intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam

Chia sẻ: ViChaelisa ViChaelisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

46
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo này trình bày sử dụng khung GFS trong phân tích và hoạch định chính sách tài khóa, các chỉ số đo lường kết quả hoạt động tài chính chính phủ, GFS và chuẩn mực kế toán công quốc tế, tổng quan về GFS, thống kê tài chính chính phủ ở Việt Nam, hướng dẫn kỹ thuật để chuyển đổi sang báo cáo theo GFS 2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam

  1. Public Disclosure Authorized THE MINISTRY OF FINANCE QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ BỘ TÀI CHÍNH Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized THỐNG KÊ TÀI CHÍNH CHÍNH PHỦ (GFS) TẠI VIỆT NAM CẨM NANG HƯỚNG DẪN
  2. THE MINISTRY OF FINANCE QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ BỘ TÀI CHÍNH THỐNG KÊ TÀI CHÍNH CHÍNH PHỦ (GFS) TẠI VIỆT NAM CẨM NANG HƯỚNG DẪN Cẩm nang hướng dẫn được thực hiện bởi Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế Với sự hỗ trợ của Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) và Chính phủ Nhật Bản
  3. 4 Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................................................... 10 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................................................... 11 GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ....................................................................................................................... 12 GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................................................................... 14 THỐNG KÊ TÀI CHÍNH CHÍNH PHỦ (GFS) LÀ GÌ....................................................................................................................14 SỬ DỤNG KHUNG GFS TRONG PHÂN TÍCH VÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA..........................................15 Các chỉ số đo lường kết quả hoạt động tài chính Chính phủ...................................................................................16 Quá trình hình thành và sửa đổi, bổ sung GFS..............................................................................................................17 Quan hệ của thống kê tài chính chính phủ (GFS) với các hệ thống thống kê quốc tế khác.........................17 Mối quan hệ với các hệ thống thống kê quốc tế khác................................................................................................18 GFS và Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS).........................................................................................................19 Sự khác biệt giữa GFS và IPSAS............................................................................................................................................19 Khác biệt về khái niệm và cách trình bày.........................................................................................................................20 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ GFS.......................................................................................................... 21 1.1. CẤU TRÚC LÝ THUYẾT...........................................................................................................................................................21 Khu vực thể chế và đơn vị thể chế.....................................................................................................................................21 Phạm vi bao phủ của GFS......................................................................................................................................................22 GFS chủ yếu được áp dụng cho Khu vực Chính phủ...................................................................................................23 Sơ đồ cây quyết định để xác định cách phân loại đơn vị theo khu vực................................................................25 Số phát sinh và số dư..............................................................................................................................................................27 Các quy tắc hạch toán.............................................................................................................................................................27 Điều chỉnh để ghi chép đúng bản chất kinh tế của các giao dịch..........................................................................28 Các phương pháp định giá trong GFS..............................................................................................................................29 1.2. SƠ ĐỒ KHUNG GFS...............................................................................................................................................................30 1.3. CÁCH THỨC PHÂN TỔ..........................................................................................................................................................32 Phân loại thu theo GFS...........................................................................................................................................................32 Thuế (11)................................................................................................................................................................................34
  4. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam 5 Thuế thu nhập, lợi nhuận và lợi tức đầu tư (111)...............................................................................................34 Thuế thu trên tài sản (113)..........................................................................................................................................35 Thuế thu trên hàng hóa và dịch vụ (114)..............................................................................................................35 Thuế giao dịch và thương mại quốc tế (115).......................................................................................................36 Thuế khác (116)..............................................................................................................................................................36 Đóng góp xã hội (12)........................................................................................................................................................36 Đóng góp an sinh xã hội (121)..................................................................................................................................36 Đóng góp xã hội khác (122).......................................................................................................................................37 Bổ sung hoặc viện trợ (13)..............................................................................................................................................37 Thu khác (14)........................................................................................................................................................................38 Thu nhập từ tài sản (141).............................................................................................................................................38 Tiền bán hàng hóa và dịch vụ (142)........................................................................................................................38 Tiền phạt (143)................................................................................................................................................................38 Chuyển giao hỗ trợ chưa phân loại (144)..............................................................................................................39 Phí, phí bảo hiểm và yêu cầu quyền lợi từ các chương trình bảo lãnh chuẩn hoặc bảo hiểm phi nhân thọ (145).................................................................................................................................................................39 Phân loại chi theo GFS............................................................................................................................................................39 Thù lao cho người lao động (21)..................................................................................................................................42 Tiền lương và tiền công (211)....................................................................................................................................42 Đóng góp xã hội của đơn vị sử dụng lao động (212).......................................................................................42 Chi sử dụng hàng hóa và dịch vụ (22)........................................................................................................................42 Tiêu dùng tài sản cố định (23).......................................................................................................................................43 Chi trả lãi (24)......................................................................................................................................................................43 Chi trợ cấp (25)....................................................................................................................................................................43 Chi bổ sung hoặc viện trợ (26)......................................................................................................................................44 Chi phúc lợi xã hội (27).....................................................................................................................................................44 Chi khác (28).........................................................................................................................................................................45 Chi về tài sản không phải lãi suất (281)..................................................................................................................45 Chi chuyển giao hỗ trợ chưa phân loại (282).......................................................................................................45 Chi tiền phí, phí bảo hiểm và yêu cầu quyền lợi các chương trình bảo lãnh chuẩn và bảo hiểm phi nhân thọ (283).................................................................................................................................................................46 Phân loại những phát sinh kinh tế khác theo thống kê tài chính chính phủ (GFS)..........................................46 Phân loại Tài sản có và Tài sản nợ theo thống kê tài chính chính phủ GFS)........................................................47 Các nội dung tài sản phi tài chính...............................................................................................................................47 Tài sản phi tài chính không bao gồm bảo trì và sửa chữa.................................................................................49 Định giá tài sản phi tài chính.........................................................................................................................................50
  5. 6 Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam Định giá tài sản hạ tầng và di sản...............................................................................................................................51 Các nội dung tài sản tài chính.......................................................................................................................................51 Định giá tài sản tài chính................................................................................................................................................53 Các nội dung tài sản nợ....................................................................................................................................................54 Định giá tài sản nợ.............................................................................................................................................................56 Mã tài sản có và tài sản nợ được sử dụng trên các bảng ánh xạ.....................................................................56 Phân loại theo lĩnh vực, chức năng của Chính phủ......................................................................................................57 Các vấn đề khác về phân loại...............................................................................................................................................59 Phân loại phúc lợi xã hội.................................................................................................................................................59 Trợ giúp xã hội.................................................................................................................................................................59 Quỹ an sinh xã hội.........................................................................................................................................................59 Phúc lợi xã hội của đơn vị sử dụng lao động.......................................................................................................60 Giao dịch trên dòng và dưới dòng...............................................................................................................................61 1.4. BÁO CÁO GFS..........................................................................................................................................................................62 Báo cáo hoạt động của Chính phủ.....................................................................................................................................62 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ....................................................................................................................................................63 Báo cáo về phát sinh kinh tế khác......................................................................................................................................64 Bảng cân đối tài sản.................................................................................................................................................................65 1.5. NỢ CỦA KHU VỰC CÔNG.....................................................................................................................................................66 Phạm vi bao phủ về khu vực thể chế................................................................................................................................66 Phạm vi bao phủ về công cụ nợ..........................................................................................................................................67 Mức độ đầy đủ của báo cáo nợ............................................................................................................................................68 Các cơ sở dữ liệu thống kê nợ quốc tế..............................................................................................................................69 CHƯƠNG II: THỐNG KÊ TÀI CHÍNH CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM..................................................................... 70 2.1. KHU VỰC CHÍNH PHỦ CỦA VIỆT NAM.............................................................................................................................70 Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN)................................................................................................................................71 Khu vực công của Việt Nam..................................................................................................................................................72 2.2. PHẠM VI THỐNG KÊ TÀI CHÍNH CHÍNH PHỦ CỦA VIỆT NAM...................................................................................73 2.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN................................................................................................................................73 Các chế độ kế toán...................................................................................................................................................................73 Lộ trình ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam...............................................................................................75
  6. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam 7 Về khoảng cách hiện nay giữa các chế độ kế toán và IPSAS.....................................................................................75 Về cơ sở hạch toán...................................................................................................................................................................75 2.4. BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC (BCTCNN).................................................................................................................76 Các khái niệm cơ bản về BCTCNN......................................................................................................................................76 Khung pháp lý quy định về lập và công bố BCTCNN..................................................................................................76 2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN..........................................................................................................................77 Mô tả hệ thống CNTT..............................................................................................................................................................77 2.6. CÁC PHƯƠNG THỨC PHÂN LOẠI NGÂN SÁCH.............................................................................................................78 Phân loại theo hệ thống mục lục NSNN...........................................................................................................................78 Phân loại thu chi ngân sách theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và của Bộ Tài chính.............................................................................................................................................79 Mối quan hệ giữa cách phân loại của Việt Nam và Cẩm nang GFS năm 2001/2014........................................82 2.7. ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THEO LĨNH VỰC, CHỨC NĂNG Ở VIỆT NAM.......................................................................83 So sánh với phân loại ngành/lĩnh vực đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư..........................................................85 2.8. TÀI SẢN PHI TÀI CHÍNH.........................................................................................................................................................85 Bối cảnh........................................................................................................................................................................................85 Phân loại tài sản theo các cơ sở dữ liệu thành phần của hệ thống đăng ký công sản....................................86 Nhập dữ liệu vào các cơ sở dữ liệu đăng ký....................................................................................................................86 Báo cáo theo dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công..............................................................................87 Định giá tài sản được thu thập trong Cơ sở dữ liệu đăng ký tài sản......................................................................87 Những vấn đề cần phải tiếp tục xử lý trong quá trình hoàn thiện và nâng cao chất lượng Báo cáo TCNN (liên quan đến tài sản công).................................................................................................................................................89 2.9. TÀI SẢN TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN NỢ...................................................................................................................................89 Bối cảnh........................................................................................................................................................................................89 Các loại tài sản tài chính và tài sản nợ...............................................................................................................................90 Nợ của khu vực công...............................................................................................................................................................90 Bối cảnh về nợ của khu vực công.................................................................................................................................90 Nhiệm vụ tổng hợp và quản lý nợ công.....................................................................................................................91 Cách thức xác định nợ nước ngoài cho vay lại để tránh trùng lặp.................................................................91 Quy trình kiểm tra dữ liệu nợ giữa Cục QLN và KBNN.........................................................................................91 Định giá tài sản tài chính........................................................................................................................................................91
  7. 8 Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam Định giá tài sản nợ....................................................................................................................................................................92 Cách thức chuyển đổi số liệu ngân sách của Việt Nam sang GFS2014 trong điều kiện hiện nay...............92 Tổng hợp số liệu GFS từ báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.................................................................92 Tổng hợp số liệu GFS từ Hệ thống TABMIS...............................................................................................................95 Báo cáo theo GFSM2014 bằng cách sử dụng Báo cáo tài chính hàng năm...............................................97 2.10. CÁC BƯỚC ĐỂ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN BÁO CÁO THEO GFSM2014......................................................................98 Bước 1 - Xây dựng Cẩm nang GFS của Việt Nam và các bảng ánh xạ....................................................................98 Bước 2 - Báo cáo thường xuyên số liệu GFS trên cơ sở tiền mặt hàng quý và hàng năm..............................98 Bước 3 - Thuyết minh sự khác biệt giữa bội chi của Việt Nam và bội chi theo GFS..........................................98 Bước 4 - Mở rộng phạm vi dữ liệu GFS..............................................................................................................................99 Bước 5 - Bổ sung số liệu về nguồn huy động vào báo cáo theo GFS................................................................. 100 Bước 6 - Lập báo cáo GFS hàng năm trên cơ sở dồn tích........................................................................................ 100 Bước 7 - Bắt đầu báo cáo dữ liệu về (phát sinh) lưu chuyển kinh tế khác......................................................... 101 CHƯƠNG III: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SANG BÁO CÁO THEO GFS 2014...................... 102 3.1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHẠM VI BAO PHỦ VÀ PHÂN ĐỊNH KHU VỰC............................................................................ 102 Các tiêu chí xác định xem DNNN có thuộc kiểm soát của Chính phủ hay không.......................................... 102 Các tiêu chí xác định xem DNNN có phải là đơn vị phi thị trường không......................................................... 105 Các tiêu chí xác định xem đơn vị sự nghiệp bất kỳ có phải là đơn vị thị trường hay không...................... 106 Các tiêu chí xác định xem các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách có thuộc khu vực Chính phủ hay không.......................................................................................................................................................... 107 Các tiêu chí xác định xem các hoạt động được ngân sách hỗ trợ có thuộc kiểm soát của Chính phủ hay không.......................................................................................................................................................... 108 3.2. SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM THEO KHU VỰC TRONG GFS........................ 109 3.3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC MỞ RỘNG PHẠM VI BAO PHỦ CỦA KHU VỰC CHÍNH PHỦ................................................ 109 3.4. NGUỒN DỮ LIỆU CHO BÁO CÁO THEO GFS............................................................................................................... 110 Thu thập dữ liệu cho khu vực Chính phủ..................................................................................................................... 111 Thu thập dữ liệu của các DNNN....................................................................................................................................... 113 Thu thập dữ liệu qua báo cáo tài chính Nhà nước theo Thông tư 107 và Nghị định 25.............................. 113 3.5. HỢP NHẤT THEO GFS......................................................................................................................................................... 116
  8. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam 9 Khu vực Chính phủ................................................................................................................................................................ 116 Hợp nhất – Toàn bộ khu vực Chính phủ........................................................................................................................ 117 Hợp nhất - các vấn đề thực tiễn....................................................................................................................................... 117 3.6. HẠCH TOÁN CÁC GIAO DỊCH BẰNG DÒNG TIỀN THEO GFS................................................................................. 118 Thu ........................................................................................................................................................................................... 118 Chi, tài sản có và tài sản nợ................................................................................................................................................ 120 3.7. CÔNG CỤ HỖ TRỢ PHÂN LOẠI THEO GFS (CA)......................................................................................................... 122 3.8. TẢI DỮ LIỆU GFS LÊN HỆ THỐNG CỦA IMF................................................................................................................. 128 PHỤ LỤC ..................................................................................................................................................... 129 PHỤ LỤC I....................................................................................................................................................................................... 129 PHỤ LỤC II...................................................................................................................................................................................... 130
  9. 10 Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ với mục tiêu đổi mới nền kinh tế và tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Công tác quản lý kinh tế nói chung, công tác quản lý tài chính công nói riêng cũng đòi hỏi phải cải cách toàn diện, mà một trong những nội dung quan trọng là thực hiện cải cách chế độ thống kê báo cáo. Thông qua đó, giúp phân tích, đánh giá việc quản lý kinh tế, việc phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công, công tác dự báo, phân tích đánh giá hiệu quả quản lý tài chính công; giúp cho các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu, xây dựng, bổ sung sửa đổi kịp thời, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính công. Xu hướng các nước trên thế giới áp dụng Hệ thống Thống kê tài chính chính phủ (GFS) ngày càng phổ biến. Hiện tại, có khoảng 140 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia xây dựng Hệ thống Thống kê tài chính chính phủ (GFS), hệ thống phổ biến dữ liệu chung (GDDS) và gửi báo cáo IMF; Liên minh Châu Âu EU 27 (gồm 27 quốc gia và vùng lãnh thổ) đã sử dụng GFS như là một hệ thống báo cáo tài chính quốc gia, bên cạnh Hệ thống tài khoản quốc gia Châu Âu (ESA95). Việc áp dụng phương pháp thống kê tài chính chính phủ theo hệ thống GFS sẽ giúp quản lý tài chính công của chính phủ hài hòa với các chuẩn mực quốc tế, một mặt, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống tài chính quốc gia, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về đánh giá, phân tích và giải trình tài chính công; mặt khác, đây là yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, đáp ứng chuẩn mực, nhu cầu phân tích, so sánh tài chính trên phạm vi quốc tế. Được sự hỗ trợ của chuyên gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), dự án Tăng cường năng lực về GFS do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, chương trình Hỗ trợ tư vấn và phân tích quản lý tài chính công Việt Nam (chương trình AAA) do Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) và Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC), ủy thác qua Ngân hàng Thế giới, Vụ Ngân sách nhà nước (NSNN) - Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Bộ (Kho bạc nhà nước, Cục Quản lý giám sát kế toán kiểm toán, Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Cục Tin học và Thống kê tài chính, Cục Tài chính doanh nghiệp, Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Cục Quản lý giá, Vụ Hợp tác quốc tế) tiến hành xây dựng cuốn Cẩm nang Thống kê tài chính chính phủ cho Việt Nam. Mục đích của việc xây dựng Cuốn Cẩm nang Thống kê tài chính chính phủ cho Việt Nam là đưa ra các nội dung, phạm vi, phương pháp áp dụng đối với một phương pháp thống kê mới – GFS do IMF biên soạn và được khuyến khích sử dụng chung cho các nước trên thế giới. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống thống kê tài chính của Việt Nam hiện nay, đưa ra các hướng dẫn kỹ thuật để Việt Nam thực hiện chuyển đổi sang báo cáo theo hệ thống thống kê tài chính chính phủ (GFS2014).
  10. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam 11 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTCNN Báo cáo tài chính nhà nước COA Kế toán đồ COFOG Phân loại chức năng của chính phủ DMFAS Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính DNNN Doanh nghiệp nhà nước GDP Tổng sản phẩm trong nước GFS Thống kê tài chính chính phủ GFSM Cẩm nang thống kê tài chính chính phủ GGS Khu vực chính phủ chung ICS Hệ thống trao đổi số liệu tích hợp IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế IPSAS Chuẩn mực kế toán công quốc tế KBNN Kho bạc nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước QEDS Thống kê nợ nước ngoài hàng quý QLN&TCĐN Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại QPSD Cơ sở dữ liệu nợ công hàng quý SDR Quyền rút vốn đặc biệt SNA Hệ thống tài khoản quốc gia TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc
  11. 12 Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ Thuật ngữ Định nghĩa Khung phân tích Giao dịch kinh tế Là sự kiện kinh tế phát sinh giữa các đơn vị thể chế theo thỏa thuận với nhau và làm thay đổi về tài sản có và tài sản nợ Thu Là các giao dịch kinh tế làm tăng giá trị ròng / tài sản ròng (tài sản có trừ đi tài sản nợ) Chi (có tính chất thường xuyên) Là các giao dịch kinh tế làm giảm giá trị ròng / tài sản ròng (tài sản có trừ đi tài sản nợ) Cân đối hoạt động ròng (NOB) Là bội thu hoặc bội chi từ hoạt động thường xuyên (thu trừ chi thường xuyên) Giao dịch về tài sản phi tài chính Là hoạt động mua sắm hình thành, khấu hao, bán hoặc thanh lý vốn cố định, bao gồm nhà, đất, tài sản cố định và các tài sản phi tài chính khác dùng để cung cấp dịch vụ của chính phủ Chi ngân sách Bao gồm chi cộng với các giao dịch về tài sản phi tài chính Cho vay / vay nợ ròng (bội thu / bội chi) Là bội thu hoặc bội chi từ hoạt động thường xuyên và đầu tư (thu trừ chi tiêu) Giao dịch về tài sản tài chính và tài sản Là giao dịch nguồn qua cho vay / vay nợ ròng (bội thu / bội nợ chi). Trong trường hợp bội chi: Giảm ngân quỹ và các khoản đầu tư tài chính khác Tăng nợ và các tài sản nợ khác Phát sinh kinh tế khác Là biến động kinh tế phát sinh giữa các đơn vị thể chế, không phải là giao dịch nhưng làm thay đổi về tài sản có và tài sản nợ. Đó là kết quả do thay đổi về giá hoặc thay đổi về lượng, không ảnh hưởng tới bội chi Tài sản có Lưu giữ giá trị kinh tế Tài sản nợ Làm giảm giá trị kinh tế trong tương lai Giá trị ròng (còn gọi là tài sản ròng) Là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ, qua đó thể hiện sức mạnh tài chính của Chính phủ Khu vực và phạm vi bao phủ Đơn vị thể chế Là đơn vị kinh tế có khả năng sở hữu tài sản có, phát sinh tài sản nợ và tham gia các hoạt động kinh tế và các giao dịch với các đơn vị khác Các loại đơn vị thể chế Có 5 loại đơn vị [thể chế] hoạt động trong nền kinh tế: hộ gia đình, Chính phủ, doanh nghiệp hoạt động kinh tế phi tài chính, doanh nghiệp tài chính và các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận
  12. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam 13 Thuật ngữ Định nghĩa Các khu vực trong nền kinh tế Các đơn vị thể chế có thể được sắp xếp theo khu vực để hỗ trợ phân tích kinh tế: Các đơn vị hộ gia đình được xếp vào khu vực hộ gia đình Các đơn vị của Chính phủ được xếp vào khu vực Chính phủ Các đơn vị doanh nghiệp phi tài chính được xếp vào khu vực doanh nghiệp phi tài chính Các doanh nghiệp tài chính được xếp vào khu vực doanh nghiệp tài chính Các đơn vị phi lợi nhuận được xếp vào khu vực tổ chức phi lợi nhuận phục vụ hộ gia đình, hoặc khu vực Chính phủ nếu tổ chức đó thuộc kiểm soát của Chính phủ Đơn vị thường trú Là đơn vị thể chế chủ yếu hoạt động trong phạm vi lãnh thổ địa lý của một quốc gia Tổng khu vực công Là toàn bộ các đơn vị thể chế có tư cách thường trú thuộc kiểm soát của Chính phủ Khu vực chính phủ Khu vực chính phủ bao gồm tất cả các đơn vị thuộc chính phủ và các đơn vị sự nghiệp phi lợi nhuận, phi thị trường, thường trú trong nước, thuộc kiểm soát của các đơn vị chính phủ. Số dư, số phát sinh và các quy tắc hạch toán Số dư và số phát sinh Số dư thể hiện tình hình tài chính đầu kỳ và cuối kỳ còn số phát sinh nhằm giải thích biến động về số dư và được tách ra thành số giao dịch và số phát sinh kinh tế khác (theo đinh nghĩa ở trên) Các cách điều chỉnh nhằm hạch toán a) Chuyển hướng - bản chất kinh tế gốc rễ của giao dịch đòi bản chất kinh tế gốc rễ của giao dịch hỏi phải ghi nhận bên thứ ba khi hạch toán giao dịch đó b) Chia nhỏ - giao dịch được chia tách thành nhiều phần để phản ánh tốt hơn bản chất kinh tế gốc rễ c) Phân định lại - đơn vị thể chế đóng vai trò đại diện cho một đơn vị khác cần được ghi nhận khi hạch toán sự kiện kinh tế phát sinh
  13. 14 Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam GIỚI THIỆU CHUNG THỐNG KÊ TÀI CHÍNH CHÍNH PHỦ (GFS) LÀ GÌ 1. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) là phương pháp trình bày các số liệu vĩ mô về tình hình tài khóa của chính phủ theo các tiêu thức và phân loại phù hợp với thông lệ quốc tế. Khung thống kê tài chính chính phủ là công cụ định lượng bằng cách đo lường tác động do chính sách kinh tế và các hoạt động khác của Chính phủ đối với nền kinh tế. 2. GFS sử dụng dữ liệu kế toán, nhưng không phải là hệ thống kế toán. Dữ liệu kế toán tập trung vào việc tìm hiểu nguồn lực có được sử dụng hợp lý không, còn trọng tâm kinh tế của GFS để giúp các chính phủ phân tích tài khóa Dữ liệu GFS cho phép đánh giá việc quản lý và các quyết định chính sách, tạo điều kiện cho các nhà phân tích đánh giá mức độ lành mạnh tài chính của Chính phủ theo theo cách thường áp dụng cho các khu vực khác của nền kinh tế. 3. Về mặt lý thuyết, nếu thị trường tư nhân phân bổ hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả giữa các cá nhân và nếu phân phối thu nhập có thể chấp nhận trong xã hội thì hoạt động kinh tế của Chính phủ sẽ không còn hoặc còn rất ít. Tuy nhiên, “thất bại thị trường” diễn ra khi thị trường tư nhân không phân bổ hàng hóa và dịch vụ hiệu quả. Bên cạnh đó, phân phối thu nhập cũng không được chấp nhận trong xã hội. Vì vậy chính phủ có vai trò cung cấp hàng hóa và dịch vụ phi thị trường cũng như phân phối lại thu nhập. Chính phủ cũng có thể tham gia cung cấp hàng hóa và dịch vụ thị trường qua các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nếu chính phủ nhận thấy có thất bại thị trường. 4. Trọng tâm chính của GFS là khu vực chính phủ chung để hỗ trợ so sánh giữa các quốc gia. Khu vực này được xác định là một nhóm các đơn vị có khả năng thực hiện chính sách công thông qua việc trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ phi thị trường , tái phân phối thu nhập và của cải. Cả hai hoạt động trên đều chủ yếu dựa vào nguồn thu thuế bắt buộc từ các khu vực khác.
  14. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam 15 SỬ DỤNG KHUNG GFS TRONG PHÂN TÍCH VÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 5. Khung GFS tập trung vào tác động kinh tế của chính phủ, đồng thời hỗ trợ phân tích tài khóa thông qua nhận dạng, đo lường, theo dõi và đánh giá tác động của chính sách kinh tế cùng các hoạt động khác của Chính phủ đến nền kinh tế. 6. Sơ đồ sau đây tổng hợp lại tác dụng của GFS. • Tình hình tài chính (bảng cân đối tài sản) Hoạt động của chính phủ • Phân tích chi tiết về thu và chi • Dữ liệu về dòng tiền và xu hướng Tính thanh khoản • Tính thanh khoản của tài sản tài chính • Cơ cấu kỳ hạn của tài sản nợ • Giá trị ròng cho thấy tác động dài hạn của các Tính bền vững chính sách của chính phủ • Đánh giá toàn diện về tình hình tài chính • Các chỉ tiêu chính để đánh giá tác động tài khóa Tác động tài khóa vĩ mô đến phần còn lại của nền kinh tế • Dữ liệu có thể được sử dụng cùng các dữ liệu kinh tế vĩ mô khác • Cả hai cấp, đánh giá cấp vĩ mô cũng như Đánh giá chính sách phân tích cho từng thành phần • Số bội chi có thể so sánh quốc tế Quy tắc tài khóa và giám • Khung phân tích tổng hợp để đánh giá tổng thể sát tài khóa tình hình tài khóa Quản lý Tài sản có & Tài • Nợ của khu vực chính phủ hoặc của khu vực công sản nợ • Tiếp cận theo hướng bảng cân đối tài sản / giá trị ròng Nguồn dữ liệu cho số liệu • Cung cấp dữ liệu cần thiết cho hệ thống tài khoản thống kê vĩ mô khác quốc gia (SNA) và các hệ thống thống kê khác 7. GFS có thể trả lời cho các quyết định chính sách tài khóa như sau: y Bội chi - GFS đưa ra chỉ tiêu được quốc tế chấp nhận về bội chi; y Thu và chi - GFS đưa ra khung nhằm đo lường hoạt động thường xuyên của chính phủ làm tăng hoặc giảm giá trị ròng (tài sản ròng) của chính phủ; y Đầu tư - GFS cho biết mức đầu tư của Chính phủ; y Nguồn bù đắp - Thể hiện bội chi được bù đắp bằng giảm tài sản tài chính hay tăng tài sản nợ; và
  15. 16 Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam y Dư nợ - GFS đưa ra khung đo lường mức dư nợ của chính phủ, phù hợp với thống kê nợ của khu vực công. 8. Khung GFS cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động tài khóa của chính phủ và hỗ trợ phân tích tài khóa thông qua các chỉ số đo lường kết quả hoạt động tài chính chính phủ. Các chỉ số đo lường kết quả hoạt động tài chính chính phủ Các chỉ số cân đối cơ bản: - Cân đối hoạt động tổng thể và cân đối hoạt động ròng: cân đối hoạt động ròng tính bằng thu trừ chi. Cân đối hoạt động tổng thể đo bằng thu trừ chi không gồm khấu hao tài sản cố định; - Cho vay/Vay ròng tính bằng cân đối hoạt động ròng trừ đi mua ròng tài sản phi tài chính không gồm khấu hao; Ngoài ra chỉ số này còn được tính bằng mua ròng tài sản tài chính trừ phát sinh ròng công nợ; - Thặng dư/ thâm hụt tiền mặt: luồng tiền mặt ròng chảy vào từ các hoạt động thường xuyên của chính phủ trừ đi luồng ra ròng chảy ra từ hoạt động đầu tư tài sản phi tài chính. Các chỉ số cân đối khác: - Cân đối tài khoá tổng thể: cho vay/vay ròng được điều chỉnh thông qua sắp xếp lại tài sản và công nợ phục vụ mục đích chính sách công. Chú ý, kết quả của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (gồm thanh lý tài sản cố định) sẽ được đưa vào mục tài sản tài chính; và các khoản trợ cấp dưới dạng các khoản vay được thể hiện vào mục chi; - Cân đối tài khoá tổng thể có điều chỉnh: Cân đối tài khoá tổng thể (cho vay/vay ròng) được điều chỉnh loại trừ một vài khoản viện trợ thu, vài hoạt động trong ngành dầu khí và các giao dịch gây nhiễu trong phân tích tài khoá; - Cân đối tổng thể cơ bản: Cân đối tài khoá tổng thể trừ chi trả lãi; - Cân đối hoạt động cơ bản: Cân đối hoạt động ròng trừ chi trả lãi; - Tổng tiết kiệm chính phủ: cân đối hoạt động tổng thể trừ các khoản phải thu chuyển giao vốn ròng, gồm viện trợ đầu tư ròng và thuế trên vốn; Các chỉ báo kinh tế vĩ mô: - Gánh nặng tài khoá tính bằng thuế cộng đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc so GDP (%); - Tổng chi đo lường bằng chi cộng mua ròng tài sản phi tài chính (loại trừ tài sản có giá, nếu có thể) - Cơ cấu chi: chi tiết hoá tổng chi thông qua chi theo ngành/lĩnh vực (COFOG); - Tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ: tính xấp xỉ bằng bồi hoàn cho người lao động + mua sắm hàng hoá và dịch vụ + khấu hao tài sản cố định + bán hàng hoá và dịch vụ + phúc lợi xã hội trực tiếp cho hộ gia đình; - Tổng đầu tư: tổng mua tài sản phi tài chính + tổng bán thanh lý tài sản phi tài chính (loại trừ tài sản có giá); Các chỉ báo về tài sản và nợ chính phủ: - Vị thế tài sản ròng: giá trị ròng đo bằng tổng tồn dư tài sản + công nợ; - Vị thế tài sản tài chính ròng: tổng tồn dư tài sản tài chính + công nợ; - Vị thế tổng nợ: tồn dư tất cả công nợ + cổ phần + các công cụ tài chính phái sinh; - Nợ dự phòng: dư nợ bảo lãnh khu vực công (chính phủ) + giá trị hiện tại ròng của các nghĩa vụ an sinh xã hội.
  16. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam 17 Quá trình hình thành và sửa đổi, bổ sung GFS 9. Phương pháp thống kê tài chính chính phủ được IMF nghiên cứu, xây dựng và giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn “Cẩm nang GFS 1986”. Nội dung của cuốn cẩm nang chú trọng vào biên soạn số liệu thống kê tài chính chính phủ tập trung vào các giao dịch tài chính liên quan đến thu thuế, chi tiêu, cho vay và trả nợ hơn là nói về việc sử dụng lao động, tiêu dùng hàng hóa dịch vụ và các chỉ tiêu đo lường trọng yếu khác. 10. Phương pháp thống kê tài chính chính phủ được IMF nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện và được giới thiệu trong cuốn Cẩm nang Thống kê tài chính chính phủ xuất bản lần thứ hai (còn gọi là Cẩm nang GFSM2001 đã chỉnh lý), nội dung mô tả một hệ thống số liệu thống kê kinh tế vĩ mô đặc thù, được thiết kế để hỗ trợ phân tích tài khóa; đưa ra những nguyên tắc về kế toán và kinh tế được sử dụng để tập hợp các số liệu thống kê, hướng dẫn cách thức trình bày những số liệu thống kê trong một khuôn khổ phân tích, bao gồm cả các khoản mục cân đối phù hợp. 11. Cẩm nang thống kê tài chính chính phủ năm 2014 (GFSM2014) là phiên bản mới nhất được chỉnh sửa lần thứ 3, kế tục cuốn Cẩm nang thống kê tài chính chính phủ 2001 (GFSM2001). 12. Hiện nay có khoảng 140 quốc gia đã thực hiện phương pháp thống kê tài chính chính phủ, trong đó có 135 quốc gia đang báo cáo theo GFS 2014. y 18 trong số các quốc gia đó báo cáo dữ liệu theo bảng cân đối tài sản, có nghĩa là họ báo cáo theo cơ sở dồn tích. Như vậy, phần lớn các quốc gia vẫn báo cáo trên cơ sở tiền mặt hoặc tiền mặt sửa đổi y 59 quốc gia báo cáo cho khu vực chính phủ chung (GGS) y 10 quốc gia báo cáo cho khu vực chính phủ trong phạm vi ngân sách, chỉ bao gồm các đơn vị thể chế hoạt động trong phạm vi ngân sách y 42 quốc gia báo cáo cho khu vực chính quyền trung ương (chỉ bao gồm chính quyền trung ương) y 6 quốc gia báo cáo cho toàn bộ khu vực công y 7 quốc gia báo cáo cho khu vực chính phủ, cộng với các doanh nghiệp phi tài chính của Nhà nước y 11 quốc gia báo cáo cho các khu vực khác. Quan hệ của thống kê tài chính chính phủ (GFS) với các hệ thống thống kê quốc tế khác 13. GFS không phải là một hệ thống kế toán, nó chỉ sử dụng số liệu kế toán để trình bày dữ liệu này theo một khung thống kê được hài hòa với các khung thống kê khác, như Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) và Thống kê cán cân thanh toán. Để làm được điều đó, cần phải có một cấu trúc kế toán đồ chi tiết của quốc gia được ánh xạ với Khung GFS qua các bảng ánh xạ bắc cầu. 14. Sơ đồ dưới đây cho thấy dữ liệu kế toán là nguồn thông tin để lập báo cáo GFS được dùng để phân tích và hoạch định chính sách tài chính, đồng thời để lập các báo cáo của Chính phủ nhằm sử dụng trong phân tích, đảm bảo trách nhiệm giải trình.
  17. 18 Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam Dữ liệu nguồn Thống kê tài Phân tích và • Kế toán đồ chính chính phủ hoạch định chính (GFS): sách tài khóa: • Mục lục ngân sách - Thu - Quốc hội • Triển khai kế toán - Chi - Các bộ ngành dồn tích - Đầu tư về tài sản - Các tổ chức quốc tế • Cải cách kế toán phi tài chính - Các cơ quan đánh giá • Quản lý nợ và - Huy động định mức tín nhiệm ngân quỹ - Bảng cân đối, - Các nhà tài trợ • Kiểm soát cam kết bao gồm nợ - Các tổ chức học thuật chi - V.v. - V.v. • Dự báo ngân quỹ • Quản lý nợ ⁃ Báo cáo tình hình Trách nhiệm giải • PPP và bảo lãnh - thực hiện ngân sách trình: v.v. ⁃ Báo cáo tài chính ⁃ Quốc hội ⁃ Báo cáo quản trị ⁃ Bộ ngành ⁃ V.v. ⁃ Xã hội dân sự Mối quan hệ với các hệ thống thống kê quốc tế khác 15. Các chuẩn mực thống kê quốc tế đã được hài hòa với nhau. Sơ đồ sau đây cho thấy cấu trúc phân tích của GFS và Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) có thể so sánh với nhau. Ta có thể so sánh tương tự giữa GFS và Khung thống kê cán cân thanh toán. Điều này cho thấy GFS không phải là một hoạt động thống kê riêng lẻ mà là một bộ phận không thể thiếu trong báo cáo thống kê quốc tế của Việt Nam. 16. Hệ thống GFS được hài hòa với Hệ thống tài khoản quốc gia năm 2008 (SNA2008), là cơ sở lý thuyết để lập thống kê tài khoản kinh tế quốc dân. Cẩm nang về cán cân thanh toán phiên bản 6 (BPM6) là khung thống kê chuẩn cho các giao dịch và vị thế của một nền kinh tế với phần còn lại của thế giới. Cẩm nang Thống kê tài chính và tiền tệ (SFSM) là hướng dẫn tổng hợp thống kê cho khu vực doanh nghiệp tài chính. Những cuốn cẩm nang trên cũng đã được hài hòa với Hệ thống tài khoản quốc gia năm 2008 (SNA2008). 17. Sơ đồ dưới đây cho thấy sự nhất quán về các khái niệm giữa GFS và SNA: y Tài sản phi tài chính, tài sản tài chính và tài sản nợ được xác định riêng rẽ; y Phát sinh kinh tế được xác định riêng nhằm phân biệt với những biến động khác của các tổng mức trên bảng cân đối tài sản; y Về lý thuyết, cân đối hoạt động ròng của GFS khác với tiết kiệm của SNA qua giá trị của chuyển giao đầu tư và thuế trên tài sản đầu tư; và y Về lý thuyết, cho vay ròng / vay nợ ròng trong GFS tương tự như trong SNA. 18. Phân loại khu vực trong nền kinh tế, nhằm phân biệt ra khu vực chính phủ, cũng có sự nhất quán giữa GFS và SNA. Điểm khác biệt chính giữa GFS và SNA trong quy tắc kế toán là hợp nhất. Về nguyên tắc, GFS đòi hỏi phải loại trừ toàn bộ các số dư và phát sinh nội bộ giữa các đơn vị trong cùng khu vực và tiểu khu vực. Hợp nhất có thể áp dụng cho số liệu thống kê của nhóm đơn vị bất kỳ, bao gồm cả các tiểu khu vực trong khu vực chính phủ, toàn bộ khu vực công hoặc bất kỳ cách phân nhóm nào khác tùy thuộc vào mong muốn phân tích. Tuy nhiên, SNA về nguyên tắc lại không áp dụng hợp nhất.
  18. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam 19 19. GFS tập trung vào đo lường tác động của các sự kiện kinh tế về tài chính của chính phủ và tác động của các hoạt động của chính phủ đối với nền kinh tế qua thu thuế, chi tiêu, vay nợ và cho vay. Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) tập trung vào mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và quá trình sản xuất, tạo thu nhập, phân phối, tiêu dùng hàng hóa dịch vụ, tích lũy trong nền kinh tế. Thống kê Cán cân thanh toán (BoP) nhằm tổng hợp về giao dịch kinh tế giữa đối tượng thường trú và không thường trú trong một giai đoạn cụ thể và thể hiện giá trị cả tài sản tài chính, tài sản nợ giữa đối tượng thường trú của nền kinh tế và đối tượng không thường trú tại một thời điểm báo cáo. Thống kê Tiền tệ tập trung vào đánh giá tình hình tiền tệ và tác động của quyết định chính sách tiền tệ đối với thị trường vốn và tiền tệ. Những khác biệt về trọng tâm nêu trên cho thấy ghi chép về các hoạt động của chính phủ trong GFS đôi khi khác với ghi chép về cùng các hoạt động đó ở các hệ thống thống kê kinh tế vĩ mô khác. GFS và Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) 20. Rất nhiều quy tắc kế toán, khái niệm và thủ tục áp dụng trong thống kê kinh tế vĩ mô dựa trên quy tắc và khái niệm kế toán của khu vực công. Ngoài ra, GFS cũng cần phải có một hệ thống kế toán vận hành tốt mới có dữ liệu để trình bày trên cơ sở GFS. 21. Một điều phải công nhận rằng bất kỳ khi nào có thể, số liệu kế toán và thống kê quốc tế cần phải hài hòa trong trình bày dữ liệu tài chính của chính phủ. Việc hài hòa giữa kế toán và GFS được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2003 qua Tổ công tác về hài hòa kế toán khu vực công. Các cơ quan thống kê quốc tế và Hội đồng Chuẩn mực kế toán ông quốc tế (IPSASB) vẫn đang tiếp tục nỗ lực để hài hòa. Sự khác biệt giữa GFS và IPSAS 22. Hội đồng Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) đã ban hành tài liệu tham vấn, Hướng dẫn báo cáo theo GFS và IPSAS năm 2012. Sự khác biệt về lý thuyết giữa GFS và IPSAS được thể hiện ở các mục dưới đây: Mục tiêu 23. Trọng tâm của GFS là đánh giá tác động của khu vực chính phủ và khu vực công đối với nền kinh tế và ảnh hưởng của chính phủ tới các khu vực khác trong nền kinh tế. Ngược lại, IPSAS tập trung vào kết quả tài chính và trách nhiệm giải trình. Đơn vị báo cáo 24. Trong GFS, các đơn vị thể chế được nhóm gộp theo lĩnh vực thể chế. Khu vực chính phủ là trọng tâm của báo cáo GFS và khu vực này không tính các doanh nghiệp hoạt động kinh tế nhằm cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thị trường. Trong IPSAS, đơn vị báo cáo là một pháp nhân kinh tế bao gồm cả hoạt động của các đơn vị được kiểm soát. Vì vậy, nó có thể gộp khu vực chính phủ và các doanh nghiệp hoạt động kinh tế thành một đơn vị báo cáo, nghĩa là không thống nhất với các khái niệm của GFS.
  19. 20 Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam Các tiêu chí ghi nhận 25. Khác biệt chính là GFS có thể không ghi nhận một số khoản khi đối tác không ghi nhận giao dịch. Vì vậy, các khoản như nợ bị nghi ngờ và các khoản bảo lãnh một lần trực tiếp không được đưa vào bảng cân đối của GFS mà chỉ được báo cáo là các khoản mục ghi nhớ. Định giá (cách đo lường) 26. GFS sử dụng giá trị thị trường hiện tại cho các số dư và số phát sinh, còn IPSAS cho phép sử dụng nhiều phương thức định giá, bao gồm cả chi phí lịch sử. Tuy nhiên, IPSAS đang hướng tới giá trị hợp lý, nghĩa là mức giá mà tài sản có thể được trao đổi hoặc nợ được thanh toán, vì vậy nhìn chung cũng tương đương với giá trị thị trường. Định giá lại và thay đổi khác về giá trị 27. GFS ghi chép toàn bộ thay đổi về giá và khối lượng theo khái niệm lưu chuyển kinh tế khác, còn IPSAS đưa một phần những thay đổi đó vào báo cáo tình hình hoạt động và các phần khác vào thay đổi về vốn chủ sở hữu. Khác biệt về khái niệm và cách trình bày 28. Cả GFS và IPSAS đều có báo cáo tình hình hoạt động, bảng cân đối tài sản và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhưng tên của các báo cáo có sự khác biệt. Ngoài ra cũng có những khác biệt khác như sau: y IPSAS không có báo cáo tương đương với báo cáo về phát sinh kinh tế khác trong GFS, những dữ liệu đó hoặc được đưa vào báo cáo tình hình hoạt động hoặc báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu của IPSAS; y GFS trình bày tài sản dưới dạng tài sản tài chính và phi tài chính, còn IPSAS trình bày tài sản dưới dạng lưu động và cố định để hỗ trợ đo lường thanh khoản; y Phân loại theo nội dung kinh tế và lĩnh vực của GFS hỗ trợ việc đánh giá tác động kinh tế qua các giao dịch của Chính phủ, cho phép trình bày những chỉ tiêu chính như bội chi, trong khi trọng tâm của IPSAS lại trình bày chi phí và kết quả; y GFS yêu cầu dữ liệu tài chính phải được duy trì nhất quán theo thời gian trong một giai đoạn dài, trong khi IPSAS chỉ yêu cầu trình bày năm trước đó trong các báo cáo tài chính. 29. Sau đây là so sánh về các tổng mức cụ thể: y Thu + phát sinh kinh tế khác trong GFS = thu + dòng tiền vào được ghi nhận trực tiếp trong báo cáo về thay đổi tài sản ròng / vốn chủ sở hữu của IPSAS; y Chi + phát sinh kinh tế khác trong GFS = chi + dòng tiền ra được ghi nhận trực tiếp trong báo cáo về thay đổi tài sản ròng / vốn chủ sở hữu của IPSAS; y Cân đối hoạt động ròng trong GFS được tính toán tương tự như bội thu/bội chi của IPSAS nhưng có khác biệt vì GFS loại trừ các số phát sinh kinh tế khác; và y Tiêu dùng tài sản cố định tương đương với khấu hao nếu áp dụng giá trị hợp lý. Nếu chi phí lịch sử được áp dụng, khấu hao sẽ khiến cho tiêu dùng tài sản cố định bị định giá thấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2