intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thường niên Annual Report 2013

Chia sẻ: Vinh Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:157

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thư của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, các sự kiện tiêu biểu năm 2013, thành tích và sự công nhận của xã hội, tình hình hoạt động trong năm, báo cáo và đánh giá của ban Tổng Giám đốc,... là những nội dung chính trong tài liệu "Báo cáo thường niên Annual Report 2013". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thường niên Annual Report 2013

  1. Báo cáo thường niên 2013 Annual Report www.shb.com.vn
  2. Báo cáo thường niên 2013 Annual Report
  3. Mục lục I Thư của Chủ tịch Hội đồng Quản trị 6 II Các sự kiện tiêu biểu năm 2013 8 III Thành tích và sự công nhận của xã hội 10 IV Thông tin chung 12 V Tình hình hoạt động trong năm 18 VI Báo cáo và đánh giá của Ban Tổng Giám đốc 32 VII Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ngân hàng. 48 VIII Quản trị Ngân hàng 54 IX Báo cáo tài chính 66 X Mạng lưới SHB 146
  4. ‘ Tiếp nối những thành công trong năm 2013, Hội đồng Quản trị SHB cam kết nỗ lực hơn nữa, không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực quản trị, điều hành nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, đưa SHB lên một tầm cao mới.
  5. 6 I. Thư của Chủ tịch HĐQT Kính thưa Quý vị! Năm 2013 là năm đầu tiên SHB hoạt động trên nền tảng vừa nhận sáp nhập ngân hàng HBB. Do đó ngay từ đầu năm, ưu tiên hàng đầu là ổn định bộ máy, tổ chức, hoạt động an toàn, kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên nhiều lợi thế của SHB sau sáp nhập đã được khai thác, phát huy và từng bước thu được những kết quả khả quan như huy động vốn từ tổ chức và cá nhân đạt trên 108 nghìn tỷ đồng tăng 31,3% so với cuối năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 849,8 tỷ đồng, nợ xấu 4,06%. Nhiều chi nhánh của HBB cũ đang từ kinh doanh thua lỗ, nợ xấu cao đã chuyển sang kinh doanh ổn định, có lãi, tích cực xử lý nợ xấu có hiệu quả. Năm 2013 với quy mô năng lực tài chính lớn, SHB đã khẳng định uy tín và vai trò của mình đối với nền kinh tế khi SHB trực tiếp tài trợ vốn cho nhiều dự án lớn, trọng điểm quốc gia như 5 tuyến đường thuộc Quốc lộ 1A, dự án cơ sở hạ tầng cầu đường TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Nhà máy lọc dầu Dung Quất với tổng số tiền lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng và sẽ được giải ngân trong năm 2014. Bên cạnh đó với uy tín SHB đã nhận được sự hợp tác phát triển kinh doanh của nhiều Tập đoàn, Tổng công ty lớn như Tập đoàn Dầu khí, Xăng dầu, Điện lực, Viễn thông, Hóa chất, Lương thực với doanh số lớn hơn nhiều lần năm 2012. Thêm vào đó thành công tích hợp hệ thống Core hiện đại giữa hai ngân hàng cùng với mạng lưới kinh doanh mở rộng, SHB đã phát triển nhanh quy mô khách hàng cả về chiều rộng và chiều sâu với các sản phẩm tiện ích, đa dạng. Bên cạnh đó công tác xử lý nợ xấu đã được HĐQT, Ban điều hành đặc biệt coi trọng, là nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp tổng thể, chuyên nghiệp và quyết liệt đã đưa tỷ lệ nợ xấu của SHB xuống 4,06%. Kết thúc năm 2013 SHB đã nằm trong Top 5 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam (ngoài các ngân hàng TMCP nhà nước). SHB là Ngân hàng cổ phần được niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội từ năm 2009. Bởi vậy toàn bộ hoạt động của SHB phải được thông tin công khai, minh bạch. Những thành quả SHB đạt được của năm 2013 là rất đáng tự hào nhưng quan trọng hơn những thành quả đó đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của SHB phát triển an toàn, bền vững trong năm 2014 và những năm tiếp theo. SHB đã tạo dựng được uy tín và niềm tin của khách hàng, các cổ đông, các nhà đầu tư và cũng đem đến niềm vinh dự, tự hào cho toàn thể CBNV SHB. Với những thành quả SHB đã đạt được trong thời gian qua có nhiều yếu tố quan trọng. Thứ nhất, HĐQT đã có chiến lược, mục tiêu hoạt động rõ ràng và phù hợp trong từng thời kỳ có tính đến dài hạn trên cơ sở chiến lược cạnh tranh tạo ra sự khác biệt. Thứ hai là năng lực quản trị điều hành, tinh thần đoàn kết, văn hóa và sự đồng lòng quyết tâm của toàn thể CBNV SHB. Thứ ba là sự hợp tác ủng hộ tích cực của quý khách hàng, niềm tin của các nhà đầu tư, cổ đông và sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên những thành công trong năm 2013 của SHB sau sáp nhập mới chỉ là sự khởi đầu, còn nhiều lợi thế tiềm năng để tiếp tục khai thác, phát huy trong các năm tới.
  6. 7 Thưa toàn thể Quý vị! Mục tiêu SHB trong năm 2014 là đưa SHB vào Top 3 các Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam (ngoài nhóm các Ngân hàng TMCP nhà nước), tăng trưởng 20%- 30% các chỉ tiêu kinh doanh, cổ tức 8%-10%, hoạt động kinh doanh phát triển an toàn, bền vững, nâng cao uy tín và vị thế của SHB trên thị trường tài chính trong nước và khu vực, thực hiện mục tiêu chiến lược của SHB năm 2015 trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng và năm 2020 trở thành tập đoàn tài chính quy mô lớn trong nước và khu vực. Tiếp nối những thành công trong năm 2013, Hội đồng Quản trị SHB cam kết nỗ lực hơn nữa, không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực quản trị, điều hành nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, đưa SHB lên một tầm cao mới. Thay mặt Hội đồng Quản trị, Ban điều hành cùng toàn thể cán bộ nhân viên SHB tôi xin được bày tỏ lòng tri ân tới các cơ quan quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho SHB hoạt động, phát triển, các Quý cổ đông, Quý khách hàng, Quý đối tác đã đặt niềm tin vào SHB và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của toàn thể Quý vị trong thời gian tới. Xin kính chúc Quý vị Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công! Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển
  7. 8 II. CÁC SỰ KIỆN TIÊU BIỂU NĂM 2013 K ỷ niệm 20 năm thành lập ngân hàng. SHB vinh dự đón nhận Huân chương lao động Hạng nhì của Chủ tịch nước, Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua và bằng khen của Ngân hàng nhà nước. T ổ chức thành công Đại hội cổ đông năm 2013 là Đại hội cổ đông đầu tiên của Ngân hàng sau sáp nhập. Năm 2013, SHB đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh do Đại hội đồng cổ đông giao. T ài trợ hàng nghìn tỷ đồng cho nhiều dự án trọng điểm của quốc gia như Dự án mở rộng Quốc lộ I qua các tỉnh: Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam...; Dự án xây dựng nút giao thông khác mức tại Ngã Ba Huế thuộc thành phố Đà Nẵng, Dự án xây dựng cầu Đồng Nai mới...; Các dự án thủy điện và truyền tải điện lớn.
  8. 9 K ý kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV), Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long (TLG), Tổng Công ty Viglacera… K hai trương thêm Chi nhánh SHB Thái Bình, Chi nhánh SHB Sóc Trăng và Chi nhánh cấp 2 Kam- pong Thom tại Campuchia. S HB chính thức là thành viên tổ chức thẻ quốc tế Visa. Như vậy SHB là thành viên chính thức của 02 tổ chức thẻ lớn nhất thế giới: Mas- ter Card và Visa Card. C ùng với các hoạt động kinh doanh, SHB đã tổ chức nhiều hoạt động, phong trào tập thể dành cho người lao động mang bản sắc văn hóa riêng của SHB.
  9. 10 III. THÀNH TÍCH VÀ SỰ CÔNG NHẬN CỦA XÃ HỘI Trên chặng đường phát triển, SHB đã dành được nhiều bằng khen, giải thưởng lớn trong nước và quốc tế
  10. 11 • Huân chương lao động hạng 2, Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước; • Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, UBND các tỉnh, thành phố có trụ sở SHB; • Giải thưởng Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam năm 2010 và 2012 do tạp chí The Banker của tập đoàn truyền thông Financial Times (Anh) bình chọn; • Giải thưởng “Ngân hàng Bán lẻ Tăng trưởng Nhất” và “Ngân hàng SMEs Tốt nhất” Việt Nam năm 2013 do Global Banking and Fi- nance Review bình chọn; • Ngân hàng Tài trợ thương mại Tốt nhất Việt Nam 3 năm liền 2009, 2010, 2011 do tạp chí Global Finance (Mỹ) bình chọn; • Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc do Wells Fargo và Bank of New York Mellon (Mỹ) trao tặng; • Giải thưởng Thương hiệu mạnh 07 năm liên tiếp từ 2007 - 2013; • Giải thưởng Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam nhiều năm liền; • Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam VNR 500 với xếp hạng liên tục tăng lên qua các năm…
  11. 12 IV. Thông tin chung 1. Thông tin khái quát Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Giấy đăng ký doanh nghiệp: 1800278630 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 22 ngày 17/06/2013. Vốn điều lệ: 8.865.795.470.000 đồng. Địa chỉ: 77 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Điện thoại: (04) 3942 3388. Fax: (04) 3941 0944. Website: www.shb.com.vn Mã cổ phiếu: SHB 2. Quá trình hình thành và phát triển 1993 -- Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái, được thành lập ngày 13/11/1993 tại Cần Thơ. -- Năm 2006, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái được chuyển đổi mô hình hoạt động lên Ngân hàng TMCP Đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (viết tắt là SHB). 2007 -- Năm 2007, SHB tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. -- Năm 2008, SHB chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Thủ đô Hà Nội. -- Năm 2009, SHB là ngân hàng thứ 3 trong khối Ngân hàng TMCP Việt Nam chính thức niêm yết 200 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. 2010 -- Năm 2010 SHB phát hành thành công 150 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 3.497,5 tỷ đồng và chính thức triển khai hệ thống CoreBanking mới Intellect. -- Năm 2011, SHB chuyển đổi thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để nâng vốn điều lệ lên 4.815,8 tỷ đồng và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước, bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2012 -- Năm 2012 SHB đã thực hiện sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) đồng thời mở Chi nhánh nước ngoài tại Campuchia và Lào. SHB được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A, thuộc Ngân hàng nhóm I - nhóm cao nhất 2013 -- Năm 2013 SHB kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và vinh dự đón nhận Huân chương lao động Hạng nhì của Chủ tịch nước ghi nhận những đóng góp của SHB đối với ngành Ngân hàng nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Đơn vị: Tỷ VNĐ 11.082,2 14.000 11.082,2 12.000 10.000 8.865,8 8.000 4.815,8 Vốn điều lệ dự kiến 6.000 2014 4.000 3.497,5 2.000 2.000 500,0 8,5 12,0 70,4 0,4 0,6 1,0 3,0 5,0 0 1993 1994 1995 1996 1999 2002 2003 2005 2006 2007 2010 2011 2012 Dự kiến2014 Quá trình tăng vốn điều lệ của SHB từ khi thành lập
  12. 13 3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh - Ngành nghề kinh doanh chính: Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật; Bao thanh toán; Dịch vụ bảo quản tài sản và cho thuê tủ, két an toàn (bao gồm cả dịch vụ giữ hộ, bảo quản vàng); Ủy thác cho vay và nhận ủy thác cho vay; Cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác. - Địa bàn kinh doanh : SHB đã có mặt tại 32 tỉnh, thành phố ở Việt Nam gồm: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Nghệ An, Hải Phòng, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Gia Lai, Vũng Tàu, An Giang, Lâm Đồng, Quảng Nam, Hưng Yên, Kiên Giang, Lào Cai, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Huế, Bình Phước, Long An, Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Đồng Tháp, Ninh Bình, Tiền Giang. Nước ngoài: CHDCND Lào (Champasack), Vương Quốc Campuchia (Phnompenh, Kam- pong Thom). 4. Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý - Mô hình quản trị: SHB thực hiện hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình hiện đại, tinh gọn, chặt chẽ và tối ưu phù hợp với chiến lược phát triển của Ngân hàng trong từng thời kỳ. SHB chú trọng phát huy tối đa năng lực của từng đơn vị và tạo ra sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả nhất của toàn hệ thống. - Tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý: Về cơ cấu tổ chức bộ máy, SHB định hướng xây dựng theo mô hình hiện đại, hoạt động theo Khối, nhằm tập trung hiệu quả nguồn lực, đảm bảo công tác quản trị, điều hành thuận lợi, an toàn và hiệu quả.
  13. 14 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ỦY BAN ALCO BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỒNG XỬ LÝ RỦI RO VĂN PH NG H ĐQT ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ỦY BAN NHÂN SỰ BAN THI ĐUA KHEN THƯỞNG & TRUNG TÂM KINH DOANH VÀNG XỬ LÝ KỶ LUẬT BAN QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ CÓ VĂN PH NG TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KẾ HOẠCH & THÔNG TIN QUẢN TRỊ BAN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN BAN HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ BAN ĐẦU TƯ BAN ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH KHỐI NGÂN HÀNG KHỐI NGÂN HÀNG KHỐI PHÁT TRIỂN KHỐI QUẢN LÝ KHỐI QUẢN TrỊ KHỐI CÔNG NGHỆ KHỐI NGUỒN VỐN KHỐI VẬN HÀNH BÁN LẺ DOANH NGHIỆP KINH DOANH RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG TIN TRUNG TÂM KINH DOANG, CÁC CHI NHÁNH, CÔNG TY CON Công ty con Vốn điều lệ Vốn góp thực góp Tỷ lệ nắm Công ty con Địa chỉ Lĩnh vực kinh doanh chính của SHB giữ (tỷ đồng) (tỷ đồng) Công ty TNHH 1 thành Số 71B, Hàng Trống, Quản lý nợ và khai thác tài sản 20 20 100% viên quản lý nợ và Quận Hoàn Kiếm, khai thác tài sản SHB Hà Nội (SHAMC) Công ty cổ phần Chứng Số 2A Phạm Sư Mạnh, Dịch vụ tài chính chứng khoán 150 147,71 98,47% khoán SHB (SHBS) Quận Hoàn Kiếm, Môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư, Hà Nội bảo lãnh, lưu ký chứng khoán Một số Công ty khác có vốn góp của SHB Vốn điều lệ Vốn góp thực góp Tỷ lệ nắm Công ty con Địa chỉ Lĩnh vực kinh doanh chính của SHB giữ (tỷ đồng) (tỷ đồng) Tổng Công ty cổ phần Tòa nhà AC, Lô A1A, Kinh danh Bảo hiểm phi nhân thọ, 300 30 10% Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Phường Dịch Vọng tái bảo hiểm và các hoạt động Nội (BSH) Hậu, Quận Cầu Giấy, khác Hà Nội Công ty cổ phần Chứng TT Hội Nghị Công Dịch vụ tài chính chứng khoán: 1.000 82,18 8,22% khoán Sài Gòn – Hà Nội Đoàn, Số 01 Yết Kiêu, Môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư, (SHS) Hoàn Kiếm, Hà Nội bảo lãnh, lưu ký chứng khoán
  14. 15 Thông tin chung | Báo cáo thường niên SHB - 2013 5. Định hướng phát triển 5.1 Mục tiêu phát triển trung và dài hạn. Ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại và tầm nhìn đến năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính hiện đại, không ngừng phát triển và từng bước vươn ra hội nhập quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, SHB luôn hướng tới mở rộng thị trường và khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ theo hướng trọn gói, cao cấp và chuyên biệt, đón đầu xu thế chung của ngành tài chính Việt Nam và thế giới. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản trị điều hành, phát triển sản phẩm dịch vụ và quản trị rủi ro. Chiến lược kinh doanh của SHB là chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt nhằm tận dụng những cơ hội kinh doanh trên thị trường thông qua việc hoạch định chiến lược rõ ràng, lâu dài, chủ động công tác dự báo và điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn. Nền tảng công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân sự trẻ, nhiệt huyết và chuyên nghiệp cùng với sự đoàn kết trong quản trị và điều hành là nguồn lực tạo nên sức mạnh to lớn của SHB. 5.2 Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Ngân hàng. Xây dựng “Văn hóa SHB” tạo ra một môi trường văn hóa làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả đồng thời khẳng định uy tín, thương hiệu bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng của SHB. Không chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước, SHB luôn chú trọng các công tác xã hội, tham gia đóng góp vào sự phát triển cộng đồng và coi đó là một nhân tố không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển bền vững, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. SHB luôn cam kết trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững của đất nước. SHB luôn chú trọng công tác thẩm định dự án cho vay, trong đó một yêu cầu quan trọng được đặt ra là những dự án đó phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước về bảo vệ môi trường. 6. Các rủi ro 6.1 Rủi ro về kinh tế vĩ mô Năm 2014, dự báo kinh tế thế giới sẽ chưa hoàn toàn thoát khỏi khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro mặc dù đã có những chuyển biến đáng kể so với thời kỳ suy thoái trước đó. Kinh tế trong nước cũng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro đến từ những bất ổn của kinh tế thế giới và nội tại nền kinh tế vẫn còn yếu. Tổng cầu của nền kinh tế vẫn ở mức thấp, vấn đề nợ xấu chưa được giải quyết triệt để, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện nhiều. Việc tiếp tục phát triển quy mô hoạt động, nâng cao năng lực quản trị, điều hành trong bối cảnh thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro với mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi SHB phải tập trung phát huy mọi nguồn lực, đồng thời có những giải pháp để ứng phó kịp thời trước những biến đổi của nền kinh tế. 6.2 Rủi ro đối với hệ thống các tổ chức tín dụng Đối với các Tổ chức tín dụng nói chung và SHB nói riêng rủi ro chủ yếu đến từ nguy cơ nợ xấu vẫn duy trì ở mức cao. Bên cạnh đó, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp vẫn còn ở mức thấp là yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng.
  15. Tình hình hoạt động trong năm
  16. 18 V. Tình hình hoạt động trong năm 1. Tình hình hoạt động kinh doanh 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 1.1.1 Các kết quả đạt được trong năm -- Trong năm 2013, SHB tiếp tục có những tăng trưởng vượt bậc về quy mô. Các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng đều tăng trưởng với tốc độ cao như: Tổng tài sản đạt 143.625,8 tỷ đồng tăng 23,2% so với cuối năm 2012; Tổng nguồn vốn huy động đạt 130.951,5 tỷ đồng trong đó vốn huy động thị trường I đạt 108.147 tỷ đồng tăng 31,3% so với cuối năm 2012; Dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 76.509,7 tỷ đồng tăng 34,4% so với cuối năm 2012. Với quy mô như vậy SHB hiện nằm trong nhóm các ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. -- Bên cạnh đó về phát triển mạng lưới, số điểm giao dịch của SHB năm 2013 đã đạt 386 điểm, số lượng nhân sự đạt trên 5.000 người, số lượng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cũng gia tăng đáng kể. -- Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB đến 31/12/2013 về cơ bản hoàn thành kế hoạch hầu hết các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh. 1.1.2. Những thay đổi, biến động lớn về chiến lược kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, chi phí … -- Với mục tiêu hoạt động của năm 2013 là nâng cao chất lượng quản trị điều hành trong toàn hệ thống SHB; phấn đấu để SHB vào nhóm 5 Ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam trong bối cảnh là năm đầu tiên SHB hoạt động trên quy mô của ngân hàng sau sáp nhập, Hội đồng quản trị, Ban Điều hành cùng hơn 5.000 CBNV đã nỗ lực hoàn thành các mục tiêu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa SHB lên một tầm cao mới như: Giảm tỷ lệ nợ xấu về 4,06%; Tham gia tài trợ vốn cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia; Tăng trưởng khách hàng và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng cá nhân; Phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng hiện đại tiện ích; Tái cấu trúc thành công bộ máy; Tích hợp thành công hệ thống Công nghệ thông tin của Habubank trước đây vào hệ thống của SHB; Tiết giảm đáng kể chi phí quản lý, chi phí hoạt động. -- Tổng thu nhập của SHB năm 2013 đạt 10.189,9 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là thu nhập từ lãi đạt 9.174,7 tỷ đồng, hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng 492,9 tỷ đồng, thu nhập từ dịch vụ đạt 219,4 tỷ đồng và thu nhập từ kinh doanh ngoại hối đạt 176,5 tỷ đồng. Tổng chi phí của SHB năm 2013 là 9.189,9 tỷ đồng trong đó chi phí từ lãi là 7.070,6 tỷ đồng, chi phí hoạt động là 1.860,9 tỷ đồng, chi hoạt động kinh doanh ngoại hối là 113,1 tỷ và chi hoạt động dịch vụ đạt 86,3 tỷ. Kết quả kinh doanh năm 2013 lợi nhuận trước thuế của SHB năm 2013 đã đạt trên 1.000 tỷ đồng. -- Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn năm 2013 đều giảm mạnh. Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2013 của SHB còn 4,06% giảm mạnh so với thời điểm 31/12/2012 là 8,8%; Tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm mạnh từ 16,65% năm 2012 xuống còn 7,13% năm 2013.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2