Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn 2011-2015
lượt xem 11
download
Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn 2011-2015 thực hiện theo Công văn số 4097/UBND-DT ngày 22/10/2015 của ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc tổng kết, đánh giá chương trình 135 giai đoạn 2011-2015. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn 2011-2015
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN VĨNH HƯNG Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: /BCUBND Vĩnh Hưng, ngày tháng năm 2015 BÁO CÁO TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 20112015 Thực hiện theo Công văn số 4097/UBNDDT ngày 22/10/2015 của UBND tỉnh Long An về việc tổng kết, đánh giá Chương trình 135 giai đoạn 20112015. UBND huyện Vĩnh Hưng báo cáo như sau: A/ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI. 1. Điều kiện tự nhiên. Huyện Vĩnh Hưng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, có diện tích tự nhiên 38.452 ha trong đó đất nông nghiệp 33.780,82 ha. Địa hình thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam với các cấp địa hình: Cao độ bình quân hơn 2mét gồm các xã Khánh Hưng, Hưng Điền A, Thái Bình Trung; cao độ bình quân từ 1,5 2mét gồm các xã Thái Trị, Vĩnh Trị; cao độ bình quân từ 11,5mét gồm Thị trấn Vĩnh Hưng, Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình, Tuyên Bình Tây. Tiếp giáp với 2 huyện của tỉnh Svây Riêng (vương quốc Campuchia) có đường biên giới dài 45,62 km. Phía Đông Bắc giáp huyện Công Pông Rồ và phía Bắc giáp huyện Xoài Chụm thuộc tỉnh Svây Riêng của Campuchia. Phía Đông Nam giáp trước đây là huyện Mộc Hóa nay là Thị xã Kiến Tường tỉnh Long An. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Hưng tỉnh Long An. 2. Điều kiện kinh tế xã hội. Đơn vị hành chính trực thuộc huyện có 09 xã và 01 thị trấn, với 57 ấp, khu phố. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2011 đến năm 2013 huyện Vĩnh Hưng có 04 xã biên giới với 23 ấp, khu phố được thụ hưởng Chương trình 135. Từ năm 2014 đến năm 2015 có 05 xã biên giới với 28 ấp được thụ hưởng Chương trình 135. Trong năm 2011, các xã thuộc phạm vi Chương trình 135 có 4.241 hộ, trong đó có 867 hộ nghèo và cận nghèo đạt 8,82%. Tuy nhiên đến tháng 10 năm 2015 thì tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể còn 4,44% (268 hộ nghèo/ 6.034 hộ) B/ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 20112015. I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Tổng quan chung về Chương trình 135. Bên cạnh một số kết quả khả quan đạt được, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình vẫn còn một số khó khăn trong quá trình thực hiện, cụ thể như: Nguồn vốn đầu tư từ Chương trình còn thấp so với nhu cầu đầu tư của địa 1
- phương. Để hạn chế nợ đọng, huyện chủ trương thực hiện các dự án trong mức vốn được phân bổ, do vậy, một số dự án có quy mô lớn (đường giao thông) phải chia thành nhiều giai đoạn thực hiện cho phù hợp với nguồn vốn, dẫn đến chưa thể kết nối đồng bộ cơ sở hạ tầng hiện có của địa phương, từ đó hiệu quả đầu tư đạt được chưa cao. Riêng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong giai đoạn 2011 2015 gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai lựa chọn mô hình hỗ trợ, nguyên nhân chính là do định mức hỗ trợ còn thấp (5 triệu đồng/hộ). 2. Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện 2.1. Việc thành lập và hoạt động của bộ máy chỉ đạo, điều hành. Trên cơ sở Quyết định số 1489/QĐTTg ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015; Quyết định số 551/QĐTTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn UBND huyện chỉ đạo các ngành và các cơ quan có liên quan thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo của huyện, đôn đốc UBND các xã biên giới khẩn trương triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và dự án phát triển sản xuất đã được ghi kế hoạch vốn đảm bảo đúng đối tượng đầu tư, cơ chế quản lý vốn, không đầu tư dàn trải, nhằm tăng hiệu quả đầu tư, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó huyện cũng đã quan tâm lồng ghép với các nguồn vốn đầu tư khác trên địa bàn để thực hiện hoàn thành mục tiêu của Chương trình. Phân cấp quản lý thực hiện: Sau khi được tỉnh phân khai chi tiết các danh mục đầu tư, UBND huyện giao cho các xã thuộc diện đầu tư của Chương trình làm chủ đầu tư một số dự án. Đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng: + Công tác lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt: Do các dự án đầu tư đều có quy mô tương đối nhỏ nên chỉ thực hiện lập báo cáo kinh tế kỹ thuật theo quy định. Trước khi tiến hành lập hồ sơ thiết kế các xã chủ động thông báo việc đầu tư cho người dân về địa điểm, quy mô, nguồn vốn sẽ đầu tư để người dân đóng góp ý kiến và tự nguyện tham gia đóng góp nguồn lực để đầu tư, sau khi có hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật các chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu hồ sơ và tiếp tục thuê đơn vị tư vấn độc lập khác thẩm tra thiết kế dự toán để làm cơ sở cho chủ đầu tư thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt dự án. + Công tác lựa chọn nhà thầu: Sau khi được UBND huyện phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, các chủ đầu tư tiến hành các bước lựa chọn nhà thầu theo quy định tại thời điểm hiện hành. Với đặc thù của huyện là địa bàn khá rộng, dân cư phân bố không tập trung, chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nên rất khó áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu như: Giao cộng đồng dân cư, nhóm thợ, cá nhân trong xã thực hiện, do vậy, các dự án thuộc diện đầu tư của 2
- Chương trình đều được lựa chọn nhà thầu qua các hình thức đấu thầu (chủ yếu áp dụng hình thức chỉ định thầu do các công trình có tổng mức đầu tư
- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện: Các dự án triển khai trên địa bàn đều được người dân giám sát chặt chẽ thông qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã góp phần nâng cao chất lượng công trình, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư. Ban giám sát các xã thực hiện khá tốt trong việc phối hợp với chủ đầu tư, tư vấn giám sát…giám sát về chất lượng, khối lượng, giá vật liệu, tiến độ thi công. Đến nay, hầu hết các dự án đều đã hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo về chất lượng các dự án. Các nhà thầu tham gia thực hiện dự án đều hiểu khá rõ tính chất hướng cộng đồng của Chương trình, do vậy, khi triển khai thực dự án đều ưu tiên tuyển các lao động địa phương tham gia thi công, từ đó góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân trong những lúc nông nhàn. Việc quản lý và khai thác sử dụng sau khi các công trình hoàn thành: Một số công trình được chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác sử dụng theo chức năng được phân cấp như: Đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng. Các công trình còn lại giao cho các đơn vị có chức năng chuyên môn khác quản lý như: Công trình điện giao ngành điện quản lý và khai thác sử dụng, các công trình trường học thì giao cho hiệu trưởng các trường quản lý và khai thác sử dụng theo các quy định hiện hành. 2.2 Công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát thực hiện: Công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về nội dung, đối tượng hưởng lợi được tăng cường nhằm nâng cao vai trò của nhân dân trong việc xác định nội dung, danh mục đầu tư, tham gia thực hiện và giám sát quá trình đầu tư, quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các dự án hoàn thành. Chỉ đạo UBND các xã biên giới nhanh chóng tổ chức quản lý thực hiện Chương trình, định kỳ hàng tháng, quý báo cáo về Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình của huyện nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại cơ sở. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH 135: 1. Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất: Tổng vốn kế hoạch được giao giai đoạn 20112015: 3.303 triệu đồng. Tổng vốn đã phân bổ, triển khai thực hiện cho các nội dung hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất giai đoạn 20112015: 3.303 triệu đồng. Tiến độ thực hiện: đã hoàn thành. Tỷ lệ giải ngân: 100% với kế hoạch vốn. Nhìn chung tiến độ thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất còn rất chậm, nguyên nhân là do định mức hỗ trợ vốn cho hộ nghèo theo quy định của tỉnh trong giai đoạn 20112015 còn thấp (không quá 5 triệu đồng/ hộ), với định mức này huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn mô hình để thực hiện. 2. Dự án Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: 4
- Tổng vốn kế hoạch được giao trong giai đoạn 20112015: 22.000 triệu đồng, vốn thực hiện (kể cả nguồn vốn khác): 28.630 triệu đồng. Vốn đã phân bổ, triển khai thực hiện đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng: 22.000 triệu đồng. Tổng số công trình được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 20112015 là 57 công trình. Tính đến ngày 31/10/2015 các công trình thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng, giá trị cấp phát đạt 19.581 triệu đồng, đạt 89% so với kế hoạch. Ước giá trị giải ngân đến ngày 31/12/2015 là 21.989 triệu đồng đạt 99,95%. Trong đó: + Năm 20112012 tổng nguồn vốn thuộc Chương trình 135 theo kế hoạch là 8.000 triệu đồng, được phân bổ cho 22 công trình, giá trị cấp phát là 7.969 triệu đồng, đạt 99,6% so với kế hoạch. + Năm 2013 tổng nguồn vốn thuộc Chương trình 135 theo kế hoạch là 4.000 triệu đồng, được phân bổ cho 18 công trình, bao gồm 09 công trình chuyển tiếp và 09 công trình mới, giá trị cấp phát là 4.028 triệu đồng, đạt 100,7% so với kế hoạch. + Năm 2014 tổng nguồn vốn thuộc Chương trình 135 theo kế hoạch là 5.000 triệu đồng, được phân bổ cho 15 công trình, bao gồm 03 công trình chuyển tiếp và 12 công trình mới, giá trị cấp phát là 4.992 triệu đồng, đạt 99,84% so với kế hoạch. + Năm 2015 tổng nguồn vốn thuộc Chương trình 135 theo kế hoạch là 5.000 triệu đồng, được phân bổ cho 15 công trình, bao gồm 01 công trình chuyển tiếp và 14 công trình mới, giá trị cấp phát đến ngày 31/10/2015 là 2.592 triệu đồng, đạt 51,84% so với kế hoạch. Nguyên nhân dẫn đến tiến độ giải ngân chậm là do chờ Quyết định điều hòa vốn từ UBND tỉnh. Nhìn chung, đến quý III năm 2015 huyện đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư, khối lượng thực hiện đạt khá so với kế hoạch vốn, hầu hết các công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng. 3. Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng. Vốn kế hoạch được giao năm 2011: 160 triệu đồng, vốn thực hiện: 95,025 triệu đồng. Số lớp đào tạo cho từng đối tượng: 10 lớp. Đánh giá tình hình thực hiện dự án: Nội dung bồi dưỡng dễ nhớ, dễ hiểu, gần gủi, đồng thời trang bị cho cán bộ, người dân một số kiến thức kỹ năng về xã hội và kỹ thuật phát triển sản xuất. 4. Lồng ghép, huy động nguồn lực nhằm thực hiện đồng bộ các nội dung của Chương trình 135: Để góp phần sớm hoàn thành các mục đã đề ra, huyện cũng đã huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau để lồng ghép thực hiện các dự án của Chương trình 135, cụ thể: Tổng kế hoạch vốn bố trí cho các dự án của Chương trình 135 giai 5
- đoạn 20112015 là 34.764 triệu đồng, bao gồm: Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng là 22.000 triệu đồng, vốn hỗ trợ phát triển sản xuất là 3.303 triệu đồng, vốn xổ số kiến thiết là 3.540 triệu đồng, vốn Chương trình 160 là 1.116 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp là 2.905 triệu đồng, phần còn thuộc các nguồn vốn lồng ghép khác. Các nguồn vốn đầu tư từ Chương trình và các nguồn vốn lồng ghép đều được các chủ đầu tư sử dụng hết và có hiệu quả khi công trình hoàn thành với mục tiêu cải thiện đời sống cho đồng bào các xã vùng sâu, biên giới, tạo điều kiện để các xã thoát khỏi khó khăn, hòa chung vào sự phát triển của toàn huyện. 5. Đánh giá chung: 5.1. Đánh giá về hiệu quả và mục tiêu của Chương trình: Chương trình 135 giai đoạn 20112015 và các chương trình liên quan đến xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn là một chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 20112015 là một quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân. Đến nay, nhiều công trình đã được xây dựng xong, đưa vào sử dụng góp phần cải thiện hệ thống hạ tầng, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân. Tạo cơ hội cho người dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, thực hiện nhanh công tác xoá đói, giảm nghèo, diện mạo nông thôn từng bước thay đổi. 5.2. Khó khăn, hạn chế Đối với dự án đầu tư cơ sở hạ tầng: Đa số các hộ dân sinh sống trên địa bàn các xã biên giới, kinh tế gia đình còn rất nhiều khó khăn, cho nên việc huy động vốn đóng góp của nhân dân là không đáng kể, ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động nguồn lực để thực hiện đầu tư; nguồn vốn của Trung ương phân bổ hàng năm không đủ để xây dựng các công trình trọng điểm của xã có quy mô lớn (trên 1 tỷ đồng). Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên thời gian thực hiện một số công trình kéo dài. Đối với dự án hỗ trợ sản xuất: định mức hỗ trợ vốn cho hộ nghèo theo quy định của tỉnh trong giai đoạn 20112015 còn thấp (không quá 5 triệu đồng/hộ), với định mức này huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn mô hình để thực hiện 5.3. Bài học kinh nghiệm Từ những đánh giá về hiệu quả, mục tiêu, khó khăn và hạn chế của Chương trình, huyện Vĩnh Hưng rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: Phải thực hiện lồng ghép các chương trình trên cùng địa bàn, tránh lãng phí đồng thời đem lại hiệu quả cao hơn. Do nguồn hỗ trợ cho các xã còn hạn chế nên cần huy động nguồn lực tại địa phương, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, thời gian thực hiện công trình kéo dài dẫn đến đầu tư đem lại hiệu quả không cao. Cần phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, tổ chức để thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, tham mưu những vướng mắc, khó khăn để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 6
- C/ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG. D/ KIẾN NGHỊ: Kiến nghị đối với Trung ương và UBND tỉnh: Tuy xã Khánh Hưng đã được công nhận xã nông thôn mới, nhưng vẫn là xã biên giới với nguồn ngân sách còn gặp nhiều hạn chế. Vì thế rất mong Trung ương và UBND tỉnh tiếp tục phân bổ nguồn vốn từ Chương trình để tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội. Trên đây là Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2011 2015 của UBND huyện Vĩnh Hưng./. Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN VP UBND tỉnh (P. Dân tộc); Lưu: VT. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo Số: 108/BC-BLĐTBXH
7 p | 174 | 24
-
Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình phối hợp hoạt động đẩy mạnh công tác vận động nông dân các dân tộc phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 1999-2005 do Ủy ban Dân tộc ban hành
8 p | 196 | 14
-
Báo Cáo Số: 1575/BC-BNV
15 p | 85 | 10
-
Thông báo số 302/TB-BNN-VP
4 p | 73 | 9
-
Báo cáo Số: 3695/BC-BNN-VP
11 p | 86 | 9
-
Báo Cáo Số: 28/BC-BTTTT
12 p | 1091 | 6
-
Thông báo Số: 644/TB-BNN-VP CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
4 p | 93 | 4
-
Công văn số 4433/LĐTBXH-BTXH
5 p | 38 | 4
-
Thông báo số 386/TB-BNN-VP
4 p | 42 | 3
-
Công văn số 3104/BCA-C04
10 p | 36 | 3
-
Thông báo số 1290/TB-BNN-VP
2 p | 44 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn