Bài giảng tóm tắt Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế
lượt xem 6
download
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế có nội dung gồm 5 chương trình bày về các khái niệm cơ bản, xác định vấn đề nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, soạn thảo báo cáo nghiện cứu,... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng tóm tắt Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ KHOA KINH TẾ TÓM TẮT TÀI LIỆU GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH TẾ TS. ĐOÀN HOÀI NHÂN Năm học 2020-2021 1
- MỤC LỤC Chương 1 Các khái niệm cơ bản 1.1 Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 1 1.2 Phân loại nghiên cứu ..................................................................................................... 4 1.3 Lý luận khoa học - lý luận chức năng trong công nghệ. ................................................. 5 1.4 Trình tự chung của một nghiên cứu ........................................................................... 9 1.4.2 Trình tự và tiêu chí của nghiên cứu quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp ..................... 9 1.5 Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................. 11 1.5.1 Đạo đức cá nhân của người thực hiện nghiên cứu: ................................................... 11 1.5.2 Nguyên tắc ứng xử đối với người cung cấp thông tin: ................................................ 11 Chương 2 Xác định vấn dề nghiên cứu................................................................... 12 2.1 Hình thành vấn dề nghiên cứu ...................................................................................... 12 2.1.1. Nguồn hình thành vấn đề ..................................................................................... 12 2.1.2 Mục tiêu ................................................................................................................ 13 2.1.3 Ý nghĩa ................................................................................................................. 13 2.2 Hiểu rõ vấn dề............................................................................................................... 14 2.2.1 Thuộc tính (phân loại) mục tiêu ............................................................................ 14 2.2.2 Các khía cạnh lý thuyết của vấn đề ...................................................................... 14 2.2.3 Dữ liệu thực tiễn ................................................................................................... 15 2.2.4 Phạm vi ................................................................................................................ 15 2.2.5 Mức độ phức tạp của vấn đề ................................................................................ 15 2.2.6 Nguồn lực dành cho nghiên cứu ........................................................................... 15 2.3 Phác thảo phương án nghiên cứu................................................................................ 15 2.4 Đề cương sơ bộ ........................................................................................................... 16 Chương 3 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 17 3.1 Từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết ................................................................ 17 3.1.1 Quá trình từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết .......................................... 17 3.1.2 Cơ sở lý thuyết: khái niệm và vai trò ................................................................. 17 3.1.3 Thông tin thực tiễn ............................................................................................ 18 3.1.4 Tổng quan thiết lập mô hình & thiết kế nghiên cứu............................................ 18 3.2 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................................... 18 3.2.1 Khái niệm & Biến .............................................................................................. 18 3.2.2 Thiết lập mô hình nghiên cứu ............................................................................ 19 Chương 4 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 21 4.1 Dữ liệu .......................................................................................................................... 21 2
- 4.2 Phép đo (Measurement) ........................................................................................... 22 4.2.1 Đo lường biến.................................................................................................... 22 4.2.2 Thang đo (Scales) ............................................................................................. 22 4.2.3 Đo lường thái độ: .............................................................................................. 23 4.2.5 Sự phù hợp của phép đo (Goodness of Measures) ........................................... 24 4.3 Mẫu .......................................................................................................................... 26 4.3.1 Tổng thể, Phần tử, Khung tổng thể, Mẫu, Đối tượng, Cỡ mẫu ............................... 26 4.3.2 Lấy mẫu (Sampling) .......................................................................................... 27 4.3.3 Lấy mẫu phi xác suất ........................................................................................ 28 4.3.4 Lấy mẫu xác suất............................................................................................... 28 4.3.5 Quy trình thiết kế lấy mẫu .................................................................................. 31 4.3.6 Xác định cỡ mẫu ............................................................................................... 31 4.4 Thực nghiệm (Experiment) ....................................................................................... 33 4.4.1 Các vần đề cơ bản về thực nghiệm ................................................................... 33 4.4.2 Giá trị của thực nghiệm ..................................................................................... 34 4.5 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông dụng ....................................................... 35 4.5.1 Phỏng vấn (Interviews) ...................................................................................... 35 4.5.2 Bản câu hỏi (Questionnaires) ............................................................................ 36 4.5.3 Quan sát ........................................................................................................... 38 4.6 Phân tích, xử lý dữ liệu............................................................................................. 40 4.6.1 Quá trình phân tích, xử lý dữ liệu ........................................................................... 40 4.6.2 Chuẩn bị dữ liệu cho phân tích .......................................................................... 41 4.6.3 Phân tích, xử lý số liệu thống kê........................................................................ 42 4.6.4 Một số công cụ phân tích thường dùng khác..................................................... 46 4.7 Tiến độ & dự toán ngân sách ................................................................................... 48 Chương 5 Soạn thảo báo cáo nghiên cứu ............................................................. 49 5.1 Cấu trúc báo cáo ....................................................................................................... 49 5.2 Hình thức ................................................................................................................. 51 3
- Chương 1 Mở đầu: Nghiên cứu khoa học & Nghiên cứu quan hệ công chúng 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khoa học, Công nghệ và Quản trị kinh doanh Khoa học (Science): Khoa học là hệ thống tri thức của con người về thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội và tư duy). Con người không ngừng đặt câu hỏi cơ bản sau về thế giới quanh mình: (1) tồn tại, chuyển hóa biểu hiện dưới dạng thức nào, (2) nguyên nhân, cơ chế của các tồn tại, chuyển hóa đó, hay quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, (3) trạng thái tương lai của các sự vật hiện tượng. Khoa học là kết quả tích lũy một cách có hệ thống các câu trả lời đúng đắn, tập hợp thành các ngành tri thức phức tạp nhưng có quan hệ chặt chẽ. Có nhiều cách phân loại khoa học: Karl Max: • Khoa học tự nhiên: đối tượng là các dạng vật chất, hình thức vận động cùng các mối quan hệ giữa chúng như cơ học, sinh vật học, toán học... • Khoa học xã hội: đối tượng là các sinh hoạt của người cùng các quy luật, động lự phát triển của xã hội như: sử học, kinh tế học, triết học, đạo đức học. UNESCO: Nhóm các khoa học tự nhiên và khoa học chính xác, Nhóm các khoa học kỹ thuật và công nghệ, Nhóm các khoa học về sứ khỏe (y học), Nhóm các khoa học nông nghiệp, Nhóm các khoa học xã hội và nhân văn. Các cách phân loại dựa trên các quan điểm nhất định, giúp nhận dạng khoa học theo một ý nghĩa nào đó. Do vậy, phân loại là có tính mở, luôn được bổ sung, phát triển. Đặc điểm của khoa học: • Khoa học trả lời các câu hỏi có thể kiểm chứng được qua các quan sát khách quan. Các câu hỏi về (1) sự tồn tại, bản chất triết học của sự vật; (2) đạo đức; (3) tôn giáo không thuộc phạm vi của khoa học. • Tri thức khởi đầu bằng việc mô tả các sự vật, phát hiện quy luật (hay quan hệ) giữa sự vật hiện tượng. Tập hợp các quy luật có mối quan hệ chặt chẽ, cùng một phạm vi sự vật hiện tượng tạo ra một hệ tri thức toàn diện về nó được gọi là lý thuyết. 1
- • Nhờ mô tả, biết được quy luật các sự vật, khoa học có khả năng giải thích thế giới, xa hơn, có khả năng dự báo. Đây là cơ sở quan trọng cho các hoạt động ứng dụng tri thức khoa học phục vụ đời sống. • Các điều mà tri thức này đề cập là sẵn có trong thế giới, người nghiên cứu chỉ khám phá (discover) mà thôi. • Tri thức trong khoa học là thuộc về nhân loại, không có sự chiếm dụng cá nhân. • Tri thức khoa học được đánh giá bằng 2 giá trị: ĐÚNG hoặc SAI. Công nghệ (Technology): Công nghệ là tập hợp các phương tiện và cách thức khai thác các sự vật hiện tượng sẵn có trong thế giới (như các đầu vào) để tạo ra các sản phẩm (đầu ra) nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể trong đời sống của con người. Đặc điểm của công nghệ: • Công nghệ hướng đến sự ích dụng, bao gồm cả cách thức, phương tiện (vật chất, con người, thông tin). • Công nghệ là không sẵn có, người ta phải tạo ra bằng cách sáng chế. • Công nghệ thuộc sở hữu cá nhân hay tổ chức. • Công nghệ không thể được đánh giá bắng ĐÚNG hay SAI mà bằng KHẢ THI hoặc KHÔNG KHẢ THI. • Khoa học là nền tảng của công nghệ. Tuy nhiên, khoa học không hẳn là điều kiện cần của công nghệ. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ xây dựng, công nghệ tổ chức biểu diễn... Kỹ thuật (Engineering): có 2 định nghĩa: Kỹ thuật là sự ứng dụng khoa học tự nhiên và kiến thức toán học để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ lợi ích của con người, (2) Kỹ thuật là kiến thức, kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ thống hoặc thực tiễn, được sử dụng cho chế tạo, cung ứng sản phẩm-dịch vụ cho xã hội. Cả hai định nghĩa này đều có phạm vi hẹp hơn công nghệ. Thuật ngữ kỹ thuật thịnh hành ở thời kỳ kinh tế công nghiệp và hàm chỉ thiết bị vật chất+thao tác người. Hiện nay, khái niệm công nghệ tỏ ra ích dụng hơn trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn hoạt động kinh tế. Kỹ thuật tiện, kỹ thuật hàn, kỹ thuật bê-tông,. 3.Quan hệ công chúng (được hiểu trong môn học này): Các sự vật, hiện tượng liên quan đến các hoạt động thực tiễn, tư duy của cá nhân, tổ chức trong việc tạo ra, phân phối và tác động của truyền thông. Như vậy, quan hệ công chúng và truyền thông thuộc phạm vi xã hội và nhân văn. Quan hệ công chúng có cả 2 yếu tố: khoa học và công nghệ 2
- Một số ngành quan hệ công chúng:báo chí, marketing, nhân sự... và các nhánh nhỏ hơn của các ngành này. 2. Nghiên cứu khoa học & nghiên cứu quan hệ công chúng • Nghiên cứu (Research): Là việc điều tra có tính hệ thống nhằm giải quyết một vấn đề/trả lời một câu hỏi. • Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, nhằm tạo ra các tri thức mới cho con người. • Phương pháp nghiên cứu khoa học: Người ta có thể có được tri thức từ: (1) học tập từ người khác, (2) trải nghiệm của chính mình, (3) nghiên cứu. Trải nghiệm mất nhiều thời gian, không chủ động và tri thức có được mang tính chủ quan rất cao, không thể tổng quát hóa và ít khi mang đến sự thấu hiểu sụ vật. Học tập là công cụ loài người dùng phổ biến cho việc trang bị các tri thức nền tảng, phổ cập và tổng quát. Thực chất, học tập là phương pháp nhân bản tri thức (đã có sẵn) từ người này sang người khác. Trong hoạt động thực tiễn, còn có rất nhiều vấn đề cụ thể chưa có câu trả lời. Cách duy nhất để có tri thức về nó là phải nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu khoa học phải tuân thủ 3 nguyên tắc (1) kiểm chứng được trên thực tiễn, (2) khách quan và (3) được kiểm soát mới có thể bảo đảm sự đúng đắn phổ biến của tri thức. Do đó, quá trình nghiên cứu phải được tiến hành thật chặt chẽ theo những cách thức và qui tắc nhất định - tập hợp các cách thứ, qui tắc này được gọi là phương pháp. • Nghiên cứu quan hệ công chúng: Là nghiên cứu trong lĩnh vực quan hệ công chúng và truyền thông. Vậy, nghiên cứu quan hệ công chúng có thể tạo ra (1) tri thức trong lĩnh vực này (như nghiên cứu khoa học) hoặc (2), một hoạch định hành động, một thiết kế, một mẫu hình nhằm mang đến lợi ích cụ thể cho khách hàng, cho nhà quản trị (như nghiên cứu công nghệ). Phương pháp nghiên cứu khoa học là công cụ quan trọng giúp cho việc giải quyết các vấn đề quan hệ công chúng là khả thi và hữu hiệu. Trong doanh nghiệp, tổ chức truyền thông, việc nghiên cứu để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong truyền thông được tiến hành bởi các trợ lý nội bộ hoặc người nghiên cứu thuê ngoài. Những người này đương nhiên phải hiểu biết sâu về nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi một cách thuyết phục, cung cấp cơ sở dữ liệu cho nhà quản trị ra quyết định. Đối với ngành quan hệ công chúng, hiểu biết về nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu giúp cho họ: - Xác định và giải quyết hiệu quả các vấn đề thứ yếu/không quan trọng Phân biệt nghiên cứu tốt và xấu 3
- - Đánh giá đúng, quan tâm đúng mức đến các nhân tố gây ảnh hưởng, tác động đa cấp trong tình huống cụ thể. - Chấp nhận rủi ro có tính toán, hiểu biết xác suất gắn liền với các lượng đầu ra kỳ vọng. - Quan hệ hữu hiệu với người nghiên cứu ngoài và trợ lý nội bộ. - Kết hợp tri thức khoa học và kinh nghiệm để ra quyết định. 1.2 Phân loại nghiên cứu Có nhiều tiêu chí phân loại nghiên cứu, dưới đây là một vài dạng thường gặp . Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ bản/hàn lâm. Nghiên cứu ứng dụng . Thuộc tính đo lường của dữ liệu Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng . Mục tiêu/Độ sâu tri thức Nghiên cứu khám phá Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu nhân quả . Thời gian khảo sát (Time Horizon) - Khảo cứu cắt ngang (Cross-Sectional Studies): để trả lời một vấn đề, nghiên cứu thu thập dữ liệu một lần - có thể diễn ra trong vài ngày, tuần hoặc tháng - từ đơn vị nghiên cứu. Kết quả trình bày như một ảnh của sự vật- hiện tượng tại một thời điểm. - Khảo cứu cắt dọc (Longitudinal Studies): để giải quyết vấn đề, nghiên cứu phải tiếp xúc với đơn vị nghiên cứu hơn 1 lần để thu thập dữ liệu. Nghĩa là, sự vật hiện tượng được thể hiện bằng nhiều hình ảnh ở nhiều thời điểm khác nhau. Thiết kế này hữu ích cho việc đo lường tác động, hiệu quả. Có thể phân thành 2 loại nhỏ: Nghiên cứu trước-sau: đo 2 lần, trước và sau tác động Nghiên cứu kinh tuyến: đo nhiều lần sau mỗi thời đoạn cố định . Tần suất tiến hành - Nghiên cứu đột xuất (Ad hoc Studies) - Nghiên cứu kết hợp (Omnibus) - Nghiên cứu liên tục (Continous) Cách phân loại này phổ biến trong nghiên cứu marketing. . Phương pháp/Chiến lược tiếp cận vấn đề Thực nghiệm (Experiment) Điều tra (Survey) 4
- Nghiên cứu hiện trường (Field Research) Nghiên cứu tại bàn (Desk Research)/Nghiên cứu với dữ liệu sẵn có (Use of Available Data) 1.3 Lý luận khoa học - lý luận chức năng trong công nghệ. Logic là kỹ thuật lý luận đúng (correct inference). Trong khoa học có 2 loại lý luận: suy diễn và quy nạp. Trong nghiên cứu quản trị kinh doanh, ngoài 2 lý luận trên, lý luận chức năng còn được dùng để đưa ra các hoạch định/thiết kế. Trước khi thảo luận các lý luận, các thành phần cơ bản cho phân tích lý luận được giới thiệu. Các yếu tố cơ bản cho phân tích lý luận (Elements of Logical Analysis) Thuật ngữ (Terms): là một từ hoặc cụm từ biểu diễn được 1 ý nghĩa trọn vẹn, dùng chỉ danh", không thể phán xét là ĐÚNG hoặc SAI. Phát biểu/Mệnh đề (Propositions): là một phán xét (judgment) về một hay nhiều thuật ngữ, buộc phải có giá trị ĐÚNG hoặc SAI. Có 02 dạng phát biểu: • Phát biểu phân loại (Categorical Propositions) : A là B • Phát biểu điều kiện (Conditional Propositions): Nếu A thì B, A: tiền tố (Antecedent), B: hậu tố (Consequent). Luận cứ (Arguments): Là tập hợp ít nhất hai phát biểu, trong đó một được khẳng định là theo sau một cách tất yếu hoặc có khả năng các phát biểu còn lại. Phát biểu theo sau là kết luận (Conclusions) và các phát biểu cung cấp chứng cứ cho chấp nhận kết luận là giả thiết/tiền đề (Premises). Luận cứ cơ bản nhất = 02 tiền đề + 01 kết luận được gọi là tam đoạn luận (Syllogism). Luận cứ có nhiều hơn 03 phát biểu có thể tách thành các tam đoạn luận. Luận cứ được phán xét bằng GIÁ TRỊ (Validity) hoặc KHÔNG GIÁ TRỊ (Invalidity). Giá trị luận cứ phụ thuộc vào quan hệ giữa các tiền đề và giữa tiến đề với kết luận. Giá trị (Validity) và Chân trị (Truth): Logic và khoa học Để tạo tri thức về thế giới thực, nhà khoa học phải quan tâm đến sự tương thích của suy luận có lý và thực tiễn. Nói cách khác, kết luận phải được phán xét qua (1) tiền đề/giả thiết có quan hệ đúng đắn với kết luận, (2) tiền đề/giả thiết phải đúng (xác thực). Qui nạp và suy diễn Để trả lời một vấn đề nghiên cứu khoa học, có thể dùng một trong hai quá trình lý luận quy nạp hoặc suy diễn, hoặc cả hai cách lý luận này. Suy diễn (Deduction): Suy diễn là đi đến kết luận hợp lý bằng vận dụng logic một kết quả tổng quát của sự kiện đã biết. Suy diễn thường dùng cho giải thích, dự báo. 5
- Ba dạng luận cứ có giá trị Hai dạng luận cứ không giá trị Khẳng định tiền tố: Sai lầm do khẳng định hậu tố: Nếu P thì Q. Nếu P thì Q. P đúng. Q đúng. Vậy, Q đúng. Vậy, p đúng. Phủ định hậu tố Sai lầm do phủ định tiền tố: Nếu P thì Q. Nếu P thì Q. Q sai. P sai. Vậy, p sai. Vậy, Q sai. Luận cứ bắc cầu: Nếu P thì Q. Nếu Q thì R. Vậy, nếu P thì R. Dựa vào qui luật cung cầu: khi cầu tăng, cung không tăng thì giá tăng. Hiện nay, giá cá tra tăng do các nhà máy tăng mua (cầu) để hoàn thành các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết, trong khi các hộ nuôi đang cố giữ cá (cung) lại. Qui nạp (Induction): Đưa ra kết luận tổng quát trên cơ sở các thông tin quan sát được về sự kiện nào đó. Qui nạp thường dùng cho việc xác lập các quy luật. Thăm dò 350 phụ nữ đi chợ Long Xuyên cho thấy 77% không biết gì về rau sạch và rau an toàn, 21% cho rằng cả hai là như nhau. Căn cứ kết quả này, có thể kết luận: phần đông người tiêu dùng thành phố chưa có thông tin cơ bản về thực phẩm này. Có thể nhận thấy, để bảo đảm giá trị, kết luận của luận cứ suy diễn không thể vượt khỏi nội dung của cac giả thiết/tiền đề. Trong khi đó, qui nạp có thể đưa ra các kết luận vượt khỏi thông tin của tiền đề chính do yêu cầu tổng quát hóa tri thức của nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, luận cứ qui nạp cũng dựa vào quan hệ tiền đề và kết luận, nhưng phải lượng giá mức độ mà tiền đề củng cố (support) kết luận. Do vượt khỏi sự kiện quan sát, có thể có các kết luận thực/đúng (true) hơn kết luận khác hay luận cứ này mạnh hơn luận cứ khác. Hai dạng luận cứu qui nạp phổ biến: • Tổng quát hóa bằng qui nạp: Kết luận cho toàn bộ đối tượng/sự vật dựa trên thông tin của một phần toàn bộ đối tượng/sự vật. Dạng luận cứ cơ bản như sau: X% các phần tử được quan sát của P là Q. Vậy, X% của P là Q. 6
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh của luận cứ Sự tương đồng của các quan sát Sự dị biệt của các quan sát Phạm vi và độ chính Sức mạnh tổng quát xác của tổng quát hóa hóa qui nạp Số lượng quan sát Sự tương hợp với những gì đã biết Kiểm định giả thuyết: Phương pháp Suy diễn-Giả thuyết (Hypothetico- Deductive Method). Phương pháp này gồm 4 bước: 1. Chỉ ra sự giải thích khoa học (scientific explanations) được cho là đúng. Nói cách khác, là phát biểu giả thuyết (hypothese -H). 2. Theo đó, các kết quả có thể quan sát (observable consequences) được suy diễn để kiểm định (testing). Nói cách khác, đưa ra các sự kiện dự báo có thể quan sát được (predicted fact -PF) trên cơ sở giả thuyết. 3. Qua quan sát, kiểm định các suy diễn trên đúng hay sai. 4. Kết luận giả thuyết (hyppthesis) trên cơ sở quan sát. Dưới đây khảo sát các kết luận nào có thể được rút ra khi giả thuyết được khẳng định hoặc không khẳng định. Logic của giả thuyết được khẳng định. Nếu H đúng, thì PF đúng. PF đúng. Vậy, H đúng. Lưu ý rằng về hình thức, đây là luận cứ suy diễn không giá trị: sai lầm do khẳng định hậu tố. Tuy nhiên, kết luận qui nạp ở luận cứ trên hàm ý là giả thuyết chắc chắn (probable) hơn. Luận cứ càng mạnh hơn khi (1) cung cấp thêm nhiều khẳng định giả thuyết, nghĩa là đưa ra nhiều PF khác nhau (cùng H), quan sát cho thấy các PF đúng, (2) loại trừ các giả thuyết thay thế (alternative hypotheses, nghĩa là không khẳng định các phương án giải thích khác. Logic của giả thuyết không khẳng định. 7
- Nếu H đúng, thì PF đúng. PF sai. Vậy, H sai. Về hình thức, đây là luận cứ suy diễn giá trị: phủ định hậu tố. Tuy nhiên, luận cứ này hướng đến việc bác bỏ giả thuyết bằng cách: (1) chấp nhận giả thuyết này đúng.; (2) điều này, qua suy diễn, đưa đến một kết quả quan sát được; (3) nếu kiểm định thực tiễn cho thấy kết quả trái với suy diễn. Cả hai logic này suy cho cùng, đều dẫn đến các kết luận chắc chắn. Tuy nhiên, mức thuyết phục của luận cứ là không như nhau. Bằng chứng không khẳng định để bác bỏ giả thuyết mạnh hơn bằng chứng khẳng định cho chấp nhận giả thuyết vì logic giả thuyết không khẳng định dựa trên luận cứ suy diễn giá trị. Ở cả hai lý luận, quan hệ giữa tiền tố và hậu tố, giả thuyết và sự kiện dự báo đều là quan hệ kéo theo, nếu ký hiệu A^B: A là cần và đủ (có trước) để có B (có sau) Qui nạp & suy diễn: Nhiều vấn đề trong quản trị kinh doanh thường được giải quyết bằng cách phối hợp cả hai lý luận này, trong đó, phổ biến phương pháp Hypothetical-Deduction. Lý thuyết tiếp thị cho rằng sự sẵn lòng mua của khách hàng phụ thuộc vào chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận của khách hàng về sản phẩm dịch vụ đó. Dựa vào quy luật này, công ty xe máy Y mở đợt điều tra khách hàng các tỉnh miền Tây để đo lường mức sẵn lòng mua dòng xe tay ga S vừa mới tung ra thị trường. Kết quả điều tra 765 khách hàng cho thấy mức sẵn lòng mua thấp, họ cho rằng giá cả quá cao so với chất lượng. 1.3.3 Lý luận chức năng và quan hệ biện minh (perscription) Còn một cách thức lý luận nữa sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu quản trị kinh doanh nói riêng và nghiên cứu công nghệ nói chung, đó là lý luận chức năng (functional logic). Lý luận này dùng quan hệ biện minh: để có thể (hàm ý xác suất) đạt được mục tiêu B, phải thực hiện công việc A. A là điều kiện cần chứ không đủ để B chắc chắn xảy ra. Lý luận chức năng sẽ có hiệu quả cao khi kết hợp với kết quả suy diễn. Kinh nghiệm, tư duy sáng tạo và trực giác của người nghiên cứu góp phần quan trọng cho hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp. Một nông dân đã “ghép ” máy cắt cỏ cầm tay+dao cắt +rọ dẫn hướng để tạo thành máy cắt lúa cầm tay. Dao cắt và rọ là do anh ta tự chế. Không có lý luận suy diễn hay qui nạp nào có thể chỉ ra cách ghép này được. Người sáng chế đã ước lượng chức năng của toàn bộ công việc, tách ra các chức năng cho từng công đoạn, chế ra các công cụ có thể thực hiện từng chức năng đó và các công cụ này có thể phối hợp với nhau để làm chức năng chung. Với kết quả điều tra chất lượng, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua của khách hàng ở trên, công ty Y đã thiết kế kế hoạch tiếp thị: (1) truyền thông quảng bá chất lượng, (2) giảm giá gián tiếp để thay đổi cảm nhận của khách hàng theo 8
- chiều tích cực. Các kế hoạch cụ thể được phát triển bằng cách lý luận chức năng: các công cụ marketing trênkhi phối hợp nhau theo lịch trình, cách thức nào đó có thể đạt được mục tiêu. 1.4 Trình tự chung của một nghiên cứu 1.4.1 Trình tự và tiêu chí chung cho một nghiên cứu Một nghiên cứu thường được tiến hành qua các bước sau 1. Xác định vấn đề 2. Lập mô hình nghiên cứu 3. Thiết kế nghiên cứu: Lập thang đo, mẫu, cách thức & công cụ thu thập, phân tích dữ liệu 4. Thu thập dữ liệu 5. Xử lý, phân tích dữ liệu 6. Viết báo cáo Các tiêu chí cho một nghiên cứu • Mục đích (Purposiveness) • Chặt chẽ (Rigor) • Kiểm tra được (Testability) • Lập lại được (Replicability) • Chính xác & tin cậy (Precision & Confidence) • Khách quan (Objectivity) • Khả năng tổng quát hóa (Genelizability) • Tối giản (Parsimony) 1.4.2 Trình tự và tiêu chí của nghiên cứu quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp Qui trình chung theo các bước sau 1. Xác định dự án nghiên cứu. Thu thập thông tin sơ bộ căn cứ biểu hiện thực tiễn hay yêu cầu của nhà quản trị Người nghiên cứu cần lập một tờ trình , nêu ngắn gọn: 1. sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, 2. các mục tiêu cần đạt được, 3. phác thảo cách thực hiện nghiên cứu, 4. ước lượng chi phí, lợi ích và thời gian, (5) các đề xuất khác. 9
- Xét duyệt 2. Thiết lập đề cương/kế hoạch nghiên cứu Thu thập thêm thông tin, tài liệu để 1. mô tả rõ vấn đề 2. thiết kế chi tiết triển khai nghiên cứu 3. xác định cụ thể nguồn lực (chi phí) cho nghiên cứu - tiến độ 4. giá trị hữu ích kết quả nghiên cứu mang lại. Tất cả trình bày trong trong một bản kế hoạch/đề cương Xét duyệt Triển khai nghiên cứu & báo cáo kết quả Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu Soạn thảo báo cáo, gồm các phần chính: 1. Giới thiệu chung: sự cần thiết, mục tiêu, ý nghĩa 2. Tóm tắt phương pháp và quá trình thực hiện 3. Kết quả nghiên cứu 4. Kết luận và khuyến nghị, đề xuất 5. Quyết toán ngân sách Báo cáo chính thức Xét duyệt Các nghiên cứu tại doanh nghiệp rõ ràng phải mang lại các lợi ích/giá trị vô hình lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Hơn nữa, các nghiên cứu này luôn phải kết thúc trong một thời gian nhất định. Do đó (1) giá trị thông tin mang lại, (2) chi phí vật chất và (3) thời gian để có nó là 3 yếu tố cơ bản luôn được cân nhắc để nhà quản trị ra quyết định chấp nhận tiến hành nghiên cứu và đánh giá kết quả cuối cùng của nghiên cứu. 10
- 1.5 Đạo đức trong nghiên cứu 1.5.1 Đạo đức cá nhân của người thực hiện nghiên cứu: Trước hết, người nghiên cứu phải trung thực về kết quả nghiên cứu. Các cứ liệu khách quan phải được tôn trọng, trình bày như nó vốn có (dĩ nhiên, qua phương pháp cụ thể), không vì ảnh hưởng, thành kiến của cá nhân, tổ chức, công chúng, chính phủ hay các áp lực khác mà làm biến dạng kết quả. Kế tiếp, cần phân biệt và chỉ rõ tường minh đâu là kết quả của mình, đâu là kết quả tham khảo từ người khác. Tôn trọng quyền tác giả là tiêu chuẩn đạo đức hàng đầu. 1.5.2 Nguyên tắc ứng xử đối với người cung cấp thông tin: Người nghiên cứu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: • Bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt phải có sự đồng ý trước, của người cung cấp thông tin • Người cung cấp thông tin phải hiểu biết mục đích, cách thức, phương tiện thu thập thông tin trước khi việc thu thập chính thức bắt đầu. • Việc cung cấp thông tin là hoàn toàn tự nguyện, không gây áp lực, không mớm cho người cung cấp thông tin mà theo xu hướng chủ quan của người nghiên cứu. 11
- Chương 2 Xác định vấn dề nghiên cứu • Hình thành vấn đề nghiên cứu • Hiểu rõ vấn đề • Phác thảo phương pháp • Đề cương sơ bộ Bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu có vẻ đơn giản và dễ dàng: xác định vấn đề nghiên cứu. Điều này thường chỉ đúng đối với người có nhiều kinh nghiệm. Việc xác định vấn đề không chỉ đơn thuần là đưa ra câu hỏi cần trả lời mà phải chỉ ra được: (1) xác định cơ sở hình thành vấn đề, (2) mục tiêu phải đạt tới (để giải quyết vấn đề) và phạm vi của nghiên cứu, (3) phác thảo phương pháp thực hiện và (4) ý nghĩa của nghiên cứu. Tất cả các nội dung này nên được trình bày được trình bày trong một báo cáo nhỏ được gọi là đề cương sơ bộ. Chương này sẽ đề cập đến các việc trên. 2.1 Hình thành vấn dề nghiên cứu 2.1.1. Nguồn hình thành vấn đề Vấn đề kinh tế-quản trị kinh doanh thường hình thành từ hai nguồn: (1) các sự kiện, chứng cứ từ thực tiễn khách quan đang diễn ra, (2) ý định chủ quan của người đặt vấn đề muốn biết hoặc đạt đến điều gì đó ở tương lai. • Hiện thực khách quan: 1. Kết quả hoạt động truyền thông, 2. Hiện tượng hoạt động truyền thông 3. Các hiện tượng kinh tế-xã hội, Báo cáo sổ sách siêu thị C cho thấy doanh thu quí này tăng không đáng kể, chỉ 3%, nhưng lợi nhuận giảm mạnh: -35%. Giám đốc cần các giải trình về kết quả này. Đã 4,5 năm nay, sau mỗi lần nghỉ tết, số lượng công nhân làm việc cho nhà máy lại giảm 14-18%. Ban Giám đốc rất đau đầu vì rất khó hoàn thành các đơn hàng đã ký. Họ cần biết nguyên nhân và các giải pháp cụ thể để giải quyết. Có thể gặp người mua và người bán vé số bất cứ đâu trong thành phố L. và có chiều hướng tăng dần. Chính quyền địa phương muốn có các thông tin về động cơ cùng các đặc trưng nhân khẩu học của người mua và người bán vé số để đánh giá hiện tượng trên. • Ý định chủ quan (của người đặt vấn đề): 1. Mục tiêu tương lai 2. Dự báo Trang trại nuôi cá tra 100 ha muốn đầu tư một nhà máy ép viên thức ăn (nổi) trị giá trên 2 tỉ để chủ động chế biến thức ăn sạch cho cá của trang trại và nếu có thể, cung 12
- cấp luôn cho các trang trại lân cận. Chủ trang trại giao cho anh A., phụ trách kỹ thuật trình bày toàn bộ các cách thức và phương án có thể để thực hiện. Đặt ra mục tiêu trở thành nhà cung cấp màn cửa hàng đầu ở thành phố T. sau 5 năm, cô C. chủ doanh nghiệp, nhận ra mình rất cần có lộ trình cụ thể và toàn diện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cô đã đến Công ty tư vấn C. để nhờ các chuyên gia tại đây giúp mình. Công ty N. có ý định xây dựng một siêu thị điện máy tại thị xã C. và đang cần một dự báo về nhu cầu sản phẩm điện máy trong thời gian tới. Giám đốc chỉ định Phòng Kinh doanh tìm câu trả lời. Đi liền với tình huống phát sinh vấn đề, cần phải chỉ ra được mục tiêu, phạm vi (nếu có thể) và ý nghĩa của nghiên cứu để định hướng cho việc hiểu rõ vấn đề tiếp sau. Các điều này cần phải được làm rõ hơn, cụ thể hơn hoặc thậm chí, hiệu chỉnh ở các giai đoạn tiếp theo sau khi có thêm nhiều thông tin thực tiễn cũng như lý thuyết. 1. Mục tiêu: đạt được gì sẽ giải quyết được vấn đề? 2. Ý nghĩa: sự cần thiết, hữu ích của việc giải quyết? 2.1.2 Mục tiêu Như đã biết, có hai dạng kết quả nghiên cứu: (1) thông tin để hiểu, biết, (2) hoạch định/thiết kế để dẫn hướng hoạt động thực tiễn. • Thông tin: Trả lời các câu hỏi để nhận dạng sự kiện, để biết được cơ chế (mối quan hệ) giữa các thành tố của sự kiện: Cái gì? Biểu hiện như thế nào? Tại sao? • Hoạch định hành động: Cần (nên) làm gì? Làm như thế nào? Lưu ý rằng hoạch định hành động là kết quả cụ thể của nghiên cứu, hoạch định này lại hướng đến một mục tiêu cụ thể trong tương lai. Mục tiêu cần được phát biểu ngắn gọn, rõ ràng và không nên dàn trải quá nhiều. 2.1.3 Ý nghĩa Ý nghĩa, một cách đơn giản, là các lợi ích có thể mang lại từ sự vận dụng kết quả nghiên cứu. Có vẻ không thật quan trọng, nhưng việc trình bày ý nghĩa sẽ giúp cho người ra quyết định chấp thuận nghiên cứu bằng cách ước lượng sự đáng giá của chi phí phải bỏ ra để đạt được các mục tiêu đề nghị. Cần thấy rõ sự khác biệt giữa ý nghĩa và mục tiêu để tránh nhầm lẫn khi trình bày. Lợi ích mang lại từ sự vận dụng kết quả nghiên cứu có thể ở các mặt: (1) tri thức, (2) vật chất, tài chính, (3) tâm lý, tinh thần.... ; có thể cho các đối tượng: (1) cá nhân, (2) tổ chức, (3) cộng đồng. Một số nghiên cứu đặc dụng: hoạch định chiến lược, lập kế hoạch, thiết lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư. việc trình bày mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu thường là không cần thiết. Mục tiêu được trình bày chỉ là mục tiêu cần đạt của các hoạt động được đề xuất qua nghiên cứu. 13
- Báo cáo so sách siêu thị C cho thấy doanh thu tong thể quí này tăng không đáng kể, chỉ 3%, nhưng lợi nhuận giảm mạnh: -35%. Giám đốc cần các giải trình về kết quả này: Mục tiêu: xác định nguyên nhân chính trong chi phí và doanh thu gây ra giảm lợi nhuận. Ý nghĩa: làm cơ sở cho thiết kế giải pháp khắc phục. Trang trại nuôi cá tra 100 ha muốn đầu tư một nhà máy ép viên thức ăn (nổi) trị giá trên 2 tỉ để chủ động chế biến thức ăn sạch cho cá của trang trại và nếu có thể, cung cấp luôn cho các trang trại lân cận. Chủ trang trại giao cho anh A., phụ trách kỹ thuật trình bày toàn bộ các cách thức và phương án có thể để thực hiện. Mục tiêu (dự án): tự cung cấp thức ăn sạch cho cá nuôi Mục tiêu (nghiên cứu): báo cáo nghiên cứu khả thi về các phương án đầu tư nhà máy chế biến thức ăn viên nổi. Ý nghĩa: là cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư và định hướng hoạt động đầu tư nếu báo cáo được phê duyệt. 2.2 Hiểu rõ vấn dề Trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra, vấn đề phải được mô tả, tìm hiểu kỹ qua khảo sát (1) thuộc tính mục tiêu của nghiên cứu, (2) các khía cạnh lý thuyết, (3) các khía cạnh thực tiễn của vấn đề và (4) phạm vi nghiên cứu dự kiến. 2.2.1 Thuộc tính (phân loại) mục tiêu Để hiểu rõ vấn đề, đầu tiên, cần khẳng định thuộc tính của nghiên cứu : Mô tả: trình bày sự vật, hiện tượng như nó vốn có, Giải thích: tìm qui luật của một sự kiện, xác định nguyên nhân, kết quả, Thiết kế: hoạch định một chuỗi hành động có hệ thống, Dự báo: mô tả sự vật hiện tượng ở tương lai và Hỗn hợp: kết hợp nhiều thuộc tính trên. Sau đó, để có thể đưa ra được cách thức cụ thể giải quyết vấn đề (hay cách thức đạt được mục tiêu) đã đặt ra, cần phải làm rõ thêm một bước (1) thông tin thực tiễn và (2) lý thuyết liên quan để hình dạng vấn đề cùng với các thành phần của nó sẽ lộ rõ hơn. Thông tin thực tiễn và lý thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc kết hợp cả hai sẽ có tác dụng tốt hơn thực hiện tuần tự. 2.2.2 Các khía cạnh lý thuyết của vấn đề Căn cứ thông tin thực tiễn, cần chỉ ra và tìm kiếm tư liệu liên quan đến các khía cạnh sau: • Lĩnh vực khoa học/công nghệ/kinh tế/kỹ thuật.... • Các khái niệm chính. • Học thuyết, lý thuyết, mô hình liên quan đến các khái niệm. 14
- • Các phương pháp nghiên cứu thường dùng trong tình huống tương tự. • Các kết quả nghiên cứu có trước về vấn đề này (để tham khảo). 2.2.3 Dữ liệu thực tiễn Các dữ liệu sau đây là cần thiết: • Thông tin về cá nhân, tổ chức hiện diện trong tình huống nghiên cứu. • Các biểu hiện cụ thể, đo lường được của vấn đề. • Sự cần thiết hoặc mức đáng giá cho giải quyết vấn đề. Trên cơ sở các dữ liệu này và đối chiếu với mục tiêu, phạm vi nghiên cứu sẽ được chỉ ra. Phạm vi này có thể được điều chỉnh sau khi cân nhắc mức độ phức tạp của vấn đề và nguồn lực dành cho nghiên cứu. 2.2.4 Phạm vi Phạm vi lý thuyết Phạm vi hoạt động kinh tế-quản trị kinh doanh Đối tượng (cá nhân, tổ chức, sản phẩm-dịch vụ, qui trình,...) nghiên cứu Không gian Thời gian 2.2.5 Mức độ phức tạp của vấn đề Việc hiểu rõ vấn đề qua các khảo sát trên giúp đo lường độ phức tạp của vấn đế: Độ phức tạp = F(Số lượng yếu tố (khái niệm) tham gia vấn đề, Tính tường minh của mối quan hệ giữa các yếu tố đó, Độ phức tạp của mô hình, Mức sẵn có của phương pháp-qui trình nghiên cứu, Khối lượng- chất lượng- mức sẵn có của dữ liệu dữ liệu...) 2.2.6 Nguồn lực dành cho nghiên cứu • Tài chính • Thời gian • Năng lực cá nhân, tổ chức thực hiện nghiên cứu Dựa vào việc ân đối (1) độ phức tạp vấn đề và (2) nguồn lực dành cho giải quyết vấn đề, mục tiêu và phạm ví nghiên cứu có thể được hiệu chỉnh chỉnh để đạt mức tối ưu. 2.3 Phác thảo phương án nghiên cứu Sau khi hiểu rõ vấn đề và với mục tiêu, phạm vi đã xác định, phương pháp nghiên cứu phải được phác thảo để chỉ ra các nội dung, công đoạn cơ bản cho triển khai nghiên cứu: • Thiết lập sơ bộ mô hình và các giả thuyết • Phác thảo thiết kế nghiên cứu: xác định dữ liệu và thang đo, thu thập dữ liệu, phân tich - xử lý dữ liệu. 15
- Nội dung này sẽ được thảo luận ở các chương sau. 2.4 Đề cương sơ bộ Là kết quả bằng văn bản của giai đoạn xác định vấn đề, gồm các mục chính như sau 1. Tình huống, cơ sở (lý thuyết & thực tiễn) hình thành vấn đề. 2. Sự cần thiết giải quyết vấn đề và ý nghĩa của nó 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4. Phác thảo phương pháp 5. Khái toán ngân sách và tiến độ 16
- Chương 3 Mô hình nghiên cứu (Khung nghiên cứu) • Từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết • Mô hình nghiên cứu 3.1 Từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết 3.1.1 Quá trình từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết Đề cương sơ bộ Khảo cứu cơ sơ lý thuyết Làm rõ 1. Lý thuyết thuần (1) Biến, khái niệm liên quan 2. Các nghiên cứu trước (2) Phương pháp, mô hình nghiên cứu (3) Tình huống nghiên cứu Khảo sát các thông tin sơ bộ từ thực tiễn về tình huống, đối tượng nghiên cứu Thiết lập mô hình nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Đề cương chi tiết 3.1.2 Cơ sở lý thuyết: khái niệm và vai trò Khái niệm Cơ sở lý thuyết là các tri thức khoa học đúng đắn đã được kiểm định giá trị có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, sẽ được sử dụng như các cơ sở để xác định các vấn đề nghiên cứu và cách thức giải quyết chúng. Vế hình thức, cơ sở lý thuyết trình bày qua 3 nhóm chính • Lý thuyết cơ bản từ sách giáo khoa, giáo trình ... • Kết quả nghiên cứu trên các bài báo của tạp chí chuyên ngành • Các đề tài nghiên cứu, luận văn từ Trường, Viện. Nội dung của lý thuyết có thể là • Quy luật, nguyên lý, nguyên tắc ... 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ôn tập học phần Thống kê ứng dụng (TS Nguyễn Tiến Dũng)
8 p | 980 | 74
-
Bài giảng Phân tích số liệu - Bài 2: Thống kê mô tả
21 p | 806 | 72
-
Chương 3. Tóm tắt và trình bày dữ liệu – (thống kê mô tả)
15 p | 933 | 62
-
Phương pháp giải quyết tình huống pháp luật bằng IRAC
13 p | 774 | 52
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - GV. Lê Trần Thiên Ý
84 p | 241 | 45
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 3 - ThS. Ngô Thái Hưng
40 p | 242 | 33
-
Bài giảng Lý thuyết thống kê - Chương 3: Tóm tắt và trình bày dữ liệu
29 p | 458 | 28
-
Tóm tắt bài giảng kinh tế lượng - Chương 1
17 p | 143 | 18
-
Bài giảng tóm tắt môn Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế - Đại học Đà Lạt
119 p | 123 | 17
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 3: Tóm tắt và trình bày dữ liệu
9 p | 114 | 9
-
Bài giảng tóm tắt Quy hoạch sử dụng đất đai
99 p | 85 | 8
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế: Chương 4 - TS. Kiều Thanh Nga
41 p | 14 | 5
-
Bài giảng Kinh tế lượng - Th.S Phạm Văn Minh
18 p | 120 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn