intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Ước lượng năng suất tổng hợp nhân tố của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

25
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Ước lượng năng suất tổng hợp nhân tố của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam" được thực hiện với mục tiêu nhằm ước lượng hàm sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo, từ đó xem xét đóng góp của vốn và lao động tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tính toán giá trị TFP của các doanh nghiệp; phân tích, đánh giá thực trạng TFP của doanh nghiệp và so sánh TFP theo ngành nhỏ (cấp 4), theo vùng và theo loại hình sở hữu; đề xuất giải pháp nhằm nâng cao TFP của doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Ước lượng năng suất tổng hợp nhân tố của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ƯỚC LƯỢNG NĂNG SUẤT TỔNG HỢP NHÂN TỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CHÊ BIẾN CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM Mã số đề tài: CS21-01 Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Thị Cẩm Vân Thành viên tham gia: TS. Lê Mai Trang Hà Nội, 05/2022
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................4 1.1.1. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo và doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo .......................................................................................................................4 1.1.2. Năng suất tổng hợp nhân tố (TFP) và các nhân tố tác động đến TFP..............5 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về TFP và ước lượng TFP của doanh nghiệp...8 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................................8 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................10 1.3. Cơ sở lý thuyết về ước lượng TFP .....................................................................12 1.3.1. Hàm sản xuất ..................................................................................................12 1.3.2. Các phương pháp ước lượng hàm sản xuất ....................................................15 1.3.3. Phương pháp tính TFP ....................................................................................17 CHƯƠNG 2: MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG NĂNG SUẤT TỔNG HỢP NHÂN TỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP. .........................20 2.1. Mô tả dữ liệu ......................................................................................................20 2.1.1. Nguồn dữ liệu ..................................................................................................20 2.1.2. Mô tả dữ liệu ...................................................................................................23 2.2. Phương pháp ước lượng TFP .............................................................................28 2.2.1. Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas tổng quát.............................................28 2.2.2. Phương pháp ước lượng hàm sản xuất và tính toán TFP ................................29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH TFP GIAI ĐOẠN 2010-2016..................................................................................................................31 3.1. Tổng quan về năng suất ngành công nghiệp chế biến chế tạo ...........................31 3.2. Kết quả ước lượng ..............................................................................................33 3.1.1. Kết quả tổng quát ước lượng hàm sản xuất.....................................................33 3.2.1. Tác động của vốn và lao động đến hàm sản xuất............................................36 3.3. Phân tích đóng góp của TFP vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp.............39 1
  3. 3.3.1. Mối quan hệ của TFP và sản lượng của doanh nghiệp. ..................................42 3.3.2. Biến động của TFP tại các ngành trong giai đoạn 2010-2016 ........................43 3.3.3. So sánh TFP của các doanh nghiệp theo ngành, vùng và loại hình sở hữu. ...44 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ..................................46 4.1. Kết luận ..............................................................................................................46 4.2. Một số hạn chế của tăng trưởng TFP và nguyên nhân. ......................................47 4.2.1. Hạn chế............................................................................................................47 4.2.2. Nguyên nhân ...................................................................................................48 4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện TFP của các doanh nghiệp ...............50 4.3.1. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp ............................................................50 4.3.2. Một số gợi ý chính sách cho chính phủ...........................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57 PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined. 2
  4. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các cách tiếp cận khác nhau để đo lường TFP.........................................17 Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2010-2016 .....................23 Bảng 2.2. Số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo ..................25 Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu thống kê cơ bản ước lượng hàm sản xuất ........................28 Bảng 3.2. Nhóm ngành thâm dụng lao động.............................................................36 Bảng 3.3. Nhóm ngành có hệ số đóng góp của vốn trên 0.3 ....................................38 Bảng 3.4. Tổng hợp giá trị TFP theo nhóm ngành cấp 2 ..........................................41 Bảng 3.5. Sự thay đổi TFP của các ngành trong giai đoạn 2010-2016.....................43 Bảng 3.6. TFP theo loại hình sở hữu.........................................................................45 Bảng 3.7. TFP theo vùng...........................................................................................45 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Đồ thị tỷ lệ K/Y, thời gian và xu thế .........................................................18 Hình 2.1. Số lượng doanh nghiệp, doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp ...24 đóng cửa ....................................................................................................................24 Hình 2.2. Đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP .............................................25 Hình 2.3. Giá trị xuất khẩu của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo ................27 Hình 3.1. Tỷ trọng lao động tại các một số ngành cấp 2. .........................................37 Hình 3.2. Phân phối chuẩn của TFP tại các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam ...................................................................................................................................40 Hình 3.3. Mối quan hệ của TFP và sản lượng đầu ra của doanh nghiệp ..................42 3
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năng suất tổng hợp nhân tố (Total Factor productivity – TFP) là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động, nhờ vào tác động của các nhân tố đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động,… Theo đó, chúng ta có thể chia kết quả sản xuất thành ba phần: (i) phần do vốn tạo ra, (ii) phần do lao động tạo ra; (iii) và phần do nhân tố tổng hợp tạo ra. Để tăng năng suất của doanh nghiệp, không nhất thiết lúc nào cũng phải tăng lao động hoặc vốn để tăng đầu ra, mà có thể có đầu ra lớn hơn bằng cách sử dụng tối ưu nguồn lao động và vốn, cải tiến quá trình công nghệ, trình độ quản lý, trong đó các nhân tố đầu vào được phối hợp sử dụng tốt nhất. Do đó, tăng TFP là chỉ tiêu phản ánh đích thực khái quát về hiệu quả sử dụng vốn và lao động, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế và là căn cứ để phân tích hiệu quả kinh tế vĩ mô và đánh giá sự tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) của mỗi ngành, mỗi địa phương và mỗi quốc gia. TFP có thể thay đổi do một số nguyên nhân chủ yếu thay đổi chất lượng nguồn lực lao động, thay đổi cơ cấu vốn, thay đổi công nghệ, phân bố lại nguồn lực và trình độ quản lý. Ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, chỉ tiêu tốc độ tăng TFP phản ánh toàn diện về chiều sâu của quá trình sản xuất, kinh doanh. Chỉ có tăng trưởng kinh tế nhờ vào tăng TFP mới là sự tăng trưởng có tính chất ổn định và bền vững. Chỉ tiêu tốc độ tăng TFP cũng chính là sự phản ánh sự tiến bộ về KH&CN, thể hiện kết quả của việc cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động. Áp dụng chỉ tiêu TFP để đánh giá hoạt động sản xuất của một đơn vị, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân, không chỉ khuyến khích người sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động để tăng TFP, mà còn có tác dụng động viên họ duy trì và mở rộng quy mô sản xuất. Đây chính là một trong những đặc điểm quan trọng của việc áp dụng chỉ tiêu năng suất theo cách tiếp cận mới với mục đích cuối cùng của nâng cao năng suất là tăng thêm nhiều sản phẩm vật chất và dịch vụ cho xã hội, và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. 1
  6. Chính vì vậy, TFP đã trở thành chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu áp dụng. Đã có nhiều các nghiên cứu xem xét ước lượng chỉ tiêu TFP của nền kinh tế và đóng góp của chỉ số này tới GDP và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào TFP tổng hợp của cả nền kinh tế chứ không ước lượng riêng lẻ cho từng ngành hoặc từng doanh nghiệp. Ước lượng TFP ở cấp độ doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng để xem xét các yếu tố vi mô tác động đến chỉ số này và từ đó có thể góp phần đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ tăng của TFP cũng như đóng góp của nó vào năng suất của doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp có vai trò như các tế bào cấu thành nền kinh tế, việc phát triển các doanh nghiệp dựa trên vốn, lao động và TFP là vô cùng cần thiết để đảm bảo xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh, làm trụ cột cho nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Nghiên cứu này nằm trong số những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam ước lượng TFP ở cấp độ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo nhằm đưa ra những đánh giá chi tiết về TFP của các doanh nghiệp trong ngành này. Bên cạnh đó, nghiên cứu này sẽ so sánh TFP của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo theo các vùng, các ngành và giữa các loại hình sở hữu nhằm cung cấp một bức tranh chi tiết về TFP của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Ước lượng hàm sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo, từ đó xem xét đóng góp của vốn và lao động tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tính toán giá trị TFP của các doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng TFP của doanh nghiệp và so sánh TFP theo ngành nhỏ (cấp 4), theo vùng và theo loại hình sở hữu. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao TFP của doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Năng suất tổng hợp nhân tố (TFP) của các doanh nghiệp chế biến chế tạo ở Việt nam 2
  7. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp chế biến chế tạo trên cả nước - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010-2016 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng là phương pháp nghiên cứu chính. Theo đó, đề tài sẽ sử dụng dữ liệu bảng (panel data) giai đoạn 2010-2016 được làm sạch và tính toán từ bộ điều tra doanh nghiệp (Vietnam Enterprise Survey) của Tổng cục thống kê. Phương pháp ước lượng dự kiến được sử dụng là phương pháp Generalised Method of Moments (GMM) được đề xuất bởi Wooldridge (2009) nhằm kiểm soát các yếu tố không quan sát được trong mô hình ước lượng hàm sản xuất để tính toán TFP của doanh nghiệp. 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài ngoài phần mở đầu và phụ lục được chia thành 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về ước lượng Năng suất tổng hợp nhân tố Chương 2: Mô tả dữ liệu và phương pháp ước lượng năng suất tổng hợp nhân tố của các doanh nghiệp. Chương 3: Kết quả ước lượng và phân tích TFP giai đoạn 2010-2015 Chương 4: Kết luận và đề xuất chính sách 3
  8. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ƯỚC LƯỢNG NĂNG SUẤT TỔNG HỢP NHÂN TỐ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Ngành công nghiệp là trụ cột quan trọng của nền kinh tế, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất và quyết định đối với chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Các ngành chế biến, chế tạo xây dựng nền tảng vật chất cho nền kinh tế, sản sinh ra những phát minh mới, công nghệ mới có vai trò quan trọng đối với tương lai kinh tế của đất nước. Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), công nghiệp CBCT là những ngành tham gia vào việc biến đổi hàng hoá, nguyên liệu hoặc các chất liệu khác nhau thành những sản phẩm mới. Quá trình biến đổi này có thể là vật lý, hóa học hoặc cơ học để chế biến, sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đó là những hoạt động kinh tế với quy mô sản xuất lớn, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển. Hệ thống ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam (VISIC 2018) được ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dựa trên hệ thống phân ngành kinh tế quốc tế (ISIC Rev 4.0) để phân loại và giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các ngành được xếp vào nhóm theo tính chất và đặc điểm giống nhau của hoạt động kinh tế đó. VSIC 2018 gồm có 5 cấp, được mã hóa bằng các chữ in hoa và các chữ số. Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U. Ngành công nghiệp CBCT là ngành kinh tế cấp 1, được mã hóa bằng chữ C, bao gồm 24 ngành cấp 2; 71 ngành cấp 3; 137 ngành cấp 4; 175 ngành cấp 5. Theo VSIC 2018, ngành chế biến, chế tạo gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hoá học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó để tạo ra sản phẩm mới, mặc dù không phải là tiêu chí duy nhất để định nghĩa chế biến. Vật liệu, chất liệu, hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu thô từ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, khai thác mỏ hoặc quặng cũng như các sản phẩm khác của hoạt động chế biến. Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng 4
  9. hoá cũng được xem là hoạt động chế biến. Các đơn vị trong ngành chế biến này bao gồm nhà xưởng, nhà máy hoặc xưởng sản xuất sử dụng máy móc và thiết bị thủ công. Các đơn vị chế biến sản phẩm bằng thủ công tại nhà bán ra thị trường, trong đó sản phẩm như may mặc, làm bánh cũng thuộc sản phẩm chế biến, chế tạo. Các đơn vị chế biến ở đây còn bao gồm các hoạt động xử lý vật liệu hoặc ký kết với các đơn vị chế biến khác 1.1.2. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và các nhân tố tác động đến TFP Để phát triển, các quốc gia và vùng lãnh thổ phải có sự tăng trưởng về sản xuất (hay có thể gọi là đầu ra) của nền kinh tế theo thời gian. Những nghiên cứu kinh tế cổ điển cho thấy có hai nguồn chính của tăng trưởng kinh tế về đầu ra là tăng trưởng các yếu tố sản xuất (lao động và vốn đầu tư cho sản xuất) và hiệu quả (năng suất) đạt được cho phép nền kinh tế sản xuất ra nhiều hơn với cùng khối lượng đầu vào.  Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) Về năng suất tổng hợp nhân tố (Total factor productivity) thì có nhiều cách diễn giải khác nhau. Theo tác giả Trần Văn Thọ, trong tác phẩm "Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á-Thái Bình Dương", thì cho rằng "phần còn lại (trong kết quả sản xuất tăng lên sau khi loại trừ phần đóng góp do yếu tố đầu tư thêm về lao động nhân công, tư bản, tài nguyên...) là hiệu quả tổng hợp không giải thích được bằng sự gia tăng của các yếu tố sản xuất và được xem là kết quả của các yếu tố liên quan đến hiệu suất. Nền kinh tế phát triển càng hiệu suất thì phần còn lại này càng lớn. Trong phương pháp tính toán về sự tăng trưởng, phần còn lại này được gọi là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)" (trích theo Trung tâm Thông tin Tư liệu, 2010). Trong "Báo cáo nghiên cứu chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006-2007" của Trung tâm Năng suất Việt Nam, TFP "phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến thức- kinh nghiệm-kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá-dịch vụ, chấtlượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý... Tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn" (Trung tâm Năng suất Việt Nam, 2009). Nói cách khác, TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất, phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý,… Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất 5
  10. với cùng đầu vào. Theo nhiều nghiên cứu, tất cả các nhân tố tổng hợp như thể chế kinh tế, yếu tố thị trường, trình độ khoa học công nghệ, cơ chế quản lý, tài nguyên thiên nhiên, lợi thế so sánh,… đều có vai trò đối với tăng trưởng và phát triển. Nói tóm lại, TFP là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ vào tác động của nhân tố đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động. Theo đó chúng ta có thể chia kết quả sản xuất thành ba phần: (1) phần do vốn tạo ra; (2) phần do lao động tạo ra; và (3) phần do yếu tố tổng hợp tạo ra. Như vậy, không phải nhất thiết để tăng trưởng sản xuất phải tăng lao động hoặc tăng vốn mà có thể có kết quả sản xuất/đầu ra lớn hơn thông qua tối ưu hoá nguồn lao động và vốn, cải tiến quy trình công nghệ, cải tiến quy trình quản lý. Vì thế chỉ tiêu TFP là chỉ tiêu phản ảnh chất lượng tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế, là căn cứ để phân tích hiệu quả kinh tế vĩ mô, đánh giá sự tiến bộ KH&CN của mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi quốc gia.  Các nhân tố tác động đến TFP TFP có thể thay đổi do một số nguyên nhân chủ yếu như thay đổi chất lượng nguồn nhân lực (có thể do phát triển giáo dục, đào tạo), thay đổi cơ cấu vốn, thay đổi công nghệ (do phát triển khoa học và công nghệ), phân bổ lại nguồn lực và trình độ quản lý. Chỉ tiêu Tốc độ tăng TFP phản ánh toàn diện về quá trình sản xuất. Chỉ có tang trưởng sản xuất nhờ vào tăng TFP mới là sự tăng trưởng có tính chất ổn định và bền vững. Chỉ tiêu Tốc độ tăng TFP cũng chính là sự phản ảnh sự tiến bộ KH&CN, thể hiện sự đổi mới quản lý, tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ KH&CN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia sản xuất. Tốc độ tăng TFP phản ánh tốc độ tiến bộ khoa học công nghệ, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự nhanh, chậm của tiến bộ khoa học công nghệ trong một thời gian nhất định. Chính vì thế chỉ tiêu tốc độ tăng TFP đã trở thành một chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế đang được nhiều nước và vùng lãnh thổ quan tâm nghiên cứu tính toán, áp dụng. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Việt Nam cũng đã đưa TFP thành một chỉ tiêu thống kê quốc gia và được giao cho Tổng cục Thống kê tính toán và công bố . Để góp phần tăng TFP, người ta thấy có những yếu tố quan trọng sau. 6
  11. - Giáo dục và Đào tạo: Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng năng lực cho lực lượng lao động. Nói một cách tổng quát, nguồn nhân lực nếu được đào tạo tốt hơn sẽ làm việc với năng suất cao hơn, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.Đây là một trong những lực lượng chủ đạo làm tăng TFP. - Cơ cấu vốn: Trong thị trường toàn cầu hiệu nay, sự cạnh tranh được dựa trên việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng với giá cả hợp lý. Để có được lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp cần cải tiến và trang bị các quá trình sản xuất và công nghệ mới. Đầu tư vào máy móc, thiết bị hiện đại sẽ giúp làm giảm chi phí sản xuất, làm tăng TFP - Tái cấu trúc kinh tế: Tái cấu trúc kinh tế là việc chuyển các nguồn lực từ các ngành và thành phần kinh tế có năng suất thấp sang ngành và thành phần kinh tế có năng suất cao. Việc phân bổ lại nguồn lực để có được ngành và thành phần kinh tế có năng suất cao hơn sẽ dẫn đến sử dụng có hiệu suất và hiệu quả các nguồn lực và dẫn đến tăng TFP; - Tăng nhu cầu: Việc tăng nhu cầu trong nước và quốc tế đối với sản phẩm và dịch vụ sẽ dẫn đến tỷ lệ sử dụng sản phẩm tiềm năng cao hơn. Từ đó kích thích sản xuất và sáng tạo; - Tiến bộ công nghệ: Điều này chỉ ra tính hiệu lực và việc sử dụng có hiệu quả công nghệ thích hợp, sự đổi mới, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thái độ làm việc tích cực, hệ thống quản lý và tổ chức tốt; quản lý chuỗi cung ứng và sử dụng các phương pháp thực hành tốt. Với trình độ công nghệ cao, người lao động được khuyến khích và hệ thống quản lý hiệu quả, nền kinh tế sẽ có khả năng sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Tính sáng tạo, sự đổi mới và tư duy năng suất sẽ định hướng sự tích tụ, phổ biến và sử dụng kiến thức nhằm tăng TFP và duy trì tính cạnh tranh. Trong kinh tế học, TFP là một biến số, nó giải thích cho những tác động đến tổng sản lượng đầu ra không gây ra bởi các yếu tố đầu vào. Ví dụ, một năm có thời tiết đặc biệt thuận lợi sẽ dẫn đến sản lượng thu hoạch cao hơn, do thời tiết xấu gây trở ngại đến sản lượng nông nghiệp. Một biến số như thời tiết không liên quan trực tiếp đến đơn vị đầu vào, vì vậy thời tiết được coi là một biến số TFP. Các nhà kinh tế đã xác nhận tăng trưởng và hiệu quả công nghệ được coi là hai yếu tố cấu thành lớn nhất của TFP, tăng trưởng công nghệ mang những thuộc tính 7
  12. đặc biệt như tác động tích cực ngoại lai và tính không cạnh tranh (non-rivalness), điều này củng cố vị trí của nó như một động lực của tăng trưởng kinh tế. TFP thường được coi là động lực thực sự đối với sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng trong khi lao động và đầu tư là những đóng góp quan trọng, thì TFP có thể chiếm tới hơn 60% trong sự tăng trưởng của các nền kinh. Như vậy là cùng với một đại lượng các yếu tố đầu vào, thì sự gia tăng ở TFP có tính quyết định đối với tốc độ tăng trưởng tổng thể của một nền kinh tế. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về TFP và ước lượng TFP của doanh nghiệp 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã đề cập đến năng suất của doanh nghiệp ở các khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn (2017) và Le, Pirei, and Zanintto (2019) được xem là những nghiên cứu đầy đủ nhất về năng suất tổng hợp nhân tố ở cấp độ doanh nghiệp trong giai đoạn 2000-2011 sử dụng bộ điều tra doanh nghiệp (VES) của tổng cục thống kê và tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Trong khi Nguyen (2017) khám phá sự thay đổi của TFP qua thời gian thì Le et al (2019) và Ramsterrer and Ngọc (2013) so sánh sự khác nhau của TFP theo loại hình sở hữu. Long và Anh (2017) sử dụng bộ điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) để xem xét mối quan hệ giữa năng suất và đổi mới khoa học công nghệ, quy mô và vị trí của doanh nghiệp trong nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo giai đoạn 2007-2009. Nghiên cứu của Ha, Kiyota và Yamanouchi (2016) chú trọng đến mối quan hệ giữa năng suất và việc phân bố nguồn lực của doanh nghiệp trong giai đoạn 2000-2009. Một vài nghiên cứu khác đề cập mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất của doanh nghiệp (Vũ, Holmes, Tran & Lim, 2016) hoặc nhập khẩu với năng suất (Doan, Nguyen, Vu, Tran & Lim, 2016) Năng suất của doanh nghiệp chịu tác động từ nhiều yếu tố như môi trường đầu tư (Ba Trung and Kaizoji 2017), tính cạnh tranh của thị trường (Le, Pieri et al. 2019), trình độ khoa học công nghệ (Le and Harvie 2010, Minh, Van Khanh et al. 2012, Long and Anh 2017, Calza, Goedhuys et al. 2019), khoảng cách khoa học công nghệ giữa các doanh nghiệp (Le and Harvie 2010, Le and Harvie 2010), quy mô của doanh 8
  13. nghiệp (theo lao động) (Long and Anh 2017, Nguyen, Le et al. 2020). Hiệu quả của việc sử dụng vốn cũng là một vài yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp (Tran, Grafton et al. 2009) khi mà các doanh nghiệp lớn thường có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn những doanh nghiệp nhỏ với điều kiện năng suất lao động như nhau. Mối liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được coil à một kênh quan trọng để cải thiện năng suất của doanh nghiệp (Newman, Rand et al. 2015, Ha, Holmes et al. 2019, Ha 2020). Trong khi đó, năng lực quản lý yếu kém, lao động trình độ tay nghề thấp (Tran, Grafton et al. 2009) hoặc việc phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách kém hiệu quả (Ha, Kiyota et al. 2016) được xem là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất của doanh nghiệp. Các yếu tố vĩ mô như một nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu (Doan, Nguyen et al. 2016) hoặc môi trường đầu tư yếu kém với tham nhũng phổ biến (Ba Trung and Kaizoji 2017) cũng làm giảm năng suất của doanh nghiệp và dẫn tới nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản hơn. Trong khi đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào năng suất của doanh nghiệp (theo các thước đo khác nhau) và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp trong một số nhóm ngành cụ thể, các nghiên cứu trước đây cho trường hợp của Việt Nam không tập trung vào việc phân tích sự biến động của TFP theo thời gian giữa các ngành. Việc so sánh TFP giữa các nhóm doanh nghiệp theo loại hình sở hữu hoặc theo vùng kinh tế cũng chưa được phân tích một cách chi tiết ở các nghiên cứu đã có cho Việt Nam. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bộ điều tra doanh nghiệp cho giai đoạn 2010-2016 nhằm đóng góp vào khoảng trống nghiên cứu bằng cách ước lượng TFP tại cấp độ doanh nghiệp và so sánh TFP giữa các doanh nghiệp theo ngành, vùng và theo loại hình sở hữu. Ngoài ra, đề tài này cũng sẽ so sánh TFP của các doanh nghiệp ở các phân khúc khác nhau để chỉ ra nhóm ngành/doanh nghiệp nào chiếm ưu thế trong phân khúc TFP cao, nhóm nào nằm ở phân khúc TFP thấp hơn từ đó có thể giúp đưa ra một vài đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến TFP cao hoặc thấp của các nhóm này. 9
  14. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Phương pháp ước lượng TFP dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng rộng rãi nhất được đặt nền móng bởi Olley và Pakes (1992), sau đó được phát triển bởi Levisohn và Petrin (2003). Ước lượng hàm sản xuất theo phương pháp này được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Phương pháp ước lượng này giúp giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas có thể gây ra bởi mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào (vốn, lao động) và các biến có tác động đến TFP của doanh nghiệp mà không quan sát được tồn tại trong phần dư của mô hình. Để giải quyết vấn đề này Olley and Pakes (1992) đầu tiên phân tách phần dư của hàm sản xuất thành hai phần: phần có ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp và phần dư ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0, sau đó sử dụn hàm đầu tư nghịch đảo làm biến giả cho những biến ảnh hưởng đến năng suất không quan sát được. Trong khi đó (Levinsohn and Petrin 2003) đề xuất dùng đầu vào trung gian là biến giả đại diện cho các biến không quan sát được để tránh sự phức tạp của việc sử dụng hàm đầu tư làm biến giả. Ackerberg, Caves et al. (2006) chỉ ra rằng do lao động có tương quan với biến giả nên hệ số của biến lao động có thể không xác định được. Để giải quyết vấn đề này, Wooldridge (2009) đề xuất ước lượng GMM hệ thống (system GMM) hoặc hồi quy với biến công cụ (IVs). Sau này, Petrin and Levinsohn (2012) đã sử dụng hồi quy với biến công cụ sử dụng biến trễ của lao động làm biến công cụ cho lao động. Phương pháp ước lượng GMM hoặc biến công cụ theo cách mà Wooldridge (2009) và Petrin and Levinsohn (2012) đề xuất là rất phù hợp với các bộ điều tra ở cấp độ doanh nghiệp và nó được áp dụng rộng rãi trong việc ước lượng hàm sản xuất ở Việt Nam. (Newman, Rand et al. 2015, Pham 2016, Nguyen 2017, Ni, Spatareanu et al. 2017, Ha 2020) Năng suất tổng hợp nhân tố của doanh nghiệp là một chủ đề đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Trong các doanh nghiệp công nghiệp, năng suất của doanh nghiệp có thể chịu tác động mạnh mẽ từ nhiều nhân tố như trình độ khoa khọc công nghệ, nguồn nhân lực cũng như nhu cầu và cấu trúc thị trường. Ví dụ như tác động của cạnh tranh (Collard-Wexler, 2013), sự tương tác giữa thị trường sản phẩm và tác động tràn công nghệ từ thị trường (Bloom, Draca & Van Reenen, 2016), tác động tràn công nghệ từ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước 10
  15. ngoài (Newman, Rand & Tarp, 2015). Trong khi đó, các nhà kinh tế học lao động thì cho rằng tầm quan trọng của nguồn nhân lực giải thích cho phần lớn sự thay đổi của năng suất ở các doanh nghiệp (Abowd, Kramarz, & Margolis, 1999), tác động của những khoản thù lao nhằm khuyến khích người lao động cải thiện năng suất (Lazear, 2000), hoặc những nhân tố khác của nguồn nhân lực (Ichniowski & Shaw, 2003), khả năng quản trị doanh nghiệp (Bloom et al., 2016), loại hình của tổ chức (Garicano & Heaton, 2010), và các mối quan hệ xã hội giữa những người lao động (Bandiera, Barankay, & Rasul, 2009). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng năng suất của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự đa dạng và biến động của thị trường lao động (Haltiwanger, Scapetta, & Schiweiger, 2006). Khi nói đến năng suất của doanh nghiệp thì người ta thường đề cập đến ba thước đo năng suất tiêu biểu đó là sản lượng đầu ra (giá trị gia tăng của sản lượng đầu ra) (Vu 2012, Doan, Nguyen et al. 2016, Vu, Holmes et al. 2016), năng suất lao động (giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị lao động) (Tran, Grafton et al. 2009, Long and Anh 2017, Trinh and Doan 2018, Ha, Holmes et al. 2019) và năng suất tổng hợp nhân tố (TFP) (Ngu 2003, Tran, Grafton et al. 2009, Newman, Rand et al. 2015, Pham 2016, Ni, Spatareanu et al. 2017, Vu, Bellone et al. 2018, Calza, Goedhuys et al. 2019, Ha 2020). Trong khi thước đo sản lượng và năng suất lao động có thể được tính toán một cách đơn giản thì thước đo TFP yêu cầu tính toán một cách phức tạp hơn thông qua việc ước lượng hàm sản xuất của doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu ngoài nước thường tập trung vào ước lượng TFP của doanh nghiệp nói chung và dùng với mục đích là một bước đệm cho việc tìm hiểu tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đến TFP. Có rất ít các nghiên cứu chỉ tập trung vào ước lượng TFP và so sánh TFP giữa các ngành hay các vùng hoặc các loại hình sở hữu của doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu này nhằm đóng góp để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu trong nước và ngoài nước bằng cách tập trung vào TFP của doanh nghiệp và tổng quan về ước lượng TFP dựa vào hàm sản suất Cobb-Douglas của doanh nghiệp theo phương pháp ước lượng GMM, từ đó so sánh TFP giữa các ngành, vùng và loại hình sở hữu doanh nghiệp của Việt Nam. 11
  16. 1.3. Cơ sở lý thuyết về ước lượng TFP 1.3.1. Hàm sản xuất Hàm sản xuất được biết đến là một hàm số biểu thị sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến sản phẩm. Nói một cách đầy đủ hơn, sản lượng trong hàm sản xuất được thể hiện bằng biến số được thuyết minh (hay biến số phụ thuộc), còn các mức đầu vào được thể hiện thông qua biến số thuyết minh (hay biến số độc lập). Các yếu tố: số lượng lao động, lượng vốn, công nghệ trong kinh tế học vĩ mô ảnh hưởng đến hàm sản xuất biểu thị giá trị tổng sản phẩm nội địa của một nền kinh tế. Hàm sản xuất trong kinh tế học vi mô biểu thị và thể hiện lượng sản phẩm được sản xuất ra bởi nhà sản xuất và từ những yếu tố sản xuất mà người ta có như: vốn, lao động… đây đều được coi là yếu tố sản xuất. Hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa lượng sản phẩm tối đa có thể tạo ra và lượng đầu vào của nhân tố với trình độ hiểu biết nhất định liên quan đến công nghệ. Nói tóm lại, những nguyên liệu thô này trong sản xuất được phân loại như sau: vốn, đất đai, lao động hoặc tài nguyên thiên nhiên, đồng thời, hàng hóa thành phẩm được chuyển đổi từ nguyên liệu thô thông qua quá trình sản xuất. Tùy thuộc vào bản chất của doanh nghiệp, chúng có thể là khả biến hoặc cố định. Hàm sản xuất tạo nên mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào. Trong quá trình sản xuất, sự hiệu quả của mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào phụ thuộc vào số lượng khác nhau được sử dụng; bên canh đó chúng còn phụ thuộc vào năng suất tại mỗi điểm số lượng đầu ra. Như đã biết, với trình độ hiểu biết nhất định về công nghệ, hàm sản xuất có chức năng biểu thị mối quan hệ giữa lượng sản phẩm nhiều nhất và lượng đầu vào có thể tạo ra trong quá trình sản xuất. Do lượng đầu vào sử dụng ảnh hưởng đến quy mô sản lượng, chính vì vậy để biểu thị mối quan hệ này dưới dạng hàm tổng quát, ta có thể biểu thị như sau: Q = F(L, K, H, N) Trong bối cảnh là những yếu tố được sử dụng trong quá trình sản xuất, các ký hiệu được giải thích như sau: Q: sản lượng; F: là hàm số biểu thị phương pháp sản xuất, nghĩa là phương pháp kết hợp các đầu vào để tạo ra sản lượng; 12
  17. L: lượng lao động; K: tư bản (nhà xường, máy móc); H: vốn nhân lực; N: đất đai. Đối với hàm sản xuất nêu trên, giải thích một cách chi tiết hơn: L là lao động không khác gì so với những đầu vào khác; F cho thấy rằng Q là một hàm số phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào K, L… nêu trên; Q là ký hiệu từ tổ hợp nhất định, thể hiện số lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất ra được. K ở đây được hiểu là vốn hiện vật, tồn tại dưới dạng hàng tồn kho, nhà xưởng, máy móc hoặc máy móc, thiết bị. Đối với hàm sản xuất trong ngắn hạn: với quỹ thời gian ngắn, tất cả các yếu tố sản xuất rất khó để doanh nghiệp điều chỉnh được. Trong khi một số khác là cố định thì ngoại lệ vẫn có một số yếu tố là có thể thay đổi được. Ta có thể giả định doanh nghiệp theo mộ cách đơn giản là chỉ dùng vốn hiện vật và lao động (đây là hai yếu tố sản xuất có tính chất đại diện), thì thời điểm đó hàm số sản xuất sẽ được thể hiện như sau: Q = F(K,L). Trong một quãng thời gian ngắn (ngắn hạn), nếu nhà xưởng, máy móc là cố định thì khi đó, sản lượng đầu ra chỉ có thể chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lượng đầu vào lao động được sử dụng. Khi đó xét một cách đơn giản Q = f(L) thể hiện cho hàm sản xuất ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, nếu muốn tăng sản lượng thì chỉ có một cách là tăng cường dùng yếu tố đầu vào khả biến, nhưng nếu nhà xưởng, máy móc, tư bản thay đổi , ví dụ như khi doanh nghiệp di chuyển tới một khoảng thời gian ngắn hạn nào đó, thì ở mỗi mức lao động sẽ được dùng, mức sản lượng khi được tạo ra cũng có sự thay đổi. Chính vì vậy, số lượng đầu vào sẽ quy ước về hình dáng của hàm sản xuất f(L) và trong hàm sản xuất Q = f(L) sẽ có sự thay đổi. Đối với hàm sản xuất trong dài hạn thì doanh nghiệp có thể thay đổi được mọi yếu tố sản xuất. Điều này giúp cho việc tạo ra cùng một mức sản lượng, thì rất có khả năng chọn được sự hoán đổi khác giữa tư bản và lao động. Xét đến các hướng có thể xảy ra như sau: Đầu tiên là quy mô của mọi yếu tố đầu vào trong sản xuất cùng có chiều hướng tăng lên các lần nhất định, tuy nhiên sản lượng đầu ra cũng tăng một số lần nhất định và nhiều hơn thì khi đó F(nK,nL) >n.F(K,L). Lúc này, ta có thể kết luận rằng doanh nghiệp đang ở trạng thái hoạt động trong miền có tên gọi hiệu suất tăng 13
  18. dần theo quy mô. Trường hợp tăng tư bản đồng thời giảm lao động hoặc xét theo chiều ngược lại, thì theo các phương án khác nhau khi đó vẫn sản xuất ra cùng một mức sản lượng trong hàm nêu trên. Ngoài ra, khi mà cả tư bản và lao động đều có xu hướng tăng thì đồng nghĩa với việc sản lượng đầu rtrong hàm được tạo ra cũng tăng theo. Tóm lại, việc doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất tư bản và lao động, để tạo nên những sản lượng theo hàm sản xuất nói trên, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng sự kết hợp được coi là tối ưu giữa chúng. Ngoài ra, theo hướng giả định đơn giản hóa thì hàm sản xuất Q=F(K,L) được cho là thể hiện sản lượng Q bị ảnh hưởng bởi cả tư bản và lao động. Khi nói đến số lượng đầu ra ở mức tối đa, thường sẽ thể hiện sự nhấn mạnh rằng vì mục lợi nhuận được chuyển hóa ở mức tối đa, các phương pháp sản xuất không hiệu quả hoặc có sự lãng phí về phương diện kỹ thuật thì sẽ không được các doanh nghiệp áp dụng. Nó có thể tận dụng triệt để những kỹ thuật sản xuất được cho là có hiệu quả. Tại thời điểm đó, từ một tổ hợp yếu tố sản xuất mang đặc điểm có đầu vào xác định, nhưng lại chỉ có khả năng tạo nên duy nhất một mức sản lượng đầu ra tối đa, nhưng nếu xét theo hướng ngược lại có thể chưa chính xác. Họ có thể dùng các kết hợp khác nhau ở đầu vào để tạo ra hoặc sản xuất ra một sản lượng đầu ra giống nhau. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, nếu không dùng các phương pháp sản xuất lãng phí nhằm sản xuất ra cùng một mức sản lượng, nếu sử dụng nhiều hơn một đầu vào nào đó, thì đồng nghĩa với việc một loại đầu vào khác sẽ được dùng ít hơn thế. Đối với từng quá trình sản xuất cụ thể, ta có thể cụ thể hóa hàm sản xuất này cho chúng. Cách phân loại thường dựa trên cơ sở đó là mức độ hoặc khả năng thay thế của đầu vào. Các hàm sản xuất này được gọi là hàm cụ thể, có thể kể đến như:  Hàm sản xuất thuần nhất tuyến tính (Linear Homogeneous Production Function)  Hàm sản xuất với hệ số cố định (Fixed Proportion Production Function)  Hàm sản xuất với độ co giãn thay thế không đổi hay hàm sản xuất CES (Constant Elasticity of Substitution)  Hàm sản xuất với hệ số khả biến (Variable Proportion Production Function)  Hàm sản xuất Cobb-Douglas (Cobb-Douglas Production Function). 14
  19. 1.3.2. Các phương pháp ước lượng hàm sản xuất  Ước lượng hàm sản suất Cobb - Douglas trong dài hạn Những tính chất toán học của hàm sản xuất Cobb-Douglas là những tính chất thông thường được sử dụng để ước lượng hàm chi phí trong dài hạn. Sau khi biến đổi theo logarit tự nhiên, dạng của hàm Cobb-Douglas ( Q   K  L ) là: ln Q  ln    ln K   ln L Trong đó:  và  là các giá trị được ước lượng của độ co dãn sản lượng theo Q vốn và lao động. Thêm vào đó, sản phẩm cận biên được ước lượng là: MPK   và K Q MPL   mang dấu dương và giảm (đặc điểm đúng về mặt lý thuyết) nếu kiểm định L t hay giá trị p của  và  chỉ ra rằng những tham số này có giá trị là dương nhưng nhỏ hơn 1. Hệ số phương trình được ước lượng là:      và cho ta một thước đo hiệu suất theo quy mô. Để ước lượng khi nào (    ) lớn hơn hay nhỏ hơn 1, một kiểm định-t sẽ được thực hiện. Nếu (    ) không lớn hơn hay nhỏ hơn 1, chúng ta không thể bác bỏ sự tồn tại của hiệu suất cố định theo quy mô. Để ước lượng xem liệu tổng (    ) khác 1 hay không, chúng ta sử dụng thống kê t: t         1 S   Khi giá trị bằng 1 hàm ý rằng chúng ta đang kiểm định đặc điểm “khác” được nhắc đến trong câu trên và S  là độ lệch chuẩn được ước lượng của tổng hệ số được ước lượng (    ). Sau khi tính toán thống kê t, so sánh với giá trị t ở trong bảng. Một lần nữa chú ý rằng do tính thống kê t có thể âm (khi (    ) nhỏ hơn 1), chính giá trị tuyệt đối của thống kê t phải được so sánh với giá trị t chuẩn. Một vài phần mềm máy tính có thể đưa ra giá trị p cho thống kê này. Vấn đề khó khăn duy nhất khi thực hiện kiểm tra là độ lệch chuẩn được ước lượng của (    ). Tất cả những phân tích hồi quy có thể cung cấp cho nhà phân tích phương sai và hợp phương sai của hệ số hồi quy, (  và  ), trong ma trận phương 15
  20. sai và hợp phương sai a. Thông thường, phương sai  và  được viết là Var  và   Var   và hợp phương sai giữa    và  được viết là Cov  ,  . Nếu bạn còn nhớ kiến thức của khóa học thống kê thì:       Var     Var   Var   2Cov  ,    Và độ lệch chuẩn được ước lượng của (    ) ) là ˆ ˆ ˆ Sαβ  Var(α)  Var(β)  2Cov(α,β) ˆ ˆ ˆ  Hàm sản xuất Cobb-Douglas trong ngắn hạn Khi chi phí là cố định trong ngắn hạn tại K, hàm sản xuất Cobb-douglas ngắn hạn là:  Q   K L   L trong đó    K  . Chú ý rằng, nếu L = 0, thì không sản phẩm nào được tạo ra. Để sản lượng dương,  phải dương. Sản phẩm lao động cận biên là QL   L 1 . Với sản phẩm cận biên dương,  phải dương, biến đổi lần hai ta được QLL   (   1) L  2 Điều này cho ta thấy, nếu sản phẩm cận biên của lao động giảm,  phải nhỏ hơn 1. Do đó, điều kiện cho hàm sản xuất Cobb-Douglas trong ngắn hạn là:  > 0 và 0 <  0 và  < 1 thông qua việc kiểm định t. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2