Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Củ Chi (2010-2015)
lượt xem 56
download
Đề tài nhằm làm rõ vai trò và sự cần thiết của đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Củ Chi trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Củ Chi (2010-2015)
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia được đánh giá là một trong những nước đang phát triển nhưng còn nghèo trên thế giới và cũng là nước có dân số đông, đất nước ta phải gánh chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc kháng chiến khắc nghiệt kéo dài, nên vấn đề đào tạo nghề cho người dân là một vấn đề rất quan trọng. chính vì những lý do trên nên ngay từ khi giành được độc lập năm 1975 và nhất là thời kỳ đổi mới đất nước năm 1986 thì một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu là phải đào tạo nghề cho người dân, để người dân có công việc làm tốt hơn và cải thiện thu nhập có cuộc sống ổn định hơn. Hiện nay vấn đề đào tạo nghề là một vấn đề rất cấp thiết được toàn xã hội quan tâm nói chung và cho Ủy Ban nhân dân huyện Củ Chi nói riêng. Việc tạo ra nhiều nghề mới cho người dân là trách nhiệm của toàn xã hội khi mà Việt Nam gia nhập WTO thị trường của thế giới tạo điều kiện cho người lao động mở rộng nhiều nghề để họ phát huy hết khả năng của mình. Củ Chi là huyện ngoại thành có tỷ lệ giảm nghèo trong những năm gần đây đạt cao và vững chắc, có tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh 3 năm gần đây. Huyện Củ Chi cũng là nơi trung ương đã chọn là nơi xây dựng thí điểm mô hình xã nông thôn mới toàn diện. Một trong những thế mạnh của Củ Chi là đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm hộ nghèo tăng hộ khá đồng bộ đến tất cả các vùng nông thôn. Để thực hiện các dự án công nghiệp trên địa bàn huyện sau khi chuyển đổi đã nhận tiền đền bù, phần thì chưa chuyển theo kịp phương thức mới trong sản xuất hoặc mất đất sản xuất; phần vì con em thất nghiệp do chuyển đổi nghề mới làm cho đời Trang 1
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp sống giảm sút, kéo theo những tệ nạn đô thị bắt đầu tấn công vào các vùng nông thôn trong quá trình đô thị hóa nhanh. Chính vì thế trong nhiều năm qua tại địa bàn, Huyện Ủy đã tập trung cao độ cho chỉ đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện Quyết định số 81/QĐ TTg ngày 14/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2006. Đến năm 2009 đã đào tạo được 925 học viên tham gia các lớp học nghề ngắn hạn chương trình mục tiêu quốc gia, với tổng kinh phí là 708.485.000 đồng từ ngân sách Trung ương (NSTW) cụ thể như sau: Năm 2007: Đào tạo được 186 học viên, kinh phí 180.000.000 đồng (từ NS TW) Năm 2008: Đào tạo được 189 học viên, kinh phí 200.000.000 đồng (từ NS TW) Năm 2009: Đào tạo được 550 học viên, kinh phí 328.485.000 đồng.(từ NS TW). Năm 2010: Đào tạo được 203 học viên, kinh phí 120.000.000 đồng.(từ NS TW). Năm 2011: Đào tạo được 1.059 học viên, kinh phí 467.045.000 đồng.(từ NS TW). Chính vì những điều đó nên em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Củ Chi (2010 2015)” làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp và nhằm góp một phần vào việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trang 2
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Làm rõ vai trò và sự cần thiết của đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Củ Chi trong thời gian tới. Nhằm thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng phát triển và đạt được hiệu quả cao. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Củ Chi trên cơ sở lý luận chung và thực tiễn tình hình trong nước liên quan đến công tác đào tạo nghề như giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn trong thời kỳ hội nhập. Thực trạng số lao động được đào tạo nghề trên địa bàn huyện Củ Chi và hiệu quả của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 4. Phương pháp nghiên cứu Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu và số liệu phục vụ nghiên cứu. Thống kê, phân tích; phân tích tài liệu và số liệu thông kê. Tổng hợp Trang 3
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Củ Chi. 1.1. Khái niệm lao động Lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, là hoạt động sáng tạo của con người. 1.2. Khái niệm việc làm Theo tổ chức lao động Quốc tế, người có việc làm là người đang làm một công việc gì đó được trả tiền công hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thỏa mãn lợi ích hay thay thế thu nhập của gia đình. Trang 4
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tại điều 13 của Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua năm 1984 đã khẳng định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Như vậy, trong điều kiện hiện nay có thể hiểu: “Việc làm là hoạt động lao động có ích không bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân gia đình người lao động hoặc cho một cộng đồng nào đó”. 1.3. Khái niệm đào tạo nghề Theo Bộ Lao động – Thương binh Xã hội xuất bản năm 2012 thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu: “Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa học, học viên học được một nghề trong Xã hội”. (Đỗ Thanh Bình 2003). Theo giáo trình Kinh tế Lao động của trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì khái niệm: “Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ đảm bảo được một số công việc nhất định” 1.4. Khái quát về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa đất nước, vì sự phát triển tiến lên giàu có của nông dân, chúng ra nhất định phải tiến hành đào tạo chuyển nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nâng cao trình độ cho nông dân còn tiếp tục làm nông nghiệp. Cơ sở, trường lớp đào tạo hiện còn chưa đáp ứng, cái khó nhất là đào tạo lao động phi nông nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định cao hơn làm ruộng ở vùng quê. Lao động sau đào tạo chủ yếu làm việc tại các doanh nghiệp, có thể ở thành phố, thị xã, đô thị nhỏ làm việc trong doanh nghiệp ở nông thôn và đầu tư vào nông nghiệp đang là thách thức lớn. Theo thống kê chưa thật đầy đủ, ở nước ta hiện nay có gần 40 nghìn doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn trong đó chỉ có gần 1500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 3,7% số doanh Trang 5
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp nghiệp hoạt động ở nông thôn. Vốn đầu tư số doanh nghiệp trên có khoảng 32 nghìn tỉ đồng chiếm 6% vốn của doanh nghiệp đầu tư ở nông thôn và chỉ có 0,9% vốn của các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy mấy năm gần đây, nhất là năm 2010, Chính phủ đã có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Cần phải coi đây là công việc thường xuyên, lâu dài về việc đào tạo chuyển nghề cho lao động nông thôn gắn đào tạo chuyển nghề với doanh nghiệp. Thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tháng 10 – 2008, Chính phủ đã ra nghị quyết ban hành chương trình hành động của Chính phủ, trong đó có mục tiêu: tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho người nông dân. Nhằm cụ thể hóa chương trình hành động trên, tháng 11 – 2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Đề án nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đây là cơ sở hành lang pháp lý để các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát triển nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Đề án đào tạo nghề cho lao động là đề án có tính xã hội và nhân văn sâu sắc do đó nhận được sự đồng thuận của rất cao các tầng lớp nhân dân. Sau hai năm đề Trang 6
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp án đã đi vào cuộc sống, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội, các ngành, các địa phương đã có những hoạt động thiết thực, sáng tạo, tạo ra nhiều mô hình dạy nghề và hình thức dạy nghề thích hợp. Một số mô hình bước đầu triển khai có hiệu quả. Hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn không chỉ huy động các cơ sở chuyên dạy nghề mà còn huy động được “chất xám” của các viện nghiên cứu, các trường đại học, huy động được sự tham gia giảng dạy của những lao động kỹ thuật từ các doanh nghiệp, các nghệ nhân trong các làng nghề. Qua thí điểm một số mô hình đào tạo nghề cho lao động chuyên canh ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long hoặc Trung du miền núi như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tây Ninh, Gia Lai... cho thấy kỹ năng nghề của nông dân được nâng lên, do đó năng suất lao động, chất lượng cây trồng và thu nhập của người lao động tăng lên rõ rệt. Những kết quả bước đầu này đã tạo động lực để thu hút những lao động nông thôn khác trong thôn bản tham gia các khóa đào tạo nghề được tổ chức tại địa bàn. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Trường, Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề: Để các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn thật sự đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, cần lưu ý một số vấn đề: Thứ nhất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thật sự của các doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân, chứ không phải là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời. Vì vậy, cần nắm chắc được các nhu cầu (theo từng nghề, nhóm nghề, vị trí công việc...) của người dân ở từng địa phương (xã, huyện) và của doanh nghiệp, thông qua điều tra khảo sát nhu cầu. Thứ hai, cần phải có sự “vào cuộc” của cả hệ thống chính ở địa phương. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, ở địa phương nào có sự quan tâm của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ Trang 7
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp chức chính trị xã hội... thì ở địa phương đó, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đạt được kết quả mong muốn. Thứ ba, do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của người nông dân và lao động nông thôn (trình độ học vấn không đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác...) nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt... Thứ tư, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình thực hiện, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Thực tế thời gian qua cho thấy, ở nơi nào có sự phối hợp tốt giữa các đối tác này thì đào tạo nghề đạt được kết quả rất tích cực, người dân có việc làm, năng suất lao động và thu nhập của người dân được nâng lên, giảm nghèo bền vững. 1.5. Vai trò và tầm quan trọng của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn Ở Việt Nam hiện nay, đào tạo nghề cho người lao động trước hết sẽ tạo điều kiện để khai thác tối đa những nguồn lực quan trọng còn đang tìm ẩn như tài nguyên vốn, ngành nghề. Khi người lao động có tay nghề sẽ mang lại thu nhập cao cho bản thân họ và từ đó tạo ra được nhiều tích lũy. Nhà nước sẽ không phải chi trả trợ cấp cho những cho người nghèo không có tay nghề thu nhập thấp mà khi đào tạo nghề cho họ, họ sẽ đóng góp một phần vốn vào nguồn vốn tích lũy của nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, khi người lao động có thu nhập cao, họ sẽ tăng tiêu dùng từ đó sẽ làm tăng sức mua cho toàn xã hội dẫn đến tác động cung – cầu của nền kinh tế tăng lên kích thích sự phát triển của sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Trang 8
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại bộ phận dân cư có mức sống thấp, người lao động cần có nghề để phát triển nâng cao thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình và bản thân. Vì vậy đào tạo nghề ở Việt Nam trong tình trạng hiện nay có ý nghĩa rất to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao thu nhập quốc dân. 1.6. Các yếu tố tác động đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 1.6.1. Chính sách của nhà nước Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và cho huyện Củ Chi nói riêng trong giai đoạn vừa qua từng bước nâng cao số lượng và chất lượng nghề được đào tạo đảm bảo đầu ra góp phần vào tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội một cách đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng một bộ phận dân cư trong lực lượng lao động vẫn tiếp tục làm những ngành nghề truyền thống thu nhập thấp không ổn định. Chịu sự tác động của nhiều nhân tố do đó muốn đào tạo nghề một cách căn cơ và có hiệu quả đòi hỏi vấn đề phải được nghiên cứu, phân tích tìm nguyên nhân và từ đó kết hợp với những tình hình thực tế và đề ra những giải pháp khả thi phù hợp với đặc điểm của địa phương. 