngày 25.2.2004, Xoá rào cản cho Nhà đầu tư khởi nghiệp: bao giờ? PERFECTING THE VIETNAM LAW ON BUSINESS REGISTER UNITS AND RESOLUTIONS FOR IMPROVING THEIR CAPACITY Le Thi Hai Ngoc College of Sciences, Hue University SUMMARY Business registration is an important procedure for “the birth” of an enterprise and may help it join the market. Vietnamese legal provisions with regard to missions and functions of register state units is available. However, these provisions still show some limitations. Studying these provisions and proposing resolutions for improving the operation of the register units have become very important in the current international economic integration of Vietnam. 130
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2