intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Thực trạng kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thời gian qua

Chia sẻ: Nguyen Hoang Hiep | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

185
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo: Thực trạng kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thời gian qua trình bày về một số bất cập, vướng mắc từ phía văn bản quy phạm pháp luật; một số tồn tại liên quan đến công tác xây dựng chiến lược, công tác quản lý cấp phép, quản lý khai thác tài nguyên của các cơ quan quản lý nhà nước; những đề xuất rút ra từ kết quả kiểm toán công tác quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Thực trạng kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thời gian qua

  1. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, KINH DOANH TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TẠI MỘT SỐ TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC THỜI GIAN QUA KTNN chuyên ngành VI Công tác kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI thực hiện thời gian qua mới dừng lại ở mức độ lồng ghép trong các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tại các đơn vị; hoạt động kiểm toán chủ yếu chú trọng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước mà chưa có điều kiện tổ chức riêng thành cuộc kiểm toán chuyên đề nhằm đi sâu kiểm tra, phân tích, đưa ra kiến nghị xử lý tồn tại và đề xuất áp dụng biện pháp quản trị hiệu quả hoạt động khai thác- kinh doanh tài nguyên khoáng sản đối với doanh nghiệp. Vì vậy, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chuyên ngành VI cũng chưa thể đi sâu kiểm tra, đối chiếu, rà soát một cách toàn diện những tồn tại, bất cập của cơ chế chính sách, pháp luật; những thiếu sót trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên, khoáng sản tại các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước; theo đó chưa đưa ra được nhiều kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả, hiệu lực cơ chế quản lý khai thác tài nguyên hướng đến hiệu quả, hiệu lực và phát triển bền vững. Mặc dù vậy, qua thực tiễn kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thời gian qua, KTNN chuyên ngành VI cũng đã phát hiện một số tồn tại, bất cập ở nhiều khâu trong quy trình quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên, khoáng sản, như: Một số văn bản pháp luật quản lý, điều chỉnh hoạt động khai thác kinh doanh tài nguyên chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ, có văn bản chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thực tiễn; Công tác quản lý nhà nước theo ngành, lãnh thổ còn có những thiếu sót; các cơ quan chức năng trung ương và địa phương nhiều tầng cấp quản lý chồng chéo nhưng còn bỏ sót lĩnh vực cần quản lý; Công tác quy hoạch, cấp phép khai thác còn bất cập; Các doanh nghiệp tổ chức khai thác- kinh doanh tài nguyên khoáng sản còn tùy tiện, vì lợi ích trước mắt mà không tính đến yếu tố phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; có đơn vị quản lý tài nguyên khai thác còn lỏng lẻo; Công tác giám sát, thanh tra kiểm tra và xử lý sai phạm trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản chưa quyết liệt, chưa toàn diện và hiệu quả...Những bất cập, tồn tại được thể hiện ở những nội dung cụ thể sau đây: 1. Một số bất cập, vướng mắc từ phía văn bản quy phạm pháp luật: - Quy định liên quan đến công tác cải tạo, phục hồi môi trường: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Theo quy định, các đơn vị phải ký gửi một khoản tiền nhất định, theo một thời hạn nhất định vào Quỹ bảo vệ môi trường nhằm mục đích bảo đảm tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, văn bản này mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải ký quỹ nhằm ràng buộc trách nhiệm cải tạo phục hồi môi trường mà chưa hướng dẫn trích lập nguồn tài chính ký quỹ để cải 1
  2. tạo, phục hồi môi trường như mục tiêu của Quyết định. Do phần lớn các mỏ tài nguyên hiện nay vẫn đang trong quá trình khai thác, ít có trường hợp đóng cửa mỏ lớn nên thực tế chưa phát sinh công tác cải tạo, phục hồi môi trường. Nếu không có hướng dẫn để dần tạo nguồn tài chính lâu dài theo chu kỳ khai thác khoáng sản, đến khi kết thúc khai thác mỏ, doanh nghiệp không có nguồn tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường. Khi đó gánh nặng xử lý tồn tại về tài chính dồn tích rất lớn. Trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ khả năng chi trả, Nhà nước có thể phải đứng ra giải quyết hậu quả do không thể không cải tạo, phục hồi môi trường. - Quy định về cấp quyền khai thác khoáng sản: Theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 (có hiệu lực từ 1/7/2011) thì tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, do chưa có quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật nên nhiều doanh nghiệp có trữ lượng chưa khai thác lớn vẫn chưa phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Đến thời điểm ban hành, nếu văn bản hướng dẫn hồi tố thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ ngày Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xử lý tài chính theo niên độ (do tính tiền nộp trên cả sản lượng đã khai thác từ 01/7 đến thời điểm văn bản ban hành chứ không phải trữ lượng còn lại). Nếu quy định tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại thời điểm văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành sẽ bỏ sót giai đoạn tính tiền nộp theo hiệu lực của Luật. - Chính sách pháp luật về thuế, phí liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên cũng còn những vướng mắc, tồn tại như quy định tính thuế chủ yếu dựa vào kê khai của doanh nghiệp mà chưa có hướng dẫn kiểm tra, xử lý sai phạm trong kê khai sản lượng (đây là đối tượng quan trọng trong kê khai quyết toán thuế nhưng rất khó kiểm tra, xác định do các cơ quan quản lý chủ yếu chỉ kiểm soát sau và không có khả năng kiểm tra thực tế hiện trường); các quy định pháp luật hiện hành cũng chưa quy định rõ nguyên tắc xác định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án khai thác tài nguyên quý hiếm... - Các văn bản pháp luật về thuế, phí quản lý, khai thác tài nguyên hiện hành xác định trách nhiệm cơ quan đứng ra tổ chức thực hiện gồm cả các Bộ, Ngành và địa phương có tài nguyên, khoáng sản. Tuy nhiên, do việc ban hành một số văn bản (hoặc nội dung văn bản) của các cơ quan có điểm thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ đã tạo nên những mâu thuẫn, không công bằng hoặc khó thực hiện trong thực tiễn quản lý. 2. Một số tồn tại liên quan đến công tác xây dựng chiến lược, công tác quản lý cấp phép, quản lý khai thác tài nguyên của các cơ quan quản lý nhà nước: - Xét trên góc độ quản lý vĩ mô, các cơ quan quản lý nhà nước chưa hoạch định chiến lược dài hạn một cách xuyên suốt, đồng bộ nhằm quản lý, khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản nhằm tối ưu hiệu quả, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên quốc gia. Các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng chưa đề xuất được với Nhà nước những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để ngăn chặn tình trạng lãng phí tài nguyên đã được cảnh báo rất nhiều bởi các tổ chức, cơ quan và công luận thời gian qua. - Công tác cấp phép khai thác tài nguyên của các cơ quan có thẩm quyền còn nhiều bất cập, ví dụ như việc cấp phép khai thác đá sản xuất xi măng: Một số mỏ đá đã giao cho các doanh nghiệp nhà nước thăm dò, xác định trữ lượng theo quy hoạch dài hạn nhưng khi 2
  3. cấp giấy phép khai thác, các cơ quan quản lý không ưu tiên cấp phép theo quy định mà yêu cầu các doanh nghiệp này phải bàn giao tài liệu, bàn giao trữ lượng mỏ đã thăm dò cho các đơn vị bên ngoài khai thác; thậm chí có những mỏ đá đã được cấp phép nhưng vẫn phải bàn giao một phần trữ lượng trong giấy phép khai thác. Còn trường hợp, các cơ quan quản lý yêu cầu chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ, manh mún, lãng phí không phù hợp với Luật Khoáng sản. Việc cấp phép khai thác còn tình trạng cấp trữ lượng không đủ theo quy hoạch nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy sản xuất; cấp phép khai thác dương (lộ thiên) mà chưa yêu cầu khai thác âm để tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và định hướng cho doanh nghiệp chủ động đầu tư phương tiện, thiết bị khai thác,... - Công tác quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên được giao cho các cơ quan chuyên môn cấp trung ương, đồng thời giao nhiệm vụ cho cả địa phương nơi doanh nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản. Hiện nay, trong quan hệ phối hợp, nhiều hoạt động quản lý còn chồng chéo giữa trung ương và địa phương như công tác quản lý quy hoạch, quản lý môi trường, quản lý khai thác tài nguyên gắn với cấp giấy ch ứng nh ận quyền sử dụng đất, ký hợp đồng cho thuê đất,...gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy có nhiều tầng nấc quản lý nhưng vẫn còn những sai sót, tồn tại của doanh nghiệp trong quản lý tài nguyên khoáng sản và đất đai kéo dài nhiều năm mà không có cơ quan nào phát hiện, xử lý. Đặc biệt, công tác quản lý, tính thuế tài nguyên là lĩnh vực có nhiều vướng mắc (phần lớn các đơn vị khai thác, sử dụng tài nguyên được kiểm toán đều phát hiện tình trạng này). Theo đó, để tính thuế tài nguyên đối với hoạt đ ộng khai thác tài nguyên khoáng sản, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn cách tính thuế, trong đó quy định giá tính thuế được áp dụng theo mức giá do UBND các địa phương xây dựng và ban hành. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa xây dựng và ban hành đầy đủ giá các loại tài nguyên làm căn cứ tính thuế (nhất là đối với các loại nước dùng phục vụ s ản xuất điện, nước phục vụ sản xuất các loại hàng hóa, dịch vụ) nên doanh nghiệp không có căn cứ tính thuế. Nhiều địa phương ban hành giá tính thuế không sát với giá thị tr ường. Có trường hợp, cùng một loại tài nguyên nhưng các địa phương có vị trí địa lý gần nhau l ại ban hành mức giá tính thuế có khác biệt lớn 1 gây khó khăn cho công tác quản lý, cũng như chưa đảm bảo sự công bằng cho các đơn vị tham gia khai thác tài nguyên, khoáng sản trong khu vực. - Công tác quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản cũng còn những thiếu sót, như: 1 Tham khảo thông tin về giá tính thuế đối với đá vôi sản xuất xi măng năm 2011: Một số địa phương ban hành giá không phù hợp, thấp hơn nhiều so với giá thị trường (UBND tỉnh Hà Nam 22.000 đông/tấn đá, UBND tỉnh Ninh Bình 35.000 ̀ đông/tấn đá); một số địa phương thay đổi giá ban hành chưa kịp thời (UBND tỉnh Hải Dương từ năm 2007 - 2010 vẫn áp giá là ̀ 14.000 đồng/m3 đá, đến năm 2011 tăng lên 70.000 đồng/m 3 đá; UBND tỉnh Nghệ An đến tháng 4/2010 tăng giá tính thuế từ 35.000 đồng/m3 lên 80.000 đồng/m3); có địa phương không ban hành giá tính thuế năm 2010 (UBND thành phố Hải Phòng đến tháng 4/2011 mới có giá tính thuế là 80.000 đồng/m3 đá, dẫn đến Công ty Xi măng Hải Phòng không có cơ sở tính thuế, phải tính thuế trên cơ sở giá thành khai thác đá hộc với giá 7.362 đồng/tấn, thấp hơn nhiều giá thị trường; UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành giá tính thuế tài nguyên nước nhưng thiếu danh mục nước dùng để làm mát trong quá trình sản xuất). 3
  4. Việc kiểm soát sản lượng khai thác thực tế của cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp còn bất cập, chưa có quy định về định mức khai thác. Sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ là do doanh nghiệp tự kê khai, không có cơ chế kiểm soát dẫn đến tình trạng kê khai sản lượng tính thuế không đúng với sản lượng khai thác thực tế, gây th ất thoát cho ngân sách nhà nước. Có những sai phạm tại doanh nghiệp đã rõ ràng nhưng chưa được phát hiện kịp thời và xử lý theo chức năng, thẩm quyền, ví dụ như: (1) Giấy phép khai thác tại Mỏ thiếc Tĩnh Túc hết hạn từ năm 2006 nhưng đơn vị vẫn tiếp tục khai thác và tuyển quặng mà không có cơ quan chức năng nào có ý kiến, sau gần 5 năm hoạt động không phép, đến tháng 6/2011 đơn vị mới được cấp giấy phép khai thác mới. (2) Công ty Than Uông Bí hợp tác với Công ty PT Vietmindo Energitama-Indonesia theo chủ trương tại Quyết định số 1101/QĐ-TTg ngày 07/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết khó khăn cho Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, theo đó sản lượng than thành phẩm hàng năm, Công ty PT Vietmindo được phép khai thác là 500.000 tấn/năm, trong đó Công ty Than Uông Bí được nhận 10% sản lượng than thương phẩm. Tuy nhiên, thực tế sản lượng than thành phẩm khai thác năm 2010 của đơn vị này là 742.500 tấn, vượt 242.500 tấn/năm so với quy định giới hạn cho phép của Nhà nước. Như vậy, Công ty PT Vietmindo Energitama-Indonesia đã tận thu nguồn khoáng sản của Việt Nam vượt sản lượng than thương phẩm được Chính phủ Việt Nam cho phép khai thác. Phần vượt năm 2010, Công ty than Uông Bí chỉ được hưởng 10% (24.250 tấn), còn lại 90% (218.250 tấn) Công ty PT Vietmindo được hưởng lợi và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. 3. Những sai sót, tồn tại trong hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản tại các doanh nghiệp được kiểm toán: - Phần lớn các doanh nghiệp hiện đang được cấp phép khai thác tài nguyên đang khai thác - kinh doanh tài nguyên, khoáng sản chỉ quan tâm đến mục tiêu ngắn hạn, vì hiệu quả hoạt động trước mắt của doanh nghiệp mà chưa chú trọng đến hiệu quả kinh tế dài hạn, đến lợi ích quốc gia; chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Không phủ nhận vai trò và hiệu quả thu được từ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đối với sự tăng trưởng của đất nước trong những năm qua, nhưng cũng không thể không nhìn thấy tình trạng cấp phép và khai thác khoáng sản thiếu định hướng dài hạn đang làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt, tác động tiêu cực tới môi trường. Tại nhiều doanh nghiệp, khai thác tài nguyên, khoáng sản luôn trong xu thế “miếng nạc” được quan tâm khai thác trước, những phần “xương” để lại hoặc không khai thác tận thu. Có đơn vị dùng hết phần tài nguyên thuận lợi quay sang “mót” lại chính những phần trước kia do chính mình bỏ lại. Tình trạng thu hồi khoáng sản qua khai thác lâu nay chưa được đầu tư thích đáng dẫn đến chỉ chọn lọc lấy phần tinh, nay phần đổ thải lại trở thành nguồn nguyên liệu có thể sử dụng nhưng muốn tái khai thác cũng rất tốn kém. Tình trạng chế biến, kinh doanh xuất khẩu tài nguyên thô vẫn diễn ra phổ biến tại các đơn vị, như vậy doanh nghiệp vừa không tạo thêm được giá trị gia tăng mà còn mất lợi thế trong tương lai do tự làm cạn kiệt nguồn lực. - Công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản tại các doanh nghiệp cũng còn có những thiếu sót, sai phạm: 4
  5. Tình hình quản lý mỏ nguyên liệu: Một số doanh nghiệp được cấp phép nhưng không tự tổ chức khai thác tài nguyên mà thuê các công ty bên ngoài khai thác. Hình thức này rất khó kiểm soát việc tuân thủ quy trình khai thác, sản lượng tài nguyên khai thác, dễ dẫn đến thất thoát, lãng phí tài nguyên cũng như nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Phương pháp xác định sản lượng tài nguyên khai thác: Phần lớn các mỏ, nguồn tài nguyên đều có đặc điểm là khó tính toán, khó đo đếm, xác định chính xác trữ lượng còn lại cũng như sản lượng tài nguyên khai thác thực tế. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang tính toán, xác định sản lượng tài nguyên đã khai thác thông qua các hệ số định mức quy đổi hoặc có những phương pháp xác định sản lượng đặc thù (căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư, công suất thiết bị khai thác; quy ngược từ sản phẩm thu được theo định mức sản xuất; căn cứ vào lượng nhập kho qua cân điện tử; qua barem hoặc sử dụng hỗn hợp các phương pháp) nên chỉ theo dõi và phản ánh được sản lượng khai thác mang tính tương đối. Đặc biệt, nếu sử dụng phương pháp tính khác nhau sẽ cho ra các kết quả rất khác nhau và không thể khẳng định phương pháp nào là sát thực nhất với lượng tài nguyên đã khai thác thực tế. Vì vậy, nếu quy trình quản lý tại các đơn vị không chặt chẽ, các biện pháp giám sát và quản lý về mặt hiện vật không hiệu lực thì chuyện thất thoát có nhiều khả năng sẽ xảy ra mà không dễ phát hiện. Thời gian qua, kiểm toán cũng đã phát hiện được nhiều trường hợp doanh nghiệp xác định thiếu sản lượng tài nguyên khai thác và xử lý theo quy định hiện hành; có trường hợp còn phát hiện đơn vị làm thất thoát tài nguyên phải kiến nghị xử lý trách nhiệm. Tuy nhiên, những phát hiện này đều xuất phát từ việc xem xét thủ tục, hồ sơ chứ không thể xem xét được ở góc độ thực tiễn- góc độ tiềm ẩn rủi ro thất thoát cao. Công tác quản lý trữ lượng tổng thể: Nhiều đơn vị chưa đánh giá chính xác tổng thể trữ lượng mỏ hiện có để xây dựng chiến lược khai thác dài hạn; chưa đối chiếu logic trong mối quan hệ tổng trữ lượng- phần đã khai thác - trữ lượng còn lại làm cơ sở đánh giá công tác quản lý tài nguyên, dự báo lượng tài nguyên có thể thất thoát, lãng phí và có biện pháp quản lý tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả. - Kiểm toán công tác quản lý, khai thác tài nguyên thời gian qua, ngoài việc kiến nghị xử lý những thiếu sót, tồn tại đồng thời khuyến nghị tăng cường công tác quản trị khai thác kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại các doanh nghiệp; KTNN chuyên ngành VI cũng đã kiến nghị tăng thu NSNN số thuế tài nguyên đã lên tới gần một trăm tỷ đồng 2; kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật 3 và đều nhận được sự ủng hộ, đồng tình từ phía các đơn vị nhận được kiến nghị. 4. Những đề xuất rút ra từ kết quả kiểm toán công tác quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản: Từ thực trạng hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản; từ kết quả kiểm toán công tác quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản thời gian qua và đòi hỏi tăng cường chất lượng công tác kiểm toán kiểm toán công tác quản lý, khai thác, kinh doanh tài 2 Tập đoàn Than Khoáng sản VN 3.685 triệu đồng. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Vi ệt Nam tăng 45.697 triệu đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam: 25.008 triệu đồng;... 3 Kiến nghị Bộ Tài nguyên môi trường; Bộ Tài chính; Thủ tướng Chính phủ xem xét s ửa đ ổi, b ổ sung các quy đ ịnh pháp lý; Kiến nghị các địa phương trong phối hợp quản lý khai thác tài nguyên khoáng s ản (đã đ ược các c ơ quan ti ếp nh ận và x ử lý, riêng Bộ Tài chính đã có công văn gửi tới tất cả các địa phương trên toàn quốc yêu cầu chấn ch ỉnh sai sót). 5
  6. nguyên khoáng sản của KTNN giai đoạn hiện nay, KTNN chuyên ngành VI gợi ý, đề xuất một số cách thức kiểm toán để nâng cao chất lượng kiểm toán công tác quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại các doanh nghiệp như sau: 4.1. KTNN cần tổ chức riêng các cuộc kiểm toán chuyên đề, chuyên sâu về hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một doanh nghiệp ( Tập đoàn hoặc Tổng công ty) có hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản. Theo đó, tổ chức kiểm toán toàn diện theo quy trình quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên (giai đoạn 1 năm hoặc 3 năm). Từ kết quả kiểm toán hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại doanh nghiệp KTNN kiến nghị đơn vị chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, tồn tại; khuyến nghị doanh nghiệp đề ra biện pháp tăng cường quản trị hiệu quả trong cả ngắn hạn và dài hạn. Theo đó, KTNN rà soát để đưa ra kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý vướng mắc, bất cập của văn bản quản lý; sửa đổi, điều chỉnh, hoàn thiện phương thức quản lý hoặc cách thức phối hợp quản lý giữa các cơ quan nhà nước. 4.2. Tổ chức kiểm toán công tác quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản trên diện rộng gồm cả tại doanh nghiệp và tại cơ quan quản lý nhà nước: a - Tổ chức một cuộc kiểm toán chuyên đề về công tác khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến khai thác tài nguyên khoáng sản tại một số DNNN lớn; đồng thời kiểm toán đánh giá hiệu quả, hiệu lực về chính sách quản lý hoạt động quản lý khai thác tài nguyên của một số cơ quan quản lý nhà nước tại một số Bộ (Bộ Tài nguyên và môi trường; Bộ Tài chính;...). Theo đó, KTNN có thể bố trí 01 Đoàn KTNN triển khai kiểm toán chuyên đề đồng thời tại các DNNN về công đoạn khai thác- kinh doanh tài nguyên khoáng sản; sau đó tiến hành kiểm toán công tác quản lý tại một số Bộ, Ngành chức năng và tổng hợp thành một Báo cáo kiểm toán tổng quát đánh giá cả hiệu quả chính sách và thực tiễn áp dụng. b -Định kỳ thực hiện lồng ghép kiểm toán công tác khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính như trước đây. Sau giai đoạn 2-3 năm kiểm toán lồng ghép, KTNN tiến hành dồn tích kết quả kiểm toán lồng ghép để tổng hợp thành một Dự thảo báo cáo chuyên đề trên diện rộng và tổ chức thẩm định, rà soát, bổ sung, hoàn thiện BCKT. Với cách thức này, trước khi kiểm toán lồng ghép cần đặt mục tiêu kiểm toán công tác khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản chung; sau đó xây dựng đề cương kiểm toán; xây dựng các chỉ tiêu theo mẫu dự kiến từ trước; thống nhất chỉ đạo các nội dung lồng ghép trong kế hoạch kiểm toán các cuộc kiểm toán các Tập đoàn, Tổng công ty. Sau 2- 3 năm thực hiện kiểm toán lồng ghép, KTNN thành lập Đoàn kiểm toán chuyên đề về quản lý, khai thác, sử dụng, kinh doanh tài nguyên khoáng sản để tổng hợp kết quả đã kiểm toán qua các năm. Trên cơ sở kết quả tổng hợp, Đoàn KTNN sẽ tổ chức thẩm định, rà soát lại kết quả, bổ sung kết quả kiểm toán (và cả kết quả thực hiện kiến nghị đối với các cuộc kiểm toán năn trước) và hoàn thiện BCKT chuyên đề. Báo cáo kiểm toán theo chuyên đề tổng hợp cũng sẽ được thảo luận và thông qua trên cơ sở làm việc để xác định trách nhiệm quản lý tại các Bộ, ngành chức năng./. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0