intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH II BÀI 5: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CHẢY MỀM CỦA BITUM

Chia sẻ: Toàn Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

249
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bitum dầu mỏ được dùng nhiều trong công nghiệp và trong xây dựng đường xá, Sơn chống gỉ kim loại và các vật liệu lợp nhà, chống thấm bê tông, ngoài ra loại bitum đặc biệt còn được dùng trong công nghiệp sơn, côn nghiệp lốp xe ô tô, công nghiệp điện và các lĩnh vực khác,... Phụ thuộc vào công dụng sử dụng nhất là: độ hoà tan, nhiệt độ chảy mềm, độ lún kim ở 25 °C, độ giãn dài ở 25 °C....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH II BÀI 5: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CHẢY MỀM CỦA BITUM

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HỮU CƠ HOÁ DẦU & BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH II BÀI 5: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CHẢY MỀM CỦA BITUM Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thanh Huyền Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Ngọc MSSV: 20081898 Lớp: Hoá Dầu 1 Khoá: 53 Hà Nội, 10/2012

  2. I. Ý nghĩa Bitum dầu mỏ được dùng nhiều trong công nghiệp và trong xây dựng đường xá, Sơn chống gỉ kim loại và các vật liệu lợp nhà, chống thấm bê tông, ngoài ra loại bitum đặc biệt còn được dùng trong công nghiệp sơn, côn nghiệp lốp xe ô tô, công nghiệp điện và các lĩnh vực khác,... Phụ thuộc vào công dụng sử dụng nhất là: độ hoà tan, nhiệt độ chảy mềm, độ lún kim ở 25 °C, độ giãn dài ở 25 °C. Do thành phần của bitum không đồng nhất nên quá trình chuyển từ trạng Thái này sang trạng Thái khác xảy ra từ từ và nhiệt độ chảy mềm của bitum không đồng nghĩa với nhiệt độ nóng chảy của nó. Người ta thừ nhận nhiệt độ chảy mềm của bitum là là nhiệt độ có tính quy ước, khi đó bitum chuyền từ trạng Thái cứng sang trạng Thái chảy giọt trong điều kiện của dụng cụ đo. Xác định nhiệt độ chảy mềm được thực hiện theo phương pháp "viên bi". Nhiệt độ chảy mềm của bitum phụ thược vào thành phần hoá học của nó. Nếu hàm lượng nhựa, asphanten cao sẽ làm tăng nhiệt độ chảy mềm, nếu hàm lượng các chất dầu chưa bị trùng hợp và khó bị oxi hoá trong bitum cao sẽ làm giảm nhiệt độ chảy mềm. II. Cấu tạo của dụng cụ. Dụng cụ Cần có: 1. Nắp sắt 2. Giá đỡ dụng cụ 3. Viên bi 4. Mẫu bitum cần nghiên cứu 5. Vòng đồng 6. Tấm đỡ vòng đồng và bi 7. Cốc thủy tinh Dụng cụ bao gồm nắp sắt gắn vào giá đỡ (2). Trên giá (2) có gắn các tấm (6), trên đó có đặt vòng đồng (5) trong chứa bitum Cần nghiên cứu, trên mẫu bitum đặt viên bi (3). Tấm đỡ (9) để hứng mẫu bitum lúc chảy mềm rơi xướng cùng viên bi. Xác định nhiệt độ chảy mềm nhờ nhiệt kế. Bếp điện (8) kèm biến ráp để điều chỉnh tốc độ tăng nhiệt độ. Vòng đồng (5) có đường kính 15,9mm, cao 6,35 mm và thành của nó dày 2,4 mm. Viên bi (3) bằng thép có trọng lượng 0,35N đường kính 9,5mm.
  3. Nhiệt kế 0~150 °C chia chính xác 0,5 °C / vạch. Bầu thuỷ ngân của nhiệt kế đặt ngang với vị trí vòng đồng (5). III. Tiến hành thí nghiệm Vòng đồng đã được gia nhiệt nóng đến 30 °C, đặt chúng lên một tấm thủy tinh hay một tấm thép mỏng. Trên mặt tấm thủy tinh hay tấm thép bôi trơn lớp glyxerin mỏng (glyxerin trộn với bột tal theo tỷ lệ 3:1) sao cho bitum không dính lên bề mặt tấm thủy tinh, nhưng cũng không được bôi thông hợp glyxerin/ bột tal quá nhiều đến mức glyxerin bám cả vào thành phía trong của vòng đồng, làm kém khả năng kết dính của bitum với vòng đồng. Đun nóng bitum trong một chén kim loại đến chảy lỏng, đổ bitum lỏng vào trong các vòng đồng cho đến khi đầy. Dùng dao nóng cắt chỗ bitum thừa cho bằng với mép của vòng đồng, lúc bitum còn mềm đặ tnhej viên bi lên đúng giữa bề mặt vòng đồng để tạo một vết lõm nhỏ. Sau đó đặt vòng đồng đã có bitum và bi vào vị trí trong cốc thủy tinh chứa đầy glyxerin như hình vẽ trên. Đặt cốc thuỷ tinh đó lên bếp điện, thay đổi tốc độ gia nhiệt của cốc glyxerin nhờ một biến thế tự ngẫu. Tốc độ tăng nhiệt độ là 5 °C / phút. Nhiệt độ chảy mềm là nhiệt độ khi đó dưới tác dụng của trọng lượng viên bi, bitum và bi bị rơi xuống và tiếp xúc với tấm đỡ (9) khi đó đọc nhiệt độ trên nhiệt kế. Nếu nhiệt độ chảy mềm của bitum nhỏ hơn 80 °C thì có thể dùng nước cất thay cho glyxerin. Ghi các giá trị nhiệm độ khi các viên bi và bitum chạm tấm. Giá trị đó chính là nhiệt độ chảy mềm của bitum. Lấy kết quả trung bình. IV. Kết quả thí nghiệm. Ngày làm thí nghiệm: 16/10/2012 Tên mẫu bitum: Mã hiệu: Nhiệt độ chảy mềm của bitum: Lần 1: 97 °C Lần 2: 98 °C Lần 3: 98 °C Kết quả trung bình: 97.67 °C Nhận xét
  4. V. Các tiêu chuẩn ASTM. V.1. XÁC ĐỊNH ĐỘ CHẢY MỀM CỦA BITUM – ASTM D 36 1. Phạm vi ứng dụng Phương pháp thử nghiệm này chủ yếu được dùng cho các sản phẩm bitum. Trong bài này điểm chảy mềm được xác định bằng phương pháp kiểm định truyền thống vòng và bi (ring and ball method) theo tiêu chuẩn ASTM D 36. 2. Mục đích và ý nghĩa Nhằm xác định độ cứng của bitum. Ngoài ra nhiệt chảy mềm của bitum còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tồn trữ và vận chuyển. 3. Tóm tắt phương pháp. Điểm chảy mềm là nhiệt độ mà tại đó sự hóa mềm của mẫu bitum nằm trong vòng, dưới tác dụng của nhiệt, đủ để viên bi đặt trên nó rơi và kéo bitum xuống. 4. Tiến hành thực nghiệm 4.1. Thiết bị – hóa chất a. Thiết bị Bộ thiết bị đo điểm chảy mầm của bitum bao gồm: Bi bằng thép Vòng định tâm cho bi Hệ thống gia nhiệt b. Hóa chất Nước cất - Vòng bằng thép - Nhiệt kế - Glyxerin - Etylenglycol 4.2. Chuẩn bị mẫu: Gia nhiệt mẫu cẩn thận, khuấy đều để tránh nhiệt cục bộ cho đến khi mẫu chảy được. Chú ý: khuấy thận trọng để tránh tạo bọt cho mẫu. Đối với mẫu ashphalt, gia nhiệt không quá 2 giờ để nhiệt độ không cao hơn 110 °C so với điểm chảy mềm dự đoán. Đối với mẫu nhựa đá, gia nhiệt không quá 30 phút để nhiệt độ không cao hơn 55 °C so với điểm chảy mềm dự đóan. Nếu cần lặp lại thử nghiệm, không gia nhiệt trở lại mẫu trên, lấy mẫu mới để tiến hành lại từ đầu. Gia nhiệt hai vòng đồng thau đến xấp xỉ nhiệt độ chảy được của mẫu và đặt chúng trên tấm đồng thau phẳng, nhẵn đã được bôi một lớp mỏng dầu silicon. Rót với một lƣợng hơi thừa bitum vào trong mỗi vòng và sau đó để nguội trong không khí ít nhất 30 phút. Đối với loại bitum mềm ở nhiệt độ thường, làm
  5. nguội mẫu ít nhất 30 phút trong không khí ở nhiệt độ thấp hơn ít nhất 10 °C so với điểm chảy mềm dự đoán. Từ lúc rót mẫu đến kết thúc thử nghiệm không kếo dài quá 4 giờ. Khi mẫu đã nguội, cắt bỏ phần bitum thừa bằng một con dao hay spatula được hơ nóng nhẹ, để lớp bitum ngang bằng với mặt trên của vòng. 4.3. Chọn chất tải nhiệt Sử dụng nước cất đối với mẫu có nhiệt độ chảy mềm từ 30 đến 80 °C. Nhiệt độ bể lúc khởi đầu là 5 +- 1 °C Sử dụng glyxerin đối với mẫu có nhiệt độ chảy mềm từ 80 đến 157 °C. Nhiệt độ bể lúc khởi đầu là 30 +- 1 °C Sử dụng etylenglycol đối với mẫu có nhiệt độ chảy mềm từ 30 đến 110 °C. Nhiệt độ bể lúc khởi đầu là 5 +-1 °C 4.4 Quy trình thử nghiệm Lắp bộ dụng cụ bao gồm vòng chứa mẫu, vòng định tâm và nhiệt kế vào đúng vị trí. Cho chất lỏng tải nhiệt vào bể đến chiều cao 105 +- 3mm. Nếu sử dụng etylen glycol cần dùng quạt hút để hút khí độc. Dùng kẹp đặt hai viên bi thép vào dưới đáy bể để chúng đạt đến nhiệt độ khởi đầu như những bộ phận khác của dụng cụ. Đặt bể vào trong nƣớc đá hay gia nhiệt nhẹ, nếu cần thiết để đạt và duy trì nhiệt độ khởi đầu trong vòng 15 phút. Chú ý tránh làm bẩn chất lỏng tải nhiệt. Dùng kẹp để lấy viên bi ở đáy bể đặt vòng định tâm. Gia nhiệt bể sao cho nhiệt độ tăng với tốc độ không đổi 50 °C /phút. Giữ cho bể tránh bị gió, dùng các tấm chặn nếu cần thiết. Không tính trung bình tốc độ tăng nhiệt độ trong quá trình thử nghiệm. Sai số tối đa cho phép cho mỗi phút, sau 3 phút đầu, là 0,5 °C. Không chấp nhận các kết quả mà tốc độ tăng nhiệt độ không nằm trong giới hạn cho phép. Ghi nhiệt độ cho mỗi vòng và bi tại thời điểm bitum bao quanh viên bi rơi chạm vào mặt tấm dưới. Chú ý: không hiệu chỉnh phần nhô ra của nhiệt kế. Nếu 2 nhiệt độ cách nhau quá 1 °C , phải làm lại thí nghiệm. 5. Báo cáo kết quả Ghi kết quả điểm chảy mềm và chất lỏng tải nhiệt sử dụng. Đối với mẫu bitum cho trƣớc, điểm chảy mềm xác định trong nước sẽ nhỏ hơn so với trong glyxerin. Để chuyển điểm chảy mềm trong nước ở nhiệt độ hơi cao hơn 80 °C sang điểm chảy mềm trong glyxerin, cộng thêm + 4,2 °C đối với mẫu asphalt và +1,7 °C đối mẫu nhựa than đá. Nếu điểm chảy mềm trong nƣớc 85 oc , làm lại thử nghiệm với chất tải nhiệt là glyxerin.
  6. Điểm chảy mềm trong glyxerin nhỏ hơn 84,5 °C đối với asphalt và nhỏ hơn 82,0 °C đối với nhựa than đá được chuyển sang điểm chảy mềm trong nƣớc bằng hệ số hiệu chỉnh - 4,2 °C đối với mẫu asphalt và -1,7 °C đối với mẫu nhựa than đá. Nếu điểm chảy mềm trong glyxerin 800C đối với asphalt và 77,5 °C đối với nhựa than đá, làm lại thử nghiệm với chất tải nhiệt là nước. Điểm chảy mềm (SP) trong etylen glycol chuyển sang điểm chảy mềm trong nước và glyxerin từ các công thức sau: Asphalt : SP(glyxerin) = 1,026583 x SP(etylen glycol) - 1,334968 (°C ) SP (nước ) = 0,974118 x SP(etylen glycol) - 1,44459 ( °C ) Nhựa than đá: SP(glyxerin) =1,044795 x SP(etylen glycol) - 5,063574 SP (nước ) = 1,061111 x SP(etylen glycol) - 8,413488 6. Độ chính xác Độ lập lại: 3 °C. Độ tái lập lại: 6 °C. V.2. D3461-97: Phương pháp kiểm tra chuẩn cho nhiệt độ chảy mềm của Asphanten và hắc yến. 1. Phạm vi 1.1. Phương pháp kiểm tra này dùng để xác định điểm chảy mềm của asphanten và hắc yến trong khoảng từ 50 °C -> 180 °C bằng dụng cụ (cốc và quả bóng) và đưa ra kết quả so sánh với kết quả kiểm tra theo phương pháp D36. Chú ý 1: nếu khoảng nhiệt độ chảy mềm của hắc Yến và asphanten nằm ngoài khoảng của phương pháp thì Cần phải kiểm tra bị mẫu theo phương pháp D36 (vòng và bi ) để kiểm tra kết quả của phương pháp. 1.2. Chuẩn này không có diễn tả các vấn đề an toàn, hay điều gì liên quan đến sử dụng. Nhưng nó yêu cầu người sử dụng chuẩn này phải có trách nhiệm thiết lập an toàn cá nhân và sức khỏe khi thực hành và xác định khoảng giới hạn sử cụng thường có thể. 2. Tài liệu tham khảo. 2.1. ASTM chuẩn:
  7. A314: đặc điểm cho vật liệu chế tạo thanh thép không gỉ và cách rèn D36: phương pháp kiểm tra điểm chảy mềm của bitum (dụng cụ bòng và bi) D140: thực hành với mẫu nguyên liệu bitum. D4296: thực hành với mẫu nguyên liệu hắc yến. 3. Tóm tắt phương pháp: 3.1. Trong phương pháp này, nhiệt độ chảy mềm được định nghĩa là nhiệt độ mà mẫu (mẫu đặt trong hình trụ tròn 6,5mm chiều dài đặt thẳng đứng, đặt trên mẫu một viên bi chì đường kính 8mm ở chính giữa tâm tròn), dòng chảy xuống khoảng cách 19mm để đứt Liên kết với thành kim loại khi mà mẫu được gia nhiệt. 3.2. Asphanten và hắc yến không chuyển từ rắn sang pha lỏng khi gia nhiệt, do đó không có điểm chảy thực. Khi nhiệt độ tăng, chúng mềm một cách từ từ ta có thẻ nói là chúng giảm nhớt đi. Vì lý do này, xác định điểm chảy mềm của chúng phải tuỳ từng trường hợp, nhưng phải gần với định nghĩa. Phương pháp kiểm tra giá trị này dùng để "tái sản xuất". 3.3. Phương pháp kiểm tra này sử dụng cho xác định chắc chắn một thành phần để thiết lập sự giống nhau của mối quan hệ nguồn cung cấp và ứng dụng. 4. Dụng cụ thí nghiệm 4.1. Dụng cụ (metter dropping Point cell) được sử dụng cho phương pháp này. Giá trị thương mại của Bộ dụng cụ này bao gòm Bộ điều chỉnh với đầu xác định nhiệt độ số, kết nối với Bộ phận đun, mẫu mực và các phụ kiện khác. Độ điều khiển đơn vị tự động điều chỉnh tốc độ gia nhiệt của lò đốt. Nhiệt độ chảy mềm được xác định trên màn hình đọc và khi mà chương trình gia nhiệt được tạm dừng, khi mẫu chảy thì bấm nút chụp lại nhiệt độ. Quan sát thiết bị. 4.1.1. Bộ điều chỉnh: thiết bị này được cung cấp một cách Liên tục, nhiệt độ tuyến tính từ khoảng 25-250 °C với tốc độ gia nhiệt 2 °C / phút. Tín hiệu đọc sẽ hiển thị nhiệt độ với độ chính xác 0.1 °C. 4.1.2. Bộ phân gia nhiệt: bộ phận này có năng suất gia nhiệt cho mẫu cốc. Được mô tả như mục 5.1.3. Với tốc độ tuyến tính tù 1.7->2.3 °C / phút. Nó bao gồm cả hệ thống cảm ứng có khả năng xác định nhiệt độ chảy mềm với độ chính xác 0,1 °C. 4.1.3. Lắp ráp cao óc mẫu: cốc làm bằng đồng thau được mạ crom hoặc làm bằng thép không rỉ theo chuẩn 303 (DNS 530.300) các Bích thùa được chỉ ra. Nó được lắp ráp với mẫu để kiểm tra mẫu. Mẫu sẽ rơi xuống với khoảng cách 19mm chước khi chạm vào thanh đơ và dừng quá trình gia nhiệt và độc nhiệt độ chảy mềm.
  8. 4.1.4. Viên bi chì được dùng là phù hợp với mục đích trên. 5. Tác nhân: Xylene, mức độ công nghiệp. 6. Giới hạn đo của dụng cụ đo: 6.1. Bước này thỉnh thưởng mới yêu cầu, được thiết lập để xác định nhiệt độ bằng dụng cụ với giá trị chuẩn. Một cốc đặc biệt với đáy được khoét lỗ đường kính 2.8mm. 6.2. Thuốc thử: thuốc thử chuẩn là benzoic acid để xác định ẩm. Vì vật liệu này hút ẩm, nên khi bảo quản nó phải vặn nắp thật kín và chặt và thay thế vật liệu sạch khi bị tình nghi có hydrat. 6.3. Trình tự tiến hành: 6.3.1. Điền đầy mẫu vào cốc. Chỗ đe cốc làm sạch sẽ, bề mặt phẳng, thêm một lượng nhỏ benzoic acid tinh thể và ấn cái que (đường kính 4.5mm). Kiểm tra đáy hoàn toàn đầy. Làm đầy lại và Ấn tiếp cho đến khi cốc đầy acid benzoic. Loại bỏ tất cả các tinh thể ngoài cốc. 6.3.2. Gia nhiệt sử lý nhiệt trước bằng lò đốt ở 121 °C và duy trì tại nhiệt độ đố. Đặt đầu đạn chưa acid benzoic ở lò nung. Cẩn thận trượt thanh dầm tới vị trí chính xác. Đợi cho nhiệt độ cân bằng, đó là khi lò và mẫu ở nhiệt độ cân bằng đã thiết lập từ trước, nhưng không bé hơn 30s sau khi thêm mẫu vỏ đạn. Tự động gia nhiệt khoảng 0.2 °C / phút. Nhiệt độ sẽ tăng một cách ổn định cho đến khi điểm rơi đạt và duy trì ổn định đầu đọc. 6.3.3. Làm lạnh: ngay khi rời đầu dạn ráp vào kiêm tra Bộ phận phát hiện nhiệt độ mẫu vượt qua thanh đỡ và không có hiện tượng bấm nút xảy da. Nếu có trục trặc hay nghi ngờ, tất cả quá trình phải làm lại. Kiểm tra dụng cụ cẩn thận để chắc chắn không có cặn bám. Sử dụng dao để lại bỏ hết các acid còn bám trên thành cốc và đáy của vỏ đạn. Rửa cốc và vỏ đạn trong Xylene, hoặc một dung dịch khác phù hợp, để loại bỏ các gợn cặn bám cuối cùng. 6.3.4. Giải thích: nếu kết quả không là 123.5 +- 0.5 °C thì lập lại bước kiểm tra. Nếu giá trị thứ 2 là lớn hơn 0.6 °C hoặc nhỏ hơn so với 123.4 °C, ước lượng điểm chảy của mẫu sạch benzoic, dụng cụ Cần mang đi hiệu chỉnh lại hoặc sửa chữa. 7. Mẫu.
  9. 7.1. Mẫu từ Tàu sẽ được lấy dưới sự cho phép theo chuẩn D140 cho asphanten và D4296 cho hắc Yến và từ do cho các chất khác. Trộn mẫu trước khi loại bỏ các phần đại diện cho xác định hoặc đề hydrat hoá. 7.2. Chuẩn bị mẫu hắc Yến. 7.2.1. Nếu là khối mẫu rắn có chứa nước tự do, làm khô ở 60 °C hoặc thấp hơn. 7.2.2. Nếu mẫu long, kiểm tra cho bất cứ bề mặt bọt (Cho thấy sự có mặt của nước). Nếu bọt được phát hiện. Duy trì mẫu ở 125 °C và 'ở cho đến khi hết bọt. Tiến hành cẩn thận tránh quá nhiệt. Bỏ nguồn nhiệt ngay khi bọt lắng xuống. Quá trình tiếp tục trong mục 8.1 7.2.3. Loại các bóng khí của hắc yến có kích thước ở 6-12 mm. Thêm nguyên liệu vào thùng chứa, có chiều cao hoặc nhích hơn chiều rộng của nó và có thể tách không ít hơn 50ml, cho đến khi đầy một nửa. Đặt cốc chưa lên tấm kim loại nóng, hoặc trong một bể. Không sử dụng ngọn lửa hở để làm nóng chảy hắc yến. Sau khi nóng chảy hoàn toàn, khuấy nhẹ, tránh kết với hơi không khí. Nhiệt độ lớn nhất để làm chảy hắc Yến không được vượt quá nhiệt độ chảy mềm 50 °C. Tất cả bọt phải được loại bỏ. 7.3. Chuẩn bị mẫu asphantene. 7.3.1. Gia nhiệt mẫu, cẩn thận ngăn quá nhiệt, khuấy với tốc độ không đổi cho đến khi nó trở nên rót được. Nhiệt độ được tăng lên quá nhiệt độ chảy mềm. 7.3.2. Mang mẫu asphantene 8. Kiểm tra mẫu 8.1. Chuẩn bị mẫu thử bằng điền đầy nhẹ cốc mẫu bằng cách sử dụng một thanh kim loại mỏng. Giữ miệng trên của cốc không có các bọt bóng khí. Làm nguội mẫu trong cốc cho đến khi cứng lại. Có thể sử dụng nước lạnh nếu Cần. Làm gọn mẫu ở trên đỉnh cốc bằng một câu dao nóng hoặc một cái thanh dẹp. Các dụng cụ hỗ trợ là thanh kẹp hay cái kẹp gỗ với cỡ vừa cốc. Không làm gọn nặng cách cắt qua đỉnh với chuyển động về phía trước hay một bên vì như vậy sẽ nhấc mẫu lên và tạp nên một khoảng trống trong mẫu, làm sai lệch kết quả đo. 8.2. Phương Pháp luân phiên tránh khả năng mất mát do bay hơi hay nấu chảy lại, là nhấn và làm lạnh, làm cứng mẫu trong cốc. Chọn các mẫu sạch khô, không có cặn bẩn từ phần đại diện của mẫu và Ép với cỡ nhỏ hơn 2mm. Cho mẫu vào các khuôn. Lắp ráo các khuôn trực tiếp lên vòng và nút ấn hệ thống thủy lực trên tấm đáy. Rót khoảng 2 g mẫu nghiền vào đỉnh của khuôn và lèn xuống. Nhấn mẫu vào trong cốc với lực nén là 22.24 KN. Giữ lực nén trong khoảng 15 giây. Nếu tăng áp lực nén mẫu có the gây ra thất bạo vì nó sẽ làm xê
  10. dịch. Di chuyển mẫu đúc bằng cách xoay phần trên mẫu, giữ nguyên phần dưới mẫu không chuyển động. Hành động này là nguyên nhân làm cho mẫu bị trượt, dịch ngang ở phía trên của mẫu. Chia 2 phần của khuôn và di chuyển mẫu cốc từ nửa đáy. Nó có thể được Cần thiết làm bật nó ra bằng cách ấn ngược lại vào van thủy lực. Một thanh chốt gạt gắn trên tấm được sử dụng cho mục đích này. Làm sạch khuôn bao gồm tất cả vật liệu còn ám lại tránh Nị lệch hặc kết nối trong quá trình sử dụng tiếp theo. Quá trình này không sử dụng tốt cho hắc yến có nhiệt độ chảy mềm thấp hơn 80 °C trừ khi khôn được làm lạnh trước ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng. 9. Tiến hành 9.1. Mô tả quá trình trong phương pháp kiểm tra xác định nhiệt độ chảy mềm của asphalts và hắc yến sử dụng dụng cụ đo được phát triển từ bản sao của kết quả đã có từ phương pháp kiểm tra D36. 9.2. Cài đạt lại nhiệt độ của lò thấp hơn từ 20-25 °C nhiệt độ chảy mềm của mẫu và duy trì ở nhiệt độ này trong vài phút. Đặt cốc mẫu trong vỏ đạn với viên bị chì cẩn thận ở tâm của mẫu. Viên bi có the làm ấm nhẹ để chắc chắn nó sẽ nằm đúng vị trí trong lò nung trong suốt thời gian kiểm tra. Đặt viên đạn vào lò tiến hành Cần thận tránh trượt vị trí thành dầm khảo vị trí. Đợi tới khi nhiệt độ cân bằng, là nhiệt độ tại đó lò và mẫu đạt nhiệt độ cài đặt. Nhưng không được phép nhỏ hơn 30 s sau khi thân vỏ đạn bắt đầu gia nhiệt một cách tự động với tốc độ 2 °C / phút. Nhiệt phải duy trì ở tốc độ cho đến khi đạt điểm chảy mềm của mẫu. 9.3. Lấy ngay vỏ đạn đã hoàn thành sau khi kiểm tra. Kiểm tra chắc chắc bì mẫu đã vượt qua thanh dầm và không có hiện tượng kích hoạt trước nút bấm. Nếu có bất cứ nghi ngờ nào, hãy bỏ kết quả và lập lại quá trình kiểm tra. Kiêm tra lại dụng cụ để chắc chắn rằng không có phần cặn nào bám. 9.4. Làm lạnh cốc mẫu bằng cách úp ngược nó và cạy các vật bám vào sử dụng thanh đè, làm sắc lại đường viền và làm lạnh viên bi, loại bỏ vật Liệu bám. Làm cẩn thận tránh bấy cứ biến dạng trong suốt quá trình tiến hành. Rửa với Xylene, hoặc dung môi phù hợp. Cần làm cho dụng cụ hoàn toàn sạch. 10. Báo cáo 10.1 báo cáo nhiệt độ chảy mềm, như xác định màn hình đọc, độ chính xác là 0.1 °C. Nếu chuyển sang độ F, báo cáo với độ chính xác 0.2 °F. Tiến hành xác định lần 2 là không Cần thiết. Nếu có bấy kì lỗi nào diễn ra hoặc nghi ngờ, hủy bỏ kêt quả và làm lại lần 2. Làm cẩn thận như chi tiết quá trình.
  11. 11. Chính xác: tiêu chuẩn này sẽ được sử dụng để đánh giá sự chấp nhận kết quả. Lặp lại: giá trị sao bằng cách thực hiện giống sẽ khó bị nghi ngờ nếu sự Lạch biệt của chúng không quá 0.5 °C Giá trị báo cáo bằng một hoặc hai phòng thí nghiệm sẽ khổng bị nghi ngờ nếu sai khác của chính là không quá 1.5 °C. Tìm hiểu về bitum: Bitum là sản phẩm khá quan trọng của công nghiệp chế biến dầu mỏ và hóa dầu. Do được sử dụng nhiều nhất để làm nhựa đường nên ngày nay khi nói đến bitum là nói đến nhựa đường và thuật ngữ bitum-nhựa đường trở thành tên quen thuộc khi gọi tên bitum. 1. Thành phần của bitum. Bitum là một loại chất lỏng hữu cơ có độ nhớt cao, màu đen, nhớp nháp và hòa tan hoàn toàn trong cacbon đisulfua (CS2). Nhựa đường và hắc ín là hai dạng phổ biến nhất của bitum. Bitum trong dạng nhựa đường thu được từ chưng cất phân đoạn dầu thô. Bitum là phần nặng nhất và được phân đoạn với điểm sôi cao nhất. Bitum trong dạng hắc ín thu đƣợc từ chưng cất phá hủy các chất hữu cơ, thông thường từ than. Bitum là hỗn hợp của các hydrocacbon có phân tử lượng lớn và các chất nhựa asphanten. Phân tử lượng có thể từ 2.000 đến 3.000. Về bản chất bitum là một hệ keo có 3 cấu tử, gồm có các chất asphanten, nhựa đƣợc phân tán cao trong môi trường các hợp chất hydrocacbon (gọi chung là dầu nhờn). Asphanten đảm bảo cho bitum có độ rắn và nhiệt độ chảy mềm cao. Nhựa làm tăng tính chất kết dính và tính đàn hồi của bitum. Dầu nhờn là môi trường pha loãng, có tác dụng hòa tan nhựa và làm Trương nở asphanten. Tính chất của bitum phụ thuộc rất nhiều vào sự phân bố 3 cấu tử nói trên. Độ xuyên kim tăng (tức là độ cứng giảm) khi tỷ lệ dầu/asphanten tăng và hầu nhờn không phụ thuộc vào hàm lượng nhựa. Nhiệt độ chảy mềm tăng khi tỷ lệ dầu/ asphanten giảm và cũng hầu như không phụ thuộc vào hàm lượng nhựa. Độ dẻo (độ kéo căng) đạt được cực đại (100cm) khi tỷ lệ dầu/asphanten trong khoảng từ 2 đến 5. Trong bitum, các hydrocacbon có cấu tạo rất phức tạp, dạng hỗn hợp của mạch cacbon thẳng vòng naphten, vòng thơm, vòng ngưng tụ. Chất nhựa asphanten cũng là những chất có cấu trúc rất phức tạp, có phân tử lượng lớn.
  12. Đặc biệt, ngoài cacbon và hydro, nó còn có chứa các nguyên tố khác như ôxy, nitơ, và lưu huỳnh. Có nhiều cách phân loại bitum khác nhau, dưới đây là hai cách phân loại bitum thông dụng nhất: Phân loại theo phạm vi áp dụng: bao gồm, bitum nhựa đƣờng, bitum xây dựng, bitum đặc chủng, bitum có độ nóng chảy cao. Phân loại dựa vào độ xuyên kim của bitum hoặc mác bitum: có 4 loại, loại 44/60, loại 60/90, loại 90/130 và loại 130/200. 2. Đặc trưng hóa lý của bitum 2.1. Độ xuyên kim: Độ xuyên kim được xác định bằng các thiết bị chuyên dụng và được tính bằng mm chiều sâu lún xuống của kim đặc dưới một tải trọng 100g trong thời gian 5 giây ở nhiệt độ 0 °C và 25 °C. Độ xuyên kim biểu thị cho độ cứng, độ xuyên kim nhỏ thì bitum cứng. 2.2. Độ nhớt Đảm bảo độ xuyên thấm cần thiết của bitum trong đất, pha trộn tốt với các chất khoáng và bao phủ hoàn toàn các hạt rắn trong quá trình xử lý mặt đường. 2.3. Độ giãn dài Độ giãn dài tính bằng cm khi kéo căng một mẫu có thiết diện quy định ở nhiệt độ 25 oC cho tới khi mẫu thử bị đứt ra. Độ giãn dài biểu thị tính năng dính dẻo, đàn hồi của bitum, cho biết tỷ lệ giữa các thành phần của bitum. Những loại bitum được coi là tốt nếu có khả năng kéo giãn dài lớn (biểu thị cho độ đàn hồi của bitum). Độ giãn dài càng cao thì chất lượng của bitum càng tốt. 2.4. Điểm chớp cháy Điểm chớp cháy của bitum biểu thị mức độ an toàn phòng cháy của nó. Việc định chuẩn nhiệt độ chớp lửa rất quan trọng đối với các loại bitum lỏng có độ đông đặc trung bình vì trong thành phần của chúng có sản phẩm dầu mỏ là chất pha loãng có nhiệt độ chớp lửa tương đối thấp. 2.5. Nhiệt độ chảy mềm Nhiệt độ chảy mềm biểu thị khả năng chịu nhiệt của bitum, là nhiệt độ tại đó mẫu bitum tiêu chuẩn sẽ chảy và biến dạng. Nhiệt độ chảy mềm càng cao thì bitum càng chứa nhiều asphanten và khả năng chịu nhiệt càng tốt.
  13. Trong các đặc tính trên đây, độ xuyên kim và nhiệt độ chảy mềm đƣợc xem là 2 đặc tính cơ bản quan trọng nhất của bitum. Với 2 đặc tính này có thể đánh giá mức độ cứng và mức độ nhạy với nhiệt độ của bitum. Nếu bitum có cùng một nhiệt độ xuyên kim như nhau, nhưng có nhiệt độ chảy mềm khác nhau thì bitum nào có nhiệt độ chảy mềm thấp hơn sẽ là loại nhạy với nhiệt độ hơn. 3. Công nghệ sản xuất bitum Các loại bitum dầu mỏ được sản xuất theo 3 loại dây chuyền công nghệ như sau: 3.1. Công nghệ chưng cất chân không Nguyên liệu: mazut và gudron Mazút là phần cặn dầu mỏ sôi trên 350 oC Gudron là phần cặn dầu mỏ sôi trên 500 oC, gồm các hydrocacbon có số nguyên tử cacbon lớn hơn C41, giới hạn cuối cùng có thể đến C80. Công nghệ chưng cất chân không thường được chọn đối với loại dầu mỏ có nhiều nhựa asphanten để sản xuất bitum từ mazút của nó. 3.2. Công nghệ tách lọc asphan Nguyên liệu: gudron, dung môi Công nghệ tách lọc asphan cho sản phẩm chính là dầu đã tách lọc asphan dùng để sản xuất dầu nhờn cặn, sản phẩm phụ là asphan để sản xuất bitum. Bản chất của công nghệ này là hòa tan gudron trong một số dung môi thích hợp. Thƣờng ngƣời ta chọn propan lỏng C3H8. Trong quá trình này các chất nhựa asphanten, các hợp chất hydrocacbon đa vòng, các chất chứa kim loại,... sẽ keo tụ và lắng xuống ở thể rắn gọi là asphan dùng để sản xuất bitum. Các hợp phần hydrocacbon khác tan trong dung môi gọi là phần đã loại asphan được tách ra để sản xuất dầu nhờn cặn. 3.3. Công nghệ oxy hóa các cặn dầu Nguyên liệu là các cặn dầu của nhiều quy trình sản xuất khác nhau trongchế biến dầu mỏ như: cặn chưng cất (gudron); cặn cracking, cặn tách lọc asphan; cặn trong sản xuất dầu nhờn. Bản chất của công nghệ này là oxy hóa các loại cặn dầu bằng oxy không khí ở nhiệt độ cao để thu đƣợc các phần bitum có chất lượng cao. Các bitum được sản xuất từ công nghệ oxy hóa gọi là bitum oxy hóa. Các loại bitum sản xuất từ công nghệ 1 và 2 gọi là bitum cặn. Để làm tăng thêm chất lượng của bitum, người ta sử dụng một số loại phụ gia và chất mang để đƣa vào trong bitum. Các chất mang trước hết là các hợp chất dạng polime như cao su tự nhiên, cao su nhân tạo,... Các phụ gia này tạo nên những thuận lợi trong sử dụng bitum để xây dựng đường sá.
  14. 4. Tồn chứa, vận chuyển Bitum và các sản phẩm của bitum (nhựa đường , hắc ín) cần phải được chứa trong các thùng chứa hoặc bể chứa nóng được đặt sao cho tránh bị tràn hoặc rò rỉ vào hệ thống cống thoát nước và bảo vệ khỏi các chất dễ cháy. Các thùng chứa cần được cách ly hoặc lắp các tấm chắn gió xung quanh để giảm hàm lượng ẩm của sản phẩm. Nơi lưu giữ bitum cần phải xây các bờ ngăn quanh bể chứa dầu. Các biện pháp ngăn ngừa dầu tràn khi bốc dỡ, chất xếp, ví dụ như các thùng để thu hồi dầu rò rỉ ở các điểm tiếp xúc. Tách dầu từ nước thải đi ra. Ðặt các thùng chứa, bể chứa trong các thùng chắn nước mưa. Nhựa đường có trạng thái đủ cứng để vận chuyển theo các đống rời (nó chỉ mềm đi khi bị nóng quá) vì thế đôi khi nó được trộn lẫn với dầu điêzel hay dầu lửa cho dễ vận chuyển. Vào lúc giao hàng, các chất nhẹ hơn này sẽ được tách ra khỏi hỗn hợp. Việc vận chuyển bitum cần phải được tuân thủ theo các quy định về bảo vệ môi trường và các chỉ dẫn an toàn của nhà cung cấp. Nguyên nhân cháy thƣờng gặp nhất là bắt cháy lập tức khi vật liệu cách ly bị ngâm trong bitumen nóng rò rỉ ra từ các van bị rò hoặc từ bể chứa quá đầy. Cháy bitumen có thể dập bằng bột, carbon dioxid, bọt nước. Việc dập lửa bằng nước có thể gây nổ. Một nguyên tắc rất quan trọng là không được cho bitumen nóng tiếp xúc với nước hoặc nhũ tương thừa vì thường làm bể chứa sôi hoặc phát nổ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2