intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Nghiệt đồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

97
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật, thực trạng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án (từ năm 2009 đến năm 2014), mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai trò, và nêu ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> KHOA LUẬT<br /> <br /> PHẠM THỊ KIM CÚC<br /> <br /> NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG TRƯỚC TÒA ÁN<br /> TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM<br /> Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br /> Mã số: 60 38 01 04<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ PHƯỢNG<br /> <br /> Phản biện 1: ........................................................................<br /> Phản biện 2: ........................................................................<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại<br /> Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại<br /> Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br /> Trang<br /> Trang phụ bìa<br /> Lời cam đoan<br /> Mục lục<br /> Danh mục chữ viết tắt<br /> MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1<br /> Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC<br /> BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC TÒA ÁN<br /> TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ..................... 7<br /> 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền bình<br /> đẳng trước Tòa án ............................................................................ 7<br /> 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án ....... 7<br /> 1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án ....... 11<br /> 1.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong<br /> mối quan hệ với các nguyên tắc khác .......................................... 14<br /> 1.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong<br /> hệ thống pháp luật một số nước trên thế giới ............................ 16<br /> 1.3.1. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ....................................................... 16<br /> 1.3.2. Cộng hòa liên bang Đức .................................................................. 18<br /> 1.3.3. Cộng hòa liên bang Nga .................................................................. 21<br /> 1.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong<br /> luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi<br /> có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ........................................... 23<br /> 1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1988 .................................. 23<br /> 1.4.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình<br /> sự năm 2003 .................................................................................... 25<br /> Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ<br /> VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM<br /> QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC TÒA ÁN VÀ THỰC TIỄN<br /> ÁP DỤNG..................................................................................................... 27<br /> 2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành<br /> về nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án .............. 27<br /> 1<br /> <br /> 2.1.1. Chủ thể được bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án ................... 27<br /> 2.1.2. Nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án ..... 33<br /> 2.1.3. Các hình thức thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng<br /> trước Tòa án .................................................................................... 40<br /> 2.2. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng<br /> trước Tòa án .................................................................................. 43<br /> 2.2.1. Những kết quả đạt được khi thực hiện nguyên tắc bảo đảm<br /> quyền bình đẳng trước Tòa án ........................................................ 43<br /> 2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân khi thực hiện nguyên tắc bảo<br /> đảm quyền bình đẳng trước Tòa án ................................................ 46<br /> Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP<br /> LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO<br /> HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM<br /> QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC TÒA ÁN .................................. 68<br /> 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ...... 68<br /> 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo<br /> đảm quyền bình đẳng trước Tòa án ............................................ 72<br /> 3.2.1. Củng cố, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến<br /> hành tố tụng hình sự ........................................................................ 72<br /> 3.2.2. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức<br /> và kiến thức pháp luật cho những người tiến hành hình sự và<br /> tham gia tố tụng hình sự .................................................................. 75<br /> 3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến<br /> thức pháp luật cho nhân dân ........................................................... 78<br /> KẾT LUẬN ............................................................................................... 79<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ 81<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án là một trong những nguyên<br /> tắc cơ bản trong tố tụng hình sự Việt Nam. Nguyên tắc này có ý nghĩa<br /> quan trọng trong việc định hướng cho hoạt động xét xử tại Tòa án, bảo<br /> đảm giải quyết vụ án hình sự khách quan, chính xác, góp phần bảo vệ<br /> quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, nâng cao<br /> hiệu quả thực tiễn trong công cuộc cải cách tư pháp, hướng tới mục tiêu<br /> tranh tụng dân chủ trước Tòa án. Chính vì vậy, ngay từ khi mới thành lập<br /> nhà nước, nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án<br /> đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó có Bộ luật tố<br /> tụng hình sự - nguồn chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật tố<br /> tụng hình sự.<br /> Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa<br /> án trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận,<br /> tuy nhiên vẫn còn những hạn chế thiếu sót. Nguyên nhân của tình trạng<br /> này là do quy định của pháp luật còn nhiều bất cập chưa hoàn thiện, nhận<br /> thức của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng về tầm<br /> quan trọng của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án chưa<br /> cao. Kết quả là sự vi phạm quyền bình đẳng của các bên vẫn còn tồn tại,<br /> làm giảm chất lượng của hoạt động xét xử, vẫn còn oan sai và bỏ lọt tội<br /> phạm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các cơ quan tư pháp cũng<br /> như niềm tin vào sự công bằng của pháp luật. Thực trạng này chưa phù<br /> hợp với mục tiêu của Nghị quyết 49 của Bộ chính trị về chiến lược cải<br /> cách tư pháp “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,<br /> nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân,<br /> phụng sự Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”.<br /> Mặc dù việc nghiên cứu và hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm quyền<br /> bình đẳng trước Tòa án là vấn đề cần được quan tâm nhưng hiện nay có rất<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0