Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Kinh nghiệm của Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam
lượt xem 13
download
Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường tài chính ở Hàn Quốc trên các khía cạnh thị trường tài chính gắn với các định chế tài chính, và sản phẩm tài chính; kiến nghị giải pháp phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Kinh nghiệm của Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN THỊ QUY 7375 25/5/2009 HÀ NỘI – 2008
- BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ____________ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ theo Nghị định thư NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS, TS Nguyễn Thị Quy Phó chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Đặng Thị Nhàn Thư ký khoa học: TS Nguyễn Đình Thọ Thư ký hành chính: ThS Lê Thị Ngọc Lan Các thành viên chính: GS, TS Nguyễn Đình Hương GS, TS Hoàng Văn Châu GS, TS Nguyễn Văn Nam TS Nguyễn Văn Hà PGS, TS Lê Bảo Lâm PGS, TS Bùi Anh Tuấn Hà Nội, 2008
- Các đơn vị tham gia thực hiện đề tài: Các trường đại học Việt Nam Trường Đại học Ngoại thương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh Cùng với sự hỗ trợ tư vấn của các chuyên gia kinh tế tại các trường đại học Hàn Quốc Trường Đại học Yonsei Trường Đại học Quốc gia Seoul Trường Đại học Woosong Trường Đại học Dongguk -2-
- TỔNG HỢP KẾT QUẢ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Các đề tài nhánh Đề tài nhánh 1. Tự do hóa tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Hàn Quốc Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Đình Thọ Đề tài nhánh 2. So sánh sự phát triển thị trường tiền tệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam và Hàn Quốc Chủ nhiệm đề tài: GS, TS Nguyễn Văn Nam Đề tài nhánh 3. So sánh sự phát triển thị trường vốn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam và Hàn Quốc Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Văn Hà Đề tài nhánh 4. Các vấn đề về quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Hàn Quốc Chủ nhiệm đề tài: GS, TS Nguyễn Đình Hương Đề tài nhánh 5: Phát triển các định chế tài chính trung gian ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Hàn Quốc Chủ nhiệm đề tài: GS, TS Hoàng Văn Châu Đề tài nhánh 6. Phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Hàn Quốc Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Nguyễn Thị Quy Đề tài nhánh 7: Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực tài chính và ứng dụng ở Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Lê Bảo Lâm Đề tài nhánh 8. Kinh nghiệm hội nhập tài chính của Hàn Quốc và xây dựng lộ trình hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính Chủ nhiệm đề tài: TS Đặng Thị Nhàn Đề tài nhánh 9. Phát triển dịch vụ tư vấn tài chính ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Hàn Quốc Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Bùi Anh Tuấn Kỷ yếu hội thảo khoa học Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam sau khi gia nhập WTO Hà Nội, tháng 12 năm 2007 Phát triển thị trường tài chính của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2008 -3-
- CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG 1. "Phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện tự do hóa tài chính và những vấn đề đặt ra", GS, TS Hoàng Văn Châu và ThS Nguyễn Thị Lan, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 32, 2008. 2. "Kinh nghiệm quản trị rủi ro của các doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới", PGS, TS Nguyễn Thị Quy, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 27, 2007. 3. "Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại trong bối cảnh cách mạng công nghệ thông tin", PGS, TS Nguyễn Thị Quy, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 29, 2008. 4. "Sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế hiện đại", PGS, TS Nguyễn Thị Quy, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Số 30, 2008 5. "Chính sách tỷ giá hướng tới xuất khẩu-Kinh nghiệm của Hàn Quốc", PGS, TS Nguyễn Thị Quy, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 32, 2008. 6. "Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc", PGS, TS Nguyễn Thị Quy, Tạp chí Lý luận chính trị, Số tháng 5-2008. 7. "Hàn Quốc thực hiện tự do hóa tài chính theo WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", TS Đặng Thị Nhàn, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 32. 8. "Phát triển thị trường tài chính và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế", TS. Nguyễn Đình Thọ, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Số 24, 2007. 9. "Chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá trong một nền kinh tế mở", TS. Nguyễn Đình Thọ, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Số 30, 2008 10."Chống lạm phát ở Việt Nam: Tìm đúng nguyên nhân mới có giải pháp tích cực", TS. Nguyễn Đình Thọ, Tạp chí Cộng Sản, Số 788 (6-2008). 11."Giới thiệu một phương pháp mới để chứng minh công thức định giá quyền chọn Black-Scholes", TS. Nguyễn Đình Thọ, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Số 31, 2008 12."Hội nhập tài chính quốc tế ở Việt Nam", TS. Nguyễn Đình Thọ, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 7-2008. 13."Biến động tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam", TS. Nguyễn Đình Thọ, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 135, 2008. 14."Ứng dụng phương pháp Black-Scholes vào giải bài toán quyền chọn thực", TS. Nguyễn Đình Thọ, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Số 32, 2008. 15."Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu Hàn Quốc và Bài học Kinh nghiệm cho Việt Nam", TS. Nguyễn Đình Thọ, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 216, Tháng 10, 2008. -4-
- MỤC LỤC TỔNG HỢP KẾT QUẢ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................... 3 CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG ................................................................................ 4 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... 9 DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 13 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 15 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............... 19 1.1. Phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế ....................... 19 1.1.1. Khái niệm thị trường tài chính ........................................................... 19 1.1.2. Cấu trúc của thị trường tài chính ....................................................... 21 1.1.3. Tác động của thị trường tài chính đối với tăng trưởng kinh tế........... 22 1.2. Vai trò của các định chế trung gian tài chính đối với phát triển thị trường tài chính ............................................................................................ 24 1.2.1. Định chế trung gian tài chính............................................................. 24 1.2.2. Các loại hình của tổ chức trung gian tài chính ................................... 25 1.2.3. Vai trò của các trung gian tài chính trong quá trình phát triển thị trường tài chính ........................................................................................... 36 1.3. Tự do hóa tài chính và các cam kết tự do hóa tài chính trong WTO .............................................................................................................. 46 1.3.1. Nội dung của tự do hóa tài chính ....................................................... 46 1.3.2. Tự do hóa tài chính trong khuôn khổ WTO ....................................... 48 1.3.3. Xu hướng tự do hoá tài chính tại các nước thành viên WTO............. 61 1.4. Vai trò của nhà nước trong sự phối hợp các chính sách tiền tệ, tài khóa và chính sách tỷ giá trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế ...... 66 1.4.1. Mối quan hệ ràng buộc giữa chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế ............................................................ 67 1.4.2. Chính sách tiền tệ, tài khóa theo mô hình Mundell-Fleming trong chế độ tỷ giá cố định .......................................................................................... 68 1.4.3. Chính sách tiền tệ, tài khóa theo mô hình Mundell-Fleming trong chế độ tỷ giá thả nổi ........................................................................................... 70 CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH THEO WTO TẠI VIỆT NAM .................................................. 72 2.1. Tổng quan về quá trình phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam .... 72 2.1.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng ... 72 -5-
- 2.1.2. Quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam ...................... 76 2.1.3. Phân chia thị phần hoạt động của các NHTM ................................... 82 2.2. Đánh giá quá trình phát triển của thị trường tiền tệ .......................... 85 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường tiền tệ .......................... 85 2.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển thị trường tiền tệ ................................ 87 2.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển thị trường tiền gửi và huy động vốn . 89 2.3. Đánh giá quá trình phát triển thị trường vốn...................................... 90 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ............... 90 2.3.2. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm về phát triển hai trung tâm giao dịch chứng khoán ................................................................................. 93 2.3.3. Hình thành và phát triển Trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập ...... 94 2.3.4. Những vấn đề cần giải quyết để phát triển SGDCK/TTGDCK và TTLKCK ..................................................................................................... 96 2.3.5. Đánh giá chung về hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 98 2.4. Quá trình tự do hóa tài chính theo WTO của Việt Nam................... 107 2.4.1. Tóm tắt các cam kết tự do hóa tài chính theo WTO của Việt Nam . 108 2.4.2. Đánh giá mức độ tự do hóa tài chính theo WTO của Việt Nam ...... 111 2.4.3. Thành tựu và hạn chế trong quá trình tự do hóa theo WTO của Việt Nam ........................................................................................................... 111 CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH HÀN QUỐC .................................................................................................... 116 3.1. Hệ thống các tổ chức tài chính Hàn Quốc .......................................... 116 3.1.1. Tổng lược về hệ thống các tổ chức tài chính của Hàn Quốc ............ 116 3.1.2. Hệ thống giám sát tài chính Hàn Quốc: ........................................... 122 3.1.3. Quá trình tự do hóa và cải cách hệ thống tài chính ở Hàn Quốc:..... 127 3.2. Kinh nghiệm phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Hàn Quốc ............................................................................................................. 138 3.2.1. Kinh nghiệm phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam ............................................................................. 138 3.2.2. Kinh nghiệm phát triển các ngân hàng đầu tư ở Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam............................................................................................. 158 3.2.3. Kinh nghiệm phát triển các tổ chức tín dụng phi ngân hàng ở Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam ............................................................... 168 3.3. Kinh nghiệm phát triển các sản phẩm tài chính mới của Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam ............................................................... 175 -6-
- 3.3.1. Kinh nghiệm phát triển các sản phẩm tài chính mới trên thị trường tiền tệ Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam ................................................... 175 3.3.2. Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam ............................................................................ 191 3.3.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam ............................................................... 207 3.3.4. Kinh nghiệm phát triển thị trường cổ phiếu ở Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam............................................................................................. 221 3.3.5. Kinh nghiệm phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh ở Hàn Quốc và vận dụng vàoViệt Nam ................................................................ 232 3.3.6. Kinh nghiệm phát triển các sản phẩm chứng khoán bất động sản ở Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam ....................................................... 255 3.3.7. Kinh nghiệm phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh mới (CDO, CDS) ở Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam .............................. 271 CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM DỰA TRÊN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CỦA HÀN QUỐC ............... 284 4.1. Giải pháp phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam ...................... 284 4.1.1. Giải pháp phát triển thị trường vốn .................................................. 284 4.1.2. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ .............................................. 303 4.2. Giải pháp phát triển các định chế trung gian tài chính ở Việt Nam 309 4.2.1. Định hướng phát triển các định chế trung gian tài chính ở Việt Nam 309 4.2.2. Giải pháp phát triển các định chế trung gian tài chính ở Việt Nam . 310 4.3. Một số giải pháp để phát triển sản phẩm tài chính mới ở Việt Nam .............................................................................................................. 317 4.3.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển các sản phẩm tài chính ngân hàng ........................................................................................................... 323 4.3.2. Đầu tư phát triển công nghệ thông tin ............................................. 324 4.3.3. Nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính mới ............................... 327 4.3.4. Nâng cao năng lực quản trị và phòng ngừa rủi ro ............................ 328 4.3.5. Nâng cao vốn tự có của các ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán .............................................................................................. 330 4.3.6. Tăng cường các hoạt động marketing, quan hệ khách hàng ............ 333 4.3.7. Tập trung phát triển nguồn nhân lực ................................................ 335 4.3.8. Đảm bảo sự liên thông về vốn giữa thị trường chứng khoán và ngân hàng thương mại một cách thông suốt phù hợp với thông lệ quốc tế và tăng -7-
- cường sự hợp tác liên kết giữa các ngân hàng thương mại trong nước và hợp tác quốc tế.................................................................................................. 337 4.4. Giải pháp để thực hiện các cam kết về tự do hóa tài chính theo WTO của Việt Nam .................................................................................... 338 4.4.1. Định hướng tiếp tục lộ trình tự do hóa tài chính theo các cam kết trong WTO của Việt Nam ................................................................................... 338 4.4.2. Các giải pháp chung ........................................................................ 341 4.4.3. Các giải pháp cụ thể......................................................................... 347 4.5. Kiến nghị điều kiện để thực hiện giải pháp ....................................... 355 4.5.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .......................................... 355 4.5.2. Kiến nghị đối với hệ thống Ngân hàng thương mại ......................... 356 4.5.3. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính ...................................................... 357 4.5.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp bảo hiểm ................................. 358 4.5.5. Kiến nghị đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ......................... 358 4.5.6. Kiến nghị đối với các công ty chứng khoán .................................... 361 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 363 -8-
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Cấu trúc biểu cam kết dịch vụ 53 Bảng 1.2. Sự di chuyển dòng vốn nội địa/quốc tế theo các cam kết 60 trong WTO Bảng 1.3. Chỉ số tự do hóa của các nước thành viên WTO trong 2 62 giai đoạn 1994-2000 và 2001-2006 phân theo mức thu nhập Bảng 1.4. Chỉ số tự do hóa lĩnh vực bảo hiểm giai đoạn 2001-2006 64 phân theo khu vực Bảng 1.5. Chỉ số tự do hóa lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2001-2006 65 phân theo khu vực Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động tiền tệ – ngân hàng 77 trong các năm 1991 – 2007 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các 84 NHTMNN giai đoạn 2000 – 2007 Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của các Ngân hàng 84 Thương mại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 Bảng 2.4 Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Việt 111 Nam Bảng 3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (%) 141 Bảng 3.2. Nợ khó đòi và nợ xấu của các ngân hàng thương mại Hàn 141 Quốc Bảng 3.3. Sự thay đổi số lượng các định chế ngân hàng từ sau 146 khủng hoảng tài chính đến nay Bảng 3.4 . Xử lý nợ quá hạn và tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng 147 Hàn Quốc Bảng 3.5. Huy động và sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại 150 -9-
- Hàn Quốc Bảng 3.6. Phương pháp đánh giá xếp hạng tín dụng các doanh 152 nghiệp Hàn Quốc Bảng 3.7. Số lượng các trung gian đầu tư chủ yếu tại Hàn Quốc 160 Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu cơ bản 161 Bảng 3.9. Các loại hình quỹ đầu tư của các công ty quản lý tài sản 162 Hàn Quốc Bảng 3.10. Tỷ suất lợi nhuận của các tập đoàn tài chính Hàn Quốc, 172 so sánh với Mỹ và Nhật bản Bảng 3.11. Tình hình kinh doanh của các ngân hàng Hàn Quốc năm 177 1996 Bảng 3.12. Tỷ lệ lạm phát của Hàn Quốc và mức cung tiền tệ 178 Bảng 3.13. Sự phát triển của ngành tài chính 180 Bảng 3.14. Tình hình hoạt động của hệ thống tài chính-ngân hàng 185 Hàn Quốc sau khủng hoảng (tính đến tháng 2 năm 1999) Bảng 3.15. Giá trị dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc (triệu USD) 187 Bảng 3.16 Cơ cấu các loại trái phiếu lưu hành ở Hàn Quốc (nghìn tỷ 193 KRW) Bảng 3.17. Cơ cấu sở hữu trái phiếu Hàn Quốc (nghìn tỷ KRW) 193 Bảng 3.18. Tỉ lệ doanh thu hàng năm của trái phiếu chính phủ 200 Bảng 3.19. Lượng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp hàng tháng 213 theo xếp hạng Bảng 3.20. Tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của các định 214 chế tài chính (Giai đoạn 1998 – 9/2005) Bảng 3.21.: Tỉ lệ lợi tức trung bình chứng khoán hàng tháng 222 (%/tháng) Bảng 3.22. Dòng tiền ròng vào Thị trường cổ phiếu Hàn Quốc 227 -10-
- Bảng 3.23. Tỷ lệ phần trăm các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ 227 phiếu và trái phiếu trong nước Bảng 3.24. Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hàn 228 Quốc 2001 – 2007 Bảng 3.25. Bước giá quy định tương ứng với giá cổ phiếu 229 Bảng 3.26. Giá trị thị trường OTC chứng khoán phái sinh toàn cầu 233 năm 2006 - 2007 Bảng 3.27. Thị trường chứng khoán phái sinh tập trung toàn cầu 234 theo khu vực Bảng 3.28. Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán phái 236 sinh Hàn Quốc Bảng 3.29. Các điều khoản hợp đồng của hợp đồng tương lai và 241 quyền chọn KOSPI 200, hợp đồng tương lai KOSTAR Bảng 3.30. Các điều khoản hợp đồng của một số loại chứng khoán 242 phái sinh trên thị trường Hàn Quốc Bảng 3.31. Các công cụ phái sinh chứng khoán hóa trên thị trường 243 Hàn Quốc Bảng 3.32. Các sở giao dịch chứng khoán phái sinh lớn nhất thế giới 244 năm 2007 Bảng 3.33. Khối lượng và giá trị giao dịch hợp đồng tương lai KOSPI 245 200 Bảng 3.34. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài 245 Bảng 3.35. Số lượng giao dịch của một số chứng khoán phái sinh 246 trên thị trường KRX Bảng 3.36. Các khoản vay thế chấp mua nhà của ngân hàng và các 261 tổ chức tài chính khác Bảng 3.37. Kỳ hạn của các khoản cho vay trả góp mua nhà của các 263 ngân hàng (%) -11-
- Bảng 3.38. Lãi suất của các khoản cho vay trả góp mua nhà của các 263 ngân hàng Bảng 3.39. Các bogeumjari-loan được KHFC phát hành với các tổ 267 chức tài chính tính đến tháng 5/2008 Bảng 3.40. Một số đặc điểm chính trên thị trường chứng khoán phái 281 sinh mới của Hàn Quốc từ năm 1999-2003 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về thị trường chứng khoán trong khu vực 286 châu Á thời điểm tháng 6-2008 Bảng 4.2. Lộ trình tự do hóa thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam 340 -12-
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chu chuyển các nguồn lực tài chính trên thị trường tài 20 chính Hình 1.2. Cấu trúc thị trường tài chính 21 Hình 1.3. Mô hình Mundell-Fleming trong chế độ tỷ giá cố định 69 Hình1.4. Mô hình Mundell-Fleming trong chế độ tỷ giá thả nổi 70 Hình 3.1. Hệ thống các tổ chức tài chính Hàn Quốc 117 Hình 3.2. Cơ cấu tổng tài sản của các định chế tài chính Hàn Quốc 120 Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức hệ thống giám sát tài chính Hàn Quốc 146 Hình 3.4. Giá trị trái phiếu chính phủ phát hành giai đoạn 2000 - 195 2007 Hình 3.5. Tỷ lệ của trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp 196 trong tổng GDP giai đoạn 1997-2004 Hình 3.6. Khối lượng giao dịch trên thị trường tập trung và thị 199 trường phi tập trung Hình 3.7. Thị phần trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm bằng tài sản 210 và trái phiếu không bảo đảm bằng tài sản (1997 -2004) Hình 3.8. Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần của các công ty ngành công 211 nghiệp (Giai đoạn 1998 -2004) Hình 3.9. Thay đổi cơ cấu nguồn vốn thông qua việc phát hành trái 212 phiếu (1997-2004) Hình 3.10. Cơ cấu các loại trái phiếu lưu hành ở Hàn Quốc (%) 213 Hình 3.11. Chỉ số chứng khoán 1 số các quốc gia châu Á chọn lọc 222 (1998 – 2007) -13-
- Hình 3.12. Xu hướng gia tăng vốn đầu tư vào thị trường chứng 224 khoán Hàn Quốc Hình 3.13. Sự phát triển của hợp đồng tươnng lai và quyền chọn từ 234 2004-2007 Hình 3.14. Số nhà xây mới và diện tích được cấp phép xây dựng ở 256 Hàn Quốc từ năm 2003-2006 Hình 3.15. Tốc độ tăng giá bán nhà và giá cho thuê nhà ở Hàn Quốc 257 2000 - 2006 Hình 3.16. Chứng khoán bất động sản (MBS) do KHFC phát hành 268 Hình 3.17. Các tổ chức đầu tư MBS của KHFC năm 2006 268 Hình 3.18. Chứng khoán hóa các khoản cho vay của ngân hàng 275 (CDO tiền mặt) có sử dụng SPV Hình 3.19. Chứng khoán hóa các khoản cho vay của ngân hàng 276 (CDO tổng hợp - CDS) không sử dụng SPV Hình 3.20. Cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường CDO 278 toàn cầu trong thời gian qua. Hình 3.21. Thị trường CDO Hàn Quốc 1999 – 2007 (đơn vị: nghìn tỷ 281 won) Hình 3.22. Tỷ trọng phát hành các loại CDO trên thị trường Hàn 282 Quốc -14-
- LỜI MỞ ĐẦU Từ lâu, các nhà kinh tế đã thừa nhận một trong những yếu tố quan trọng nhất cho phát triển kinh tế là các nguồn lực tài chính và khả năng tiếp cận đến những nguồn lực này trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế. Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế xã hội: tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, xu hướng đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng lên. Cùng với cải cách kinh tế và mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng trở thành tiêu điểm và là nhân tố ảnh hưởng quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang thực sự trở thành nguồn xung lực quan trọng cho quá trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế và hệ thống tài chính Việt Nam. Trong đó, việc thực hiện các Hiệp định Thương mại song phương và quá trình gia nhập WTO là bước khởi đầu và có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính Việt Nam nói riêng. Nhằm chủ động trong quá trình hội nhập, cần phải có những nghiên cứu và nhận thức đầy đủ về những lợi thế có thể phát huy và những khó khăn thách thức mà hệ thống tài chính phải vượt qua trong điều kiện hội nhập. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập. Ví dụ: NXB Thống kê đã giới thiệu cuốn "Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập: quản lý quá trình tự do hóa tài chính" của PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (2005) và Cục xuất bản - Bộ văn hoá thông tin (2003) đã giới thiệu tập kỷ yếu "Tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam", và hàng loạt các nghiên cứu khác như "Tái cơ cấu hệ thống tài chính Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính 1997 - 1998 những kinh nghiệm và gợi ý cho Việt Nam" của Trần Quang Minh, Ngô Xuân Bình, NXB Khoa học xã hội (2004); và Đề tài Khoa học Cấp bộ (Bộ Tài chính) về "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật cho sự phát triển của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính" của Nguyễn Trọng Nghĩa (Chủ nhiệm), 2004... Ở những khía cạnh khác nhau, các nghiên cứu của Việt Nam đã đề cập tới những vấn đề về bản chất, liên quan tới quá trình tự do -15-
- hóa tài chính. Dự án tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế thị trường tài chính Việt Nam của tác giả Lê Hải Mơ đã nêu lên được một bức tranh tổng thể về kiến thiết xây dựng thể chế thị trường tài chính ở Việt Nam. Đề tài Khoa học Cấp bộ "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật cho sự phát triển của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính" do tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa làm chủ nhiệm đã đề cập một số giải pháp xây dựng hệ thống pháp luật để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính ở Việt Nam. Tuy nhiên, các đề tài này tập trung nghiên cứu ở mức độ tổng thể và chưa đi sâu vào giải quyết các bài toán cụ thể trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam. Đề tài Khoa học Cấp bộ "Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính - kế toán trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" của tác giả TS Đặng Thái Hùng và Nguyễn Thị Mùi làm chủ nhiệm đã nghiên cứu được một khía cạnh của phát triển thị trường tài chính, đó là phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập còn nhiều vấn đề bất cập. Trong bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, những vấn đề về xây dựng chính sách tài chính, luật lệ, tỷ giá, lãi suất, cổ phần hóa, ngân hàng, tín dụng và sự phát triển của thị trường vốn đang là những vấn đề nổi cộm. Kinh nghiệm của các nước đi trước sẽ là những bài học có giá trị cho sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Việc nghiên cứu phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập là một nhu cầu bức thiết đối với Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Nhìn chung, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực mở cửa thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập, tuy nhiên chúng tôi không thấy có các nghiên cứu chuyên sâu, áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc, cho trường hợp của Việt Nam. Phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập đòi hỏi phải nghiên cứu các điều kiện cần thiết để có thể phát triển thị trường được bền vững, nghiên cứu các nguyên nhân có thể dẫn đến sự sụp đổ của thị trường tài chính, và đề ra các biện pháp để thị trường tài chính hoạt động có hiệu quả ổn định. Các vấn đề phương pháp luận xây dựng chính sách và thể chế còn thiếu những luận cứ thật sự khoa học, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Hàn Quốc là một nước đã trải qua các quá trình hội nhập tài chính quốc tế, và đã có nhiều bài học thất bại và thành công trong quá trình phát triển thị trường tài chính. Đặc biệt những bài học của Hàn Quốc trong các vấn đề ngăn chặn khủng hoảng tài chính, và giải quyết hậu quả của các cuộc khủng hoảng tài chính -16-
- sẽ giúp Việt Nam nhìn trước được những nguy cơ cũng như các cơ hội khi mở cửa thị trường và hội nhập với thị trường tài chính quốc tế. Là nước đi trước trong việc xây dựng và phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập quốc tế. Trong một thời gian dài trước giai đoạn 1980- 1990, Hàn Quốc đã trải qua nhiều thất bại trong việc xây dựng thể chế thị trường dựa trên nguyên tắc áp chế và đóng cửa thị trường tài chính. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 đã làm thay đổi căn bản quan điểm xây dựng thị trường tài chính Hàn Quốc, tự do hóa tài chính cùng với tăng cường giám sát tài chính là nền tảng của những thành công, giúp Hàn Quốc đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại. Việc nghiên cứu phát triển thị trường tài chính Hàn Quốc vì vậy có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực này dựa trên cơ sở kinh nghiệm của Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu "Nghiên cứu phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Kinh nghiệm của Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam" dựa trên kinh nghiệm Hàn Quốc là vấn đề có ý nghĩa thiết thực. Thị trường Tài chính là một lĩnh vực rộng, liên quan tới nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Trong phạm vi kinh phí và thời gian có hạn, đề tài sẽ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan tới phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập. - Nghiên cứu các vấn đề về phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam trên một số khía cạnh liên quan tới thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn, các định chế tài chính và sản phẩm tài chính. Nhóm nghiên cứu không tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu tất cả các loại thị trường tài chính hiện có, mà chỉ tập trung vào một số thị trường cụ thể. Đối với thị trường tiền tệ, đề tài tập trung vào hoạt động huy động vốn ngắn hạn của hệ thống ngân hàng, và chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu thị trường ngoại hối ở mức độ điều hành chính sách. Đối với thị trường vốn, nhóm nghiên cứu tập trung vào quá trình phát triển thị trường chứng khoán chính thức. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường tài chính ở Hàn Quốc trên các khía cạnh thị trường tài chính gắn với các định chế tài chính, và sản phẩm tài chính. -17-
- - Kiến nghị giải pháp phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc. Đề tài được bố cục thành ba phần: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH THEO WTO TẠI VIỆT NAM CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH HÀN QUỐC CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM DỰA TRÊN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CỦA HÀN QUỐC Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do quy mô đề tài lớn, bao gồm nhiều vấn đề, nội dung nghiên cứu của đề tài là kết quả nghiên cứu của hơn 30 nhà khoa học, nên chắc chắn trong quá trình tổng hợp, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Báo cáo tổng hợp đã nỗ lực đưa toàn bộ kết quả nghiên cứu của các thành viên và các nhóm nghiên cứu vào nội dung tổng hợp. Do quy mô báo cáo tổng hợp có hạn, và để đảm bảo tính hệ thống, logic, một số nội dung nghiên cứu cụ thể không được đưa vào bản báo cáo cuối cùng. Nhóm nghiên cứu xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung nghiên cứu của nhóm và cảm ơn ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn. -18-
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Thị trường tài chính được hiểu theo nghĩa chung nhất là tất cả những nơi mà tại đó diễn ra các hoạt động trao đổi liên quan tới nguồn lực tài chính. Theo nghĩa đó, thị trường tài chính tồn tại ở tất cả các nền kinh tế mà ở đó tồn tại các quan hệ tiền tệ. Thị trường tài chính, ngày càng trở nên quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Thị trường tài chính là nơi huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân bổ chúng vào các dự án đầu tư hiệu quả đem lại lợi ích to lớn cho xã hội. Hiện nay, thị trường tài chính trên thế giới đã phát triển đạt tới một trình độ rất cao. Các cuộc khủng hoảng tài chính của các nước đã cho thấy hoạt động tài chính có tác động chi phối mọi hoạt động kinh tế khác và ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. 1.1. Phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế 1.1.1. Khái niệm thị trường tài chính Thị trường tài chính được hiểu theo nghĩa chung nhất là tất cả những nơi mà tại đó diễn ra các hoạt động trao đổi liên quan tới nguồn lực tài chính (financial resources). Theo nghĩa đó, thị trường tài chính tồn tại ở tất cả các nền kinh tế mà ở đó tồn tại các quan hệ tiền tệ. Một thị trường tài chính như vậy là nơi mà thông qua đó tất cả các hãng kinh doanh, các hộ gia đình, và chính phủ trong nước hay ngoài nước có nguồn tài chính dư thừa tiết kiệm có thể tìm kiếm, giao dịch, và ký kết hợp đồng vay mượn hay mua bán những chứng chỉ sở hữu tài sản với các hãng kinh doanh, các hộ gia đình, và chính phủ trong nước hay ngoài nước khác, những người có nhu cầu sử dụng các nguồn tài chính để thoả mãn các nhu cầu chi tiêu của họ. Nhu cầu về vốn để tiến hành đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát sinh từ các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Trong đó, thường xảy ra tình -19-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn về công nghệ thuộc da cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam
212 p | 417 | 100
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu tổng hợp các chất hoạt động bề mặt để sản xuất chất tẩy rửa thân thiện với môi trường dùng trong xử lý vải sợi phục vụ cho công nghệ dệt may
191 p | 427 | 96
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng công nghệ tối ưu nhuộm tận trích một số loại vải PES/WOOL - KS. Trương Phi Nam
199 p | 249 | 46
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước: Nghiên cứu chế tạo các loại sợi ngắn và sợi mát từ tre và luồng để gia cường cho vật liệu polyme composite thân thiện môi trường - TS. Bùi Chương
166 p | 235 | 42
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Ứng dụng kỹ thuật và thiết bị thắt trĩ của Barron điều trị trĩ nội độ 1, 2 và độ 3 (nhỏ) ở các tuyến điều trị
42 p | 222 | 34
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha Viscose - KS. Bùi Thị Chuyên
63 p | 228 | 27
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở Trường Đại học Đồng Tháp
104 p | 156 | 24
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây hành tím từ sản xuất tới bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
150 p | 180 | 19
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Phân tích, đánh giá năng lực công nghệ trong nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất và tài nguyên khoáng sản các đơn vị thuộc bộ tài nguyên và môi trường
106 p | 201 | 18
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu thiết kế mặt hàng vải dệt thoi từ sợi nhuộm polyester theo phương pháp Solution dyed để tạo mặt hàng vải bọc nệm ghế - KS. Phạm Thị Mỹ Giang
59 p | 162 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài KHKT 2010: Nghiên cứu công nghệ hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose - KS. Bùi Thị Chuyên
63 p | 156 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam và một số nước trong hoạt động các khu vực kinh tế - dưới gốc độ so sánh
80 p | 34 | 14
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Xây dựng lộ trình hướng tới đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học theo chuẩn AUN-QA tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
29 p | 156 | 13
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổng hợp 2 lớp hợp kim đồng thép làm thanh cái truyền dẫn điện động lực trong công nghiệp - ThS. Lương Văn Tiến
88 p | 155 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và quy định Quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc (chủ nhiệm đề tài)
47 p | 146 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật ghép nhãn lên vải, duy trì thu nhập hàng năm của người làm vườn tại tỉnh Bắc Giang và Hải Dương
48 p | 129 | 9
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cây khoai tây hàng hoá ở tỉnh Điện Biên
85 p | 114 | 7
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Phân tích định lượng luồng thông tin trong bảo mật phần mềm
26 p | 97 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn