intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tham vấn cộng đồng đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Đầu tư công

Chia sẻ: Tằng Túy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

127
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo Tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng và góp ý cho Dự thảo Luật đầu tư công được xây dựng từ việc tổng hợp và phân tích thông tin thu thập từ tiến trình tham vấn cộng đồng về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân trong quy trình ngân sách, trong đó có thu thập những thông tin về các công trình đầu tư công sử dụng ngân sách nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tham vấn cộng đồng đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Đầu tư công

  1. LỜI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn và khuyến nghị Luật này được hoàn thành bởi nỗ lực chung của nhiều cá nhân và tổ chức. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cấp chính quyền và người dân các xã Quy Hậu và Thanh Hối huyện Tân Lạc, xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; phường Bà Triệu và xã Lộc Hòa thành phố Nam Định, xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định; xã Triệu Nguyên và thị trấn Kroong –Klang huyện Đakrông, thành phố Đông Hà tỉnh Quảng trị; xã Láng Dài huyện Đất Đỏ, xã Xuyên Mộc và Phước Bửu huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; đã tham gia nhiệt tình trong các buổi tham vấn, chia sẻ những câu chuyện thực tế và đóng góp những ý kiến quan trọng cho Dự thảo Luật Đầu tư công. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các chuyên gia và các tổ chức đã hỗ trợ tiến trình tham vấn từ bước thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp và kế hoạch triển khai tham vấn và tổng hợp kết quả tham vấn, phân tích và xây dựng các khuyến nghị Luật. Chúng tôi đặc biệt cám ơn Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện tham vấn ở các tỉnh. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự cam kết và nỗ lực của các tổ chức tham gia phối hợp thực hiện tham vấn ở các tỉnh như Hội Nông dân Hòa Bình, Hội phụ nữ Quảng Trị và tổ chức Hữu nghị Cộng Đồng Nam Định và Sở tài chính tỉnh Vũng Tàu. Chúng tôi cũng đặc biệt cảm ơn nhóm chuyên gia tham gia tổng hợp, phân tích thông tin và viết báo cáo, bao gồm PGS TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt (Học viện Tài chính), Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Anh (Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ), Thạc Sĩ Nguyễn Bích Tâm và Thạc sĩ Đỗ Thị Bích Thủy (Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng- CECEM), Thạc sĩ Nguyễn Thu Hương và Lê Thị Ngọc Liên (tổ chức Oxfam tại Việt Nam). Những người đã nỗ lực tổng hợp những ý kiến khuyến nghị của người dân, phân tích các văn bản pháp luật có liên quan và xây dựng những khuyến nghị cụ thể cho Dự thảo Luật đầu tư công, dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận và phê duyệt tại kỳ họp Quốc hội thứ VII, tháng 5 năm 2014. Chúng tôi cũng đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các chuyên gia TS Đoàn Hồng Quang (Ngân hàng Thế giới), TS Tô Trung Thành (Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân) và một số chuyên gia khác, đã giúp hoàn thiện hơn báo cáo này. Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2014
  2. LỜI GIỚI THIỆU Báo cáo Tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng và góp ý cho Dự thảo Luật đầu tư công được xây dựng từ việc tổng hợp và phân tích thông tin thu thập từ tiến trình tham vấn cộng đồng về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân trong quy trình ngân sách, trong đó có thu thập những thông tin về các công trình đầu tư công sử dụng ngân sách nhà nước. Báo cáo nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm các bằng chứng và căn cứ vững chắc để tiếp tục bổ sung, sửa đổi một số nội dung trong Dự thảo Luật đầu tư công, liên quan tới:  Công khai minh bạch các thông tin về các hoạt động đầu tư công  Trách nhiệm giải trình về các các hoạt động đầu tư công  Sự tham gia của người dân trong các hoạt động đầu tư công Báo cáo được xây dựng trên cơ sở kết quả tham vấn người dân và chính quyền địa phương tại các tỉnh Hòa Bình, Nam Định, Quảng trị và Vũng Tàu và do sáu tổ chức thực hiện, gồm Trung tâm Hành động Phát triển vì Cộng đồng (ACDC), Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng (CECEM), Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ (CEPEW), Nhóm hợp tác Thúc đẩy Quản trị và Cải cách Hành chính công (GPAR) và tổ chức Oxfam tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội. Nội dung Báo cáo gồm sáu phần chính: i) Giới thiệu chung; ii) Tổng hợp và phân tích kết quả tham vấn cộng đồng; iii) Khuyến nghị của cộng đồng và nhóm tham vấn; iv) Nhận diện vấn đề và nguyên nhân; v) Khuyến nghị Dự thảo Luật đầu tư công dựa trên kết quả tham vấn cộng đồng; vi) Kết luận. Hoạt động tham vấn cộng đồng này đã phản ánh chân thực những trải nghiệm và nguyện vọng sâu sắc của người dân tại các địa phương nơi tiến hành tham vấn đối với các hoạt động đầu tư công. Vì vậy, những khuyến nghị đưa ra trong Báo cáo được mong đợi là sẽ giúp các Đại biểu Quốc hội và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật đầu tư công trong quá trình thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII. Việc phản ánh trung thực tâm tư, nguyện vọng của người dân sẽ là một trong các điều kiện tiên quyết để Luật đầu tư công sau khi được thông qua có thể đi vào cuộc sống và có tính khả thi cao.
  3. MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................................... 1 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................................... 2 1.1. Bối cảnh ...................................................................................................................... 2 1.2. Giới thiệu về đợt tham vấn .......................................................................................... 2 1.3. Phạm vi và Hạn chế của báo cáo................................................................................ 4 PHẦN II: TÓM TẮT CÁC PHÁT HIỆN TỪ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ CÔNG .................................................................................................................. 6 2.1. Có sự khác nhau trong việc công khai minh bạch thông tin giữa các chương trình dự án đầu tư công 100% vốn Ngân sách nhà nước và những công trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm” .................................................................................................................... 6 2.2. Người dân thiếu các thông tin về người hay cơ quan chịu trách nhiệm giải trình về các công trình đầu tư công tại địa phương ........................................................................ 7 2.3. Công trình đầu tư công, đặc biệt các công trình sử dụng 100% ngân sách nhà nước chưa khuyến khích và có cơ chế phù hợp để có được sự tham gia một cách hiệu quả của người dân. .......................................................................................................................... 8 2.4. Các cơ quan, tổ chức đại diện cho người dân (Ban GSCĐ, MTTQ, HĐND) chưa phát huy hiệu quả vai trò đại diện cho người dân trong các quyết định đầu tư công và giám sát thực hiện đầu tư công ........................................................................................................ 9 2.5 Các công trình, chương trình không có sự tham gia của người dân dẫn đến không hiệu quả và lãng phí, không đáp ứng đúng nhu cầu và hoàn cảnh thực tế tại địa phương, thậm chí gây thiệt hại cho người dân ............................................................................... 11 2.6. Người dân mong muốn được cung cấp thông tin, được lấy ý kiến và tham gia giám sát các công trình đầu tư công ở địa phương nơi họ sinh sống ...................................... 13 2.7. Sự tham gia của người dân vào các công trình đầu tư công (lập kế hoạch, xây dựng dự toán, thiết kế, giám sát thực hiện) góp phần mang lại sự hài lòng của người dân và đảm bảo hiệu quả đầu tư công ........................................................................................ 14 PHẦN III: CÁC KHUYẾN NGHỊ TỪ CỘNG ĐỒNG VÀ NHÓM THAM VẤN..................... 17 3.1. Khuyến nghị của cộng đồng ...................................................................................... 17 3.2. Kết luận và khuyến nghị của nhóm tham vấn ........................................................... 18 PHẦN IV: NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ VÀ NGUYÊN NHÂN ..................................................... 20 4.1. Vấn đề 1: Tính công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công còn hạn chế, chưa bảo đảm sự tham gia của người dân, dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng phí, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. .................................................................................. 20 4.2. Vấn đề 2: Trách nhiệm giải trình trong các hoạt động đầu tư công chưa rõ ràng để làm căn cứ cụ thể hóa trách nhiệm của từng chủ thể có thẩm quyền. ............................ 24 4.3. Vấn đề 3: Người dân chưa tham gia một cách thực chất và có hiệu quả vào các hoạt động đầu tư công; hoạt động của các ban giám sát đầu tư cộng đồng còn hình thức. ... 27
  4. PHẦN V: KHUYẾN NGHỊ VỀ DỰ THẢO LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG DỰA TRÊN KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ............................................................................................... 30 5.1 Mục tiêu 1: Mở rộng phạm vi, nội dung và hình thức thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công nhằm bảo đảm sự tham gia của người dân........................................ 30 5.2. Mục tiêu 2: Tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong các hoạt động đầu tư công. ............................................................................................................ 37 5.3. Mục tiêu 3: Quy định rõ phương thức và các biện pháp bảo đảm sự tham gia của người dân vào các hoạt động đầu tư công. ..................................................................... 39 PHẦN VI: KẾT LUẬN ....................................................................................................... 46 PHỤ LỤC BÁO CÁO ........................................................................................................ 49 A. Các câu chuyện điển hình về các công trình đầu tư công có người dân tham gia quản lý nên đạt hiệu quả sử dụng cao ...................................................................................... 49 B. Các câu chuyện điển hình về đầu tư công không có sự tham gia của người dân dẫn đến việc đầu tư lãng phí, không hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu cộng đồng, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. ................................................................................ 57
  5. CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACDC Trung tâm Hành động Phát triển vì Cộng đồng CDI Trung tâm Phát triển và Hội nhập CECEM Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng CEPEW Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ GPAR Nhóm hợp tác Thúc đẩy Quản trị và Cải cách Hành chính công GSĐTCĐ Giám sát đầu tư cộng đồng UBND Ủy ban Nhân dân HĐND Hội đồng Nhân dân MTTQ Mặt trận Tổ quốc NSNN Ngân sách nhà nước PCTN Phòng chống tham nhũng PTKTXH Phát triển kinh tế - xã hội 1