1.6.2. Điều kiện kinh tế chính trị xã hội của địa phương Trong những năm qua, do đổi mới cơ chế quản lý phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tạo ra điều kiện thuận lợi và nhân tố mới, đa dạng các ghành, các cấp, các đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động tìm nhiều ngành nghề phù hợp với thực tế địa phương đã giải quyết được một bước yêu cầu về nhu cầu đào tạo nghề và cải thiện đời sống người lao động, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Trang 9
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kính tế xã hội, xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của người lao động mà các cấp không ngừng quan tâm đến đào tạo nghề cũng như phát triển các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động thông qua các chương trình mục tiêu giảm hộ nghèo tăng hộ khá và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Củ Chi. 2.1 . Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Củ Chi. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: 2.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế Củ Chi là Huyện ngoại thành nằm phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh trong suốt 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Củ Chi là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa lực lượng cách mạng và quân xâm lược, bọn ác ôn. Kẻ thù gọi Củ Chi là vùng đất thánh của cộng sản, bởi vì nơi đây, trong suốt 30 năm thay nhau đặt ách thống trị lên miền nam Việt Nam, kẻ thù chưa bao giờ kiểm soát được Củ Chi. Trong lòng dân tộc, Củ Chi là một bản anh hùng ca bất diệt về pháo đài thép. Đế quốc Mỹ đã trút xuống đây khoảng 240.000 tấn bom đạn, trong đó có cả bom B52 và chất độc màu da cam, chúng tổ chức hơn 5.000 trận hành quân bố ráp hòng tiêu diệt quân dân Củ Chi. Nhân dân Củ Chi kiên trì bám đất, giữ làng đánh giặc, đã đưa trên 18.000 con em của mình tham gia kháng chiến, trực tiếp đào địa đạo, cài hầm chông, không ngại hy sinh gian khổ, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, mặt đất Củ Chi không còn nơi nào lành lặn, hàng chục ngàn hố bom loan lỗ trên mặt đất, cỏ Mỹ mọc tràn lan, lòng đất đầy rẫy bom mìn. Hơn 10.000 ngàn con em đã hy sinh, hơn 2.000 thương binh Trang 10
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp và hàng ngàn người bị thương tích do chiến tranh. Nhân dân Củ Chi trở về vườn đất cũ với hai bàn tay trắng, cùng nhau khai hoang vỡ đất. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng hầu như chẳng có gì, nhất là 6 xã phía bắc vùng giải phóng cũ. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn, đa số là nhà tranh vách đất, nhiều hộ ăn độn khoai, huyện phải xin thành phố hỗ trợ lương thực để cứu đói cho gần 30.000 lượt người. Nhân dân Củ Chi đã không ngại hy sinh gian khổ đấu tranh giành độc lập tự do. Thắng lợi mùa xuân năm 1975 đã đem đến cho người dân niềm tin mãnh liệt về tương lai tươi sáng, xây dựng đất nước tươi đẹp hơn, đàng hoàn hơn như ý nguyện của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và của cả dân tộc. Hồ hỡi trước thắng lợi vĩ đại của đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phấn khởi bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng xóm làng, mặc dù phải đối mặt với bao khó khăn. Cuộc chiến đấu mới này tuy không có tiếng súng nhưng không kém phần gian nan. Tất cả mọi người chống chọi với mọi vấn đề xảy ra, vấn đề về việc làm hết sức khó khăn phần lớn là người lao động chưa có ngành nghề hoặc học vấn còn thấp nên việc đào tạo nghề còn gặp nhiều trở ngại. Trong thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về nguồn lao động và vấn đề đào tạo nghề tại huyện Củ Chi em rút ra cho mình những suy nghĩ cũng như trong thực tiễn, với mong muốn đưa một phần nhỏ những suy nghĩ của em vào vấn đề đào tạo nghề tại huyện Củ Chi. Một là, tạo nhiều nghề phù hợp với thực tế địa phương và mức đầu tư của nhà nước. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển thì mức đầu tư kinh phí đào tạo nghề từ nhà nước rất thấp do vậy phải cực kì chú trọng đến khuyến khích tài trợ từ tư nhân trong nước và ngoài nước. Hai là, các nước đang phát triển đầu tư chủ yếu vào khu vực thành thị vì lý do tỷ lệ thuận lợi để đầu tư cao. Việc này dẫn đến cơ hội được đào tạo nhiều hơn ở Trang 11
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp đô thị song chưa chắc đã dẫn đến giảm được tỷ lệ người không có tay nghề ở đô thị. Ba là, có sự chuyển dịch giữa đô thị và nông thôn nên chính sách đào tạo nghề phải chú ý đến cả hai khu vực đô thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp. 2.1.1.2. Thời tiết và khí hậu Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là: Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể. Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ. Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân bố vào các tháng trong năm như sau: Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc trung bình từ 1,5 – 2,0 m/s; Tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành là gió Tây – Tây nam, vận tốc trung bình từ 1,5 – 3,0 m/s Trang 12
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung bình từ 1 – 1,5 m/s. 2.1.1.3. Tài nguyên nước Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh, rạch, hồ, ao. Tuy nhiên, phân bố không đều tập trung ở phía Đông của huyện (Sông Sài Gòn) và trên các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300 km cả hệ thống, đa số chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như: Tam Tân, Thái Mỹ. Ngoài ra, do tác dụng của hệ thống kênh Đông Củ Chi đã bổ sung một lượng nước ngầm đáng kể, nâng mực nước ngầm lên từ 2 – 4m. 2.1.1.4. Địa hình và tài nguyên thiên nhiên Củ Chi là Huyện ngoại thành Thành Phố Hồ Chí Minh với vị trí địa lý thuận lợi lại có tiềm năng lớn về đất đai, lao động; cách trung tâm thành phố hơn 30km về phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên là 435,50km2; phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện Hóc Môn, phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh; huyện Củ Chi có 20 xã và 1 thị trấn, với dân số 343.132 người, trong đó khu vực đô thị chiếm 6%, khu vực nông thôn chiếm 94%; Đảng bộ và nhân dân có truyền thống cách mạng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lao động cần cù sáng tạo, là địa bàn được Thành phố quy hoạch và triển khai nhiều dự án lớn từ đó mở ra khả năng phát triển nhanh và toàn diện. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội 2.1.2.1. Thực trạng Trang 13
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Mức tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 20052010 là 20,26%, trong đó công nghiệp tăng bình quân 20,91%, chiếm tỷ lệ trọng 70,27%; thương mại dịch vụ tăng 27,34%, chiếm tỷ trọng 18,86% và nông nghiệp tăng 9,41%, chiếm tỷ trọng 10,87% Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi theo hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho các xã, thị trấn, nhất là đối với 5 xã điểm (Tân Thạnh Đông, Bình Mỹ, Nhuận Đức, Trung An, Trung Lập Hạ) và thực hiện thí điểm 2 xã nông thôn mới (Thái Mỹ, Tân Thông Hội) theo 19 tiêu chí của Trung ương, bước đầu đạt được hiệu quả thiết thực. Trong giai đoạn 2006 2010 vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là 784,68 tỷ đồng trong đó 5 xã điểm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là 120,68 tỷ đồng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng thực hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đạt doanh thu trên 100 triệu/ha/năm như mô hình trồng rau an toàn, hoa lan, cây kiểng, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi heo theo hướng kinh tế trang trại. Ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện có hướng phát triển mạnh. Cơ cấu sản xuất công nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng mạnh ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp dân doanh. Hiện nay trên địa bàn huyện có 2.029 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có 67 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thu hút trên 43.959 lao động của địa phương và một phần lao động nhập cư. Thương mại dịch vụ đạt mức tăng trưởng bình quân là 27,34%/năm vượt 8,45% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (18,89%), hàng hóa đa dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Trang 14
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hạ tầng kỹ thuật tiếp tục được đầu tư xây dựng, góp phần đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn Củ Chi. Tổng giá trị khối lượng ước thực hiện trên địa bàn huyện (tính các nguồn đầu tư xây dựng do các ngành thành phố đầu tư trực tiếp trên địa bàn huyện) là 1.845, 302 tỷ đồng đạt 67,75%. Vốn đầu tư lĩnh vực giao thông chiếm 47,73% (kể cả phần trả nợ vay Trung ương); văn hóa xã hội 82%, thủy lợi 13,45% ngoài ra trong 5 năm qua nhân dân đã đóng góp vốn 6,688 tỷ đồng và tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng với diện tích 150 ha tổng trị giá 199 tỷ đồng. Kết quả đầu tư mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đã tập trung phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của huyện; xây dựng nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ ở các xã, thị trấn, thực hiện chương trình đèn chiếu sáng dân lập, xây dựng trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và hoàn thành việc xây dựng trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân huyện và 21 xã, thị trấn. Về quản lý đô thị: huyện đã hoàn thành việc lập đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi (điều chỉnh) và triển khai quy hoạch 5 khu và 5 cụm công nghiệp, một số đồ án quy hoạch phát triển kinh tế văn hóa xã hội khác như: quy hoạch khu trung tâm thương mại huyện lỵ, làng hoa kiểng, cá cảnh, khu biệt thự nhà vườn kết hợp với du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn, khu di tích Sài Gòn Gia Định, thảo Cầm viên Sài gòn, phim trường (Hòa Phú, Viện trường, khu vui chơi giải trí quốc tế). Triển khai 5 đồ án quy hoạch chung khu vực, quy hoạch chi tiết khu trung tâm và các khu dân cư: xã Thái Mỹ, Phước Hiệp, Trung Lập Thượng và Xã Trung Lập Hạ, hoàn thành quy hoạch mạng lưới trường học, y tế, các cơ sở văn hóa và thể dục thể thao của huyện đến năm 2020. Thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, giám sát về môi trường, nhất là các khu công nghiệp tập trung, đã kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm nằm xen kẽ Trang 15
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp trong khu dân cư. Tích cực chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện chi trả tiền đền bù 30 dự án tổng diện tích là 2.151 ha cho 5.352 hộ với tổng kinh phí là 2.027 tỷ đồng, lập thủ tục bố trí các khu tái định cư của các dự án cho 330 hộ có nhu cầu. Công tác chăm lo đời sống, thực hiện các chính sách xã hội được quan tâm thường xuyên và đạt nhiều kết quả, huyện đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo đời sống các gia đình chính sách và hộ nghèo. Tiếp tục vận động xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương đảm bảo an sinh xã hội, thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện, nhà ở cơ bản được tole, ngói hóa và trang bị tiện nghi trong sinh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người đạt 21,6 triệu đồng/người/năm, 58.722 lao động được giải quyết việc làm ổn định đạt 146 % số lao động được đào tạo nghề đạt tỷ lệ 37,01%. Huyện đã hoàn thành sớm chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2 vào năm 2008 (trước thời gian 2 năm so với nghị quyết đề ra). Hiện nay theo tiêu chí mới của Thành phố hộ nghèo có thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm, Huyện Củ Chi còn 22.266 hộ chiếm tỷ lệ 23,53%. 2.1.2.2. Dự báo Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên địa bàn huyện, giai đoạn 2011 2015 là 18,60%/năm, trong đó: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 20%/năm; ngành thương mại dịch vụ 18%/năm và nông nghiệp là 8%/năm, đồng thời giữ ổn định đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện là 24.000 ha. Thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp đạt tỷ lệ 40% diện tích. Phấn đấu đến năm 2015 nâng tổng số đàn bò sữa của huyện đạt 60.000 con, diện tích gieo trồng rau an toàn đạt 9.000 ha/năm, hoa lan và cây kiểng đạt 500 ha, xây dựng thêm 9 xã nông thôn mới. Trang 16
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phấn đấu tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản của huyện là 3.200 tỷ đồng, xây dựng 50 căn hộ cho người có thu nhập thấp, xây dựng 01 Trung tâm thương mại dịch vụ của huyện tại Thị trấn Củ Chi và 04 siêu thị tại Tân Quy, Phước Thạnh, Tân Thông Hội và An Nhơn tây. Phấn đấu đến năm 2015 huyện Củ Chi sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí 12 triệu đồng/người/năm còn dưới 10%, giới thiệu và tạo việc làm mới cho 40.000 lao động (bình quân 8.000 lao động/năm, trong đó lao động có chứng chỉ đào tạo nghề là 65%). 2.1.3. Đặc điểm về lao động việc làm 2.1.3.1. Thực trạng Nền kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, đầu tư trong nước, ngoài nước ngày càng tăng. Công nghệ mới, tiên tiến được ứng dụng trong sản xuất ngày càng nhiều. Trong năm 2011 thực hiện 243 thang bảng lương; thực hiện 60 thoả ước lao động tập thể; thực hiện 70 thông báo nội quy lao động. Thực hiện công tác giải quyết tranh chấp, lãn công, ngừng việc tổng số từ đầu năm 2011 đến nay giải quyết tranh chấp, lãn công, ngừng việc tại 23 doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện gồm: Bảng 2.1: Các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp lao động. Stt Tên doanh nghiệp Ngành Địa chỉ 1 Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất may vali, ấp 1, xã Tân Carimax Sài Gòn túi xách Thạnh Tây 2 Công ty trách nhiệm hữu hạn một sản xuất hàng may ấp Trung, xã Tân thành viên may Hoa Nguyên mặc Thông Hội 3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một dịch vụ bảo vệ Khu phố 8, thị trấn Trang 17
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp thành viên dịch vụ bảo vệ Trung Củ Chi Nghĩa 4 Chi nhánh Công ty cổ phần sản sản xuất sữa tiệt ấp 12, xã Tân xuất Tân Việt Xuân trùng Thạnh Đông 5 Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất sản ấp 2, xã Phước Nghiêm Khắc Vina phẩm từ gỗ Vĩnh An 6 Công ty trách nhiệm hữu hạn Anna may mặc ấp Giữa, xã Tân Việt Phú Trung 7 Công ty trách nhiệm hữu hạn mưa May mặc ấp Phước, Hòa xã Việt Nam Phước Thạnh 8 Công ty cổ phần thực phẩm HanCo sản xuất sữa, bột ấp 5, xã Bình Mỹ bánh 9 Công ty trách nhiệm hữu hạn Sae may mặc ấp 12, xã Tân Hwa Vina, 100% vốn nước ngoài Thạnh Đông (Hàn Quốc) 10 Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc ấp 1A, xã Tân DinLing, 100% vốn nước ngoài (Đài Thạnh Tây Loan); 11 Công ty trách nhiệm hữu hạn Wood chế biến gỗ ấp 12, xã Tân Worth wooden Thạnh Đông 12 Công ty trách nhiệm hữu hạn giày sản xuất giày ấp 1A, xã Tân Kim Vượng Thạnh Tây 13 Công ty trách nhiệm hữu hạn một may giày ấp 12, xã Tân thành viên Tân Thành Đại Cát Thạnh Đông Tường 14 Công ty cổ phần Việtstar xử lý rác xã Thái Mỹ 15 Công ty trách nhiệm hữu hạn Kujin, Sản xuất dây đai ấp Thạnh An, xã 100% vốn nước ngoài (Hàn Quốc) Trung An 16 Công ty trách nhiệm hữu hạn Đỉnh may mặc ấp Phú Bình, xã Trang 18
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thượng, 100% vốn nước ngoài Phú Hòa Đông (Singapore); 17 Công ty trách nhiệm hữu hạn Vina Sản xuất sữa ấp 1 xã Phước Duke, 100% vốn nước ngoài (Hàn Vĩnh An Quốc); 18 Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái may mặc ấp Bàu Trăn, xã Dương Thế Giới, 100% vốn nước Nhuận Đức ngoài (Đài Loan) 19 Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất giày dép ấp Hội Thạnh, xã Chương Tín Trung An 20 Công ty trách nhiệm hữu hạn một may mặc ấp 12, xã Tân thành viên Bảo Lợi Thạnh Đông 21 Công ty trách nhiệm hữu hạn sản may mặc ấp Thạnh An, xã xuất xuất nhập khẩu Hoa Cúc Vàng Trung An 22 Công ty trách nhiệm hữu hạn giày sản xuất giày ấp 1A, xã Tân Kim Vượng Thạnh Tây 23 Công ty trách nhiệm hữu hạn Ohwa sản xuất thiết bị ấp Hậu, xã Tân điện Thông Hội Đa số các ý kiến người lao động yêu cầu công ty giải quyết về quyền và lợi ích của người lao động cụ thể như: công đoàn công ty công khai quỹ công đoàn hàng tháng, điều chỉnh lương tối thiểu theo quy định của nhà nước, nâng lương hàng năm, ký kết hợp đồng lao động, giải quyết tiền phép năm, tăng thêm tiền lương cơ bản mặc dù công ty đã điều chỉnh lương theo quy định nhà nước, hỗ trợ thêm tiền xăng xe, nhà trọ, cải thiện bữa ăn cho công nhân, giảm giờ tăng ca và tăng ca phải có sự thỏa thuận của người lao động…. Trong quá trình giải quyết tranh chấp có sự tham gia của đại diện người lao động và người sử dụng lao động, sau khi hai bên thương lượng trực tiếp và đưa ra quyết định về hướng giải quyết Trang 19
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp các kiến nghị của người lao động từ đó các ý kiến của người lao động đều được công ty đáp ứng và công nhân đã trở vào nhà máy làm việc bình thường, tình hình an ninh trật tự tại các doanh nghiệp xảy ra lãng công, ngừng việc ổn định. Kết hợp cùng thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động tại 8 doanh nghiệp, nâng tổng số 155 doanh nghiệp, trong từ đầu năm đến nay kiểm tra việc điều chỉnh lương tối thiểu tại 348 doanh nghiệp. Phối hợp cùng đoàn liên ngành huyện thực hiện việc kiểm tra pháp luật lao động tại 22 doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Thực hiện công tác điều tra 8 doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện về tình hình thực hiện Bộ luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, tiền lương năm 2011 và phỏng vấn trực tiếp đại diện Ban chấp hành công đoàn và công nhân quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất. Thực hiện công tác thu thập thông tin thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động tại 132 doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Đến năm 2015 dân số huyện khoảng 450.000 người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 306 triệu người, đòi hỏi cơ cấu lao động nông, lâm, ngư, nghiệp – công nghiệp xây dựng dịch vụ sẽ là 85%. Hàng năm số lao động trong khu vực nông nghiệp chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ khoảng 5.000 người. Giải quyết việc làm: trong năm 2011 giải quyết việc làm được 11.466 người/8.000 người, đạt 143%, vào làm việc tại các công ty đóng trên địa bàn huyện. Trong đó: Công ty, doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn huyện: 9.369 người. Giải quyết việc làm bằng các chương trình: 1.976 người. Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa công tác quản trị nhân lực.
64 p | 1443 | 952
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ”
115 p | 1297 | 422
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay cá nhân tại Vietcombank – Tân Bình
82 p | 682 | 280
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng nghiệp vụ buồng tại khách sạn Trường Thọ - Hà Tĩnh
41 p | 2696 | 264
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Hiện trạng và giải pháp cho các hoạt động Marketing online của dự án Imfriday
63 p | 1445 | 197
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiến Thành
107 p | 2874 | 187
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam
72 p | 446 | 184
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH May Kim Anh
89 p | 1342 | 178
-
Đồ án tốt nghiệp "Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nước ngoài"
42 p | 431 | 177
-
Luận văn tốt nghiệp : "Thực trạng và giải pháp phát triển DNNN ở Việt Nam".
72 p | 208 | 67
-
Luận văn tốt nghiệp 'Thực trạng và giải pháp kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta hiện nay."
44 p | 240 | 63
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Kiến trúc và xây dựng Lâm Nguyễn
109 p | 417 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
131 p | 190 | 48
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Khách sạn quốc tế ASEAN”
68 p | 218 | 48
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng về tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sao Phương Đông
37 p | 112 | 35
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011-2015
50 p | 323 | 28
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường công ty cổ phần Công nghệ Thương Doanh
50 p | 115 | 24
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn