intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Nguyên lý động cơ đốt trong: Tìm hiểu về hệ thống phân phối khí không trục cam (Camless), điện từ EVA (Electro-magnetic Valve Actuation Systems) - Võ Văn Trung

Chia sẻ: Voo Trung | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

304
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo bài báo cáo Nguyên lý động cơ đốt trong "Tìm hiểu về hệ thống phân phối khí không trục cam (Camless), điện từ EVA (Electro-magnetic Valve Actuation Systems)" dưới đây để nắm bắt được khái quát trục cam, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của trục cam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Nguyên lý động cơ đốt trong: Tìm hiểu về hệ thống phân phối khí không trục cam (Camless), điện từ EVA (Electro-magnetic Valve Actuation Systems) - Võ Văn Trung

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC BÁO CÁO NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ  ĐỐT TRONG Tên đề tài: Tìm hiểu về hệ thống phân phối khí không trục cam  (Camless): Điện từ EVA (Electro­magnetic Valve Actuation  Systems) Giáo viên hướng dẫn: Lý Vĩnh Đạt Sinh viên thực hiện: Võ Văn Trung Mã số sinh viên: 13145302
  2. Hồ Chí Minh ­ năm 2015 1. Giới thiệu khái quát Trục cam là một cơ cấu phức tạp, làm tăng trọng lượng động cơ và tiêu hao nhiều  công suất do mất mát ma sát. Do kết cấu vật lý nên một cam chỉ  điều khiển chuyển  động của một xupap với các thông số  thời điểm và độ  nâng hạn chế  do đó sẽ  không   tối  ưu cho tất cả các chế  độ  hoạt động của động cơ. Hệ  thống phân phối khí không   trục cam được phát minh đã mang lại bước đột phá mới trong động cơ đốt trong. Với   công nghệ này động cơ không cần sử dụng bướm ga đã làm giảm sự cản trên đường   ống nạp và tổn thất do bơm, việc điều khiển lượng hòa khí mới vào trong xilanh bằng   việc thay đổi thời gian và hành trình xupap. Với mong muốn sẽ thay đổi ngành công nghiệp ô tô, hiện tại, các nhà sản xuất ô tô  trên thế  giới đang tiến hành phát triển và thử  nghiệm một khối động cơ  không sử  dụng trục cam – Hệ thống phân phối khí không trục cam: Điện từ EVA.
  3. 2. Cấu tạo Cấu tạo của hệ  thống xupap  điều khiển không trục cam gồm nam châm điện  (electromagnet) được đặt phía trên đỉnh xupap, miếng sắt từ  đóng vai trò phần  ứng  được kết nối với đuôi xupap, các lò xo hoàn lực, chén chặn và xupap. Khi nam châm điện phía trên được kích hoạt sẽ tạo ra một lực từ trường hút miếng  sắt phần ứng lên trên cùng làm cho xupap ở vị trí đóng. Khi từ  tính do nam châm điện phía trên bị  ngắt, miếng sắt phần  ứng kết nối với   đuôi xupap sẽ bị kéo xuống bởi lò xo. Bộ chấp hành nam châm điện phía dưới sẽ duy  trì xupap ở vị trí mở.
  4. 3. Nguyên lý hoạt động 1 ­ Tín hiệu từ các cảm biến 4 ­ Xupap nạp 2 ­ ECU 5 ­ Nam châm điện trên xupap xả 3 ­ Nam châm điện trên xupap nạp 6 ­ Xupap xả Hệ  thống sử  dụng các nam châm điện 3 và 5 để  đóng mở  xupap 4 và 6. Tín hiệu   nhập vào từ các cảm biến 1 thông qua mạch giao tiếp nhập/xuất như vị trí pittong, tốc  độ động cơ, tố độ xe, nhiệt độ nước làm mát, áp suất khí nạp…ECU liên tục nhận tín   hiệu từ các cảm biến sau đó tính toán thời gian và độ nâng xupap tối ưu để điều khiển  bộ chấp hành nam châm điện. Sự chính xác của tín hiệu đầu vào là rất quan trọng để  động cơ hoạt động hiệu quả. 4. Ưu điểm và nhược điểm 4.1 Ưu điểm Giảm khoảng 20% lượng tiêu thụ  nhiên liệu, đồng thời giảm lượng khí thải độc   hại ra môi trường vì máy tính điện tử sẽ điều khiển các xupap đóng mở chính xác, mỗi  xupap trong một xilanh có thể  đóng mở  hoàn toàn độc lập, một điều không thể  có  trong loại động cơ sử dụng trục cam. Kết cấu đợn giản không còn các bộ  phận truyền động, nắp máy được đơn giản  hóa, giảm được các bộ  phận chuyển động nên lực cản động cơ  do ma sát sẽ  giảm   đáng kể, từ  đó công suất, momen xoắn được cải thiện do động cơ  sinh công chỉ  để  làm bánh xe chuyển động, tăng khoảng 20% momen xoắn của động cơ ở tốc độ thấp.
  5. 4.2 Nhược điểm Chi phí của động cơ không trục cam điều khiển bằng điện từ cao hơn so với động   cơ sử dụng trục cam truyền thống.  Khả năng xảy ra trục trặc lớn do lệ thuộc nhiều vào các thiết bị điện tử, nếu máy   tính điện tử gặp sự cố hoặc hệ thống điện có trục trặc, rất có thể  động cơ  sẽ  cho ra   lượng khí thải độc hại lớn, nếu xupap đóng mở không đúng thời điểm sẽ phá vỡ đỉnh   pittong, hư hỏng động cơ. 5. Hướng phát triển và ứng dụng  Mặc dù có lợi thế hơn hẳn loại động cơ sử dụng trục cam truyền thống nhưng cho  tới thời điểm này, những khó khăn về  kỹ  thuật đã khiến cho kiểu động cơ  không sử  dụng trục cam chưa thể có mặt trên thị trường. Hàng loạt các vấn đề lớn phát sinh khi   thiết kế động cơ không sử dụng trục cam: xupap điều khiển điện phải đóng mở  thật   chính xác, đưa hệ  thống điều khiển điện tử  vào môi trường khắc nghiệt bên trong   động cơ và phát triển phần mềm điều khiển. Hơn nữa, giá thành cao cũng là một trở  ngại lớn. Ngay cả  BMW đã dành hàng trăm triệu USD để  phát triển công nghệ  này,  tuy nhiên, kết quả vẫn còn rất khiêm tốn. Valeo SA ­ Tập đoàn sản xuất phụ kiện xe hơi của Pháp đã tuyên bố họ đang hoàn   thiện công nghệ động cơ không dùng trục cam cho các loại động cơ đốt trong trên xe   hơi. Valeo đã hoàn thiện và đưa ra thử nghiệm hai chiếc Peugeot 407 sử dụng động cơ  dùng xu páp điều khiển điện. Theo Thierry Morin, cả  hai chiếc xe đã hoàn động tốt   trong mọi điều kiện thời tiết với cấp độ  thử  nghiệm rất khắc nghiệt. Có thể  trong  tương lai công nghệ trục cam sẽ biến mất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2