intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu giải pháp tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên qua việc phát triển một số cây ăn quả chịu hạn (mít, xoài, chuối...)

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

79
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài với mục tiêu nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật về công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho một số cây cây ăn quả chịu hạn (cây xoài, mãng cầu ta, mít và chuối) góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo trên những vùng khó khăn về nước tưới ở Đông Nam bộ và Tây nguyên. Xác định giống cây ăn quả phù hợp với một số vùng hạn (xoài, mãng cầu ta), tuyển chọn giống mít thích hợp với vùng khô hạn của Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu giải pháp tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên qua việc phát triển một số cây ăn quả chịu hạn (mít, xoài, chuối...)

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM<br /> -------------------------------<br /> <br /> BÁO CÁO TỔNG KẾT<br /> KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI THUỘC DỰ ÁN KHOA HỌC<br /> CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VỐN VAY ADB<br /> Tên đề tài:<br /> NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP CHO ĐỒNG BÀO<br /> DÂN TỘC VÀ HỘ NGHÈO Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN<br /> QUA VIỆC PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ<br /> CHỊU HẠN (MÍT, XOÀI, CHUỐI…)<br /> <br /> -Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và PTNT<br /> -Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Cây ăn quả miền Nam<br /> -Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Xuân Khôi<br /> -Thời gian thực hiện đề tài: 2009 – 2011<br /> <br /> TIỀN GIANG, NĂM 2012<br /> <br /> Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đa số Đồng bào dân tộc và người nghèo ở Đông Nam bộ và Tây nguyên sống<br /> trên những khu vực nông thôn khô hạn do thiếu nước tưới trong mùa khô. Thiếu nước<br /> làm khả năng cải thiện năng suất và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật bị giới hạn. Thiếu<br /> nước, thêm vào đó, do nhu cầu nước sinh hoạt không được đáp ứng đủ nên ảnh hưởng<br /> lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân. Điều này cũng góp phần gián tiếp đến khả<br /> năng vươn lên thoát khỏi nghèo của họ.<br /> Bên cạnh việc trồng cây màu ngắn ngày (bắp, đậu, các loại khoai củ và rau), những<br /> cây ăn quả lâu năm được trồng trong khu vực phần lớn là những cây chịu hạn, không cần<br /> tưới nước trong mùa khô. Các cây ăn quả chịu hạn như mãng cầu ta (na), xoài, mít,<br /> chuối.. được trồng trong vườn nhà rải rác ở các nơi. Mặc dù được hỗ trợ từ các dự án<br /> phát triển và khuyến nông, nhưng thực tế ứng dụng công nghệ mới còn thấp do hầu hết<br /> các công nghệ được phát triển trong điều kiện đầu tư thâm canh cao ở những vùng có<br /> đầy đủ nước tưới để tăng năng suất. Hơn nữa tiếp nhận công nghệ của đồng bào nghèo<br /> trong khu vực còn hạn chế do vốn đối ứng, kiến thức và kỹ năng, cơ hội tiếp cận thị<br /> trường….chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì thế, đời sống của bà con ở đây vẫn còn nhiều<br /> khó khăn do thu nhập thấp. Việc triển khai nghiên cứu hoàn thiện các quy trình kỹ thuật,<br /> các công nghệ thích hợp nhằm cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất của các cây ăn<br /> quả như xoài, mãng cầu ta, mít và chuối trong điều kiện khó khăn về nước tưới là cần<br /> thiết.<br /> Các kết quả nghiên cứu, các kỹ thuật được chuyển giao từ các viện trường<br /> thường là những sản phẩm theo hướng đầu tư cao, hiệu quả cao; có hiệu quả trong sản<br /> xuất tập trung thâm canh trên những vùng đất có tiềm năng. Trong điều kiện đó, một số<br /> vùng, một số loại đất đai, hay những nhóm người không có cơ hội sử dụng những<br /> thành tựu của các nghiên cứu đó vì không đảm bảo những điều kiện nhất định về vốn<br /> và công cụ, đất đai, hạ tầng, thị trường … Do đó, việc phát triển những kỹ thuật cho<br /> những khu vực không phổ biến, ít có tiềm năng (less-favoured areas) là công việc cần<br /> thiết để góp phần hỗ trợ cho những khu vực và người dân bản địa còn khó khăn.<br /> Đề tài đã lựa chọn những cây trồng (cây mãng cầu ta, xoài, mít và chuối) dễ<br /> tính, có khả năng chịu hạn, thích nghi rộng, và phù hợp trong điều kiện đầu tư thấp hay<br /> thiếu điều kiện đầu tư. Những cây này cũng được cân nhắc về mặt thị trường, có nhu<br /> cầu của thị trường, ít nhất là thị trường địa phương và nếu được cho cả thị trường xa<br /> hoặc chế biến xuất khẩu. Những cây có tiềm năng trong xử lý ra hoa cũng được quan<br /> tâm (xoài, mãng cầu ta) nhằm phát triển các kỹ thuật xử lý ra hoa sớm để bán được giá<br /> cao và đất còn tương đối ẩm lúc cây nuôi trái .<br /> Những kỹ thuật chuyển giao được cân nhắc, là những biện pháp không phức tạp,<br /> dễ áp dụng và khả thi trong điều kiện thực tế của địa phương mà yêu cầu là phù hợp<br /> cho những nông dân ở những vùng có điều kiện khắc nghiệt áp dụng. Kỹ thuật xử lý ra<br /> hoa xoài và mãng cầu ta ngày càng dễ thực hiện hơn nhờ sự hỗ trợ của hóa chất và các<br /> phương tiện khác, và có khả năng áp dụng dưới dạng nông hộ. Kỹ thuật này ngày càng<br /> được quan tâm và ưa thích hơn vì hiệu quả của chúng đem lại và giúp điều tiết rải vụ<br /> 2<br /> <br /> trái theo nhu cầu thị trường.<br /> Các cây trồng và biện pháp kỹ thuật được đề cập phù hợp với điều kiện sản xuất<br /> thực tế của những địa phương gặp khó khăn về nguồn nước tưới ở vùng sâu. Các địa<br /> điểm chọn lựa cho việc triển khai các thí nghiệm, mô hình cũng được cân nhắc nhằm<br /> đảm bảo ưu tiên cho nhóm người ít có cơ hội (marginal groups) như hộ nghèo, người<br /> vùng sâu vùng dân tộc ít người. Việc triển khai đề tài giúp tăng cường cơ hội tiếp cận<br /> của người nông dân với thông tin, thị trường và công nghệ; góp phần thúc đẩy phát<br /> triển khu vực nông thôn, hỗ trợ cho người nghèo ở vùng nông thôn, vùng sâu, phù hợp<br /> với chiến lược giảm nghèo của các tổ chức tài trợ quốc tế. Do đó việc triển khai đề tài<br /> là cần thiết.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Phần 2: MỤC TIÊU ĐỀ TÀI<br /> 2.1. Mục tiêu tổng quát<br /> Tăng cường cơ hội tiếp cận công nghệ thích hợp nhằm cải thiện thu nhập cho<br /> người nghèo trồng cây ăn quả ở những khu vực khô hạn do khó khăn về nước tưới ở<br /> Đông Nam bộ và Tây nguyên.<br /> 2.2. Mục tiêu cụ thể<br /> - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật về công nghệ thích hợp nhằm nâng<br /> cao hiệu quả sản xuất cho một số cây cây ăn quả chịu hạn (cây xoài, mãng cầu ta, mít<br /> và chuối) góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo trên những vùng<br /> khó khăn về nước tưới ở Đông Nam bộ và Tây nguyên<br /> - Xác định giống cây ăn quả phù hợp với một số vùng hạn (xoài, mãng cầu ta),<br /> tuyển chọn giống mít thích hợp với vùng khô hạn của Đông Nam bộ và Tây Nguyên.