intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

46
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội" được thực hiện với mục tiêu nhằm nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch từ đó gợi ý các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm phát triển du lịch Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI” Mã số: CS21 – 12 Chủ nhiệm đề tài: TS. Dương Thị Hồng Nhung Thành viên tham gia: TS. Vũ Thị Thúy Hằng TS. Đỗ Minh Phượng Hà Nội, tháng 4/2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI” Mã số: CS21 – 12 Chủ nhiệm đề tài: TS. Dương Thị Hồng Nhung Thành viên tham gia: TS. Vũ Thị Thúy Hằng TS. Đỗ Minh Phượng Xác nhận của Trường Đại học Thương mại Chủ nhiệm đề tài TS. Dương Thị Hồng Nhung Hà Nội, tháng 4/2022
  3. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI Đơn vị công tác và TT Họ và tên Chữ ký lĩnh vực chuyên môn Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Ứng dụng công nghệ số , Đại học Thương Mại. 1 TS. Vũ Thị Thúy Hằng Lĩnh vực chuyên môn: Ứng dụng công nghệ số , Thanh toán điện tử, Thương mại di động, Kinh tế chia sẻ Khoa Khách sạn – Du lịch, Đại học Thương Mại. 2 TS. Đỗ Minh Phượng Lĩnh vực chuyên môn: Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài ..................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài .......................................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .....................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...................................................................................6 6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................................................................10 1.1 Một số khái niệm cơ bản .........................................................................................10 1.1.1 Du lịch ............................................................................................................................10 1.1.2 Phát triển du lịch ............................................................................................................11 1.1.3. Công nghệ số trong du lịch ..........................................................................................11 1.2. Nội dung nghiên cứu về ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch .............15 1.2.1 Mục tiêu và vai trò của ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch ...................16 1.2.2 Nội dung của ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch ...................................17 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch ..........20 1.3.1 Các yếu tố khách quan ...................................................................................................20 1.3.2 Các yếu tố chủ quan .......................................................................................................21 1.4. Kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch tại một số quốc gia và bài học rút ra cho phát triển du lịch Hà Nội ............................................................. 22 1.4.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia ................................................................................22 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành du lịch Việt Nam và du lịch Hà Nội ............26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI ........................................................................................................28 2.1 Tổng quan du lịch Hà Nội .......................................................................................28 2.1.1. Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch của Hà Nội .............................................................28 2.1.2. Kết quả kinh doanh của du lịch Hà Nội ......................................................................30 2.2 Phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội ........32
  5. 2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội............................................................................................................................ 41 2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ........................................................................41 2.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ............................................................................44 2.4 Đánh giá chung về thực trạng nghiên cứu ............................................................... 45 2.4.1 Thành công và nguyên nhân .........................................................................................45 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................................... 47 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI ......................50 3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển khoa học công nghệ và du lịch Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ...............................................................................50 3.1.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển khoa học công nghệ Hà Nội...........................50 3.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội .................................................51 3.2 Quan điểm về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội .52 3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................ 53 3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch công nghệ số để phục vụ và đáp ứng các yêu cầu của ngành ...................................................................................................................53 3.3.2. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp cho sự phát triển ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội .......................................................55 3.3.3. Tăng cường nhận thức về công nghệ số của các doanh nghiệp trong ngành du lịch và người dân địa phương .............................................................................................................56 3.3.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá về du lịch ứng dụng công nghệ số Hà Nội ................................................................................................................... 57 3.4. Một số kiến nghị .....................................................................................................58 3.4.1. Với Chính Phủ...............................................................................................................58 3.4.2. Với Bộ Khoa học – Công nghệ ....................................................................................58 3.4.3. Với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch .......................................................................59 3.4.4. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................................................................59 KẾT LUẬN ...................................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC BẢNG SỐ BẢNG TÊN BẢNG TRANG Lượng khách quốc tế và nội địa của Hà Nội năm 2017 - Bảng 2.1. 30 2021 Bảng 2.2. Doanh thu du lịch của Hà Nội năm 2017 - 2021 31 DANH MỤC HÌNH SỐ HÌNH TÊN HÌNH TRANG Các ứng dụng công nghệ số mà doanh nghiệp du lịch tại Hình 2.1. 32 Hà Nội đã và đang sử dụng Những ứng dụng công nghệ số được du khách đến Hà Hình 2.2. 32 Nội sử dụng
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải nghĩa từ viết tắt AI Artificial intelligence - Trí tuệ nhân tạo CMCN 4.0 Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và Truyền thông CSDL Cơ sở dữ liệu IoT Internet of Things - Internet vạn vật NCKH Nghiên cứu khoa học Nxb Nhà xuất bản QLNN Quản lý nhà nước TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch VNPT Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc
  8. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội Mã số: CS21 – 12 Chủ nhiệm đề tài: TS. Dương Thị Hồng Nhung Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thương mại Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022 2. Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch từ đó gợi ý các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm phát triển du lịch Hà Nội. 3. Tính mới và sáng tạo: Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch. Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá khách quan thực trạng các ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội hiện nay. Đề tài đã đề xuất được các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số cho phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới. 4. Kết quả nghiên cứu: Đóng góp về mặt lý thuyết, đề tài đã tổng quan được một số khái niệm cơ bản về ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch như: Khái niệm công nghệ số và phát triển du lịch; Mục tiêu và vai trò của ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch; Nội dung của ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến của ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch. Đóng góp về mặt thực tiễn, đề tài đã sử dụng các thông tin và dữ liệu thu thập được để đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian vừa qua. Về giải pháp, trên cơ sở các dự báo về phương hướng và mục tiêu phát triển khoa học công nghệ và du lịch Hà Nội, đề tài đã nhận dạng các phương hướng và quan điểm về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội. Đề tài cũng tập trung đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới. Ngoài ra, đề tài còn đề xuất một số kiến nghị đối với các
  9. bộ, ban, ngành có liên quan. 5. Sản phẩm: - 01 bài báo đăng Tạp chí khoa học chuyên ngành - 01 báo cáo tổng kết nghiên cứu đề tài 6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu: Phương thức chuyển giao Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài sau khi được nghiệm thu chính thức sẽ được chuyển giao toàn bộ tới phòng Quản lý Khoa học, trường Đại học Thương mại. Đồng thời, báo cáo tổng hợp của đề tài sẽ được lưu trữ tại: - Bộ môn Quản trị Doanh nghiệp du lịch, Khoa Khách sạn – Du lịch - Thư viện Trường Đại học Thương mại - Tóm tắt báo cáo sẽ được gửi đến các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và các đơn vị liên quan tại Hà Nội.. Địa chỉ ứng dụng - Bộ môn Quản trị Doanh nghiệp du lịch, Khoa Khách sạn – Du lịch, Trường Đại học Thương mại: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả là cơ sở để cung cấp các ví dụ minh họa thực tiễn, tài liệu tham khảo cho những nội dung lý thuyết được giảng dạy trong các học phần của Bộ môn Quản trị doanh nghiệp du lịch, góp phần củng cố lý thuyết và mang ý nghĩa thực tiễn cao hơn. - Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và các đơn vị liên quan tại Hà Nội: Đây là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các cấp quản lý và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội, qua đó có thể vận dụng để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội nói chung và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu - Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, đề tài được nghiên cứu để có thể vận dụng trong giảng dạy học phần Tổng quan du lịch, Kinh tế du lịch, Quản lý điểm đến du lịch, Du lịch bền vững tai trường Đại học Thương Mại nói riêng và các trường có giảng dạy về ứng dụng công nghệ số trong du lịch tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo về du lịch nói chung. - Đối với phát triển kinh tế - xã hội + Đối với Tổng cục Du lịch: Đề tài có thể được sử dụng để hỗ trợ công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) để phát triển du lịch.
  10. + Đối với công ty lữ hành du lịch: Đề tài đưa ra các gợi ý giúp công ty lữ hành xây dựng, khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch mới, mang tính lâu dài và hiệu quả. + Đối với chính quyền thành phố Hà Nội: Đề tài giúp chính quyền quản lý tài nguyên du lịch tại địa phương, đưa ra các chính sách nhằm ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội, cập nhật xu thế hiện nay, phối hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tại địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Ngày 01 tháng 4 năm 2022 Tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) Dương Thị Hồng Nhung
  11. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Research and apply digital technology to develop Hanoi's tourism Code number: CS21 – 12 Coordinator: Duong Thi Hong Nhung Implementing institution: Thuong mai University Duration: from September 2021 to May 2022 2. Objective(s): The objective of the research is to research theoretical and practical issues on the application of digital technology to develop tourism, thereby suggesting appropriate solutions and recommendations to develop Hanoi's tourism. 3. Creativeness and innovativeness: The research has systematized a number of theoretical issues on the application of digital technology to develop tourism. The research has used qualitative and quantitative research methods to objectively assess the current status of digital technology applications to develop Hanoi's tourism. The research has proposed some solutions and recommendations to promote the application of digital technology to develop Hanoi's tourism in the upcoming time. 4. Research results: In theory, the research has overviewed some basic concepts of digital technology application to develop tourism such as: Digital technology and tourism development; Objectives and role of digital technology application to develop tourism; Content of digital technology application to develop tourism and influencing factors of digital technology application to develop tourism. In terms of practical contributions, the research has used the information and data collected to assess the current situation of digital technology application to develop Hanoi's tourism in recent times. Regarding the solutions, on the basis of forecasts about the direction and goals of science and technology development and Hanoi tourism, the research has identified directions and views on promoting the application of digital technology to develop Hanoi's tourism. The topic also focuses on proposing solutions to promote the application of digital technology to develop Hanoi's tourism in the upcoming time. In addition, the research also proposes a number of recommendations for relevant ministries, departments and agencies. 5. Products:
  12. - 01 article published in a specialized scientific reviews - 01 summary report on research topic 6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results: Transfer alternatives The research’s report after being officially accepted will be transferred to the Department of Science Management, Thuong mai University Besides, the research’s report will be stored in: - Section of Tourism Enterprises Management, Faculty of Hospitality & Tourism - Library of Thuongmai University - Summary of the report will be sent to the tourism enterprises and related units in Hanoi. Application address - Section of Tourism Enterprises Management, Faculty of Hospitality & Tourism, Thuong mai University: The research results are the basis for providing practical examples and references for the theoretical contents which are taught in the modules of the Section of Tourism Enterprises Management, contributing to strengthening the theory and bringing higher practical significance. - Tourism enterprises and related units in Hanoi: This is a valuable reference for all levels of management and tourism enterprises in Hanoi, through which can be used to promote the application of digital technology to develop Hanoi tourism in general and develop business activities of enterprises in particular. Impacts and benefits of research results - For education and training: The research can be used as a study and research reference. In particular, the topic is researched so that it can be applied in teaching Tourism Overview, Tourism Economics, Tourism Destination Management, Sustainable Tourism at Thuongmai University in particular and other universities which suppy the modules about the application of digital technology in tourism in general. - For socio-economic development + For Vietnam National Administration of Tourism: The topic can be used to support the management and exploitation of tourism resources in the context of Industry 4.0 for tourism development. + For tour operators: The topic gives suggestions to help travel companies build, exploit and develop new, long-term and effective tourism products. + For Hanoi city government: The topic helps the government manage tourism resources in the locality, propose policies to apply digital technology in Hanoi tourism
  13. development, update current trends, coordinate and support local tourism enterprises to bring high economic efficiency and sustainability. 1st April, 2022 Host organization Coordinator Duong Thi Hong Nhung
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Việc sử dụng công nghệ số vào phát triển du lịch thông minh đã được thế giới và Việt Nam thực hiện từ nhiều năm nay. Hoạt động này càng được chú trọng khi dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt đời sống, trong đó có du lịch. Nhiều quốc gia đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực này, coi đó là giải pháp hiệu quả để khắc phục hậu quả của dịch Covid-19. Hình thức du lịch trực tuyến, khám phá các điểm đến trên thế giới bằng công nghệ thực tế ảo đã trở nên phổ biến hơn. Tại khu vực Đông Nam Á, Google dự đoán giá trị của du lịch trực tuyến sẽ tăng từ 22 tỷ USD năm 2015 lên 90 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó du lịch trực tuyến tại Việt Nam chiếm 10%, tương đương 9 tỷ USD. Ở Việt Nam, công nghệ số đóng góp rất lớn vào sự thay đổi diện mạo du lịch. Tại Diễn đàn “Chuyển đổi số để phát triển du lịch Việt Nam”, diễn ra cuối tháng 9-2020, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhận định, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, cần được đẩy mạnh hơn sau tác động tiêu cực của dịch Covid- 19. Việc áp dụng công nghệ số giúp các địa phương phát triển du lịch thông minh, tăng tính trải nghiệm cho du khách. Theo báo cáo Digital Vietnam 2020, có 68,17 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, tăng 6,2 triệu (hơn 10%) từ năm 2019 đến 2020. Tỷ lệ truy cập Internet ở Việt Nam ở mức 70% vào tháng 1/2020. Điều này cho thấy, tỷ lệ người dân sử dụng Internet và thiết bị thông minh trên thế giới và ở Việt Nam là rất lớn. Đây là tiền đề thuận lợi để Việt Nam ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch. Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm du lịch lớn trên cả nước, thời gian vừa qua, ngành du lịch Hà Nội đã phát triển và thu được những thành tựu nhất định. Song, với vai trò là trung tâm chính trị - văn hóa – xã hội của cả nước, sự phát triển du lịch của Hà Nội được kì vọng mang lại những thành quả cao hơn nữa. Với vị thế của mình, du lịch Hà Nội đã và đang không ngừng cập nhật và đáp ứng được xu thế mới, trong đó có xu thế ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch. Tuy vậy, thời gian vừa qua có thể thấy việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội vẫn chưa mang lại lợi ích mong muốn; Công nghệ chưa được khai thác, ứng dụng đúng mức và hiệu quả để mang lại sự tiện nghi, tiện lợi cho khách du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của địa phương, dẫn tới tiềm năng du lịch Hà Nội còn bị lãng phí, chưa thể hiện đúng giá trị, giảm sức cạnh tranh với các điểm đến du lịch khác trong nước và trong khu vực. Để có điều kiện hội nhập vào trào lưu phát triển du lịch của cả nước, của khu vực và quốc tế, khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thì việc đề ra,
  15. 2 nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn trước mắt và tầm nhìn lâu dài là một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài trong và ngoài nước nghiên cứu về ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch Hà Nội nói riêng. Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp rất nhiều cơ sở lý luận và quan điểm, cách tiếp cận về sự phát triển du lịch tại đây, bao gồm những vấn đề lý luận về công nghệ số, tình hình phát triển du lịch, ứng dụng công nghệ số trong du lịch,…Tuy nhiên cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội, vì thế, đề tài nghiên cứu của tác giả vừa đảm bảo có sự kế thừa các lý luận khoa học liên quan, vừa có tính mới, không bị trùng lặp với các đề tài trước đây. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội” cho hướng nghiên cứu đề tài cấp cơ sở của mình. Thông qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp một phần cho việc xây dựng và hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 2289/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến năm 2030, nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trên cơ sở đó, công nghệ thông tin được sử dụng ngày càng phổ biến và rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch, đặc biệt là khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ và diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới càng khiến việc chính phủ các quốc gia quan tâm nhiều hơn đến việc ứng dụng công nghệ số trong nền kinh tế nói chung và trong ngành du lịch nói riêng. Trong thời gian vừa qua, đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch. Các công trình nghiên cứu này đã phần nào hệ thống hóa được các khái niệm về ứng dụng công nghệ trong du lịch nói chung. Những công trình này chủ yếu dưới dạng các bài báo khoa học và các đề tài nghiên cứu. Với cách tiếp cận và phân tích khác nhau, các công trình nghiên cứu này đã khái quát bức tranh về ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay. a, Trong nước
  16. 3 Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu trong thời gian vừa qua cũng đã khái quát được những vấn đề về công nghệ nói chung trong du lịch, cụ thể có thể đề cập đến các vấn đề như: - Ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch Việt Nam với các công trình tiêu biểu bao gồm Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch ở Việt Nam của tác giả Phạm Thị Thùy Linh trên Tạp chí công thương ngày 13/06/2020, Phát triển kinh tế du lịch từ ứng dụng công nghệ thông tin của tác giả Mai Anh Vũ, Trịnh Văn Anh - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Công nghệ hỗ trợ đắc lực cho ngành du lịch của tác giả Thái Linh, Báo Nhân dân điện tử, Ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch của tác giả Hà Khuê, Báo Đà Nẵng Online, Vai trò Công nghệ thông tin trong Du lịch của tác giả Đỗ Văn Hải, trường Đại học Thái Nguyên, Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch : Cơ hội và thách thức, của tác giả Vũ Hường, trường đại học Văn Hiến,… Các tác giả nói trên đều cho rằng: trước tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực du lịch được coi là giải pháp đột phá để tạo lợi thế thu hút du khách, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong ngành Du lịch ở Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Các bài viết đã nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT cũng như nêu ra những hạn chế còn tồn tại trong phát triển du lịch ở Việt Nam, cũng như phân tích những điểm khác biệt, cơ hội và thách thức khi ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Những bài viết này cũng cho rằng: Thời gian qua, có thể thấy ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch đã mang lại những kết quả đáng kể cho sự tăng trưởng ấn tượng của ngành. Mặc dù vậy, việc ứng dụng CNTT trong phát triển du lịch mới chỉ dừng ở mức cơ bản, chưa khai thác được tối ưu các lợi thế của công nghệ trong cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng như trong quản lý, điều hành kinh doanh du lịch. Vì vậy, các cơ quan quản lý, các địa phương đến các đơn vị kinh doanh cần tăng cường hiệu quả hơn nữa việc ứng dụng CNTT để quảng bá du lịch Việt Nam và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. - Về CMCN 4.0 với phát triển du lịch, bao gồm các công trình như: Công nghiệp 4.0 với phát triển du lịch của tác giả Phùng Đức Vinh, Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu, Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam của tác giả Lê Quang Đăng, Phòng nghiên cứu Chiến lược, Chính sách và Môi trường Du lịch, đã khái quát về ảnh hưởng của CMCN 4.0 với phát triển du lịch như trong lĩnh vực quảng bá và marketing du lịch, lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ du lịch, lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Từ đó nhấn mạnh, Công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi mạnh mẽ kỹ năng quản trị, kinh doanh, làm giảm giá thành và tăng chất lượng các dịch
  17. 4 vụ du lịch, là động lực to lớn để kích cầu du lịch, đồng thời cũng đẩy một bộ phận nhân viên văn phòng, lao động giản đơn và những người không thích ứng với công nghệ mới ra khỏi ngành du lịch. Công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội và cũng là thách thức đối với ngành du lịch. Trên cơ sở luận giải các cách hiểu về thuật ngữ “du lịch thông minh”, những bài viết này đã phân tích tiến trình phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam thời gian qua, chỉ ra những ưu điểm, những thành tựu đã đạt được và một số khó khăn, hạn chế còn tồn tại. Qua đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam trong thời gian tới. - Về chuyển đổi số trong phát triển du lịch, gồm các bài báo như: Thực trạng chuyển đổi số trong phát triển du lịch thông minh tại một số quốc gia trên thế giới của tác giả Nguyễn Thị Huyền Thương, Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Quá trình chuyển đổi số tác động đến du lịch như thế nào? của tác giả Minh Anh và Việt Nam thời chuyển đổi số của tác giả Trương Đình Tuyển, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam. Các tác giả này đã liệu giới thiệu về số hóa trong du lịch, về áp dụng chuyển đổi số trong ngành du lịch và dịch vụ khách sạn của một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại Phillipines, Bồ Đào Nha, Malaysia, từ đó liên hệ đến thực trạng phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hậu dịch Covid-19, làm tiền đề đưa ra giải pháp trong những nghiên cứu tiếp theo cùng chủ đề. Qua đó có thể thấy khả năng ứng dụng rất to lớn của kỹ thuật số, đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam cần đầu tư hơn để bắt kịp các xu hướng mới trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ. b, Ngoài nước Các đề tài nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài có thể đề cập đến các bài viết như Digital transformation in travel and tourism của Elena Bondarik, How digital transformation affect the travel and tourism industry: mobile apps and technological innovation và Digital Transformation Initiative Aviation, Travel and Tourism Industry của World Economic Forum, trong đó có nói tới việc ngành hàng không, du lịch và lữ hành đã đi đầu trong việc phá vỡ kỹ thuật số, thay đổi cách mọi người đi du lịch. Tuy nhiên, nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy cần phải chuẩn bị cho một làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số khác. Có một loạt các xu hướng công nghiệp, khách hàng và công nghệ hội tụ để xác định lại các mô hình hoạt động và kinh doanh trong hệ sinh thái du lịch. Những người mới tham gia - đặc biệt là những người bản địa kỹ thuật số như công cụ tổng hợp du lịch trực tuyến (OTA), công cụ tìm kiếm siêu tốc và nền tảng dịch vụ du lịch - đang làm rung chuyển chuỗi giá trị. Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi, tạo cơ hội đáng kể cho những người
  18. 5 mới tham gia này, khi họ thách thức các doanh nghiệp đương nhiệm phải nhanh chóng điều chỉnh các chiến lược của riêng họ để nắm bắt tăng trưởng. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đang tìm kiếm sự tương tác mạnh mẽ hơn với khách hàng, đồng thời thay đổi mạnh mẽ hoạt động, nhằm theo đuổi những hiểu biết sâu sắc hơn về sở thích của khách hàng và hiệu suất hoạt động. Các thiết bị được kết nối và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ mang đến nhiều cơ hội để làm cho các hoạt động đó hiệu quả hơn, đồng thời cho phép hợp tác và chia sẻ tài sản giữa các doanh nghiệp. Công nghệ cũng sẽ có tác động đến lực lượng lao động trong ngành, với các nhân viên được trao quyền bởi thông tin thời gian thực và hỗ trợ ra quyết định từ AI để tập trung vào thế mạnh cốt lõi của họ. Ứng dụng công nghệ số cho phép thực hiện chuyển đổi số trong ngành du lịch. Nhờ đó, sự gia tăng của Internet và phát triển phần mềm du lịch đã loại bỏ thách thức về địa lý, cho phép các công ty tiếp cận khách hàng của họ thông qua màn hình. Vậy nên xu thế hiện nay chính là chuyển đổi kỹ thuật số phát triển sâu rộng của ngành du lịch và lữ hành. Từ tổng quan nghiên cứu các vấn đề ở trên, nhóm nghiên cứu rút ra, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch đã được một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập tới. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu nói trên chưa nghiên cứu và tiếp cận một cách hệ thống và toàn diện các vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội. Đây là khoảng trống nghiên cứu của đề tài. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch từ đó gợi ý các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm phát triển du lịch Hà Nội. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên thì nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: - Một là, Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công nghệ số và ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch. - Hai là, Nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội. Từ đó đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp. - Ba là, Đề xuất các giải pháp cho ngành du lịch Hà Nội và kiến nghị với các cấp chính quyền và các ban, ngành liên quan nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số cho phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội.
  19. 6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian vừa qua và đề xuất giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới. - Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại Hà Nội - Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng từ 2019 – 2021, đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể: - Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống: sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu các cách tiếp cận và hình thức công nghệ số trong phát triển du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội - Phương pháp tổng hợp thống kê, so sánh, quy nạp: Các phương pháp này sử dụng chủ yếu trong việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm, phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị liên quan để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội - Phương pháp chuyên gia: chủ yếu thực hiện trong phỏng vấn sâu với những nhà khoa học, lãnh đạo địa phương về những nội dung liên quan đến đề tài… - Phương pháp điều tra xã hội học: nhằm làm rõ các yếu tố tác động đến ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội trên cơ sở xem xét dưới góc độ quản lý kinh tế, trong đề tài thực hiện điều tra khảo sát hai nhóm đối tượng: một là đại diện các nhà quản lý chính quyền địa phương; hai là các doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh du lịch tại Hà Nội Mỗi phương pháp sử dụng đều có những ưu, nhược điểm khác nhau do vậy khi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên sẽ hỗ trợ nhau trong việc làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu a, Với dữ liệu thứ cấp: Các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: các văn bản, quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương có liên quan đến ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch; số liệu thực tế từ các cơ quan quản lý du lịch của Ngành du lịch, cơ quan quản lý địa phương cũng như của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả cũng đã tiến hành việc thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin từ việc nghiên cứu tài liệu, các công trình NCKH, luận án có liên quan đến đề tài.
  20. 7 b, Với dữ liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với đại diện cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch Hà Nội và phương pháp điều tra xã hội học với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh du lịch tại Hà Nội và các khách du lịch đã đến Hà Nội du lịch. Do tình hình dịch bệnh phức tạp nên đối tượng khách du lịch được điều tra chỉ có nhóm khách nội địa, không có khách du lịch quốc tế, với số lượng khá khiêm tốn. - Phương pháp phỏng vấn sâu Để làm rõ thực trạng nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với 10 chuyên gia là đại diện cơ quan QLNN về du lịch Hà Nội. Do yêu cầu về hạn chế tiếp xúc nên nhóm nghiên cứu lựa chọn cách phỏng vấn qua điện thoại. Thời gian phỏng vấn từ tháng 11/2021 đến tháng 12/2021, mỗi buổi phỏng vấn tiến hành trong khoảng 20-30 phút. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề chính như: 1) Mức độ ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội hiện nay? 2. Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của chúng trong việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội hiện nay? 3) Những các giải pháp đã và đang được thực hiện để hạn chế những khó khăn này? 4) Các kiến nghị và giải pháp bổ sung để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội hiện nay? (Xem Phụ lục 01). Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu: Dữ liệu thu thập từ các cuộc phỏng vấn được sắp xếp, phân loại để phục vụ cho quá trình phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan đến nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội được trình bày trong đề tài này. - Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phiếu khảo sát dành cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh du lịch tại Hà Nội và các khách du lịch đã đến Hà Nội du lịch. - Thời gian thực hiện từ tháng 11/2021 đến tháng 02/2022. - Thiết kế phiếu khảo sát căn cứ nội dung nghiên cứu của đề tài. Để đánh giá các thông tin dữ liệu trong Phiếu khảo sát, luận án sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Phiếu khảo sát được thiết kế làm hai phần: Phần I là các thông tin chung về đối tượng được khảo sát. Phần II tập trung vào các ứng dụng công nghệ số trong du lịch được áp dụng, các yếu tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội, ngoài ra phiếu điều tra còn có các câu hỏi mở liên quan đến đánh giá của doanh nghiệp về những khó khăn và nguyên nhân của hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch Hà Nội, đây là cơ sở giúp xây dựng các giải pháp, kiến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1