intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

121
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuyển tập các báo cáo nghiên cứu khoa học trường đại học Huế đề tài: Thực trạng quản lý đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Huế và giải pháp nâng cao hiệu quả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 54, 2009 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ Lê Th Th o ị ả Tr ng i h c Khoa h c, i h c Hu ờư ạĐ ọ ọ ạĐ ọ ế TÓM TẮT ng ký kinh doanh và qu n lý ho t ng ng ký kinh doanh là m t trong nh ng n i ăĐ ả ạ ộđ ăđ ộ ữ ộ dung tr ng y u trong vi c c i cách hành chính trong giai o n hi n nay các t nh, thành ph ọ ế ệ ả ạđ ệ ở ỉ ố nh m m b o quy n t do kinh doanh và phát huy hi u qu trong ho t ng kinh doanh c a ằ ảđ ả ề ự ệ ả ạ ộđ ủ các ch th u t và khai thác h p lý ti m n ng kinh t - xã h i c a t n c. Qu c H i ã ban ủ ầđ ể ư ợ ề ă ế ộ ủ ấđ ớư ố độ hành Lu t u t n m 2005, Lu t Doanh nghi p n m 2005 t o môi tr ng và v th c nh tranh ầĐ ậ ư ă ậ ệ ă ạ ờư ị ế ạ cho các doanh nghi p trong và ngoài n c ã ánh d u m t b c ti n m i trong ho t ng ệ ớư đ đ ấ ộ ớư ế ớ ạ ộđ ng ký kinh doanh cho các doanh nghi p trên lãnh th Vi t Nam nói chung và trên a bàn ăđ ệ ổ ệ ịđ thành ph Hu nói riêng. Trên c s ánh giá th c tr ng ho t ng ng ký kinh doanh và th c ố ế ơ đở ự ạ ộđ ạ ăđ ự tr ng qu n lý ho t ng kinh doanh, bài vi t a ra m t s gi i pháp ki n ngh nh m n ng cao ạ ả ộđ ạ ưđ ế ộ ố ả ế ị ằ ă hi u qu công tác qu n lý ng ký kinh doanh nói chung và trên a bàn thành ph Hu nói ệ ả ả ăđ ịđ ố ế riêng. 1. Mở đầu Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) và quản lý hoạt động ĐKKD là một trong những nội dung trọng yếu trong việc cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay ở các tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh và phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể đầu tư và khai thác hợp lý tiềm năng kinh tế - xã hội của đất nước. Quốc Hội đã ban hành Luật đầu tư năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2005 tạo môi trường và vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đánh dấu một bước tiến mới trong hoạt động ĐKKD cho các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thành phố Huế nói riêng. Tính đến ngày 01/01/2008 đã có hơn 40.000 doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước, riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có gần 20.000 doanh nghiệp mới thành lập với vốn đầu tư lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, đạt 8,48% và bội thu kỷ lục trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2007 lên đến 20,3 tỷ đôla [13]. 2. Đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh ĐKKD là một thuật ngữ pháp lý nhưng trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế thì thuật ngữ ĐKKD cũng được hiểu và thể hiện khác nhau. Trong cơ 331
  2. chế kế hoạch hóa tập trung, hoạt động ĐKKD được hiểu theo cơ chế “xin - cho” thì ĐKKD là thủ tục pháp lý bắt buộc đối với việc thành lập doanh nghiệp. Với việc chuyển đổi nền kinh tế thị trường đảm bảo quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, cơ chế “xin - cho” trong hoạt động ĐKKD bị xóa bỏ, để thừa nhận tính hợp pháp cho sự tồn tại của doanh nghiệp, các chủ thể phải làm thủ tục pháp lý bắt buộc để hợp pháp hóa sự ra đời của mình và cũng được sử dụng với thuật ngữ ĐKKD. Như vậy, ĐKKD là một thủ tục hành chính hợp pháp hóa sự ra đời của doanh nghiệp thông qua đó nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho doanh nghiệp các quyền và lợi ích hợp pháp trong quan hệ kinh doanh và ghi nhận về mặt pháp lý sự tồn tại độc lập của một chủ thể kinh doanh. Khởi sự cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các chủ thể đầu tư phải tiến hành ĐKKD theo trình tự pháp luật quy định về hồ sơ đối với từng loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005: doanh nghiệp tư nhân (Điều 16), công ty hợp danh (Điều 17), công ty trách nhiệm hữu hạn (Điều 18), công ty cổ phần (Điều 19) và luật cũng quy định về nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam. Khi cho phép sự tồn tại của các chủ thể kinh doanh, ĐKKD thì cũng chính là mục tiêu của nhà nước trong việc quản lý hoạt động ĐKKD của các chủ thể này. Thông qua việc ĐKKD, quản lý ĐKKD đối với các doanh nghiệp là quản lý các thông tin về doanh nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước có ghi vào sổ ĐKKD lưu giữ, các doanh nghiệp nào đủ điều kiện để thành lập hoạt động và loại bỏ những chủ thể không đủ tư cách pháp lý để tham gia kinh doanh. Việc ĐKKD có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự trong hoạt động kinh doanh và tạo môi trường kinh doanh đầu tư lành mạnh, đây là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 3. Thực trạng về đăng ký kinh doanh, quản lý đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Huế Theo báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, khu vực kinh tế tư nhân đã tăng lên mạnh mẽ. Đến năm 2006, toàn tỉnh có 2.195 doanh nghiệp ĐKKD, trong đó 1.382 doanh nghiệp tư nhân, 626 công ty trách nhiệm hữu hạn, 187 công ty cổ phần, với tổng số vốn đăng ký là 4.268,5 tỷ đồng Việt Nam; số doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào ngành thương mại 44,8%, xây dựng 24%, công nghiệp 10,8%, khách sạn, nhà hàng 8,5 %, và các doanh nghiệp có mức vốn đăng ký dưới 1 tỷ đồng chiếm 79%. Tính đến tháng 12 năm 2007, số doanh nghiệp đã tăng lên đến 2.418 doanh nghiệp với vốn đăng ký là 7.114.408 triệu đồng. Trong đó, số lượng doanh nghiệp đăng ký năm 2007 là 420 doanh nghiệp tăng 102,4% so với năm 2006 với tổng số vốn đăng ký là: 1.969.865 triệu đồng. Ở thành phố Huế, số lượng doanh nghiệp cũng tăng lên trong thời gian từ năm 2005. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2007, trên địa bàn thành phố Huế có 799 doanh nghiệp. Trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là 84 doanh nghiệp, xây 431
  3. dựng là 89 doanh nghiệp, thương nghiệp khách sạn nhà hàng là 486 doanh nghiệp, giao thông vận tải là 70 doanh nghiệp, các ngành khác là 70 doanh nghiệp [8]. Tình hình hoạt động cấp giấy chứng nhận ĐKKD trong thời gian qua có những thành tựu đáng kể. Theo số liệu thống kê từ Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến thời điểm từ năm 2005 đến tháng 12/2008, đã cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho 1.354 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế với tổng số vốn đăng ký lên đến 4.697.502 triệu đồng, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động 277 chi nhánh và 41 văn phòng đại diện. Trong đó, chỉ tính riêng năm 9 6 9, 9 9 8 1 2005, trên địa bàn thành phố đã làm thủ tục cấp 305 giấy chứng 5 6 7, 4 3 2 1 nhận ĐKKD pÖi h g n h na oD 626,1 87 2 41,1 87 cho doanh nghiệp với 165 ý k g n¨ ® n è V 1 53 053 0 43 doanh nghiệp tư nhân, 5 03 07 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành Bi u : So sánh doanh nghi p và t ng s v n KKD hàng n m ồđ ể ệ ổ Đốố ă viên, 93 công ty trách nhiệm hữu hạn, 40 c a Thành ph Hu t 2005 - 2008 ủ ố ừế công ty cổ phần, với (Ngu n: Báo cáo c a S K ho ch - u t ồ ủ ở ế ạ ầĐ ư t nh Th a Thiên Hu n m 2008) tổng số vốn đăng ký ỉ ừ ăế 781.626 triệu đồng và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 77 chi nhánh và 8 văn phòng. Năm 2006, các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có chiều hướng tăng lên trên địa bàn thành phố với 348 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, trong đó, có 190 doanh nghiệp tư nhân, 06 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 11 công ty trách nhiệm hữu hạn, 41 công ty cổ phần với tổng vốn đăng ký 781.142 triệu đồng, 80 chi nhánh và 13 văn phòng đại diện được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trên địa bàn. Hiện nay, hoạt động kinh doanh trên 706 địa bàn với mức vốn 864 864 583 163 đăng ký lớn nhất là 50 843 n ªi h T a õ h T h nØ T 063 603 ÕuH tỷ đồng và mức thấp Õ u H è hp h n µ hT nhất là 500 triệu đồng. Các doanh nghiệp đã đóng hơn 40% tổng sản phẩm nội địa của thành Bi u : So sánh s l ng Doanh nghi p c c p v n GCN KKD c a ồđ ể ợư ố ợưđ ệ ấ ố Đ ủ t nh Th a Thiên Hu và Thành ph Hu t 2005 - 2008 phố, giải quyết việc ỉ ừ ế ố ừế (Ngu n: Báo cáo c a S K ho ch - u t làm cho hơn 12.332 lao ồ ủ ở ế ạ ầĐ ư t nh Th a Thiên Hu n m 2008) ỉ ừ ăế 531
  4. động... Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2008, con số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ĐKKD là 1.354 doanh nghiệp, trong đó có 719 doanh nghiệp tư nhân, 93 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 371 công ty trách nhiệm hữu hạn, 171 công ty cổ phần, với 277 chi nhánh được thành lập hoạt động và 41 văn phòng đại diện; số doanh nghiệp còn tồn tại hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm tháng 12/2008 là 1.260 doanh nghiệp với vốn đăng ký 6.045.631 triệu đồng và 271 chi nhánh và văn phòng đại điện… Qua biểu đồ trên ta thấy, trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh và thành lập doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu tập trung trên địa bàn Thành phố Huế, chiếm tỷ trọng từ 80% đến 90% số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Điều đó cho thấy rằng các tiềm năng kinh tế tại các địa bàn khác trên phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế chưa được chú trọng đầu tư khai thác cũng như chưa có các biện pháp khuyến khích đầu tư hữu hiệu để kêu gọi đầu tư của các nhà đầu tư trong nước trên địa bàn thành phố Huế cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế để có một hệ thống đầu tư kết hợp nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh doanh. Số doanh nghiệp ĐKKD cũng như số vốn đăng ký tăng lên qua các năm, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được xem như là một bước “cởi trói” cho các doanh nghiệp, là nhân tố khuyến khích thúc đẩy sự tham gia của các loại hình doanh nghiệp và năng cao vốn để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp. Thực sự hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Huế chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Việc áp dụng cơ chế một cửa liên thông trong ĐKKD để khai sinh cho doanh nghiệp cũng gây không ít trở ngại cho doanh nghiệp và chưa phát huy hết hiệu quả của cơ chế này. Các doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian trong các thủ tục trước khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Sự lạc hậu về cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan ĐKKD và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác ĐKKD còn nhiều hạn chế, gây nhiều phiền hà cho nhà đầu tư; chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc cấp giấy cuchứng nhận ĐKKD cho các chủ đầu tư. Vì vậy, cần cập nhật thường xuyên các thông tin, các biểu mẫu, các chính sách ưu đãi, trình tự thành lập doanh nghiệp, các dự án đầu tư… trên trang web hiệp hội doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành để thuận tiện cho các nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận thông tin nhanh nhất và thuận tiện nhất. 3.1. Về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp Ngày 03/5/2007 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai cơ chế “Một cửa liên thông” quy định trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế và Công an tỉnh cùng phối hợp triển khai thực hiện trong việc giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận ĐKKD, thủ tục khắc dấu, cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; cấp mã số thuế ở tỉnh. Thời gian thực hiện tất cả các thủ tục liên quan đến ĐKKD chỉ mất 6 ngày, 2 lần đi lại (lần nộp hồ sơ và lần nhận kết quả), chỉ kê khai một lần và đến 1 nơi duy nhất là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. So với trước đây, để 631
  5. thực hiện các yêu cầu trên thì tổ chức, cá nhân phải mất 17 ngày, 10 lần đi lại, kê khai 3 lần và phải đến 3 đơn vị khác nhau. Đây là mô hình có thời gian giải quyết ngắn nhất, được công dân và doanh nghiệp đồng tình và đang tiếp tục triển khai áp dụng quy chế mới theo thông tư liên tịch 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập. 3.2. Về vấn đề đặt tên doanh nghiệp và quản lý về đặt tên doanh nghiệp Việc đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký có chiều hướng gia tăng ở tất cả các địa bàn. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không chỉ tìm kiếm địa bàn, bạn hàng, ký kết hợp đồng và tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi một địa bàn mà mở rộng trong phạm vi nhiều địa bàn cả trong và ngoài nước. Không quản lý được việc đặt tên cho các doanh nghiệp gây nhầm lẫn và trùng lắp ở các địa bàn sẽ gây ảnh hưởng đến chủ thể kinh doanh, nhà đầu tư mà còn gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Nguyên nhân của thực trạng trên là do thiếu hệ thống tra cứu tên doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư không biết tìm ở đâu để kiểm tra tên doanh nghiệp của mình có bị trùng hay nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký hay chưa khi lập hồ sơ ĐKKD. Hiện nay, tại địa bàn thành phố Huế, việc quản lý vấn đề đặt tên cho doanh nghiệp thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Sở Kế hoạch Đầu tư. Tuy nhiên, Sở chỉ quản lý các doanh nghiệp trong phạm vi địa bàn của Tỉnh. Hiện nay, chưa có mạng lưới để cung cấp thông tin một cách có hệ thống và tránh trùng lắp ở các tỉnh thành khác nhau trên phạm vi cả nước. Trong khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một tỉnh thành mà có thể tìm kiếm thị trường, có các quan hệ với các đối tác, cũng như mở rộng hoạt động của mình dưới hình thức thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại các tỉnh khác. Mặt khác, một khó khăn của cơ quan ĐKKD ở Việt Nam là chưa quản lý được tên doanh nghiệp một cách đồng bộ, hiệu quả và hậu quả là đã xảy ra nhiều tranh chấp về tên doanh nghiệp. Cơ quan có thẩm quyền còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý đăng ký kinh doanh khi các doanh nghiệp đặt tên doanh nghiệp… không có các thông tin hệ thống để biết được bao nhiêu doanh nghiệp với loại hình đó tồn tại và ở các địa bàn khác có sử dụng tên gọi như doanh nghiệp đăng ký không; Do đó, đòi hỏi cơ quan quản lý phải có một bức tranh tổng quan về doanh nghiệp, về tên doanh nghiệp và loại hình hoạt động kinh doanh mới tạo điều kiện thuận tiện và nhanh chóng trong thủ tục thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh trên thương trường. Quy định về cơ chế “một cửa liên thông” nhưng sự phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ, phòng ĐKKD thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng cơ chế này để cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp nhưng cơ quan công an chưa uỷ quyền hoàn toàn công tác làm dấu cho cán bộ phòng ĐKKD mà cử cán bộ đến làm việc thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần. 731
  6. 3.3. Quản lý về sự công khai hoá sự ra đời của doanh nghiệp Theo quy định của pháp luật, sau khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD doanh nghiệp phải công khai hoá sự ra đời của doanh nghiệp thông qua việc đăng báo công khai trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan ĐKKD hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp nhưng thực tế có nhiều doanh nghiệp không thực hiện quy định này. Luật Doanh nghiệp không có quy định trong việc quản lý hoạt động đăng báo công khai cũng như chưa quy định cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động trên của các doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp và cũng tăng cường sự quản lý của nhà nước tạo trật tự trong kinh doanh đòi hỏi phải có những thông tin công khai, minh bạch, công khai hóa sự ra đời và tồn tại của một doanh nghiệp. 3.4. Thông tin về các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh liên quan đến ngành nghề dự định đầu tư kinh doanh Các chủ thể gặp nhiều khó khăn khi muốn có một thông tin tổng quát về ngành nghề dự định đầu tư để có quyết định đầu tư vào địa bàn nào đó với bao nhiêu doanh nghiệp đã tồn tại đang hoạt động, có bao nhiêu chi nhánh, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp đó thế nào để quyết định đầu tư. Đây cũng chính là một rào cản lớn để kêu gọi đầu tư từ phía các nhà đầu tư vì họ khó có thể nắm bắt nhiều về địa bàn kinh doanh cũng như mất nhiều thời gian cho công việc này và thông tin nhiều khi không được chính xác. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng khó trong việc hoạch định các chính sách cho các doanh nghiệp và cũng như triển khai áp dụng các cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp. Hạ tầng kỹ thuật còn yếu nên việc chia sẻ thông tin với doanh nghiệp dường như là không thể. Thậm chí việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhiều khi cũng không thực hiện được do thiếu sự chuẩn hoá về thông tin mà quan trọng nhất là chưa có được một mã số xác định thống nhất cho mỗi doanh nghiệp. Một thực tế đáng lưu ý, đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, việc thiếu một cơ sở dữ liệu có tính pháp lý về các doanh nghiệp đã kinh doanh là nguyên nhân tạo ra chi phí giao dịch giữa các doanh nghiệp rất lớn. Doanh nghiệp không thể khai thác thông tin có tính pháp lý, đáng tin cậy với chi phí thấp về đối tác của mình, nhất là khi đối tác lại đăng ký kinh doanh ở một địa phương khác. Ví dụ, một doanh nghiệp ở thành phố Huế muốn tìm kiếm thông tin về một đối tác ở tỉnh khác thông qua đối tác thứ 3; doanh nghiệp phải liên hệ với phòng ĐKKD nơi đối tác đặt trụ sở. Việc này không dễ dàng và đòi hỏi tốn kém. Nếu chúng ta có một cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKKD thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn. Để xem và nắm bắt các thông tin, các chủ thể đầu tư chỉ nắm được một cách đơn lẽ các thông tin về doanh nghiệp. Đồng thời, để nghiên cứu về thị trường đầu tư, nắm bắt được các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn, tiếp cận với các doanh nghiệp thì hầu như chưa có một hệ thống thông tin kịp thời, đầy đủ và có hệ thống. 831
  7. Thực trạng quản lý hệ thống được cấp giấy chứng nhận ĐKKD của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế vẫn còn rời rạc và chưa hệ thống về cả các loại hình doanh nghiệp kinh doanh lẫn lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn được quản lý chỉ thông qua hệ thống hồ sơ đăng ký hay thông tin trên mạng lưới máy tính nội bộ, với các dữ liệu thông tin được cung cấp dàn trải không được mã hóa. Đây chính là lý do gây khó khăn cho công tác xác định vị trí địa lý, sự phân bố không gian và truy cập tìm kiếm thông tin chung của từng doanh nghiệp, của cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trong tiến trình hội nhập quốc tế, chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống kiểm soát phát triển kinh tế và hệ thống quản lý doanh nghiệp trên mọi phương diện để giúp cho các nhà quản lý có định hướng sát thực trong xây dựng và quản lý hệ thống doanh nghiệp. Trong thời gian qua, thực tế quản lý hoạt động ĐKKD ở trong phạm vi toàn quốc nói chung và địa bàn thành phố Huế nói riêng chỉ thực hiện với phương thức thủ công, độc lập giữa các cơ quan liên quan. Trong thời gian gần đây, Chính phủ triển khai tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính từ trung ương đến địa phương, trong đó có cải cách hành chính trong thủ tục đăng ký kinh doanh; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các dữ kiện ĐKKD của các doanh nghiệp và hệ thống máy tính nối mạng để nắm được các thông tin về các doanh nghiệp trong ĐKKD, cấp con dấu và cấp mã số thuế, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục này thông qua cơ chế một cửa liên thông tạo điệu kiện thuận tiện hơn trong việc quản lý hoạt động ĐKKD của các doanh nghiệp. 4. Giải pháp ứng dụng công nghệ GIS (Geographic Information System) và các giải pháp khác góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả Tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật nhằm khuyến khích thúc đẩy các chủ thể tự làm giàu một cách chính đáng và phát huy được năng lực, khả năng của mình, góp phần trong việc phát triển kinh tế đất nước. Để đáp ứng được nhu cầu và mục đích đó, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ, những định hướng đúng để vừa khuyến khích đầu tư trong nước vừa thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. 4.1. Quy định về đặt tên doanh nghiệp - Hoàn thiện các quy định của pháp luật về đặt tên cho doanh nghiệp. Để quản lý cho việc đặt tên doanh nghiệp không chỉ trên địa bàn thành phố Huế mà trên phạm vi cả nước đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin liên tỉnh và phương thức để tra cứu cũng như cập nhật thông tin thuận tiện nhằm tạo điều kiện cho chủ thể đầu tư và là cơ sở cho cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý. Với việc ứng dụng công nghệ GIS (xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ) vào hoạt động quản lý đạt tên cho doanh nghiệp sẽ giúp cho nhà quản lý biết được có sự trùng lắp hay không, thậm chí các doanh nghiệp có tên đó nhưng đã tuyên bố giải thể rồi thì có thể dùng tên đó đặt tên cho các doanh nghiệp khác. 931
  8. - Xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp giữa các tỉnh thành trong phạm vi cả nước tạo điều kiện thuận tiện cho các doanh nghiệp trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trên các địa bàn khác cũng như các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về các hoạt động đầu tư kinh doanh, bảo vệ được thương hiệu, bảo hộ quyền về tên doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thông qua hệ thống quản lý bằng GIS và hệ thống quản lý ĐKKD nối mạng giữa các tỉnh thành thì việc đặt trùng tên cũng như trong cùng loại hình kinh doanh sẽ khắc phục một cách hiệu quả. 4.2. Quy định về mã ngành nghề kinh doanh và mã số thuế Để quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý sau kinh doanh; cung cấp các cơ sở dữ liệu cho các cơ quan cũng như công khai thông tin các cơ quan, các bộ ngành đã phối hợp thống nhất một mã số ĐKKD với mã ngành nghề và mã số thuế. Mã số này sẽ được chấp nhận và sử dụng tại tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp. Tiếp theo đó, các cơ quan ĐKKD, cơ quan thuế và cơ quan công an sẽ cùng thống nhất và đồng bộ hoá thủ tục ĐKKD, gia nhập thị trường cho doanh nghiệp qua cơ chế "một cửa liên thông" cho tất cả các khâu. Song song với việc cải cách hành chính, cơ quan quản lý sẽ cho xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn quốc về ĐKKD để chia sẻ thông tin giữa các cơ quan kinh doanh và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Việc chuẩn hóa các quy trình ĐKKD sẽ tạo ra tiền đề cho giai đoạn tin học hoá và tự động hoá trong ĐKKD. 4.3. Quy định về công khai hóa sự ra đời của doanh nghiệp Hiện nay Luật Doanh nghiệp cũng như văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể nào cho việc quản lý hoạt động đăng báo công khai của các doanh nghiệp và kiểm tra giám sát hoạt động này của các doanh nghiệp. Điều này đảm bảo sự tồn tại hợp pháp của các doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, với sự ứng dụng hệ thống GIS và việc quản lý này sẽ giúp các nhà đầu tư nắm được các doanh nghiệp nào mới đi vào hoạt động và cũng như thông báo các thông tin cần thiết cho cơ quan quản lý về sự ra đời của các doanh nghiệp trên thực tế. 4.4. Quy định về quản lý sau đăng ký kinh doanh Cần có hệ thống thông tin cập nhật kịp thời về thay đổi vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, trụ sở kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện. Pháp luật quy định về vấn đề này nhưng thực tiễn thì chưa có biện pháp hữu hiệu để thực hiện, chỉ thực hiện thông qua việc kiểm tra, thanh tra trực tiếp của các cơ quan có thẩm quyền và báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Với phương thức này chưa có giải pháp kịp thời đánh giá, nắm bắt tình hình để hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như triển khai các chính sách và dự án đầu tư. Mặt khác, công tác quản lý doanh nghiệp sau ĐKKD trong thời gian qua hầu như chưa được quan tâm ở hầu hết các địa bàn trên cả nước tạo nên một cơ chế thả nổi, tự bươn chải của các doanh nghiệp chứ 041
  9. chưa có sự phối kết hợp cũng như biện pháp kích cầu cho các nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. 4.5. Về công tác quản lý và tổ chức triển khai thực hiện - Điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung quy chế một cửa về ĐKKD được triển khai đồng bộ và hiệu quả ở các cơ quan quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư trong việc đăng ký kinh doanh và nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Xây dựng quy chế liên thông trong cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm khâu xin chủ trương, xác định địa điểm đầu tư, cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp chứng nhận đầu tư, cho thuê đất… - Khuyến khích thành lập mới doanh nghiệp, tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp mới thành lập bằng các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư công khai và đa dạng hóa các dự án đầu tư cũng như điều kiện để tiếp cập các thông tin đầu tư của các chủ đầu tư trên phạm vi địa bàn; tiếp tục triển khai định kỳ và thường xuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp về môi trường đầu tư, chính sách nhà nước và bồi dưỡng kiến thức pháp lý về ĐKKD về quy định tài chính kế toán, pháp luật thuế, xúc tiến xây dựng trung tâm thông tin doanh nghiệp và quảng bá du lịch thương mại phù hợp với tiềm năng kinh tế trên địa bàn. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau và sự liên hệ thường xuyên giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp về hỗ trợ chính sách, hỗ trợ vốn, phổ biến chính sách, cung cấp thông tin… - Năng cao năng lực của cơ quan thực thi ĐKKD để tiếp cận và triển khai các chính sách pháp luật và ứng dụng tiến bộ khoa học trong công tác quản lý kinh doanh. Năng cao trình độ và có những chương trình tập huấn để các cán bộ tiếp cận các phần mềm quản lý doanh nghiệp hiệu quả. - Tiếp tục tạo điều kiện cho các hiệp hội ngành nghề hoạt động, tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể nắm bắt được thông tin trong hoạt động kinh doanh, xác định được vị thế kinh doanh của mình, đồng thời thông qua hiệp hội các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mình khi có hành vi vi phạm hoặc hành vi cạnh tranh bất hợp pháp. 4.6. Về phía nhà đầu tư và doanh nghiệp Bản thân các nhà đầu tư phải tích cực trong việc phối hợp, cộng tác với các cơ quan quản lý trong việc cung cấp các thông tin của doanh nghiệp cũng như những biến động và thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, để các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tiếp cận được các thông tin và các chính sách ưu đãi đầu tư, các cơ quan nhà nước cần có những thông tin cập nhật cho các doanh nghiệp thông qua trang tin hiệp hội doanh nghiệp hoặc bằng các hình thức tuyên truyền, hội thảo, gặp gỡ trực tiếp và đối thoại với các doanh nghiệp thường xuyên hoặc khi có chính sách, kế hoạch mới và có những thông tin để cập nhật mã hóa trên bản đồ thông tin dữ liệu về doanh nghiệp. 141
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. B K ho ch u t , Thông t liên t ch 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 - H ng ộ ế ạ ầĐ ư ư ị ớư d n m t s n i dung v h s , trình t , th t c KKD theo quy nh t i Ngh nh s ẫ ộ ố ộ ề ồ ơ ự ủ ụ Đ ịđ ạ ịđ ị ố 88/2006/N -CP ngày 29/8/2006cuar Chính Ph v KKD, 2006. Đ ủ Đề 2. B K ho ch u t , B Tài chính, B Công An, Thông t liên t ch ộ ế ạ ầĐ ư ộ ộ ư ị 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 - H ng d n c ch ph i h p gi a ớư ẫ ơ ế ố ợ ữ các c quan qu n lý nhà n c trong vi c gi i quy t các th t c hành chính v KKD, ơ ả ớư ệ ả ế ụủ Đề ng ký thu và c p gi y phép kh c d u i v i doanh nghi p thành l p và ho t ng ăđ ế ấ ấ ắ ấ ốđ ớ ệ ậ ộđ ạ theo lu t doanh nghi p, 2007. ậ ệ 3. B K ho ch u t , B Tài chính, B Công An, Thông t liên t ch ộ ế ạ ầĐ ư ộ ộ ư ị 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 - H ng d n c ch ph i h p gi a các ớư ẫ ơ ế ố ợ ữ c quan gi i quy t ng ký kinh doanh, ng ký thu và ng ký con d u i v i doanh ơ ả ăđ ế ăđ ế ăđ ấ ốđ ớ nghi p thành l p và ho t ng theo lu t doanh nghi p, 2008. ệ ậ ộđ ạ ậ ệ 4. Qu c h i n c CHXHCN Vi t Nam, Lu t doanh nghi p t nhân, lu t công ty n m ố ộ ớư ệ ậ ệ ư ậ ă 1990, NXB Chính tr Qu c gia, Hà N i, 1991. ị ố ộ 5. Qu c h i n c CHXHCN Vi t Nam, Lu t Doanh nghi p n m 1999, NXB Chính tr ố ộ ớư ệ ị ậ ệ ă Qu c gia, Hà N i, 2000. ố ộ 6. Qu c h i n c CHXHCN Vi t Nam, Lu t Doanh nghi p n m 2005, NXB Chính tr ố ộ ớư ệ ị ậ ệ ă Qu c gia, Hà N i, 2006. ố ộ 7. Chính Ph , Ngh nh s 88/2006/N -CP ngày 29/8/2006 v KKD. ủ ịđ ị ố Đ Đề 8. S K ho ch u t t nh Th a Thiên Hu , Báo cáo tinh hình ng ký kinh doanh t ở ế ạ ầĐ ỉư ừ ế ăđ ừ 2005-2008, 2008. 9. T p th chuyên gia t i n h c và Lu t h c, T i n Lu t h c, NXB T i n bách khoa, ậ ể ểđừ ọ ậ ọ ểđừ ểđừ ậ ọ 1999. 10. Vi n khoa h c xã h i Vi t Nam, K y u h i ngh qu c t v chính sách i v i các n n ệ ọ ộ ệ ỷ ế ộ ị ố ế ề ốđ ớ ề kinh t chuy n i 2004. Hà N i, 2004. ộ ế ể ổđ 11. Website: http://www.huecity.gov.vn 12. Website: http://www.vietnamnet.vn, Vietnamnet, ngày 22/9/2006, C ch m t c a tr ơ ế ộ ử ở cho KKD. Đ 13. Website: http://www.vietnamnet.vn, Vietnamnet, ngày 25/01/2008, Không có chuy n ệ ti n nhi u tiêu khó. ề ề 241
  11. THE CURRENT SITUATION ON THE MANAGEMENT OF REGISTERING BUSINESS IN HUE CITY AND THE SOLUTIONS AIMING AT IMPROVING THE EFFECTS OF MANAGEMENT IN REGISTERING BUSINESS Le Thi Thao College of Sciences, Hue University SUMMARY To register business and active manage the registering is one of the important issues in administrative reform in the present stage in order to guarantee free trade and promote effects in active business of invertors and economic - social potentiality sensible exploitation of the country. The Parliamentary released investment Law and enterprise law in 2005 providing with the environment and position competition for the enterprises in Vietnam in general and Hue city. The basis of evaluating the registering of business and the management of the registering in one year, this paper proposes some solutions to the improvement of the management of registering business in general and particularly in Hue city. 341
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2