intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Quá trình thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục xã Trường Xuân (Thời điểm tháng 09 năm 2016)

Chia sẻ: Trần Văn Cân | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

226
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo cáo trình bày tình hình địa phương, những đặc điểm khó khăn - thuận lợi trong quá trình thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục xã Trường Xuân (Thời điểm tháng 09 năm 2016). Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Quá trình thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục xã Trường Xuân (Thời điểm tháng 09 năm 2016)

  1. UBND XàTRƯỜNG XUÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BAN CHỈ ĐẠO CMC­PCGD Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số :    /BC­BCĐ Trường Xuân, ngày 15 tháng 9 năm 2016 BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC XàTRƯỜNG XUÂN ( Thời điểm tháng 09 năm 2016) Tiếp tục thực hiện Quyết định số 26/2001/QĐ­BGDĐT ngày 05/7/2001  của Bộ  GD&ĐT về  việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá   công   nhận   phổ   cập   giáo   dục   trung   học   cơ   sở;   Thông   tư   số   36/2009/TT­ BGDĐT ngày 04/12/2009 của Bộ  GD&ĐT ban hành quy định kiểm tra, công  nhận phổ  cập giáo dục tiểu học và phổ  cập giáo dục tiểu học đúng độ  tuổi;   Nghị  định số  20/2014/NĐ­CP ngày 24/3/2014 của Thủ  tướng chính phủ  về  phổ cập giáo dục, xoá mù chữ và Kế hoạch số 13/KH­UBND ngày 21/02/2012   của UBND huyện về thực hiện phổ cập giáo dục giai đoạn 2011 – 2020. Qua  thực hiện công tác duy trì, củng cố  phổ  cập giáo dục tiểu học đúng độ  tuổi,  phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục Trung học xã đạt được  những kết quả như sau: PHẦN I: TÌNH HÌNH CHUNG.  I.Đặc điểm tình hình địa phương: Xã Trường Xuân có diện tích tự nhiên 6.649 ha, dân số 9.604 người với  2.574 hộ  dân. Vị  trí địa lý khá phức tạp: Phía Bắc giáp xã Thạnh Lợi huyện  Tháp Mười và xã Vĩnh Châu A huyện Tân Hưng tỉnh Long An, phía Nam giáp   xã Mỹ  Hòa huyện Tháp Mười; phía Tây giáp xã Phương Thịnh huyện Cao   Lãnh và phía Đông giáp xã Hậu Thạnh Tây huyện Tân Thạnh tỉnh Long An. Năm 1998 xã Trường Xuân được nhà nước phong tặng xã ” Anh hùng  lực lượng vũ trang nhân dân” trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống   Mỹ. Năm 2016 xã Trường Xuân được Tỉnh Đồng Tháp công nhận xã Nông  Thôn mới( đạt 19/19 tiêu chí). 1
  2. Tiềm lực kinh tế chủ yếu của địa phương là nông nghiệp thâm canh cây  lúa và trồng tràm. Hệ  thống kinh rạch chằng chịt, giao thông đi lại khó khăn   nhất là vào mùa mưa lũ. II.Những thuận lợi, khó khăn: 1.Thuận lợi: Được sự quan tâm sâu sát của phòng GD­ĐT Tháp Mười, Đảng ủy, Hội  đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã và sự  hỗ  trợ tích cực của các ban, ngành,  đoàn thể  có liên quan. Cấp  ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đã nhận  thức được giáo dục là quốc sách hàng đầu và thực hiện chủ  trương phổ  cập  giáo dục là góp phần nâng cao dân trí địa phương, thực hiện công nghiệp hóa,   hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó hội khuyến học hoạt động có hiệu quả  do tranh thủ sự hỗ trợ của các cá nhân, các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội …  đã giúp đỡ kịp thời cho những trẻ em khó khăn được đến trường học tập. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các bậc học cơ bản đáp ứng theo yêu   cầu của việc dạy và học. Cơ  sở  vật chất, thiết bị  trường học trong những   năm gần đây được cải thiện, cơ bản đủ đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học  theo chương trình mới. 2. Khó khăn: ­ Địa bàn rộng, tình hình phân bố  dân cư  thiếu tập trung, dân số  biến  động gây khó khăn cho công tác điều tra, cập nhật và quản lý đối tượng. ­ Đời sống nhân dân tuy được cải thiện song vẫn còn khó khăn vì kinh   tế chủ yếu thuần nông. Nhận thức của một số người dân về công tác phổ cập   giáo dục còn hạn chế. ­ Giáo viên các bậc học tuy cơ bản đủ về  số  lượng, nhưng chất lượng   công tác chưa đồng đều. ­ Tỉ  lệ  bỏ  học  ở  các cấp học giảm, nhưng chưa vưng chăc, con cao so ̃ ́ ̀   với mặt bằng chung của huyện( nhiều nhất ở bậc học THPT). PHẦN II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN. 1. Sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,HĐND, UBND: Tiếp tục thực hiện Quyết định số  26/2001/QĐ­BGDĐT ngày 05/7/2001  của Bộ  GD&ĐT về  việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá   công   nhận   phổ   cập   giáo   dục   trung   học   cơ   sở;   Thông   tư   số   36/2009/TT­ BGDĐT ngày 04/12/2009 của Bộ  GD&ĐT ban hành quy định kiểm tra, công  nhận phổ  cập giáo dục tiểu học và phổ  cập giáo dục tiểu học đúng độ  tuổi;   Nghị  định số  20/2014/NĐ­CP ngày 24/3/2014 của Thủ  tướng chính phủ  về  2
  3. phổ cập giáo dục, xoá mù chữ và Kế hoạch số 13/KH­UBND ngày 21/02/2012   của UBND huyện về  thực hiện phổ  cập giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.  Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân không ngừng chỉ đạo việc thực  hiện công tác duy trì chuẩn PCGD đến cán bộ, đảng viên và nhân dân với   nhiều hình thức: phổ  biến trong các cuộc họp, sinh hoạt  ở khu dân cư, thông  qua hệ  thống đài truyền thanh của xã .... Trong chương trình  hành động hay   sơ, tổng kết đều có đề  cập đến nội dung liên quan công tác PCGD của địa  phương. Các chỉ tiêu thực hiện PCGD được đưa vào hệ  thống chỉ tiêu thi đua  hàng năm về kinh tế, xã hội của xã. 2. Công tác chỉ đạo: Ban chỉ  đạo Xóa mù chữ  ­ Phổ  cập giáo dục( XMC ­ PCGD) của xã   được kiện toàn đầy đủ thành viên, trong đó: ­ Trưởng ban: Chủ tịch UBND xã;  ­ Phó trưởng ban:  + Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách Văn hóa – Thể dục thể thao + Ông( bà) là hiệu trưởng trường THCS và Hiệu trưởng trường Mầm  non. ­ Thành viên: Ông( bà) là hiệu trưởng các trường Tiểu học, trường   Mẫu giáo cùng trưởng ban nhân dân các ấp, trưởng các ban ngành và đoàn thể  xã là thành viên của ban chỉ đạo, giáo viên phụ  trách phổ  cập của các trường   thuộc địa bàn xã. Ban chỉ đạo được tổ chức phân công như sau: ­ Ban nhân dân các ấp có nhiệm vụ theo dõi việc duy trì sĩ số học sinh.  Mỗi khi có HS chưa ra lớp hay nghỉ học thì giáo viên liên hệ với Ban nhân dân  ấp để cùng kết hợp vận động HS ra lớp hay trở lại lớp. ­ Đoàn thanh niên, Hội phụ  nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân,Ủy   ban dân số gia đình và trẻ em xã có nhiệm vụ hỗ trợ cho công tác huy động và  duy trì sĩ số học sinh trong địa bàn thật chặt chẽ. ­ Hội khuyến học có nhiệm vụ hỗ trợ vật chất và tinh thần cho học sinh  nhất là những học sinh khó khăn, nghèo thiếu điều kiện học tập. Mỗi khi có sự  thay đổi cán bộ  trong ban chỉ  đạo, thì được thay thế  bổ  sung ngay và thực hiện nhiệm vụ đã được phân công. Trong công tác lãnh, chỉ đạo và quản lý: Đảng ủy, Ủy ban nhân dân chỉ  đạo các ấp, ngành bằng văn bản thông qua nghị quyết về công tác PCGD của  xã. Ngoài việc sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ  cập giáo dục (GV PCGD ), giáo viên của các trường trong địa bàn Xã làm nòng   cốt trong việc thực hiện. Đảng  ủy xã còn chỉ  đạo phối hợp giữa các ban   3
  4. ngành, đoàn thể  như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội   khuyến học,  Ủy ban dân số… và các lực lượng xã hội cùng tham gia tích cực  vào việc thực hiện phong trào. 3.Cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên, hoạt động giảng dạy: Toàn xã hiện có hai trường Tiểu học, 1 trường THCS và 1 trường THPT  đảm bảo cho việc học sinh theo học. Trong đó: Trường THCS được xây dựng  trên một diện tích 12.000 m2, nền đã san lấp cát gồm 20 phòng học(10 phòng  tầng trệt và 10 phòng tầng lầu), khu hiệu bộ 10 phòng( 5 phòng tầng trệt và 5  phòng tầng lầu) ; Trường THPT được xây dựng trên một diện tích 12.000 m 2,  nền đã san lấp cát gồm 20 phòng( 10 tầng trệt và 10 tầng lầu), khu hiệu bộ 10  phòng( 5 phòng tầng trệt và 5 phồng tầng lầu);   Trường Tiểu học Trường   Xuân cơ  sở  1 cũng được xây dựng 20 phòng giống như  trường THCS, được  đưa vào sử  dụng  ở  đầu năm học 2008­2009, khu hiệu bộ  10 phòng( 5 phòng   tầng trệt và 5 phồng tầng lầu); Trường Tiểu học Trường Xuân cơ sở 2 được   đặt tại  ấp 6 kinh hội, có 2 khu dân cư  đông nhất của xã là khu dân cư  An  phong và Kinh hội. Cự ly giữa các điểm trường Tiểu học từ điểm chính đến  các điểm phụ cách nhau khoảng 4 km. 3.1. Đội ngũ giáo viên: * Cấp Tiểu học: Có 60 giáo viên, đạt chuẩn tỉ lệ 100,0% ( 60/60 ) trong   đó giáo viên trên chuẩn tỉ lệ 98%( 59/60 ). Tỉ lệ giáo viên trên lớp: 1,4% Giáo viên phổ cập được phân công riêng. *Cấp THCS: Có 39 giáo viên, đạt chuẩn tỉ lệ 100,0% ( 39/39 ) trong đó   giáo viên trên chuẩn tỉ lệ 79,49%( 31/39). Tỉ lệ giáo viên trên lớp: 1,95% Giáo viên phổ cập được phân công riêng. * Cấp THPT: Có 47 giáo viên, đạt chuẩn tỉ lệ 100,0% ( 47/47 ) trong đó   giáo viên trên chuẩn tỉ lệ 10,63%( 5/47 ). Tỉ lệ giáo viên trên lớp: 2.18 Giáo viên phổ cập được phân công riêng. 3.2. Tổ chức huy động và kiểm tra duy trì việc dạy và học đối với các  lớp bổ túc: * Cấp THCS:  ­ Từ năm 2007 đến nay không mở thêm được lớp bổ túc THCS nào. 4
  5. ­ Hàng năm đều lập kế  hoạch và thực hiện việc huy động mở  các lớp   bổ túc văn hóa.  ­ Công tác kiểm tra duy trì việc dạy và học đối với các lớp: + Công tác kiểm tra PCGD THCS được thực hiện thường xuyên hàng  năm. Lãnh đạo trường THCS đã phân công 1 cán bộ  chuyên trách phụ  trách  chuyên môn và trực tiếp theo dõi, kiểm tra việc giảng dạy của GV và duy trì sĩ  số  học sinh các lớp trong trường trung học cơ sở, nắm tình hình và xây dựng   kế hoạch mở lớp, thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng theo qui định về Phòng  GD­ĐT Tháp Mười. + Các lớp bổ  túc THCS được đặt trong hệ  thống quản lý của trường   THCS. Ban giám hiệu trường thực hiện phương châm: “ Một hội đồng hai  nhiệm vụ”. Lãnh đạo trường có trách nhiệm phân công giáo viên và đoàn thể  trong nhà trường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương phân thành  từng tổ, nhóm quản lý học sinh, huy động và duy trì tốt các lớp ngoài chính  quy . + Việc quản lý dạy và học các lớp bổ  túc đưa vào thi đua trong nhà  trường là một trong những tiêu chí xét thi đua cuối năm của nhà trường. Hồ sơ  chuyên môn được thực hiện đầy đủ, công tác kiểm tra được thực hiện nghiêm  túc. * Cấp THPT: ­ Năm học 2015­2016 đến nay không mở được lớp bổ túc nào. ­ Công tác kiểm tra các lớp bổ  túc được thực hiện thường xuyên. Các   lớp này được đặt trong sự  quản lí của nhà trường nên chất lượng giảng dạy  ngày càng được nâng cao. ­ Hồ sơ, sổ sách các lớp bổ túc cũng thực hiện đầy dủ theo hướng dẫn   của sở giáo dục. 3.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng PCGD, duy trì củng cố kết   quả  XMC­PCGD Tiểu học ( XMC­PCGDTH ), chống bỏ học, nâng cao  chất lượng dạy và học: * Tháng 4/2013 xã đã tiến hành điều tra cơ  bản vế  PCGD theo hướng  dẫn của Phòng GD­ĐT. Số  liệu điều tra sau khi được xử  lý là cơ  sở  để  Ban   chỉ đạo xây dựng lộ trình công tác XMC­PCGDTH đúng độ tuổi, PCGD THCS   và PCGD TrHPT. Hàng năm các trường TH, THCS, THPT đều có phối hợp   điều tra bổ sung, cập nhật hồ sơ để nắm bắt diễn biến số liệu. * Tổ chức và thực hiện tốt “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” để huy  động tối đa trẻ  trong các độ  tuổi đến trường, đồng thời mở  các lớp bổ  túc  5
  6. THCS, THPT để  thu hút nhằm tạo điều kiện cho học sinh theo học và hoàn  thành cấp học THCS và THPT. * Trường THCS là đơn vị chủ công có trách nhiệm tham mưu trong việc  triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Công tác PCGD của xã bao gồm: ­ Huy động học sinh ra lớp giáo dục phổ thông ( đối với các học sinh có  điều kiện ) và lớp bổ túc ( đối với các học sinh khó khăn ), thực hiện tổ chức  giảng dạy, quản lý học sinh theo qui định. ­ Hạ thấp tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm là cơ sở vững chắc   để thực hiện công tác PCGD của xã. ­ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện nghiêm túc việc  kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh. ­ Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngành giáo dục của địa phương   đã đưa ra nhiều giải pháp khả thi để đẩy mạnh công tác huy động, giảm tỉ lệ  học sinh lưu ban bỏ học, nâng cao chất lượng…để  giảm đầu vào của các lớp  bổ  túc THCS và bổ  túc THPT. Kết quả  thực hiện lưu ban, bỏ  học từ  năm   2013­2014 đến nay như sau: 2013 ­ 2014 2014 ­ 2015 2015­2016 Tỉ lệ lưu ban 1,09% 0,27% Tiểu học Tỉ lệ bỏ học 0,0% 0,0% 0,0% Tỉ lệ lưu ban 1,92% 0,77% 1,79% THCS Tỉ lệ bỏ học 0,52% 1,02% 0,12% Tỉ lệ lưu ban 1.7% 3,71% 2,4% THPT Tỉ lệ bỏ học 1.9% 1,7% 1,41% ­ Thiết bị  dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên: Đảm bảo theo danh  mục tối thiểu của Bộ GD­ĐT qui định. 4. Kinh phí:  Từ chương trình mục tiêu: thực hiện quyết toán đúng qui định. 5. Kết quả đạt được: * Chống mù chữ:  Tổng số đối tượng 15 – 35 được công nhận biết chữ vào: ̉ ̣ + Năm 2014 : 3410  /3455 ti lê 98,70% + Năm 2015 : 3403/3442  tỉ lệ 98,87%. + Năm 2016 : 3354/3387 tỉ lệ 99,03%. 6
  7. * Tiêu chuẩn PCGD:  ­ Tổng số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1: ̉ ̣ + Năm 2014 : 179  /179  ti lê 100% + Năm 2015 : 166/166  tỉ lệ 100%. + Năm 2016 : 158/158  tỉ lệ 100%. ­ Tổng số trẻ em độ tuổi 11­14 hoàn thành chương trình bậc Tiểu học: + Năm 2014 : 625/629 tỉ lệ 99,36%. + Năm 2015 : 656/659  tỉ lệ 99,54%. + Năm 2016 : 642/646  tỉ lệ 99,38%. ­ Tổng số trẻ tốt nghiệp Tiểu học hàng năm vào học lớp 6 hệ chính qui   và hệ bổ túc như sau: + Năm 2014: 173/173  tỉ lệ 100%. + Năm 2015: 171/171 tỉ lệ 100%. + Năm 2016: 153/153 tỉ lệ 100%. ­ Tổng số học sinh lớp 9 tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm: + Năm 2014 : 131/131  tỉ lệ 100%. + Năm 2015 : 141/141  tỉ lệ 100%. + Năm 2016 : 156/159  tỉ lệ 98,11%. ­ Thanh thiếu niên trong độ  tuổi 15­18 có bằng tốt nghiệp THCS và   BTTHCS: + Năm 2014 : 480/524  tỉ lệ 91,60%. + Năm 2015 : 504/536  tỉ lệ 94,03%. + Năm 2016 : 507/541 tỉ lệ 93,72%. ­ Tổng số học sinh lớp 9 tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm vào lớp  10: + Năm 2014: 104/131 tỉ lệ 99,24%. + Năm 2015 : 136/ 141 tỉ lệ  96,45%.      + Năm 2016 : 151/156 tỉ lệ  96,79%. ­ Tổng số học sinh lớp 12 tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm: + Năm 2014 : 101/101  tỉ lệ 100%. + Năm 2015 : 123/ 129 tỉ lệ 95,35%. + Năm 2016 : 105/106  tỉ lệ 99,06%. 7
  8. ­ Thanh thiếu niên trong độ tuổi 18­21 có bằng tốt nghiệp THPT, THCN   và BTTHPT: + Năm 2013 : 335/538  tỉ lệ 62,27%. + Năm 2014 : 355/470  tỉ lệ  75,74%. + Năm 2015 : 507/ 411 tỉ lệ 81,26%. Căn cứ  vào qui định tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá công nhận đạt  chuẩn phổ cập giáo dục theo Công văn số 3420/THPT ngày 23/4/2003 của Bộ  Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện phổ cập bậc Trung học; Nghị định số  20/2014/NĐ­CP ngày 24/3/2014 của Thủ  tướng Chính phủ  về  phổ  cập giáo  dục, xóa mù chữ và  Thông  tư  07/2016/TT­BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016  của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định điều kiện bảo đảm và nội dung, quy   trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thì  đơn vị  xã Trường Xuân đã đạt chuẩn quốc gia về  công tác XMC, PCGD TH   ĐĐT( Mức độ  01), PCGD THCS và PCGD TrH tại thời điểm tháng 9 năm  2015. 6. Công tác xã hội hóa giáo dục: Năm học 2015 – 2016 các trường vận động các nhà hảo tâm, mạnh   thường quân hỗ  trợ  tặng học bổng cho học sinh và củng cố  cơ  sở  vật chất   như sau: ­ Tiểu học: 115.871.000 đồng  ­ Trung học cơ sở: 54.000.000 đồng ­ Trung học phổ thông:  trên 80.000.000 đồng 7. Bài học kinh nghiệm: Sau nhiều năm duy trì chuẩn quốc gia về công tác PCGD THCS và thực  hiện công tác phổ cập Trung học phổ thông, ban chỉ đạo CMC­PCGD xã thấy  cần rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: ­ Cần duy trì tốt sĩ số  học sinh các lớp chính qui và giảm tỉ  lệ lưu ban,   bỏ  học; Xác định được học sinh có nguy cơ  bỏ  học để  có biện pháp khắc   phục kịp thời; Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu. Đây là  các yếu tố cơ bản để duy trì sĩ số học sinh. ­ Việc thực hiện chủ trương “ hai không” của Bộ GD­ĐT là tốt, nhưng   cần phải đồng bộ với các tiêu chuẩn 1 và 2 để không bị ảnh hưởng đến chất  lượng giáo dục. 8
  9. ­ Để  duy trì chuẩn phổ  cập cho năm 2017 và các năm tiếp theo các  trường trong địa bàn cần kết hợp với ban nhân dân các  ấp, các ban ngành và   đoàn thể  để  mở  ít nhất một lớp 9 hoặc một lớp 8 bổ túc THCS, như  vậy thì  việc duy trì chuẩn mới vững chắc. Đồng thời mở ít nhất một lớp 11 hoặc một  lớp 12 bổ túc đây là cơ sở để tiến lên đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông   vào năm 2016 và duy trì cho những năm tiếp theo. ­ Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sơ tổng kết kịp thời để tạo nên  phong trào thi đua giữa các ấp, các ngành nhằm kiên trì thực hiện mục tiêu đã  đề ra. Chỉ tiêu về PCGD THCS và PCGD TrHPT hàng năm phải được đưa vào  hệ thống chỉ tiêu chung của xã về phát triển kinh tế xã hội. ­ Trong chỉ đạo công tác PCGD của xã cần xác định lực lượng chủ công  là cán bộ, giáo viên của trường học đóng trên địa bàn. Các thành viên của ban   chỉ  đạo XMC­PCGD nếu được phát huy đúng chức năng sẽ  có những đóng  góp rất lớn để giải quyết những vấn đề khó khăn mà bản thân ngành giáo dục  không thể thực hiện được. ­ Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, để  tạo không khí thi đua sôi   nổi giữa các ấp, các ngành, các đoàn thể, phát động phong trào thi đua dạy tốt,   học tốt đối với giáo viên và học sinh. Những qui định về  tiêu chuẩn gia đình   văn hóa mới, các chỉ  tiêu của các đoàn thể…được phổ  biến rộng rãi để  góp  phần thúc đẩy đông đảo nhân dân tham gia phong trào. ­ Phải coi trọng việc cập nhật số liệu, thiết lập hệ thống hồ sơ sổ sách,   biểu mẫu thống kê, thể hiện được kết quả công tác PCGD của xã ở từng thời  điểm. ­ Con đường ngắn nhất và tiết kiệm nhất để thực hiện công tác PCGD  là hàng năm huy động tối đa học sinh đầu cấp vào học ở cả  2 hệ, duy trì tốt sĩ   số học sinh hàng năm, hạn chế đến mức tối đa tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. * Phải xã hội hóa công tác XMC­ PCGD bằng cách tiếp tục duy trì tốt   Hội đồng giáo dục xã và phối hợp với ban chỉ đạo XMC­PCGD để huy động   các ban, ngành đoàn thể  xã, các nhà hảo tâm, các tổ  chức từ  thiện trong và   ngoài nước có tinh thần vì tuổi thơ mà ủng hộ vật chất lẫn tinh thần giúp đỡ  phong trào PCGD ở địa phương. 8. Đề xuất, kiến nghị: ­ Đối với phòng giáo dục: + Có biện pháp hỗ trợ các trường mở lớp phổ cập giáo dục. + Cần có quy chế hoạt động của giáo viên làm công tác PCGD. ­ Đối với UBND xã: 9
  10. + Tiếp tục đưa chỉ tiêu XMC ­ PCGD vào hệ thống chỉ tiêu thi đua hàng   năm của xã. + Củng cố nâng cao hoạt động của Ban chỉ  đạo XMC ­ PCGD để  tiếp  tục duy trì phong trào giáo dục ở địa phương. + Đưa hoạt động của Hội đồng giáo dục xã đi vào chiều sâu, tư  vấn  tích cực cho sự phát triển giáo dục của xã nhà. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã   hội hóa giáo dục. + Đảng  ủy,  Ủy ban nhân dân xã tạo điều kiện cho Ban chỉ  đạo thực  hiện đầy đủ kịp thời kế hoạch XMC­PCGD trên địa bàn dân cư các ấp. + Tạo phong trào học tập sôi nổi trong cộng đồng dân cư, đưa chỉ  tiêu   giáo dục vào hệ thống chỉ tiêu thi đua ở cơ sở. + Đề nghị khen thưởng những cá nhân và tập thể có thành tích tốt trong   công tác XMC ­ PCGD của địa phương. PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC XMC  ­ PCGD. 1. Phương hướng: Trên cơ sở  những kết quả  đạt được   ở  các năm  trong giai đoạn 2013­ 2018, Ban chỉ  đạo XMC ­ PCGD xã tổ  chức rút kinh nghiệm việc thực hiện  trong thời gian qua. Căn cứ vào kết quả  đã đạt được đơn vị tiếp tục xây dựng   kế  hoạch thực hiện cho các năm tiếp theo của giai đoạn 2013 ­ 2018 đạt kết   quả cao hơn. Đồng thời thực hiện vững chắc việc duy trì đạt chuẩn phổ cập   giáo dục bậc trung học phổ thông. 2. Mục tiêu: ­   Duy   trì   vững   chắc   kết   quả   XMC­   PCGD   THĐĐT;   PCGD   THCS;  PCGD TrH, nâng cao dần chuẩn cho những năm tiếp theo. ­ Thực hiện tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” hàng năm. ­ Giảm tỉ  lệ  học sinh bỏ  học bậc THCS và bậc học THPT hàng năm  xuống dưới 1,5%. ­ Tỉ lệ học sinh lớp 9 (2 hệ) hàng năm được công nhận TN THCS đạt từ  99% trở lên. ­ Tiếp tục duy trì vững chắc kết quả đạt chuẩn PCGD, chú trọng nhất  là nâng cao tỉ lệ ở chuẩn 2 của PCGD THCS. ­ Tỉ lệ học sinh TN THCS vào học lớp 10 đạt từ 99% trở lên. ­ Tỉ lệ học sinh TN THPT (2 hệ) và TN THCN đạt từ 99% trở lên. 3. Chỉ tiêu thực hiện trong năm 2017: 10
  11. ­ Huy động 100% các cấp học và bậc học. ­ Tỉ lệ học sinh bỏ học ở các cấp dưới 1,5 %. ­ Tỉ lệ học sinh lưu ban ở các cấp dưới 4 %. ­ Tỉ lệ trẻ 6 tuổi vào học lớp 1: 100% (141/ 141);   ­ Tỉ lệ học sinh 11 – 14 tuổi HTCT TH: 99,71% (685/ 687); ­ Tỉ lệ học sinh 11 – 14 tuổi HTCTTH vào học lớp 6: 100% (153/153); ­ Tỉ lệ học sinh TN THCS: 100% (159/ 159); ­ Tỉ lệ học sinh 15 – 18 tuổi TN THCS: 96,38% (559 / 580);   ­ Tỉ lệ học sinh TN THCS vào học lớp 10 và THCN: 100% (159/ 159);   ­ Tỉ lệ học sinh TN THPT, BTTHPT: 100% (106/ 106);   ­ Tỉ lệ học sinh  18 – 21 tuổi TN THPT và THCN: 80,04% (409/511) ­ Tiếp tục duy trì chuẩn xóa mù chữ ở mức độ 2( Tỷ lệ người biết chữ  trong độ tuổi từ 15 – 60 đạt 98,5 % ). 4. Biện pháp thực hiện: ­ Tiếp tục tăng cường công tác chỉ  đạo của Ban chỉ  đạo đến các ấp và  công tác phối hợp giữa nhà trường với ban ngành, đoàn thể  để  thực hiện  nhiệm vụ. ­ Tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác  CMC ­ PCGD. ­ Thường xuyên thực hiện việc điều tra, bổ  sung, cập nhật số  liệu và  hoàn thiện hệ thống, hồ sơ sổ sách làm cơ sở cho Ban chỉ đạo nắm chắc tình  hình và điều hành công việc cụ thể. ­ Đầu tư thích đáng các nguồn lực của địa phương để thực hiện có hiệu  quả  công việc. Tổ  chức thực hiện những giải pháp phù hợp với điều kiện  thực tế của địa phương. PHẦN IV: KẾT LUẬN Với sự  chỉ  đạo của Phòng GD­ĐT Tháp Mười, Đảng  ủy, Hội đồng  nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Trường Xuân công tác PCGD xã đã duy trì được   chuẩn  CMC­ PCGD THĐĐT; PCGD THCS và đạt chuẩn PCGD bậc TrH của   xã trong tới thời điểm tháng 9 năm 2015. Đồng thời cũng cần phấn đấu, quyết   tâm cao và nổ lực hơn nữa của toàn thể nhân dân, đội ngũ cán bộ và công nhân  viên chức  ở  địa phương để  tiếp tục duy trì chuẩn PCGD đến cuối năm 2015  và những năm tiếp theo. Vấn đề  này đòi hỏi phải có sự  phối hợp nhịp nhàng  và quyết tâm cao, phải được sự  tham gia tích cực và xem đây là nhiệm vụ  11
  12. chung của toàn Đảng, toàn dân  ở  đơn vị  xã Trường Xuân thì mới có kết quả  tốt. Nơi nhận: TM. BAN CHỈ ĐẠO CMC­PCGD XÃ ­ Ban chỉ đạo CMC­PCGD huyện KT.TRƯƠNG BAN ­ Phòng GD­Đ T Tháp Mười PHÓ TRƯỞNG BAN ­ Đảng ủy, HĐND, UBND xã (b/c) ­ Các ban, ngành đoàn thể xã ­ Lưu HC­VT PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ DƯƠNG VĂN KIỆT 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2