intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tiểu luận Tâm lý học trẻ em nâng cao: Phân tích sự mở rộng mối quan hệ xã hội trong gia đình của trẻ em

Chia sẻ: Ninh Huế | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

34
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo tiểu luận Tâm lý học trẻ em nâng cao "Phân tích sự mở rộng mối quan hệ xã hội trong gia đình của trẻ em" nhằm tìm hiểu về Khía cạnh và kiểu làm bố mẹ; Đặc điểm mối quan hệ anh chị em ruột; Yếu tố tác động đến mối quan hệ anh chị em ruột;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tiểu luận Tâm lý học trẻ em nâng cao: Phân tích sự mở rộng mối quan hệ xã hội trong gia đình của trẻ em

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT BÁO CÁO TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC TRẺ EM NÂNG CAO Họ và tên: Số điện thoại: Lớp: Giáo dục tiểu học tại Bình Thuận (A12) Giảng viên: Võ Sỹ Lợi Bình Thuận 6/2023
  2. Đề tài: PHÂN TÍCH SỰ MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG GIA ĐÌNH CỦA TRẺ EM
  3. 1. Khía cạnh và kiểu làm bố mẹ 1.1. Khía cạnh làm bố mẹ Bố mẹ có phải quá nghiêm khắc hay không? Họ có khuyến khích thảo luận hay không? Bố mẹ của bạn có thường bảo bạn phải nên làm gì đó hay không? Hay bố mẹ để cho bạn muốn làm gì tùy ý? Những câu hỏi này tập trung vào hai khía cạnh quan trọng trong mối quan hệ bố mẹ - con cái. - Một khía cạnh là mức độ nhiệt tình và quan tâm đáp ứng mà bố mẹ dành cho con cái. Một số bố mẹ đối xử tình cảm và nhiệt tình với con mình, họ quan tâm đến con cái về mặt cảm xúc, sẵn sàng dành thời gian và nỗ lực cùng với con. Ở một thái cực khác, bố mẹ tương đối không quan tâm đến con, thậm chí còn tỏ thái độ thù địch. Bố mẹ như thế thường có vẻ chú trọng ý muốn của mình nhiều hơn là ý muốn của con (Parke & Buriel, 1998). Trẻ em hưởng lợi từ bố mẹ biết quan tâm đến con. Khi bố mẹ quan tâm, trẻ con thường cảm thấy yên tâm, hạnh phúc và có cách hành xử tốt hơn. Trái lại, khi bố mẹ không quan tâm hoặc thù địch thì con cái thường lo âu, kém kiểm soát hơn, lòng tự trọng thấp hơn (Pettit, Bates, & Dodge, 1997). - Khía cạnh thứ hai trong hành vi bố mẹ là sự đòi hỏi và kiểm soát mà bố mẹ sử dụng đối với hành vi của con mình. Một số bố mẹ đòi hỏi khắt khe, kiểm soát chặt chẽ. Bố mẹ như thế trông có vẻ can thiệp vào cuộc sống của con mình. Ở một thái cực khác là bố mẹ yêu cầu ít hơn và hiếm khi sử dụng sự kiểm soát và con cái được tự do làm hầu như bất kỳ chuyện gì không phải sợ bố mẹ la rầy. Không có thái cực nào trong số này đáng được mong muốn. Kiểm soát quá mức sẽ làm cho con cái không hài lòng vì tước đi cơ hội đáp ứng tiêu chuẩn hành vi của chính con mình, vốn là mục tiêu giáo dục sau cùng. Trẻ con vị thành niên thường trả lời phiếu khảo sát rằng không bao giờ tập tự mình ra quyết định. Làm bố mẹ không hề kiểm soát con cái cũng thất bại vì con cái không nhìn thấy các tiêu chuẩn hành vi mà nền văn hóa đòi hỏi ở mình. Làm thế nào thực hiện tốt khía cạnh sự đòi hỏi và kiểm soát? Bố mẹ cần phải cân đối, duy trì sự kiểm soát thích hợp trong khi vẫn cho phép con được tự do đối với một số quyết định cho chính mình. Nói dễ hơn làm, nhưng một xuất
  4. phát điểm tốt là ấn định tiêu chuẩn thích hợp với độ tuổi của con, sau đó chỉ cho con cách đáp ứng tiêu chuẩn ấy và sau cùng thưởng cho con khi con đã đáp ứng (Powers & Roberts, 1995; Rotto & Kratochwill, 1994). Giả sử một bà mẹ muốn đứa con trước tuổi đến trường xếp và cất vớ. Đây là một yêu cầu hợp lý vì trẻ con có đủ khả năng thực hiện công việc đơn giản này và trẻ biết nơi cất vớ. Mẹ sẽ chỉ cho con gái cách làm rồi sau đó tỏ ý khen khi trẻ đang xếp vớ. Một khi tiêu chuẩn được đưa ra, thì phải được củng cố thường xuyên. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trẻ con và thanh niên thường biết vâng lời hơn khi bố mẹ thường xuyên củng cố qui định. Chẳng hạn, một bà mẹ yêu cầu con trai mỗi đêm phải dọn dẹp đồ chơi chứ không phải lâu lâu mới nhắc một lần. Nếu bố mẹ củng cố qui định một cách thất thường thì nó sẽ xem những qui định này là tùy chọn thay vì nghĩa vụ và nó sẽ tránh không tuân theo (Conger, Patterson, & Ge, 1995). Yếu tố kiểm soát hiệu quả khác là truyền đạt. Bố mẹ nên giải thích tại sao mình đặt ra tiêu chuẩn và tại sao mình thưởng phạt như thế. Mẹ nên giải thích cho con trai biết căn phòng bừa bãi là thiếu an toàn, khó tìm được đồ vật mình cần và làm cho mẹ khó quét dọn. Bố mẹ cũng khuyến khích con đặt câu hỏi nếu con không hiểu hoặc không đồng ý với tiêu chuẩn. Nếu con trai nghĩ rằng tiêu chuẩn quét dọn sạch sẽ của mẹ là quá cao không thể chơi trong phòng mình thì cậu bé sẽ cảm thấy thoải mái khi nêu vấn đề này với mẹ mà không sợ mẹ giận. Tiếp cận kiểm soát cân đối - trên cơ sở tiêu chuẩn thích hợp với độ tuổi, tính nhất quán và truyền đạt thể hiện: tránh những vấn đề đi kèm với sự kiểm soát quá mức; tránh các vấn đề kiểm soát quá ít. Thế còn hình phạt có giá trị như thế nào? Hầu hết bố mẹ sử dụng một số hình phạt như một phương tiện kiểm soát con mình. Hình phạt bao gồm sự áp dụng kích thích bất lợi hoặc lấy đi kích thích thích thú. Hãy dành ít phút suy nghĩ về một số phương pháp thông thường mà bố mẹ sử dụng để trừng phạt. Có lẽ bạn nghĩ đến đánh đòn và khiển trách chẳng hạn "không có gì lạ khi con không quét dọn phòng mình - con không làm bất kỳ việc gì quanh đây để giúp mẹ". Những lời khiển trách này minh họa phương pháp trừng phạt khẳng định quyền hạn, tất
  5. cả những gì phụ thuộc vào quyền hạn lớn hơn của bố mẹ. Khẳng định quyền hạn bao gồm đánh đòn, đe dọa hoặc làm bẽ mặt. Trong thời gian ngắn, khẳng định quyền hạn "có tác dụng" để trẻ thực hiện hành vi theo ý muốn của người lớn. Tuy nhiên, về lâu dài, khẳng định quyền hạn không hiệu quả vì (1) trẻ con sợ bố mẹ, (2) ít có khả năng trẻ con ghi nhớ các qui tắc xã hội và (3) trẻ em thường bắt chước hành vi gây hấn của bố mẹ (Hoffman, 1970; Parke & Slaby, 1983). Các phương pháp trừng phạt khác hiệu quả hơn nhiều. Time-out là phương pháp trừng phạt vì nó gián đoạn hoạt động đang diễn ra của trẻ và cô lập trẻ với các thành viên khác trong gia đình, đồ chơi, sách vở và nói chung, tất cả hình thức kích thích tưởng thưởng khác. Thời gian này thường ngắn, kéo dài vài phút, sử dụng một cách nhất quán. Trong time-out, cả bố mẹ lẫn con cái thường trầm lại. Sau đó khi đã qua time-out, bố mẹ có thể nói chuyện với con, giải thích rõ ràng tại sao hành vi bị trừng phạt là điều khó chịu, và giải thích con nên làm điều gì để thay thế. "Lập luận" như thế này - thậm chí đối với trẻ con trước tuổi đến trường - rất hữu ích vì nó nhấn mạnh tại sao bố mẹ trừng phạt và để tránh bị bố mẹ trừng phạt về sau trẻ cần suy nghĩ cách khắc phục. 1.2. Sự khác biệt văn hóa trong khía cạnh hành vi của bố mẹ Quan điểm về lượng kiểm soát "thích hợp" và lượng nhiệt tình "thích hợp" phản ánh di sản văn hóa kế thừa của bố mẹ (Parke & Buriel, 1998). Người Mỹ gốc Âu muốn con mình vui và trở thành cá nhân tự lực, họ cho rằng những mục tiêu này có thể đạt được tốt nhất khi bố mẹ nhiệt tình quan tâm và sử dụng sự kiểm soát vừa phải (Goodnow, 1992; Spence, 1985). Trái lại, ở nhiều nước châu Á và châu Mỹ Latin, chủ nghĩa cá nhân không quan trọng bằng sự hợp tác và cộng tác (Okagaki & Sternberg, 1993). Chẳng hạn, ở Trung Quốc, nguyên tắc Khổng giáo dạy rằng bố mẹ luôn có quyền và sự kiềm chế cảm xúc là điều quan trọng cho sự hòa thuận trong gia đình (Chao, 1983). Dựa vào những nguyên tắc này, chúng ta nghĩ rằng bố mẹ người Hoa không quan tâm nhiệt tình đến con cái nhưng kiểm soát nhiều hơn bố mẹ Bắc Mỹ? Lin và Fu (1990) tìm thấy mẫu này trong nghiên cứu của mình: So với bố mẹ ở Mỹ, bố mẹ ở Đài Loan có nhiều khả năng nhấn mạnh đến sự kiểm soát và ít có khả năng thể hiện tình cảm. Cũng được thể hiện trong kết quả dành cho nhóm thứ ba do Lin và Fu nghiên cứu. Bố mẹ trong nhóm này từ Đài Loan
  6. di cư và hiện đang sống ở Mỹ, rồi sinh con. Các khám phá nhóm này là đặt nó giữa các nhóm khác theo nghĩa tình cảm và kiểm soát. Nghĩa là, bố mẹ Đài Loan di dân kiểm soát ít hơn bố mẹ Đài Loan ở Đài Loan nhưng kiểm soát nhiều hơn bố mẹ Mỹ. Tương tự, họ dành tình cảm cho con nhiều hơn bố mẹ Đài Loan ở Đài Loan, nhưng không nhiệt tình bằng bố mẹ Mỹ. Cả hai kết quả cho thấy nhóm di dân dần dần bị văn hóa Mỹ đồng hóa. Kết quả của nghiên cứu Lin và Fu cho thấy hành vi của bố mẹ phản ánh giá trị văn hóa. Hành vi của bố mẹ Đài Loan nhất quán với nguyên tắc đạo Khổng vốn là tâm điểm trong nền văn hóa Trung Hoa truyền thống. Trong số người Mỹ gốc Âu, hành vi của bố mẹ thường phản ánh niềm tin văn hóa lâu đời vào tầm quan trọng của chủ nghĩa cá nhân và tính tự lực. Hành vi của bố mẹ Đài Loan di dân là sự hỗn hợp giữa văn hóa Trung Hoa truyền thống với giá trị phương Tây. Trong những xã hội này và trong mọi xã hội, giá trị văn hóa giúp cụ thể hóa những phương pháp thích hợp cho bố mẹ tương tác với con cháu (Harwood và người khác, 1996; Patel, Power, & Bhavnagri, 1996). 1.3. Kiểu bố mẹ Khi kết hợp khía cạnh tình cảm và kiểm soát, nổi bật bốn kiểu nguyên mẫu làm bố mẹ (Baumrind, 1975, 1991b): - Bố mẹ độc đoán kết hợp sự kiểm soát chặt chẽ, ít tình cảm. Những bố mẹ này đặt ra qui tắc và mong đợi con trẻ tuân thủ không thảo luận hoặc tranh cãi. Làm việc chuyên cần, kính trọng và vâng lời là những gì mà bố mẹ độc đoán muốn có ở con mình. Có ít việc cho và nhận giữa bố mẹ và con cái vì bố mẹ độc đoán không cân đối nhu cầu của mình với sự xem xét nhu cầu và nguyện vọng của con. Kiểu này được minh họa qua hình ảnh bà mẹ của Tanya trong phần minh họa. Bà mẹ cảm thấy không có trách nhiệm phải giải thích lý do tại sao bà không cho phép Tanya đi nghe hòa nhạc. - Bố mẹ quyền uy kết hợp mức độ kiểm soát tương đối của bố mẹ với tình cảm và sự quan tâm đến con cái. Bố mẹ quyền uy thích đưa ra lời giải thích các qui tắc và khuyến khích thảo luận. Kiểu này được minh họa qua hình ảnh bà mẹ của Sheila trong phần minh họa. Bà giải thích tại sao bà không muốn Sheila đi nghe hòa nhạc với bạn trai và khuyến khích con gái thảo luận vấn đề với mình. - Bố mẹ nuông chiều thoải mái rất tình cảm và quan tâm nhưng ít kiểm soát đối với
  7. con. Họ thường chấp nhận phần lớn hành vi của con và trừng phạt con không thường xuyên. Bố mẹ sử dụng kiểu này sẵn sàng đồng ý với lời đề nghị đi nghe hòa nhạc của con, hoàn toàn là vì con họ đang muốn làm một điều gì đó. - Bố mẹ dửng dưng - không quan tâm, không tình cảm cũng không kiểm soát. Những bố mẹ này cung cấp nhu cầu cảm xúc và vật chất của con nhưng ít đáp ứng nhu cầu khác. Họ cố gắng giảm thiểu lượng thời gian và nỗ lực dành cho con và tránh quan tâm cảm xúc với con. Nếu Tanya và Sheila có mẹ sử dụng kiểu này thì cả hai cứ việc đi nghe hòa nhạc khỏi phải xin phép, vì biết rằng bố mẹ không quan tâm và đúng ra không muốn bị quấy rầy. Kiểu bố mẹ khá ổn định qua thời gian. Kiểu bố mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của con (Baumrind, 1991a; Hinshaw và người khác, 1997; Parke & Buriel, 1998): - Trẻ con có bố mẹ độc đoán thường có điểm thấp trong trường học, thái độ tự trọng thấp hơn và không khéo léo trong kết bạn. - Trẻ con có bố mẹ quyền uy thường có điểm cao hơn, thường có trách nhiệm, tự lực và thân thiện. - Trẻ con có bố mẹ nuông chiều thoải mái có điểm thấp hơn, thường bốc đồng, dễ thất vọng.  - Trẻ có bố mẹ dửng dưng - không quan tâm thường có thái độ tự trọng thấp, bốc đồng, gây hấn và ủ rũ. Phần lớn những kết quả này có thể nhìn thấy trong nghiên cứu của Lamborn và đồng nghiệp (1991), khảo sát ảnh hưởng của kiểu bố mẹ đối với sự phát triển tâm lý xã hội và hoạt động trong trường học của học sinh trung học. Kết quả được mô tả trong biểu đồ phức tạp nhưng thể hiện một mẫu rất nhất quán: - Thanh niên có bố mẹ quyền uy có điểm số cao nhất trong tất cả đánh giá: tự lực nhiều nhất, điểm cao nhất, ít có hành vi xúc phạm trong trường học. - Thanh niên có bố mẹ dửng dưng - không quan tâm thường ở một thái cực khác: họ tự lực kém hơn, điểm số thấp hơn, có nhiều khả năng hạnh kiểm xấu trong trường học nhất. - Thanh niên có bố mẹ độc đoán hoặc nuông chiều thoải mái nằm ở khoảng giữa các nhóm khác trong hầu hết các đánh giá.
  8. - Thanh niên có bố mẹ độc đoán kém tự lực nhất trong số bốn nhóm, nhưng về điểm số và hạnh kiểm xấu trong trường học xếp hạng phía sau thanh niên có bố mẹ quyền uy. - Tính tự lực của thanh niên có bố mẹ nuông chiều thoải mái gần như thanh niên có bố mẹ quyền uy, nhưng điểm số thấp hơn, và có nhiều khả năng hạnh kiểm xấu trong trường học hơn. Lợi ích của kiểu làm bố mẹ quyền uy không chỉ có tác dụng ở trẻ con Mỹ gốc Âu mà còn áp dụng cho trẻ em và bố mẹ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau ở Mỹ, bao gồm các dân tộc ở châu Phi, châu Á và con cháu của người Tây Ban Nha (Steinberg và người khác, 1992). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu nhận thấy kiểu làm bố mẹ độc đoán có thể giúp đứa trẻ lớn lên trong sự nghèo khổ hưởng lợi (Furstenberg, 1993). Tại sao? Khi đứa trẻ lớn lên trong hàng xóm thường xảy ra cảnh bạo hành và tội phạm thì tuyệt đối vâng lời bố mẹ có thể bảo vệ đứa trẻ (Kelley, Power, & Wimbush, 1993). Vì thế, kiểu bố mẹ kết hợp bằng kiểm soát và tình cảm, quan tâm nhiệt tình thường tốt nhất đối với trẻ em. Tuy nhiên, các yếu tố khác chẳng hạn hàng xóm nguy hiểm hoặc bạo hành có thể làm cho các kiểu bố mẹ khác thích hợp với một số đứa trẻ hơn. 1.4. Ảnh hưởng của trẻ đến hành vi của bố mẹ Từ những gì chúng ta vừa bàn, trông có vẻ quan hệ bố mẹ - con cái là con đường một chiều: bố mẹ ảnh hưởng đến hành vi của con cái nhưng không có chuyện ngược lại. Thực ra con cái cũng tác động đối với hành vi, khía cạnh làm bố mẹ. Bắt đầu từ lúc mới sinh cho đến suốt cuộc đời, trẻ em tác động đến cách mà bố mẹ đối xử với mình. Gia đình thực sự là một hệ thống năng động, tương tác, trong đó bố mẹ và con trẻ ảnh hưởng lẫn nhau (Parke & Buriel, 1998). Để hiểu được ảnh hưởng của con trẻ đối với bố mẹ người ta tiến hành khảo sát sự thay đổi hành vi của bố mẹ khi con của họ trưởng thành. Một kiểu bố mẹ nào đó (độc đoán hoặc quyền uy hoặc nuông chiều hoặc dửng dưng) có hiệu quả ở trẻ con ở tuổi ẵm ngửa và trẻ con biết đi chập chững nhưng có thể không thích hợp khi đứa trẻ đó ở giai đoạn thanh niên. Chúng ta hãy khảo sát cụ thể hai khía cạnh trong hành vi bố mẹ - tình
  9. cảm nhiệt tình và kiểm soát: - Tình cảm nhiệt tình của bố mẹ có lợi trong suốt sự phát triển của trẻ em. Trẻ em ở giai đoạn biết đi chập chững và trẻ vị thành niên rất thích thú khi biết có người khác quan tâm đến mình. Nhưng sự thể hiện tình cảm bố mẹ thay đổi, kiềm chế hơn khi con trưởng thành (McNally, Eisenberg, & Harris, 1991). Chẳng hạn, ôm ghì lấy và hôn làm trẻ em biết đi chập chững rất thích thú nhưng gây khó chịu đối với thanh niên. - Sự kiểm soát của bố mẹ cũng thay đổi dần khi con cái lớn lên (McNally và người khác, 1991). Khi trẻ con phát triển nhận thức và có thể tự quyết định tốt hơn thì bố mẹ dần dần lơi lỏng kiểm soát và mong đợi con mình tự chịu trách nhiệm đối với bản thân. Chẳng hạn, bố mẹ có con độ tuổi đến trường thường theo dõi sự tiến bộ của con nhưng bố mẹ của thanh niên thì không, họ nghĩ con mình tự làm. Dĩ nhiên, trong suốt thời thơ ấu và tuổi thanh niên, kiểu bố mẹ độc đoán kiểm soát con cái nhiều hơn kiểu bố mẹ quyền uy. Tuy nhiên, cả hai loại bố mẹ thường kiểm soát ít hơn khi con của họ bước vào giai đoạn thanh niên. Không những bố mẹ thay đổi cách thể hiện tình cảm nhiệt tình và kiểm soát khi con của họ trưởng thành, mà còn hành xử khác nhau tùy theo hành vi cụ thể của con. Để minh họa ảnh hưởng tương hỗ giữa bố mẹ và con cái trong trường hợp này, hãy tưởng tượng hai đứa trẻ phản ứng với kiểu độc đoán của bố mẹ. Cả hai bố mẹ đều tình cảm nhiệt tình và cố sử dụng kiểm soát vừa phải, chú trọng mong đợi nhất quán và truyền đạt tốt. Đứa trẻ thứ nhất sẵn sàng nghe theo yêu cầu của bố mẹ và trả lời tốt trong thảo luận của gia đình về mong đợi của bố mẹ. Những quan hệ bố mẹ - con cái này là minh họa của kiểu bố mẹ quyền uy thành công. Trái lại, đứa trẻ thứ hai thường lưỡng lự không chịu nghe lời và đôi khi mặc kệ lời bố mẹ yêu cầu. Bố mẹ này kiểm soát nhiều hơn, ít tình cảm hơn. Điều này dẫn đến việc con trẻ ít vâng lời hơn. Hành vi ít vâng lời của trẻ lại tạo ra hành vi ở bố mẹ trở nên độc đoán hơn. Trường hợp này phá vỡ qui tắc chung vốn cho rằng kiểu bố mẹ là ổn định. Thay vào đó hành vi của con trẻ đã làm cho bố mẹ phải từ bỏ kiểu quyền uy để chọn kiểu độc đoán hơn. Hai ví dụ này minh họa rằng hành vi bố mẹ thường phát triển do hành vi của con nói chung. Ở trẻ con còn nhỏ thích làm vui lòng người lớn, ít vận động vì vậy bố mẹ có thể nhận thấy chỉ cần sử dụng một lượng kiểm
  10. soát vừa phải. Nhưng đối với một đứa trẻ không thân thiện và hoạt động nhiều hơn thì bố mẹ cần ra lệnh và kiểm soát nhiều hơn (Dumas, LaFreniere, & Serketich, 1995). Như vậy ảnh hưởng giữa bố mẹ - con cái là ảnh hưởng mang tính tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau. Hành vi của con trẻ giúp xác định cách bố mẹ đối xử với con trẻ và hành vi của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến hành vi của con trẻ, đến lượt ảnh hưởng này làm cho bố mẹ thay đổi hành vi của mình thêm lần nữa (Stice & Barrea, 1995). Mối quan hệ bố mẹ - con cái tương hỗ là tâm điểm trong sự phát triển con người, nhưng các mối quan hệ khác trong gia đình cũng có nhiều ảnh hưởng. Đối với nhiều đứa trẻ, mối quan hệ với anh chị em ruột cũng rất quan trọng, chúng ta sẽ thấy trong phần sau. 2. Anh chị em ruột 2.1. Đặc điểm mối quan hệ anh chị em ruột Mỗi đứa con đầu lòng bắt đầu đời sống như con một. Một số vẫn còn là "con một" mãi mãi nhưng hầu hết đều có thêm em trai và em gái. Một số con đầu lòng có thêm em chỉ trong vài năm. Số khác chỉ có thêm một em trai hoặc một em gái. Khi gia đình có thêm thành viên mới thì mối quan hệ bố mẹ - con cái trở nên phức tạp hơn. Bố mẹ không còn tập trung vào một đứa con duy nhất nữa mà phải điều chỉnh để thích nghi với nhu cầu của nhiều đứa. Cũng rất quan trọng, anh chị em ruột cũng ảnh hưởng đến sự phát triển lẫn nhau. Vào những năm trước tuổi đến trường, anh chị em ruột thường dành nhiều thời gian với nhau hơn là với bố mẹ, cho thấy mối quan hệ của anh chị em ruột có nhiều ảnh hưởng (Dunn, 1993; Larson & Richards, 1994). Ngoài ra, sự tương tác giữa anh chị em ruột thường nhiều cảm xúc hơn sự tương tác trong các mối quan hệ khác (Katz, Kramer, & Gottman, 1992). Sự ra đời của một đứa em ruột thường khiến anh chị của mình lo lắng. Anh chị sẽ lãnh đạm hoặc trở về hành vi trẻ con hơn. Lo lắng loại này thường gặp ở trẻ đầu lòng nhỏ hơn 3 tuổi khi mẹ sinh em bé. Lo lắng của đứa trẻ có thể liên kết với nhiều thay đổi diễn ra trong cuộc sống của nó với sự ra đời của đứa em, nhất là nhu cầu chia sẻ tình cảm và sự chú ý của bố mẹ (Gottlieb & Mendelson, 1990). Tuy nhiên, lo lắng có thể tránh được nếu bố mẹ vẫn còn quan tâm nhu cầu của đứa con đầu (Howe & Ross, 1990). Thật ra, một lợi ích của việc sinh em là bố quan tâm đến trẻ con lớn nhiều hơn (Stewart và người
  11. khác, 1987). Với em mới sinh, nhiều anh chị lớn sẽ đảm nhận công việc của bố mẹ chẳng hạn như cho em bú bình hoặc thay tã (Wagner, Schubert, & Schubert, 1985). Khi em lớn, sự tương tác giữa anh chị em ruột trở nên phổ biến hơn và phức tạp hơn. Chẳng hạn, trẻ con biết đi chập chững thường nói chuyện với bố mẹ nhiều hơn anh chị ruột. Tuy nhiên, vào lúc đứa trẻ khoảng 4 tuổi, tình thế thay đổi hoàn toàn: lúc này em nhỏ nói chuyện với anh chị lớn nhiều hơn nói với mẹ (Brown & Dunn, 1992). Anh chị lớn cũng trở thành một nguồn quan tâm và an ủi em nhỏ khi lo lắng, buồn rầu hoặc khó chịu (Garner, Jones, & Palmer, 1994). Mối quan hệ anh, chi em ruột cũng đa dạng. Một số anh chị em ruột gắn bó, trở thành người bạn thân nhất. Một số anh chị em ruột khác thường tranh luận, ganh đua và nói chung hoàn toàn không hòa thuận với nhau. Những mẫu tương tác anh chị em ruột này trông có vẻ được xác lập ngay từ đầu sự phát triển và vẫn giữ nguyên khá ổn định. Dunn, Slomkowski, và Beardsall (1994) phỏng vấn các bà mẹ hai lần về sự tương tác của con họ. Lần thứ nhất khi đứa trẻ 3 - 5 tuổi, lần thứ hai vào 7 năm sau, khi đứa trẻ 10 - 12 tuổi. Dunn cùng đồng nghiệp phát hiện rằng anh chị em ruột hòa thuận trong những năm trước tuổi đến trường thường tiếp tục hòa thuận cho đến đầu tuổi trưởng thành, trong khi anh chị em ruột thường cãi vã trong những năm trước tuổi đến trường sẽ tiếp tục cãi vã cho đến đầu tuổi trưởng thành. Yếu tố nào góp phần cho tính chất mối quan hệ anh chị em ruột? 2.2. Yếu tố tác động đến mối quan hệ anh chị em ruột Các tác động sinh học, tâm lý và văn hóa xã hội giúp xác định anh chị em ruột hòa thuận với nhau ở mức nào: Tác động sinh học: Trong số các tác động sinh học là tính khí và giới tính của đứa trẻ. Quan hệ anh chị em ruột cùng phái có nhiều khả năng tình cảm và hòa hợp hơn anh chị em ruột khác phái (Dunn & Kendrick, 1981). Quan hệ cũng ngọt ngào hơn khi không có anh chị em ruột nào có tính khí xúc cảm (Brody, Stoneman, & Gauger, 1996). Tác động tâm lý: Các tác động tâm lý cũng góp phần nhận thức của anh chị em ruột với nhau và cách đối xử của bố mẹ cũng rất quan trọng. Anh chị em ruột hòa thuận nhiều hơn
  12. khi nghĩ rằng bố mẹ không có "thiên vị" mà chỉ đối xử với tất cả đều như nhau (McHale và người khác, 1995). Mối quan hệ nói chung được cải thiện khi em nhỏ đến tuổi thanh niên, vì anh chị em ruột nhận thức lẫn nhau như những người ngang hàng (Buhrmester & Furman, 1990). Tác động văn hóa xã hội: Khi bố mẹ hòa thuận, thì anh chị em ruột cũng hòa thuận, khi bố mẹ cãi vã thì anh chị em ruột cũng cãi vã (Volling & Belsky, 1992). Một quan điểm Tâm sinh học xã hội về mối quan hệ anh chị em ruột cũng giải thích rõ rằng trong việc theo đuổi sự hòa thuận trong gia đình (còn gọi là sự êm ả, hạnh phúc), bố mẹ có thể ảnh hưởng đến một số yếu tố trong mối quan hệ anh chị em ruột. Bố mẹ có thể giúp giảm bớt sự bất hòa ở các con bằng cách đối xử tình cảm, quan tâm và chăm sóc tất cả các con đều như nhau. Quan tâm khác nhau với trẻ con dẫn đến mâu thuẫn mà chúng không thể giải quyết vì kỹ năng xã hội của trẻ con có hạn. Tác động của thứ tự sinh: Con đầu lòng thường là "cục cưng" đối với hầu hết bố mẹ, vốn rất nhiệt tình nhưng ít có kinh nghiệm thực tế trong việc nuôi con. Bố mẹ thường kỳ vọng rất cao vào con đầu lòng (Furman, 1995). Bố mẹ thường dành tình cảm nhiều hơn và cũng trừng phạt nhiều hơn đối với con đầu lòng. Khi sinh tiếp các đứa con khác, hầu hết bố mẹ đều thành thạo hơn trong vai trò của mình, hiểu được "vấn đề" từ đứa con đầu tiên. Với các con sinh sau này, bố mẹ có nhiều kỳ vọng thực tế hơn và thả lỏng kỷ luật nhiều hơn (Baskett, 1985). Các tiếp cận khác nhau mà bố mẹ áp dụng với con đầu lòng và các con sinh sau này cũng giúp giải thích sự khác biệt thường gặp ở những đứa con này. Con đầu lòng thường có điểm số trắc nghiệm trí năng cao hơn và có nhiều khả năng học đại học hơn. Con đầu lòng cũng sẵn sàng vâng lời bố mẹ và yêu cầu của người lớn hơn. Trái lại, có lẽ vì các con sinh sau này ít quan tâm đến việc làm vừa lòng bố mẹ và người lớn nên chúng chơi thân với bạn đồng tuổi và có nhiều sáng kiến hơn (Eaton, Chipperfield, & Singbeil, 1989). 2.3. Sự phát triển của trẻ là con duy nhất  Là con duy nhất trong gia đình chắc hẳn bố mẹ rất chú ý đến "cục cưng", vì thế cục cưng trở nên ích kỷ và tự đề cao mình. Trong thực tế có đúng như vậy hay không? Trong một phân tích toàn diện với hơn 100 nghiên cứu, con một không thua kém các con
  13. sinh sau này trong bất kỳ đánh giá nào. Các nghiên cứu còn cho thấy, con một thành công trong trường học nhiều hơn và có mức độ thông minh, khả năng lãnh đạo, tính tự quản và chín chắn cao hơn (Falbo & Polit, 1986). Kết luận này phù hợp khi nghiên cứu “con một” ở Bắc Mỹ. Ở Trung Quốc, con một là phổ biến vì chính phủ cố gắng hạn chế gia tăng dân số. Ở đó, sự so sánh giữa con một và không phải con một thường không có gì khác biệt, nếu có khác biệt thì lợi thế thường nghiêng về con một (Jiao, Ji, & Jing, 1996; Yang và người khác, 1995). Vì thế, trái với suy nghĩ rập khuôn (cho rằng con một là: "con hư thân mất nết" ), con một giống như những đứa con lớn lên cùng anh chị em ruột. Không có gia đình nào trọn vẹn, nhiều trẻ con trên thế giới có mối quan hệ gia đình bị phá vỡ do ly hôn. Vậy tác động của ly hôn đối với trẻ con và thanh niên ra sao? 3. Ly hôn và tái hôn Trong thập niên 1990, gần một nửa trẻ em Bắc Mỹ chứng kiến sự ly hôn của bố mẹ (Goodman, Emery, & Haugaard, 1998). Theo tất cả các thuyết phát triển trẻ em, ly hôn gây đau buồn cho con trẻ vì nó bao gồm mâu thuẫn giữa bố mẹ và thường là sự tách rời sống xa bố hoặc mẹ. Nhưng khía cạnh nào trong sự phát triển của đứa trẻ bị ly hôn tác động nhiều nhất? Những tác động này có kéo dài hay tác động chỉ là nhất thời? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy bắt đầu bằng mô tả sơ lược cuộc sống sau khi ly hôn. 3.1. Cuộc sống gia đình sau khi ly hôn Sau khi ly hôn, con thường sống chung với mẹ. Số ông bố xin nuôi con nhiều hơn các thế hệ trước, nhưng điều này vẫn còn khá hiếm. Chỉ có khoảng 15% trẻ con sống với bố sau khi ly hôn (Meyer & Garasky, 1993). Người ta không biết nhiều về cuộc sống trong các gia đình chỉ có bố, vì thế mô tả trong các trang sau hoàn toàn dựa vào nghiên cứu được tiến hành ở trẻ con sống chung với mẹ. Mô tả tốt nhất về cuộc sống gia đình sau khi ly hôn trích từ Nghiên cứu ly hôn và tái hôn theo chiều dọc ở Virginia do Mavis Hetherington cùng đồng nghiệp (1988, 1989; Hetherington, Cox & Cox, 1982) thực hiện. Nghiên cứu ở Virginia tiến hành quan sát cuộc sống gia đình trong nhiều năm sau khi ly hôn cùng với một mẫu so sánh các gia đình có bố mẹ không ly hôn. - Trong vài tháng đầu sau khi ly hôn, mẹ thường ít có tình cảm đối với con. Con cái có
  14. hành vi kém chín chắn hơn lúc chưa ly hôn, mẹ cảm thấy khó kiểm soát con hơn trước kia. - Hai năm sau khi ly hôn, mối quan hệ mẹ - con được cải thiện, nhất là đối với con gái. Mẹ cũng tình cảm nhiều hơn. Mẹ có nhiều khả năng mong đợi hành vi thích hợp với độ tuổi ở con mình và kỷ luật con một cách hiệu quả. Bố cũng đòi hỏi ở con phải có hành vi chín chắn hơn nhưng bố thường không quan tâm đến con. - Sáu năm sau khi ly hôn, đứa trẻ trong nghiên cứu đã bước sang tuổi thanh niên. Cuộc sống gia đình tiếp tục cải thiện ở các bà mẹ có con gái, nhiều bà mẹ và con gái rất thân thiết với nhau. Trái lại cuộc sống gia đình thường gặp nhiều vấn đề ở các bà mẹ có con trai. Mẹ và con trai thường mâu thuẫn. Không có ai hạnh phúc hoặc vui với tính chất cuộc sống gia đình. Mâu thuẫn giữa mẹ và con trai tuổi thanh niên thường gặp khi mẹ lấy chồng khác, lúc này căng thẳng hơn với lúc mẹ chưa lấy chồng, có lẽ vì con trai tuổi thanh niên sẵn sàng đối đầu với mẹ vì các tiêu chuẩn hành vi. 3.2. Tác động của ly hôn đối với sự phát triển của trẻ em Sự đổ vỡ, mâu thuẫn và căng thẳng đi kèm với ly hôn có ảnh hưởng đến trẻ con hay không? Dĩ nhiên là có. Tuy nhiên, sau khi trả lời câu hỏi rất dễ này vẫn còn nhiều câu hỏi khó khác: tất cả khía cạnh trong cuộc sống của trẻ con có bị ảnh hưởng như nhau từ cuộc ly hôn hay không? Có yếu tố nào làm ly hôn đối với một số đứa trẻ căng thẳng hơn và đối với một số đứa trẻ khác ít căng thẳng hơn hay không? Sau cùng, ly hôn ảnh hưởng đến sự phát triển ra sao? Nhiều học giả cố trả lời những câu này. Năm 1990 có gần 100 nghiên cứu về tác động của ly hôn, với hơn 13000 đứa trẻ trước tuổi đến trường cho đến độ tuổi học đại học. Amato và Keith (1991) tổng hợp kết quả của những nghiên cứu này. Phân tích của họ cho thấy một số lĩnh vực trong đó trẻ con có bố mẹ ly hôn thường có kết quả kém hơn số trẻ con có gia đình nguyên vẹn. Khi bố mẹ ly hôn con của họ kém thành công trong trường học hơn và có nhiều vấn đề liên quan đến hạnh kiểm và khái niệm cái tôi hơn. Ngoài ra, mối quan hệ bố mẹ - con thường xấu đi. Amato và Keith (1991) phát hiện ba kết quả quan trọng khác về ly hôn. - Trước tiên, tác động chung của ly hôn đối với bé gái và bé trai là như nhau.
  15. - Thứ hai, ly hôn gây nhiều phương hại cho trẻ độ tuổi đến trường và thanh niên hơn trẻ trước tuổi đến trường hoặc người lớn ở độ tuổi học đại học. - Thứ ba, vì ly hôn trong thập niên 1980 trở nên thường xuyên hơn nên hậu quả đi kèm với ly hôn trở nên nhỏ hơn. Thành tựu trong trường học, hạnh kiểm, điều chỉnh thích nghi, v.v... vẫn chịu ảnh hưởng của ly hôn nhưng không nhiều như trước thập niên 1980. Khi con của bố mẹ đã ly hôn trở thành người lớn, thì ảnh hưởng của ly hôn vẫn còn dai dẳng: -Con của bố mẹ đã ly hôn có nhiều khả năng có con ở tuổi vị thành niên và chính chúng sau này cũng ly hôn. Họ kể rằng ít hài lòng với cuộc sống và cảm thấy thất vọng nhiều hơn (Furstenberg & Teitler, 1994; Kiernan, 1992). - Có 11% số trẻ con của bố mẹ đã ly hôn gặp rối loạn cảm xúc nghiêm trọng khi đến tuổi trưởng thành so với 8% số trẻ con trong các gia đình nguyên vẹn (Chase-Lansdale, Cherlin, & Kiernan, 1995). - Bố mẹ ly hôn khi con ở giai đoạn còn nhỏ, sự khác nhau giữa trẻ con có bố mẹ đã ly hôn và trẻ con trong gia đình nguyên vẹn không nhiều, hầu hết số trẻ con của bố mẹ đã ly hôn không bị các rối loạn cảm xúc nghiêm trọng như bố mẹ chúng. Ly hôn ảnh hưởng đến sự phát triển ra sao? Một số yếu tố đã được nhận dạng (Amato & Keith, 1991): - Thứ nhất, sự vắng mặt của một bố hoặc một mẹ có nghĩa là đứa trẻ mất đi một vai trò mẫu, một nguồn giúp đỡ và hỗ trợ cảm xúc của bố mẹ cũng như người giám sát. Chẳng hạn, trẻ con độ tuổi đến trường khó chịu vì bạn trong lớp chọc ghẹo; ở nhà cũng cảm thấy khó chịu trong nhiều giờ cho đến khi một bố hoặc một mẹ của mình đi làm về. - Thứ hai, các gia đình có một bố hoặc một mẹ thường gặp cảnh túng quẫn kinh tế, tạo ra căng thẳng, ít quan tâm con, cơ hội cơ bản của con khó được đáp ứng. Cụ thể, khi một bố hoặc một mẹ lo lắng làm sao có đủ tiền thuê nhà, ăn uống thì ít dành thời gian và sức lực để làm bố/ làm mẹ. Thu nhập giảm có nghĩa là gia đình không còn đủ tiền mua sách, mua nhạc và các hoạt động khác thúc đẩy sự phát triển của con nữa. - Thứ ba, mâu thuẫn giữa bố mẹ khiến con cái vô cùng đau khổ. Phần lớn vấn đề gán cho
  16. ly hôn nhưng thật ra là do mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng xảy ra trước khi ly hôn (Cherlin và người khác, 1991; Erel & Burman, 1995). Bố mẹ thường xuyên cãi vã, ẩu đả thì con cái cũng thường biểu hiện phần lớn những tác động tương tự đi kèm với ly hôn (Davies & Cummings, 1998; Harold và người khác, 1997). Cuộc sống của trẻ con sau khi ly hôn không phải tất cả đều u sầu và ảm đạm. Một số trẻ, do bố mẹ ly hôn, đã biến đau thương thành “động lực” bằng sự điều chỉnh để thích nghi với các tình huống mới trong cuộc sống (ChaseLansdale & Hetherington, 1991). Trẻ con thích nghi với ly hôn của bố mẹ dễ hơn khi bố mẹ đã ly hôn “trong hòa bình”, nhất là đối với vấn đề kỷ luật (Hetherington, 1989). Dĩ nhiên, nhiều bố mẹ không hòa hợp nhau sau khi ly hôn. Theo truyền thống, mẹ được quyền nuôi con. Chứng cứ cho thấy trẻ con thường điều chỉnh tốt hơn khi sống với bố mẹ cùng phái với mình: con trai sống với bố tốt hơn và con gái sống với mẹ tốt hơn (Camara & Resnick, 1988). Một lý do giải thích tại sao con trai thường sống với bố hợp hơn là do con trai ở tuổi thiếu niên có nhiều khả năng mâu thuẫn với mẹ nhiều hơn với bố. Một giải thích khác là cả con trai lẫn con gái đều ấp ủ mối quan hệ cảm xúc với bố mẹ cùng phái mạnh hơn bố mẹ khác phái (Zimiles & Lee, 1991). 3.3. Gia đình hỗn hợp Tiếp theo sau ly hôn, hầu hết trẻ con sống trong gia đình chỉ có một bố hoặc một mẹ trong khoảng 5 năm. Tuy nhiên có hơn 2/3 nam và nữ đã ly hôn sau cùng lại tái hôn (Glick, 1989; Glick & Lin, 1986). Kết quả là: đối với ông bố ly hôn khi tái hôn, gia đình lúc này là bố đẻ , mẹ ghẻ và con riêng của một hoặc cả hai, được gọi là gia đình hỗn hợp. Vì mẹ thường được quyền nuôi con nhiều hơn nên hình thức gia đình hỗn hợp phổ biến nhất là một mẹ, con và bố ghẻ. Bé trai trước tuổi thanh niên thường hưởng lợi khi có mặt bố ghẻ, nhất là khi bố ghẻ tình cảm và quan tâm. Trái lại, bé gái trước tuổi thanh niên không thích nghi với việc tái hôn của mẹ, rõ ràng là vì sự tái hôn này phá vỡ mối quan hệ mật thiết mà bé đã hình thành với mẹ. Tuy nhiên, khi bé trai và bé gái bước vào tuổi thanh niên thì cả hai đều hưởng lợi từ sự có mặt của bố ghẻ biết quan tâm (Hetherington, 1993). Chiến lược tốt nhất đối với bố ghẻ là quan tâm đến con ghẻ của mình nhưng tránh
  17. xâm phạm mối quan hệ đã được xác lập. Các bà mẹ vừa tái hôn phải kiềm chế sự nhiệt tình của mình đối với người chồng mới, đặc biệt trước mặt con mình. Cả bố mẹ lẫn con đều cần có những mong đợi thực tế về gia đình hỗn hợp. Họ có thể thành công nhưng đòi hỏi phải cố gắng nhiều vì nhiều mối quan hệ phức tạp, sự thủy chung xung đột và ghen tuông thường tồn tại. Đôi khi gia đình hỗn hợp bao gồm số con cái từ các cuộc hôn nhân trước của cả hai bố mẹ. Bố mẹ trong những gia đình này cần phải nỗ lực đặc biệt để đối xử với con ghẻ. Khi không được như thế, mâu thuẫn và hành vi có vấn đề là điều thường gặp (Mekos, Hetherington, & Reiss, 1996). Người ta vẫn chưa biết nhiều về gia đình hỗn hợp gồm một bố, con riêng của bố và mẹ ghẻ. Một số yếu tố hội tụ khiến cho cuộc tái hôn của bố gây nhiều khó khăn cho con mình (Brand, Clingempeel, & Bowen-Woodward, 1988). Thứ nhất, một lý do các ông bố được quyền nuôi con có thể biện minh, nghĩ rằng con mình ngang bướng và sẽ tốt hơn nếu bố áp dụng "bàn tay sắt". Do đó, nhiều đứa trẻ trong loại gia đình này không thích nghi với nhiều thử thách trong cuộc sống chẳng hạn như việc bố lấy vợ khác. Thứ hai, đôi khi bố được quyền nuôi con vì có mối quan hệ đặc biệt thân thiết với con, nhất là con trai. Đối với việc mẹ lấy chồng khác cũng thế, đôi lúc đứa trẻ sợ rằng việc bố lấy vợ khác sẽ đảo lộn mối quan hệ này. Sau cùng, mẹ không nuôi con có nhiều khả năng hơn bố không nuôi con trong việc duy trì sự liên lạc thân thiết và thường xuyên với con (Maccoby và người khác, 1993). Sự có mặt thường xuyên của người mẹ không nuôi con có thể gây trở ngại cho nỗ lực của mẹ ghẻ trong việc hình thành mối quan hệ thân thiết với con ghẻ, nhất là con gái ghẻ. Qua thời gian, trẻ con thích nghi với gia đình hỗn hợp. Nếu cuộc hôn nhân hạnh phúc, thì hầu hết trẻ con chắc chắn hưởng lợi từ sự có mặt của hai người lớn quan tâm. Thật không may, những cuộc hôn nhân lần thứ hai có nhiều khả năng kết thúc bằng ly hôn nhiều hơn cuộc hôn nhân lần thứ nhất, vì thế nhiều đứa trẻ phải sống trong bi kịch ly hôn thêm lần nữa. Bạn có thể tưởng tượng, những tình tiết mâu thuẫn thường xảy ra như thế phá vỡ nghiêm trọng sự phát triển của đứa trẻ, làm nổi bật vấn đề được quan sát thấy ở trẻ con sau cuộc ly hôn ban đầu (Capaldi & Patterson, 1991).
  18. 4. Ngược đãi 4.1. Các hình thức ngược đãi Lần đầu tiên bé Max 7 tuổi đến trường với nhiều vết bầm tím trên mặt, bé giải thích với cô giáo rằng bé ngã cầu thang. Vài tuần sau, Max cũng có nhiều vết bầm tím như thế, thì cô giáo nói với hiệu trưởng, hiệu trưởng tiếp xúc với chính quyền địa phương. Hóa ra mẹ của Max dùng mái chèo đánh con cho dù nó phạm lỗi không đáng kể, đối với những lỗi vi phạm nghiêm trọng, bà đánh Max và bỏ cậu ngủ một mình trong tầng hầm tối đen, không có máy sưởi. Thật không may, những trường hợp như Max xảy ra khá thường xuyên. Sự ngược đãi diễn ra trong nhiều hình thức (Goodman và người khác, 1998): - Ngược đãi hành hạ, bao gồm đánh đập dẫn đến chấn thương chẳng hạn như vết bầm tím, chảy máu, sưng và gãy xương - Lạm dụng tình dục, bao gồm vuốt ve, âu yếm, giao hợp hoặc các hành vi tình dục khác - Ngược đãi tâm lý, bao gồm chế giễu, hắt hủi, hoặc làm bẽ mặt - Bỏ bê, trẻ không nhận được đủ thức ăn, quần áo hoặc chăm sóc thuốc men Tần số ngược đãi trẻ khó dự đoán vì có nhiều trường hợp không được báo cáo. Theo Trung tâm quốc gia phụ trách vấn đề ngược đãi và bỏ bê trẻ con (1997), mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ con bị ngược đãi hoặc bị bỏ bê. Khoảng 50% trẻ con bị bỏ bê, khoảng 25% trẻ bị ngược đãi hành hạ và 15% bị lạm dụng tình dục (Trung tâm quốc gia phụ trách vấn đề ngược đãi và bỏ bê trẻ con, 1997). 4.2. Các yếu tố tạo nên hành vi ngược đãi Bố mẹ ngược đãi con có lúc được cho là bị rối loạn hoặc mất trí mức độ nặng. Ngày nay, đa số bố mẹ ngược đãi con cái không thể phân biệt với bố mẹ khác theo tiêu chuẩn tâm thần (Wolfe, 1985). Thật ra, giải thích ngược đãi trẻ con thời hiện đại không còn xét đến một nguyên nhân duy nhất hoặc thậm chí một số lượng nhỏ nguyên nhân. Thay vào đó, kết hợp nhiều yếu tố khi xem xét đứa trẻ có nguy cơ bị ngược đãi (Rogosch và người khác, 1995). Chúng ta hãy xét 3 yếu tố kết hợp quan trọng nhất: Bối cảnh văn hóa xã hội; Bố mẹ và Bản thân đứa trẻ. Nhóm các yếu tố góp phần chung chung nhất là nhóm liên quan giá trị văn hóa và
  19. điều kiện xã hội mà bố mẹ nuôi dưỡng con mình. Chẳng hạn, quan điểm hình phạt cơ thể trong một nền văn hóa góp phần vào sự ngược đãi trẻ con. Một ông bố đang đánh đít con, là điều thường gặp ở Mỹ. Trái lại, nhiều nước ở châu Âu và châu Á ngăn cấm hình phạt cơ thể kể cả đánh đít. Các nước bỏ qua hình phạt cơ thể thường có khuynh hướng có tỷ lệ ngược đãi trẻ thấp hơn nước Mỹ (Zigler & Hall, 1989). Điều kiện xã hội nào dung dưỡng sự ngược đãi? Nghèo đói: Ngược đãi là điều thường gặp ở trẻ con sống trong cảnh đói nghèo, một phần vì tiền bạc thiếu thốn khiến cho đời sống hằng ngày rất nhiều căng thẳng (Coulton và người khác, 1995). Khi bố mẹ lo lắng không biết có đủ tiền mua thức ăn hoặc trả tiền thuê nhà hay không, thì bố mẹ có nhiều khả năng đánh đập con cái thay vì cố gắng tranh luận với con nhiều hơn. Cô lập xã hội: Ngược đãi có nhiều khả năng xảy ra khi gia đình cô lập không chơi với hàng xóm hoặc cô lập với những người thân khác. Khi một gia đình sống trong sự cô lập tương đối thì sẽ tước bỏ sự bảo vệ của người lớn đối với trẻ con và tước đi sự hỗ trợ xã hội của bố mẹ giúp trẻ con giải quyết căng thẳng trong đời sống (Garbarino & Kostelny, 1992). Các yếu tố văn hóa: văn hóa rõ ràng góp phần vào sự ngược đãi trẻ con nhưng chúng chỉ là một phần trong vấn đề. Mặc dù ngược đãi phổ biến ở các gia đình sống trong cảnh đói nghèo hơn, nhưng cũng xảy ra trong các gia đình thuộc giai cấp trung lưu và thượng lưu. Do đó, chúng ta cần khảo sát các yếu tố bổ sung để giải thích tại sao ngược đãi xảy ra. Nhóm yếu tố thứ hai giải thích cho sự ngược đãi thuộc về bản thân bố mẹ. Bố mẹ ngược đãi con vì một số lý do thuộc về bản thân bố mẹ, các lý do đó có thể là: - Khi còn nhỏ chính họ cũng bị bố mẹ ngược đãi (Simons và người khác, 1991); - Bố mẹ có kỳ vọng cao đối với con mình nhưng lại ít giúp đỡ con đạt được những mục tiêu này (Trickett và người khác, 1991); - Bố mẹ dựa vào biện pháp đánh đập để kiểm soát con (Trickett & Kuczynski, 1986). Nói chung, bố mẹ ngược đãi con cái do chính họ có thời thơ ấu bất hạnh và hiểu biết hạn chế về những kỹ thuật làm bố mẹ hiệu quả. Nhóm yếu tố thứ ba giải thích cho hành vi ngược đãi xuất phát từ chính bản thân đứa trẻ bị ngược đãi. Ảnh hưởng tương hỗ giữa bố mẹ và con cái nhắc bạn nhớ rằng trẻ con có thể vô tình, qua hành vi của chúng, góp phần khiến cho chúng bị ngược đãi. Thực
  20. ra, trẻ con ở tuổi ẵm ngửa và trẻ con trước tuổi đến trường thường bị ngược đãi hơn trẻ lớn, có lẽ vì trẻ nhỏ ít có khả năng điều chỉnh hành vi có hại, gợi ra ngược đãi (Belsky, 1993). Có lẽ bạn đã nghe câu chuyện kể một bậc bố mẹ nhấc con lên rung mạnh tay cho đến khi con chết vì con không chịu nín khóc. Vì trẻ nhỏ cứ luôn khóc dai quá mức - hành vi sớm muộn gì cũng làm bố mẹ bực mình - có nhiều khả năng trở thành mục tiêu bị ngược đãi hơn. Cũng cùng lý do như thế trẻ con thường xuyên ốm đau cũng bị ngược đãi thường xuyên hơn. Khi đứa trẻ ốm sẽ khóc dai hơn, làm bố mẹ bực mình hơn. Khi đứa trẻ ốm, trẻ con cần chăm sóc y tế thuốc men (nghĩa là phải tốn tiền), phải nghỉ học ở nhà (nghĩa là bố mẹ phải sắp xếp để chăm sóc). Vì trẻ con ốm làm tăng mức độ căng thẳng trong gia đình, nên vô tình trẻ con trở thành mục tiêu bị ngược đãi. Bằng hành vi non nớt hoặc khi ốm, trẻ con vô tình đặt mình vào nguy cơ bị ngược đãi (Rogosch và người khác, 1995). 4.3. Ảnh hưởng của sự ngược đãi đối với trẻ con Có lẽ chúng ta dự đoán được hậu quả về thể chất và tinh thần đối với trẻ con bị ngược đãi. Một số bị thương tổn cơ thể vĩnh viễn. Thậm chí khi không có thương tổn cơ thể vĩnh viễn đi nữa thì sự phát triển xã hội và cảm xúc của trẻ con thường bị xáo trộn. Trẻ con thường có mối quan hệ không tốt với bạn đồng tuổi, thường vì đứa trẻ quá gây hấn (Parker & Herrera, 1996). Sự phát triển nhận thức và kết quả học tập cũng bị xáo trộn. Trẻ con bị ngược đãi thường có điểm số thấp hơn trong trường học, có điểm thấp hơn trong các trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa, và thường ở lại lớp hơn là lên lớp. Cũng thường thấy các rối loạn hành vi liên quan đến trường học chẳng hạn như đập vỡ đồ vật trong lớp (Trickett & McBrideChang, 1995). Người lớn bị ngược đãi khi còn nhỏ thường có các rối loạn cảm xúc chẳng hạn trầm cảm hoặc lo âu, và thường có ý định nghĩ đến chuyện tự tử hoặc toan tự tử, có nhiều khả năng dùng bạo lực đối với chồng vợ, và con cái hơn (Malinosky-Rummell & Hansen, 1993). Tóm lại, khi trẻ con bị ngược đãi, nhiều khía cạnh phát triển của trẻ con bị ảnh hưởng và những tác động này không biến mất theo thời gian (Goodman và người khác, 1998). 4.4. Loại trừ sự ngược đãi trẻ con Thay đổi nhiều tác động văn hóa xã hội gây nên sự ngược đãi là một công việc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2