intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường chuyên ngành đối với các dự án khai thác lộ thiên

Chia sẻ: Lê Thương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

175
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã nghiên cứu tạo lập cơ sở khoa học để phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường chuyên ngành đối với các dự án khai thác mỏ lộ thiên, đưa ra bản hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án khai thác mỏ lộ thiên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường chuyên ngành đối với các dự án khai thác lộ thiên

  1. Bé tµi nguyªn vµ m«i tr−êng ViÖn KHOA HỌC ®Þa chÊt vµ kho¸ng s¶n BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI: nghiªn cøu x¸c lËp c¬ së khoa häc phôc vô c«ng t¸c ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr−êng chuyªn ngµnh ®èi víi c¸c dù ¸n khai th¸c lé thiªn Chủ nhiệm đề tài: MAI THẾ TOẢN 6598 08/10/2007 Hµ néi - n¨m 2007
  2. Bé tµi nguyªn vµ m«i tr−êng ViÖn KHOA HỌC ®Þa chÊt vµ kho¸ng s¶n -------------------Ë------------------- Nghiªn cøu x¸c lËp c¬ së khoa häc phôc vô c«ng t¸c ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr−êng chuyªn ngµnh ®èi víi c¸c dù ¸n khai th¸c lé thiªn Cơ quan thực hiện đề tài Chủ nhiệm đề tài Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Ths. Mai Thế Toản hµ Néi - n¨m 2007
  3. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA 1. ThS Mai Thế Toản, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Chủ nhiệm Đề tài. 2. PGS.TS Hồ Sĩ Giao, Hội Khoa học - Công nghệ mỏ Việt Nam. 3. TS Mai Trọng Tú, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản - Phó chủ nhiệm Đề tài. 4. KS Vũ Đình Hiếu, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội 5. KS Nguyễn Thanh Liêm, Phó giám đốc Công ty tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp (Tổng công ty than Việt Nam). 6. TS Lại Hồng Thanh, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. 7. TS Nguyễn Quốc Khánh - PGĐ Trung tâm Môi trường công nghiệp - Viện Nghiên cứu mỏ và công nghiệp. 8. TS Bùi Xuân Nam, Trường đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội. 1
  4. BẢNG THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT ký hiệu Diễn giải ANFO Ammonium NitrateFuel Oil (Hỗn hợp thuốc nổ amonit + dầu mỏ) BOD5 Biochemical Oxygen Demand (Yêu cầu oxy cho quá trình sinh hoá trong 5 ngày) BTC Bãi thải cố định BTT Bãi thải tạm BVMT Bảo vệ môi trường CNH Công nghiệp hoá CHLB Cộng hoà Liên bang CHXHCN Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa COD Chemical Oxygen Demand (Yêu cầu oxy cho phản ứng hoá) DO Dissolved oxygen (Oxy hoà tan) ĐTM Đánh giá tác động môi trường GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) HĐH Hiện đại hoá HTKT Hệ thống khai thác KTLT Khai thác lộ thiên KSCI Khoáng sản có ích LKM Luyện kim màu MXTL Máy xúc thuỷ lực NPV Net Present Value (Giá trị hiện tại ròng) SS Chất rắn lơ lửng TLGN Thuỷ lực gàu ngược TLGT Thuỷ lực gàu thuận TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TKV Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam TVĐT Tư vấn đầu tư TNKS Tài nguyên khoáng sản TP Thành phố UBND Uỷ ban Nhân Dân VLXD Vật liệu xây dựng 2
  5. MôC LôC MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 5 CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.............. 10 I.1 Khái quát chung ...........................................................................................10 I.2 Tình hình khai thác một số tài nguyên khoáng sản chính.........................11 I.3 Hiện trạng môi trường trên các mỏ lộ thiên ...............................................19 I.4. Công tác bảo vệ môi trường trên ba mỏ khảo sát ......................................36 CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN...................................... 64 II.1: Luật Khoáng sản (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2005)....64 II.2. Luật Bảo vệ môi trường (năm 2005) .......................................................65 II.3 Các văn bản dưới luật có liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản...............................................................................67 II.4. Tình hình thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và Luật Khoáng sản. ......68 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHAI THÁC LỘ THIÊN TỚI CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÔI TRƯỜNG. ................ 74 III.1. Phân loại tác hại của khai thác lộ thiên..................................................74 III.2. Các hoạt động gây ô nhiễm từ các mỏ lộ thiên.......................................76 III.3. Các tác động chính của khai thác lộ thiên tới môi trường.....................77 CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT TRONG KHAI THÁC LỘ THIÊN NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG................ 90 IV.1 Hạn chế sự chiếm dụng đất đai của khai thác lộ thiên. .........................90 IV.2. Tiết kiệm tài nguyên lòng đất ...................................................................95 IV.3. Hạn chế sự suy giảm môi trường đất.......................................................95 IV.4. Phục hồi chức năng trồng trọt cho đất..................................................101 IV.5. Hạn chế việc xả bụi, khí độc và tiếng ồn vào không khí. .....................104 IV.6. Xử lý nước thải trên mỏ lộ thiên. ...........................................................114 IV.7. Xử lý quặng đuôi tuyển nổi và bùn tại hồ thải ......................................121 IV.8. Tận dụng công trình mỏ cũ vào mục đích dân sinh khác. ...................123 CHƯƠNG V: PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU KHAI THÁC ............................ 124 V.1.Công tác chuẩn bị......................................................................................124 V.2.Khôi phục cải tạo khai trường ..................................................................128 V.3.Chương trình phục hồi môi trường..........................................................135 V.4.Dự toán chi phí phục hồi môi trường.......................................................140 V.5. Ký quỹ môi trường ....................................................................................146 CHƯƠNG VI: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ............................................... 155 VI.1. Các phương pháp được khuyến cáo áp dụng........................................155 VI.2. Phương pháp liệt kê danh mục (checklist methodologies) ...................155 3
  6. VI.3. Xây dựng ma trận môi trường dùng trong ĐTM các dự án khai thác lộ thiên. .............................................................................................................157 CHƯƠNG VII: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC LỘ THIÊN CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG............................................................................................... 162 KẾT LUẬN................................................................................................................. 172 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 176 4
