MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG<br />
CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ<br />
TIỀN LƯƠNG TẠI “CÔNG TY CƠ<br />
KHÍ HÀ NỘI<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Trong quá trình đổi mới kinh tế, Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng<br />
cả về tốc độ và qui mô tăng trưởng. Cải cách kinh tế đã tác động to lớn tới việc<br />
hình thành và phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải quyết việc làm và hình thành<br />
thị trường lao động.<br />
Với xu hướng vận động của thị trường lao động đòi hỏi phải có những giải<br />
pháp tích cực nhằm điểu chỉnh các quan hệ lao động trong đó có những vấn đề cốt<br />
lõi như: việc làm và tiền lương, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tuyển chọn và đào<br />
tạo công nhân, tranh chấp lao động...<br />
Về tiền lương của công nhân ở các Doanh nghiệp, Chính Phủ Việt Nam đã<br />
có những chính sách qui định mức lương cụ thể phù hợp với công việc, trình độ<br />
chuyên môn của công nhân và trả lương theo kết quả sản xuất. Mức lương tối thiểu<br />
được điều chỉnh theo hệ số trượt giá, người lao động và người sử dụng lao động<br />
thỏa thuận với nhau về mức trả công và tién hành kí hợp đồng lao động.<br />
Là một sinh viên khoa Quản Trị kinh doanh Đại Học Công Đoàn, trong thời<br />
gian học tập và rèn luyện tại trường em đã được trang bị những kiến thức về mặt<br />
quản lý kinh tế tại các doanh ngiệp. Tuy nhiên đó chỉ là những kiến về mặt lý luận,<br />
trên thực tế đó là một vấn đề rất khó đối với những sinh viên mới ra trường cũng<br />
như mới vào làm việc tại các doanh nghiệp. Dù được làm ở phòng ban nào thì đó<br />
vẫn là một điều rất khó khăn đối với sinh viên. Do đó em chọn đề tài : Một số biện<br />
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương tại “Công ty Cơ Khí Hà<br />
Nội” làm đề tài tốt nghiệp.<br />
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm 3 phần:<br />
Phần thứ nhất: Những luận cứ khoa học về công tác quản lý tiền lương.<br />
Phần thứ hai: Phân tích thực trạng tình hình quản lý tiền lương ở Công Ty<br />
Cơ Khí Hà Nội.<br />
Phần thứ ba: Một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác<br />
quản lý tiền lương ở Công Ty Cơ Khí Hà Nội.<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN THỨ NHẤT:<br />
<br />
Những luận cứ khoa học về công tác quản lý tiền lương<br />
I.Tiền lương.<br />
1.Khái niệm về tiền lương:<br />
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người có sức lao<br />
động theo năng suất và hiệu quả công việc được giao. Trong các thành phần về khu<br />
vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động, chi phối rất lớn của thị<br />
trường và thị trường sức lao động. Tiền lương trong khu vực này dù nằm trong<br />
khuôn khổ pháp luật và theo những chính sách của Chính Phủ nhưng chỉ là những<br />
giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ, những “mặc cả” cụ thể giữa một bên làm thuê<br />
một bên đi thuê. Những hợp đồng lao động này trực tiếp đến phương thức trả<br />
công.<br />
Tiền lương danh nghĩa: Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số tiền mà người<br />
sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực<br />
tiếp vào khả năng lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, vào trình độ<br />
kinh nghiệm làm việc... ngay trong quá trình lao động.<br />
-Tiền lương thực tế: Tiền lương thực tế được hiểu là giá trị hàng hoá tiêu<br />
dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ đã mua được từ tiền lương danh nghĩa.<br />
Mối quan hệ tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa được thể hiện qua công<br />
thức sau đây:<br />
TLdn<br />
TLttế =<br />
Igc<br />
Trong đó : TLttế: Tiền lương thực tế<br />
TLdn: Tiền lương danh nghĩa<br />
Igc:giá cả<br />
<br />
3<br />
<br />
Như vậy ta có thể thấy là nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi,<br />
điều này có thể xảy ra ngay khi tiền lương danh nghĩa tăng lên . Tiền lương thực tế<br />
không chỉ phụ thuộc vào số lượng tiền danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả các<br />
loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Đây là một<br />
quan hệ rất phức tạp do sự thay đổi của tiền lương danh nghĩa, của giá cả phụ thuộc<br />
vào các yếu tố khác nhau. Trong xã hội, tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp của<br />
người lao động hưởng lương, đó cũng là đối tượng quản lí trực tiếp trong các chính<br />
sách về thu nhập, tiền lương và đời sống.<br />
Mức lương là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian<br />
như ngày, giờ hay tháng cho phù hợp với các bậc trong thang lương.<br />
-Tiền lương tối thiểu: là tiền lương nhất định trả cho người lao động làm các<br />
công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường đảm bảo nhu cầu đủ<br />
sống cho người lao động.<br />
Tóm lại việc trả lương cho người lao động ở đây các doanh nghiệp cần phải<br />
tính đến quan hệ Công - Nông tức là so sánh tiền lương với mức thu nhập của<br />
người nông dân hiện nay để không có sự cách biệt lớn về mức sống, tạo nên mâu<br />
thuẫn trong xã hội vì nước ta có đến trên 70% là nông dân. Người nông dân lại đan<br />
xen sinh hoạt và chung sống với người hưởng lương trong từng gia đình, từng thôn<br />
xóm.<br />
2.Bản chất của tiền lương:<br />
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sức lao động đã trở thành một thứ<br />
hàng hoá đặc biệt và được trao đổi mua bán trên thị trường. Khi đó giá cả của hàng<br />
hoá sức lao động chính là số tiền mà người lao động nhận được do công sức của họ<br />
bỏ ra.<br />
Vì vậy, bản chất của tiền lương chính là giá cả của sức lao động trong nền<br />
kinh tế thị trường.<br />
<br />
4<br />
<br />
Với bản chất như vậy, tiền lương - một loại giá cả cũng không nằm ngoài<br />
quy luật của nền kinh tế thị trường. Các quy luật đó bao gồm: quy luật phân phối<br />
theo lao động, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu...<br />
3.Chức năng và vai trò của tiền lương:<br />
3.1 Chức năng:<br />
Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động, là nguồn lợi ích<br />
mà người lao động dùng để nuôi sống bản thân và gia đình họ, dùng để duy trì quá<br />
trình tái cản xuất tự nhiên và xã hội. Với ý nghĩa như vậy tiền lương thực hiện các<br />
chức năng sau:<br />
Chức năng thước đo giá trị: là giá trị sức lao động vì tiền lương có bản chất<br />
là giá cả hàng hoá sức lao động.<br />
Chức năng kích thích: tiền lương là đòn bẩy kinh tế thu hút người lao động<br />
làm việc hăng say, nhiệt tình, thúc đẩy tăng năng suất lao động, khuyến khích nâng<br />
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.<br />
Chức năng tích luỹ: đảm bảo cho người lao động không chỉ duy trì cuộc sống<br />
mà còn có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc<br />
gặp rủi ro bất trắc.<br />
3.2 Vai trò:<br />
Để thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho bản thân con người<br />
phải tham gia vào quá trình lao động. Thông qua quá trình lao động đó họ sẽ nhận<br />
được một khoản tiền công tương đương với sức lao động đã bỏ ra để ổn định cuộc<br />
sống. Qua đó nảy sinh những nhu cầu mới và những nhu cầu này sẽ tiếp tục tạo<br />
động lực cho người lao động. Vì vậy, tiền công của người lao động là vấn đề đặc<br />
biệt quan trọng đối với bản thân người lao động nói riêng và với các nhà quản lý<br />
nói chung.<br />
<br />
5<br />
<br />