intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam bằng giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân - MS2 "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

127
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ Nông nghiệp và PTNT Báo cáo tiến độ Dự án 021/06VIE Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam bằng giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân MS2: Báo cáo 6 tháng lần thứ 1 Ngày 1 tháng 2 năm 2008 1 1. Thông tin về cơ quan tham gia Tên dự án Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam bằng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam bằng giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân - MS2 "

  1. Bộ Nông nghiệp và PTNT Báo cáo tiến độ Dự án 021/06VIE Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam bằng giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân MS2: Báo cáo 6 tháng lần thứ 1 Ngày 1 tháng 2 năm 2008 1
  2. 1. Thông tin về cơ quan tham gia Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng Tên dự án và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam bằng giống mới, áp dụng nguyên tắc thực hành nông nghiêp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (ASINCV) Cơ quan phía Việt Nam Nghi Kim, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam Chủ nhiệm nhóm dự án phía VN PGS. TS. Phạm Văn Chương Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng nghề vườn (AHR) ACN 073 Tổ chức phía Úc 642 510; PO Box 3114; Bundeena NSW 2230; Australia PGS. TS. Gordon Rogers Đội ngũ phía Úc Tháng 3/ 2007 Ngày khởi đầu Tháng 12/ 2009 Ngày hoàn thành (Chính thức) Ngày 1st tháng 3 năm 2007 – Tháng 12 năm 2007 Kỳ báo cáo Địa chỉ liên hệ của cán bộ liên quan Tại Úc: Chủ nhiệm dự án PGS. TS. Gordon Rogers 0418 517 777 Tên: Điện thoại: Chủ nhiệm dự án +61 2 9544 3782 Chức vụ: Fax: AHR, Nghiên cứu Ứng dụng nghề gordon@ahr.com.au Cơ quan Email: vườn ; PO Box 3114; Bundeena NSW 2230; Australia Tại Úc: Người liên hệ hành chính Lynn Christie +61 2 9527 0826 Tên: Điện thoại: Quản trị +61 2 9544 3782 Chức vụ: Fax: AHR, Nghiên cứu Ứng dụng nghề vườn; PO lynn@ahr.com.au Cơ quan Email: Box 3114; Bundeena NSW 2230; Australia Tại Việt Nam: PGS. TS. Phạm Văn Chương +84 (903) 221 612 Tên: Điện thoại: Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam +84(0) 38 851 981 Chức vụ: Fax: chuong.phamvan@gmail.com Cơ quan Email: Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. (ASINCV) Nghi Kim,Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam 1
  3. 2. Tóm tắt dự án Canh tác cây rau ở Việt Nam mỗi năm có thể mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn khoảng 20-30 triệu đồng mỗi năm, chiếm khoảng 80-90% thu nhập bình quân từ nông nghiệp của một hộ gia đình. Có một tiềm năng để nâng cao nguồn thu nhập này cho người trồng rau đó là nhờ vào việc phát huy tối đa năng suất và chất lượng sản phẩm rau của họ trồng. Dự án này nhằm cải thiện thu nhập của các hộ sản xuất nhỏ bằng việc tạo điều kiện cho họ tham gia thực hiện sản xuất sạch và bền vững. Dự án liên quan đến sản xuất năng suất cao; các giống dưa hấu và cải bắp chống bệnh; cung cấp thông tin và đào tạo về thực hành nông nghiệp tốt (GAP), điều này sẽ giúp cho việc giảm đầu tư hóa chất và giảm tổn thất sau thu hoạch. Việc giới thiệu các giống mới và thực hành nông nghiệp tốt - GAP sẽ được ghi dấu việc sử dụng phương pháp cùng tham gia thông qua các ngày thực hành trên đồng ruộng nông dân và tổ chức các hội thảo hướng dẫn bởi các chuyên gia hàng đầu về ngành hàng của Úc. Điểm nổi bật trong báo cáo định kỳ lần này là sản xuất cải bắp chất lượng cao theo nguyên tắc G.A.P. tại các xã Quỳnh Lương và hợp tác xã Hưng Đông và sự nhiệt tình của siêu thị Metro Cash and Carry để bán những sản phẩm này tại Hà Nội. Đây là một bước tích cực để phát triển một chuỗi cung ứng đáng tin cậy và có lợi hơn thay thế cho chuỗi cung ứng cũ mà nông dân đã tham gia cung cấp trước đây. Việc áp dụng IPM và các sổ tay ghi chép việc nông nghiệp cũng là một bước đầu quan trọng để tiếp cận hệ thống bảo đảm chất lượng của người trồng rau. 3. Tóm tắt công việc Dự án sử dụng phương pháp tiếp cận cùng tham gia để khích lệ sự hiểu biết về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) bởi các cơ quan cộng tác Việt Nam và các bên tham gia (Nông dân, khuyến nông viên và những đối tác thương mại). Dự án bao gồm một số lớp tập huấn khởi đầu. Việc hình thành các mô hình trình diễn như: về giống và các thí nghiệm thực hành nông nghiệp tốt là cơ sở của các buổi thực hành trên đồng ruộng của nông dân, điều tra nghiên cứu quản lý sau thu hoạch, nhiệt độ và đóng gói trong toàn bộ dây chuyền cung ứng và phát triển thị trường. Báo cáo định kỳ giai đoạn này tập trung vào việc sản xuất của cải bắp. Vụ đầu tiên gieo vào 25 tháng 9 với giống Mũ Xanh (Sakata). Cây giống cấp cho vụ trồng đầu tiên của mô hình sản xuất tại xã Quỳnh Lương và HTX Hưng Đông (thành phố Vinh) với lượng cây giống là 57.000 cây con ở cả 2 điểm triển khai dự án. Những lớp học trên đồng ruộng nông dân được tiến hành tại cả hai xã Quỳnh Lương và HTX Hưng Đông. Các lớp học này được tiến hành dựa trên các mô hình sản xuất cải bắp cung cấp cho siêu thị Metro. Một thí nghiệm về giống cải bắp cũng đã được thiết lập ở các điểm triển khai dự án. Nông dân đã áp dụng IPM, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt – GAP, và kết quả là cây rau cải bắp đã phát triển trong điều kiện tốt nhất. Người dân trồng rau cũng đã ghi chép toàn bộ quá trình trồng trọt, chăm sóc của họ vào trong sổ theo dõi được chuẩn bị riêng của dự án và điều này được xem như là bước khởi đầu để phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng tại nông trại. Một kế hoạch tiếp thị đã được phát triển với sự hợp tác của siêu thị Metro Cash and Carry. Chẳng hạn như, việc in ấn và dán các nhãn hiệu cho cải bắp đã làm nổi bật việc chúng đã được sản xuất theo con đường "sạch" và những áp phích cũng đã được chuẩn bị để dán tại các kho hàng nơi bày bán sản phẩm. 2
  4. Điểm nổi bật của báo cáo định kỳ này là việc sản xuất cải bắp chất lượng cao áp dụng GAP tại xã Quỳnh Lương và HTX Hưng Đông và sự nhiệt tình của siêu thị Metro Cash and Carry để bán các sản phẩm rau an toàn này tại các kho hàng ở Hà Nội. Đây là một bước rất tích cực để phát triển một hệ thống tiêu thụ mới cho nông dân thay thế hệ thống cũ, hệ thống mới này có độ tin tưởng hơn và có lợi hơn hệ thống tiêu thụ trước đây. Việc áp dụng IPM và các sổ ghi chép quá trình sản xuất thực hành cũng là những bước khởi đầu cho việc hình thành hệ thống Bảo đảm chất lượng với người trồng rau. Dự án đang được vận hành tốt và chúng tôi mong đợi thu được nhiều thành công hơn nữa với cây trồng tiếp theo của dự án là Dưa hấu vào cuối năm 2008. 4. Giới thiệu và tổng quan Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước, ước tính khoảng 9% tổng thu nhập từ cây trồng bao gồm cả lúa gạo. Có tiềm năng lớn để tăng thu nhập cho người trồng rau bằng cách tăng tối đa năng suất và chất lượng sản phẩm do nông dân tạo ra. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh khiến cho ngành hàng rau quả ở Việt Nam gần đây bị hạn chế, khó mở rộng và phát triển đã ảnh hưởng đến ngành hàng rau nói chung và thu nhập của nông dân nói riêng, như: • Dư lượng thuốc trừ sâu và hàm lượng nitrosamine cao trong sản phẩm rau • Quản lý nhiệt độ sau thu họach và công nghệ thu hoạch còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng rau tiêu thụ. • Phương thức canh tác truyền thống của người trồng rau đã sử dụng có thể hạn chế đến tiềm năng năng suất và từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân • Các thị trường truyền thống có thể làm giảm thu nhập Dự án sử dụng phương pháp tiếp cận cùng tham gia để khích lệ sự hiểu biết về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) với sự hợp tác của các cơ quan của Việt Nam và các bên tham gia (Nông dân, khuyến nông viên và những đối tác thương mại). Dự án bao gồm một số lớp tập huấn khởi đầu. Cùng với việc hình thành các mô hình trình diễn về giống và các thí nghiệm thực hành nông nghiệp tốt sẽ là nền tảng của các buổi thực hành trên đồng ruộng của nông dân, quản lý nhiệt độ, điều tra nghiên cứu sau thu hoạch và đóng gói hàng hóa trong toàn bộ dây chuyền cung ứng, đào tạo chuyên sâu cho các chuyên gia làm vườn Việt Nam tại Úc và tổ chức một hội nghị mở rộng trước khi dự án kết thúc để công bố rộng rãi tới đông đảo người quan tâm. Một mục tiêu quan trọng khác của dự án là phát triển một thị trường mới và đáng tin cậy cho những người trồng rau bằng việc thiết lập những mối liên kết liên hoàn cung ứng rau cho hệ thống siêu thị Metro. Việc làm này có nghĩa là một số khâu trong chuỗi cung ứng sẽ được giảm bớt và sản phẩm sẽ đến được với người tiêu dùng cuối cùng nhanh hơn, kết quả là sản phẩm tươi hơn đáp ứng yêu cầu đang gia tăng và bán được nhiều hơn. Dẫn đến kết quả là nông dân sẽ được lợi thông qua lượng hàng rau bán được nhiều, thị trường đáng tin cậy hơn, thông tin giao tiếp tốt hơn với những người mua sản phẩm và thu nhập tốt hơn. Những người bán lẻ được lợi thông qua những hệ thống cung cấp đáng tin cậy về sản phẩm sạch, ổn định mà đáp ứng những chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu và như vậy cải thiện việc bán hàng và tăng được lợi nhuận của họ. 3
  5. Dự án được tập trung vào những những nông dân làm theo phương pháp sản xuất trên đồng ruộng để sản xuất rau sạch chất lượng cao gồm: o Các giống mới. o Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP) o Sự huấn luyện có sự tham gia của nông dân o Nghiên cứu và huấn luyện sau thu hoạch o Phát triển các liên kết dây chuyền cung cấp 5. Tiến độ đạt được đến nay 5.1 Những kết quả nổi bật đạt được i. Ký kết hợp đồng với CARD: Dự án được ký kết chính thức là ngày 10 tháng 3 năm 2007. Việc ký kết này được thực hiện sau khi có một thỏa thuận cải tiến giữa Đại học Sydney và Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng nghề vườn (AHR Ltd). Một hội nghị lập kế hoạch đã được tổ chức gồm tất cả các bên tham gia tại Hà Nội và thành phố Vinh trong thời gian từ 25 đến 31 tháng 3 năm 2007. ii. Tập huấn cho cán bộ nghiên cứu Việt Nam tại Úc Hai cán bộ khoa học do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ cử đã đến Australia từ 12 – 18 tháng 8 năm 2007 để tham quan học tập. Các cán bộ khoa học này đã thăm trang trại của nông dân Úc trồng rau và thăm các chợ, siêu thị tại Úc. Họ cũng đã làm việc với các đối tác phía Úc để xây dựng các chủ đề về sổ tay thực hành nông nghiệp tốt và đặc biệt là khía cạnh về hệ thống đảm bảo chất lượng dựa trên Chương trình sản xuất sạch (FreshCare® program) các ngành hàng công nghiệp quan trọng của Bang NSW Úc. iii. Trồng trọt và thu hoạch các giống dưa hấu Thử nghiệm trồng dưa hấu vụ đầu tiên đã tiến hành gieo hạt vào ngày 31 tháng 5 năm 2007. Do thời kỳ này gặp phải những trận mưa rào nên thời vụ gieo trồng đã phải lùi lại dẫn đến việc mọc mần của cây con bị giảm, chỉ khoảng 50% hạt nảy mầm . Vụ trồng thứ 2 được gieo hạt trong vườn ươm quãng 31 tháng 5 và được trồng ra ruộng vào 13 tháng 6 năm 2007. Thời vụ gieo thứ 3 được trồng ra ruộng khoảng 10 ngày sau (23 tháng 6). Tiến sĩ Rogers đến TP Vinh, Nghệ An từ 15 – 22 tháng 7 để hỗ trợ và giám sát việc trồng và thu hoạch các thí nghiệm đồng ruộng. Thử nghiệm này là bước ban đầu quan trọng để xác định những vấn đề đặt ra về thời vụ tại tỉnh Nghệ An. Đồng thời nó cũng giúp cho các bên phối hợp chuẩn bị hợp đồng và vật tư liên quan tại chỗ cho các đơn hàng sau này. iv. Biên soạn biểu điều tra cơ sở Bộ câu hỏi điều tra cơ bản về sản xuất rau của nông hộ đã được hoàn thiện và dịch sang tiếng Việt. Hoạt động điều tra dự kiến đã không hoàn thành vào tháng 12 năm 2007 do ông Cương muốn điều tra thêm ở các nông hộ trong thời gian mùa vụ của cải bắp sẽ được tiến hành từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008. Điều này có nghĩa là thông tin thu được sẽ được cập nhật và bộ dữ liệu sẽ chính xác hơn. 4
  6. 5.2 . Lợi ích cho các tiểu nông trồng rau Các giống dưa hấu mới đã được chuyển giao và trồng thành công trong một vụ. Tuy nhiên do quá trình đàm phán ký kết hợp đồng lâu, ngày khởi động dự án muộn hơn dự kiến cho nên thời vụ trồng đã muộn hơn mong muốn. Tuy thế sản phẩm dưa hấu thu hoạch vẫn cho chất lượng tốt và lứa thu hoạch đầu tiên đã bán cho siêu thị Metro vào ngày 31 tháng 7. Tuy nhiên đến thời vụ trồng thứ 2 đã gặp khó khăn do gió nóng (gió lào) và mưa lớn và dưa không bán được. Thử nghiệm sơ bộ này đã rất thành công trong việc diễn đạt khái niệm đối với nông dân trồng rau tại địa phương và kết quả là nông dân có vẻ đã sẵn sàng làm việc cùng dự án để sản xuất cải bắp vào tháng 10 sau đó. Thử nghiệm ban đầu này để: • Chứng tỏ mối liên kết mới giữa hệ thống siêu thị (như Metro Cash and Carry trước) và nông dân trồng rau, liên kết này sẽ làm tăng thu nhập của nông dân và kết quả là tăng chất lượng rau quả tại thị trường bán lẻ. • Cải tiến các công nghệ trước thu hoạch để tạo ra nông sản cây họ bầu bí chất lượng cao. • Cải tiến các tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng sản phẩm rau quả bầu bí đáp ứng nhu cầu thị trường. 5.3 . Xây dựng năng lực Hai cán bộ khoa học đến Australia vào tháng 8 /2007 để tham quan học tập nâng cao hiểu biết về sản xuất cây rau họ thập tự và cây họ bầu bí và qui trình bảo đảm chất lượng. Những nông dân đã tham gia vào thử nghiệm ban đầu cũng đã phát triển được các kỹ năng sản xuất nông nghiệp và được tham gia vào một thị trường và dây chuyền cung ứng mới, mà nó sẽ được hình thành trong các sản xuất thử nghiệm sau này. 5.4 . Quảng bá sản phẩm Thông tin đã được phổ biến thông qua chương trình lớp học trên đồng ruộng nông dân và qua các hội thảo tổ chức trong thời gian Tiến sĩ Rogers đến Việt Nam vào tháng 7 năm 2007. 5.5 . Quản lý dự án Quản lý hành chính tiền của dự án sẽ được phân bổ bởi Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng nghề vườn (AHR) sau khi có một thỏa thuận cải tiến ký kết với văn phòng nghiên cứu của Đại học Sydney vào ngày 10 tháng 3 năm 2007. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ (ASINCV) là cơ quan đứng đầu tại Bắc Trung bộ có chức năng triển khai các nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn với mục đích phát triển kinh tế xã hội của vùng. Trong thời gian diễn ra cuộc họp vào tháng 3 năm 2007, các thành viên có vai trò trong dự án đã thống nhất và hoàn thành việc chuẩn bị và ký kết các thỏa thuận hợp đồng phụ giữa AHR và các bên cộng tác của Việt Nam. 5
  7. 6. Báo cáo về các vấn đề tác động 6.1 . Môi trường Giới thiệu các giống dưa hấu cải tiến và kỹ thuật sản xuất bền vững sẽ có tác dụng cải thiện môi trường tại các khu vực trồng rau và giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu. Nông dân có được các giống mới, hiểu biết hơn và tiếp cận thị trường dễ hơn, quản lý tốt hơn hệ thống sản xuất và phấn khởi để ngăn chặn việc sử dụng không cần thiết các thuốc xử lý nấm bệnh. GAP cũng đảm bảo cho nông dân trong việc sử dụng các hóa chất nhằm bảo vệ sức khỏe của cộng đồng nông dân cũng như môi trường. 6.2 . Các vấn đề về giới và xã hội Việc phát triển thị trường tiêu thụ phải đảm bảo giá mua tại chỗ tốt, thông qua việc giảm bớt số lượng khâu trung gian hoặc (và) thông qua việc tăng cường khả năng cho nông dân để bỏ qua môi giới. Thu nhập của nông dân do vậy sẽ tăng lên, và kết quả là nâng cao mức sống cho lao động khu vực nông thôn đặc biệt là phụ nữ. 7. Quá trình triển khai dự án và các vấn đề về sự bền vững 7.1 . Những vấn đề nảy sinh và sự ràng buộc Việc kéo dài thời gian đàm phán hợp đồng đã làm chậm tiến trình triển khai dự án. Việc này dẫn đến kết quả là đã xác định lại các điểm mốc quan trọng của dự án. 7.2 . Các tùy chọn Không 7.3 . Sự bền vững Những thí nghiệm trên đồng ruộng tại xã Quỳnh Lương và hợp tác xã Hưng Đông được tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thực hành nghề nông theo cách mới. Điều này sẽ tiếp tục với những mùa vụ kế tiếp và hy vọng rằng có nhiều người trồng rau hơn sẽ tham dự vào sản xuất rau hàng hóa nếu những thí nghiệm ban đầu này tỏ ra có lợi cho người trồng rau. 8. Các bước sắp sửa tiến hành 1. Tổ chức quản lý sản xuất cải bắp và các thử nghiệm trên đồng ruộng tại tỉnh Nghệ An 2. Thiết kế và tiến hành điều tra cơ bản đại cương về hệ thống sản xuất tại trang trại 3. Xây dựng một sổ tay GAP với cây họ thập tự và họ bầu bí 4. Cập nhật thông tin sau thu hoạch vào đĩa CD tập huấn sau thu hoạch từ dự án trước đây của CARD. Sau giai đoạn 6 tháng đầu của dự án, nhóm dự án đã quyết định đây là vấn đề rât quan trọng để đưa ra thông tin dưới khuôn dạng hữu ích cho người trồng rau và người buôn bán và điều này vẫn còn chưa rõ ràng khi mà thông tin đã được cập nhật trong đĩa CD sau thu hoạch sẽ được sử dụng có ích như kế hoạch ban đầu. Có thể sẽ tốt hơn khi sử dụng khuôn dạng html cho phép các liên kết giữa các bộ phận 6
  8. của sản xuất, kết quả nghiên cứu của dự án và các video liên quan và chụp ảnh mà nó liên quan cụ thể đối với từng loại rau, và dây chuyền cung ứng đã đang phát triển trong thời gian cửa dự án. 5. Hoàn thiện điều tra cơ bản. Việc này sẽ hoàn thành vào tháng 3 năm 2008 chứ không phải tháng 12 /2007. Ban điều hành dự án cho rằng dữ liệu được thu thập tốt hơn nếu được tiến hành trong mùa vụ cải bắp từ tháng 10/2007 cho đến tháng 3 năm 2008 9. Kết luận Dự án đã bắt đầu từ ngày 1 tháng 3 năm 2007, muộn hơn 3 tháng so với ngày dự kiến trong văn kiện dự án đề nghị vào tháng 1 năm 2007. Việc trì hoãn ngày bắt đầu của dự án đồng nghĩa với việc lùi lại thời gian trồng dưa hấu của vụ gieo trồng đầu tiên. Cho dù vụ đầu tiên này có muộn hơn so với dự kiến nhưng dự án cũng đã đúc rút được những kinh nghiệm quan trọng đối với các bên cộng tác và đã gợi mở nhiều cơ hội để cải tiến các khâu trong dây chuyền cung ứng rau đề xuất sau này. Trong 6 tháng đầu của dự án, ban chủ nhiệm gồm cả 2 bên Việt Nam và Australia đã thông qua lần cuối cùng các thành viên tham gia chính. Hai cán bộ khoa học của Việt Nam đã sang Australia và tham dự khóa đào tạo chuyên sâu về sản xuất rau và quản lý hệ thống bảo đảm chất lượng và điều quan trọng nhất đáng nói là đã thành công việc thử nghiệm sản xuất dưa hấu lần đầu tiên tại Nghệ An, giống dưa hấu mới đã được trồng, thu hoạch và bán cho siêu thị Metro tại Hà Nội. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0