intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất giống lúa đặc sản tài nguyên đục cho tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

74
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất giống lúa đặc sản Tài nguyên đục cho tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu" được thực hiện với mục tiêu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của giống lúa mùa đặc sản tài nguyên đục nhằm tăng hiệu quả sản xuất và góp phần gia tăng thu nhập cho người trồng lúa ở tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất giống lúa đặc sản tài nguyên đục cho tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN<br /> VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> ------------------------<br /> <br /> BÁO CÁO TỔNG KẾT<br /> KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI THUỘC DỰ ÁN KHOA HỌC<br /> CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VỐN VAY ADB<br /> <br /> Tên đề tài:<br /> “NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN<br /> XUẤT GIỐNG LÚA MÙA ĐẶC SẢN TÀI NGUYÊN ĐỤC CHO<br /> TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU”<br /> <br /> Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và PTNT<br /> Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long<br /> Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Ngọc Thạch<br /> Thời gian thực hiện đề tài: 1/2009- 4/2012<br /> <br /> CẦN THƠ, 6/2012<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Tài nguyên đục là giống lúa mùa đặc sản địa phương có gạo ngon cơm và được nhiều<br /> người ưa chuộng. Việc sản xuất lúa Tài nguyên đục tại Sóc Trăng và Bạc Liêu, tuy có<br /> được cải tiến và thu được nhiều thành công, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về<br /> giống cũng như trong canh tác. Đề tài “Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả<br /> sản xuất giống lúa đặc sản Tài nguyên đục cho tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu” được triển<br /> khai trong giai đoạn 2009 -2011 nhằm tăng hiệu quả sản xuất và góp phần gia tăng thu<br /> nhập cho người trồng lúa ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.<br /> Đề tài đã triển khai thực hiện 04 nội dung nguyên cứu và đã thu được các kết quả chủ<br /> yếu như sau:<br /> 1. Đã tiến hành điều tra phỏng vấn 200 nông dân trồng lúa Tài nguyên đục tại huyện<br /> Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) và huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) về đặc tính giống, canh tác, tiêu<br /> thụ…để làm cơ sở cho công tác phục tráng giống và xây dựng qui trình canh tác cho<br /> lúa Tài nguyên đục phục tráng.<br /> 2. Đã phục tráng được giống lúa Tài nguyên đục có hình thái đồng nhất như miêu tả<br /> của nông dân, có năng suất cao hơn giống chưa phục tráng 11,6%, hoàn toàn không<br /> lẫn gạo đỏ và có chất lượng gạo được cải thiện.<br /> 3. Đã tiến hành các thí nghiệm ngoài đồng, qua đó xây dựng được qui trình canh tác<br /> cho lúa Tài nguyên đục được phục tráng:<br /> - Làm mạ vào khoảng tháng 7-8; cấy lần 1 khi mạ 30-45 ngày tuổi với khoảng cách<br /> 25 x 25 cm; cấy lần 2 vào tháng 9-10 bằng cách nhổ, tách 4-5 phần lúa cấy lần 1 và<br /> cấy lại với khoảng cách 30 x 30 cm; thu hoạch vào tháng 1-2 năm tiếp theo.<br /> - Phân bón: 80-100 kg N, 40-50 kg P2O5 và 30 kg K2O cho 01 ha.<br /> - Phòng trừ sâu bệnh hại: sử dụng chế phẩm sinh học hoặc có nguồn gốc sinh học như<br /> Ometar cho rầy nâu, Egle 20 EC cho sâu đục thân, Supermil 40SL cho bệnh đạo ôn và<br /> Validacin 50L cho bệnh đốm vằn.<br /> 4. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật đã xây dựng mô hình nhân giống và mô hình canh tác lúa<br /> Tài nguyên đục tại huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) và huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) với<br /> tổng qui mô là 04 ha.<br /> - Đối với mô hình canh tác, năng suất trung bình của lúa trong mô hình đạt 6,84 tấn/ha,<br /> vượt 9,05% so với đối chứng của nông dân và do tiết kiệm được phân bón, thuốc bảo<br /> vệ thực vật nên thu nhập tăng thêm của mô hình là 5,272 triệu đồng/ha, tăng hơn<br /> 12,6% so với đối chứng.<br /> - Đối với mô hình nhân giống, năng suất trung bình trong mô hình đạt 6,76 tấn/ha,<br /> vượt 7,28% so với đối chứng và tương tự như mô hình canh tác, do tiết kiệm chi phí và<br /> tăng năng suất nên thu nhập tăng thêm của mô hình là 5,316 triệu đồng/ha, tăng hơn<br /> 13,7% so với đối chứng.<br /> <br /> i<br /> <br /> 5. Tổ chức được 02 lớp tập huấn cho 122 nông dân và cán bộ kỹ thuật ở địa phương về<br /> các qui trình phục tráng giống, qui trình nhân nhân giống và qui trình canh tác lúa Tài<br /> nguyên đục phục tráng.<br /> 6. Đã hoàn thiện và gửi đăng 01 bài báo trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện<br /> Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.<br /> 7. Đã đào tạo 01 học viên cao học tại Trường Đại học Cần Thơ.<br /> So với yêu cầu đề ra, đề tài đã hoàn thành đầy đủ về số lượng, chủng loại và đáp ứng<br /> chất lượng các sản phẩm đề ra, trong đó số lượng nông dân được tập huấn và học viên<br /> cao họcđào tạo, vượt hơn so với yêu cầu.<br /> <br /> ii<br /> <br /> DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br /> <br /> TT<br /> <br /> 2<br /> <br /> Họ và tên, học hàm<br /> học vị<br /> <br /> Tổ chức<br /> công tác<br /> <br /> Thời gian làm việc<br /> cho đề tài<br /> (Số tháng quy đổi2)<br /> <br /> 1<br /> <br /> TS. Trần Ngọc Thạch<br /> <br /> Viện lúa ĐBSCL<br /> <br /> 24<br /> <br /> 2<br /> <br /> TS. Cao Văn Phụng<br /> <br /> Viện lúa ĐBSCL<br /> <br /> 18<br /> <br /> 3<br /> <br /> ThS. Hoàng Đình Định<br /> <br /> Viện lúa ĐBSCL<br /> <br /> 18<br /> <br /> 4<br /> <br /> ThS. Huỳnh Văn Nghiệp<br /> <br /> Viện lúa ĐBSCL<br /> <br /> 18<br /> <br /> 5<br /> <br /> KS. Võ Duy Anh<br /> <br /> Viện lúa ĐBSCL<br /> <br /> 24<br /> <br /> 6<br /> <br /> KS. Phạm Trung Kiên<br /> <br /> Viện lúa ĐBSCL<br /> <br /> 36<br /> <br /> 7<br /> <br /> KS. Nguyễn Khoa Nam<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8<br /> <br /> KS. Đặng Văn Xê<br /> <br /> 9<br /> <br /> KS. Lê Hoàng Ninh<br /> <br /> Viện lúa ĐBSCL<br /> Phòng Nông nghiệp &<br /> PTNT huyện Vĩnh Lợi,<br /> tỉnh Bạc Liêu<br /> Phòng Nông nghiệp &<br /> PTNT huyện Thạnh Trị,<br /> tỉnh Sóc Trăng<br /> <br /> Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng<br /> <br /> iii<br /> <br /> 3<br /> <br /> 6<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> TT<br /> <br /> I.<br /> II.<br /> III.<br /> 1.<br /> 2.<br /> 2.1<br /> 2.1.1<br /> 2.1.2<br /> 2.2<br /> 2.2.1<br /> 2.2.2<br /> 2.3<br /> 3.<br /> IV.<br /> 1.<br /> 2.<br /> 3.<br /> 3.1<br /> <br /> 3.2<br /> 3.3<br /> 3.4<br /> 4.<br /> V.<br /> 1.<br /> 1.1<br /> 1.2<br /> 1.2.1<br /> 1.2.2<br /> 1.2.3<br /> <br /> Danh mục trong Báo cáo<br /> TÓM TẮT<br /> DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA<br /> MỤC LỤC<br /> DANH SÁCH BẢNG<br /> DANH SÁCH HÌNH<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> MỤC TIÊU ĐỀ TÀI<br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ<br /> NGOÀI NƯỚC<br /> Tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu thụ gạo<br /> Sự sụt giảm hiệu quả trong sản xuất lúa và hướng khắc phục trên thế<br /> giới<br /> Gia tăng năng suất thông qua chọn tạo và phục tráng giống<br /> Chọn tạo giống mới<br /> Phục tráng giống<br /> Gia tăng năng suất thông qua biện pháp canh tác<br /> Cải thiện hiệu quả sử dụng phân bón<br /> Phương pháp canh tác lúa<br /> Gia tăng năng suất thông qua biện pháp phòng trừ sâu bệnh<br /> Tình hình nghiên cứu gia tăng hiệu quả canh tác lúa tại Việt Nam<br /> NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Vật liệu nghiên cứu<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Nội dung 1: Nghiên cứu đánh giá tình hình canh tác, sản xuất và tiêu<br /> thụ; và thu thập mẫu lúa Tài nguyên đục tại tỉnh Bạc Liêu và Sóc<br /> Trăng<br /> Nội dung 2: Nghiên cứu phục tráng giống lúa Tài nguyên đục<br /> Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp canh tác lúa mùa Tài<br /> nguyên đục<br /> Nội dung 4: Xây dựng mô hình thực nghiệm và chuyển giao qui trình<br /> kỹ thuật canh tác lúa Tài nguyên đục<br /> Phương pháp phân tích thống kê<br /> KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br /> Kết quả nghiên cứu khoa học<br /> Nghiên cứu đánh giá tình hình canh tác, sản xuất và tiêu thụ và thu<br /> thập mẫu lúa Tài nguyên đục tại tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng<br /> Nghiên cứu phục tráng giống lúa Tài nguyên đục<br /> Nghiên cứu đánh giá chất lượng hạt giống và phẩm chất gạo của các<br /> mẫu lúa Tài nguyên đục thu thập<br /> Nghiên cứu phục tráng giống lúa Tài nguyên đục<br /> Nghiên cứu các biện pháp trong thu hoạch và bảo quản để nâng cao<br /> chất lượng gạo và hạt giống lúa Tài nguyên đục<br /> <br /> iv<br /> <br /> Trang<br /> i<br /> iii<br /> iv<br /> vi<br /> xii<br /> 1<br /> 2<br /> 2<br /> 2<br /> 3<br /> 3<br /> 3<br /> 6<br /> 6<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 8<br /> 10<br /> 11<br /> 11<br /> 11<br /> 11<br /> <br /> 12<br /> 20<br /> 26<br /> 26<br /> 27<br /> 27<br /> 27<br /> 37<br /> 37<br /> 42<br /> 48<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0