Tiểu luận Tâm lý khách du lịch: Du lịch tín ngưỡng Lễ vía bà chúa xứ núi Sam
lượt xem 63
download
Tiểu luận Tâm lý khách du lịch với đề tài "Du lịch tín ngưỡng Lễ vía bà chúa xứ núi Sam" trình bày các nội dung sau: chương 1 mở đầu, chương 2 giới thiệu lễ vía bà chúa xứ núi Sam, chương 3 các yếu tố lễ hội ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch, chương 4 kết luận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Tâm lý khách du lịch: Du lịch tín ngưỡng Lễ vía bà chúa xứ núi Sam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BÀI TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH Đề tài: DU LỊCH TÍN NGƯỠNG “LỄ VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM”. GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY. Nhóm – DH11DL 1. Triệu Minh Hiếu 11157450 2. Nguyễn Vương Hải 11157121 3. Trần Anh Danh 11157385 4. Hoàng Tiến Anh 11157065 5. Nguyễn Ngọc Cường 11157384 6. Nguyễn Thành Hân 11157398 7. Huỳnh Thị Thanh Hằng 11157396 8. Huỳnh Đặng Diễm Trinh 11157039 9. Nguyễn Thành Tâm 11157028 Tháng 12/2013. [Type text] Page 1
- MỤC LỤC. CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU. Từ bao đời nay Lễ hội - cầu nối quá khứ với hiện tại đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa là sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Ðồng thời là nơi người dân đ ược vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Một trong những lễ hội có từ lâu đời hằng năm thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến tham dự đó là lễ hội "vía Bà Chúa Xứ Núi Sam".Qua lễ hội giúp mọi người có tính cộng đồng, cùng chia sẻ khó khăn. Do đó, cần được gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ sau. Du khách đến đây không chỉ tham quan những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng mà còn hành hương để vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, một lễ hội đã được nâng lên thành lễ hội cấp quốc gia… Trong tín ngưỡng của người Việt, bà Chúa Xứ rất được tôn kính và được nhân gian tương truyền bà là người được trời sai xuống cứu dân độ thế, canh giữ bờ cõi. Bà là một trong 6 nữ thần bất tử theo tín ngưỡng dân gian (Bà chúa Bầu, bà chúa Li ễu, bà chúa Tó, bà chúa Kho, bà chúa Ngọc, bà chúa Xứ). Theo thời gian, lễ hội vía bà Chúa Xứ không còn nằm gọn hẹp trong tín ngưỡng của những người dân vùng Bảy Núi mà đã trở nên phổ biến hơn với người dân của cả nước. Vẫn theo nghi thức truyền thống với hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các hoạt động chính như Lễ phục hiện rước tượng Bà; Lễ tắm Bà; Lễ thỉnh sắc Thần Thoại Ngọc Hầu, tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân t ừ lăng Thoại Ngọc Hầu (Sơn lăng) về miếu Bà, sau đó là Lễ Túc yết (tức dâng lễ vật và Tâm lý khách du lịch Page 2
- tiến hành cúng Bà) và lễ “Xây chầu” mở đầu cho việc hát bội tại Võ ca c ủa mi ếu; Lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc. Ngoài các hoạt động trên còn có các hoạt động thể thao dân gian như đua thuyền, đẩy cây, đập nồi, kéo co, hội thao leo núi. Những hủ tục về mê tín dị đoan, đốt vàng mã đã được tuyên truyền để người dân hạn chế, giảm bớt. Thông qua các hoạt động lễ hội, tạo sức hút không chỉ đối với đối tượng du khách, khách hành hương mà còn là cơ hội lớn cho thị xã Châu Đốc tiếp tục giới thiệu, quảng bá các di tích, thắng cảnh, thế mạnh tiềm năng về dịch vụ, du lịch và th ương mại để thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Đến với lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam, du khách sẽ được tham quan một nơi đang lưu giữ 2 lỷ lục Việt Nam đó là ngôi miếu lớn nhất Việt Nam và tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam. Lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam đã và đang là một hoạt động du lịch lớn nhất tại khu vực ĐBSCL và thu hút rất nhiều du khách gần xa. CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU LỄ VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM. 1. NGUỒN GỐC. Cách đây gần 200 năm, núi Sam còn hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu đặc biệt là quân Xiêm. Mỗi khi giặc đến, người dân quanh vùng lại phải bồng bế nhau chốn chạy lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Chúng hì hục cậy ra, lấy dây buộc lại dùng đòn khiêng xuống núi để mang về xứ. Nhưng khi bọn chúng mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn, lạ thay tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu không thể nào nhấc lên được nữa. Khi đó, một tên trong bọn tức giận đập vào cốt t ượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay tức khắc hắn bị trừng phạt hộc máu, chết tại chỗ, bọn cướp hoảng sợ kéo nhau bỏ chạy tán loạn. Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi l ại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu, nói với các bô lão: “Tượng bà đang ngự trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đưa Bà xuống núi lập miếu thờ Tâm lý khách du lịch Page 3
- cúng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh đ ược giặc c ướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành”. Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật tượng Bà đang ngự gần trên đ ỉnh. Họ xúm nhau khiêng tượng xuống làng nhằm mục đích để gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền được huy động, các lão làng tính kế để đưa tượng đi, nhưng không làm sao nhấc lên được. Các cụ bàn nhau chắc là chưa trúng ý Bà nên cử người cầu khấn. Quả nhiên bé gái hôm nọ lại được Bà đạp đồng mách bảo: “Hãy chọn chín cô gái đồng trinh đ ể đem Bà xuống núi”. Dân làng mừng rỡ tuyển chọn chín cô gái, tắm rửa sạch sẽ ăn mặc đẹp, tới thỉnh bà xin phép Bà được đưa cốt tượng xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng bà đi một cách nhẹ nhàng. Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt xuống đất và không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi đây nên tổ chức xin keo, đ ược Bà chấp thuận và lập Miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm l ịch, dân làng l ấy ngày này làm lễ vía Bà. Từ đó, dân gian tôn thờ và tin tưởng Bà như một phép mầu huyền diệu mà trời đất đã ban cho cư dân vùng này. 1.1. Địa điểm tổ chức và quy mô lễ hội: Lễ hội được tổ chức tại thị xã Châu Ðốc, An Giang và mang đậm bản sắc tín ngưỡng dân gian Đặc biệt là tín ngưỡng của người dân Nam bộ. Lễ hội đ ược diễn ra hằng năm tại miếu bà Chúa Xứ thuộc xã Vĩnh Tế (nay là phường núi Sam). Theo ước tính của ban quản trị miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc thì hằng năm có khoảng hơn 2 triệu khách thập phương đến thăm viếng và cầu khấn ở miếu Bà, gấp hơn 20 lần dân số thị xã Châu Đốc. tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng. Tâm lý khách du lịch Page 4
- Đa số khách đến viếng thăm để dâng hương cầu tài, cầu lộc, thể hiện lòng tạ ơn Bà bằng nhiều hình thức: - Cúng heo quay, cúng tiền, lễ vật lưu niệm hoặc các tiện nghi phục vụ cho miếu. Các vật lưu niệm ngày nay quá nhiều, Ban Quản trị đưa vào khu nhà lưu niệm để trưng bày. Tiền hỉ cúng hàng năm lên tới vài tỉ đồng (trong đó có vàng, đô-la). - Nguồn tài chánh này ngoài việc trùng tu, xây dựng lăng, miếu còn góp phần vào nhiều công trình thủy lợi xã hội địa phương như làm đường, xây trường học, bệnh xá, đóng góp quỹ từ thiện, khuyến học… 1.2. Hình dáng pho tượng: Các nhà nghiên cứu phỏng đoán tượng Bà được tạc vào thế kỷ VI, theo mô típ tượng thần Vinus thường thấy ở các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ. Thực chất, tượng Bà vốn là một pho tượng đá, thể hiện dáng hình một người đàn ông trong tư thế ngồi, chân trái của tượng xếp bằng tròn, mũi bàn chân giáp với chân phải; chân phải để gập, co gối, chống thẳng bàn chân xuống mặt bệ đá. Tay trái của tượng ở tư thế chống nạnh, bàn tay xoải xuống mặt bệ đá, phía sau đùi trái. Tay phải tượng thả tự nhiên, bàn tay úp trên đầu gối phải. Tóc tượng uốn thành những búp xoăn, thả về phía sau. Trên mặt tượng có một vành ngấn, là nơi đặt mão lên đầu tượng. Trong vành ngấn này có những hoa văn hình móc câu, riêng ở phần vành nằm trước trán của tượng có một hình tròn, chung quanh là những hoa văn kiểu ngọn lửa. Trên cánh tay để trần của tượng có một vành đai, giống như cái vòng đeo tay. Toàn bộ dáng hình c ủa pho tượng là dáng hình một người đàn ông tràn đầy sức sống, với bộ ngực căng nở và chiếc bụng phệ. Trên ngực của tượng có một vành đai như vòng kiềng, trước ngực là hình mảnh trăng lưỡi liềm khá rộng. Toàn bộ pho tượng cao chừng 1,25 m, được tạc liền một thớt đá cùng loại, với bệ tượng dày chừng 10 cm. Về trang phục, tượng được tạc trong tư thế đang vận một chiếc khố. Ở bắp cánh tay, gần bả vai của tượng, sát nách, nổi cộm một vòng đai có hình dạng như một Tâm lý khách du lịch Page 5
- chiếc vòng đeo tay. Ở cổ tượng nổi cộm một vòng đai hình vòng kiềng, chỗ vòng nằm ngay ngực khá to, hình lưỡi liềm, có lẽ là một thứ vòng đeo cổ xưa. Hình 1: Tượng Bà Chúa Xứ 1.3. Kiến trúc: Tâm lý khách du lịch Page 6
- Ngôi miếu có bố cục kiểu chữ 国 - Quốc, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuy ền đang lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ. Hình 2: Miếu Bà Chúa Xứ. Chánh điện gồm hai lớp. Lớp trong cùng là nơi thờ Bà Chúa Xứ với tượng Bà bằng đá đặt trên bệ cao, sát hai bên là hai con hạc trắng biểu tượng c ốt cách tiên thánh của Bà. Bên phải tượng Bà là một linga cũng bằng đá đặt trên một hương án thờ, gọi là bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là hương án thờ một tượng gỗ chạm hình yoni, gọi là bàn thờ Cô. Lớp thứ hai là bàn thờ Hội đồng, sát liền hai tượng chim phượng. Hai bên trái, phải của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn (ở bên trái) và bàn thờ Hậu hiền khai cơ (ở bên phải). Ngay lối vào chánh điện có đôi câu đối thể hiện quyền lực linh thiêng của Bà trong việc ban phúc, bảo vệ nhân dân. Nội dung như sau: 国国国国国国国国国国 Tâm lý khách du lịch Page 7
- 国国国国国国国国国国 Phiên âm: Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng Dịch nghĩa: Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo cho biết trong mộng Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi. 2. CÁC HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được chính thức bắt đầu vào ngày 22 tháng 04 âm lịch hằng năm bằng lễ “Phục hiện rước tượng Bà” từ trên đỉnh núi Sam xuống miếu thờ. Nghi thức trên đã khắc họa lại một cách rõ nét rằng cách nay hơn 200 năm khi người dân đến khai phá vùng này rất cần một chỗ tựa tâm linh để vui sống và tồn t ại trước thiên nhiên hoang dã quá ư khắc nghiệt. Việc tái hiện lại những hình ảnh trên làm sống lại lịch sử của thời khai hoang lập ấp. Sự hòa trộn giữa hiện thực và huyền thoại khiến cho lễ "phục hiện rước tượng Bà " này được sự đồng thuận và ngưỡng mộ c ủa mọi tầng lớp nhân dân. Từ miếu Bà Núi Sam đến đỉnh núi nơi Bà ngự trên 3 km, hàng chục ngàn người dân đứng hai bên đường hòa mình vào lễ hội với lòng thành kính và ý thức trật tự rất cao. Đây cũng là một nét đẹp về văn hóa trong lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Dưới đây là những hình ảnh trong ngày lễ phục hiện rước tượng Bà năm 2012 được tổ chức vào ngày 12 tháng 5 ( 22 tháng 4 âm lịch). Hình 3: Lễ phục hiện rước tượng Bà 3. CÁC LỄ CHÍNH. 3.1. Lễ tắm Bà. Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24. Nói là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà. Vào giờ đó, trong Tâm lý khách du lịch Page 8
- khuôn viên miếu, hàng chục ngàn người chen chúc nhau trên sân, mọi di chuyển tới lui chỉ có thể nhích từng bước một. Vào 23 giờ 30, ông chánh bái và Ban quản trị lăng miếu cùng các vị bô lão đ ịa phương có mặt ở chánh điện. Các du khách dâng cúng áo mão cho tượng Bà có vinh dự được đứng trong khu vực Chánh điện để chứng kiến. Đúng 0 giờ ngày 24, lễ tắm Bà được chính thức cử hành. Nghi thức đầu tiên là thắp sáng hai cây đèn cầy to trước tượng Bà. Ông chánh bái và hai vị bô lão niệm hương, dâng rượu, trà, kế đến là Ban quản trị lần lượt niệm hương cầu nguyện, lễ tất. Bức màn vải có viền ren thêu chữ, hoa nhiều màu sặc sỡ được kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng. Một nhóm từ 4- 5 phục nữ đã được chọn lựa, phân công từ trước vén màn bước vào trong chuẩn bị tắm Bà. Đầu tiên là cởi mão, khăn đội trên tượng, rồi lần lượt đến đai áo, áo ngoài, áo trong, để lộ toàn thân pho tượng bằng đá sa thạch ở tư thế ngồi. Dưới chân tượng Bà được đặt một chậu nước nhỏ đựng nước hoa xông lên thơm ngát, hàng chục chiếc khăn được nhúng vào chậu, vắt khô rồi lau lên cốt tượng. Số lượng khăn bông du khách đem đến có hàng trăm, nên để làm vừa lòng mọi người, tổ phục vụ cứ chốc lát lại thay khăn mới, cố sử dụng số khăn đ ược đ ưa vào. Sau đó một mâm đầy lọ nước hoa loại đắt tiền được dâng lên, mỗi lọ đ ều đ ược x ịt một ít vào tượng cốt, xong trả lại cho chủ. Người dâng cúng kính cẩn mang về nhà xem như một vật gia bảo. Kế đến, một bộ áo đẹp nhất dâng cúng trong kỳ lễ hội được khoác lên tượng, thắt dây đai áo rộng và các bộ phận khác, cuối cùng đội mão lên tượng. Tâm lý khách du lịch Page 9
- Hình 4: Lễ tắm Bà Lễ tắm Bà xong, bức màn được kéo qua một bên, mọi người chen nhau đến gần để chiêm ngưỡng, khấn vái, ai cũng cố đến sát bên bệ thờ để xin lộc bà. Lộc bà bây giờ chỉ là một vài cành hoa, một vài trái cây để trên bàn, chứ không như trước đây có người sử dụng nước tắm Bà xem như nước thánh để chữa bệnh, hay uống vào để được mạnh giỏi, không bị tà ma quấy nhiễu. Hủ tục này ngày nay không còn nữa. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái. 3.2 . Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà. Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24. Tại miếu bà, các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà qua một con đường thỉnh sắc. Đoàn thỉnh sắc có đội múa lân của Miếu bà đi trước, kế đến là ông chánh bái, hai vị bô lão và những vị chức sắc khác, theo sau là các học trò lễ xếp thành hai hàng dọc, tay cầm cờ phướn đi hầu trước và sau long đình do bốn người khiêng. Đến trước điện thờ Thoại Ngọc Hầu, mọi người dâng hoa, niệm hương tế lễ. Sau phần nghi thức, đoàn thỉnh bốn sắc (bài vị) lên long đình về miếu. Bốn bài vị đó là: Bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại, bên trái là bài vị bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, cuối cùng là bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài v ị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc đ ược kết thúc. Hình 5: Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà. 3.3. Lễ Túc Yết. Tâm lý khách du lịch Page 10
- Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà. Phía sau các vị là bốn học trò lễ và bốn đào thầy. Đứng chính diện với tượng bà là ông chánh bái. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch s ẽ, ch ưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Các lễ vật được bày trên bàn trước tượng bà. Vào lễ cúng, ông chánh bái và các vị bô lão đến niệm hương trước bàn thờ. Kế đến là phần "Khởi cổ". Sau khi đánh ba hồi trống gỗ và ba hồi chiêng tr ống, nhạc l ễ bắt đầu trỗi lên là lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà. Từng diễn biến của buổi lễ được hai người xướng lễ, một xướng nội, một xướng ngoại - xướng to lên. Ông chánh bái đi trước, bốn học trò lễ và bốn đào thầy đi theo, hướng về phía bàn thờ tổ. Tại đây ông chánh bái tự rót rượu để học trò lễ đem lên dâng cúng. Sau khi dâng cúng hoa là dâng ba lần rượu gọi là chúc tửu, dâng ba lần trà gọi là hiến trà, theo lệnh của người xướng lễ, bản văn tế được mang đến trước bàn thờ. Một người trong Ban quản trị lăng miếu đọc văn tế. Dứt bài văn tế, ông chánh bái đốt văn bản này và một ít giấy vàng bạc, heo cúng trên bàn được lật ngửa ra trước khi khiêng đi, phần cúng túc yết đã xong. 3.4. Lễ xây chầu Sau cúng túc yết là Lễ xây chầu. Để chuẩn bị cho lễ này, người ta khiêng bàn tổ ra ngoài và thay vào đó một cái trống chầu. Vào lễ người xướng nội hô to "ca công tựu vị", ông chánh bái ca công liền bước tơ ái bàn thờ đặt giữa võ ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên trái bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đ ọc to nh ững l ời c ầu nguyện: "Nhất xái thiên thanh" - Trời luôn thanh bình Tâm lý khách du lịch Page 11
- "Nhị xái địa linh" - Đất thêm tươi tốt "Tam xái nhơn trường" - Người sống muôn tuổi "Tứ xái quỷ diệt hình" - Quỷ dữ bị tiêu diệt. Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương tr ở lại bàn th ờ, ông đánh ba hồi trống và xướng "ca công tiếp giá", lập tức đoàn hát bộ trên sân khấu trong võ ca trước chánh điện đã chuẩn bị sẵn nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bộ bắt đầu. Các tuồng hát bộ sau đây thường được diễn tại miếu bà: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương v.v.. Hình 6: Lễ xây chầu 3.5. Lễ Chánh tế. Đến 4 giờ sáng ngày 26 cúng Chánh tế. Nghi thức cũng tương tự như lễ cúng túc yết, chỉ khác là thêm một phần nội dung văn tế và có thêm phần ẩm phước với ý nghĩa là phần thưởng của Bà ban cho dân chúng. 3.6. Lễ Hồi sắc. Đến 14h Chiều ngày 27 ban quản trị làm lễ hồi sắc, tức đ ưa bốn bài v ị c ủa Thoại Ngọc Hầu, bà Châu Thị Tế, bà Trương Thị Miệt và bài vị ban Hội đồng về lại lăng Thoại Ngọc Hầu. Đây cũng là nghi lễ chấm dứt chính thức lễ hội vía Bà. 4. PHẨN HỘI. Song song với cuộc lễ chính ở Miếu bà Chúa Xứ, các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén...thu hút nhiều du khách. Bên cạnh các hoạt động chính xung quanh Miếu Bà có biết bao tập t ục như: Tâm lý khách du lịch Page 12
- xin xâm, bói toán, đồng bóng...được diễn ra rất nhiều, liên tục trong những ngày này. Sau ngày miền Nam giải phóng, được sự chỉ đạo của ngành văn hoá và Ban quản tr ị, nhân dân xã Vĩnh Tế đã biến ngày Vía bà thành ngày hội truyền thống. Nhiều tập tục xấu được ngăn chặn. Thay vào đó là các hoạt động văn hoá lành mạnh, truyền thống và sôi nổi hơn. Hình 7: Các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian Miếu Bà chúa Xứ là một trong những danh thắng của núi Sam được nhà nước xếp hạng. Nơi đây đã mang dấu ấn của cả một thời đại hào hùng, thời đại chống giặc ngoại xâm. Và ngay nay miếu Bà Chúa Xứ vẫn thật sự là điểm đến của du khách bốn phương, là nơi mà con người cầu mong về những điều thiêng liêng, tốt đẹp nhất. CHƯƠNG III. CÁC YẾU TỐ LỄ HỘI ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH. 1. ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG BÀ CHÚA XỨ ĐẾN TÂM LÝ DU KHÁCH. Lễ hội "vía Bà Chúa Xứ" chứa đựng sự linh thiêng, và tín ngưỡng thể hiện qua các hệ thống kiến trúc chùa, miếu lâu đời, hơn thế nữa lễ hội còn mang đ ậm bản s ắc người dân nam bộ, tạo sự hấp dẫn cho du khách khi đặt chân đến nơi đây. Tục thờ mẫu ở Nam bộ là một sự tiếp nối của tục thờ mẫu truyền thống. Qua đó thể hiện ước mơ của con người mong muốn vạn vật được sinh sôi nảy nở hầu đem lại cuộc sống no ấm cho con người. Đồng thời thể hiện đức tin của con người vào s ự Tâm lý khách du lịch Page 13
- linh thiêng, phù hộ độ trì của các vị Thánh Mẫu để con người được bình yên trong cuộc sống. Tục thờ mẫu cũng thể hiện tâm lý uống nước nhớ nguồn của con người Việt Nam nói chung, Nam bộ nói riêng khi được sức khỏe, tài lộc và may mắn thì nhớ ơn những người đã phù hộ độ trì cho mình. Đây chính là giá trị nhân bản, giá trị đạo đức và giá trị truyền thống Việt Nam. Đa số khách du lịch đến đây ngoài việc thăm quan còn để vía Bà Chúa Xứ, cầu nguyện, phù hộ, giúp đỡ về mọi mặt: gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn… Vì vậy tâm lý của khách du lịch đến đây cần phải lịch sự, trang nghiêm, thành khẩn; tôn trọng lễ nghi, tín nghĩa; ít biểu lộ cá tính, tuân thủ nề nếp của lễ hội… Đặc biệt là họ có lòng tin vào Bà Chúa Xứ. Nhu cầu và hành vi tiêu dùng của du khách chủ yếu trong phạm vi của tín ngưỡng, và chi cho các hoạt động phục vụ tế lễ, cầu nguyện, chiêm bái… 2. CÁC YẾU TỐ KHÁC CỦA LỄ HỘI ẢNH HƯỞNG TỚI DU KHÁCH. 2.1. Yếu tố thời gian Thời gian du khách đến đây không đều đặn mà tập trung vào thời điểm diễn ra lễ hội vía Bà Chúa Xứ. Tức là vào ngày 22 tháng 04 âm lịch hằng năm bằng lễ “Phục hiện rước tượng Bà” từ trên đỉnh núi Sam xuống miếu thờ. 2.2. Quy mô lễ hội. Lễ hội có quy mô lớn điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch và khả năng thu hút một lượng khách rất lớn. Đồng thời gây ra nhiều tác động môi tr ường, cảnh quan thiên nhiên tại miếu thờ… Tâm lý khách du lịch Page 14
- Hình 8: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Lễ hội được tổ chức tại di tích lịch sử văn hoá núi Sam, vùng đ ất bảy núi.Đi ều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch. 2.3. Phong cảnh xung quanh và yếu tố dân tộc học. Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng. Và con người khi đi du l ịch chính là đi tìm “những xúc cảm mới lạ” mà quê mình không có. Cảm xúc khác lạ đ ấy chính là những tập tục là về cư trú, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, trang phục dân tộc.v.v… Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia “Vĩnh Tế Sơn”) thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Tâm lý khách du lịch Page 15
- Hình 9: Phong cảnh xung quanh miếu Bà Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích l ịch s ử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ… Hình 10: Các công trình kiến trúc và di tích lịch sử văn hóa Núi Sam còn có nhiều đền chùa am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có l ễ Vía vào tháng 4 t ừ sau t ết Tâm lý khách du lịch Page 16
- Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. 2.4. Văn hóa ẩm thực. Văn hóa ẩm thực xuất phát từ đặc trưng địa lý. Trong các "món ăn bình dân" ở đây luôn gắn liền 2 yếu tố rừng và núi. Điều kiện sản xuất rau màu khó khăn, nên rau, lá rừng trở thành thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày. Để xác định được cây – lá nào ăn được là một quá trình đúc tụ kinh nghiệm của dân xứ núi. Ngày nay, cây - rau rừng không còn giới hạn món ăn gia đình, món ăn "kham khổ", thực phẩm này trở thành đặc sản của vùng, điển hình như: bánh xèo ăn với lá rừng, rau – lá rừng ăn với các món lẩu, các lóc nướng gói bánh tráng, rau rừng chấm mắm Prahoc, Simlo… Động vật đặc sản chế biến "món ăn bình dân" không phải thú rừng (heo rừng, rắn, gia cầm…) mà là các loại côn trùng sống dưới đất gò núi, ruộng cao. Theo người dân nơi đây, món ăn từ động vật "côn trùng" này, ngày xưa chỉ là "món ăn độn" trước thiên nhiên khắc nghiệt, hoặc món "ăn chơi" của trẻ em, dần phổ biến, trở thành đặc sản: ve sầu rang mỡ, chiên bột; cua núi luộc; kỳ nhông núi chiên giòn; dế nhủi sữa dồn đậu phộng chiên bột… Dân xứ núi, du khách đến du lịch rất khoái khẩu các món ăn từ côn trùng. Sản vật này trở thành nguồn thu nhập cao cho người dân mỗi khi đến mùa săn bắt… Hình 11: Các loại đặc sản Tâm lý khách du lịch Page 17
- Nếu có cảm hứng, du khách khi du lịch núi Sam có thể lai rai ở một quán cóc nào đó ven đường với những món “độc” của vùng núi Sam như bò xào lá giang, gỏi sầu đâu trộn khô cá lóc, canh chua cá ba sa bông điên điển. CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN. Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc là một hiện tượng văn hóa dân gian thu hút đông đảo quần chúng nhân dân của các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khmer và thậm chí cả những người Việt mang các quốc tịch nước ngoài. Nhìn chung, lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc cũng nằm trong hệ thống thờ cúng Đạo mẫu của những cư dân sinh sống trên dải đất Việt Nam ngày nay, mà chủ yếu là người Việt với quá trình bản địa hóa một pho tượng xa lạ nhưng l ại theo tâm thức chung của người Việt. Ở vùng Châu Đốc núi Sam có thành phần cư dân khá đa dạng là Việt, Chăm, Hoa, và Khmer, trong đó chủ yếu vẫn là người Việt. Người Việt từ thế kỷ 18, 19 đã kéo đến khai phá miền đất phì nhiêu này tuy rằng họ cũng đã bỏ ra không ích công s ức đ ể có được mảnh đất như ngày nay. Vùng đất mới với tín ngưỡng còn rất lỏng lẽo, người Việt đến đây với niềm hy vọng được sống yên ổn và hòa bình với các dân tộc khác, do đó việc tôn sùng một bà Chúa của xứ sở tuy không phải là có nguồn gốc Việt lại có ý nghĩa thắt ch ặt tình đoàn kết, tôn trọng tín ngưỡng của cư dân bản địa của cư dân Việt. Điều đó nói lên rằng, lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc là một sự kết hợp giữa lễ kỳ yên của dân địa phương với tính ngưỡng thờ mẫu mà thành. Quan sát lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc chúng ta thấy quá trình diễn ra lễ hội giống như lễ kỳ yên của các làng Nam bộ, cũng trải qua các giai đoạn như: lễ thỉnh sắc, lễ túc yết, lễ xây chầu, lễ chánh tế. Các phẩm vật trong lễ kỳ yên của các đình thần Nam bộ cũng tương tự, cũng một con heo sống đã được mổ đặt trên bàn cúng với một ít mao huy ết v.v… Tâm lý khách du lịch Page 18
- Cư dân Việt, Hoa, Khmer, Chăm đến với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc họ có được sự đồng cảm về biểu tượng chung, mà còn có niềm cộng cảm về các giá trị văn hóa. Một cuộc hành hương, thăm viếng miếu Bà tới vùng đất linh thiêng cộng với cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ cũng đã giúp con người trút đi bao nỗi phiền muộn cuộc sống hằng ngày, giúp họ thăng hoa tâm hồn mà cuộc sống đời thường không có được. Cuối cùng, chúng tôi muốn nói ở đây là những đóng góp của l ễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc đó là nó chứa đựng những giá trị lịch sử truyền thống, những giá trị đạo đức và giá trị văn hóa sâu sắc. Đó là tâm thức uống nước nhớ nguồn, hướng về cội nguồn, tôn vinh những người có công với dân, với nước. Nhân dân ký thác vào đó niềm tin của mình, mà niềm tin chính là sức mạnh giúp con người siêu vi ệt đ ời s ống trần tục, thăng hoa đời sống tin thần của mình. Và lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc cũng có những đóng góp nhất định về việc gìn giữ bản sắc văn hóa, truy ền thống cũng như những nghệ thuật dân gian không ngừng được nuôi dưỡng và cung cấp niềm cảm hứng cho các nghệ thuật chuyên nghiệp. Tâm lý khách du lịch Page 19
- CHƯƠNG V: TÀI LIỆU THAM KHẢO. Giáo trình tâm lý khách du lịch, trường đại học nông lâm TPHCM. http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx? siteid=1&sitepageid=310&articleid=2693 http://vov.vn/Van-hoa/Chau-Doc-vao-mua-Le-hoi-via-ba-Chua-Xu/263552.vov http://www.opentour.vn/tin-tuc-du-lich/568/cac-yeu-to-cua-le-hoi-anh-huong-toi- viec-thu-hut-khach-du-lich.html http://livecantho.com/du-lich-can-tho/tim-hieu-can-tho/tuc-tho-mau-o-nam-bo-2 http://luanvan.co/luan-van/khoa-luan-hanh-vi-cua-khach-du-lich-o-mieu-ba-chua- xu-chau-doc-18931/ http://www.toquoc.vn/Sites/vi-vn/details/21/kinh-te-du-lich/120412/du-lich-tam- linh-tim-duong-hut-khach.aspx Tâm lý khách du lịch Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tâm lý du khách Mỹ - Nga - Hàn
69 p | 1189 | 185
-
TIỂU LUẬN: Đặc điểm tâm lý khách du lịch Trung Quốc và các biện pháp Marketing-Mix nhằm tăng khả năng thu hút khách du lịch Trung Quốc tại công ty du lịch lữ hành Victortour
49 p | 1541 | 116
-
Báo cáo Tâm lý khách du lịch: Tâm lý khách du lịch người Nhật Bản
33 p | 768 | 88
-
Báo cáo Tâm lý khách du lịch: Tâm lý khách du lịch người nước Anh
8 p | 543 | 70
-
Bài tiểu luận: Tâm lý giao tiếp - Tâm lý khách du lịch người Mỹ
30 p | 2153 | 65
-
Tiểu luận: Khái quát tâm lý du lịch nước Mỹ
24 p | 504 | 56
-
Báo cáo môn Tâm lý khách du lịch: Tâm lý khách du lịch người Nhật Bản
32 p | 353 | 51
-
Báo cáo Tâm lý khách du lịch: Tây ba lô đến với văn hóa Việt Nam
28 p | 410 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế trong tâm trí khách du lịch quốc tế
10 p | 275 | 46
-
Báo cáo Tâm lý khách du lịch: Tìm hiểu tâm lí khách du lịch nhật khi đến Việt Nam
45 p | 353 | 45
-
Bài thuyết trình Tâm lý khách du lịch: Lễ vía bà chúa xứ núi Sam
33 p | 272 | 45
-
Báo cáo Tâm lý khách du lịch: Tìm hiểu tâm lý khách Nhật
29 p | 406 | 44
-
Báo cáo Tâm lý du lịch: Tâm lý du khách Tây ba lô đến với văn hóa Việt Nam
25 p | 235 | 38
-
Báo cáo chuyên đề: Văn hóa Chăm và những điều cần biết
19 p | 238 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước
242 p | 194 | 22
-
Báo cáo Tâm lý khách du lịch: Văn hóa Chăm và những điều cần biết
26 p | 256 | 19
-
ỨNG DỤNG TÂM LÝ KHÁCH HÀNG VÀO VIỆC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
32 p | 94 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn