Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm
lượt xem 23
download
Báo cáo thực tập tốt nghiệp "Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm" gồm có 3 phần chính. Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp; Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ --------------- o0o ---------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm Họ và tên sinh viên : Thái Thị Xuân Lớp : QTKD 02 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Quỳnh Hoa HÀ NỘI - 2022
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ --------------- o0o ---------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm Họ và tên sinh viên : Thái Thị Xuân Lớp : QTKD 02 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Quỳnh Hoa HÀ NỘI - 2022
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ——–o0o——– XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm có trụ sở tại: Số nhà: 20A ngõ 179 đường Triều Khúc Xã: Tân Triều Huyện: Thanh Trì Thành Phố: Hà Nội Số điện thoại: 0342971358 Trang web: VINACHAO.vn Địa chỉ email: khachhang.VINACHAO@gmail.com Xác nhận: Chị: Thái Thị Xuân Sinh ngày: 28/09/2000 Số CMND: 187767200 Là sinh viên lớp: Quản trị kinh doanh 02 (EM3-02) Số hiệu sinh viên: 20182217 Có thực tập tại công ty trong khoảng thời gian từ ngày 15/3/2022 đến ngày 30/6/2022. Trong khoảng thời gian thực tập tại công ty, chị Xuân đã chấp hành tốt các quy định của công ty và thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi. Ngày…tháng…năm….. Ngày…tháng….năm….. Người hướng dẫn trực tiếp Xác nhận của công ty (ký và ghi rõ họ tên) (có chữ ký và dấu mộc tròn của Công ty)
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Viện Kinh tế và Quản lý Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 01-03/ĐT-ĐHBKHN-KTQL PHIẾU THEO DÕI QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Họ và tên : Thái Thị Xuân Lớp : 02 Ngành: Quản trị kinh doanh Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm Người hướng dẫn: Ths.Nguyễn Quỳnh Hoa Xác nhận của STT Ngày/tháng/năm Nội dung công việc GVHD 1 2 3 4 5 Đánh giá của GVHD:……………………………………………………………………. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Ngày….tháng….năm…. Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ...............................................1 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. ....................................1 1.1.1.Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp. ....................................1 1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển ........................................1 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp ...........................................................1 1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp ..............................................1 1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại .................................................................2 1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu ....................2 1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ............................................................2 1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước trong quy trình công nghệ .......................3 1.4. Hình thức tổ chức và kết cấu của doanh nghiệp ..............................................4 1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp...............................................4 1.4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp ............................................................4 1.5. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ......................................................................5 1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức .....................................................................................5 1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý ..............................6 PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ........9 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing ......................9 2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây ..........................9 2.1.2. Chính sách sản phẩm - thị trường .............................................................12 2.1.3. Chính sách giá .............................................................................................14 2.1.4. Chính sách phân phối .................................................................................15 2.1.5. Chính sách xúc tiến bán .............................................................................16 2.1.6. Công tác thu tập thông tin Marketing của doanh nghiệp .......................16 2.1.7. Một số đối thủ của doanh nghiệp ..............................................................17 2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của doanh nghiệp ................................................................................................................................ 17 2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương ...........................................................18 2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp ...........................................................18 2.2.2. Định mức lao động ......................................................................................20 2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động .......................................................21 2.2.4. Năng suất lao động ......................................................................................22 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý 2.2.5. Tuyển dụng và đạo tạo lao động ................................................................23 2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương ......................................................26 2.2.7. Trả lương cho các bộ phận và cá nhân .....................................................27 2.2.8. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp ............. 29 2.3. Phân tích công tác vật tư và tài sản cố định ...................................................30 2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp .................................30 2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu ..........................................30 2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu ............................................................31 2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu .......................32 2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định ...........................................33 2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định .............................................................34 2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định ...........................34 2.4. Phân tích chi phí và giá thành ..........................................................................34 2.4.1. Các loại chi phí của doanh nghiệp ............................................................34 2.4.2. Xây dựng giá thành kế hoạch .................................................................... 35 2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế .........................36 2.4.4. Các loại sổ sách kế toán ..............................................................................37 2.4.5. Nhận xét về công tác quản lý chi phí và giá thành .................................. 38 2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ............................................38 2.5.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ....................................38 2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty. ...........................................39 2.5.3. Phân tích các tỷ số tài chính.......................................................................43 2.5.4. Nhận xét về tình hính tài chính của doanh nghiệp ..................................47 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP ............ 48 3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp.................................48 3.1.1. Ưu điểm ........................................................................................................48 3.1.2. Hạn chế ........................................................................................................48 3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp ...........................................................................48 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý DANH MỤC VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 BGĐ Ban giám đốc 2 P.HCNS Phòng Hành chính nhân sự 3 TP.HCNS Trưởng phòng Hành chính nhân sự 4 BPTD Bộ phận tuyển dụng 5 BPĐX Bộ phận đề xuất 6 NVTV Nhân viên thử việc 7 HĐLĐ Hợp đồng lao động 8 TSCĐ Tài sản cố định 9 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 10 PVH Phòng Vận Hành 11 QLC Quản lý chuỗi 12 CHT Cửa hàng trưởng 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 R&D Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm 15 QA & QC Phòng Kiểm soát chất lượng 16 NVBH Nhân viên bán hàng Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý DANH MỤC HÌNH TRONG BÀI BÁO CÁO Hình Trang Hình 1.1.Sơ đồ quy trình công nghệ của sản phẩm cháo dinh dưỡng 2 Hình 1.2. Kết cấu sản xuất của Công ty 4 Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 6 Hình 2.1. Kiểu dáng, bao bì cửa sản phẩm 13 Hình 2.2: Thực đơn và giá một số sản phẩm của VINACHAO 15 Hình 2.3: Sơ đồ kênh phân phối 15 Hình 2.4. Quy trình tuyển dụng khối phụ trợ và khối sản xuất 23 Hình 2.5. Quy trình tuyển dụng khối vận hành 25 Hình 2.6. Tình hình bảo quản thành phẩm sau khi chế biến 32 Hình 2.7. Phương pháp định giá 36 Hình 2.8. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí 37 chung Hình 2.9. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn năm 2020-2021 41 Hình 2.10. Biểu đồ cơ cấu tài sản năm 2020-2021 42 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý DANH MỤC BẢNG TRONG BÀI BÁO CÁO Bảng Trang Bảng 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2020-2021 9 Bảng 2.2. Doanh thu sản phẩm theo khu vực 10 Bảng 2.3. Doanh thu sản phẩm theo nhóm sản phẩm 11 Bảng 2.4. Doanh thu sản phẩm theo nhóm khách hàng 12 Bảng 2.5. Cơ cấu lao động tại Công ty 18 Bảng 2.6. Cơ cấu lao động theo giới tính 19 Bảng 2.7. Cơ cấu lao động theo độ tuổi 19 Bảng 2.8. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn 20 Bảng 2.9: Sức sinh lợi 22 Bảng 2.10. Bảng lương của Bộ phận QA 28 Bảng 2.11. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu Ngày 10/4/2021 của 31-32 Khối Sản xuất Bảng 2.12. Cơ cấu TSCĐ năm 2020-2021 33 Bảng 2.13. Bảng tổng hợp chi phí năm 2020-2021 35 Bảng 2.14: Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh 38-39 Bảng 2.15. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 40 Bảng 2.16. Bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2020- 2021 41 Bảng 2.17. Bảng cơ cấu tài sản năm 2020-2021 42 Bảng 2.18. Giá trị bình quân của một số chỉ tiêu tài chính 43 Bảng 2.19. Tỷ số khả năng thanh toán năm 2020-2021 44 Bảng 2.20. Tỷ số cơ cấu tài chính 44 Bảng 2.21. Các tỷ số về khả năng hoạt động năm 2020-2021 45 Bảng 2.22. Các tỷ số về khả năng sinh lời năm 2020-2021 46 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua, dưới những ảnh hưởng to lớn của đại dịch Covid-19 đến mọi mặt trong đời sống, đã mang lại không ít khó khăn thử thách cho Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Đối với sinh viên như em, được hoàn thiện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và áp dụng những kiến thức trên giảng đường vào thực tế trong việc thực tập tại doanh nghiệp ở giai đoạn này thật sự là những trải nghiệm vô cùng quý báu. Đồng thời, đó cũng là những thời cơ, những cơ hội và là đòn bẩy để các doanh nghiệp vươn lên cùng sự phát triển vượt trội của Thương mại điện tử. Vì vậy, công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm luôn không ngừng thích nghi, thay đổi nhưng vẫn giữ vững tinh thần và giá trị cốt lõi để ngày càng mở rộng và phát triển. Để hôm nay hoàn thành xong bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Viện Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các anh chị trong công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm và đặc biệt là Ths.Nguyễn Quỳnh Hoa đã luôn hỗ trợ và hướng dẫn em về mặt chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế. Bài báo cáo này gồm có 3 phần chính: Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp Trong quá trình thực tập, với những kỹ năng và kinh nghiệm đang còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót trong bài báo cáo này. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để em có điều kiện bổ sung và hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin gửi lời chúc đến toàn thể thầy cô trong Viện Kinh tế và Quản lý, ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm dồi dào sức khỏe, luôn gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2022 Sinh viên thực hiện Thái Thị Xuân Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.1.Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp. Tên Công ty: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm Tên thương hiệu: VINACHAO Địa chỉ: Số nhà 20A, ngõ 179, Thôn Triều Khúc, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội Người đại diện: Trần Thị Thanh Minh Điện thoại: 02462920533 Ngày thành lập: 16/08/2013 Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp vừa Tầm nhìn: ▫ Trở thành Công ty thực phẩm Tươi - Ngon - Lành hàng đầu Việt Nam ▫ Năm 2026 có 500 điểm bán trên toàn quốc ▫ Là thương hiệu Cháo Tươi- Ngon – Lành số 1 tại Việt Nam Sứ mệnh: Cung cấp các sản phẩm "Tươi-Ngon-Lành" nhằm nâng cao sức khỏe người Việt và giải phóng sức lao động cho người phụ nữ Việt. Giá trị cốt lõi: Tận tâm với khách hàng – Cam kết – Phản hồi – Trung thực – Nhiệt huyết – Kết nối. 1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển Lấy sứ mệnh là chuyên cung cấp các sản phẩm Tươi-Ngon-Lành nhằm nâng cao sức khỏe của người Việt, VINACHAO là chuỗi cửa hàng cháo dinh dưỡng đầu tiên tại Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về VSATTP, mang đến những sản phẩm chất lượng dành cho người tiêu dùng. Ngày 2/11/2010: Cửa hàng cháo dinh dưỡng VINACHAO đầu tiên được khai trương tại số 14 Chính Kinh- Hà Nội Ngày 16/8/2013: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm được thành lập với thương hiệu là VINACHAO. 2019: Đạt mốc 23 cửa hàng trên toàn Hà Nội 2019-2022: Kế hoạch đạt 100 cửa hàng trên toàn Hà Nội và dự kiến mở rộng quy mô ra cả nước. 2026: Kế hoạch 500 cửa hàng trên toàn Việt Nam. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản 1 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý Chế biến và đóng hộp rau quả Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn Sản xuất vải dệt thoi Hoàn thiện sản phẩm dệt Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục) Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc Dịch vụ lưu trú ngắn ngày Dịch vụ ăn uống khác Quảng cáo Đại lý du lịch, điều hành tour du lịch Tổ chức và xúc tiến thương mại Dịch vụ hỗ trợ giáo dục 1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại Sản phẩm chính của VINACHAO là cháo dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. Với hơn 2 năm nghiên cứu và 12 năm phát triển, nhà sáng lập VINACHAO đã đưa ra hơn 50 công thức cháo dinh dưỡng thơm ngon để có một thực đơn phong phú hơn 50 món để bé thay đổi hàng ngày. Các sản phẩm của VINACHAO được sản xuất theo công thức độc quyền, được nghiên cứu và phát triển bởi các kỹ sư thực phẩm trong suốt hơn 10 năm qua. Vinacháo cam kết: ▫ VINACHAO 100% sử dụng nguyên liệu rau củ hướng hữu cơ ▫ Sản phẩm Tươi- Ngon- Lành ▫ Phục vụ khách hàng từ tâm 1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu 1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Hình 1.1.Sơ đồ quy trình công nghệ của sản phẩm cháo dinh dưỡng Nguồn: Phòng QA 2 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý 1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước trong quy trình công nghệ Sàng lọc nguyên liệu tốt nhất: Các nguyên liệu đầu vào của VINACHAO được chia làm 2 loại: ▫ Nguyên liệu sản xuất: các loại thịt, cá, cua, tôm, tổ yến, rau, củ quả... ▫ Nguyên liệu phụ trợ: cốc nhựa, hộp, túi bóng... Nguyên liệu của VINACHAO là những nguyên liệu tươi ngon đảm bảo từ các nhà cung cấp uy tín, có tâm- có tầm và được trải qua các quá trình đánh giá chất lượng từ bộ phận thu mua và bộ phận quản lý chất lượng. Nguồn gốc nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng: Thịt Meat Deli, rau củ hữu cơ từ trang trại HD Green, nước mắm Lê Gia xuất Nhật, gạo Bắc Hương... Kiểm tra chất lượng nguyên liệu: Các nhà cung cấp sau khi được đánh giá đạt các yêu cầu và điều kiện của VINACHAO, hàng ngày sẽ vận chuyển nguyên liệu đến xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng của bộ phận thu mua. Tại thời điểm giao nhận, sẽ có nhân viên quản lý chất lượng lấy mẫu để kiểm tra chặt chẽ về chất lượng nguyên liệu được giao vào ngày hôm đó. Nếu có vấn đề gì về nguyên liệu sẽ lập tức trả về. Đảm bảo 100% các nguyên liệu vào khâu sơ chế, sản xuất phải đạt tiêu chuẩn. Sản xuất một chiều theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm: Các nguyên liệu sau nhập về sẽ được chuyển vào giai đoạn sơ chế. Nhân viên sơ chế sẽ mặc đồ áo chuyên dụng và làm việc trong phòng sạch, đảm bảo không có các tác nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và nguy cơ lây nhiễm chéo. Gạo nấu cháo sẽ được ninh trong nồi Inox 304 với dung tích lớn từ 600-1200 lít sẽ giữ được mùi hương thơm ngon, cháo nhừ và dẻo. Sau khi sơ chế, nguyên liệu sẽ được chuyển qua phòng nấu. Theo công thức và phương pháp có, sản phẩm được nấu chín và nhạt để phù hợp khẩu vị của các bé. Sản phẩm sẽ được Bộ phận quản lý chất lượng kiểm tra lần cuối về độ đặc sánh, độ nhuyễn và dị vật trước khi đóng hộp vận chuyển ra cửa hàng. Check sản phẩm tại điểm bán: Các sản phẩm được đóng hộp sẵn sẽ được bộ phận giao hàng giao ra cửa hàng vào đầu mỗi ca sáng (6h) và ca chiều (15h) và được bảo quản mát trong tủ lạnh. Tại cửa hàng, Nhân viên bán hàng sẽ kiểm tra thực phẩm một lần nữa bằng phương pháp 3M (Kiểm tra Mắt-Mũi-Miệng) đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng đều đạt yêu cầu về trạng thái, mùi thơm và mùi vị. Trong ca làm NVBH sẽ kiểm tra thường xuyên thực phẩm để luôn đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng. 3 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý Tư vấn chuyên nghiệp theo công thức chuẩn dinh dưỡng: NVBH trước khi làm việc tại cửa hàng sẽ được tham gia các buổi đào tạo tại văn phòng Công ty. Với nội dung là giúp cho nhân viên am hiểu về sản phẩm, đồng thời hướng dẫn cho nhân viên cách mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi mua hàng. Tại cửa hàng, nhân viên sẽ tư vấn phù hợp với khách hàng theo văn hóa: VINACHAO xin chào!, VINACHAO cảm ơn! 1.4. Hình thức tổ chức và kết cấu của doanh nghiệp 1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp Hình thức tổ chức sản xuất: chuyên môn hóa theo sản phẩm Để có thể duy trì lâu dài cũng như ngày càng phát triển hơn so với các đối thủ cạnh tranh, VINACHAO luôn chú tâm vào phát triển chất lượng sản phẩm. Đặc biệt sản phẩm là cháo dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ - Khách hàng là những em bé, vì vậy những ông bố bà mẹ rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh, chất lượng sản phẩm và sự phát triển của con em mình. Ngoài giữ vững chất lượng sản phẩm, VINACHAO còn phải không ngừng đổi mới, sáng tạo để chiếm được ưu thế của thị trường. 1.4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp Hình 1.2. Kết cấu sản xuất của công ty Nguồn: Phòng QA Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn. Tại VINACHAO, bộ phận sản xuất phụ trợ chính là sản xuất cốc giấy thân thiện với môi trường- một phần không thể thiếu trong suất cháo mang đến cho khách hàng. 4 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để chế tạo ra những sản phẩm phụ, ngoài danh mục sản phẩm thiết kế của doanh nghiệp. Các nguyên liệu sau khi sơ chế (rau, củ, các loại thịt cá...) hay là những thực phẩm hết date tại cửa hàng trả về xưởng sẽ được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Vừa có thể tận dụng hết nguồn nguyên liệu làm thức ăn gia súc vừa tránh gây lãng phí. Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, điều chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm và dụng cụ lao động. Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, mà sản phẩm kinh doanh chủ yếu của VINACHAO là cháo dinh dưỡng. Tại đây, nguyên liệu sẽ trải qua các công đoạn kiểm tra, sơ chế và nấu để cho ra sản phẩm chính cuối cùng, cũng là sản phẩm chủ yếu của bộ phận sản xuất. Các bộ phận nêu trên có chức năng vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. 1.5. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đối với VINACHAO, cơ cấu doanh nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Tức là đối với một cá nhân sẽ có một quản lý duy nhất, mỗi quan hệ công việc được thiết lập theo chiều dọc từ trên xuống dưới và công việc quản trị được điều hành theo tuyến. Ưu điểm của cơ cấu trực tuyến này đối với VINACHAO là: ▫ Mỗi người đều được phân rõ quyền hành, trách nhiệm đối với công việc của mình. Đảm bảo được tính thống nhất quản lý, tập trung cao. ▫ Dễ duy trì tính kỷ luật, trách nhiệm và cấp trên dễ dàng kiểm tra công việc của cấp dưới. Các công việc và thông tin được truyền đi nhanh chóng. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ cấu trực tuyến này cũng không thể tránh khỏi những hạn chế: ▫ Nhà lãnh đạo phải làm nhiều công việc khác nhau, đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp. Nguy cơ quá tải công việc. ▫ Hạn chế sử dụng các chuyên gia giỏi và có kinh nghiệm. Việc xây dựng sơ đồ tổ chức với 3 cấp quản lý trở nên vô cùng đúng đắn và cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ của VINACHAO, bao gồm: ▫ Quản lý cấp cao (Top-managers): giám đốc ▫ Quản lý cấp trung (Middle managers): Trưởng khối vận hành, trưởng khối sản xuất và trưởng khối phụ trợ ▫ Quản lý cấp cơ sở (First-line Managers): các quản lý chuỗi, trưởng ca sản xuất, trưởng các phòng ban trong khối phụ trợ. 5 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự 1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Quản lý cấp cao(Top-managers): Ban giám đốc: ▫ BGĐ Công ty bao gồm một Giám đốc và một Giám đốc điều hành - là người trực tiếp quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. ▫ BGĐ chịu trách nhiệm đề ra các phương hướng hoạt động và mục tiêu cho công ty, đồng thời tiến hành chỉ đạo điều hành các phòng ban, ban hành các chính sách và đưa ra các chiến lược phát triển cho công ty để đạt được mục tiêu chung đã đề ra. Quản lý cấp trung(Middle managers): Trưởng khối vận hành: ▫ Nghiên cứu và đưa ra các chiến lược trong kinh doanh nhằm mở rộng thị trường, từ đó thu hút sự quan tâm của khách hàng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và niềm tin vào sản phẩm. ▫ Đề xuất các phương án chiến lược mới và giải pháp Marketing để nâng cao doanh số cho công ty. ▫ Giám sát hoạt động bán hàng tại cửa hàng, giám sát công việc của nhân viên trong phòng ban, hướng dẫn và đạo tạo liên tục để có thế hệ kế cận ▫ Giám sát về chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm và đảm bảo vấn đề doanh thu minh bạch tại các cửa hàng. ▫ Tham gia và xây dựng các quy trình, quy định để hoàn thiện bộ máy vận hành. Trưởng khối sản xuất: 6 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý ▫ Trưởng khối sản xuất điều hành chung hoạt động của nhân viên tại xưởng sản xuất của công ty. Đảm bảo rằng đầy đủ nhân sự để duy trì các công việc hàng ngày và cung cấp sản phẩm cho Khối vận hành. ▫ Cùng với ban lãnh đạo công ty tham mưu để đưa ra các đề xuất, cải tiến để nâng cao chất lượng công việc, giảm bớt rủi ro và tối ưu chi phí tại xưởng. ▫ Xây dựng, triển khai và dự trù kế hoạch sản xuất cho công ty, tránh để những trường hợp thiếu thực phẩm tại cửa hàng ▫ Giám sát tiến độ sản xuất: đúng hạn, tiết kiệm chi phí và chất lượng sản phẩm phải đạt yêu cầu ▫ Tham gia và xây dựng các quy trình, quy định để hoàn thiện bộ máy vận hành. Trưởng khối phụ trợ: ▫ Giám sát các công việc của nhân viên tại văn phòng, lên kế hoạch và triển khai các buổi sinh hoạt chung của công ty. ▫ Phụ trách đào tạo hội nhập, hướng dẫn công việc cho nhân viên mới, setup cho các buổi họp cấp cao. ▫ Hỗ trợ trưởng khối vận hành thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến kinh doanh và vận hành doanh nghiệp ▫ Tham gia và xây dựng các quy trình, quy định để hoàn thiện bộ máy vận hành. Quản lý cấp cơ sở(First-line Managers): Quản lý chuỗi: ▫ Lập kế hoạch kinh doanh, chỉ đạo và giám sát kế hoạch kinh doanh của cửa hàng trên phân khu được giao quản lý. Kiểm tra doanh thu và nộp doanh thu về công ty đúng hạn. ▫ Đào tạo và hướng dẫn nhân viên. ▫ Đặt hàng cho cửa hàng về xưởng sản xuất, đảm bảo thực phẩm luôn sẵn có ▫ Kiểm tra, giám sát về chất lượng dịch vụ, chất lượng vệ sinh và chất lượng sản phẩm tại cửa hàng. ▫ Đề xuất sửa chữa, thay thế các vấn đề, công cụ hỏng hóc tại cửa hàng. ▫ Tham gia và xây dựng các quy trình, quy định để hoàn thiện bộ máy vận hành. Trưởng ca sản xuất: ▫ Tiếp nhận và tổ chức triển khai các kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp hàng ngày, tuần, tháng. ▫ Theo dõi, quản lý quá trình sản xuất, giải quyết các sự cố trong ca liên quan đến chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất và tiến độ thực hiện ▫ Tham gia và xây dựng các quy trình, quy định để hoàn thiện bộ máy vận hành. ▫ Phối hợp với các phòng ban để giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc. Trưởng phòng nhân sự: ▫ Hỗ trợ cho cấp trên (Giám đốc/ ban giám đốc) giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sự trong công ty. 7 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý ▫ Tương tác, hỗ trợ các phòng, ban khác khi họ có yêu cầu hay khó khăn trong vấn đề nhân sự. ▫ Tham gia các buổi phỏng vấn với ứng viên ứng tuyển vào vị trí chuyên môn ▫ Tham gia và xây dựng các quy trình, quy định để hoàn thiện bộ máy vận hành. Trưởng phòng Marketing, R&D: ▫ Xây dựng quy trình Marketing cho công ty. Lên các kế hoạch để quản trị, quảng bá thương hiệu ▫ Thống kê và đánh giá hiệu quả Marketing, đưa ra các giải pháp Marketing để nâng cao và mở rộng quy mô thị trường ▫ Tham gia các buổi đào tạo để cập nhật kiến thức mới ▫ Nghiên cứu, tìm hiểu các sản phẩm mới. Trưởng phòng mua hàng: ▫ Quản lý hoạt động phòng mua hàng, đảm bảo nguồn hàng luôn sẵn có và đầy đủ để phục vụ sản xuất và chi phí phải tối ưu nhất. Tham mưu, tư vấn cho ban giám đốc chiến lược mua hàng hiệu quả. ▫ Nghiên cứu thị trường và đưa ra các dự báo để chủ động trong công việc của bộ phận. ▫ Xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động mua hàng. ▫ Tham gia và xây dựng các quy trình, quy định để hoàn thiện bộ máy vận hành. Trưởng phòng QA & QC: ▫ Tổ chức nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất. ▫ Đảm bảo chất lượng thực phẩm tại xưởng sản xuất và tại cửa hàng. ▫ Kiểm tra chéo, giám sát hoạt động của toàn bộ các phòng ban. ▫ Tham gia và xây dựng các quy trình, quy định để hoàn thiện bộ máy vận hành. ▫ Kiểm tra, giám sát doanh thu tại cửa hàng. Trưởng phòng tài chính- kế toán: ▫ Điều hành- quản trị toàn bộ hoạt động tài chính-kế toán của công ty và giám sát, điều hành hoạt động của bộ phận. ▫ Đánh giá tình hình tài chính của công ty để đưa ra những dự báo. ▫ Lưu giữ chứng từ, sổ sách, hóa đơn thanh toán và chịu trách nhiệm trong hoạt động quyết toán, kiểm toán, thuế của công ty. ▫ Cập nhật các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính. ▫ Giám sát về công tác lương thưởng của nhân viên. ▫ Cân đối dòng tiền, lập kê hoạch dự phòng ngân quỹ. Nhận xét: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty khá đơn giản, các phòng ban được phân chia vị trí và công việc rạch ròi. Vì vậy Giám đốc có điều kiện theo dõi sát sao hơn và điều hành tốt hơn. Đồng thời bộ máy quản lý không cồng kềnh làm giảm chi phí quản lý cho doanh nghiệp. Ngoài ra với việc liên tục xây dựng và hoàn thiện các quy trình cũng góp phần làm cho các công việc của doanh nghiệp được vận hành trơn tru. 8 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing 2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây Trong quá trình hoạt động và phát triển của công ty, tình hình tiêu thụ sản phẩm phản ánh rất lớn sự tin cậy của doanh nghiệp trên thị trường. Nó là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Sản phẩm tiêu thụ được nhiều chứng tỏ niềm tin và chất lượng sản phẩm phải làm hài lòng được khách hàng. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người mang lại dịch vụ trở nên gần gũi nhau hơn, đưa ra những phương hướng để có thể đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của khách hàng, và từ đó doanh nghiệp cũng ngày càng phát triển và có lợi thế cạnh tranh hơn trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Bảng 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2020-2021 Đơn vị: Đồng So sánh năm 2021 với năm 2020 Chỉ tiêu 2020 2021 Chênh lệch % Doanh thu 33.650.687.231 43.470.789.209 9.820.101.978 29,2% Lợi nhuận trước thuế 10.357.836.442 14.536.632.283 4.178.795.841 40,3% Lợi nhuận sau thuế 8.286.269.154 12.501.503.763 4.215.234.610 50,9% Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính Qua bảng số liệu và biểu đồ nêu trên cho ta thấy được tình hình tiêu thụ sản phẩm của VINACHAO trong giai đoạn 2020-2021, có thể nói đó là một giai đoạn khó khăn đối với toàn bộ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và VINACHAO nói riêng bởi những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Khi mà trong thời kỳ giãn cách xã hội, gần 2/3 các cửa hàng bị đóng cửa trong thời gian dài, doanh thu từ việc kinh doanh bị giảm sút nghiêm trọng do người dân bị hạn chế ra khỏi nhà. Tuy vậy cửa hàng vẫn phải gánh vác chi phí thuê mặt bằng, chi phí công nhân viên. So với năm 2019, doanh thu đến năm 2020 đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên dưới những hỗ trợ của nhà nước đồng thời với sự thích nghi cùng đại dịch, VINACHAO đã dần vực dậy và tăng trưởng về doanh thu. Tuy không phải quá nhanh nhưng đó là sự nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên của công ty. Doanh thu của năm 2021 tăng 9.820.101.978 đồng tức 29,2% so với 2020, đánh giá những chuyển biến tích cực trong công tác kinh doanh và sự hồi phục của tăng trưởng sản xuất. Tỷ lệ lợi nhuận lợi nhuận trước thuế tăng 40,3%, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế tăng 50,9% chứng tỏ tuy ảnh hưởng của dịch song công tác sản xuất và kinh doanh của công ty vẫn có lãi để đảm bảo sự duy trì của doanh nghiệp và là động lực để mở rộng thị trường. 9 Thái Thị Xuân 20182217
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý Phân tích theo khu vực địa lý: Bảng 2.2. Doanh thu sản phẩm theo khu vực Đơn vị: Đồng So sánh năm 2021 và Doanh thu 2020 STT Khu vực Tỷ trọng 2020 2021 Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ % % 1 Khu vực 1 13.368.091.768 39,7% 16.090.012.367 37,0% 2.721.920.599 20,4% 2 Khu vực 2 10.576.990.871 31,4% 14.903.879.001 34,3% 4.326.888.130 40,9% 3 Khu vực 3 9.705.604.592 28,8% 12.476.897.841 28,7% 2.771.293.249 28,6% TỔNG 33.650.687.231 100,0% 43.470.789.209 100,0% 9.820.101.978 29,2% Nguồn Phòng Vận hành Trong đó các khu vực bao gồm: Khu vực 1: Quận Hoàng Mai, Quận Hai Bà Trưng, Quận Đống Đa Khu vực 2: Quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm Khu vực 3: Quận Hà Đông, Quận Thanh Xuân, Huyện Thanh Trì Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy rõ công ty có mức tăng trưởng dương trên tất cả các khu vực kinh doanh. Hiện tại VINACHAO có 58 cửa hàng kinh doanh trên địa bàn Hà Nội và được chia thành 3 khu vực. Các cửa hàng đều được đặt tại các vị trí trung tâm, khu vực đông dân cư và là các khu vực gần chợ, nhà trẻ. Qua bảng trên ta thấy, tình hình kinh doanh của các cửa hàng trên các quận khá đồng đều và gia tăng hàng năm, chứng tỏ được vị thế của VINACHAO trong lĩnh vực cháo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trên khắp Hà Nội. Nhìn chung, với những ảnh hưởng tiêu cực mà dịch Covid-19 mang lại, doanh thu của VINACHAO bị ảnh hưởng nặng nề bởi những đợt giãn cách kéo dài, các cửa hàng phải đóng cửa để đảm bảo công tác phòng dịch, nhất là những tháng cuối của năm 2020 và đầu năm 2021. Trong đó, Khu vực 1 là khu có doanh thu cao nhất so với các khu vực còn lại và không ngừng tăng theo năm. Bởi đó là khu vực trung tâm thành phố, có lượng dân cư đông đúc dẫn đến việc có nhiều chợ dân sinh, có nhiều nhà trẻ nên thị trường là rất lớn. Vì vậy doanh thu năm 2021 đã tăng 20,4% so với năm 2020. Đồng thời, cũng đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Khu vực 2 với 40,9%, tăng hơn 4 tỷ 300 triệu so với năm trước. Có sự tăng nhanh như vậy là do việc mở rộng thêm 4 điểm bán tại Nhân Mỹ, Yên Hòa, Phú Đô, Mai Dịch đã đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho khu vực trên. 10 Thái Thị Xuân 20182217
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp
50 p | 2618 | 735
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán doanh nghiệp
41 p | 2354 | 606
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Vận dụng các chính sách Marketing-mix tại Trung tâm Du lịch Hà Nội
62 p | 938 | 422
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam
45 p | 1564 | 359
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
83 p | 1796 | 322
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp
85 p | 833 | 252
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống mạng máy tính cho doanh nghiệp vừa & nhỏ
126 p | 1419 | 214
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chi cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh
62 p | 1676 | 175
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ thông tin - SV. Lê Văn Hoàng
51 p | 639 | 99
-
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp tại Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá
21 p | 492 | 92
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Y sỹ
22 p | 759 | 73
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong Công ty Dệt 8/3
7 p | 402 | 71
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
51 p | 521 | 58
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
24 p | 588 | 48
-
Gợi ý đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đại học quản trị kinh doanh
12 p | 701 | 42
-
Hình thức trình bày bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
19 p | 358 | 28
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Biện pháp nhằm tăng cường công tác Quản lí lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội
70 p | 160 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn