intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tiểu luận học phần Tài nguyên cây thuốc: Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

9
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư" trình bày các nội dung: Cây thuốc hỗ trợ điều trị ung thư phổi; cây thuốc hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày; cây thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan; cây thuốc hỗ trợ điều trị ung thư vú; cây thuốc hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tiểu luận học phần Tài nguyên cây thuốc: Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC BÁO CÁO TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ CÂY THUỐC CÓ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƢ Hà Nội - 2022
  2. BỘ MÔN DƢỢC LIỆU HỌC PHẦN: TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ CÂY THUỐC CÓ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƢ Thành viên - Nhóm 4 (Các thành viên cùng một ô có mức đóng góp ngang nhau) STT Họ và tên MSSV 1 Biện Thị Thơm 19100187 Lê Thị Tường Ny 19100171 2 Phan Thị Yến 19100211 Nguyễn Đình Hiếu 19100133 Đoàn Minh Giang 19100122 Đào Thanh Thảo 19100184 3 Đỗ Thu Hằng 19100128 Đinh Hương Huyền 19100137 Nguyễn Thị Linh Ngọc 19100167 Nguyễn Thị Thúy 19100191
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn trường Đại học Y Dược- ĐHQGHN đã đưa học phần Tài Nguyên Cây Thuốc vào chương trình giảng dạy. Chúng em xin chân thành cảm ơn: thầy PGS. TS. Vũ Đức Lợi - giảng viên học phần Tài nguyên cây thuốc, Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn, truyền đạt nhiều tri thức hay và bổ ích giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Do kiến thức và kinh nghiệm chưa đủ, bài tiểu luận khó tránh có sai sót, chúng em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét của thầy để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 I. CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI ..................................... 3 1.1. XẠ ĐEN ...................................................................................................... 3 1.1.1. Về thực vật ........................................................................................... 3 1.1.2. Về hóa học ............................................................................................ 5 1.1.3. Về tác dụng sinh học ........................................................................... 17 1.1.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên (nếu có) .............................................. 19 1.2. NẤM LINH CHI ....................................................................................... 19 1. 2.1. Về thực vật ......................................................................................... 19 1.2.2. Về hóa học ......................................................................................... 21 1.2.3. Về tác dụng sinh học ......................................................................... 31 1.2.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên (nếu có) ............................................ 32 II. CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY ............... 32 2.1. HOA HÒE ................................................................................................. 32 2.1.1. Về thực vật .......................................................................................... 32 2.1.2. Về hóa học .......................................................................................... 35 2.1.3. Về tác dụng sinh học ........................................................................... 38 2.1.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên............................................................. 44 2.2. CÂY NGHỆ .............................................................................................. 44 2.2.1. Về thực vật .......................................................................................... 44 2.2.2. Về hóa học .......................................................................................... 47 2.2.3. Về tác dụng sinh học ........................................................................... 50 2.2.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên (nếu có) .............................................. 59 III. CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN ................................. 60 3.1. CÂY CÀ GAI LEO ................................................................................... 60 3.1.1. Về thực vật .......................................................................................... 60
  5. 3.1.2. Về hóa học .......................................................................................... 61 3.1.3. Về tác dụng sinh học ........................................................................... 63 3.1.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên (nếu có) .............................................. 64 3.2. CÂY AN XOA .......................................................................................... 64 3.2.1. Về thực vật .......................................................................................... 64 3.2.2. Về hoá học .......................................................................................... 66 3.2.3. Về tác dụng sinh học ........................................................................... 71 3.2.4. Sản phẩm có chứa dược liệu (nếu có) ................................................. 74 IV. CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ ................................... 74 4.1. CÂY TỎI ................................................................................................... 74 4.1.1. Về thực vật .......................................................................................... 74 4.1.2. Về hóa học .......................................................................................... 76 4.1.3. Về tác dụng sinh học ........................................................................... 81 4.1.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên............................................................. 90 4.2. MÃNG CẦU XIÊM .................................................................................. 90 4.2.1. Về thực vật .......................................................................................... 90 4.2.2. Về hóa học .......................................................................................... 92 4.2.3. Về sinh học ......................................................................................... 95 4.2.4. Sản phẩm có chứa dược liệu (nếu có) ................................................ 98 V. CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG..................... 98 5.1. BÁN CHI LIÊN ........................................................................................ 98 5.1.1. Về thực vật .......................................................................................... 98 5.1.2. Về hóa học ........................................................................................ 100 5.1.3. Về tác dụng sinh học ......................................................................... 102 5.1.4. Sản phẩm chứa dược liệu (nếu có).................................................... 104 5.2. BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO ............................................................ 104 5.2.1. Về thực vật ........................................................................................ 104 5.2.2. Về hóa học ........................................................................................ 106
  6. 5.2.3. Về tác dụng sinh học ......................................................................... 109 5.2.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên (nếu có) ............................................ 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 112
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xưa đến nay, dược liệu vẫn luôn là nguồn tài nguyên quý giá đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy nên, việc tìm ra thuốc mới có hiệu quả tốt, mức độ an toàn cao, có ít tác dụng không mong muốn phục vụ nhu cầu điều trị và chữa bệnh của con người đang rất được quan tâm, nhất là những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư khá cao, trong đó phổ biến như ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu chiết xuất các chất có hoạt tính dược học chống ung thư từ thực vật đang trở thành trọng điểm trong nền y dược học hiện đại của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo ước tính, Việt Nam đã xác định được khoảng 3.830 loài cây dược liệu dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36% trong số 10.500 loài thực vật bậc cao đã biết. Trong số đó, có 54 vị thuốc có tác dụng trị ung thư đã được công bố như: bạch hoa xà thiệt thảo, nghệ, tỏi, xạ đen, nấm linh chi, an xoa, bán chi liên, hoa hòe, mãng cầu xiêm,... Tuy kho tàng dược liệu khá phong phú nhưng việc nghiên cứu công dụng kháng ung thư lại tỏ ra rời rạc, thiếu phương hướng chỉ đạo chung, tính hiệu quả chưa cao, chưa chú ý đến việc giữ gìn bản sắc của y học cổ truyền, thậm chí một số công trình còn chưa đảm bảo tính chuẩn xác và khoa học. Đó là chưa kể đến việc nghiên cứu công dụng kháng ung thư của nhiều bài thuốc cổ phương, tân phương và các bài thuốc gia truyền hầu như vẫn còn bị bỏ ngỏ. Nhìn ra thế giới, ngoài Paclitaxel (tên thương mại là Taxol) - một hợp chất chống ung thư chiết xuất từ cây Thủy tùng Thái Bình Dương, từ năm 1961 đến năm 2014 có 12 hợp chất khác từ thực vật đã được cấp phép như thuốc điều trị ung thư. Sau đó, NCI (National Cancer Institute) đã khởi động một chương trình sàng lọc mới, tìm kiếm dịch chiết ở cả thực vật, động vật và vi sinh vật; đồng thời thử nghiệm tác động lên 60 dòng tế bào ung thư ở người. Điều này sẽ mang lại một tương lai rất sáng trong việc điều trị ung thư sau này. 1
  8. Đứng trước những triển vọng cảu việc sử dụng cây thuốc làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư và nhìn thấy được sự hạn chế của những bài thuốc đó chưa được phổ biến rộng rãi tới nhân dân, nhóm 4 dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Đức Lợi xin đựo tổng hợp lại một số cây thuốc có tác dụng như vậy thông qua bài tiểu luận của nhóm “Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư”. Bài tiểu luận của nhóm 4 gồm 5 phần: Phần 1: Cây thuốc hỗ trợ điều trị ung thư phổi. Phần 2: Cây thuốc hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày. Phần 3: Cây thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan. Phần 4: Cây thuốc hôc trợ điều trị ung thư vú. Phần 5: Cây thuốc hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng. 2
  9. I. CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƢ PHỔI 1.1. XẠ ĐEN 1.1.1. Về thực vật 1.1.1.1. Tên khoa học, tên thƣờng gọi, tên địa phƣơng Tên khoa học: Celastrus hindsii Benth et Hook, Họ: Celastraceae (Dây gối) [5] Tên thường gọi: Xạ đen, cây dây gối Ấn Độ, thanh giang đằng. [5] H nh 1: Xạ đen (Nguồn: Internet) 1.1.1.2. Đặc điểm thực vật Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, thân cây dạng dây dài từ 3-10m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục xoay ngược, dài 7-12cm, rộng 3-5cm thường có 7 cặp gân phụ, bìa có răng thấp, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 – 7mm. 3
  10. Chùm hoa ở ngọn hay nách lá, dài 5-10cm, cuống hoa 2-4mm, hoa mẫu 5 cánh, cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô. Quả hình trứng, dài 1cm, khi chín có màu vàng và tách ra thành 3 mảnh, hạt có áo hạt màu đỏ hồng. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 8-12. [5] 1.1.1.3. Phân bố, số loài cây này thuộc chi Cây mọc ở vùng thấp với độ cao 1000-1500m. Phân bố ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar. Ở Việt Nam, cây Xạ đen Châu Âu (Celastrus hindsii) rất hiếm gặp trong tự nhiên. Phân bố rải rác ở Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, vườn quốc gia Cúc Phương, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên…[51] 1.1.1.4. Bộ phận dùng Lá, rễ, thân, vỏ cây. [5] 1.1.1.5. Thời điểm thu hái Cây xạ đen từ lúc trồng đến lúc thu hoạch mất khoảng 6 tháng. Cứ khoảng 6 tháng xạ đen lại cho thu một lần, một năm xạ đen sẽ cho thu hoạch 2 lần. [5] 1.1.1.6. Vị thuốc Thông kinh, lợi tiểu, giải nhiệt: 15g xạ đen, 12g kim ngân hoa. Dùng các vị thuốc đã phơi khô đem sao vàng rồi hãm như nước chè. Uống hết thuốc trong ngày. [55] Tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng: 15g xạ đen, 15g giảo cổ lam và 15g nấm linh chi. Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc và sắc uống hàng ngày. [5] Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: 50g xạ đen, 30g cà gai leo và 10g mật nhân. Cho tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi cho vào nấu cùng với khoảng 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Dùng uống thay nước hàng ngày.[5] 4
  11. 1.1.2. Về hóa học 1.1.2.1. Tóm tắt Xạ đen cũng như nhiều loại cây khác thuộc họ Celastraceae rất giàu các hợp chất như alkaloids, sesquiterpenes, diterpenes, triterpen, glycoside tim và flavonoid; các hợp chất này thể hiện tác dụng diệt khuẩn và chống ung thư in vitro. 1.1.2.2. Chi tiết Các polyphenol: Ly và cộng sự đã tiến hành chiết xuất và phân lập được từ dịch chiết Methanol 50% từ lá của loài Celastrus hindsii Benth. Kết quả thu được 8 hợp chất polyphenol gồm rutin, kaempferol 3-rutinoside, axit rosmarinic, axit lithospermic và axit lithospermic B, và ba oligome mới của axit rosmarinic, một dimer và hai trimers. Đây đều là các chất có khả năng chống oxi hóa rất tốt. 5
  12. Các sesquiterpene và triterpene: Từ thân cây loài Celastrus hindsii Benth, Hui-Chi HUANG cùng nhóm nghiên cứu đã xác định các estar agarofuran sesquiterpene, 1b, 2b, 6a, 15b- tetracetoxy-8b, 9a-dibenzoyloxy-b-dihydroagarofuran (celahin D) , emarginatine E. Ba triterpen được xác định gồm loranthol, lupenone và friedelinol. Bốn hợp chất triterpene mới, celasdin-A (14), celasdin-C (15), celasdin-B (16) và cytotoxic maytenfolone-A, được phân lập từ Celastrus hindsii. Đánh giá sinh học cho thấy maytenfolone -A có khả năng kháng tế bào ung thư gan (HEPA-2B, EDs0 = 2.3 zg/ml) và ung thư biểu mô vòm họng (KB, EDs0 = 3,8 g/ml – 1). Celasdin-B đã được tìm thấy đã thể hiện khả năng ức chế sao chép HIV hoạt động trong các tế bào lympho H9 với ECs0 là 0,8 zg/ml. [29] 6
  13. Nghiên cứu hóa học của Celastrus hindsii đang phát triển ở Việt Nam đã dẫn đến phân lập và làm sáng tỏ cấu trúc của axit glucosyringic, lup-20 (29) - ene-3β, 11β-diol, lup-20 (29) -ene-3-one (lupenone) và lup-5,20 (29) -diene-3- one. Theo Lou và cộng sự, trong loài Celastrus hindsii Benth có các triterpenoids loại oleanane (1- 2) mới và một diterpenoid loại podocarpane mới, 7
  14. cùng với 20 hợp chất đã biết (5 -24 ) được phân lập từ thân cây Celastrus hindsii. Ngoài ra, tất cả các hợp chất được đánh giá cho các hoạt động chống vi rút in vitro của chúng chống lại vi rút hợp bào hô hấp (RSV) bằng các xét nghiệm giảm hiệu ứng tế bào (CPE). Các hợp chất 7, 10, 11, 19 và 24 thể hiện hoạt động chống RSV rõ ràng với các giá trị IC50 từ 1,55 đến 6,25 M. Một loại macrocyclic lactone mới có tên Hindsiilactone A , 5,8- quinoflavan, Hindsiiquinoflavan B và ba hợp chất đã biết (Combretastatin D-2 , Combretastatin D-3 và isocorn) được phân lập từ chiết xuất ethanol 80% từ thân cây Celastrus hindsii. Tất cả các hợp chất phân lập được đánh giá có độc tính tế bào chống lại bốn dòng tế bào khối u ở người gồm: NCI-H187, HCT116, BC-1 và HuH7.[45] 8
  15. 1.1.2.3. Tổng quan các nghiên cứu loài, chi trong nƣớc và trên thế giới Tác dụng chống ung thư của cây xạ đen đã được chứng minh trong đề tài “Nghiên cứu tác dụng chống ung thư của cây xạ đen” là đề tài cấp Nhà nước do giáo sư Lê Thế Trung làm chủ nhiệm, thực hiện tại Học viện Quân y giai đoạn 1987-1999. Năm 1999 đề tài được nghiệm thu và cây xạ đen được công nhận là một vị thuốc nam có tác dụng điều trị ung thư. Ngoài ra, có một số nghiên cứu khác như sau: “Nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook)”. Bùi Thị Thanh Duyên, Đặng Kim Thu, Vũ Mạnh Hùng, Bùi Thanh Tùng (2020), VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1, tr. 39-45. [5] “Phân đoạn toàn diện các chất chống oxy hóa và bằng phương pháp GC- MS và ESI-MS trong lá loài Celastrus hindsii ”. Tran Duc Viet, Tran Dang Xuan, Truong Mai Van, Yusuf Andriana, Ramin Rayee, Hoang-Dung Tran (2019), Comprehensive Fractionation of Antioxidants and GC-MS and ESI-MS Fingerprints of Celastrus hindsii Leaves, Medicines, 6, pp. 64. “Đánh giá độc tính của chiết xuất từ loài Celastrus hindsii Benth ở Việt Nam”. Thanh Loan Pham, Van Huy Nguyen, Thi Tam Tien Ha, Thi Le Thu Hoang, Chi Nghia Phan, Thi Quyen Nguyen (2020), Evaluation of Acute 9
  16. Toxicity and Semi-chronic Toxicity of Extract from Celastrus hindsii Benth, Pak. J. Biol. Sci., 23 (8), pp. 1096-1102. 1.1.2.4. Tình hình chiết xuất, phân lập, định tính, định lƣợng Xác định tổng hàm lượng phenolic: Hàm lượng phenol được đánh giá bằng phương pháp Folin-Cicalteau Các mẫu thử nghiệm được trộn với 0,125 mL thuốc thử Folin-Ciocalteu và sau đó lắc trong 6 phút. Sau đó, thêm 1,25 mL Na2CO3 7% vào. Các dung dịch hỗn hợp được điều chỉnh bằng methanol đến thể tích 3 ml, trộn kỹ và ủ ở nhiệt độ môi trường trong điều kiện tối. Độ hấp thụ sau đó được ghi lại ở bước sóng 765 nm. Tổng hàm lượng phenol được biểu thị bằng miligam đương lượng axit gallic trên gam dịch chiết hoặc phần (mg GAE / g dịch chiết) theo đường cong chuẩn. Tất cả các mẫu được phân tích trong 3 lần lặp lại. [15] Xác định tổng hàm lượng flavonoid: Tổng hàm lượng flavonoid của C. hindsii được xác định bằng phương pháp màu nhôm clorua. Cho 100 µL nhôm (III) clorua hexahydrat (2%) vào 100 µL mẫu chuẩn rutin. Sau khi ủ ở nhiệt độ phòng và trong điều kiện tối trong 15 phút, độ hấp thụ được đo ở bước sóng 430 nm. 10
  17. Tổng hàm lượng flavonoid là được tính theo đường cong chuẩn và được biểu thị bằng mg rutin đương lượng trên mỗi g dịch chiết hoặc phần (mg RE / g chiết xuất). [15] Tính chất chống oxy hóa: - Phương pháp 2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) Hoạt tính chống oxy hóa của chiết xuất và các phân đoạn cô lập được ước tính bởi phương pháp DPPH. [15] Trộn hỗn hợp chứa 0,5 mL mỗi mẫu, 0,25 mL 0,5 nM DPPH, và 0,5 mL dung dịch đệm axetat 0,1 M (pH 5,5) được chuẩn bị và đặt trong bóng tối trong 30 phút ở điều kiện môi trường xung quanh. Độ hấp thụ của phản ứng được ghi lại ở bước sóng 517 nm bằng cách sử dụng đầu đọc vi tấm (Máy quang phổ MultiskanTM Microplate, Thermo Fisher Scientific, Osaka, Nhật Bản). Khả năng chống oxy hóa của các mẫu thử nghiệm được tính theo công thức sau: Hoạt động chống gốc tự do DPPH (%) = [(C – S) / C] × 100 (trong đó S và C là độ hấp thụ tương ứng của phản ứng có mẫu và phản ứng không có mẫu.) Kết quả là được biểu thị bằng giá trị IC50, xác định nồng độ của mẫu cần thiết để quét 50% của DPPH. [15] - Phương pháp 2,20-Azinobis (3-Ethylbenzothiazoline -6-sulfonic acid) (ABTS) Phương pháp ABTS được sử dụng để đánh giá đặc tính chống oxy hóa của C. hindsii. - Thử nghiệm tẩy trắng β-Caroten Phương pháp tẩy trắng β-caroten được sử dụng để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của C. hindsii. Xác định các thành phần hóa học bằng phương pháp sắc ký khí-khối phổ (GC-MS): 11
  18. Các thành phần hóa học của các phân đoạn hoạt động được xác định bằng cách sử dụng hệ thống GC-MS (JMS-T100 GVC, JEOL Ltd., Tokyo, Japan), theo các phương pháp trước đây. [3,4] Phân tích được tiến hành trong cột DB-5MS (30 m × 0,25 mm, dày 0,25 µm) sử dụng heli làm khí mang, được thực hiện với tỷ lệ phân chia 5: 1. Nhiệt độ kim phun và đầu dò được duy trì ở 300 ◦C và 320 ◦C. Nhiệt độ lò được thiết lập như sau: nhiệt độ bạn đầu 50 ◦C , tăng 10 ◦C / phút đến 300 ◦C, với thời gian giữ 20 phút. Các mẫu được pha loãng trong MeOH, và thể tích tiêm của mỗi mẫu là 1 µL. Phạm vi khối lượng quét từ 29 amu đến 800 amu. [15] Phân tích khối phổ-ion hóa tia điện tử (ESI-MS): Các mẫu được phân tích bằng ESI-MS ở cả chế độ ion âm và dương. Mao mạch nhiệt độ được đặt ở 140 ◦C (120 ◦C đối với S2) và điện áp phun là 3.0 KV (2.7 Kv đối với S2). Bên trong chế độ tích cực, các phân tích hợp chất được thực hiện trong điện áp phun ion 3000 V và mao quản nhiệt độ 350 ◦C. Các đỉnh được quét từ 280 đến 1000 m / z. [5] Phân tích thống kê: Phân tích thống kê được thực hiện bằng cách sử dụng ANOVA một chiều, sự khác biệt đáng kể (p
  19. chiết xuất, EtOAc có TPC cao nhất (371,19 mg GAE/g chiết xuất) và TFC (124,77 mg RE/g trích). Tương tự, hoạt động chống oxy hóa của chiết xuất này cũng mạnh nhất (IC50 DPPH và ABTS tương ứng là 53,38 và 91,08 µg / mL) so với các chất chiết xuất khác, trong khi hexan chiết xuất không cho thấy bất kỳ hoạt động chống oxy hóa. Do hoạt động chống oxy hóa mạnh nhất của nó, EtOAc dịch chiết sau đó được tách bằng sắc ký cột bằng kỹ thuật rửa giải gradient. [15] Bảng 1. Hoạt động chống oxy hóa, tổng hàm lượng phenolic và tổng hàm lượng flavonoid của các chất chiết Tổng số Phenolic (TPC) và Tổng hàm lượng Flavonoid (TFC), và Hoạt động chống oxy hóa của các phần được phân tách từ EtOAc: Nói chung, ngoại trừ P14, các phân số từ P9 – P13 cho thấy TPC và TFC lớn hơn đáng kể so với phân số P1-P8. Trong số này, TPC và TPC tối đa là quan sát thấy trên các phân đoạn P12-P12, trong đó độ pha loãng giữa chloroform và methanol nằm trong khoảng từ 50–70%. Khi tỷ lệ methanol 90%, TPC và TFC đều giảm. Khả năng chống oxy hóa của các phần tỷ lệ tương ứng với lượng TPC và TFC. [15] 13
  20. Bảng 2. Hàm lượng TPC, TFC và hoạt động chống oxy hóa của mười bốn phần được tách ra từ Chiết etOAc bằng sắc ký cột. Kết quả chỉ ra rằng, độ pha loãng giữa chloroform và methanol mạnh ảnh hưởng đến tiềm năng chống oxy hóa của C. hindsii, được phản ánh bởi cả hoạt động chống oxy hóa của ABTS và DPPH qua các giá trị IC50. Trong số các mẫu này, IC50 thấp hơn cho thấy chất chống oxy hóa mạnh hơn hoạt động. Các phân đoạn P1 – P4, P6 và P8 không cho thấy bất kỳ hoạt động chống oxy hóa nào và khi pha loãng methanol là 5%, chỉ quan sát thấy khả năng chống oxy hóa không đáng kể. Tuy nhiên, khi pha loãng methanol tăng lên> 10%, các hoạt động thu gom gốc ABTS và DPPH được tăng lên nhanh chóng. Điện thế ABTS và DPPH tối đa được tìm thấy trong các phân đoạn P12 – P13, trong đó phần trăm methanol đã được tăng lên 50-70%. Tuy nhiên, khi độ pha loãng methanol vượt quá 70%, khả năng chống oxy hóa ngược lại đã giảm (Bảng 2). So sánh với BHT tiêu chuẩn, các phân số P12 – P13 có tiềm năng nhất, có thể chứa các thành phần hoạt động trong hoạt động chống oxy hóa, trong đó chất chống oxy hóa mức độ của các hợp chất riêng lẻ cần phân tích thêm. Kết quả của thử nghiệm này cho thấy sự pha loãng methanol ở 50–70% kết hợp với cloroform cung cấp tiềm năng chống oxy hóa tối đa trong cả hoạt động thu dọn gốc ABTS và DPPH của cây thuốc C. hindsii. Ngược lại, khi metanol chiếm 90% dung dịch, cả hoạt động loại bỏ gốc DPPH và ABTS đều giảm nhanh chóng (Bảng 2). 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2