<br /> - Chuyển giao các quy trình kỹ thuật tổng hợp trên cây xoài; mãng cầu ta; mít và<br /> chuối theo hướng canh tác bền vững đến đồng bào dân tộc và hộ ng hèo ứng dụng vào<br /> điều kiện thực tiễn sản xuất qua việc xây dựng mô hình trình diễn (mô hình thâm canh<br /> tổng hợp trên cây xoài, mãng cầu ta, mít và chuối) và tập huấn kỹ thuật.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Phần 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br /> TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC<br /> 3.1.Ngoài nƣớc<br /> Trên thế giới ước tính có 1,2 tỷ người sống ở trong điều kiện nghèo tuyệt đối<br /> (1998), phụ thuộc vào lợi tức ít hơn 1 USD/ngày và khoảng 1,6 tỷ người sống ít hơn 2<br /> USD/ngày; một phần ba số người nghèo trên thế giới sống ở vùng nông thôn của<br /> những nước đang phát triển (Ngân hàng Thế giới, 2000). Mặc dù tỷ lệ của Nam Á<br /> trong tổng số người nghèo trên thế giới giảm khoảng 10% điểm giữa năm 1990 và<br /> 2000, khu vực này vẫn chiếm 40 % của tổng số người nghèo (Thapa, 2004). Sự thành<br /> công của xóa nghèo ở Đông Nam Á sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được<br /> mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) trong giảm nghèo đói vào năm 2015 (Thapa,<br /> 2004).<br /> Việt Nam đã đạt những thành tựu rất ấn tượng trong giảm nghèo qua 11 năm từ<br /> 1993-2004 (Thang và cs, 2006). Mức nghèo dựa trên tiêu dùng đã giảm từ 58,1% năm<br /> 1993 xuống còn 19,5% trong năm 2004, mức sụt giảm 39% điểm qua 11 năm. Theo số<br /> tuyệt đối, chừng 24 triệu người được thoát khỏi nghèo qua giai đoạn 11 năm từ 1993 2004 (Thang và cs, 2006)<br /> Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là đóng góp chính cho thành tựu này. Thực<br /> vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao giai đoạn<br /> 1993-2004. Sự lồng ghép giữa tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được thực hiện khá<br /> tốt (World Bank, 2003). Tuy nhiên vẫn còn đó nhiều thách thức trong công tác giảm<br /> nghèo. Trong đó, thách thức lớn là khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng<br /> miền và dân tộc.<br /> Ravallion và cs., (2007) ước tính (năm 2002) chừng 75% của người nghè o ở<br /> những nước đang phát triển vẫn sống ở khu vực nông thôn. Dẫn đến nhiều nước hiểu<br /> một cách gián tiếp nghèo đói như là nông thôn (IFAD, 2001). Nhiều trong số họ sống ở<br /> vùng sâu vùng xa, cách trở giao thông; trong đó có người bản địa, dân tộc ít người.<br /> Anríquez và Stamoulis (2007) cho rằng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát<br /> triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo và sự phát triển chung.<br /> Ở Đông Nam Á, nghèo đói tập trung nhiều ở khu vực nông thôn. Người nghèo<br /> đặc trưng bởi không có đất hoặc tiếp cận có hạn đối với đất đai hay một số tài nguyên<br /> sản xuất khác. Nông hộ nghèo có xu hướng gia đình đông hơn, được giáo dục thấp hơn<br /> và tình trạng thiếu việc làm cao hơn. Người nghèo thiếu những phương tiện căn bản hệ<br /> thống cấp nước, vệ sinh, điện. Tiếp cận với tín dụng và công nghệ bị giới hạn nghiêm<br /> trọng và một số rào cản, như thiếu thông tin về thị trường, thiếu kinh nghiệm kinh<br /> doanh và đàm phán và thiếu một tổ chức tập thể cho họ, tước đi của họ năng lực cần<br /> thiết để tiếp cận thị trường một cách công bằng (IFAD 2001).<br /> Nhiều nhà tài trợ đã xây dựng cho mình chiến lược giảm nghèo cho khu vực<br /> Nam Á qua những chương trình hỗ trợ phát triển. Ngân hàng Thế giới (WB) đã đề<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0