intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Tìm hiểu hệ điều hành trên Smartphone - ĐH KHTN TP.HCM

Chia sẻ: Nguyen Thanh Huong | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:76

188
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ điều hành Android chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào thời điểm quý 3 năm 2012, với tổng cộng 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày, sự thành công của hệ điều hành cũng khiến nó trở thành mục tiêu trong các vụ kiện liên quan đến bằng phát minh, góp mặt trong cái gọi là "cuộc chiến điện thoại thông minh" giữa các công ty công nghệ. Mời các bạn cùng tham khảo Báo cáo Tìm hiểu hệ điều hành trên Smartphone để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Tìm hiểu hệ điều hành trên Smartphone - ĐH KHTN TP.HCM

  1. ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐHQG TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ­­­­­­­­ NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1 BÁO CÁO TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH TRÊN SMARTPHONE THỰC HIỆN: NHÓM 7 – ITPOWER 1
  2. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 ­ NĂM 2014 Mục lục DANH MỤC HÌNH ẢNH 2
  3. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone 1. ANDROID 2. Giới thiệu: Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có   màn hình cảm  ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ban đầu, Android được phát triển bởi  Tổng công ty Android, với sự hỗ trợ tài chính từ Google và sau này được chính Google mua lại vào năm   2005.  Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố  thành lập Liên minh thiết bị  cầm tay mở: một   hiệp hội gồm các công ty phần cứng, phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn   mở cho các thiết bị di động. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào tháng 10 năm 2008.  Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã nguồn theo Giấy phép Apache. Chính mã nguồn mở  cùng với một giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động  và các lập trình viên nhiệt huyết được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do. Ngoài ra, Android  còn có một cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để mở rộng chức năng của thiết  bị, bằng một loại ngôn ngữ  lập trình Java có sửa đổi. Vào tháng 10 năm 2012, có khoảng 700.000  ứng   dụng trên Android, và số lượt tải ứng dụng từ Google Play, cửa hàng ứng dụng chính của Android, ước   tính khoảng 25 tỷ lượt. Những yếu tố này đã giúp Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ  biến nhất thế giới, vượt qua Symbian vào quý 4 năm 2010, và được các công ty công nghệ  lựa chọn khi   họ  cần một hệ điều hành không nặng nề, có khả  năng tinh chỉnh, và giá rẻ  chạy trên các thiết bị  công   nghệ cao thay vì tạo dựng từ đầu. Kết quả là mặc dù được thiết kế để chạy trên điện thoại và máy tính   bảng, Android đã xuất hiện trên TV, máy chơi game và các thiết bị  điện tử  khác. Bản chất mở  của   Android cũng khích lệ một đội ngũ đông đảo lập trình viên và những người đam mê sử dụng mã nguồn   mở  để  tạo ra những dự án do cộng đồng quản lý. Những dự  án này bổ  sung các tính năng cao cấp cho   những người dùng thích tìm tòi hoặc đưa Android vào các thiết bị ban đầu chạy hệ điều hành khác. Android chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào thời điểm quý 3 năm 2012,   với tổng cộng 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày. Sự  thành công   của hệ điều hành cũng khiến nó trở thành mục tiêu trong các vụ kiện liên quan đến bằng phát minh, góp  mặt trong cái gọi là "cuộc chiến điện thoại thông minh" giữa các công ty công nghệ.  Page 3
  4. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone 3. Đặc điểm nổi bật: 4. Tích hợp dịch vụ của Google một cách hoàn hảo: Google Voice cũng có phiên bản cho iPhone, tuy nhiên trải nghiệm không thể  giống như  trên   Android. Hầu hết ứng dụng trên iOS sẽ hướng bạn đến trình gọi điện, nhắn tin hay voicemail mặc định,  thế nên nếu bạn muốn dùng Google Voice suốt thời gian dài, bạn phải tự điều chỉnh khá nhiều. Những   ứng dụng khác của Google như  Gmail, Google Maps, Google Voice, Gtalk đều là các thành phần mặc  định của Android nên trải nghiệm chúng sẽ  có cảm giác thật nhất, y như  những gì bạn có thể  làm với   máy tính của mình. Vì iOS còn phải thiết kế cho nhiều dịch vụ khác chứ không riêng gì Google nên hạn   chế cũng còn nhiều. Ngoài ra bạn còn có thể dùng nhiều ứng dụng thay thế khác cho cả  trình gọi điện,   nhắn tin và cả trình duyệt của mình. 5. Flash: Có thể bạn không ưa gì Flash, tuy nhiên thực tế là Flash có mặt ở mọi trang web mà bạn ghé thăm.  Và nếu như  bạn buộc phải bỏ  qua nội dung có Flash, bạn sẽ  cảm thấy tiếc lắm đấy. Với Flash trên  Android, bạn có thể  trải nghiệm đầy đủ  nội dung Flash trên di động, từ  xem phim  ảnh cho đến chơi  game Flash. Flash còn tuyệt vời hơn khi được duyệt trên màn hình rộng lớn của các máy tính bảng chạy   Android. 6. Điều khiển điện thoại từ máy tính: Thật ra thì iOs cũng làm được việc này bằng bằng cách dùng VNC, tuy nhiên chúng không thật sự  tuyệt vời như  những  ứng dụng riêng biệt được nhà sản xuất thiết kế  cho điện thoại Android. Chẳng  hạn, Motorola với Moto Portal cho phép kiểm tra danh sách cuộc gọi, xem và trả  lời tin nhắn, tải hình   trong thư viện của điện thoại,… chỉ bằng trình duyệt mà thôi. Những hãng khác cũng đưa ra nhiều tiện  ích khác để kiểm soát điện thoại ngay trên trình duyệt. 7. ROM đa dạng, phong phú: Mặc dù nhiều ứng dụng bên thứ ba cung cấp cho bạn nhiều tiến ích đấy, tuy nhiên không gì tuyệt  vời bằng việc dùng phiên bản mới nhất của máy khác trên máy mình. Toàn bộ  Android được lập trình   theo hướng mã nguồn mở nên các lập trình viên có thể nhanh chóng chỉnh sửa lại cho phù hợp với từng   thiết bị  xác định, do đó bạn không cần phải chờ  đến khi nhà sản xuất chính thức đưa ra bản cập nhật  bạn mới được thưởng thức những tính năng mới. Thử  tưởng tượng bạn đang dùng Motorola nhưng có  thể trải nghiệm TouchWiz của Samsung hay Sense UI của HTC, điện thoại bạn chẳng có tính năng bắt   radio FM nhưng chỉ cần một lần up ROM là sóng đã bắt được ào ào, quá đã! Một số ROM thường được   nhiều người dùng trên nhiều máy như  CyanogenMod và MIUI. Những bản ROM này cho phép người   dùng tùy biến nhiều thành phần ở cấp độ hệ thống, trong khi những hệ điều hành khác đành ngã mũ chào   thua. 8. Cài đặt ứng dụng không cần dây nối: Duyệt và khám phá ứng dụng quả thật rất thú vị với người dùng điện thoại thông minh. Tuy App   Store hay Cydia App Store cung cấp rất, rất nhiều  ứng dụng, bạn không được “vui vẻ” đúng nghĩa khi  Page 4
  5. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone dùng chiếc điện thoại của mình. Vì dù bạn đã tải về bằng App Store trên PC, bạn vẫn cần phải có dây   nối để  đồng bộ  ứng dụng với iPhone, trong khi với Android Market, bạn chỉ cần mở trình duyệt, duyệt  đến ứng dụng muốn cài, nhấn Install và đợi cho ứng dụng được tự động tải và cài đặt lên máy mà thôi. 9. Pin và bộ nhớ có thể thay thế: Đây không phải là một phần của Android, tuy nhiên tính mở của Android cũng tác động đến một  vài thành phần trong phần cứng của máy, điển hình là khả  năng thay thế  pin và thay thế  nóng thẻ  nhớ.   Nếu như  bạn đã dùng gần hết bộ  nhớ  của iPhone, bạn gần như không còn cơ  may nào là xóa bớt nội   dung, trong khi đó một chiếc điện thoại Android có thể  được thay nhanh thẻ  nhớ  giúp mở  rộng thêm   hàng GB trống. Những chiếc điện thoại Android đời mới hỗ trợ SDXC có thể dùng thẻ microSD lên đến  64GB. Tương tự như thế, bạn có thể  thay pin dự phòng cũng như dùng các pin tùy chọn chính hãng hay  hãng thứ ba khác để nâng cao thời gian dùng máy. 10. Widget: Chắc chắn chúng ta phải tốn không gian cho Widget, nhưng bù lại, chúng ta có được nhiều tiện   nghi hơn cho cuộc sống hằng ngày. Widget thời tiết giúp bạn biết được tình hình thời tiết của cả ngày,   widget lịch cho biết tất cả những cuộc hẹn và sự  kiện trong những ngày tới, widget nhạc cho phép bạn  điều khiển nhanh chóng việc thưởng thức âm nhạc. Tất cả đều hiện ra ngay trước mắt bạn, thật tuyệt   đúng không nào? Một số  widget hữu ích khác như  danh sách việc cần làm, widget ghi chú nhanh cũng   được cung cấp rộng rãi trên Market và hầu hết đều miễn phí. Với người dùng iOS, bạn cũng có thể  có   widget, tuy nhiên chỉ  có thể  đặc chúng trên màn hình khóa – nơi người dùng thường bỏ  qua để  nhanh   chóng đến với giao diện chính. 11. Nhiều Launcher thay thế: Nếu như người dùng iPhone có thể thay đổi giao diện, biểu tượng của Home Screen nếu như đã  jailbreak và dùng Winterboard thì người dùng Android lại chẳng cần làm nhiều đến thế. Chỉ  đơn giản   duyệt qua Market là bạn đã có được nhiều tùy chọn để thay thế cho Launcher mặc định. Những Launcher  từ  bên thứ  ba cho phép bạn điều chỉnh kích thước widget, thay đổi icon trên dock, tăng số  lượng Home   Screen cũng như tối ưu hóa bộ nhớ bị sử dụng bởi ứng dụng. ADWLauncer, LauncherPro là hai Launcher  được nhiều người  ưa thích do nhỏ, nhẹ, chạy mượt mà, ít khi bị  trễ  và đều miễn phí. Regina Launcher   3D mang lại trải nghiệm 3D cho người dùng thích sự cầu kì. 12. Tự động hóa: Một trong những  ứng dụng Android mạnh mẽ  và hữu dụng đó là Tasker, một chương trình cho   phép bạn tự động hóa nhiều việc với chiếc điện thoại của mình. Bạn có thể thiết lập hành động cho một   số thao tác của máy, chẳng hạn như sẽ làm gì khi bạn cắm tai nghe hay nhấn nút Camera, âm báo nào sẽ  vang lên khi chạy ứng dụng xác định, chạy ứng dụng khi đến thời điểm hay địa điểm nào đó. Với những   lệnh chính xác, Tasker có thể  truy cập vào những góc sâu nhất của Android, điều khó có thể  thực hiện  được trên các nền tảng khác. 13. Bàn phím thay thế: Nhờ vào tính “mở” của mình, Android có một loạt ứng dụng bàn phím khác để thay thế cho bàn phím  mặc định của Android nhằm đáp  ứng nhu cầu phong phú của người dùng. Swiftkey, Better Keyboard,  Page 5
  6. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone Keyboard Pro,… tất cả đều là những cái tên quen thuộc được giới yêu Android lựa chọn vì có nhiều cải   tiến như hỗ trợ đa chạm, phím lớn hơn, nhạy hơn, nhiều tùy chỉnh về giao diện,… Với người dùng Việt   Nam, bạn còn có một số bàn phím tiếng Việt hỗ trợ nhiều kiểu gõ, rất thuận tiện. 14. Các phiên bản HĐH Android và cấu hình của mỗi phiên bản: 1. Android 1.0 - (API Level 1): Lịch sử phiên bản của hệ điều hành Android được bắt đầu với việc phát hành Android 1.0.  Phiên  bản thương mại đầu tiên này được phát hành vào tháng 9 năm 2008. Kỷ nguyên Android chính thức bắt   đầu từ ngày 22/10/2008 khi chiếc điện thoại HTC Dream hay còn gọi là T­Mobile G1 do HTC sản xuất ra   mắt ở Mỹ. Với 1 cấu hình khá là khiêm tốn. Android 1.0, CPU Qualcomm MSM7201A 528 Mhz, Ram 192   Mb Rom 256 Mb hỗ trợ thẻ 16Gb, Màn hình HVGA 320x480 ... Tuy mới chỉ là phiên bản 1.0 nhưng android đã có sự khác biệt so với các hệ điều hành khách đó là thanh  thông báo Notific thông tin về danh sách tin nhắn, cuộc gọi, tin nhắn… các widget hiển thị thông tin trực  tiếp trên màn hình chủ, tích hợp Gmail và đặc biệt là kho ứng dụng Android. Khi mới ra mắt thì kho ứng   dụng của android có tên Android Market, khi đó cũng chỉ có 35 ứng dụng chứ không nhiều như hiện nay. 15. Android 1.1 - (API Level 2): Vào ngày 9 tháng 2 năm 2009, Android 1.1 cập nhật được phát hành cho HTC Dream. Bản cập   nhật giải quyết lỗi, thay đổi Android và bổ  sung thêm một số  tính năng quan trọng mà chủ  yếu là tính   năng cập nhật qua mạng  (OTA – over the air) giúp người dùng cập nhật dễ dàng. Vào thời điểm đó, cập  nhật OTA là một bước tiến lớn vì chưa có nền tảng smartphone nào làm được như vậy. 16. Android 1.5 - (API Level 3) – Cupcake: Ngày 27 tháng 4 năm 2009, bản cập nhật Android 1.5 đã được phát hành. Đây là phiên bản đầu  tiên chính thức sử dụng một tên mã dựa trên một món tráng miệng "Cupcake", một chủ đề  mà sẽ  được   sử  dụng cho tất cả  các phiên bản từ  nay về  sau. Bản cập nhật bao gồm một số tính năng mới và giao   diện người dùng sửa đổi: +  Hỗ trợ cho các bên thứ ba bàn phím ảo với dự đoán văn bản, từ điển người dùng tùy chỉnh +  Tự động ghép nối và hỗ trợ Bluetooth stereo (A2DP và AVRCP profile) +  Sao chép và dán các tính năng trong trình duyệt web +  Danh bạ cho phép hiển thị hình ảnh người sử dụng yêu thích +  Ngày, giờ cụ thể / thời gian thể hiện cho các sự kiện trong nhật ký cuộc gọi và truy cập một chạm vào   một thẻ liên lạc từ sự kiện nhật ký cuộc gọi +  Quá trình chuyển đổi màn hình động animation +  Tùy chọn tự động xoay vòng +  Hình ảnh động khởi động mới 17. Android 1.6 - (API Level 4) – Donut: Vào ngày 15 tháng 9 năm 2009, Android 1.6 SDK phát hành ­ được đặt tên là Donut, dựa trên Linux   kernel 2.6.29. Bản cập nhật được rất nhiều tính năng mới: + Tìm kiếm và nhập văn bản bằng giọng nói, thêm lịch sử đánh dấu, địa chỉ liên lạc, và các trang web Page 6
  7. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone + Khả năng cho các nhà phát triển để bao gồm nội dung của họ trong kết quả tìm kiếm + Tìm kiếm dễ dàng hơn và khả năng xem ảnh chụp màn hình ứng dụng trong Android Market + Thư viện ảnh, máy ảnh và máy quay tích hợp đầy đủ hơn, có quyền truy cập máy ảnh nhanh hơn + Khả năng cho người dùng lựa chọn nhiều ảnh để xóa + Cải thiện tốc độ trong việc tìm kiếm và ứng dụng máy ảnh + Khuôn khổ cử chỉ mở rộng và công cụ phát triển GestureBuilder mới Android 1.6 không phải là bản nâng cấp lớn như Cubcake nhưng cũng có một số thay đổi tác động   đáng kể  với sự  phát triển của hệ  điều hành này. Donut là phiên bản đầu tiên hỗ  trợ  CDMA, tạo điều   kiện cho Android thâm nhập các thị  trường châu Á như  Hàn Quốc và Nhật. Donut cũng là phiên bản  Android đầu tiên có khả năng hoạt động trên nhiều độ phân giải và tỷ lệ màn hình. Donut cũng giới thiệu khái niệm ô tìm kiếm nhanh (Quick Search Box), ý tưởng hiện nay được gọi là tìm   kiếm chung (universal search). Trước Donut, nhấn vào nút Search trên bàn phím hoặc màn hình chính sẽ  đưa bạn đến ô tìm kiếm Google để  tìm trên mạng, không khác gì mở  trang Google.com và tìm trên đó.   Trên Donut, bạn có thể  tìm kiếm nhiều nội dung bên trong điện thoại như  các  ứng dụng, danh bạ  và  mạng Internet trên cùng ô tìm kiếm. 18. Android 2.0 - (API Level 5) – Eclair: Ngày 26 Tháng 10 năm 2009, Android 2.0 SDK ­ tên mã là Eclair ­ đã được phát hành, dựa trên  nhân Linux kernel 2.6.29. Những thay đổi bao gồm: + Mở  rộng đồng bộ  tài khoản, cho phép người dùng thêm nhiều tài khoản trên thiết bị  để  đồng bộ  hóa  email và địa chỉ liên lạc + Bluetooth hỗ trợ 2.1 + Khả năng tìm kiếm hình ảnh và chọn để gọi, tin nhắn SMS, hoặc gửi email cho người khác + Khả năng tìm kiếm tất cả các tin nhắn SMS và tin nhắn MMS đã lưu + Nhiều tính năng máy ảnh mới, trong đó có hỗ  trợ đèn flash, zoom kỹ thuật số, chế độ  cảnh, cân bằng   trắng, hiệu ứng màu sắc và tập trung vĩ mô + Cải thiện tốc độ gõ trên bàn phím ảo, với từ điển thông minh hơn + Xem chương trình lịch nâng cao + Tốc độ phần cứng tối ưu hóa và giao diện người dùng cải thiện + MotionEvent nâng cao để theo dõi các sự kiện cảm ứng đa điểm + Ngoài ra các hình nền sống, cho phép các hình  ảnh động của hình  ảnh nền màn hình chủ  để  hiển thị  chuyển động 19. Android 2.0.1 - (API Level 6) – Eclair: Ngày 3 Tháng 12 năm 2009, Android 2.0.1 SDK ­ tên mã là Eclair ­ đã được phát hành, dựa trên nhân  Linux kernel 2.6.29. Tuy là bản cập nhật nhỏ  cho bản 2.0 nhưng bản 2.0.1 cũng có những thay đổi bao  gồm: API thay đổi nhỏ, sửa lỗi  Màn hình khóa mới Màn hình khóa trên Android 2.0 và 2.0.1 có nhiều thay đổi  Page 7
  8. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone 20. Android 2.1 - (API Level 7) – Eclair: Ngày 12 Tháng 1 năm 2010, Android 2.1 SDK ­ tên mã là Eclair ­ đã được phát hành, dựa trên nhân   Linux kernel 2.6.29. Tuy là bản cập nhật nhỏ  cho bản 2.0.1 nhưng bản 2.1 cũng có những thay đổi bao   gồm: Sửa đổi nhỏ cho các API và sửa lỗi 21. Android 2.2 - 2.2.3 - (API Level 8) – Froyo: Ngày 20 tháng 5 năm 2010, SDK cho Android 2.2 (Froyo) đã được phát hành, dựa trên Linux kernel  2.6.32. + Tối ưu hóa tốc độ, bộ nhớ, và hiệu suất + Cải thiện tốc độ ứng dụng bổ sung, thực hiện thông qua. Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký mới có thể  nhìn thấy link. + Cải thiện hỗ trợ Microsoft Exchange, bao gồm chính sách bảo mật, tự  động phát hiện GAL, đồng bộ  hóa lịch và xóa từ xa + Cải thiện khởi động ứng dụng với các phím tắt đến điện thoại và trình duyệt các ứng dụng + Tùy chọn để vô hiệu hóa truy cập dữ liệu qua mạng di động + Cập nhật ứng dụng thị trường với hàng loạt và các tính năng cập nhật tự động + Chuyển đổi nhanh chóng giữa nhiều ngôn ngữ bàn phím và từ điển + Hỗ trợ Bluetooth share + Hỗ trợ mật khẩu số và chữ + Hỗ trợ tải lên tập tin trong ứng dụng trình duyệt + Trình duyệt hỗ trợ tất cả hình ảnh GIF + Hỗ trợ cài đặt các ứng dụng vào bộ nhớ mở rộng + Gallery cho phép người dùng xem các ngăn xếp hình ảnh bằng cách sử dụng cử chỉ zoom + Ngày 18 tháng 1 năm 2011, SDK cho Android 2.2.1 (Froyo)  đã được phát hành, dựa trên Linux kernel  2.6.32. + Sửa lỗi, cập nhật bảo mật và cải tiến hiệu suất + Ngày 22 tháng 1 năm 2011, SDK cho Android 2.2.2 (Froyo)  đã được phát hành, dựa trên Linux kernel  2.6.32. + Sửa lỗi nhỏ, bao gồm cả các vấn đề tin nhắn SMS + Ngày 21 tháng 11 năm 2011, SDK cho Android 2.2.3 (Froyo)  đã được phát hành, dựa trên Linux kernel  2.6.32. + Hai bản vá bảo mật cần cập nhật 22. Android 2.3 - 2.3.2 - (API Level 9) – Gingerbread: Ngày 06 tháng 12 năm 2010, Android 2.3 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel  2.6.35. Những thay đổi bao gồm: + Cập nhật giao diện người dùng với sự đơn giản và tốc độ tăng + Nhanh hơn, nhập văn bản trực quan hơn trong bàn phím ảo, với cải thiện tính chính xác, tốt hơn cho   văn bản và giọng nói chế độ đầu vào + Hiệu ứng âm thanh mới như reverb, cân bằng, ảo hóa tai nghe, và tăng độ bass Page 8
  9. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone + Tăng cường hỗ trợ cho phát triển mã nguồn gốc ­ Tháng 12 năm 2010, Android 2.3.1 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.35. ­ Tháng 1 năm 2011, Android 2.3.2 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.35.  ­ Những thay đổi bao gồm: Cải tiến và sửa lỗi cho Google Nexus S do SamSung sản xuất 23. Android 2.3.3 - 2.3.7 (API Level 10) – Gingerbread: Ngày 9 tháng 2 năm 2011, Android 2.3.3 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel  2.6.35. Những thay đổi bao gồm: + Một số cải tiến và sửa API + Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Android 2.3.4 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel   2.6.35. Những thay đổi bao gồm: + Phụ kiện mở Thư viện hỗ trợ. Phụ kiện mở đã được giới thiệu trong 3.1 (Honeycomb) nhưng thư viện   Phụ  kiện mở  cửa cấp 2.3.4 bổ  sung hỗ  trợ  khi kết nối với một thiết b ị ngo ại vi USB v ới ph ần m ềm   tương thích và một ứng dụng tương thích trên thiết bị + Chuyển mã hóa mặc định cho SSL từ AES256­SHA để RC4­MD5. Ngày 25 tháng 7 năm 2011, Android 2.3.5 (Gingerbread) SDK  được phát hành, dựa trên Linux kernel   2.6.35. Những thay đổi bao gồm: + Cải thiện ứng dụng Gmail + Hình ảnh động bóng cho danh sách cuộn + Cải tiến phần mềm máy ảnh + Cải thiện hiệu quả pin Ngày 2 tháng 9 năm 2011, Android 2.3.6 (Gingerbread) SDK được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.35.  Những thay đổi bao gồm: Cố định một lỗi tìm kiếm bằng giọng nói (Bản cập nhật 2.3.6 có tác dụng phụ  làm tổn hại các chức năng hotspot Wi­Fi của nhiều điện thoại   Nexus S của Canada. Google thừa nhận vấn đề này và cập nhật nó vào cuối tháng 9.) Ngày 21 tháng 9 năm 2011, Android 2.3.7 (Gingerbread) SDK  được phát hành, dựa trên Linux kernel   2.6.35. Những thay đổi bao gồm: 24. Android 3.0 - (API Level 11) – Honeycomb:  Ngày 22 Tháng 2 năm 2011, Android 3.0 (Honeycomb)đã được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.36   Các thiết bị đầu tiên có phiên bản này được phát hành vào 24 tháng 2 năm 2011 Các tính năng của bản cập  nhật bao gồm: Tối ưu hóa hỗ trợ máy tính bảng với một giao diện người dùng ảo "ba chiều" mới Thêm hệ thống Bar, tính năng truy cập nhanh đến thông báo, trạng thái và các nút điều hướng mềm, có   sẵn ở dưới cùng của màn hình Thêm Action Bar, cho phép truy cập các tùy chọn theo ngữ cảnh, chuyển hướng, vật dụng, hoặc các loại   nội dung ở phía trên cùng của màn hình Đơn giản hóa đa nhiệm ­ khai thác các ứng dụng gần đây trong hệ thống Bar cho phép người dùng xem   các bức ảnh chụp trong những nhiệm vụ triển khai và nhanh chóng chuyển từ một ứng dụng khác Bàn phím được thiết kế lại, làm cho đánh máy nhanh, hiệu quả và chính xác về kích cỡ màn hình lớn hơn Đơn giản, trực quan hơn giao diện sao chép / dán Page 9
  10. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone Nhiều tab trình duyệt thay thế cửa sổ trình duyệt, cộng với hình thức tự động điền và một "ẩn danh" chế  độ mới cho phép duyệt web ẩn danh Truy cập vào máy ảnh phơi sáng, lấy nét, đèn flash, zoom, camera phía trước, thời gian trôi đi, và máy ảnh  các tính năng khác nhanh chóng Khả năng xem album và các bộ sưu tập khác trong chế độ toàn màn hình trong Gallery, dễ dàng đến hình   thu nhỏ cho hình ảnh khác Mới hai cửa sổ Liên hệ  giao diện người dùng và Di chuyển nhanh để  cho phép người dùng dễ  dàng tổ  chức và xác định vị trí địa chỉ liên lạc Mới hai cửa sổ giao diện người dùng thư để  có thể  xem và tổ chức thông điệp hiệu quả  hơn, cho phép  người dùng lựa chọn một hoặc nhiều tin nhắn Tăng tốc phần cứng Hỗ trợ cho các bộ vi xử lý đa lõi Khả năng mã hóa tất cả các dữ liệu người dùng 25. Android 3.1 - (API Level 12) – Honeycomb: Ngày 10 Tháng 5 năm 2011, Android 3.1 (Honeycomb) SDK đã được phát hành, dựa trên Linux kernel   2.6.36 Các tính năng của bản cập nhật bao gồm: + Cải tiến giao diện người dùng + Kết nối cho các phụ kiện USB + Mở rộng danh sách các ứng dụng gần đây + Thay đổi kích thước các widget màn hình chủ + Hỗ trợ cho bàn phím bên ngoài và các thiết bị trỏ + Hỗ trợ cho các cần điều khiển và gamepads + Wi­Fi khóa hiệu suất cao, duy trì các kết nối Wi­Fi hiệu suất cao khi màn hình điện thoại tắt + Hỗ trợ cho các proxy HTTP cho mỗi điểm truy cập Wi­Fi kết nối 26. Android 3.2 - (API Level 13) – Honeycomb: Hầu hết Honeycomb 3.2 chỉ sử dụng cho Tablet và Google TV Android 3.2 ­ Ra mắt ngày 15 tháng 7 năm 2011 với các nâng cấp như sau: ∙        Cải thiện hỗ trợ phầncứng, bao gồm tối ưu hóa cho một phạm vi rộng lớn hơn của máy tính bảng ∙        Tăng khả năng của cácứng dụng để truy cập các tập tin trên thẻ SD, ví dụ như để đồng bộ hóa ∙        Chế độ hiển thị tươngthích cho các ứng dụng chưa được tối ưu hóa cho độ phân giải màn hình máy   tínhbảng Chức năng hỗ trợ màn hìnhhiển thị mới, đem lại cho các nhà phát triển kiểm soát nhiều hơn màn hình            hiểnthị xuất hiện trên các thiết bị Android khác nhau Android 3.2.2 ­ Ra mắt ngày 30 tháng 9 năm 2011 với các cập nhật như sau:     ∙         Sửa lỗi và cải tiến nhỏ cho Motorola Xoom 4G Android 3.2.3 ­ Ra mắt ngày 5 tháng 9 năm 2011 với các cập nhật như sau: ∙Sửa lỗi và cải tiến nhỏ khác cho Motorola Xoom và Motorola Xoom 4G Android 3.2.4 ­ Ra mắt tháng 12 năm 2011 với các cập nhật như sau: ∙"Trả tiền khi bạn sử dụng dịch vụ hỗ trợ 3G và 4Gtrên máy tính bảng" Android 3.2.5 ­ Ra mắt tháng 1 năm 2012 với các cập nhật như sau: Page 10
  11. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone ∙Sửa lỗi và cải tiến nhỏ khác cho Motorola Xoom và Motorola Xoom 4G Android 3.2.6 ­ Ra mắt tháng 2 năm 2012 với các cập nhật như sau: ∙Vấn đề kết nối dữ liệu cố định khi ra khỏi chế độ máy bay  Motorola Xoom 4G tại Mỹ 27. Android 4.0 - 4.0.2 - (API Level 14) - Ice Cream Sandwich (ICS): Ngày 19 Tháng Mười 2011 SDK cho Android 4.0 (Ice Cream Sandwich), dựa trên Linux kernel 3.0.1 đã  được công khai phát hành. Gabe Cohen của Google nói rằng Android 4.0 là "lý thuyết tương thích" với   bất kỳ Android thiết bị 2.3.x sản xuất tại thời điểm đó. Bản cập nhật giới thiệu nhiều tính năng mới: Android 4.0 ­ Ra mắt ngày 19 tháng 10 năm 2011 với các nâng cấp đáng giá như sau: ∙        Phím cảm ứng từAndroid 3.x đang có sẵn để sử dụng trên điện thoại ∙        Tách các vật dụngtrong một tab mới, được liệt kê trong một cách tương tự như các ứng dụng ∙        Dễ dàng hơn để tạo racác thư mục, với một phong cách kéo­và­thả ∙        Một phóng tùy chỉnh ∙        Cải thiện thư thoại trực quan với khả năng tăng tốc độ hoặc làm chậm tin nhắn thoại ∙        Pinch­to­zoom chức năng trong lịch ∙        Chụp ảnh màn hình tíchhợp (thực hiện bằng cách giữ phím Power và nút Volume­Down) ∙        Cải thiện sửa lỗi trên bàn phím ∙        Cải thiện chức năng sao chép và dán ∙        Tích hợp âm thanh tốthơn và liên tục, thời gian thực nói đến chính tả văn bản ∙        Face Unlock, một tínhnăng cho phép người dùng mở khóa thiết bị cầm tay sử dụng phần mềm nhận   dạng khuôn mặt ∙        Tự động đồng bộ củatrình duyệt Chrome với bookmark của người sử dụng ∙        Cách sử dụng phần dữliệu trong các thiết lập cho phép người dùng thiết lập cảnh báo khi họ tiếp   cậnmột giới hạn sử dụng nhất định, và vô hiệu hóa dữ liệu sử dụng khi giới hạn bịvượt quá ∙        Khả năng tắt các ứngdụng đang sử dụng dữ liệu trong nền ∙        Cải thiện  ứng dụng máyảnh với số  không độ  trễ  màn trập, cài đặt thời gian trôi đi, chế  độ  toàn   cảnh,và khả năng phóng to trong khi ghi âm ∙        Được xây dựng trong trình biên tập ảnh ∙        Bố trí bộ sưu tập mới,theo địa điểm và người tổ chức ∙        Làm mới "nhân dân" ứng dụng tích hợp với mạng xã hội, cập nhật trạng thái và hình ảnhhi­res ∙        Tăng tốc phần cứng củagiao diện người dùng ∙    Android VPN Framework(AVF), và TUN (nhưng không TAP) mô­đun hạt nhân. Trước 4.0, phần mềm             VPN yêucầu bắt nguồn từ Android. Android 4.0.1 ­ Ra mắt ngày 21 tháng 10 năm 2011 với các cập nhật như sau: ∙    Sửa lỗi cho Samsung Galaxy Nexus. Android 4.0.2 ­ Ra mắt ngày 28 tháng 11 năm 2011 với các cập nhật như sau: ∙        Sửa lỗi trên VerizonGalaxy Nexus, sự ra mắt của Mỹ mà sau này đã bị  trì hoãn cho đến khi tháng   12năm 2011 (Đối   với   người   tiêu   dùngCanada,   4.0.2  báo   cáo   tạo   ra  một   lỗi  trên   Galaxy   Nexus   bị   rơi   thị   trường   ứngdụng khi người dùng cố gắng để xem chi tiết của bất kỳ ứng dụng Android). 28. Android 4.03 - 4.0.4 - (API Level 15) - Ice Cream Sandwich (ICS): Page 11
  12. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone ∙        Nhiều sửa lỗi và tối ưu hóa ∙        Cải tiến đồ họa, cơ sởdữ liệu, kiểm tra chính tả và chức năng Bluetooth ∙        API mới cho các nhàphát triển, trong đó có một API luồng xã hội trong các nhà cung cấp Liên hệ ∙        Cải tiến cung cấp lịch     ∙    Cải tiến khả năng tiếp cậnnhư cải thiện truy cập nội dung cho trình đọc màn hình Android 4.0.4 ­ Ra mắt ngày 29 tháng 3 năm 2012 với các cập nhật như sau: ∙        Cải thiện sự ổn định ∙        Hiệu suất máy ảnh tốthơn ∙        Xoay màn hình mượt mà ∙ Công nhận số điện thoại được cải thiện Dưới đây là một số cải tiến đáng chú ý trên Android Ice Cream Sandwich: Các cải tiến trên màn hình chủ: Như đã đề cập ở trên, ICS kế thừa nhiều thay đổi trên Honeycomb nhưng  có bổ sung thêm một số chức năng mới. Việc tạo thư mục có thể  thực hiện dễ  dàng bằng cách kéo các   icon ứng dụng chồng lên nhau. Các màn hình chủ có thêm khay ứng dụng yêu thích (favorites tray) để cho  người dùng nhóm các  ứng dụng, shortcut hay thư mục họ hay dùng vào đó để  truy cập nhanh từ  bất kỳ  màn hình chủ nào. Mở khóa màn hình bằng khuôn mặt (Face Unlock). Ngoài cách khóa màn hình bằng mật khẩu và mô hình  (pattern unlock), Android 4.0 còn bổ  sung thêm cách mở  khóa bằng cách sử  dụng camera mặt trước để  nhận dạng khuôn mặt của người dùng. Đây là lựa chọn mở  khóa điện thoại khá thú vị  nhưng lưu ý là   mức độ  bảo mật của hình thức khóa máy này không cao do nó có thể  bị  qua mặt dễ dàng chỉ  bằng bức   ảnh của người sở hữu điện thoại đó. Android Beam. NFC đã hỗ  trợ  Android từ  phiên bản 2.3 Gingerbread nhưng bị  hạn chế  do các dịch vụ  thanh toán di động như Google Wallet không được  ứng dụng trong thực tiễn. Phiên bản ICS đã bổ  sung   thêm chức năng mới của NFC gọi là Android Beam cho phép hai điện thoại hỗ trợ Android Beam có thể  trao đổi dữ liệu với nhau bằng cách chạm chúng vào nhau. Kiểm soát lưu lượng dữ liệu sử dụng. Giống như Gingerbread cải tiến việc hiển thị các ứng dụng đang   tiêu thụ pin, Android 4.0 làm theo cách tương tự với dung lượng dữ liệu người dùng sử dụng. Bạn có thể  xem được các ứng dụng đang ngốn nhiều lưu lượng dữ liệu theo đơn vị MB, xem được tổng lưu lượng   dữ liệu theo thời gian và thiết lập cảnh báo để tránh sử dụng quá mức. goài ra, Android bổ  sung một số  tính năng mới khác gồm: chế  độ  chụp  ảnh toàn cảnh panorama, chụp  ảnh màn hình, từ chối cuộc gọi đến bằng tin nhắn theo các mẫu tạo sẵn, gợi ý sửa lỗi chính tả  trên bàn  phím ảo và cải tiến chức năng nhận diện giọng nói để cạnh tranh với "cô nàng Siri" của Apple. Cùng với  khả  năng chụp  ảnh toàn cảnh,  ứng dụng camera có thêm một số  khả  năng như  lấy nét liên tục, chụp   trong khi quay, ổn định hình ảnh, chạm lấy nét và nhận diện khuôn mặt.   29. Kho ứng dụng: Một trong những điều khiến nhiều người thích dùng thiết bị Android là hệ  sinh thái ứng dụng rộng lớn   của nó. Tuy nhiên, không phải mọi  ứng dụng đều đạt tiêu chuẩn giống nhau, nghĩa là có một số   ứng   dụng chưa đạt chuẩn, một số  lỗi thời, thậm chí một số  ẩn chứa mối đe doạ  bảo mật cho dữ  liệu của  Page 12
  13. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone bạn. May mắn là đã có những kho ứng dụng đáng tin cậy có thể giúp bạn tìm ra những ứng dụng Android  “sạch”... 1. Amazon Appstore: Nổi tiếng với sách và các sản phẩm khác, giờ đây Amazon bắt đầu bán cả các ứng dụng Android. Danh   tiếng của Amazon đã được khẳng định, vì thế bạn yên tâm là sẽ chỉ nhận được những ứng dụng tốt nhất  tại đây. Amazon hầu hết bán các ứng dụng phải trả tiền – nhưng họ mỗi ngày họ cũng có ra 1 ứng dụng  miễn phí. Một tính năng nữa của Amazon Appstore là nút “Save For Later”, và bạn có thể lưu ứng dụng   lại để xem sau.  Một điều đáng buồn là Amazon App Store hiện mới chỉ có ở Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha. 30. AppAware: AppAware là một công cụ khám phá ứng dụng có thêm tính năng mạng xã hội, nghĩa là bạn có thể  thêm   bạn bè, xem bình luận  ứng dụng của những người khác, hay tự  đề  cử   ứng dụng. Bạn cũng có thể  tuỳ  biến   các   danh   mục   ứng   dụng   nào   hiện   trên   màn   hình   chủ,   và   xoá   các   danh   mục   mặc   định.   Trong   AppAware cũng có nút Recommend để chia sẻ ứng dụng bạn thích. 31. AndroidZoom: Website AndroidZoom có danh sách đầy đủ  các  ứng dụng vừa tải lên. Giờ  đây, với  ứng dụng di động,   việc tiếp cận các ứng dụng mới sẽ dễ dàng hơn. Những lời nhận xét ngắn và hữu ích cũng hiện ra sau   mỗi ứng dụng, trong đó có điểm tốt, xấu của ứng dụng. 32. One! Best Recommendations: One! sẽ gợi ý các thay thế cho những ứngd ụng đã cài trên điện thoại hay máy tính bảng của bạn. Điều   này rất hữu ích nếu bạn không thực sự tìm một ứng dụng cụ thể nào đó, mà chỉ muốn xem các ứng dụng   tương tự như ứng dụng bạn đang dùng. Đây là nơi tốt nhất cho những người không có thời gian, hay đơn  giản không muốn truy cập cả một danh sách dài các ứng dụng. 33. Playboard: Playboard còn được gọi là Flipboard trong khám phá ứng dụng bởi có giao diện người dùng giống nhau.   Trong khi bạn có thể  tìm hầu hết  ứng dụng  ở  khắp mọi nơ, thì Playboard có cách sắp xếp thân thiện   người dùng. Bộ lọc ứng dụng cũng cho phép bạn tìm ứng dụng theo quốc gia. 34. Mobango: Mobango là một trong số  ít các  ứng dụng cho phép bạn tải thẳng từ  trang web thay vì điều hướng bạn   vào Play Store. Giao diện người dùng đa dạng sẽ  mang nhiều thông tin đến cho bạn. Mobango cũng có   tính năng chia sẻ  xã hội, bạn có thể  đăng nhập vào để  lưu các file nhạc và video, và chia sẻ  chúng với   những người dùng Mobango khác. 35. Best Apps Market: Đây là một phiên bản sâu hơn của One! Best Recommendations mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Ngoài  những gợi ý về  các  ứng dụng tương tự  nhau, nó có nhiều mục để  khám phá hơn. Với mỗi cửa sổ   ứng   dụng, sẽ có các thẻ về điểm tốt, xấu và những ứng dụng liên quan. Ngoài ra, nó cũng có tuỳ chọn chia sẻ  ứng dụng hay lưu nó trong danh sách yêu thích của bạn. Page 13
  14. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone 36. Facebook App Center: Facebook App Center có thể truy cập từ chính ứng dụng di động của Facebook. Vào chỗ  profile, bạn sẽ  thấy đường link đến App Center. Đây là nơi chứa các  ứn dụng chỉ  dùng trên Facebook và những  ứng   dụng có thể  được tải từ  Play Store. Nếu là  ứng dụng dùng trên Facebook, sẽ  có nút “Use”, nếu là  ứng  dụng Android, sẽ có nút “Play”, đưa bạn đến thẳng trang tải của Play Store. 37. AppBrain: Tính năng hay nhất của AppBrain là khả  năng cài đặt các  ứng dụng sử  dụng Fast Web Installer. Nó cho  phép tải trực tiếp và cài đặt thẳng từ  nguồn  ứng dụng. AppBrain cũng có lọc tìm kiếm linh hoạt.   AppBrain thực sự giúp bạn dễ dàng tiếp cận các ứng dụng mới. 38. Mobile Market: 1Mobile có giao diện giống Google Play, nhưng có sự lựa chọn ứng dụng sắp xếp hơn. Nó có các danh   mục không có trong Play Store, như  Tower Defense dưới phần Games à Mobile Dictionary dưới phần  Apps. Danh sách các  ứng dụng tuỳ  biến cũng xuất hiện phía dưới cùng màn hình xem trước một  ứng  dụng như Blog As You Go – Apps for Bloggers và Sleep Well, Sleep Long – Apps for Sleeping. Tất cả các   ứng dụng ở đây đều được miễn phí.   Những kho  ứng dụng trên đây đều có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng mục đích khám phá,   tìm kiếm ứng dụng của từng người, song đều không phải là thị trường ứng dụng chính thức của Google.  Các ứng dụng mới, cập nhật mới và thông báo mới về ứng dụng thường có sớm nhất trên Play Store – vì  thế bạn đừng nghĩ các kho ứng dụng trên có thể  thay thế hoàn toàn Play Store.  Tuy vậy, với nguồn  ứng  dụng đa dạng, những công cụ này thực sự tiện ích để tìm kiếm ứng dụng một cách linh hoạt và tuỳ biến,   mỗi cái lại có một điểm mạnh riêng. 39. Độ bảo mật: Bảo mật Android luôn luôn là một chủ đề nhạy cảm. Hầu hết câu chuyện bảo mật Android thường   xoay quanh những mối đe dọa ảnh hưởng đến người dùng nếu họ tải tập tin trực tiếp từ một trang web,   rồi sau đó bỏ qua những cảnh báo xuất hiện trên thiết bị. Trong các phiên bản Android trước đây, người dùng hầu như  phải nhờ đến  ứng dụng của hãng thứ  ba   trên cửa hàng Google Play Store để bảo vệ thiết bị của mình và quét theo thời gian thực các mối đe dọa  tiềm ẩn. 1. Bảo mật Android 5.0 Lollipop có nhiều lớp hơn bao giờ hết: Android trước giờ được tích hợp thiết lập “sandbox” cho phép các ứng dụng truy cập chỉ một phần nhỏ  dữ liệu của thiết bị. Sandbox là kỹ thuật rất quan trọng trong bảo mật giúp hạn chế việc truy cập vào tài   nguyên hệ  thống của các  ứng dụng ngoài. Với Lollipop, chiếc “hộp cát” này sẽ  được mở  rộng lên một   tầm cao mới. Điều đó có nghĩa là giờ đây hệ thống bảo mật của Android sẽ để mắt nhiều hơn đến các trang web nguy  hiểm tiềm tàng cũng như đến các hoạt động có nguy cơ rủi ro trên mạng của người dùng, cho dù họ đang   Page 14
  15. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone sử dụng trình duyệt Chrome mặc định hay chương trình của bên thứ  ba. Ngoài ra, phiên bản Lollipop sẽ  có cách tiếp cận mới đến SELinux, một yếu tố cốt lõi trong kho vũ khí bảo mật của nền tảng Android. 40. Lollipop có tính năng Smart Lock mới: Hãy quên đi những mối đe dọa về  mặt lý thuyết. Sự  nguy hiểm thực sự đối với hầu hết người  dùng chỉ  đơn giản là không khóa thiết bị  và sau đó người khác sẽ  có thể  truy cập được vào dữ  liệu cá  nhân của họ một cách dễ dàng. Lollipop giới thiệu một tính năng mới gọi là Smart Lock để  giúp chống   lại vấn đề này và để giữ cho chiếc điện thoại Android của bạn an toàn hơn. Có thể  bạn đã nghe nói về  thiết bị  Bluetooth Smart Lock. Nói ngắn gọn, thiết bị  này hoạt động giống   như tính năng Trusted Bluetooth mà Motorola đang cung cấp trên một số mẫu điện thoại của hãng. Bạn có thể  thiết lập một thiết bị  Bluetooth cụ  thể, chẳng hạn như một smartwatch hay dàn âm thanh  stereo trên xe hơi, được cho là "đáng tin cậy". Sau đó, bất cứ khi nào smartphone ở gần các thiết bị  này,   chúng sẽ tự động kết nối với nhau và bạn không cần phải nhập mật khẩu hay mã PIN để  truy xuất vào   điện thoại của mình. Nếu thiết bị Bluetooth không nằm trong phạm vi cho phép, điện thoại của bạn sẽ  tự động khóa và yêu cầu phải nhập mật khẩu hoặc mã PIN để  truy cập. Ý tưởng này là nhằm để  cung   cấp chế độ bảo mật hợp lý và không gây ra những bất tiện khi sử dụng. Ngoài khả  năng kết nối qua Bluetooth, Smart Lock trong Android 5.0 còn có một tùy chọn kết nối  NFC  mới. Bạn có thể  cấu hình một thẻ  NFC cụ  thể  để  làm việc như  một chiếc chìa khóa cho thiết bị  của   mình và sau đó chỉ  cần gõ nhẹ  vào mặt sau của smartphone hoặc tablet để  nhanh chóng mở  khóa màn   hình. 41. Smart Lock chỉ là khởi đầu: Nếu có thể mở khóa một thiết bị dựa trên Bluetooth, chúng ta có thể hy vọng sớm có tùy chọn để  mở khóa dựa trên mạng Wi­Fi. Google hầu như không thích nói về các tính năng tiềm năng có thể  được   xem xét cho tương lai, nhưng theo một số chuyên gia phân tích, công nghệ Smart Lock sẽ ngày càng được   cải tiến cùng với các phiên bản Android mới. Nói cách khác, tính năng này sẽ  được cập nhật thường  xuyên thông qua cửa hàng Play Store của Google. Điều đó cho phép Google bắt đầu nghĩ về xác thực như một dịch vụ, qua thời gian có thể  đổi mới thực   sự  nhanh chóng và không bị  ràng buộc vào những hạn chế  của một bản cập nhật phần mềm đầy đủ  hoặc sửa đổi phần cứng vật lý. Ngoài Wi­Fi, các nhà nghiên cứu nói chung đã xem xét đến các yếu tố  rộng lớn hơn, chẳng hạn như điện thoại có thể  tự  động biết khi chúng đang  ở  một nơi an toàn được  thiết lập trước. Về  lý thuyết, điện thoại của bạn sẽ  cần phải dựa vào mạng Wi­Fi để  biết bạn đang  ở  nhà và do đó  không cần bật các thiết lập bảo mật bổ sung (nếu bạn lựa chọn). Trong tương lai, Google s ẽ xây dựng   ngày càng nhiều thiết lập bảo mật mà không làm giảm khả năng sử dụng của thiết bị. 42. Điện thoại Android 5.0 có thể mở khóa cho thiết bị Chrome OS: Tính năng này được giới thiệu lần đầu tiên tại Hội nghị các nhà phát triển Google I/O mùa hè năm   nay. Nếu có một chiếc điện thoại chạy Android 5.0, bạn sẽ có thể đăng nhập vào máy tính Chromebook  của mình mà không cần phải gõ mật khẩu. Google đã không tiết lộ nhiều chi tiết cụ thể về tính năng này, nhưng dường như điện thoại Android của   bạn có thể mở khóa Chromebook bằng kết nối Bluetooth LE. Page 15
  16. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone Google cũng không cho biết liệu người dùng có thể  sử  dụng tính năng này ngay khi Lollipop được phát  hành hay không, nhưng hy vọng tính năng sẽ là một tính năng hấp dẫn một khi Chromebook trở nên phổ  biến rộng rãi trên thị trường. 43. Tính năng mã hóa thiết bị trong Lollipop hoàn toàn mới: Android đã được cung cấp các tùy chọn để  mã hóa dữ  liệu vài năm nay, nhưng nó vẫn chưa có   những thiết lập thân thiện với người dùng. Trong phiên bản Android 5.0 Lollipop, việc mã hóa đã thực sự  được làm mới và thực tế hơn. Nếu muốn mã hóa thiết bị chạy các phiên bản Android cũ, bạn có thể  bật tùy chọn và sau đó phải mất   một khoảng thời gian rất dài để chờ đợi trong khi hệ thống xử lý mã hóa tất cả dữ liệu cùng một lúc. Với Lollipop, thiết bị sẽ nhắc bạn kích hoạt tính năng mã hóa ngay khi lần đầu tiên mở máy. Lúc đó, sẽ  không có nhiều dữ  liệu cục bộ  và mọi việc sẽ  được thực hiện một cách nhanh chóng. Từ  lúc này, dữ  liệu mới sẽ được mã hóa ngay khi chúng được tạo ra, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu những rắc   rối. 44. Đánh giá về hệ điều hành Android: 1. Ưu điểm: Những ưu điểm dễ thấy nhất của Android chính là khả năng tùy biến nhanh chóng, dễ làm quen,  ứng dụng hỗ  trợ  phong phú, tương thích với đa cấu hình phần cứng của các nhà sản xuất... Đặc biệt,  điện thoại sử dụng HĐH Android còn có ưu điểm là liên tục được cập nhật phiên bản mới theo chu kỳ  từng năm, thậm chí là theo quý. Dù đã hay chưa từng sử  dụng smartphone Android thì bạn cũng không   cần quá lo lắng về việc thay đổi. Hầu như tất cả những smartphone sử dụng HĐH Android đều rất dễ  sử dụng, đơn giản trong tùy biến theo sở thích cá nhân, cũng như có rất nhiều ứng dụng để thỏa mãn nhu   cầu của từng người dùng. 2. Nhược điểm: Ngoài những  ưu điểm trên thì HĐH Android cũng có những điểm yếu khiến cho người dùng cảm  thấy không thích. Mặc dù được cập nhật phiên bản mới liên tục nhưng chính vì vậy mà Android là HĐH   có quá nhiều phiên bản, bị phân mảnh khiến cho việc nâng cấp lên phiên bản mới khó thực hiện đồng   nhất trên nhiều thiết bị. Thêm vào đó, mỗi hãng điện thoại lại có quyền “tùy chỉnh” theo ý thích riêng nên   đôi lúc lại khiến người dùng bối rối khi thay đổi thiết bị. Một điểm yếu khác là Android có khá nhiều lỗ  hổng bảo mật dù nền tảng của nó là Linux, HĐH được đánh giá là có tính bảo mật cao. Page 16
  17. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone 45. iOS I. iOS là gì? iOS là hệ điều hành di động (mã nguồn đóng) được phát triển bởi hãng Apple. iOS là linh hồn trên các  thiết bị  iPhone, iPad, iPod touch. Tên gọi trước đây là iPhone OS, được hãng Apple chạy trên các sản  phẩm iPhone và iPod touch, Đến năm 2010, với sự trình làng của chiếc iPad đầu tiên và phiên bản iPhone  OS thứ 4, Apple đã chính thức đổi tên iPhone OS thành iOS, và phiên bản khi đó gọi là iOS 4. Nhãn hiệu   "IOS" đã được Cisco dùng để đặt tên cho hệ điều hành của mình. Để tránh các vụ kiện cáo, Apple đã xin   giấy phép sử dụng nhãn hiệu iOS từ Cisco. Hệ  điều hành này được tiết lộ  tại Hội nghị  và Triển lãm Macworld diễn ra vào tháng 1 năm 2007 và  được phát hành vào tháng 9 năm đó. Khi đó, hệ điều hành này chưa có một cái tên riêng nên chỉ đơn giản   là   "iPhone   chạy   OS   X". Ban   đầu,   ứng   dụng   bên   thứ   ba   không   được   hỗ   trợ.  Vào   ngày  17/10/2007, Apple thông báo một bộ phát triển phần mềm đang được xây dựng và họ dự  định sẽ  đưa nó  đến "tay của các nhà phát triển vào tháng 2". Ngày 6 tháng 3 năm 2008, Apple đã phát hành bản dùng thử  đầu tiên, cùng với một cái tên mới cho hệ điều hành, đó là "iPhone OS". 46. Đặc điểm - Thiết kế giao diện - Ứng dụng 1. Giao diện trực quan, thanh lịch. Ngay từ  lần đầu cầm trên tay một chiếc iPhone, iPad hay   iPod touch, bạn sẽ biết làm thế  nào để  sử  dụng nó, bởi iOS được   thiết kế tối ưu và dễ hiểu. Màn hình Home Screen đơn giản nhưng  đẹp sẽ làm cho bạn muốn khám phá những ứng dụng tích hợp trong   nó. Sẽ  ngay lập tức vào một trang web  ưa thích, gửi một tin nhắn   được ghi âm bằng giọng nói đến bạn bè hay thậm chí chụp ngay   một bức  ảnh selfie. Mọi thứ  sẽ  diễn ra suôn sẻ, dễ  dàng và thậm  chí thấy vui vẻ. iOS và những tính năng,  ứng dụng tích hợp ngày càng mở  rộng  không ngừng sẽ  làm cho iPhone, iPad trở  nên mạnh mẽ  hơn, sáng  tạo hơn và người dùng sẽ cảm thấy thích thú mỗi khi sử dụng. 47. Những ứng dụng và tính năng nổi bật. Phần này sẽ nói về phiên bản iOS 8 mới nhất Page 17
  18. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone  Photos Với Photos, người dùng sẽ  thỏa thích xem những hình  ảnh với trải nghiệm tốt  nhất, thậm chí có thể chỉnh sửa bức  ảnh để  trở nên tươi hơn với tính năng edit   và những bộ lọc màu. Việc chia sẻ cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.  Messages Ứng dụng nhắn tin cho phép gửi mọi kiểu tin nhắn, từ hình ảnh, âm thanh, video  thậm chí cả địa điểm mà bạn đang ở. Giữa những người dùng iOS với nhau, họ  có thể gửi tin nhắn miễn phí qua mạng wifi hoặc 3G/4G.  Music Hãy thưởng thức những bản nhạc của bạn theo phong cách mới trên iOS,  ứng  dụng được thiết kế  tươi sáng, dễ  hiểu, bạn có thể  tạo danh sách phát, xem lời  bài hát. Chuyển qua một bài nhạc kế tiếp chỉ với một cái lắc nhẹ.  Bản đồ ­ Maps Với một thiết bị iOS trên tay, bạn sẽ không lo bị lạc đường hoặc bỡ ngỡ tại một   thành phố mới với tính năng tìm địa điểm, dẫn đường và định vị chính xác, thông  minh. Phóng to, thu nhỏ bản đồ  mượt mà chỉ với 2 ngón tay. Maps còn cho phép   lưu lại bản đồ để sử dụng offline.  Facetime Với Facetime, bạn có thể gọi điện hình ảnh đến người thân và bạn bè một cách   nhanh chóng và tiện lợi, giúp mọi người trò chuyện như  thể  đang ngồi cạnh   nhau.  Safari Safari được giới công nghệ đánh giá là trình duyệt web di động tốt nhất thế giới.  Safari hoạt động nhanh, mượt mà, đem đến trải nghiệm trên web một cách tốt  nhất. Bạn có thể  chia sẻ  trang web nhanh chóng đến bạn bè hoặc các mạng xã   hội ngay trong Safari.  Ngoài ra iOS còn tích hợp nhiều ứng dụng hay và có ích như Calculator (máy tính), Weather (thời   tiết), Stocks (chứng khoán), Notes (ghi chú), Calendar (lịch), Mail, Siri (trợ lý ảo bằng giọng nói).   Bộ   ứng dụng văn phòng iWork: Pages (soạn thảo văn bản), Keynote (thuyết trình), Numbers   (bảng tính),... 48. Lịch sử các phiên bản 1. iPhone OS 1.0 (2007): Sự ra đời của iPhone Page 18
  19. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone Được Apple ra mắt lần đầu tiên vào  ngày 29/06/2007 cùng với chiếc iPhone đầu  tiên. Mọi thao tác với iPhone đều thông qua  màn hình cảm ứng đa điểm. Hệ điều hành di   động   của   Apple   và   chiếc   iPhone   đầu   tiên  tiên phong trong việc thao tác qua màn hình  cảm  ứng đa điểm, làm nên một cuộc cách   mạng trong lịch sử   điện thoại di động mà  trở  thành một phần chính trong mỗi chiếc  smartphone ngày nay. Ban đầu Apple chưa cho hệ điều hành này một cái tên, chỉ đơn giản gọi nó là một phiên bản OS X chạy   trên iPhone. Vào ngày 06/03/2008, cùng với việc phát hành bộ  phát triển  ứng dụng iPhone SDK, Apple  lần đầu tiên gọi nó là iPhone OS. 3 tháng sau khi ra mắt iPhone, Apple đưa ra bản cập nhật đầu tiên 1.1.1. Bản cập nhật này gây nhiều chú   ý vì nó tạo ra 1 “thói quen” mới: Apple sẽ cố gắng cập nhật hệ điều hành cho thiết bị chừng nào họ  còn   có thể. Ngoài ra, 1.1.1 còn đánh dấu sự ra đời của 1 thiết bị mới là iPod touch. Tính năng đáng chú ý nhất   của bản 1.1.1 này là kho nhạc Music Store trên iTunes cho phép người dùng mua ngay trên điện thoại.   Bản 1.1.3 sau đó bổ sung khả năng sắp xếp các biểu tượng ứng dụng trên màn hình chính. 49. iPhone OS 2.0 (2008): Ứng dụng Điều đáng nhớ kế tiếp trong lịch sử iPhone và iOS là khi Apple ra mắt iPhone OS 2.0 vào tháng 07/2008  cùng với kho  ứng dụng App Store. Apple cho phép các lập trình viên và bên thứ 3 đưa ứng dụng của họ  lên App Store, các ứng dụng trên App Store có thể được mua trực tiếp trên thiết bị hoặc qua iTunes trên   máy tính, những cách thức tương tác rất khác lạ so với các phân phối phần mềm di động truyền thống. Một  ưu điểm khác của App Store là nó đã hạ  giá phần mềm di động xuống rất nhanh. Nếu như  trước  đây, các  ứng dụng cao cấp nhất có thể  lên tới $40 thì trên App Store hầu hết chúng đều dao động từ  $0,99­5. Với việc giảm giá này thì người dùng và cả  các lập trình viên đều được lợi so với cách phân  phối truyền thống trước kia. Page 19
  20. Tìm hiểu các hệ điều hành trên smartphone iPhone OS 2.0 ra mắt cùng iPhone 3G và nó hỗ trợ thêm 1 số tính năng liên quan tới phần cứng mới như  3G và A­GPS. Bản cập nhật 2.1 sau đó đánh dấu sự ra đời của iPod touch thế hệ 2. 50. iPhone OS 3.0 (2009) iPhone OS 3.0 ra mắt tháng 6/2009, mặc dù không thật  sự có nhiều tính năng lớn nhưng lại có thêm rất nhiều  tính năng nhỏ hữu ích.   Copy, Cut, Paste lần đầu tiên xuất hiện mang  đến một trải nghiệm mới với màn hình cảm  ứng qua thao tác cắt/dán.  Spotlight   Search:   công   cụ   tìm   kiếm   toàn   hệ  thống vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay,  Spotlight Search cho phép tìm kiếm nhanh  ứng  dụng, nhạc, email, danh bạ, lịch, ghi chú,...  Một   số   tính   năng   khác   như  Push   Notification,   tin   nhắn   MMS,   quay   video,   bàn   phím   ngang,  Bluetooth, Voice Control, ứng dụng la bàn (Compass),... Vài tháng sau bản 3.0, Apple ra mắt 3.1 với nhiều tính năng mới như khóa  máy từ  xa, tải nhạc chuông, Genius (đề  cử  dựa vào thói quen của người   dùng) cho nhạc, điều khiển giọng nói qua thiết bị Bluetooth. Tháng 1/2010, chiếc iPad đầu tiên được Apple giới thiệu đến thế giới như  là một loại thiết bị  di động mới, lai giữa laptop và smartphone, khi đó  chiếc iPad này chạy phiên bản 3.2 riêng biệt với iPhone. Các  ứng dụng   khi đó được thiết kế lại để tương thích với màn hình to 9.7 inch của iPad. Lưu ý: phiên bản 3.2 chỉ có trên iPad, không có cho iPhone. 51. iOS 4 (2010): Đa nhiệm (multitasking) Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0