Báo cáo thực tập: phân tích hoạt động của phòng nội vụ huyện Như Xuân
lượt xem 104
download
Nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên trước khi tốt nghiệp có thể tiếp cận được với hoạt động thực tế trong công tác quản lý Hành Chính Nhà nước. Trường đại học Hồng Đức – Khoa Tâm lý – Giáo dục đã tổ chức đợt thực tập cho các sinh viên tại các cơ quan Nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập: phân tích hoạt động của phòng nội vụ huyện Như Xuân
- Báo cáo thực tập: phân tích hoạt động của phòng nội vụ huyện Như Xuân Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- Mục lục Trang Lời mở đầu ................................ ................................ ................................ .............. 1 Chương I: khái quát chung về UBND Như Xuân và phòng nội vụ …………….02 I. đặc điểm tự nhiên và điều kiện ktxh huyện Như Xuân…………………………..02 1. Vị trí địa lí...........................................................................................................02 2. Địa hình..............................................................................................................02 3. Khí hậu, thời tiết.................................................................................................02 4. Hiện trạng đất đai năm 2003...............................................................................02 5. Tình hình dân số.................................................................................................03 6. Cơ cấu kinh tế.....................................................................................................03 7. Mục tiêu và chỉ tiêu thi đua trong năm 2010.....................................................03 II. vị trí, tính chất, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân..................................................................................................................04 1. Vị trí tính chất.....................................................................................................04 2. Nhiệm vụ quyền hạn...........................................................................................05 3. Tổ chức bộ máy..................................................................................................07 III. vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của phòng nội vụ huyện Như Xuân.............................................................................................08 1. Vị trí, chức năng....................................................................................................09 2. Nhiệm vụ quyền hạn..............................................................................................09 3. Tổ chức bộ máy.....................................................................................................13 4. Mối quan hệ...........................................................................................................15 Chương II: Thực trạng hoạt động của phòng nội vụ huyện Như Xuân…………….16 I. Kết quả đạt được………………………………………………………………..19 II. Những mặt còn tồn tại…………………………………………………………19 III. Nguyên nhân......................................................................................................29 Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- IV. Kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2010............................................................22 V. kế hoạch và thời gian thực hiện……………………………………………….23 Chương III: một số kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng nội vụ huyện Như Xuân………………………………………………………………..25 Kết luận………………………………………………………………………….28 Lời mở đầu: Nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên trước khi tốt nghiệp có thể tiếp cận được với hoạt động thực tế trong công tác quản lý Hành Chính Nhà nước. Trường đại học Hồng Đức – Khoa Tâm lý – Giáo dục đã tổ chức đợt thực tập cho các sinh viên tại các cơ quan Nhà nước. Qua đợt thực tập, giúp sinh viên nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ của cơ quan đó; nắm vững quy trình công vụ, thủ tục hành chính, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan nơi thực tập; thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan giao cho. Qua đó giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính; học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, bổ sung, nâng cao kiến thức đã học tại trường và điều này sẽ tạo điều kiện giúp sinh viên xác định được tư tưởng, những công việc cần phải làm và thêm nữa là biết mình cần phải trang bị thêm những kiến thức gì để có thể sẵn sàng làm việc ở một cơ quan nào đó. Sau suốt quá trình được học tập và rèn luyện tại Trường đại học Hồng Đức, tôi được nhà trường, các thầy cô cũng như cơ quan nơi thực tập tạo điều kiện, thời gian này tôi đang thực tập tại Phòng Nội vụ của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá, Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- về thực tập tại đây, tôi đã được làm quen với công việc của một người công chức nhà nước, và đạt được những điều như mục đích của đợt thực tập mà nhà trường đã muốn mang lại cho chúng tôi, và một trong số đó là đã hiểu rõ thêm về vị trí, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thực trạng hoạt động của phòng Nội vụ huyện Như Xuân và tôi sẽ trình bày trong phần nội dung của báo cáo này. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân, cán bộ, công chức công tác tại phòng Nội vụ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và tôi xin chân thành cảm ơn Nhà trường, cô Lê Thị Hồng Hạnh, đã hướng dẫn để tôi hoàn thành đợt thực tập này. Chương I: Khái quát chung về UBND huyện Như Xuân và phòng nội vụ I. đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội huyện Như Xuân 1. Vị trí địa lí Như Xuân là một huyện miền núi nằm cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 60 km về phía đông có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp: Huyện Thường Xuân - Phía Nam giáp các huyện: Nghệ An. - Phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An. - phía đông giáp huyện Như Thanh Huyện Như Xuân nằm ở phía tây nam tỉnh Thanh Hoá, được thành lập trên cơ sở 17 xã thuộc huyện Như Xuân cũ (1-1997). 2. Địa hình Phần lớn bề mặt lãnh thổ có độ cao trung bình từ 30 -50m (so với mặt nước biển). Địa hình có dạng mái nghiêng dốc về hướng đông (kiểu nghiêng mái nhà) Toàn huyện có 15 xã và 2 thị trấn 3. Khí hậu, thời tiết. Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- Như Xuân nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu vùng núi, nền nhiệt cao với hai mùa chính: mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mùa Đông khô hanh. Xen kẽ giữa hai mùa chính là mùa chuyển tiếp; giữa hạ sang đông là mùa thu ngắn thường có bão lụt, giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân không rõ rệt, có mưa phùn. Trên địa bàn huyện Như Xuân còn chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng về mùa Hạ và sương muối về mùa Đông. 4. Hiện trạng đất đai năm 2003. +Tổng diện tích của huyện: 86000ha + Nhóm Đất nông nghiệp, lâm nghiệp khoảng: 70.000ha. Chiếm 81% diện tích tự nhiên + Nhóm Đất phi nông nghiệp và chưa sử dụng: 16000ha. Chiếm 19% diện tích tự nhiên 5. Tình hình dân số Tổng dân số huyện Như Xuân tình đến năm 2003 có 59973 người, với 5 dân tộc anh em gồm:Kinh, Mường, Thái, Thổ, Tày Huyện Như Xuân có 17 đơn vị hành chính trong đó có 2 thị trấn. 6. Cơ cấu kinh tế - Tổng giá trị thu nhập quốc dân trên : 2313.27 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế : 7,6%/ + Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 68,1%; + Ngành Tiểu thủ công nghiệp – XDCB: 15% + Dịch vụ thương mại: 16,9%. + Bình quân thu nhập đầu người trên 4 triệu đồng/người/năm. 7. Mục tiêu và chỉ tiêu thi đua trong năm 2010 7.1. Mục tiêu tổng quát: Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- Nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá và bền vững, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất, tăng cường khai thác thế mạnh và tiềm năng ở mỗi vùng, miền; Chủ động phòng chống, hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra; Tập trung huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống; Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá xã hội; Bảo đảm quốc phòng; an ninh và trật tự an toàn xã hội, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội quan tâm. 7.2. Chỉ tiêu chủ yếu: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10% trở lên, trong đó: + Khu vực Nông, Lâm, nghiệp: 6,9% + Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản: 25,6% + Dịch vụ thương mại: 13,6% - Cơ cấu kinh tế: Nông, Lâm, nghiệp chiếm 55.0%; CN-TTCN-XDCB chiếm 20.0%; Dịch vụ thương mại chiếm 23.0%. - Tổng sản lượng lương thực: 10000 tấn trở lên. - Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn: 150 tỉ đồng - Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp: 90 tỉ đồng - Giá trị hàng hoá xuất khẩu: 8 triệu USD - Thu nhập bình quân đầu người: 7,94 triệu đồng. - Giảm tỉ lệ hộ nghèo còn: 26,5%. - Giải quyết việc làm cho 1200 lao động. - Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm còn: 0,81%. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 25,0% - Khai trương xây dựng 5 làng, đơn vị văn hoá trở lên. - Tỷ lệ xã đạt phổ cập: 100% (hoàn thành phổ cập THCS xã Thị trấn Yên C á t) - Số trường đạt chuẩn quốc gia: 7 - Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 3 Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- II. vị trí, tính chất, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân 1. Vị trí, tính chất. Uỷ ban nhân dân nói chung và Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân nói riêng là bộ phận cấu thành quan trọng của bộ máy nhà nước, chiếm vị trí quan trọng trong thực thi quyền lực nhà nước. Điều 123 trong Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung thì vị trí, tính chất của Uỷ ban nhân dân được xác định: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Về tính chất, Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân lập ra, chịu trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện những nghị quyết của Hội đồng nhân dân về các vấn đề kinh tế – xã hội, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, biến những quyết định của Hội đồng nhân dân thành hiện thực cuộc sống. Trong quá trình thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phải bàn bạc, đưa ra những biện pháp hữu hiệu để các quyết định đó đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình hoạt động, Uỷ ban nhân dân chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân. Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện quản lí toàn diện các quá trình diễn ra trên địa bàn lãnh thổ theo Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Trong quá trình quản lý, Uỷ ban nhân dân tổ chức điều hành phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước địa phương, chỉ đạo, đôn đốc, bảo đảm để các cơ quan thực hiện đầy đủ, có kết quả những nhiệm vụ ở từng lĩnh vực công tác cụ thể, áp dụng những biện pháp thiết thực bảo đảm để các cơ quan hoạt động theo đúng tinh thần pháp luật. Mục đích hoạt động quản lí cuối cùng nhằm huy động mọi tiềm lực của địa phương phục vụ cho phát triển toàn diện địa phương, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn: Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân mỗi cấp. Qua đó, chức năng quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện được thể hiện thông qua những nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định một cách cụ thể. Là cơ quan nhà nước thẩm quyền chung, Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân quản lí tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trên địa bàn huyện Như Xuân, do đó phạm vi hoạt động rất rộng, với những nhiệm vụ giải quyết rất khác nhau, được thể hiện thành 4 nhóm. Trong thực hiện quản lí nhà nước: - Uỷ ban nhân dân huyện thống nhất quản lí nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…trên địa bàn huyện Như Xuân. Xây dựng các kế hoạch, quy hoạch, đề án phát triển, triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức hữu quan đảm bảo đúng tiến độ, đúng pháp luật…. Trong lĩnh vực pháp luật: - Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết Hôị đồng nhân dân cấp huyện. Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân; tiến hành kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện trong các tổ chức kinh tế xã hội, các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân; có các biện pháp xử lý đối với những vi phạm pháp luật diễn ra trên địa bàn huyện… Uỷ ban nhân dân ban hành các quyết định, chỉ thị để cụ thể hoá văn bản của nhà nước cấp trên vào hoạt động quản lý địa phương. - Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền nhà nước ở địa phương: Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm trong tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại địa phương. Căn cứ vào quy định của Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân quyết định thành lập mới, sáp nhập hoặc giải thể và quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho các cơ quan chuyên môn, tổ chức Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân; xây dựng các đề án phân vạch, điều chỉnh các đơn vị hành chính ở địa phương… Uỷ ban nhân dân thực hiện công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương theo phân cấp của Chính phủ; tổ chức việc khen thưởng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức nhà nước trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật… Trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát: - Uỷ ban nhân dân huyện giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân của các cơ quan, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương. Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách địa phương, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp xã…. Uỷ ban nhân dân tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra Nhà nước, tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; thanh tra, kiểm tra các cơ quan thuế và cơ quan có chức năng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn lãnh thổ; thanh tra giáo dục, đào tạo, quản lí hộ tịch, hộ khẩu… 3. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân. - Ông Dương Văn Mạnh - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện: Phụ trách công tác nội chính xây dựng chính quyền, thi đua khen thưởng, kỷ luật, kế hoạch tài chính, kho bạc, thuế, quy hoạch xây dựng cơ bản. Công tác liên quan đến bảo vệ chính trị nội bộ, công tác tổ chức cán bộ; - Ông Lê Văn Vương - Phó chủ tịch thường trực: Điều hành thường trực của Uỷ ban khi Chủ tịch đi vắng, chịu trách nhiệm khoa học công nghệ - chương trình công nghệ thông tin, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, quản lý đô thị, bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực được phân công; - Ông Phạm Văn Hải - Phó chủ tịch: Chịu trách nghiệm về quản lý giáo dục, văn hoá - xã hội, tôn giáo. Phối hợp các hoạt động giữa UBND huyện với Mặt trận Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- Tổ quốc và đoàn thể quần chúng, các cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp, giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực được phân công; - Ông Trần Văn Công - Phó chủ tịch: Quản lý các lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực được phân công; - Thực hiện các Quyết định: + Quyết định số 1486/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh hoá về việc tách phòng Nội vụ – Lao động, thương binh và xã hội thành Phòng Nội vụ và Phòng Lao đông- thương binh và xã hội, sáp nhập phòng Tôn giáo vào Phòng Nội vụ thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố; +Quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của UBND tỉnh Thanh hoá về việc hợp nhất Phòng Thuỷ sản với Phòng Nông nghiệp và PTNT thành Phòng Nông nghiệp và PTNT thuộc UBND huyện; +Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc đổi tên phòng Văn hoá-Thông tin-Thể thao thành phòng Văn hoá và Thông tin thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố; +Và Quyết định số 1490/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc giải thể Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của UB này sang các phòng có liên quan. Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân còn có 12 phòng ban, phụ trách các lĩnh vực chuyên môn đã được quy định cụ thể: 1. Phòng Nội vụ 2. Phòng Lao động - Thương binh và xã hội 3. Phòng Tư pháp 4. Phòng Tài chính - Kế hoạch 5. Phòng Công Thương - Xây dựng cơ bản 6. Phòng Giáo dục - Đào tạo 7. Phòng Nông nghiệp - Thuỷ sản 8. Văn phòng HĐND - UBND Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- 9. Phòng Tài nguyên – Môi trường 10. Phòng Y tế 11. Phòng Văn hoá - Thông tin 12. Phòng Thanh tra III. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của phòng nội vụ huyện Như Xuân Phòng Nội vụ được tách từ phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội theo quyết định số1486/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá và được thành lập theo Quyết định số 3045/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; và Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thì vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ được quy định: 1. Vị trí, chức năng: Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng. Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lí về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nhiệp vụ của Sở Nội vụ. Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, quản lí toàn diện, trực tiếp về tổ chức, biên chế và Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- công tác của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiể m tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn: - Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định. - Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí được giao. - Về tổ chức bộ máy: + Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; + Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc để Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện; + Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định; + Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp luật. - Về quản lí và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp: + Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm; + Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lí, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm; Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- + Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã. - Về công tác xây dựng chính quyền: + Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc Hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; + Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn các chức danh lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân cấp xã, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật; + Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lí hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện; + Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố; - Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện. - Về công tác cán bộ, công chức, viên chức: + Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lí đối với cán bộ, công chức, viên chức; Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- + Thực hiện việc tuyển dụng, quản lí công chức xã, phường, thị trấn và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn theo phân cấp. - Về cải cách hành chính: + Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương; + Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện; + Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh. - Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lí nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn huyện. - Về công tác văn thư lưu trữ: +Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ; + Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện và lưu trữ huyện. - Về công tác tôn giáo: + Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn; + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật. - Về công tác thi đua, khen thưởng: Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- + Tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và nhà nước trên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp huyện; + Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lí và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại tố cáo và xử lí các vi phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền. - Thưc hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn. - Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hê thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lí nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn. - Quản lí tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lí của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. - Quản lí tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. - Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thi trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. 3. Cơ cấu tổ chức: * Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng Nội vụ huyện Như Xuân TRƯỞNG PHÒNG Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- PHÓ TRƯỞNG PHÒNG CHUYÊN CHUYÊN CHUYÊN CHUYÊN VIÊN VIÊN VIÊN VIÊN * Bộ phận lãnh đạo gồm có một Trưởng phòng và một Phó trưởng phòng là những người phụ trách, trực tiếp chỉ đạo về Nội vụ, Tôn giáo, Thi đua khen thưởng. Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo tỉnh uỷ, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh về mọi hoạt động của phòng. Được phân công cụ thể công việc cho từng nhân sự như sau: - Đồng chí trưởng phòng phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công tác Nội vụ, bộ máy cán bộ công chức, viên chức sự nghiệp, thi đua khen thưởng. Chịu trách nhiệ m trực tiếp trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng đựơc giao. - Đồng chí Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác, phụ trách tôn giáo, chính quyền cơ sở, địa giới hành chính, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật vê nhiệm vụ được phân công, khi Trưởng phòng vắng mặt, Phó trưởng phòng được trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của phòng. - Các chuyên viên được phân công cụ thể: Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- + 01 chuyên viên phụ trách công tác xây dựng chính quyền cơ sở, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ xã, thị trấn, địa gới hành chính... + 01 chuyên viên theo dõi nhân sự ngành giáo dục; chuyển loại công chức, viên chức, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lí ngành giáo dục và trưởng phó phòng, ban cơ quan UBND huyện. + 01 chuyên viên theo dõi lương và nâng lương thường xuyên cho cán bộ giáo viên ngành giáo dục và cán bộ cơ quan UBND huyện. + 01 chuyên viên theo dõi tôn giáo, thi đua khen thưởng. Việc tổ chức và phân công rõ ràng công việc của cán bộ công chức trong phòng như trên tránh diễn ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, công việc được giao, không có hoạt động gây khó dễ, trốn tránh nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý. Như vậy cán bộ, công chức khi được phân công phụ trách mảng công việc nào sẽ chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức triển khai công việc, thực hiện toàn bộ chế độ, chính sách theo quy định và quy chế làm việc của phòng. Được cụ thể hoá công việc cần làm trong kế hoạch làm việc hàng tuần, lãnh đạo phòng trực tiếp duyệt và thông qua kế hoạch công tác vào ngày thứ hai đầu tuần và tổng kết đánh giá vào bảng kế hoạch khi kết thúc tuần đó. 4. Mối quan hệ: 4.1. Mối quan hệ nội bộ Từ việc phân công công việc cụ thể của từng thành viên trong phòng, các thành viên thực hiện công việc của mình và phối hợp hài hoà với nhau giải quyết công việc chung. Bên cạnh đó để làm tốt nhiệm vụ được giao, các thành viên trong phòng phải có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết thống nhất giữa công việc mình phụ trách và công tác chung của tập thể. 4.2. Mối quan hệ bên ngoài * Với UBND huyện: - Phòng chịu sự chỉ đạo toàn diện, trực tiếp của UBND huyện; Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- - Phòng là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước theo lĩnh vực cụ thể trên địa bàn. - Phòng có trách nhiệm báo cáo công tác, phản ánh những khó khăn, vướng mắc đồng thời đề xuất những biện pháp giúp cấp cơ sở tháo gỡ những khó khăn, tiếp nhận và triển khai nhanh chóng các chỉ thị của UBND huyện. * Với các sở chuyên ngành: - Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và chịu sự giám sát, kiểm tra của các sở về công tác chuyên môn;(Sở Nội vụ, Ban tôn giáo tỉnh uỷ, ban thi đua Khen Thưởng tỉnh) - Có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình hoat động, những khó khăn vướng mắc của cấp cơ sở, công tác của phòng và kiến nghị các biện pháp giải quyết. * Với UBND xã: - Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện chủ trương chính sách pháp luật, quy định của nhà nước. * Với các phòng ban chuyên môn: Phòng Nội vụ là một trong những phòng ban chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuõn. Ngoài thực hiện chức năng tham mưu cho huyện uỷ và UBND huyện thực hiện quản lí nhà nước trên các lĩnh vực cụ thể., phòng cũng thực hiện chức năng phối hợp với các phòng ban chuyên môn khác thuộc Uỷ ban nhân dân huyện như : - Phối hợp Tài chính - Kế hoạch và Phòng Giáo dục xây dựng biên chế hàng năm và dài hạn; - Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường làm công tác quản lý địa giới hành chính, đất đai; - Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, vận động quần chúng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; Như vậy Phòng thực hiện chức năng chủ yếu là tham mưu và phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng thực hiện nhiệm vụ chung cấp trên giao. Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- Chương II: thực trạng hoạt động của phòng nội vụ huyện Như Xuân I. Kết quả đạt được. - Hoàn thành việc triển khai thực hiện phương án giải thể Uỷ ban dân số- Gia đình & Trẻ em để thành lập Trung tâm Dân số Kế hoạch hoá gia đình (tháng 8/2008), tách phòng Nội vụ- Lao động, thương binh và xã hội thành phòng Nội vụ và phòng Lao động - Thương binh và xã hội; sáp nhập phòng Thuỷ sản vào phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đổi tên phòng Văn hoá-Thông tin-Thể thao thành phòng Văn hoá và Thông tin, đồng thời chuyển giao nhiệm vụ của một số phòng ban của UBND huyện theo tinh thần Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/2/2008 và các Quyết định của UBND tỉnh. - Hoàn thành việc tổ chức triển khai Nghị đinh số15/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện; Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận: 03 xã xếp loại 1, 7 xã xếp loại 2, 10 xã, thị trấn xếp loại 3. - Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 685/2007/QĐ-UBND ngày 02/03/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành quy định phân công, phân cấp công tác tổ chức bộ máy cán bộ và công chức; Phòng đã hoàn thành việc chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ, quản lý của các ngành, các xã, thị trấn giai đoạn 2007 - 2010. - Tổ chức chỉ đạo tách 3 thôn ở 2 xã: Thượng Ninh , Yên Lễ, Hóa Quỳ, theo Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 14/4/2008 UBND tỉnh về việc tách, thành lập thôn mới tại các xã thuộc huyện Như Xuân. - Phòng Nội vụ đã tham mưu cho cấp uỷ, UBND huyện chỉ đạo 10 xã, thị trấn, 50 thôn, phố và trên 35 cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện quản lý với tổng số cán bộ 648 người. Trong đó: + Cán bộ công chức cấp xã là 280 người, + Cán bộ công chức UBND huyện là 61 người, Cán bộ viên chức các ngành là 787 người. Báo cáo thực tập Chu Văn Long
- Ngoài ra, còn tham mưu quản lý 39 đại biểu HĐND cấp huyện, 289 đại biểu HĐND cấp x ã. - Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc tinh giảm bộ máy hành chính, đến nay toàn huyện đã giải quyết được 20 đối tượng về hưu trước tuổi. - Thực hiện chế độ chuyển xếp lương, xếp ngạch cho 329 cán bộ, viên chức thuộc huyện quản lý, tổ chức xét tuyển 35 công chức cấp xã. - Tổ chức và tham mưu cho Hội đồng Nâng lương, Hội đồng xét tuyển, chuyển ngạch công chức của huyện với tổng số là 329 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó : + Nâng lương là 100 người. + Chuyển xếp ngạch là 200 người + Tuyển dụng 35 công chức cấp xã - Giải quyết 80 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hưởng chế độ BHXH. - Phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan trong huyện và các cơ quan của tỉnh, của Trung ương đặt trụ sở trên địa bàn huyện để thẩm định công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và đề bạt cán bộ… - Hoàn thành việc tham mưu cho ban thường vụ huyện uỷ, UBND huỵên bổ nhiệ m mới 14 cán bộ quản lý ngành giáo dục, bổ nhiệm lại 100 cán bộ quản lý ngành giáo dục, luân chuyển 25 cán bộ quản lý ngành giáo dục và điều động luân chuyển 30 giáo viên. - Cùng với phòng Giáo dục hoàn thành việc xây dựng quy định về việc luân chuyển, điều động và tiếp nhận cán bộ giáo viên trên địa bàn huyện. - Tham mưu cho UBND huyện xử lý kỹ luật 3 cán bộ ở cấp xã vi phạm nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính, quản lý đất đai, quản lý xây dựng cơ bản. - Tham mưu cho UBND huyện củng cố bộ máy chính quyền cơ sở xã Xuân Quỳ, xã Bình Lương, sau thanh tra. Báo cáo thực tập Chu Văn Long
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa (Bibica)
33 p | 6605 | 1074
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty chè Việt Nam
24 p | 2656 | 672
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp DESCON
28 p | 1846 | 639
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Sài Gòn giai đoạn 2009 - 2010
79 p | 2619 | 474
-
BÁO CÁO THỰC TẬP: "Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giấy Bãi Bằng"
68 p | 1054 | 312
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Bất động sản
44 p | 677 | 208
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình hoạt động của Ngân hàng Agribank chi nhánh Chưprông Gia Lai
55 p | 883 | 123
-
Báo cáo thực tập: Phân tích chiến lược Marketing Mix cho dòng xe du lịch KIA tại Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải
31 p | 835 | 112
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp
64 p | 722 | 81
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tài chính tại Công ty CP Mai Linh Miền Trung
68 p | 534 | 55
-
Thuyết trình báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vũ Thư - Thái Bình
18 p | 196 | 52
-
Báo cáo thực tập: Phân tích lợi nhuận doanh nghiệp tại công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt
75 p | 321 | 48
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình hoạt động Ngân hàng Sacombank
74 p | 199 | 33
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ giai đoạn 2012 2014
15 p | 141 | 32
-
Báo cáo thực tập: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Việt Bằng
104 p | 215 | 22
-
Báo cáo thực tập: Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính tại Doanh nghiệp Xây dựng Hiền Hòa
52 p | 171 | 19
-
Báo cáo thực tập: Phân tích tài chính của Tổng công ty TNHH Vỹ Hậu
18 p | 134 | 13
-
Báo cáo thực tập: Phân tích mối quan hệ chi phí - doanh thu - lợi nhuận của dịch vụ lưu trú tại Công ty CP Phương Đông
69 p | 300 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn