BÁO CÁO TIỂU LUẬN: NHỮNG THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG BẮC TRUNG BỘ
lượt xem 114
download
Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ (BTB) là một trong 8 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn được giao thực hiện trong 2 năm 1994-1995 với sự tham gia của gần 30 cơ quan, Viện Nghiên cứu ở Trung ương và 6 tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ cùng nhiều chuyên gia....
Bình luận(2) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO TIỂU LUẬN: NHỮNG THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG BẮC TRUNG BỘ
- NHỮNG THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG BẮC TRUNG BỘ viên: Thái Thị Mùi Sinh NgSinh: 25.08.91 MSSV: 0954010552 Lớp hp: 05_TL3
- Bản đồ hành chính vùng
- Giới thiệu chung về bắc trung bộ Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Dãy núi Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên 51,5 nghìn km2; số dân 10,6 triệu người (năm 2006), chiếm 15,6% diện tích và 12,7% số dân cả nước. Phía bắc giáp Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Duyên hải miền Trung, phía đông giáp Biển Đông.
- Các thế mạnh để phát triển kinh tế Thế mạnh về vị trí địa lí Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên Thế mạnh về điều kiện kinh tế xã hội
- 1.Thế mạnh về vị trí địa lí Về vị trí tiếp giáp: - . Phía bắc giáp với Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La...tạo điều kiện trao đổi lao động, nguyên nhiên liệu, hàng hóa... . Phía Tây là sườn đông Trường Sơn giáp với CHDCND Lào làm mở rộng hợp tác quốc tế qua 4 cửa khẩu: Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo; khai thác, chế biến lâm sản, khai thác và sử dụng tiềm năng thủy điện...
- . Phía đông hướng ra biển Đông thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế biển, tạo cơ hội mở rộng thị trường hàng hóa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt với các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Về vị trí giao thông: . BTB nằm trên trục giao thông xuyên Việt (kể cả đường bộ, đường sắt, đường ngang đông tây). . Có hệ thống đô thị ven biển (Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Cố Đô Huế) gắn liền với các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch và các cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội...). . BTB gần đường hàng hải quốc tế, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các vùng phát triển năng động trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương mở ra khả năng to lớn trong quan hệ về mọi mặt thông qua hệ thống đ ường biển.
- 2.Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên . Tài nguyên đất: vùng BTB rất đa dạng về chủng loại và diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều. Có 3 loại đất chính: - đất đỏ vàng trung du miền núi: gồm đất đỏ feralit, đất đỏ bazan...thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày hoặc khai thác nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, - đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển thích hợp với trồng cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
- - đất cát hoặc đất cát pha ven biển chất lượng kém ch ỉ s ử dụng để trồng một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió và cát bay ven biển. - Quỹ đất tự nhiên của vùng hơn 5 triệu ha,trong đó đã sử dụng 2.8 triệu ha (chiếm 54.4 %), đất ch ưa sử dụng là 2.3 triệu ha (chiếm 45.6 %). Trong 2.3 triệu ha đó có đất đồng bằng, đồi núi chiếm 1.9 triệu ha, đây chính là quỹ đất còn lại để khai thác cho các mục tiêu phát triển sản xuất lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc. Ngoài ra toàn vùng còn có 45.4 nghìn ha mặt nước ch ưa s ử dụng. Đây là điều kiện để phát triển nuôi trồng th ủy sản nước ngọt trong tương lai.
- . Tài nguyên nước: Bắc Trung Bộ là vùng có hệ thống sông ngòi . khá dày đặc,nguồn cung cấp nước dồi dào, với trữ lượng thủy sản và môi trường thủy sản lớn, có nhiều cửa sông đổ ra biển với mực nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng sông, cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Sông ngòi ở đây ngắn và dốc thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp thủy điện. - Tài nguyên rừng: là một trong những thế mạnh to lớn để vùng phát triển ngành lâm nghiệp. tổng trữ lượng gỗ của Bắc Trung Bộ là 134.737 triệu m3 và 1.5 triệu cây nứa, luồng, chiếm 17.9 % trữ lượng gỗ và 25.4 % trữ lượng tre nứa toàn quốc. Tài nguyên rừng của vùng chỉ đứng sau Tây Nguyên và chính nó đã cung cấp một phần quan trọng về gỗ và lâm sản hàng hóa cho đồng bằng sông Hồng, đáp ứng một phần cho việc sản xuất gỗ ở nước ta. Ngoài cây luồng Thanh Hóa, Bắc Trung Bộ còn có nhiều đặc sản dưới tán rừng và tài nguyên động vật phong phú, có giá trị kinh tế (như song, trầm kì, các loại dược liệu quý, hươu, nai, khỉ...)
- Tính đa dạng sinh học của vùng còn khá cao so với các vùng khác: tỉnh nào cũng có vườn quốc gia như Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha-Kẻ Bàng, Về tài nguyên biển: BTB có bờ biển dài 670 km với 23 cửa sông, trong đó có nhiều cửa sông lớn có th ể xây dựng cảng phục vụ cho vận tải, đánh bắt cá như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò, Cửa Hội (Nghệ An)... Qua điều tra có 30-40 loài cá kinh tế với trữ lượng 620.000 tấn, có khả năng khai thác 270.000 tấn, trong đó cá nổi 52-58%, chiếm 20-27% trữ lượng khai thác của cả nước. riêng tôm cũng có tới 30 loài tôm he, khả năng khai thác hàng năm 3.300 tấn, tôm hùm 350-400 tấn, mực 5000 tấn. Ven biển với 30000 ha n ước lợ ở cửa sông, đầm phá có khả năng nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp, rừng ngập mặn.
- Tài nguyên khoáng sản BTB có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng mà nổi bật là một số loại có tỉ trọng lớn so với các vùng khác. So với cả nước, BTB chiếm 100% trữ lượng cromit, 60% trữ lượng sắt, 44% trữ lượng đá vôi. Một số khoáng sản có ý nghĩa quốc gia của vùng như đá vôi có ở hầu hết các tỉnh: 37.8 tỉ tấn (44%), quặng sắt (Thạch Khê- Hà Tĩnh): 554 triệu tấn (60%), cromit (Thanh Hóa): khoảng 3.2 triệu tấn...đây là những thế mạnh góp phần không nhỏ vào việc hình thành các ngành công nghiệp của BTB.
- 3.Thế mạnh về điều kện kinh tế-xã hội Về dân cư và nguồn lao động: Bắc Trung Bộ có nguồn lao động dồi dào, trình độ h ọc v ấn khá. Số người trong độ tuổi lao động có khoảng 5.3 triệu người, chiếm 51.42% dân số của vùng và 12% lao động của cả nước. Trong số đó, lao động nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tới 72.36%. Đồng thời, lao động của vùng BTB có các phẩm chất tốt như siêng năng, cần cù, có khả năng tiếp thu khoa học-kĩ thuật. Đây cũng là một trong những thuận lợi không nhỏ để vùng đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp. Với số dân đông, không những có nguồn lao động dồi dào mà còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
- Về cơ sở hạ tầng-kĩ thuật: Hệ thống thủy lợi ở hầu hết tất cả các tỉnh trong vùng đều được chú trọng và phát triển dựa vào nguồn đầu tư của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân. Các vùng trồng cây lương thực được đầu tư để xây hồ đập, bê-tông hóa kênh mương nội đồngnhằm đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời nguồn nước cho sản xuất, đối với các vùng trồng cây công nghiệp dài ngày cũng được đầu tư vào khâu thủy lợi để chống hạn.
- Với bờ biển dài 670km và 23 cửa sông,trong đó có nhiều cửa sông lớn có thể xây dựng phục vụ vận tải cho các tàu có trọng tải từ 10 vạn t ấn trở lên như cảng Nghi Sơn, Cửa Lò. Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây. Các cảng này đã và đang cùng với các cảng lớn của cả nước góp phần tham gia vận tải hàng hóa cho vùng. Đây cũng là nơi trung chuyển cho các quốc gia trong nội địa Đông Nam Á. Đường biên giới với Lào trên lãnh thổ BTB hiện tại có cả cửa khẩu quốc tế và địa phương cùng hoạt động, bao gồm cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa), A Dot (Thừa Thiên Huế) tạ nên tiềm năng to lớn cho phát triển KT-XH của vùng.
- Hệ thống giao thông vận tải đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại cho nhân dân trong vùng, góp phần giảm bớt sức lao động và tăng giá trị sản xu ất hàng hóa, đồng thời tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng cường giao lưu kinh tế-văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Hệ thống điện: toàn vùng đã phát triển được mạng lưới quốc gia tới tất cả các huyện , kể cả những huyện miền núi; nguồn điện ổn định, đảm bảo nhu cầu sản xuất công nghiệp và đời sống. Hệ thống đường bộ: BTB nằm trên nhiều tuyến quốc lộ chạy qua tới tất cả các huyện, kể cả huyện miền núi như quóc lộ 1, đường 1S, đường 217. một số tuyến đường đã và đang được đầu tư và hoàn thiện quá trình nâng cấp, có chất lượng tốt phục vụ cho phát triển KT- XH và mối quan hệ giao lưu với các vùng khác và các nước láng giềng.
- Trên đây là bài trình bày của em về những thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ. Nếu có gì thiếu sót mong được sự chỉ dẫn của cô.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta”
26 p | 7130 | 1723
-
Tiểu luận triết học - TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
28 p | 1361 | 692
-
Luận văn tốt nghiệp về “Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix”
108 p | 751 | 333
-
Báo cáo tiểu luận: Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Việt Nam
17 p | 880 | 314
-
Tiểu luận “Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam”
23 p | 775 | 298
-
Tiểu luận triết học - VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
11 p | 702 | 199
-
Báo cáo tiểu luận: Con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩ xã hội ở Việt Nam
23 p | 794 | 173
-
Bài tiểu luận "Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng hướng tới bền vững ở xã Xuân Phổ huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh”
31 p | 384 | 106
-
Báo cáo tiểu luận: Ứng dụng composite trong thể thao
21 p | 369 | 94
-
BÁO CÁO XỬ LÝ TÍN HIỆU
16 p | 315 | 86
-
Báo cáo tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng sử dụng giáo án điện tử ở các trường trung học phổ thông
12 p | 294 | 54
-
Báo cáo: Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Công ty Da giầy Hà Nội và một số giải pháp cơ bản để thực hiện
0 p | 199 | 52
-
Báo cáo tiểu luận: Thẻ điểm cân bằng và ứng dụng của thẻ điểm cân bằng HV Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông
13 p | 186 | 43
-
TIỂU LUẬN: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO PHÔNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT NAM
37 p | 171 | 41
-
Báo cáo tiểu luận: Sơ đồ phân rã
28 p | 204 | 23
-
Báo cáo tiểu luận: Phân tích kích hoạt dụng cụ
34 p | 170 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn