Báo cáo tiến độ dự án:" Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính "
lượt xem 26
download
Cây điều là một cây trồng quan trọng ở Việt Nam, và sự phát triển cây điều được Nhà nước xem là một chương trình trọng điểm quốc gia. Từ năm 2002 sản lượng điều có gia tăng nhưng việc sử dụng quá nhiều thuốc hóa học cũng đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nông dân, gia súc, môi trường. Chương trình IPM trên cây điều có sử dụng kiến vàng là thành phần chính do trường Đại học Charles Darwin (CDU) triển khai không sử dụng thuốc hóa học độc hại sẽ cho kết quả cao về năng suất và chất lượng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tiến độ dự án:" Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính "
- Ministry of Agriculture & Rural Development Báo cáo tiến độ dự án BÁO CÁO 6 THÁNG LẤN THỨ NĂM Dự án số 029/05VIE Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính Renkang Peng, Keith Christian và Lã Phạm Lân 7 tháng 11 năm 2008 1
- Mục lục 1 Thông tin cơ quan tham gia _____________________________________________ 1 2 Tóm tắt dự án _________________________________________________________ 2 3 Tóm tắt việc đã thực hiện _______________________________________________ 2 4 Mở đầu và cơ sở _______________________________________________________ 3 5 Tiến độ thực hiện ______________________________________________________ 3 5.1 Các nét chính của hoạt động (Hoạt động I) ___________________________________ 3 5.2 Đối tượng hưởng lợi ______________________________________________________ 7 5.3 Tăng cường năng lực _____________________________________________________ 7 5.5 Quản lý dự án ___________________________________________________________ 8 6 Báo cáo về những vấn đề giao thoa _______________________________________ 8 6.1 Môi trường______________________________________________________________ 8 6.2 Vấn đề giới tính và xã hội _________________________________________________ 8 7 Vấn đề triển khai và sự bền vững _________________________________________ 8 7.1 Vấn đề và những giới hạn _________________________________________________ 8 7.2 Những lựa chọn__________________________________________________________ 9 7.3 Sự bền vững_____________________________________________________________ 9 8. Các bước quan trọng kế tiếp _____________________________________________ 9 9 Kết luận _____________________________________________________________ 9 10 Công bố pháp lý ____________________________________________________ 10 11. Bảng và Phụ lục____________________________________________________ 13 Phụ lục 1________________________________________________________________ 15 Báo cáo tập huấn đợt 3 của lớp TOT năm thứ hai_______________________________ 15 Chủ đề 1. Đặc điểm sinh học của kiến vàng __________________________________ 15 Chủ đề 2. Kỹ thuật sử dụng kiến vàng trong vườn điều _________________________ 15 Chủ đề 3. Sâu hại chính trên cây điều và thiên địch của chúng __________________ 16 Chủ đề 4. Bệnh hại điều và biện pháp kiểm soát ______________________________ 16 Chủ đề 5. Bón phân đa lượng và vi lượng____________________________________ 16 Phụ lục 2________________________________________________________________ 17 Kết quả đánh giá lớp TOT năm thứ hai của 54 học viên (trên tổng số 56)____________ 17 A. Đánh giá về bài giảng và thực hành _______________________________________ 17 B. Sự tự tin áp dụng quy trình IPM cây điều trong vườn nông dân _______________ 20 C. Sự tự tin tổ chức lớp FFS sau khóa huấn luyện TOT ________________________ 20 11. Bảng, phụ lục ______________________________________________________13 1
- 1 Thông tin cơ quan tham gia Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại Tên dự án trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Cơ quan phía Việt Nam Ông Lã Phạm Lân Chủ nhiệm phía Việt Nam Trường Đại học Charles Darwin Cơ quan phía Úc Prof. Keith Christian và Dr Renkang Peng Australian Personnel Tháng 2, 2006 Thời gian bắt đầu Tháng 1, 2009 Thời gian hoàn thành (dự kiến) Thời gian hoàn thành (thực tế) Giai đoạn báo cáo Tháng 3 – 8, 2008 Đầu mối liên hệ Úc: Chủ nhiệm Keith Christian 61 8 89466706 Họ và tên Điện thoại: Phó Giáo sư 61 8 89466847 Chứ́c vụ Fax: Đại học Charles Darwin keith.christian@cdu.edu.au Cơ quan Email: Úc: Quản lý Jenny Carter 61 08 89466708 Họ và tên Điện thoại: Trưởng Phòng, Phòng Quản lý 61 8 89467199 Chứ́c vụ Fax: Nghiên cứu Đại học Charles Darwin jenny.carter@cdu.edu.au Cơ quan Email: Việt Nam Lã Phạm Lân 84 0913829560 Họ và tên Điện thoại: TP, Phòng Nghiên cứu Bảo vệ 84 8 8297650 Chứ́c vụ Fax: Thực vật Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lphlan@yahoo.com Cơ quan Email: nghiệp miền Nam 1
- 2 Tóm tắt dự án Cây điều là một cây trồng quan trọng ở Việt Nam, và sự phát triển cây điều được Nhà nước xem là một chương trình trọng điểm quốc gia. Từ năm 2002 sản lượng điều có gia tăng nhưng việc sử dụng quá nhiều thuốc hóa học cũng đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nông dân, gia súc, môi trường. Chương trình IPM trên cây điều có sử dụng kiến vàng là thành phần chính do trường Đại học Charles Darwin (CDU) triển khai không sử dụng thuốc hóa học độc hại sẽ cho kết quả cao về năng suất và chất lượng hạt. Dự án ứng dụng và triển khai chương trình IPM này trong điều kiện của Việt Nam. Những hoạt động dự kiến cho giai đoạn 6 tháng qua đã hoàn thành. Lớp huấn luyện TOT thực hiện tại hai trung tâm huấn luyện đã hoàn thành, với số học viên là 56 người. Dữ liệu khoa học và việc quản lý vườn trình diễn tiến triển tốt. Trong năm thứ nhất của việc thực hiện các lớp huấn luyện nông dân (FFS), 28 lớp FFS đã hoàn thành với tổng số 698 nông dân tham dự. Những nông dân đã dự lớp huấn luyện rất thích thú với nội dung huấn luyện, và họ dự kiến sẽ ứng dụng chương trình IPM trong vụ điều sắp tới. Trong năm thứ hai sẽ có 81 lớp FFS được thực hiện tại 10 tỉnh trồng điều. Bản thảo cuối cùng của quy trình IPM và quyển sổ tay hướng dẫn sẽ hoàn thành trong tháng 12/2008. 3 Tóm tắt việc đã thực hiện Những hoạt động đề xuất trong 6 tháng lần thứ năm đã hoàn thành. Khóa huấn luyện lớp TOT đã hoàn thành như dự kiến, với 56 học viên. Theo sự đánh giá của học viên vào cuối khóa, 12 bài giảng mà chúng tôi đã thực hiện chuyển giao được đánh giá là “hài lòng” hoặc “tốt”; không có bài giảng nào được đánh giá “không hài lòng” hoặc “kém”. Về sự tự tin áp dụng quy trình IPM cây điều, 8,2% học viên chọn “rất tự tin”, 46,9% chọn “tự tin”, và 44,9% chọn “được”. Về sự tự tin trong việc tổ chức lớp FFS, 18,4% học viên chọn “rất tự tin”, 42,9% chọn “tự tin”, và 38,8% chọn “được”. Việc thu thập dữ liệu và quản lý đàn kiến trong 3 vườn trình diễn tiến hành thuận lợi. Dữ liệu đang được phân tích. Tổng số 28 lớp FFS thực hiện bởi 56 học viên TOT tại 8 tỉnh trồng điều đã hoàn thành tốt, với 698 nông dân tham dự. Qua so sánh kết quả của vườn thực tập lớp FFS, các nông dân dự lớp phát biểu rằng chương trình IPM cây điều chính là điều mong muốn đã giúp họ tiếp tục canh tác cây điều bởi vì chương trình IPM đã không cần nhiều sự đầu tư mà vẫn giữ được năng suất cao và phẩm chất hạt tốt. Các nông dân đã nói “từ nay trở đi họ sẽ bảo vệ kiến vàng hiện hữu trong vườn điều”, phần lớn nông dân đang giữ kiến vàng ở một phần vườn cho vụ mùa tới và đã chia xẻ với nông dân khác kiến thức tiếp thu từ lớp FFS. Với ảnh hưởng tích cực của các lớp FFS, chương trình IPM cây điều đã đáp ứng nhu cầu của nông dân trồng điều ở địa phương. Chúng tôi đã có kế hoạch triển khai 81 lớp FFS cho năm thứ hai, được thực hiện bởi 112 học viên TOT, ở 10 tỉnh trồng điều. Những lớp FFS này sẽ triển khai trong tháng 9- 10/2008 và kết thúc trong tháng 4/2009. Tổng số 2025 nông dân đã được chọn, và chương trình huấn luyện đã được tiến hành rộng. Bản thảo tiếng Anh của quyển hướng dẫn IPM cây điều đã hoàn thành trong tháng 6/2008, và đang được chỉnh sửa lại. Chúng tôi dự kiến sẽ đệ trình phiên bản cuối cho Văn phòng Quản lý CARD trong tháng 11/2008, và in ấn, phân phối đến các học viên TOT, và giảng viên TOT trong tháng 12/2008. 2
- Chúng tôi đã nhận những góp ý và đề nghị đối với bản thảo của quyển sổ tay IPM có hình ảnh, quyển này gồm 7 phần. Phiên bản cuối sẽ hoàn thành trong tháng 11/2008, và phân phối đến học viên các lớp FFS đã và đang tiến hành, trong tháng 12/2008, để nâng cao chất lượng huấn luyện. Trong khoá tập huấn FFS, phụ nữ và dân tộc ít người được khuyến khích tham gia, và mỗi lớp FFS có vào khoảng 20-30% phụ nữ tham dự. Nông dân đã dự lớp FFS tin tưởng rằng chương trình IPM cây điều sẽ cải thiện một cách chắc chắn sức khoẻ của họ và môi trường canh tác điều; và họ cho rằng chương trình IPM này sẽ đạt được một nền sản xuất điều bền vững bởi vì những kỹ thuật sử dụng trong chương trình cải thiện được cơ cấu và sự phì nhiêu của đất. Báo cáo đợt tập huấn lần ba của lớp TOT năm thứ hai trình bày ở phụ lục 1. 4 Mở đầu và cơ sở Mục đích của dự án là gia tăng năng suất điều và chất lượng của hạt điều, và cải thiện môi trường qua việc áp dụng kiến vàng và thuốc trừ sâu không độc hại. Mục tiêu cụ thể của dự án gồm có (1) Tổ chức lớp huấn luyện TOT IPM trên cây điều cho các học viên sẽ thực hiện lớp FFS tại địa phương, (2) Xây dựng quy trình IPM trên cây điều và sổ tay hướng dẫn có hình ảnh minh họa để sử dụng trong điều kiện của Việt Nam trên cơ sở quy trình đã được thực hiện ở Úc, và (3) Đánh giá hiệu quả của mô hình FFS về gia tăng kiến thức nông dân và giảm sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất điều. Dự án kỳ vọng đạt được 120 giảng viên TOT từ 8 tỉnh trồng điều và 3750 nông dân được học tập qua các lớp FFS. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật IPM cây điều, và sổ tay hướng dẫn có hình ảnh minh họa sẽ được hoàn thành. Hiệu quả của lớp FFS về tăng cường kiến thức người nông dân trong canh tác điều sẽ được đánh giá. Dự án sẽ tập trung về (1) Sử dụng phương pháp nông dân cùng tham gia thí nghiệm, có liên quan đến lớp TOT và FFS, và (2) Xây dựng quy trình IPM cây điều, sổ tay hướng dẫn có hình ảnh minh họa thông qua những kết quả đồng ruộng, thí nghiệm thực hiện bởi thí nghiệm viên, học viên TOT, và học viên của lớp FFS. Phương pháp triển khai bao gồm thiết lập vườn trình diễn cho lớp TOT, lớp huấn luyện TOT và FFS, xây dựng tài liệu kỹ thuật về quy trình và sổ tay hướng dẫn IPM, và điều tra cơ bản. Vùng dự án là 8 tỉnh trồng điều chính, có diện tích cây điều 300.700 ha, chiếm khoảng 86% diện tích điều cả nước. 5 Tiến độ thực hiện Theo khung dự án, bản báo cáo trình bày các hoạt động I (Tổ chức và hoàn thành lớp TOT năm thứ hai về IPM cây điều), II (Tổ chức và hoàn thành lớp FFS năm thứ nhất tại địa phương, và chuẩn bị lớp FFS năm thứ hai), III (Sửa chữa bản thảo quy trình IPM cây điều) và IV (Tiến độ soạn thảo quyển sổ tay hướng dẫn có hình ảnh minh họa) của bản dự án đề nghị. Phần sau là tiến độ của mỗi hoạt động. 5.1 Các nét chính của hoạt động (Hoạt động I) Hoạt động I bao gồm 3 đề mục: (i) Xác định khu vực dự án thuộc 6 tỉnh có tham gia dự án, (ii) Lựa chọn giảng viên IPM ở mỗi vùng dự án để thực hiện lớp tập huấn TOT về IPM cây điều, và (iii) Thực hiện lớp tập huấn TOT về IPM cây điều. Các mục I(i) và I(ii) đã báo cáo trong kỳ 6-tháng lần thứ nhất và thứ ba. 3
- I (iii) Tổ chức lớp IPM về cây điều Trong thời gian của kỳ báo cáo (tháng 3-8/2008), chúng tôi đã thực hiện đợt tập huấn thứ ba và thứ tư của lớp TOT năm thứ hai. Đợt tập huấn lần 3 thực hiện từ 25/2 – 2/3/2008 tại điểm Đồng Nai và Bình Phước. Trong đợt này 5 bài giảng được chuyển giao đến các học viên theo sự phát triển của cây điều trong thời kỳ này: “Đặc điểm sinh học của kiến vàng”, “Kỹ thuật sử dụng kiến vàng”, “Sâu hại chính trên cây điều và thiên địch của chúng”, “Bệnh hại trên trên cây và biện pháp kiểm soát”, và “Nhu cầu phân bón của cây điều: đa lượng và vi lượng” (Bảng 1, Phụ lục 1). Trong mỗi bài giảng, giảng viên đã dành nhiều thời gian cho học viên, sau phần trình bày của mình, thực hành trong vườn trình diễn, và động viên học viên “tự thực hiện”. Các học viên rất hài lòng với nội dung bài giảng, và họ rất được thuyết phục với phương pháp quản lý các đàn kiến có hiệu quả và ít tốn kém, nhận dạng các sâu hại chính và thiên địch, kỹ thuật sử dụng phân bón lá và thuốc điều hoà sinh trưởng. Đợt tập huấn cuối thực hiện từ 22-28/4/2008 tại Đồng Nai và Bình Phước. Đợt tập huấn này trong thời kỳ thu hoạch điều, vì vậy các bài giảng chú trọng đến sự thu hoạch điều, tổng kết và thảo luận về kết quả của vườn trình diễn, thảo luận về việc tổ chức thực hiện lớp FFS, kỹ năng giao tiếp và làm sinh động lớp học. Các bài giảng được trình bày trong Bảng 2. Các học viên hài lòng với các bài giảng. Vào cuối khóa, để đánh giá kiến thức thu nhận được của học viên, và những phản hồi về lớp học của họ, chúng tôi đã thực hiện bài kiểm tra với 15 câu bao gồm các chủ đề của lớp, và bản góp ý của học viên để đánh giá sự tự tin của học viên về sử dụng quy trình IPM có sử dụng kiến vàng và tổ chức lớp FFS. Các học viên đã trả lời đúng 15 câu hỏi. Trong bản góp ý của học viên, chúng tôi dùng thang điểm 5 cấp (1 = rất hài lòng, 2 = hài lòng, 3 = được, 4 = không hài lòng, và 5 = rất không hài lòng, kém) cho mỗi tính chất của bài giảng (Phụ lục 2). Kết quả cho thấy các học viên đã xếp hạng các bài giảng trong phạm vi “hài lòng” và “được” với tất cả các bài giảng, có 7 bài giảng được xếp hạng cao hơn. Đó là những bài giảng về “Thiên địch và bảo vệ thiên địch”, “Ảnh hưởng của kiến vàng đến sâu hại chính trên cây điều”, “Kỹ thuật sử dụng kiến vàng”, Biện pháp khắc phục những trở ngại trong áp dụng kiến vàng”, “Đặc điểm sinh học của kiến vàng”, “Nguyên tắc IPM”, và “Sử dụng kiến vàng trong chương trình IPM” (Phụ lục 2). Không có bài giảng nào được xếp hạng 4 ‘không hài lòng’ hoặc 5 ‘rất không hài lòng’. Về sự tự tin áp dụng quy trình IPM cây điều, 8,2% học viên chọn mức 1 “rất tự tin”, 46,9% học viên chọn mức 2 ‘tự tin’ và 44,9% học viên chọn mức 3 ‘được’. Về sự tự tin tổ chức lớp tập huấn nông dân FFS, 18,4% học viên chọn mức 1 ‘rất tự tin’, 42,9% chọn mức 2 ‘tự tin’ và 38,8% chọn mức 3 ‘được’. Ngoài ra, chúng tôi đã ghi nhận những góp ý và đề nghị quan trọng từ phía học viên, như: (1) Phần lớn các bài giảng hấp dẫn, thực tế, và đa dạng, (2) Kỹ thuật sử dụng kiến vàng rất đáng được quan tâm, và hữu ích cho việc bảo vệ thực vật trên cây điều, (3) Phương pháp giảng dạy tốt, (4) Thêm nhiều thực hành cho mỗi bài giảng, (5) Thêm nhiều thực hành cho phần quản lý đàn kiến vàng trong vườn. Có thể kết luận rằng lớp tập huấn năm thứ hai đã thành công. Quản lý vườn trình diễn Ở vườn trình diễn Bình Phước, việc theo dõi định kỳ độ phong phú của kiến vàng và sự hiện diện của sâu hại chính của cây điều tiến hành thuận lợi. Kết quả gần đây, vào giữa tháng 7, cho thấy sau vụ thu hoạch 2008, các cây trong vườn đang giai đoạn ngủ nghỉ và sự hoạt động của sâu hại thấp trong cả hai lô. Trong lô IPM, sự phong phú của một số đàn kiến 4
- vàng thấp và mật độ kiến thấp ở phần lớn đường. Nguyên nhân do sự tranh chấp giữa các đàn, chúng tôi đã thay thế 4 đàn trong tháng 9 vừa qua. Với sự cải thiện này mật độ kiến trong vườn sẽ đủ để kiểm soát sâu hại trong mùa điều sắp tới. Ở vườn trình diễn Đồng Nai, công việc theo dõi định kỳ và quản lý đàn kiến tiến triển thuận lợi. Dữ liệu đang được phân tích. Việc quản lý vườn trình diễn trong Trung tâm Hưng Lộc (thuộc Viện KHKTNNMN) cũng tiến triển thuận lợi. Việc theo dõi thu thập dữ liệu cũng được thực hiện định kỳ, và dữ liệu đang được phân tích. Các nét chính của hoạt động (Hoạt động II) Hoạt động này bao gồm hai nội dung: (1) Tiến độ tổ chức lớp FFS năm thứ nhất do các học viên đã tốt nghiệp lớp TOT năm thứ nhất thực hiện tại địa phương, và (2) Kế hoạch cho lớp FFS năm thứ hai thực hiện bởi các học viên đã tốt nghiệp lớp TOT năm thứ nhất và năm thứ hai. Các học viên tốt nghiệp lớp TOT năm thứ nhất đã thực hiện 28 lớp FFS (Bảng 3). Các lớp FFS được bắt đầu trong khoảng tháng 9/2007 và tháng 2/2008, và hoàn thành trong khoảng tháng 4-6/2008 tùy theo tình hình sinh trưởng của cây điều ở địa phương. Thời gian huấn luyện của lớp FFS được thực hiện vào các thời điểm sinh trưởng của cây điều: ngủ nghỉ, trước ra hoa, ra hoa và tạo hạt, và thu hoạch. Trong thời gian huấn luyện, lớp học FFS được tập trung từ 12-14 lần, và mỗi lần kéo dài từ 1 – 2 ngày. Tổng số 698 nông dân đã tham dự 28 lớp FFS (Bảng 3). Kết quả tập huấn và những góp ý từ các lớp FFS được tóm tắt dưới đây: (1) Trong tình hình canh tác hiện tại, người trồng điều chỉ có thể có lời rất ít vì giá cả cao của phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, và thuốc trừ cỏ, và giá cả không ổn định của điều hạt, mà hệ quả là sự chuyển dịch từ cây điều sang cây cao su có giá cao hơn. Tuy nhiên, nhiều nông dân tham dự lớp FFS phát biểu rằng “ chương trình IPM này đem lại điều họ cần để duy trì tiếp tục việc trồng điều vì chương trình không cần nhiều nhập liệu, mà duy trì được năng suất và chất lượng hạt điều”. (2) Chính quyền địa phương rất nhiệt tình với chương trình, đã ủng hộ, tạo điều kiện thuận tiện cho việc mở các lớp FFS, hội nông dân cung cấp phương tiện di chuyển cho nông dân giữa các xã. (3) Nội dung và phương pháp tập huấn, cùng với vườn trình diễn giúp cho nông dân dễ tiếp thu, và thực hiện sau đó. (4) Các nông dân dự lớp đã phát biểu “chúng tôi đã dùng thuốc trừ sâu để diệt kiến vàng, từ nay trở đi, chúng tôi sẽ bảo vệ kiến vàng”, và phần lớn họ đã sử dụng kiến vàng trong một phần vườn điều để thử nghiệm và tự làm quen với phương pháp quản lý kiến vàng. (5) Phần lớn nông dân đã dự lớp FFS đề nghị chính quyền địa phương rằng họ mong muốn thành lập “Câu lạc bộ điều năng suất cao” để chuyển giao kiến thức IPM cây điều cho nông dân khác ở địa phương. (6) Các nông dân bày tỏ sự hài lòng của họ với sự cải thiện môi trường họ đang sinh sống không có thuốc trừ sâu độc hại. (7) Với ảnh hưởng tích cực của lớp FFS hiện tại, nông dân trồng điều tại địa phương đã có nhu cầu được tập huấn quy trình IPM trên cây điều. (8) Một số nông dân hiện còn băn khoăn về sự cộng sinh giữa kiến vàng với rầy mềm và rệp sáp giả. 5
- Đến nay chúng tôi đã có 112 giảng viên IPM, và lập kế hoạch tổ chức 81 lớp FFS trong thời gian tháng 9-11/2008 (Bảng 4) ở 10 tỉnh có trồng điều với sự hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh. Tổng số 2025 nông dân sẽ được tập huấn trong năm thứ hai. Cho đến 20/10/2008, 9 lớp FFS đã bắt đầu. Theo sự góp ý của các nông dân đã dự lớp FFS đợt 1, để bảo đảm chất lượng lớp học, mỗi lớp FFS sẽ được tập trung từ 9 – 10 lần, và mỗi lần kéo dài 2 ngày. Lớp FFS được tổ chức tại nhà của nông dân hoặc hội trường của xã. Việc quản lý vườn trình diễn, chủ đề tập huấn, và phương pháp tập huấn không thay đổi so với các lớp FFS năm thứ nhất (xin xem báo cáo 6-tháng lần thứ 4). Trong lần này, chúng tôi sẽ thu thập thêm dữ liệu đồng ruộng với mục tiêu làm nhẹ bớt sự băn khoăn của nông dân về sự thiệt hại do rầy mềm và rệp sáp giả. Các nét chính của hoạt động (Hoạt động III) Hoạt động III là soạn thảo quy trình IPM. Bản thảo tiếng Anh đã hoàn thành trong tháng 6/2008, được gởi đến các thành viên dự án để góp ý trong tháng 8/2008. Chúng tôi lập kế hoạch đệ trình phiên bản cuối cho Văn phòng Quảng lý CARD trong tháng 11/2008. Bản quy trình này gồm có 9 phần và 4 phụ lục về thực hiện lớp TOT, lớp FFS, và thu thập dữ liệu đồng ruộng. • Phần 1 cung cấp thông tin chung về ngành sản xuất điều ở Việt Nam và thế giới, những cơ hội trong tương lai, và nêu bật mục tiêu của quốc gia, và nhu cầu cần có một chương trình IPM ít tốn kém. • Phần 2 và 3 trình bày giải pháp hướng đến sinh thái chi tiết những ảnh hưởng của yếu tố vô sinh và hữu sinh đến hiệu suất của cây điều, và diễn giải cách ứng dụng những kỹ thuật canh tác đã được cập nhật để trồng một cây khoẻ. • Phần 4 và 5 đề cặp đến sâu và bệnh hại điều, những loài quan trọng và thiên địch của chúng, sự liên hệ của chúng với kiến vàng và những biện pháp kiểm soát. Thông tin sử dụng trong 2 phần này chủ yếu từ kết quả chúng tôi thu nhận được từ thí nghiệm đồng ruộng, điều tra, và thí nghiệm trong phòng. • Phần 6 trình bày kết quả thu nhận từ vườn trình diễn, nêu rõ hiệu quả hiệu quả của kiến vàng trong quản lý tập hợp các sâu hại và tầm quan trọng của việc duy trì quần thể kiến vàng và và bền vững. • Phần 7 mô tả đặc điểm sinh học và sinh thái cơ bản của kiến vàng, và cung cấp các kỹ năng thực hành trong quản lý đàn kiến. • Phần 8 đề nghị một mô hình vườn điều có sử dụng kiến vàng. • Phần 9 cung cấp danh mục những công việc của quy trình IPM ở các giai đoạn sinh trưởng của cây điều cùng những chỉ dẫn đến các phần liên quan của quy trình. Các nét chính của hoạt động (Hoạt động IV) Hoạt động IV là việc thực hiện các áp phích. Trong báo cáo lần trước về mốc thực hiện, chúng tôi đề nghị thực hiện dưới dạng sổ tay hướng dẫn có hình ảnh thay vì các các áp phích, và đã được sự đồng ý của Văn phòng Quản lý CARD. Chúng tôi đã ghi nhận các góp ý và đề nghị đối với bản thảo này. Chúng tôi lập kế hoạch sẽ hoàn thành quyển sổ tay ở 2 ngôn ngữ trong tháng 11, và phân phối đến các học viên lớp FFS trong tháng 12/2008 nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện. Quyển sổ tay gồm 7 phần. • Phần 1 gồm có 41 hình ảnh và biểu đồ minh họa các kỹ thuật canh tác cho vườn điều khỏe mạnh, 6
- • Phần 2 gồm có 198 hình ảnh và biểu đồ minh họa các sâu hại chính, thiên địch, và các giải pháp kiểm soát, có liên quan đến kiến vàng, • Phần 3 có 14 hình ảnh về bệnh hại trên cây điều và các giải pháp kiểm soát, • Phần 4 có 4 hình ảnh và biểu đồ tóm lược kết quả về năng suất và chất lượng hạt của vườn trình diễn, nhấn mạnh vai trò của kiến vàng, • Phần 5 có 30 hình mô tả đặc tính sinh học và sinh thái của kiến vàng, • Phần 6 có 34 hình và biểu đồ minh họa từng bước thực hiện của kỹ thuật sử dụng kiến vàng, và • Phần 7 là bảng liệt kê công việc theo từng giai đoạn. 5.2 Đối tượng hưởng lợi Theo sự phản hồi từ các học viên lớp TOT và các nông dân đã học lớp FFS, nông dân tham dự lớp FFS rất thích thú đối với lớp FFS vì họ đã được thấy tận mắt hiệu quả kiểm soát của kiến vàng đối các sâu hại chính, và sự cải thiện sức khỏe của họ và môi trường vì họ không phải dựa vào thuốc hóa học độc hại nữa. Với ảnh hưởng của nông dân đã dự lớp FFS nhiều hộ sản xuất nhỏ bày tỏ mong muốn dự lớp huấn luyện IPM. Các nông dân học lớp FFS đã phát biểu “họ sẽ bảo vệ kiến vàng trong vườn của mình, và sẽ không cho phép người khác đến bắt kiến vàng trong vườn cho những mục đích khác, như là nuôi cá, câu cá”. Phần lớn nông dân sẽ duy trì trong một phần vườn trong mùa điều tới. Theo tiến độ thực hiện của lớp FFS, nhiều phản hồi về lợi ích từ nông dân trồng điều sẽ được phát hiện và báo cáo trong kỳ tới. 5.3 Tăng cường năng lực TS Peng đã đến Việt Nam trong tháng 10/2008 để kiểm tra việc huấn luyện FFS và vườn trình diễn. Đối với lớp huấn luyện FFS, TS Peng đã thăm 5 lớp FFS tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước. Tại mỗi lớp FFS, ông ta đã dự lớp huấn luyện tiến hành bởi các học viên TOT và thực tập đồng ruộng, thảo luận về các chủ đề huấn luyện, phương pháp huấn luyện với họ, và hiểu được những gì họ đã tiếp thu, những gì họ cần cho việc quản lý vườn điều tốt nhất. TS Peng cũng trả lời nhiều câu hỏi đặt ra của các nông dân. Cuối mỗi chuyến viếng thăm lớp FFS, TS Peng chia xẻ thông tin với các huấn luyện viên FFS và Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật, và nêu những góp ý để cải thiện chất lượng cho lớp FFS sắp tới. Những góp ý gồm: (1) Mỗi lớp FFS cần chọn được ít nhất một nông dân có ít nhiều hiểu biết về kiến vàng, và (2) Học viên TOT cần kiểm tra thường xuyên và quen thuộc đối với vườn điều trình diễn trước khi nông dân đến thực tập. Nông dân dự lớp cần hiểu được đã quan sát những gì, cần phải làm gì, và thực hiện các so sánh. Với kết quả của chuyến viếng thăm lớp FFS, TS Peng và các thành viên dự án của IAS nhận định rằng quyển sổ tay có hình ảnh minh họa rất cần để nâng cao chất lượng tập huấn. Tại vườn trình diễn ở Đồng Nai, kiến ma vẫn còn trong tình trạng cạnh tranh với kiến vàng vì việc duy trì lớp cỏ dại ở gần gốc cây điều rất khó khăn, và mật độ kiến ma rất cao tập trong trong lô IPM. Sau khi quan sát kỹ lưỡng, TS Peng thấy rằng có một đàn kiến vàng tự nhiên tồn tại ở một góc vườn đã phát triển sang vườn điều của nông dân kế cận, một số cây điều trước đó bị chiếm cứ bởi kiến ma đã bị thay thế bởi kiến vàng, và kiến ma đã bị đuổi ngược về phía giữa lô. Kiểu phát triển này được thấy rất rõ ở những cây hàng bìa. Vì vậy, TS 7
- Peng đã cùng với các thành viên của IAS đã sửa đổi lại thiết kế của vườn bằng cách sát nhập một số cây của lô nông dân quản lý vào lô IPM, và một số cây của lô IPM vào lô nông dân để tránh tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa kiến vàng và kiến ma đã xãy ra ở giữa lô IPM. Tiến độ thực hiện của lớp FFS năm thứ nhất và lớp TOT năm thứ hai đã được đưa tin ở báo đài địa phương. Biểu tượng của AusAID và MARD luôn được trình bày ở các hoạt động. 5.5 Quản lý dự án Chủ nhiệm dự án, ông Lân, chịu trách nhiệm quản lý nhân sự và chi phí dự án phía Việt Nam. Ông ta quản lý hai trung tâm huấn luyện và điểm trình diễn với sự giúp đỡ của 2 thí nghiệm viên, và cộng tác chặt chẽ với 10 Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh tổ chức các lớp FFS. GS Keith Christian và TS Renkang Peng có nhiệm vụ điều phối chung dự án và sẽ họp lại báo cáo những nhu cầu đòi hỏi với sự đóng góp từ phía Việt Nam khi cần thiết. TS Peng đang theo dõi các hoạt động của dự án, và ông ta cũng có nhiệm vụ kiểm tra đối với sự triển khai của dự án, một phần lớp huấn luyện TOT, giải quyết vấn đề phát sinh từ hai điểm trình diễn và phân tích dữ liệu. 6 Báo cáo về những vấn đề giao thoa 6.1 Môi trường Theo góp ý của các nông dân đã dự lớp FFS, họ tin tưởng rằng, với sự triển khai của chương trình IPM cây điều, môi trường họ đang sống sẽ được cải thiện nhanh chóng. Môi trường của vùng trồng điều sẽ được cải thiện có ý nghĩa bởi vì không có thuốc trừ sâu độc hại được sử dụng trong chương trình IPM. Các nông dân đã dự lớp FFS cũng tin rằng chương trình chắc chắn sẽ cải thiện sức khỏe của họ, nhất là đối với những người tin tưởng vào việc phun thuốc trừ sâu. Ngoài ra, nhiều loài thiên địch được tìm thấy với số lượng trong lô IPM cao hơn lô nông dân, cho thấy rằng sau khi ngưng phun thuốc trừ sâu, điều kiện của vườn đã được cải thiện. 6.2 Vấn đề giới tính và xã hội Theo kết quả điều tra cơ bản, vào khoảng 40% lao động phụ nữ đã tham gia các khâu quản lý vườn điều, như làm cỏ, xén tỉa, bón phân, thu hoạch, v.v. Vì chương trình IPM cây điều không đòi hỏi nhiều về sức lực, và không liên quan đến sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, sự chấp nhận chương trình này sẽ thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong ngành trồng điều sản xuất nhỏ. Trong lớp FFS, phụ nữ và dân tộc ít người được động viên tham gia. Mỗi lớp FFS, có khoảng 20-30% phụ nữ tham dự. Ngoài ra, chúng tôi cũng kêu gọi người dân tộc tham gia quản lý vườn điều trình diễn. 7 Vấn đề triển khai và sự bền vững 7.1 Vấn đề và những giới hạn Trong bản báo cáo 6-tháng lần thứ tư, chúng tôi có báo cáo về kinh phí bị sụt giảm ở phía Việt Nam là 35.416 AUD do sự lạm phát (xem thêm báo cáo 6-tháng lần thứ tư). Góp ý chúng tôi nhận được từ Văn phòng CARD là “ … lưu ý rằng khi hợp đồng dự án được thương thảo, tỷ lệ ngoại hối là 12.000 VND/AUD, từ đó đến nay tỷ lệ này đã tăng đến khoảng 15.000 VND/AUD, và ước tính rằng mỗi đồng AUD được lợi khoảng 2.000 8
- VND. Vì vậy đề nghị rằng người đề xuất của dự án quan tâm đến đây là một phần bù trừ cho sự lạm phát, và nên đề nghị một yêu cầu thực tế hơn. Sự chứng minh về kinh phí hỗ trợ thêm cần dựa trên những chi phí vượt mức của lớp FFS, huấn luyện nông dân, và những chi phí liên quan đến việc chuẩn bị trợ huấn cụ bao gồm cả sách hướng dẫn IPM có hình ảnh”. Đồng nghiệp phía Việt Nam đã đề cặp rằng tỷ lệ ngoại hối rất thay đổi, trong thời gian nào đó vượt quá 12.000 VND/AUD, nhưng rồi lại thấp hơn 12.000 VND/AUD. Do đó rất phức tạp và khó khăn để tính toán chính xác trong hoàn cảnh lạm phát hiện nay. Các thành viên IAS rất bận rộn với lớp tập huấn TOT, lớp FFS, và quản lý vườn trình diễn từ tháng 9/2007. Vì vậy, đồng nghiệp phía Việt Nam quyết định không yêu cầu về sự sụt giảm kinh phí của dự án, và họ sẽ sử dụng nguồn kinh phí hiện tại, và sẽ có trong tương lai của dự án để hoàn thành càng nhiều càng tốt mục tiêu của dự án. Đối với chi phí chi thêm của sổ tay có hình ảnh, chúng tôi chưa có thể định được ở thời điểm này cho đến khi bản tiếng Việt hoàn tất. Chúng tôi lập kế hoạch đệ trình chi phí in ấn cho Văn phòng Quản lý CARD vào tháng 12. 7.2 Những lựa chọn Không có trong báo cáo này. 7.3 Sự bền vững Sự bền vững của ngành sản xuất điều ở Việt Nam là trọng tâm của dự án. Tất cả các mục tiêu, giải pháp, phương pháp thực thi và chương trình huấn luyện đều liên kết với vấn đề này. Trong thời gian báo cáo từ tháng 3-8/2008, với kết quả từ lớp FFS và vườn trình diễn, cho thấy việc sử dụng kiến vàng là hợp phần chính để quản lý sâu hại trên cây điều là có hiệu quả. Nông dân lớp FFS nhận định rằng chương trình IPM này sẽ đạt được một nền sản xuất điều bền vững bởi vì những kỹ thuật sử dụng trong chương trình cải thiện được cơ cấu và độ phì nhiêu của đất. 8. Các bước quan trọng kế tiếp Các hoạt động quan trọng kế tiếp trong 6 tháng tới gồm có: 1. Thực hiện và hoàn thành lớp tập huấn FFS năm thứ hai ở 10 tỉnh có trồng điều, 2. Hoàn thành các thí nghiệm đồng ruộng trong vườn trình diễn, 3. Hoàn thành quy trình IPM cây điều, 4. Hoàn thành quyển sổ tay IPM có hình ảnh, và 5. Thực hiện điều tra sau dự án, và so sánh với kết quả điều tra cơ bản trước dự án. 9 Kết luận Những hoạt động dự kiến của dự án cho giai đoạn 6-tháng lần thứ năm đã hoàn thành. Lớp TOT về IPM cây điều và quản lý vườn trình diễn Chúng tôi đã hoàn thành lớp TOT năm thứ hai theo kế hoạch, 56 học viên đã tốt nghiệp ở 2 trung tâm huấn luyện. Ở đợt tập huấn cuối, chúng tôi đã thực hiện cuộc kiểm tra với 15 câu hỏi bao gồm những nội dung đã tập huấn, và bản góp ý phản hồi của lớp học. Các học viên đã trả lời đúng các câu hỏi. Kết quả phản hồi từ lớp học cho thấy các học viên đã xếp hạng các bài giảng là “hài lòng” hoặc “tốt”. Không có bài giảng nào thuộc hạng “không hài lòng” hoặc “kém”. Về sự tự tin khi sử dụng biện pháp IPM cây điều, 8,2% học viên chọn 9
- “rất tự tin”, 46,9% chọn “tự tin”, và 44,9% chọn “được”. Về sự tự tin để mở lớp FFS, 18,4% chọn “rất tự tin”, 42,9% chọn “tự tin” và 38,8% chọn “được”. Việc thu thập dữ liệu, và việc quản lý đàn kiến ở 3 vườn trình diễn tiến triển thuận lợi, và dữ liệu đang được phân tích. Tiến độ thực hiện lớp FFSs Tổng số 28 lớp FFSs đã được thực hiện thành công bởi 56 học viên TOT tại 8 tỉnh trồng điều. Phần lớn nông dân nhận định rằng chương trình IPM cây điều chính là điều mong muốn đã giúp họ tiếp tục canh tác cây điều bởi vì chương trình IPM đã không cần nhiều sự đầu tư mà vẫn giữ được năng suất cao và phẩm chất hạt tốt. Nội dung và phương pháp tập huấn, cùng với vườn trình diễn đã gây ấn tượng cho họ, và dễ áp dụng. Các nông dân dự FFS đã phát biểu “từ nay trở đi họ sẽ bảo vệ kiến vàng trong vườn điều”, và đa số nông dân đang duy trì kiến vàng ở một phần vườn cho vụ mùa tới, và chia xẻ với nông dân khác kiến thức tiếp thu từ lớp FFS. Do ảnh hưởng tích cực của lớp FFS hiện tại, đã có nhu cầu cần được tập huấn của các nông dân trồng điều ở địa phương. Chúng tôi đã có kế hoạch mở 81 lớp FFS trong tháng 9-10/2008 ở 10 tỉnh trồng điều với sự cộng tác chặt chẽ của chi cục BVTV tỉnh. Tổng số 2025 nông dân đã được chọn để tham dự 81 lớp tập huấn. Chương trình tập huấn rộng đã được triển khai. Soạn thảo quy trình IPM cây điều Bản thảo tiếng Anh của quyển hướng dẫn IPM cây điều đã hoàn thành trong tháng 6/2008, và đang được chỉnh sửa lại. Chúng tôi dự kiến sẽ đệ trình phiên bản cuối cho Văn phòng Quản lý CARD trong tháng 11/2008. Bản quy trình gồm 9 phần và 4 phụ lục hướng dẫn tổ chức lớp tập huấn TOT, FFS, và bảng thu thập dữ liệu. Soạn thảo sổ tay hướng dẫn IPM có hình ảnh Chúng tôi đã nhận các góp ý và đề nghị về quyển sổ tay hướng dẫn IPM có hình ảnh này, sổ tay có 7 phần. Chúng tôi lập kế hoạch đệ trình phiên bản cuối ở 2 ngôn ngữ trong tháng 11, và phân phối đến học viên các lớp FFS đã và đang tiến hành, trong tháng 12/2008, để nâng cao chất lượng tập huấn. Những vấn đề khác Trong khoá tập huấn FFS, người phụ nữ và người dân tộc ít người được khuyến khích tham gia, và mỗi lớp FFS c1o khoảng 20-30% phụ nữ tham dự. Nông dân dự lớp FFS tin rằng chương trình IPM cây điều sẽ cải thiện một cách chắc chắn sức khoẻ của họ và môi trường canh tác. Họ cho rằng chương trình IPM này sẽ đạt được một nền sản xuất điều bền vững bởi vì những kỹ thuật sử dụng trong chương trình cải thiện được cơ cấu và độ phì nhiêu của đất. Sự hoàn thành của lớp TOT và tiến độ thực hiện lớp FFS đã được đưa tin ở báo đài địa phương. Biểu tượng của AusAID và MARD luôn được trình bày ở các hoạt động. 10 Công bố pháp lý Hợp đồng của CARD là một hợp đồng khoán gọn dựa vào kết quả. CARD không đòi hỏi các cơ quan đệ trình các chứng từ (dù vậy các cơ quan cần giữ lại cho các mục đích thuộc về tài chính, thuế vụ). CARD cần được bảo đảm rằng các đầu vào đã được chi tiết trong lịch trình hợp đồng phải được giao nộp. Công bố về pháp lý dưới đây được sử dụng để cung cấp cho sự bảo đảm này. 10
- CÔNG BỐ PHÁP LÝ SỰ CỘNG TÁC VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN Tên dự án CARD: Triển khai chương trình IPM cây điều cho người trồng điều Số dự án CARD: 029/05/VIE Chúng tôi ký tên dưới đây công bố rằng trong thời gian 1/03/2008 đến 31/8/2008 rằng chúng tôi đã chuyển giao những nhập liệu sau đây để hỗ trợ cho việc triển khai của dự án. 1: NHÂN SỰ Nhân sự phía Úc Ngày ở Việt Ngày ở Úc Chuyến đến Nam Việt Nam Keith Christian 16 Renkang Peng 13 88 1 Tổng cộng 13 104 1 Nhân sự phía Việt Nam Ngày ở Việt Nam Lã Phạm Lân 75 Hồ Văn Chiến 40 Lê Quốc Cường 50 Ngô Tiến Dũng 8 Võ Mai 7 Trương Huy Hoàng Tam Dũng 8 Nguyên Thanh Bình 65 Lê Quốc Điền 30 5 kỹ thuật viên & 2 thí nghiệm viên 178 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ DỊCH VỤ KHÁC Mô tả thiết bị và dịch vụ khác Kinh phí (A$) Không Tổng cộng 11
- Chữ ký của chủ nhiệm dự án phía Úc được đề cử Signature of Witness Insert Name and Title Insert Name and Title 3: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ SỰ BÀN GIAO Xác nhận rằng nhập liệu về nhân sự trên đây đã được chuyển giao, và nguyên vật liệu và các dịch vụ trình bày trên đây đã được chuyển giao cho cơ quan chủ nhiệm phía Việt Nam. Chữ ký của chủ nhiệm dự án phía Việt Nam được Signature of Witness đề cử Insert Name and Title Insert Name and Title Lã Phạm Lân 12
- 11. Bảng và Phụ lục Bảng 1. Bài giảng và giảng viên trong đợt tập huấn thứ ba của lớp TOT năm thứ hai Bài giảng Giảng viên Đặc điểm sinh học của kiến vàng NT Thu Cúc Phương pháp sử dụng kiến vàng trong vườn điều LP Lân, NT Bình Sâu hại điều và thiên địch LP Lân Bệnh hại điều và biện pháp kiểm soát HX Quang Phân bón cho cây điều: đa lượng và vi lượng ĐT Bình, NV Tám, ĐĐ Hiền Bảng 2. Bài giảng và giảng viên trong đợt tập huấn thứ tư của lớp TOT năm thứ hai. Bài giảng Giảng viên Thu hoạch và tồn trữ ĐV Tự Kỹ năng giao tiếp, và làm sinh động lớp học Ms LT Sáu, HTH Lan Phân tích và thảo luận kết quả của vườn trình LP Lân diễn Thảo luận về nội dung, phương pháp thực hiện LP Lân, NT Bình lớp FFS Đánh giá lớp học, góp ý LP Lân Bảng 3. Số lượng lớp FFS năm thứ nhất và số lượng nông dân đã tham dự lớp FFS. Tỉnh Số lớp Số nông dân Thời gian Thời gian FFS tham dự bắt đầu kết thúc Đồng Nai 5 123 1 / 2008 6 / 2008 Ninh Thuận 1 25 1 / 2008 5 / 2008 Bình Thuận 2 50 2 / 2008 6 / 2008 Bà Rịa –Vũng Tàu 5 125 1 / 2008 6 / 2008 Bình Dương 5 125 9 / 2007 4 / 2008 Bình Phước 5 125 12 / 2007 5 / 2008 Dak Lak 3 75 1/ 2008 6 / 2008 Dak Nông 2 50 11 / 2007 5 / 2008 Tổng cộng 28 698 13
- Bảng 4. Số lượng lớp FFS và số nông dân tham dự lớp FFS trong khoảng thời gian từ tháng 9/2008 – 4/2009. Tỉnh Số lớp Số nông dân Thời gian Thời gian FFS tham dự bắt đầu kết thúc Bình Phước 15 375 10 / 2008 4 / 2009 Bình Dương 10 250 11 / 2008 4 / 2009 Dak Lak 9 225 11 / 2008 4 / 2009 Dak Nông 6 150 11 / 2008 4 / 2009 Đồng Nai 15 375 9 / 2008 4 / 2009 Bà Rịa – Vũng Tàu 15 375 11 / 2008 4 / 2009 Bình Thuận 6 150 11 / 2008 4 / 2009 Ninh Thuận 2 50 11 / 2008 4 / 2009 Tây Ninh 2 50 11 / 2008 4 / 2009 Trà Vinh 1 25 11 / 2008 4 / 2009 Tổng cộng 81 2025 14
- Phụ lục 1 Báo cáo tập huấn đợt 3 của lớp TOT năm thứ hai (tháng 2 – 2008) Đợt tập huấn 3 của lớp TOT năm thứ hai thực hiện từ 25/2-2/3/2008 ở Đồng Nai và Bình Phước. Các học viên hài lòng với các bài lý thuyết và thực hành, và phương pháp tập huấn. Thời kỳ tập huấn vào giai đoạn điều đang kết trái, là thời điểm quan trọng để quản lý các đàn kiến bảo vệ cây đối với sâu hại và bệnh hại. Do đó, đợt tập huấn này chú trọng đến sự quan trọng của mỗi bài giảng: đặc tính sinh học và sinh thái của kiến vàng, kỹ thuật sử dụng kiến vàng, sâu hại cính và thiên địch của chúng, bệnh hại chính và biện pháp kiểm soát, áp dụng phân bón và phân vi lượng. Chủ đề 1. Đặc điểm sinh học của kiến vàng Phần lý thuyết và thực hành của chủ đề này do TS Cúc thực hiện trong thời gian này với mục đích: (1) Hiểu biết những hành vi của kiến vàng ở mức độ từng đàn, và (2) Phân tích sự tương quan giữa kiến vàng với rầy mềm và rệp sáp giả. Nội dung chủ đề bao gồm phần lý thuyết trong lớp và những thực hành đồng ruộng. Giảng viên khuyến khích học viên TOT tự nêu những câu hỏi, và sau đó cùng nhau thảo luận theo nhóm dựa trên những kinh nghiệm thực tế của bản thân. Cuối cùng, giảng viên thực hiện cuộc so sánh những kết quả thảo luận với thông tin đã công bố từ tài liệu. Các học viên hài lòng với bài giảng và họ tham gia tích cực trong việc thảo luận. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, các học viên thực hiện những quan sát trong vườn trình diễn, và họ hoàn toàn thông hiểu rằng việc ngăn cản sự đánh nhau giữa các đàn kiến vàng là vấn đề chủ yếu để duy trì quần thể kiến vàng ở mức độ cao và ổn định, và rầy mềm và rệp sáp giả sẽ không thể là vấn đề trong vườn có kiến vàng bởi vì kiến vàng không gây trở ngại đến thiên địch của hai loài sâu hại này. Các học viên rất hài lòng với phần thực tập đồng ruộng. Chủ đề 2. Kỹ thuật sử dụng kiến vàng trong vườn điều Bài giảng này do ông Lân và ông Bình hướng dẫn, tập trung vào kỹ thuật duy trì quần thể kiến vàng ở mức độ cao và ổn định để tiếp tục duy trì áp lực đối với sâu hại. Dưới sự giám sát của giảng viên, học viên TOT đã làm việc theo nhóm trong 2 ngày. Ở trung tâm Hưng Lộc, các học viên tập trung vào việc giải quyết sự cạnh tranh giữa kiến vàng và kiến ma, trong khí tại Bình Phước các học viên tập trung vào giải quyết sự cạnh tranh giữa các đàn kiến vàng. Với sự hướng dẫn của giảng viên, các học viên dành thời gian nghiên cứu vì sao kiến ma có thể gây ảnh hưởng đến sự thu thập thức ăn của kiến vàng, biện pháp làm giảm hoạt động của kiến ma, và biện pháp tiết kiệm ngăn chặn sự đánh nhau giữa các đàn kiến vàng. Học viên cũng thực hiện so sánh giữa các kiểu vườn khác nhau về sự canh tranh này. Các học viên rất hài lòng về phần thực tập của lớp tập huấn. 15
- Chủ đề 3. Sâu hại chính trên cây điều và thiên địch của chúng Chủ đề này, cùng với phần thực tập, thực hiện bởi ông Lân. Trong thời gian tập huấn, sâu hại chính trong vườn là bọ xít muỗi, bọ trĩ, và sâu đục trái. Do đó, giảng viên chú trọng đến những loài sâu hại này và thiên địch của chúng. Bài giảng gồm những hoạt động bao gồm: (1) Nhận dạng các sâu hại, (2) Quan sát hoạt động của sâu hại trên trái và hạt, (3) Đánh giá mức độ thiệt hại do các sâu hại, (4) Nhận dạng các loài thiên địch, và (5) Biện pháp kiểm soát. Các học viên rất được thuyết phục với dữ liệu thu thập được trong vườn trình diễn, và những quan sát đồng ruộng, cho thấy rằng kiến vàng rất có hiệu quả để kiểm soát bọ xít muỗi và sâu đục trái và hạt. Họ cũng tìm thấy nhiều loại thiên địch ăn những sâu hại này. Mặc dù bọ trĩ rất nhỏ và khó nhìn thấy nếu không có kính lúp cầm tay, triệu chứng gây hại của bọ trĩ trên trái và hạt các học viên TOT có thể nhận biết dễ dàng. Đối với phần lớn học viên, đây là lần đầu tiên họ có được cơ hội nhận biết sâu hại và thiên địch của chúng trên cây điều. Chủ đề 4. Bệnh hại điều và biện pháp kiểm soát Bài giảng này gồm lý thuyết và thực hành, do ông HX Quang hướng dẫn. Đây là giai đoạn sinh trưởng của cây điều bị tấn công nghiêm trọng bởi bệnh thán thư. Phần lý thuyết, các học viên được cung cấp nhiều thông tin về bệnh thán thư như điều kiện phát dịch, nguyên tắc kiểm soát bệnh, và các biện pháp kiểm soát. Giảng viên dành nhiều thời gian cùng với học viên thực tập trong vườn trình diễn, hướng dẫn họ phân biệt các triệu chứng của bệnh thán thư, đo lường mức độ thiệt hại do thán thư. Ngoài ra, giảng viên cũng hướng dẫn cho học viên những loại bệnh khác thường gặp trên cây điều như đốm đen lá, bệnh thối thân, bệnh thối vi khuẩn. Các học viên rất hài lòng về phần lý thuyết và thực hành, và hiện nay họ đã có thể Các hài lòn hàn nhận biết các triệu chứng của bệnh thán thư trên các phần của cây điều. Tất cả các học viên các thán các ác hài lòng với nguyên tắc quản lý tổng hợp bệnh thán thư này. hài lòn thán này Chủ đề 5. Bón phân đa lượng và vi lượng Chủ đề này do TS Bình, các ông Hiền và Tám hướng dẫn. Chủ đề này gồm 2 phần: bón phân cho cây vào đất và phun qua lá. Vào giai đoạn điều kết trái này, các giảng viên tập trung vào vấn đề bón phân vi lượng và chất điều hoà sinh trưởng, bởi vì hai dạng phân hoá học này có thể cải thiện được sự ra hoa và sự rụng trái. Qua phần thực tập về các dạng phân vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng, và cách áp dụng, các học viên hài lòng về những kết quả trong giai đoạn thu hoạch khi họ quay trở lại trong kỳ tập huấn cuối. 16
- Phụ lục 2 Kết quả đánh giá lớp TOT năm thứ hai của 54 học viên (trên tổng số 56) A. Đánh giá về bài giảng và thực hành 1. Chủ đề: Đại cương về cây điều (ngành sản xuất điều, đặc điểm thực vật, chọn giống) Đề m ụ c Trung bình* Nội dung 2,2 Phương pháp giảng và thảo luận 2,5 Lợi ích của bài giảng đối với quản lý vườn điều 2,4 Thực hành 2,8 Thời lượng của bài giảng và thảo luận 3,0 Thời lượng thực hành 3,0 Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng 2,9 Trung bình 2,7 *: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém. 2. Chủ đề: Kỹ thuật canh tác điều Đề m ụ c Trung bình* Nội dung 2,1 Phương pháp giảng và thảo luận 2,5 Lợi ích của bài giảng đối với quản lý vườn điều 2,5 Thực hành 3,0 Thời lượng của bài giảng và thảo luận 2,8 Thời lượng thực hành 3,1 Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng 2,9 Trung bình 2,7 *: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém. 3. Chủ đề: Phân bón cho cây điều: đa lượng và vi lượng Đề m ụ c Trung bình* Nội dung 2,1 Phương pháp giảng và thảo luận 2,4 Lợi ích của bài giảng đối với quản lý vườn điều 2,5 Thực hành 3,0 Thời lượng của bài giảng và thảo luận 2,6 Thời lượng thực hành 3,1 Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng 2,9 Trung bình 2,7 *: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém. 17
- Chủ đề: Bệnh hại điều và biện pháp kiểm soát Đề m ụ c Trung bình* Nội dung 2,0 Phương pháp giảng và thảo luận 2,6 Lợi ích của bài giảng đối với quản lý vườn điều 2,3 Thực hành 2,8 Thời lượng của bài giảng và thảo luận 2,8 Thời lượng thực hành 3,0 Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng 2,7 Trung bình 2,6 *: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém. 4. Chủ đề: Sâu hại điều và thiên địch của chúng Đề m ụ c Trung bình* Nội dung 1,8 Phương pháp giảng và thảo luận 2,3 Lợi ích của bài giảng đối với quản lý vườn điều 2,3 Thực hành 2,6 Thời lượng của bài giảng và thảo luận 2,7 Thời lượng thực hành 2,8 Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng 2,6 Trung bình 2,4 *: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém. 5. Chủ đề: Hiệu quả kiểm soát sâu hại quan trọng của kiến vàng Đề m ụ c Trung bình* Nội dung 1,8 Phương pháp giảng và thảo luận 2,1 Lợi ích của bài giảng đối với quản lý vườn điều 2,1 Thực hành 2,6 Thời lượng của bài giảng và thảo luận 2,6 Thời lượng thực hành 2,8 Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng 2,6 Trung bình 2,4 *: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém. 6. Chủ đề: Kỹ thuật sử dụng kiến vàng trong vườn điều Đề m ụ c Trung bình* Nội dung 1,8 Phương pháp giảng và thảo luận 2,3 Lợi ích của bài giảng đối với quản lý vườn điều 2,2 Thực hành 2,6 Thời lượng của bài giảng và thảo luận 2,6 Thời lượng thực hành 2,8 Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng 2,7 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề Tài: Quản lý thời gian và tiến độ dự án phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty Mai Linh Express
21 p | 190 | 58
-
Đề tài : Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư
63 p | 154 | 40
-
Quản lý dự án phần mềm trên Web (Nguyễn Đăng Hải - Nguyến Cao Nguyên) - 4
37 p | 160 | 38
-
Báo cáo kết quả dự án: Xây dựng Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất lúa tại xã Thới Long, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ
81 p | 197 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm tại các công ty công nghệ thông tin ở thành phố Hồ Chí Minh
131 p | 87 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam bằng giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân - MS2 "
8 p | 126 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành do kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện
392 p | 47 | 12
-
Báo cáo tổng hợp: Đề án đẩy mạnh thu hút khách du lịch Malaysia đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015
56 p | 137 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng tại một số vùng có tỉ lệ nghèo cao của tỉnh Bắc Kạn - MS4
8 p | 105 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình tại Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII
106 p | 23 | 10
-
Báo cáo: Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao ở Tỉnh Bắc Kạn
21 p | 85 | 9
-
Báo cáo sự kiện khoa học: Extending export opportunities to smallplot dragon fruit growers through Good Agricultural Practices (Milestone 3)
31 p | 48 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Máy tính: Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dự báo lan truyền thông tin trên mạng xã hội
107 p | 31 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán Dự án đầu tư xây dựng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
17 p | 79 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựng cơ bản hoàn thành do kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện
27 p | 12 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII thực hiện
26 p | 85 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII thực hiện
26 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn