intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tóm tắt: Sáng kiến, cải tiến đề nghị xét công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp huyện

Chia sẻ: Cao Hai Dang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

776
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo tóm tắt Sáng kiến, cải tiến đề nghị xét công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp huyện trình bày những hạn chế, khó khăn trong việc thu hộ bảo hiểm, nêu lên sáng kiến Xã hội hóa trong công tác thu hộ bảo hiểm Y tế ở trường TH Trường Xuân 2. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tóm tắt: Sáng kiến, cải tiến đề nghị xét công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp huyện

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN _____________ Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN ­ Họ và tên: Lê Vũ Bình Năm sinh: 1983 ­ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp văn thư hành chính ­ Chức năng nhiệm vụ được phân công: Thủ quỹ ­ YTHĐ  ­ Đơn vị công tác: Trường TH Trường Xuân 2. II. NỘI DUNG: 1. Nêu thực trạng tình hình của tập thể, cá nhân trước khi lập thành tích, có   sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu; Trong 6 năm công tác tại trường TH Trường Xuân 2, tôi nhận thấy công tác   thu hộ  bảo hiểm y tế  (BHYT) gặp rất nhiều khó khăn, từ  năm học: 2007­ 2008  đến nay nhà trường gặp không ít khó khăn trong công tác thu hộ  BHYT, không   năm nào đạt chỉ tiêu do cấp trên đề ra. Nguyên nhân do trường TH Trường Xuân 2 nằm trong địa bàn vùng sâu của  huyện, đời sống của người dân gặp  nhiều khó khăn, đa số học sinh tập trung trên   hai cụm tuyến dân cư, An Phong, Kinh Hội Kỳ I và một phần do người dân chưa   quan tâm đến chăm sóc sức khẻo mà chỉ  lo làm thuê sinh sống là chủ  yếu, nếu   không mai rủi ro xảy ra bệnh tật thì giải pháp được các gia đình đưa ra là lấy tài   sản gia đình, vai mượn, bán tài sản để chăm sóc sức khỏe, nhưng giải pháp tham  gia bảo hiểm y tế chưa được các hộ gia đình quan tâm.
  2. Từ  khi được Ban giám hiệu phân công nhiệm vụ  y tế  Trường học, tôi mới  cảm nhận được điều đó, muốn vận động gia đình các em tham gia BHYT là một   thử thách không nhỏ đối với ban giám hiệu và giáo vên của trường.   Từ những hạn chế, khó khăn trên, tôi mạnh dạng cải tiến, thay cho quá trình  vận động những gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia BHYT tự  nguyện bằng giải pháp “  Xã hội hóa trong công tác thu hộ  bảo hiểm Y tế   ở   trường TH Trường Xuân 2”. 2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng; 2.1. Tên sáng kiến : “ Xã hội hóa trong công tác thu hộ bảo hiểm Y tế  ở trường TH Trường Xuân   2”. 2.2. Lĩnh vực áp dụng : Áp dụng vào công tác thu hộ BHYT ở trường tiểu học Trường Xuân 2. 3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến; Thu hộ bảo hiểm y tế.: Trong đời sống con người sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi người nhưng   những rủi ro bất ngờ  về  sức khỏe luôn xảy ra như:  ốm đau, bệnh tật, chi phí  khám chữa bệnh không thể  xác định trước, tùy theo bệnh tật, gây tốn rất nhiều   tiền, tài sản của gia đình bệnh nhân. Đôi khi bệnh tật còn để  lại những di chứng  không   thể   lường   trước   được   do   không   đủ   kinh   phí   điều   trị.   Đôi   khi   những   phương án gia đình người bệnh đưa ra là: Sản sản của gia đình, anh em hoặc cầm  cố, vai mượn của người khác nhưng giải pháp tham gia bảo hiểm y tế chưa được  các gia đình quan tâm đến. Vì thế muốn công tác vân động gia đình của học sinh tham gia tốt bảo hiểm   y tế  thì giáo viên chủ  nhiệm, ban giám hiệu, trưởng ban đại diện cha mẹ  của  
  3. trường phải phối hợp tốt vối nhau và phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể  trong địa bàn nắm rỏ từng hoàn cảnh của gia đình học sinh.  Thường những học sinh không tham gia bảo hiểm y tế  ở trường thường có  03 (ba) đối tượng sau: 1. Hoàn cảnh gia đỉnh khá giả  nhưng không tham gia bảo hiểm y tế do xuy   nghĩ đủ  điều kiện để  chăm lo sức khẻo cho người thân khi không mai xảy ra   bệnh tật, “Đủ điều kiện tham gia”. 2. Điều kiện sống tốt, không am hiểu về  quyền của bản thân khi tham gia   bảo hiểm y tế “Đủ điều kiện tham gia”.   3. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống chủ  yếu bằng làm thuê, đông con đi  học, gia đình không thuộc diện nghèo hay cận nghèo trong địa bàn, không đủ điều  kiện tham gia bảo hiểm, “ Không đủ điều kiện tham gia”. Khi đã nắm rỏ điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình và nguyên nhân gia đình   học sinh không tham gia bảo hiểm y tế cho các em, nhà trường cần đề  ra những   phương pháp và biện pháp vận động cho phù hợp. Đối với đối tượng thứ 1 và thứ 2: Là những đối tượng chiếm một phần rất ít  trong nhà trường, nếu quyết tâm vận động, phối hợp tốt với các ban ngành đoàn   thể trong địa bàn và nhà trường thì nhà trường có thể vận động tốt, nếu giải thích   được những chế độ, chính sách của nhà nước và quyền lợi của bản thân khi tham  gia bảo hiểm y tế tự nguyện, thì những gia đình này sẽ tham gia tốt.  Đối với  đối tượng thứ  3:  Đây là đối tượng khó vận động nhất của nhà   trường, vận động các gia đình này tham gia bảo hiểm là vấn đề khó khăn từ trước   đến nay mà nhà trường không  thể thực hiện được. Vì thế  bản thân thân tôi đưa   ra giải pháp “ Xã hội hóa trong công tác thu hộ bảo hiểm y tế học sinh  ở trường   TH trường Xuân 2”. Bước 1:  Khi kết thúc thu bảo hiểm y tế  đợt 1 nhà trường tiến hành tiến  hành phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường và các ban ngành đoàn  
  4. thể  trong địa bàn tiến hành phối hợp, lập danh sách học sinh của các lớp chưa   tham gia bảo hiểm, tiến hành sàng lọc, phân loại ra từng đối tượng ( đối tượng  1,2,3). Bước 2:  Khi sàng lọc và phân loại xong từng đối tượng, đối tượng 1 và đối  tượng 2 những đối tượng này gia đình có điều kiện tham gia BHYT, nhưng do gia   đình chưa thấy được quyền lợi và am hiểu về  chính sách của nhà nước, chế  độ  chi trả của BHYT. Nhà trường thành lập ban vận động thu BHYT đi đến từng gia  đình có học sinh không tham gia bảo hiểm giải thích, động viên, để họ hiểu được   và thấy được quyền lợi của bản thân người thân mình khi tự  nguyện tham gia  BHYT thì những đối tượng này sẽ thống nhất tham gia. Bước 2: Khi phân loại xong đối tượng 1 và 2, còn lại đối tượng thứ 3 là đối  tượng quan trọng nhất, vì đối tượng này là đối tượng khó vận động, là đối tượng   gia đình không đủ điều kiện cho com em mình tham gia BHYT hoặc không có khả  năng tham gia một lần.  Khi phân loại xong đối tượng thứ 3 thì nhà trường dưa ra hai giải pháp cần  thực hiện. Giải pháp thứ nhất: Đối với gia đình có khả năng tham gia nhưng không đủ  điều kiện, quyết toán bảo hiểm một lần. Đối với đối tượng này giáo viên phối hợp cùng trưởng Ban đại diện cha mẹ  học sinh của lớp đến gia đình học sinh vận động tham gia bằng hình thức trả  nhiều lần trong năm học và cũng có thể trả theo mùa vụ ( khi thu hoạch lúa), còn   số  tiền quyết toán cho đối tượng này có thể  là: Vận động Ban đại diện cha mẹ  học sinh của lớp, mượn nguồn quỹ  lớp hoặc giáo viên tự  cho mượn… khi gia  đình của các em quyết toán thì sẽ trả lại. Giải pháp thứ  2: Đây là đối tượng mà giáo viên chủ  nhiệm không thể giải  quyết được vì đây là đối tượng không có khả  năng tham gia cũng như  không có  khả năng trả lại tiền khi cho mượn tham gia.
  5. Riêng   đối   tượng   này   giáo   viên   chủ   nhiệm   lớp   tham   mưu   với   BGH   nhà  trường và ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Lúc này BGH nhà trường tiến hành  tham mưu với BND ấp, UBND xã tiến hành vận động các mạnh thường quân, các   nhà hảo tâm, các doanh nghiệp tư nhân ủng hộ  cho các đối tượng này bằng hình  thức hỗ trợ học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng không thuộc đối  tượng nghèo của trường bằng hình thức một em được hỗ  trợ  một thẻ  BHYT   nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các em chăm sóc sức khỏe một cách  tốt nhất.  4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến trên không những giúp cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ  được giao, mà còn giúp nhà trường hoàn thành tốt chỉ  tiêu do cấp trên chỉ  đạo,  giúp các ban ngành đoàn thể trong địa bàn đạt tiêu chí thu BHYT trong tiêu chí đạt  nông thôn mới.   Sáng kiến này không những áp dụng tốt ở trường TH Trường Xuân 2 và các   trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong huyện mà nó còn có  thể  áp dụng tốt trong các khóm,  ấp trong địa bàn huyện Tháp Mười nhằm tiến  dần đến đạt tiêu chí nông thôn mới .  5. Nêu những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến: Từ thực tế sáng kiến này được triển khai ở trường tiểu học Trường Xuân 2,  có thể khẳng định rằng, việc xã hội hóa trong công tác thu hộ BHYT là công việc   rất cần thiết, vì nó không những giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nó  còn giúp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường nói riêng và  trong địa bàn huyện Tháp mười nói chung có đủ điều kiện để chăm sóc sức khỏe   một cách tốt nhất.
  6. Khi áp dụng sáng kiến này trong năm học 2014­2015 nhà trường đạt 100% tỷ  lệ  học sinh tham gia BHYT tại trường và nó cũng góp phần nâng tỷ  lệ  số  dân  trong địa bàn ấp tham gia BHY. Trên đây là sáng kiến “Giải pháp thu hộ  BHYT  ở  trường TH Trường Xuân   2”. của bản thân tôi trong năm 2015. Kính đề  nghị  Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề  tài sáng   kiến cấp huyện./. Trường Xuân, ngày  29 tháng 3   Thủ trưởng đơn vị năm2014  Người báo cáo                                                                   Lê Vũ Bình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2