  6. PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Bối cảnh Trong thời gian qua, dự thảo Luật đầu tư công được xây dựng, lấy ý kiến của nhân dân, được Quốc hội khóa XIII cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu và tiếp tục thảo luận, thông qua tại kỳ họp thứ bảy diễn ra tại Hà Nội từ ngày 20/5 đến 24/6 năm 2014. Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2014 một nhóm các tổ chức phát triển Việt Nam bao gồm ACDC, CECEM, CDI, GPAR, CEFEW và Oxfam tại Việt Nam được sự hỗ trợ của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội khóa XIII, đã tiến hành đợt tham vấn người dân nhằm thu thập ý kiến từ người dân và chính quyền địa phương về thực thi Luật ngân sách nhà nước 2002, tập trung vào một số nội dung: công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, sự tham gia của các bên liên quan và người dân trong qui trình ngân sách, bao gồm việc quản lý và sử dụng ngân sách của các công trình đầu tư công, nhằm đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước. Trong quá trình tham vấn này, chúng tôi đã phát hiện, thu thập được nhiều ý kiến và câu chuyện điển hình từ người dân liên quan đến các công trình đầu tư công. Với mong muốn góp phần bảo đảm Luật đầu tư công sau khi được thông qua sẽ thực sự đóng góp vào nâng cao hiệu quả đầu tư công, chống lãng phí thất thoát, nhóm các tổ chức thực hiện tham vấn và nhóm chuyên gia đã cùng nhau viết một bản báo cáo để chia sẻ những phát hiện, ý kiến và câu chuyện nói trên, đồng thời đưa ra các khuyến nghị liên quan đến tăng cường công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân trong các hoạt động đầu tư công. 1.2. Giới thiệu về đợt tham vấn Mục đích của đợt tham vấn Tham vấn cộng đồng hướng đến việc thực hiện hai mục đích sau: i. Cung cấp bằng chứng từ các câu chuyện thực tế của người dân và chính quyền địa phương để hỗ trợ cho các khuyến nghị về: Sự tham gia của ngƣời dân, trực tiếp hoặc gián tiếp qua các cơ quan tổ chức đại diện, vào quản lý ngân sách, trong đó bao gồm các công trình đầu tƣ công  Cơ chế để người dân tham gia giám sát ngân sách và các công trình đầu tư công.  Đảm bảo công khai minh bạch thông qua việc cung cấp thông tin phù hợp và đưa ra cơ chế để người dân được giải đáp các thắc mắc liên 2
  7. quan đến ngân sách và các công trình đầu tư công trên địa bàn sinh sống của họ. ii. Góp phần thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đảm bảo quyền tham gia của người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế, trong xây dựng luật pháp chính sách nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của họ. Nội dung tham vấn  Công khai minh bạch các thông tin về ngân sách nhà nước, bao gồm các chương trình dự án đầu tư công  Trách nhiệm giải trình trong quy trình ngân sách nhà nước, bao gồm đối với các chương trình dự án đầu tư công  Sự tham gia của người dân trong quy trình ngân sách nhà nước và các hoạt động đầu tư công Phạm vi thực hiện tham vấn Tham vấn cộng đồng được thực hiện tại 4 tỉnh: Hòa Bình, Nam Định, Quảng Trị, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại mỗi tỉnh, hoạt động tham vấn được tiến hành tại cấp tỉnh, cấp huyện (2 huyện) và cấp xã (3 – 4 xã thuộc 2 huyện). Tổng số người được tham vấn trực tiếp là 350 người bao gồm người dân và các cán bộ UBND, HĐND, MTTQ, các tổ chức đoàn thể, xã hội ở ba cấp tỉnh, huyện, xã. Đã có khoảng 40 công trình đầu tư công ở các địa phương tham vấn được khảo sát, trong đó thông tin thu thập từ 19 công trình được tổng hợp dưới dạng câu chuyện, được đính kèm trong phần Phụ lục của báo cáo này. Phƣơng pháp tham vấn Tham vấn cộng đồng kết hợp hai phương pháp Tham vấn trực tiếp với cộng đồng và Lấy ý kiến chuyên gia. Tham vấn trực tiếp được sử dụng để nghe và ghi lại các câu chuyện thực tế và điển hình liên quan đến quản lý và sử dụng ngân sách, đặc biệt sử dụng ngân sách của các công trình đầu tư công. Ý kiến chuyên gia được sử dụng khi nghiên cứu một số tài liệu thứ cấp nhằm thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp và kế hoạch triển khai tham vấn cũng như phân tích các câu chuyện và tình huống điển hình để xác định những điểm chưa hợp lý, bất cập trong các quy định của văn bản pháp luật liên quan đến quản lý ngân sách và hoạt động đầu tư công - nguyên nhân dẫn đến những vấn đề được cộng đồng phản ánh, sau đó đối chiếu với những điều chỉnh trong Dự thảo Luật ngân sách nhà nước sửa đổi và Dự thảo Luật đầu tư công để đưa ra những kiến nghị cụ thể. Báo cáo này chỉ tập trung vào những thông tin, phân tích và khuyến nghị liên quan đến Dự thảo Luật đầu tư công. Một báo khác cũng được xây dựng với các thông tin, phân tích và khuyến nghị liên quan trực tiếp đến Dự thảo Luật ngân sách nhà nước sửa đổi. 3
  8. Các hoạt động tham vấn trực tiếp được thử nghiệm tại một tỉnh (Nam Định), sau đó được điều chỉnh về mặt phương pháp và nội dung, và triển khai rộng trên 4 tỉnh. Quá trình được thực hiện bắt đầu từ cấp tỉnh, sau đó triển khai tới cấp huyện và xã. Cách làm này cho phép nhóm tham vấn tìm hiểu các thông tin chung trước khi thu thập các thông tin cụ thể của từng địa bàn, đặc biệt để có được một số thông tin thực tế về các chương trình, công trình, đề án làm cơ sở để thảo luận với người dân. Khi tham vấn cộng đồng, đầu tiên người tham gia được yêu cầu liệt kê các công trình đầu tư công ở địa phương, bao gồm cả các công trình nhà nước thực hiện toàn bộ và các công trình “nhà nước và nhân dân cùng làm”, người dân cung cấp các thông tin liên quan đến các công trình đó như xây khi nào, hiệu quả sử dụng và chất lượng công trình. Dựa trên những thông tin này, người dân cùng nhau đưa ra những đánh giá về mức độ hiệu quả và sự hài lòng của cộng đồng đối với các công trình dựa trên các tiêu chí: chất lượng, hiệu quả đồng vốn và mức độ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Sau khi tham vấn, người dân nêu các kiến nghị, mong muốn của mình liên quan đến các công trình nói trên cũng như các công trình dự án đầu tư công nói chung trên địa bàn họ sinh sống. Sau khi hiểu rõ về các công trình đầu tư trên địa bàn, nhóm tham vấn cùng một số người dân đi thăm thực địa và phỏng vấn người dân tại khu vực các công trình dự án đầu tư công để bổ sung thêm thông tin và làm rõ các câu chuyện đã được các bên liên quan trong quá trình tham vấn chia sẻ. Các câu chuyện được người dân chia sẻ trong các cuộc họp dân trực tiếp tại cộng đồng cũng được làm rõ, bổ sung và kiểm chứng qua các cuộc phỏng vấn cán bộ cấp xã, phường và cấp huyện, và được thống nhất trong cuộc họp tổng kết cấp xã trước khi đưa ra chia sẻ trong Hội thảo Tổng kết kết quả tham vấn cấp tỉnh. Cách làm này đảm bảo thông tin ở mỗi địa bàn được làm rõ và thống nhất giữa chính quyền địa phương với người dân trước khi đưa lên cấp cao hơn. Bên cạnh tính thống nhất về thông tin, cách làm này còn nhằm tạo ra sự đồng thuận giữa người dân và chính quyền, và khẳng định vai trò của người dân trong tiến trình tham vấn. 1.3. Phạm vi và Hạn chế của báo cáo Như đã nói ở trên, các thông tin liên quan đến đầu tư công được trình bày trong báo cáo được thu thập từ một chuỗi các hoạt động tham vấn về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia trong quy trình ngân sách; trong đó có thu thập các bằng chứng liên quan đến hiệu quả của các công trình đầu tư công sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương. Qua hình thức này, thông tin trực tiếp từ người dân được lắng nghe và thu thập, thay vì ý kiến của họ được thu thập theo cách điều tra xã hội học thông thường. Như vậy, phương pháp này chú trọng việc tìm ra những câu chuyện thực tế làm bằng chứng xác thực. Các câu chuyện đó được chứng kiến tại địa phương và được sử dụng như bằng chứng và cơ sở để nhận diện và phân tích những bất 4
  9. cập trong pháp luật liên quan quản lý các hoạt động đầu tư công, chứ không quan tâm đến số lượng ý kiến cũng như tỷ lệ người có ý kiến tương tự. Do vậy, những phát hiện được đưa ra trong Báo cáo không mang tính thống kê, mà tập trung vào những bằng chứng cụ thể và điển hình từ thực tế. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là tạo cơ hội thuận lợi cho người dân dễ dàng tham gia đóng góp xây dựng pháp luật, đặc biệt là những người ít có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình như người nghèo, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, người nông dân sản xuất nhỏ, dù là những người còn rụt rè, nhút nhát, chưa quen nói trước đám đông cũng sẽ nói lên được những gì mình suy nghĩ và mong muốn. Tuy nhiên, do những giới hạn về thời gian, kinh phí và yêu cầu đối với năng lực của cán bộ thực hiện tham vấn nên các hoạt động tham vấn cộng đồng chỉ có thể thực hiện được ở 4 trong số 63 tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh đó tham vấn về các công trình đầu tư công chỉ là một trong những nội dung trong quá trình tham vấn. Do đó, các câu chuyện được tập hợp có thể chưa phản ánh hết mọi vấn đề nảy sinh trong việc thực thi pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư công. Các kiến nghị đưa ra trong báo cáo này, do vậy, chỉ hạn chế trong phạm vi những điểm cần điều chỉnh, bổ sung trong Dự thảo Luật đầu tư công phù hợp với những phát hiện từ tham vấn cộng đồng. 5
  10. PHẦN II: TÓM TẮT CÁC PHÁT HIỆN TỪ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ CÔNG 2.1. Có sự khác nhau trong việc công khai minh bạch thông tin giữa các chƣơng trình dự án đầu tƣ công 100% vốn Ngân sách nhà nƣớc và những công trình “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” Những công trình đầu tư 100% từ ngân sách nhà nước, đặc biệt là những công trình do “cấp trên” (huyện và tỉnh) làm chủ đầu tư thì hầu như người dân không có thông tin cả về kế hoạch cụ thể, thiết kế công trình, dự toán và quyết toán chi phí. Thông tin đến người dân về các công trình này là rất hạn chế, chỉ có những thông tin về tên công trình, thời gian dự kiến thực hiện, tên cơ quan chủ đầu tư. Khi trao đổi với nhóm tham vấn, ông Nguyễn Đình Trung, Phó Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Hiện giờ theo quy định thì chủ đầu tư phải công khai thông tin về công trình. Trên thực tế thì chủ đầu tư thường chỉ có pano thông báo về công trình ở nơi thực hiện công trình. Nhưng thông tin trên pano rất ít, thường chỉ có tên công trình, thời gian dự kiến thực hiện, tên cơ quan chủ đầu tư,… chứ không có thông tin về thiết kế công trình”. Đối với những công trình mà phải di dời, giải phóng mặt bằng, thì những hộ gia đình thuộc diện phải di dời, giải phóng mặt bằng chỉ được cung cấp những thông tin có liên quan đến di dời và giải phóng mặt bằng. “Khi xây dựng con đường (liên xã Bình Ba – Đá Bạc) người dân không được tham gia lấy ý kiến. Con đường chạy qua ấp Nhân Tâm- Nhân Tiến – Nhân Đức, người dân tại 3 ấp đều không biết gì về lập kế hoạch, xây dựng con đường. Chỉ có hộ nào bị giải toả, thì được gọi ra họp thống nhất giá đền bù đất (Bác Hòa, ấp Nhân Tiến, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Các công trình: con đường liên xã Đá Bạc – Bình Ba, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nước sạch tại xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc, Hòa Bình, (xem câu chuyện số 5, 6 - phụ lục báo báo) là những ví dụ điển hình về tình trạng này. Người dân không chỉ không có thông tin về từng công trình đầu tư công cụ thể mà họ còn không nắm rõ được các thông tin về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình nói chung và do vậy không có thông tin về các kế hoạch đầu tư công hoặc không biết về chủ trương đầu tư, đặc biệt của cấp huyện và tỉnh. Tại các xã thuộc địa bàn tham vấn, việc công khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán quyết toán ngân sách xã, dự toán quyết toán các công trình đầu tư do xã làm chủ đầu tư đã được thực hiện, tuy nhiên đa số người dân vẫn không rõ về những thông tin này. Mặc dù có nghe nói hoặc có thấy, người dân không nhớ được hoặc không hiểu được những thông tin này. Bên cạnh đó, người dân không có các 6
  11. thông tin về chủ chương, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công của cấp tỉnh và huyện. “Ở đây là dân thì làm sao biết được. Nghe thì cũng có lúc nghe nói nhưng không nhớ được. (Nguyễn Tấn Đạt, gấp Gò Sầm, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) Tại tỉnh Hòa Bình, người dân cũng cho biết rằng họ được biết, nhưng biết một số thông tin về các chương trình cho xã làm chủ đầu tư và chỉ biết “phần phê duyệt, còn các phần khác không biết gì” hay “có đọc nhưng cũng không hiểu được vì không có ai giải thích”(Bác Kỷ, người dân xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) Cách cung cấp thông tin là một trong những lý do chính khiến người dân không biết hoặc biết không đầy đủ về chủ trương đầu tư công cũng như không biết về từng công trình cụ thể. Vị trí để các tờ thông tin về kế hoạch hoặc công trình không dễ thấy, thuật ngữ sử dụng quá kỹ thuật và không thân thiện v.v. là những lý do khiến thông tin dù có được công khai nhưng lại không giúp người dân hiểu được. Trong khi đó những công trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, có đóng góp của người dân về sức lao động, tiền mặt hay hiến đất thì người dân có thông tin đầy đủ về dự toán, thiết kế, và quyết toán công trình. Người dân biết rõ công trình làm khi nào, tiến độ ra sao, cách thức đóng góp và giám sát v.v.(Xem chi tiết tại các câu chuyện từ số 1 đến số 4 - phụ lục báo cáo). 2.2. Ngƣời dân thiếu các thông tin về ngƣời hay cơ quan chịu trách nhiệm giải trình về các công trình đầu tƣ công tại địa phƣơng Kết quả tham vấn cho thấy, không địa phương nào cung cấp cho người dân các thông tin về địa chỉ mà người dân có thể đến để tìm hiểu thêm thông tin, cũng như đưa ra các ý kiến phản hồi liên quan đến các công trình, dự án đầu tư công. Nhiều người dân khi có thắc mắc thì cũng không biết hỏi ai, đặc biệt khi những thắc mắc đó liên quan đến các công trình do cấp trên (huyện, tỉnh) làm chủ đầu tư. Không chỉ người dân, mà cả chính quyền địa phương và MTTQ tại cơ sở (thôn, xã) không có đầy đủ thông tin về các công trình do cấp trên làm chủ đầu tư. Do vậy, chính quyền địa phương hay MTTQ cũng không thể cung cấp thông tin hay giải đáp các thắc mắc cho người dân. Thậm chí người dân và có cả cán bộ của MTTQ cũng chưa hiểu được vai trò đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của người dân của MTTQ là như thế nào. Điều này khiến người dân không được đáp ứng nhu cầu giải đáp thông tin, ngoài ra cũng hạn chế vai trò của các cơ quan đại diện trong việc hỗ trợ người dân tham gia vào giám sát các công trình đầu tư công sử dụng vốn nhà nước. 7
  12. “Chúng tôi đâu có biết hỏi ai đâu, ra UBND xã thì ủy ban cũng không có biết, vì đó là của trên đưa xuống” (Ông Ty, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói về việc tìm hiểu thông tin liên quan đến con đường liên xã Bình Ba – Đá Bạc) “Lúc người dân có ý kiến, họ chạy đến gặp trưởng thôn, có cả mình là MTTQ đứng đó nhưng họ không hỏi mình mà chỉ hỏi trưởng thôn thôi. Mà cho đến giờ mình mới hiểu rõ là MTTQ có vai trò đại diện cho người dân như thế nào” (Chị Nguyễn Thị Châm, cán bộ MTTQ xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) “Nếu người dân có hỏi gì thì cứ chạy đến trưởng thôn, nếu trưởng thôn không biết thì phải đưa lên trên” (Bà Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) Khi khảo sát thực tế các công trình đầu tư công tại các tỉnh tham vấn, thực tế này diễn ra ở tất cả các công trình đầu tư công được khảo sát, như công trình Trung tâm học tập cộng đồng xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; Đập Hồ Tràm ở xã Thanh Hối, Tân Lạc, Hòa Bình; công trình cầu khe nước Lặn tại thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên, huyện Dakrông, tỉnh Quảng Trị; con đường Đá Bạc – Bình Ba, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Nhà sinh hoạt cộng đồng tại xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; công trình nhà sinh hoạt cộng đồng thị trấn Klông, huyện Đakrông tỉnh Quảng trị (xem chi tiết các câu chuyện số trong phần B phụ lục báo cáo). Việc không có thông tin về người hay cơ quan có trách nhiệm giải trình dẫn đến việc không phát huy được hiệu quả giám sát của người dân với các công trình đầu tư công. Người dân không có được thông tin phản hồi kịp thời và hiệu quả khi một công trình nào đó đang thi công và có vấn đề về tính phù hợp, chất lượng và hiệu quả. 2.3. Công trình đầu tƣ công, đặc biệt các công trình sử dụng 100% ngân sách nhà nƣớc chƣa khuyến khích và có cơ chế phù hợp để có đƣợc sự tham gia một cách hiệu quả của ngƣời dân. Kết quả tham vấn cộng đồng cho thấy người dân tại các địa bàn tham vấn đều chưa được tham gia thực chất và hiệu quả vào các hoạt động đầu tư công. Tất cả các công trình có vốn đầu tư 100% từ ngân sách nhà nước được khảo sát đều không có sự tham gia của người dân trong quá trình lựa chọn ưu tiên đầu tư/ra quyết định đầu tư công, thiết kế và giám sát thực hiện công trình. Các công trình đó bao gồm các loại công trình xây dựng đập hồ, cầu cống, đường xá, công trình nước sạch, công trình xây dựng nhà/trung tâm sinh hoạt cộng đồng, và công trình xây dựng thuộc Chương trình nông thôn mới. Cụ thể: công trình Đập Hồ Tràm ở xã Thanh Hối, Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; công trình xây dựng trung tâm học tập cộng đồng xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; công trình xây dựng nhà văn hóa thôn Đồng 8
  13. Riệc, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; công trình con đường liên xã Đá Bạc – Bình Ba, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; công trình nước sạch tại xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; công trình Nhà sinh hoạt cộng đồng xã Thanh Hối, huỵên Tân Lạc; các công trình thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; công trình Đập Đồng Nội tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; công trình nhà sinh hoạt cộng đồng thị trấn Klông Kla, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị; và công trình nhà văn hóa thuộc mô hình Nông thôn mới tại xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (xem chi tiết các câu chuyện trong phần B phụ lục báo cáo). Hiện nay người dân mới chỉ có thể tham gia đóng góp ý kiến và giám sát các công trình mà người dân có tham gia đóng góp - “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Người dân ở các địa bàn tham vấn cho biết họ chỉ tham gia đóng góp ý kiến, tham gia thực hiện và giám sát đối với các công trình đầu tư công ở địa phương mà có sự đóng góp tiền, sức lao động và đất đai của mình. Chỉ có con đường nhà nước và nhân dân cùng làm thì mới thực hiện họp dân, bàn về các khoản đóng góp, sau đó công khai dự toán, quyết toán” (Bác Sơn, khu phố Phước Hòa, thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). (xem chi tiết các câu chuyện trong phần A – và câu chuyện về xây đập Hồ Tràm trong phần B phụ lục báo cáo). Các công trình đầu tư công chưa có được sự tham gia hiệu quả của người dân có thể vì cán bộ địa phương và chủ công trình chưa thấy sự tham gia của người dân là quan trọng. Chính vì không thấy việc đó là quan trọng nên họ không tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự tham gia và cũng không khuyến khích sự tham gia. 2.4. Các cơ quan, tổ chức đại diện cho ngƣời dân (Ban GSCĐ, MTTQ, HĐND) chƣa phát huy hiệu quả vai trò đại diện cho ngƣời dân trong các quyết định đầu tƣ công và giám sát thực hiện đầu tƣ công Ban giám sát đầu tư cộng đồng và MTTQ chưa được tạo điều kiện để phát huy vai trò đại diện cho cộng đồng tham gia và giám sát các công trình đầu tư công. Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng được Thủ tướng ban hành theo quyết định số 80/2005/QĐ-TTg quy định quyền và trách nhiệm giám sát các công trình đầu tư của cộng đồng thông qua Ban GSĐTCĐ là đại diện cho người dân. Tuy nhiên, việc thực hiện quyết định này còn nhiều bất cập. Thứ nhất, Ban GSĐTCĐ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, do họ không được cung cấp hồ sơ công trình hoặc cung cấp không kịp thời để có thể theo dõi tiến độ và chất lượng công trình. Năng lực giám sát của các thành viên trong Ban cũng còn hạn chế. Ngoài ra, vai trò của 9
  14. Ban này không được làm rõ trong các hợp đồng với nhà thầu, cũng như với các bên liên quan khác kể cả người dân, dẫn đến tình trạnh “hữu danh vô thực” – các thành viên của Ban hầu như không có tiếng nói với chủ đầu tư cũng như nhà thầu. Còn với người dân thì họ cũng không tìm đến với Ban khi có nhu cầu cần được giải đáp thắc mắc hoặc cần phản hồi ý kiến vì chưa biết, chưa hiểu hoặc chưa thấy được vai trò thực chất và hiệu quả của Ban giám sát đầu tư cộng đồng. Tương tự như vậy, MTTQ cũng không có thông tin về thiết kế và dự toán các công trình đầu tư công và điều này gây khó khăn cản trở cho MTTQ khi muốn tham gia và tổ chức cho người dân tham gia giám sát các công trình đầu tư công. “MTTQ và các đoàn thể có tham gia giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới… Không có thiết kế và dự toán công trình chúng tôi không giám sát được” – (MTTQ và các đoàn thể chính trị -xã hội huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) “BGSĐTCĐ chỉ giám sát phần vốn dân góp… Phụ nữ khó đọc thiết kế, khó nắm chắc” – (MTTQ và các đoàn thể xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) “Mình chưa bao giờ nghe ban giám sát đầu tư cộng đồng.” - (Bà Lý, Ấp Gò Sầm, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ) Kênh tiếp xúc cử tri chưa đủ để hội đồng nhân dân có thể nắm bắt được hết nhu cầu, các mối quan tâm và các vấn đề cần ưu tiên giải quyết tại địa phương, làm cơ sở cho xây dựng chủ chương và kế hoạch đầu tư công. Tại các địa phương tham vấn, chính quyền địa phương đều cho rằng việc lập kế hoạch PTKTXH và dự toán ngân sách hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu người dân, được nắm bắt thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND. Các cuộc tiếp xúc cử tri này cũng được coi là kênh để người dân phản hồi những vấn đề bức xúc của địa phương. Trên thực tế, kênh tiếp xúc cử tri không đảm bảo để HĐND có thể nắm bắt được hết nhu cầu, các mối quan tâm và các vấn đề cần ưu tiên giải quyết tại địa phương. Mỗi năm HĐND chỉ có nhiều nhất là 4 lần tiếp xúc cử tri, nội dung thường đề cập đến nhiều vấn đề cùng một lúc, trong khi thời gian cho mỗi cuộc tiếp xúc cử tri không dài để có thể lắng nghe hết ý kiến của người dân một cách đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó, số lượng người tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri này cũng không nhiều nên khó có thể đảm bảo tính đại diện và đầy đủ của các ý kiến. “Mỗi cuộc tiếp xúc cử tri nhiều nhất là khoảng 50 người tham gia” (một người dân tại phường Bà Triệu, thành phố Nam Định) Ở các địa phương khác như tỉnh Hòa Bình, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cán bộ UBND xã cho biết mỗi cuộc tiếp xúc cử tri chỉ có khoảng 10% người dân tới tham dự. 10
  15. Bên cạnh đó, đại biểu HĐND khó đưa ra các ý kiến độc lập do tình trạng không chuyên trách, nhiều đại biểu HĐND đồng thời cũng là cán bộ công chức các cơ quan hành pháp. Ví dụ, Chủ tịch HĐND đồng thời cũng có thể là Phó CT UBND xã hoặc Bí thư/Phó Bí thư Đảng ủy. Do vậy, việc đưa ra các ý kiến độc lập trong vai trò phản biện là khá thách thức, do bản thân đại biểu HĐND khó phân định vai trò của mình ở mỗi vị trí. 2.5 Các công trình, chƣơng trình không có sự tham gia của ngƣời dân dẫn đến không hiệu quả và lãng phí, không đáp ứng đúng nhu cầu và hoàn cảnh thực tế tại địa phƣơng, thậm chí gây thiệt hại cho ngƣời dân Kết quả tham vấn cho thấy việc khi người dân không được hỏi ý kiến trong quá trình khảo sát thiết kế công trình, lập dự toán và không được tham gia giám sát thực sự trong quá trình thực hiện đã dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực do các công trình không đảm bảo chất lượng, không phù hợp hoàn cảnh thực tế hoặc không đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Kết quả khảo sát các công trình cụ thể, điển hình là 10 công trình đầu tư công tại 4 tỉnh tham vấn minh chứng nhận định này. (1) Công trình đập Hồ Tràm ở xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình được xây dựng với mục đích đảm bảo tưới tiêu cho cánh đồng của xã, với số vốn đầu tư khoảng 40 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước. Công trình được hoàn thành và đi vào sử dụng năm 2012, nhưng khi xây xong thì van xả nước bị hỏng, không trữ nước được và tới vụ mùa bà con cần nước thì đập không có nước. Bà con phản ảnh rất nhiều nhưng không có kết quả, thậm chí nhận được câu trả lời “đã làm theo thiết kế rồi”. Cuối cùng người dân đành phải góp sức góp công để đắp bờ mương để đảm bảo tưới tiêu cho mùa vụ. (2) Con đường Bình Ba - Đá Bạc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đầu tư từ ngân sách nhà nước và do tỉnh làm chủ đầu tư. Bên chủ đầu tư khi thiết kế và thi công công trình không lấy ý kiến người dân dọc tuyến đường nên một số cống đặt sai vị trí, dẫn đến việc ngập lụt và làm chết vườn tiêu của một số hộ gia đình – người dân mất kế sinh nhai. Bên cạnh đó nền đường cao hơn nền nhà dân xây dựng hai bên đường, gây cản trở khó khăn cho việc đi lại cho người dân và ngập lụt nhà dân hai bên đường mối khi mưa xuống. Người dân và chính quyền địa phương cơ sở đều không hài lòng về con đường này, họ kiến nghị chủ đầu tư cần tham khảo ý kiến các hộ dân và chính quyền cơ sở khi thiết kế và thi công công trình này. (3) Công trình nước sạch tại xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc, Hòa Bình được nhà nước hỗ trợ xây dựng năm 2010. Đối tượng hưởng lợi công trình này là người dân 4 thôn Khang 1, Khang 2, Cộng 1 và Cộng 2. Kinh phí xây dựng công trình khoảng 998 triệu đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện công 11
  16. trình, bà con chỉ biết là nhà nước làm đường nước, chứ không được biết ai là chủ đầu tư, công trình hết bao nhiêu tiền, đơn vị thi công là ai và cũng không được đóng góp ý kiến hay tham gia giám sát. Đến nay, công trình đã hoàn thành nhưng vẫn để đó, chất lượng xuống cấp nghiêm trọng, người dân không sử dụng được. (4) Công trình xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng tại xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc được xây dựng năm 2008 do huyện làm chủ đầu tư. Mục đích của việc xây dựng Nhà sinh hoạt cộng đồng này nhằm để bà con có nơi tổ chức các chương trình sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Cả quá trình xây dựng (từ việc thiết kế tới việc chọn lựa nguyên vật liệu và thi công) toàn bộ do Huyện thực hiện, chính quyền xã và người dân không được tham gia vào bất kỳ khâu nào. Xây cất xong từ năm 2008 nhưng 3 năm trở lại đây, công trình xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí hiện giờ không ai dám trèo lên nhà sàn này vì nó có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. (5) Công trình đập Đồng Nội xã Đồng Tâm, Lạc Thủy, Hòa Bình được xây dựng năm 2010. Người dân không được hỏi ý kiến khi khảo sát nên thiết kế công trình không phù hợp. Sau khi xây xong xảy ra tình trạng nước tràn vào vườn nhà dân gây ngập úng, nguyên nhân là do chiều cao của mặt tràn cao hơn so với quy định, đặc biệt lại cao hơn nhà dân. (6) Công trình nhà sinh hoạt cộng đồng Khóm 1, thị trấn Klông Kla, huyện Đakrông, Quảng Trị do Ban Quản lý dự án giảm nghèo của huyện làm chủ đầu tư. Người dân Khóm 1 cho rằng chất lượng công trình không đảm bảo, mới sử dụng năm 2010 mà nay đã xuống cấp nhanh chóng do chất lượng kém. Ông Cương, đại diện người dân nói rằng: “Với số tiền 140 triệu khi đó nếu giao cho dân làm thì sẽ làm được cái nhà tốt hơn nhà hiện tại rất nhiều”.. (7) Công trình Cầu khe nước Lặn tại thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên, huyện Dakrong, tỉnh Quảng Trị được xây dựng năm 2009, với ngân sách là 25 triệu đồng. Mục đích của công trình là để giao thông đi lại thuận tiện, nhất là vào mùa mưa. Nhưng do người dân không được tham gia vào khảo sát, dự toán và giám sát thi công nên hậu quả là công trình tuy đã hoàn thành nhưng chẳng những đã không giúp người dân đi lại thuận tiện như mong đợi, mà còn gây cản trở ngược lại. Công trình hiện trở thành nơi đổ và chứa rác của bà con. Người dân đã nhiều lần kiến nghị phá bỏ cầu này nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi từ chính quyền. (8) Công trình Trung tâm học tập cộng đồng xã Khoan Dụ, Lạc Thủy, Hòa Bình được xây dựng năm 2005 với vốn đầu tư 4 tỷ đồng. Trước khi xây dựng công trình này, cán bộ xã đã trình bày rất nhiều lần về điều kiện thực tế ở địa phương là vùng ngập lụt và đề nghị cần khảo sát kỹ, cụ thể phải đảm bảo chiều cao công trình, giảm tối đa ảnh hưởng của lũ lụt. Tuy nhiên, các cơ quan cấp trên vẫn giữ nguyên thiết kế theo mẫu của tỉnh và xã nhận được một câu trả lời “Có nhận thì nhận, không nhận thì chúng tôi 12
  17. mang đi xã khác”. Kết quả là sau khi hoàn thành, vào các mùa lũ công trình này thường bị ngập nước, đỉnh điểm là năm 2007, mực nước ngập lên đến ngang cửa chính. Việc xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng không tiếp thu ý kiến chính quyền cơ sở và tham vấn ý kiến người dân đã tạo ra bức xúc của chính quyền cơ sở và người dân địa phương. Bên cạnh những công trình được minh chứng ở trên, còn có các công trình khác được khảo sát cho thấy người dân không được hỏi ý kiến trong quá trình khảo sát thiết kế, lập dự toán và không được tham gia giám sát thực sự trong quá trình thực hiện đã dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực do không đáp ứng được nhu cầu ưu tiên của người dân, hoặc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp hoàn cảnh thực tế, như việc phân bổ nguồn lực cho các công trình xây dựng thuộc Chương trình nông thôn mới tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, và việc đầu tư công trình ở xã Minh Nghĩa, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. (xem chi tiết tại câu chuyện số 8 và các câu chuyện khác ở phần B – Phụ lục báo cáo). Quá trình tham vấn cũng ghi nhận những phản ứng không hài lòng và thậm chí mất lòng tin của ngƣời dân và các cấp chính quyền điạ phƣơng khi các quyết định đầu tư công và việc sử dụng tiền (ngân sách) dành cho các công trình đầu tư công không hiệu quả và lãng phí. Đơn cử, chị Dự, một trong những người hưởng lợi từ công trình nước sạch xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình chia sẻ “thấy bảo công trình này là công trình của nhà nước tới làm cho, thấy vui lắm. Nghĩ chắc chắn là công trình của nhà nước thì kiểu gì cũng rất tốt, rất yên tâm. Ai chứ nhà nước mà đã giám sát thì chắc chắn rồi. Ai dè đâu công trình của nhà nước mà giờ dân chả được hưởng gì…”, hoặc bác Lâm tại Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy chia sẻ “Trước đây tôi rất tâm huyết với chủ trương của nhà nước, nhưng quá trình thực hiện đã làm mất lòng tin của tôi và của người dân. Tôi chỉ mong có quyền xây dựng, giám sát, kiểm tra và có quyền được biết tất cả thông tin”. Ông Nguyễn Ái Ba, một người dân Khóm 1 thị trấn Klông Kla nói: “Luật có chỉ ở trên giấy tờ, thực tế người dân không tham gia, không biết”; hay một đại diện người dân xã Hòa Lộc, TP Nam Định đã chia sẻ “Các công trình cứ làm xong mà không sử dụng được hoặc nhanh xuống cấp thì người dân cũng thấy xót vì tiền bị lãng phí. Nếu cứ như thế mãi thì người dân mất lòng tin vào Đảng, vào chính quyền”. 2.6. Ngƣời dân mong muốn đƣợc cung cấp thông tin, đƣợc lấy ý kiến và tham gia giám sát các công trình đầu tƣ công ở địa phƣơng nơi họ sinh sống Kết quả tham vấn cho thấy, người dân có ý kiến và mong muốn được cung cấp thông tin và được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và giám sát các công trình đầu tư công ở địa phương nơi mình sinh sống. 13
  18. “Tôi rất muốn tham gia giám sát công trình xây đập (Hồ Tràm) này để đảm bảo chất lượng của công trình”. (Anh Ninh, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình). Ông Hà Văn Nam trưởng phòng TCKH huyện cho biết: “con đường Đá Bạc – Bình Ba được xây dựng xong thì sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bà con nhân dân dọc theo tuyến đường đi qua. Nhưng đúng là BQL dự án nên tham khảo ý kiến của xã và chính người dân địa phương khi thiết kế và thi công con đường thì sẽ tránh được những điều đáng tiếc như vậy và công trình do nhà nước đầu tư sẽ hiệu quả cao hơn” Bác Lâm người dân tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình cho biết “Trước đây tôi rất tâm huyết với chủ trương của nhà nước, nhưng quá trình thực hiện đã làm mất lòng tin của tôi và của người dân. Tôi chỉ mong có quyền xây dựng, giám sát, kiểm tra và có quyền được biết tất cả thông tin”. Các câu chuyện được liệt kê tại phần B Phụ lục báo cáo cũng là những minh chứng cụ thể về mong muốn này của người dân, cụ thể: Câu chuyện về công trình Đập Hồ Tràm ở xã Thanh Hối, Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; công trình cầu khe nước Lặn tại thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên, huyện Dakrong, tỉnh Quảng Trị; con đường Đá Bạc – Bình Ba, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; công trình nước sạch tại xã Quy Hậu, Tân Lạc, Hòa Bình; Nhà sinh hoạt cộng đồng tại xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc; công trình Đập Đồng nội tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, công trình nhà sinh hoạt cộng đồng trấn Klông, huyện Đakrông tỉnh Quảng trị. 2.7. Sự tham gia của ngƣời dân vào các công trình đầu tƣ công (lập kế hoạch, xây dựng dự toán, thiết kế, giám sát thực hiện) góp phần mang lại sự hài lòng của ngƣời dân và đảm bảo hiệu quả đầu tƣ công Kết quả tham vấn cho thấy rõ các công trình được khảo sát có sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch, xây dựng dự toán, thiết kế và giám sát thực hiện thì các công trình đều mang lại sự hài lòng và hiệu quả cao vì đáp ứng được nhu cầu của người dân và chi phí hiệu quả. Điển hình là công trình đèn đường tại thôn Xuân Lâm và Na Nẫm, xã Triệu Nguyên, huyện Dakrông, tỉnh Quảng Trị; công trình xây dựng nhà văn hóa thôn Đồng Riệc, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; công trình điểm sinh hoạt cộng đồng của khu phố Phước Hòa, thị trấn Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; công trình đường nhánh Đón Lang tại thôn Cộng 2, xã Quy Hậu, tỉnh Hòa Bình; công trình đường bê tông Kim Đồng tại Khu phố 6, phường 2, Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; xây dựng hệ thống mương tưới tiêu tại Thôn Bào, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; công trình làm đường tại tổ 4, phường Tràng Thi, thành phố Nam Định (xem chi tiết các câu chuyện điển trong phần A phụ lục báo cáo). 14
  19. Với những công trình này, khi có chủ trương xây dựng, chính quyến cơ sở (xã, thôn) họp dân, thông báo về chủ trương, kế hoạch đầu tư, lấy ý kiến người dân về thiết kế và dự toán ngân sách của công trình và kêu gọi, đề xuất các khoản đóng góp của người dân (ngày công lao động, tiền mặt hay hiến đất). Người dân thấy được sự cần thiết của các công trình đối với cá nhân và cộng đồng của mình, hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia xây dựng công trình. Họ phần khởi và tích cực tham gia đóng góp ý kiến và nguồn lực vào việc xây dựng kế hoạch, thực hiện và giám sát các công trình. “Chúng tôi cảm thấy rất phấn khởi, hài lòng về chất lượng công trình vì có sự tham gia của người dân và mong muốn các công trình trên địa bàn đều có sự tham gia của người dân”(Một người dân tại thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên, huyện Dakrông, tỉnh Quảng Trị ). “Vì tài chính công khai, minh bạch, và sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân nên mới có thể làm được công trình này” (Chị Tâm, người dân thôn Đồng Riệc, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) “Tôi vẫn nhớ mãi cái ngày hôm ấy, trời mưa to lắm, nhưng là ngày đầu tiên ban vận động bắt đầu đi gặp các hộ dân để huy động tiền đóng góp. Chúng tôi đi một mạch đến đêm mới về nhưng chúng tôi huy động được ngay lập tức của bà con hơn 30 triệu. Dân tôi đúng là có tấm lòng vàng. Có việc gì khó dân làm xong ngay”. (ông Lê Thanh Sơn – thành viên ban giám sát cộng đồng khu phố Phước Hòa, thị trấn Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) Qua tham vấn và khảo sát cũng thấy rõ một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các công trình này - chính là sự quyết tâm của cán bộ chính quyền địa phương trong việc tổ chức cho người dân tham gia và giám sát các công trình này. “Khi có người dân tham gia công trình đảm bảo chất lượng hơn, họ có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng công trình, thi công mà người dân thì giảm được chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, có sự đồng thuận của người dân thì việc gì cũng có thể làm được. Cái gì xuất phát từ nhu cầu của người dân, lắng nghe người dân, có được sự đồng thuận của dân thì sẽ đạt hiệu quả cao”. (ông Đặng Mai Sơn, phó bí thư tỉnh đoàn tỉnh Hòa Bình) Các minh chứng này cho thấy người dân hoàn toàn có thể tham gia thực chất và hiệu quả vào quản lý các công trình đầu tư công tại địa phương. Bên cạnh đó cũng cho thấy rõ ràng khi chính quyền địa phương có quyết tâm thì họ hoàn toàn có thể tổ chức cho người dân tham gia và giám sát các công trình đầu tư công tại địa phương một cách thực chất và hiệu quả. Thậm chí cộng đồng hoàn toàn có thể tham gia đấu thấu và quản lý xây dựng công trình đầu tư công tại địa phương với 100% vốn đầu tư từ 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2