  7. MỞ ĐẦU Đất nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng với khoáng sản hơn 5000 khoáng sàng và điểm quặng chứa 70 khoáng sản các loại đã được tìm thấy, bao gồm các quặng kim loại (sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc, bauxit, titan, …), phi kim loại (apatit, pyrit, cát, sỏi, sét,…) vật liệu xây dựng (đá granit, đá vôi, bazan, cát, sỏi, sét,..) và than (than antraxit, than nâu, than bùn) phân bố khắp toàn lãnh thổ đất nước, tạo điều kiện cho ngành khai thác khoáng sản phát triển, đặc biệt là ngành khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên (KTLT). Hiện nay, 60 ÷ 65% than và 100% quặng các loại và vật liệu xây dựng cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đều được khai thác bằng phương pháp lộ thiên. Ngành KTLT hàng năm đóng góp vào GĐP hàng chục ngàn tỷ đồng, tạo nên một khối lượng lớn về nguyên, nhiên vật liệu cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác; góp phần củng cố và phát huy vị thế kinh tế,… chính trị của nước nhà đối với khu vực và thế giới; tham gia vào việc phát triển và hoàn thiện môi trường kỹ thuật, môi trường xã hội (tạo dựng các tụ điểm dân cư mới, nâng cao dân trí cho các cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa); tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động... Bên cạnh sự đóng góp không nhỏ của ngành KTLT đối với sự phát triển của xã hội nói chung, thì những tác động xấu của nó tới môi trường cũng khá trầm trọng. Sự đào bới bề mặt đất đai của KTLT đã phá vỡ các cảnh quan và địa mạo nguyên thủy của khu vực, gây những xáo trộn về dòng chảy và chế độ thủy văn đầu nguồn, tổn hại đến rừng phòng hộ, thay đổi cảnh quan khu vực,… Khai trường, bãi thải, các công trình phụ trợ (mặt bằng công nghiệp, kho tàng và nhà xưởng, đường giao thông,…) của mỏ lộ thiên chiếm dụng một diện tích khá lớn (chỉ riêng các khai trường lộ thiên vùng Cẩm Phả chiếm 45.106 m2). Sự chiếm dụng đó đã làm thu hẹp thảm thực vật, diện tích cây trồng - điều đó không chỉ gây ảnh hưởng làm thay đổi vi khí hậu toàn vùng mà còn làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học của môi trường. (Một số thực vật bị biến mất, một số động vật bị tiêu diệt hoặc phải di cư do bị tước mất điều kiện sinh sống hoặc bị chết). Đặc điểm của KTLT là khối lượng đất đá thải rất lớn gấp hàng chục lần khối lượng khoáng sản thu hồi (hệ số bóc của than hiện là 8-10m3/t hay là 11- 14m3/m3). Khối lượng đất đá thải này đã gây hậu quả làm bồi lấp sông suối, sa mạc hóa đất đai canh tác vùng hạ lưu, phá hủy các công trình đường xá, cầu cống lân cận (điển hình là các bãi thải đông nam Đèo Nai, tây nam Cọc Sáu- Quảng Ninh). Nước ngầm từ mỏ thoát ra kết hợp với nước mặt hòa tan hoặc kéo theo các chất độc hại, các kim loại nặng,…trong đát đá mỏ, xả xuống hạ nguồn làm xấu chất lượng môi trường nước (mỏ pyrít Giáp Lai là một ví dụ), ảnh hưởng tới năng suất cây trồng và vật nuôi. Đối với các mỏ lộ thiên sâu thì sự bơm thoát 5
  8. nước ngầm ra khỏi đáy mỏ còn làm hạ thấp mực nước, thay đổi chế độ thủy văn của hệ nước ngầm khu vực. Hoạt động của các khâu sản xuất trên mỏ lộ thiên như khoan, nổ mìn, xúc bóc, vận tải, đổ thải, …đều gây bụi, ồn và phát thải các khí độc hay khí nhà kính vào môi trường không khí, làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động và cộng đồng dân cư vùng lân cận và tác động (dù là rất nhỏ) gây sự biến đổi khí hậu toàn cầu … Trước tình trạng nêu trên, đồng thời để hòa nhập vào xu thế chung của thế giới trong trách nhiệm bảo vệ môi trường, năm1993, Quốc Hội đã thông qua luật bảo vệ môi trường (BVMT)và sau đó, ngày 12/12/2005 Chủ tịch nước đã công bố Luật BVMT mới có sửa chữa bổ sung, nhằm thể chế hóa những chính sách của nhà nước về công tác bảo vệ môi trường đối với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó có lĩnh vực hoạt động khoáng sản. Theo đó, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 9/8/2006 đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn về các chính sách nói trên; nêu rõ, các tổ chức sản xuất kinh doanh có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường, đảm bảo thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường; phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường; đóng góp tài chính bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải tuân theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, bao gồm tiêu chuẩn môi trường trong khai thác các mỏ lộ thiên và khai thác các mỏ hầm lò, Tiêu chuẩn khác về chất lượng nước, không khí, độ rung, tiếng ồn,… Các quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), thẩm định, phê duyệt các báo cáo ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể trong Luật BVMT năm 2005, Nghị định 80/2006/NĐ-CP và Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 về việc hướng dẫn và lập báo cáo ĐTM. Trong quá trình thực thi Luật BVMT đã nảy sinh nhu cầu về việc cần có những hướng dẫn chi tiết về lập báo cáo ĐTM riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động kinh tế, năm 1999 Cục Môi trường thuộc Bộ KHCN và MT đã ban hành “hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác chế biến đá và sét”-là một trong 8 lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau có bản hướng dẫn lập báo cáo ĐTM. Bản hướng dẫn đã trình bày một cách chi tiết và đầy đủ nội dung cũng như phương pháp ĐTM cho một dự án khai thác chế biến đá và sét như mô tả sơ lược dự án; khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường nền; dự án và đánh giá tác động của dự án tới môi trường, cuối cùng là chương trình quản lý và quan trắc giám sát môi trường. Nhờ có bản hướng dẫn này mà những báo cáo ĐTM của các dự án khai thác đá và sét trong thời gian qua đã được trình bày thống nhất về hình thức kết cấu, đầy đủ chi tiết về nội dung, giúp cho việc thẩm định, phê duyệt của các cơ quan chức năng được thuận lợi và nhanh chóng hơn, giúp cho các chủ đầu tư cũng như cơ quan tư vấn có cơ sở pháp lý để xây 6
  9. dựng các báo cáo ĐTM, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các luật định Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, khai thác chế biến đá và sét thuộc lĩnh vực khai thác lộ thiên (KTLT) nhưng chưa đặc trưng đầy đủ cho KTLT các mỏ lộ thiên khai thác đá và sét có những đặc điểm khác với các mỏ lộ thiên khai thác quặng kim loại, phi kim loại, than,... Về mặt cấu tạo các khoáng sàng đá, sét thường có cấu tạo dạng khối, dạng ổ, phân bố sát bề mặt đất hoặc nổi trên mặt đất, không có (hoặc có không đáng kể) lớp đất phủ; Trong khi các khoáng sàng quặng và than thường có cấu taọ phức tạp, vùi lấp sâu, đất phủ dày,…Đặc điểm này dẫn đến cần coi trọng các giải pháp môi trường khi khai thác xuống sâu, khi đổ thải, trong bơm thoát nước mỏ,… Các khoáng sàng đá, sét thường phân bố tập trung, chiếm ít diện tích, ít pha tạp chất độc hại. Còn các khoáng sàng quặng, than thường phâm bố rải rác, phân tán, trải rộng, đòi hỏi phải có diện tích lớn để bố trí khai trường bãi thải và các công trình công nghiêp phụ trợ và thường tác động tiêu cực đến môi trường nhiều hơn. Nhất là một số khoáng sàng có chứa chất độc hại, các kim loại quặng hoặc trong quá trình hoạt động khai thác chế biến có sử dụng các hóa chất độc hại. Tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được, trữ lượng có hạn và ngày càng cạn kiệt, cho nên vấn đề tiết kiệm và khai thác, sử dụng hợp lý chúng hiện đang là quốc sách hàng đầu nằm trong chiến lược BVMT của nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là vấn đề nhạy cảm đối với quá trình khai thác các khoáng sàng chứa quặng các loại và than, do vậy, vấn đề tận dụng tối đa tài nguyên lòng đất, giảm thiểu tới mức có thể sự tổn thất và làm nghèo (chất lượng) khoáng sản trong quá trình khai thác cần được xem xét nghiêm túc hơn so với các khoáng sàng đá văng bằng cách xem vấn đề tổn thất và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản trong khai thác mỏ nói chung, khai thác lộ thiên nói riêng là một tiêu chí môi trường khi đánh giá phê duyệt dự án. Mạnh dạn đình chỉ những dự án áp dụng công nghệ gây tổn thất tài nguyên nhiều. Bởi lẽ dành dụm tài nguyên để lại cho các thế hệ mai sau cũng là một nội dung của chiến lược phát triển bền vững mà các nước phát triển đang thực hiện. Bên cạnh những vấn đề nêu trên, báo cáo ĐTM đối với ngành KTLT cũng cần đề cập tới hiệu quả sử dụng đất của dự án, bởi vì không phải bào giờ việc sử dụng đất vào việc khai thác khoáng sản cũng mang lại lợi ích lớn hơn so với việc sử dụng chúng vào mục đích kinh tế khác (trồng trọt, du lịch,…).Sự quan tâm này còn có tác dụng thúc đẩy các chủ dự án tiết kiệm diện tích đất đai sử dụng, tìm tòi giải pháp thu hẹp diện tích đất đai chiếm dụng của dự án. Tóm lại, trong hoạt động khoáng sản thì ngành KTLT là đối tượng chủ yếu, có quy mô, số lượng lớn và ngày càng phát triển về phạm vi hoạt động, thiết bị sử dụng, nhân lực tham gia và cũng là đối tượng chính gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường. Để hạn chế và ngăn chặn tới mức có thể những tác 7
  10. nhân suy giảm môi trường từ hoạt động KTLT, bên cạnh những giải pháp kỹ thuật, công nghệ là các giải pháp về quản lý, giáo dục thông qua các luật và văn bản pháp quy dưới luật. Để các báo cáo ĐTM của các dự án KTLT không mang tính hình thức, đối phó, mà thực sự trở thành một bộ phận của dự án đầu tư, trở thành một công cụ giúp cho chủ đầu tư cũng như nhà quản lý thực thi nghĩa vụ và chức năng của mình trong trách nhiệm bảo vệ môi trường thì cần xây dựng một văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết việc lập báo cáo ĐTM cho ngành KTLT (hiện chưa có trong hệ thống văn bản nhà nước), trong đó đặc biệt quan tâm đến nội dung ĐTM của những đối tượng có mức độ ảnh hưởng với tầm quan trọng tương đối với môi trường. Mặt khác cần thể chế hóa giải pháp sao cho báo cáo ĐTM thực sự khả thi, các công trình phòng chống suy giảm, bảo vệ môi trường của báo cáo ĐTM trở thành một bộ phận của dự án, được chủ đầu tư thực hiện một cách nghiêm túc. Từ đó, việc tiến hành đề tài “Nghiªn cøu x¸c lËp c¬ së khoa häc phôc vô c«ng t¸c ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr−êng chuyªn ngµnh ®èi víi c¸c dù ¸n khai th¸c lé thiªn” là thực sự cần thiết và bức bách đối với nhu cầu phát triển hiện tại cũng như lâu dài của ngành KTLT. Mục đích của đề tài: 1. Tạo lập cơ sở khoa học để phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường chuyên ngành đối với các dự án khai thác mỏ lộ thiên. 2. Đưa ra Bản hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án khai thác mỏ lộ thiên. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: - Thu thập, phân tích và đánh giá chung về công tác lập và thẩm định báo cáo ĐTM với các dự án khai thác lộ thiên. - Khảo sát thực tế: thu thập các số liệu quan trắc và phân tích các thông số môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước, tiếng ồn và chất thải rắn tại một số mỏ khai thác lộ thiên. - Phương pháp so sánh: Đối chiếu và so sánh kết quả điều tra và phân tích với Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; - Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu độc lập về các vấn đề liên quan đến khai thác mỏ, bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ, các chính sách pháp luật, tổ chức lấy ý kiến chuyên gia thông qua tham vấn, hội thảo,… Trong khuân khổ của bản báo cáo này, các vấn đề được trình bày là: 1. Hiện trạng khai thác lộ thiên đối với các khoáng sàng quặng kim loại và phi kim loại, vật liệu xây dựng và than. 2. Các văn bản pháp quy về môi trường có liên quan đến ngành khai thác khoáng sản. 8
  11. 3. Hiện trạng ĐTM trong ngành KTLT: triển khai thực hiện giải pháp BVMT trên các mỏ lộ thiên, công tác quản lý môi trường trên các mỏ lộ thiên. 4. Những giải pháp công nghệ kỹ thuật trong KTLT nhằm bảo vệ môi trường. Báo cáo không đi sâu vào vấn đề ô nhiễm môi trường trên các mỏ lộ thiên mà chỉ lồng ghép vấn đề này để làm sáng tỏ các mục tiêu trình bày trong các phần thích ứng. 9
  12. CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VIỆT NAM I.1 Khái quát chung Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, công nghiệp mỏ giữ vị trí quan trọng để phát triển các ngành kinh tế như năng lượng, xi măng và vật liệu xây dựng, luyện kim đen và luyện kim màu, phục vụ xuất khẩu với nguồn thu ngoại tệ lớn cũng như đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân. Công nghiệp mỏ Việt Nam bao gồm: ngành than (khai thác chế biến than antraxit, than nâu, than mỡ, diệp thạch cháy); ngành quặng (khai thác chế biến quặng kim loại: kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại như sắt, mangan, titan, crôm, bauxit, pyrit, đồng, chì, kẽm, thiếc, nikel, antimoan, moliđen, uranium, vàng, bạc, đá quý, apatit, graphit, đất hiếm, thuỷ ngân); ngành vật liệu xây dựng (khai thác chế biến các loại khoáng sản để làm vật liệu xây dựng như đá vôi làm xi măng, sành sứ, vật liệu chịu lửa, cao lanh, thạch anh, amiăng, cát xây dựng, cát làm thuỷ tinh, cát cuội, sỏi…) Các khoáng sàng được khai thác chủ yếu là than antraxit, than mỡ, than nâu, quặng sắt, và kim loại màu; đá cát sỏi làm vật liệu xây dựng; hoá chất công nghiệp như apatit, pyrit,… Số lượng mỏ đang được khai thác một số khoáng sản chủ yếu bao gồm: Than (53), than bùn (21), sắt (22), thiếc (12), vàng (11), mangan (10), chì kẽm (8), inmênít (17), đá vật liệu xây dựng thông thường (433), đá xi măng (37), đá ốp lát (27), đá phụ gia xi măng (5), sét gạch ngói (88), cát, sỏi xây dựng (81), sét xi măng (13), đôlômít (8), cao lanh (14), nước khoáng (50). Về quy mô khai thác khoáng sản, các mỏ có công suất lớn tập trung trong ngành công nghiệp than, năm 2004 có 15 mỏ than đạt sản lượng > 1 triệu tấn nguyên khai/năm; đá vôi phục vụ sản xuất xi măng (sản lượng > 1 triệu tấn /năm, cát sỏi (>1 triệu m3/năm); apatít (> 500 nghìn tấn quặng/năm). Còn lại các mỏ khoáng sản có quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ (5.000 ÷ 10.000 tấn/năm). Từ góc độ quy mô sản lượng có thể phân ra các doanh nghiệp như sau: - Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản quy mô lớn (> 1 triệu tấn /năm sản phẩm) có thể kể tới một số công ty khai thác than trong thành phần Tổng công ty than Việt Nam, một số công ty khai thác đá vôi cho xi măng và khai thác vật liệu xây dựng trong thành phần Tổng công ty xây dựng Việt Nam, xí nghiệp liên doanh hoặc đầu tư nước ngoài 100%, công ty khai thác apatit trong thành phần Tổng công ty hoá chất Việt Nam. - Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản quy mô nhỏ và vừa bao gồm phần lớn các công ty khai thác khoáng sản kim loại và phi kim loại trong thành phần Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty khoáng sản Việt Nam, các công ty khoáng sản địa phương. 10
  13. - Khai thác quy mô cá thể, tự phát và thủ công tại những vùng có quặng là hiện trạng rất phổ biến và mang tính hai mặt trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Giá trị tổng sản phẩm của các ngành công nghiệp mỏ trong tổng sản phẩm toàn quốc (GDP) và giá trị sản xuất khoáng sản công nghiệp mỏ được trình bày trong bảng 1.4 và 1.5 Bảng 1.1: Giá trị tổng sản phẩm của các ngành công nghiệp mỏ trong tổng sản phẩm toàn quốc (Đơn vị GDP: 109đồng) GDP cả nước GDP công Tỷ lệ GDP công GDP của công Năm (theo giá hiện nghiệp và xây nghiệp mỏ so nghiệp mỏ hành) dựng với cả nước (%) 1 2 3 4 5 = 4/2 1995 228.892 65.820 11.009 4,8 1996 272.037 80.876 15.282 5,62 1997 313.623 100.594 19.768 6,30 1998 316.016 117.299 24.196 6,70 1999 399.942 137.959 33.703 8,43 2000 441.646 162.220 42.606 9,64 2001 481.295 183.291 44.544 9,25 Bảng 1.2: Giá trị sản xuất khoáng sản công nghiệp mỏ (Theo giá cố định 1994 - Đơn vị: 109đồng) Giá trị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 sx Dầu khí 10.845 12.467 14.329 16.869 20.582 22.746 23.701 Than 1677 1930 2229 2138 2048 2366 2695 Quặng 236 283 172 200 191 209 230 VLXD 1162 1288 1674 1911 1759 2015 2322 Cộng 13.920 15.968 18.404 21.118 24.580 27.336 28.948 I.2 Tình hình khai thác một số tài nguyên khoáng sản chính. + Quặng sắt: Số lượng quặng sắt khai thác và chế biến của Việt Nam giai đoạn từ 1995 ÷ 2002 rất ít, chỉ khoảng 300.000 ÷ 450.000 tấn/năm, trong đó các doanh nghiệp của Nhà nước chiếm khoảng 80%, doanh nghiệp tư nhân và các địa phương là 20%. 11
  14. Công suất thiết kế khai thác mỏ ở quy mô công nghiệp không lớn, cao nhất chỉ 350.000 tấn/năm. Thực tế sản lượng khai thác lớn nhất một mỏ đạt 250.000 tấn/năm. Chất lượng quặng sắt sau khi khai thác, chế biến không ổn định, có xu hướng giảm dần theo chiều sâu khai thác. Các mỏ khai thác tận thu thường không có thiết kế hoặc có nhưng khai thác không tuân theo thiết kế. Nhiều doanh nghiệp khai thác tận thu đã khai thác bừa bãi làm tổn thất tài nguyên (không thu được quặng cám có cỡ hạt từ 0 ÷ 20 mm) và làm suy giảm môi trường. + Quặng Crômit: Cho tới thời điểm hiện nay, công nghiệp khai thác, chế biến quặng crômit tại mỏ Cổ Định tồn tại ở 2 dạng: khai thác quy mô công nghiệp (sức nước, tàu cuốc) và khai thác thủ công (sức nước). Theo kết quả thống kê, sản lượng quặng khai thác quy mô công nghiệp đạt cao nhất trong giai đoạn những năm 1960 ÷ 1964. Trong những năm từ 1995 trở lại đây, sản lượng quặng khai thác quy mô công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong tổng sản lượng tinh quặng crômit hàng năm. Mặc dù khai thác thủ công đem lại sản lượng đáng kể nhưng hậu quả để lại cho môi trường, môi sinh là đáng kể và đã gây tổn thất tài nguyên khoáng sản (không khai thác hết tầng quặng lớp dưới, hệ số thu hồi khi tuyển thủ công thấp…). + Quặng Bauxit: Công nghiệp khai thác bauxit và luyện nhôm ở nước ta hiện nay chưa phát triển. Hiện chỉ có mỏ bauxit Bảo Lộc đang khai thác lộ thiên bằng ôtô, máy xúc kết hợp với máy gạt và máy xúc tải, tuyển trọng lực rửa bằng nước với quy mô vài chục nghìn tấn bauxit mỗi năm để cấp cho Công ty hoá chất Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh làm phèn chua. Dự kiến trong thời gian tới, tổ hợp này sẽ tăng công suất lên gấp đôi. Dự án khả thi xây dựng tổ hợp khai thác bauxit, sản xuất alumin và nhôm Tân Rai Lâm Đồng với công suất 300.000 tấn/năm alumin và 72.000 tấn/năm nhôm kim loại đã hoàn thành và đang trong giai đoạn phê duyệt. Dự án tiền khả thi liên doanh với nước ngoài khai thác bauxit và sản xuất alumin Daknông Daklắc với công suất 1.000.000 ÷ 2.000.000 tấn/năm alumin đang được triển khai. + Quặng kẽm chì: Hiện nay việc khai thác quặng và luyện kẽm chì ở quy mô công nghiệp tập trung ở Công ty LKM Thái Nguyên. Quặng ôxyt kẽm chủ yếu được khai thác bằng phương pháp lộ thiên để sản xuất bột ôxyt kẽm với sản lượng 4.000 ÷ 5.000 tấn/năm. Quặng sunphua kẽm chì khai thác chủ yếu bằng phương pháp hầm lò, quy mô nhỏ với sản lượng 10.000 tấn/năm quặng nguyên khai và được làm giàu bằng công nghệ tuyển nổi cho tinh quặng tinh kẽm đạt 50 ÷ 52 % Zn và tinh quặng chì đạt 60% Pb. Sản lượng tinh quặng kẽm chì hiện nay đạt 2.000 tấn/năm. Thực thu tuyển nổi kẽm chì hiện nay đạt khoảng 75% với tinh quặng kẽm, chì cao. Hàm lượng kẽm chì quặng vào là 10 ÷ 12%, nếu hàm lượng vào < 10%, thì thực thu sẽ giảm. 12
  15. + Quặng Titan: Giai đoạn đầu quặng titan được tận thu từ các xí nghiệp sản xuất thiếc như là một sản phẩm phụ cộng sinh, tập trung ở các xí nghiệp thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang). Những năm 1978 ÷ 1984 sản lượng quặng tinh inmenhit tận thu đạt ~ 500 ÷ 600 tấn/năm với hàm lượng 46 ÷ 48% TiO2. Vào cuối những năm 80, hình thành xí nghiệp khai thác - tuyển quặng titan ở Xương Lý - Bình Định, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận chế biến quặng titan cung cấp quặng tinh cho sản xuất que hàn ở trong nước và xuất khẩu. Hiện nay có hàng chục công ty suốt dọc bờ biển từ Thanh Hoá tới Thuận Hải đang khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng tinh titan. Các Công ty lớn là MITRACO Hà Tĩnh, HUMEXCO Huế, BIMAL Bình Định. Sản phẩm chính hiện nay là tinh quặng inmenhit trên 52% TiO2, tinh quặng zircon trên 57% ZrO2, tinh quặng rutin trên 82%. Gần đây Công ty MITRACO Hà Tĩnh và HUMEXCO Huế đã nhập công nghệ và thiết bị để sản xuất sản phẩm zircon siêu mịn chứa trên 65% ZrO2. Tổng sản lượng các sản phẩm từ khai thác quặng titan hiện nay đã vượt trên chục vạn tấn/năm. Công nghệ khai thác sa khoáng titan ven biển phát triển theo các giai đoạn như sau: - Giai đoạn trước năm 1990: Chưa hình thành ngành khai thác - chế biến sa khoáng titan, trừ một số địa phương khai thác thủ công quặng giàu > 85% khoáng vật nặng cung cấp cho sản xuất que hàn ở trong nước. - Giai đoạn 1990 ÷ 1995: Hình thành nhiều xí nghiệp, công ty khai thác chế biến quặng titan. Tốc độ phát triển nhanh. Chủ yếu là khai thác, tuyển thu hồi quặng tinh inmenhit, zircon và rutin, đáp ứng nhu cầu sản xuất que hàn trong nước. Công nghệ khai thác chủ yếu bằng thủ công chọn lọc những lớp quặng giàu 80÷85% khoáng vật nặng. Một số cơ sở khai thác thủ công đưa về tuyển bằng bãi đãi, máng thủ công tách cát và thu hồi khoáng vật nặng. Tiếp đó tuyển tinh bằng máy tuyển từ, tuyển điện - bàn đãi thu các loại quặng tinh inmenhit > 52% TiO2, zircon 55 ÷ 60% ZrO2, rutin đạt > 85% TiO2. - Giai đoạn 1995 đến nay: Đối với các mỏ lớn như Cẩm Hoà, Kỳ Khang, Đề Di, Bàu Dòi, Chùm Găng đã áp dụng công nghệ khai thác cơ giới bằng máy xúc - máy gạt, máy bốc, tập trung quặng về các cụm tuyển thô. Công nghệ tuyển thô sử dụng phân li côn, vít đứng, v.v. tuyển tinh bằng tuyển từ, tuyển điện, bàn đãi khí. Đã hình thành bãi thải trong, có quy trình hoàn thổ và sử dụng lại nước tuần hoàn. Đối với những mỏ nhỏ nằm phân tán thì được khai thác bằng cơ giới kết hợp thủ công. Công nghệ tuyển thô sử dụng các cụm vít đứng di động hoặc máng đãi di động. + Quặng thiếc: Việt Nam đã từng bước tiếp thu công nghệ của Liên Xô (cũ) để khai thác và luyện quặng thiếc ở quy mô công nghiệp như hiện nay. Về quy mô khai thác kết hợp hình thức khai thác tập trung và phân tán, kết hợp quy 13
  16. mô lớn, vừa và nhỏ, kết hợp với cơ giới, bán cơ giới và thủ công trong cả các công đoạn khai thác - tuyển khoáng và luyện kim. Cho tới nay quặng thiếc ở Việt Nam được khai thác chủ yếu bằng phương pháp lộ thiên ở các mỏ sa khoáng và luyện thiếc bằng công nghệ lò phản xạ và lò điện hồ quang. Khai thác, tuyển quặng thiếc tự phát thủ công là một đặc điểm nổi bật của ngành thiếc Việt Nam. Nhược điểm lớn của loại hình khai thác này là hủy hoại môi trường, lãng phí tài nguyên, không an toàn. Hiện nay ngành thiếc đang đứng trước khó khăn lớn là tình hình cạn kiệt tài nguyên. Quặng sa khoáng, quặng giàu và chất lượng quặng nói chung đang ở xu thế giảm. Do vậy cần đầu tư tìm kiếm phát hiện bổ sung tài nguyên, khai thác và xử lý quặng gốc, quặng nghèo, quặng kém chất lượng, tăng thực thu kim loại, tăng mức xử lý tổng hợp tài nguyên, tăng các biện pháp bảo vệ môi trường. + Quặng đồng: Mỏ đồng Sin Quyền đang khai thác quy mô nhỏ, cho sản phẩm cuối cùng là tinh quặng đồng với sản lượng 2.500 ÷ 3.000 tấn/năm. Dự án đầu tư xây dựng liên hợp mỏ tuyển luyện đồng Sin Quyền quy mô lớn đang được thực hiện công nghệ khai thác là kết hợp khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò, áp dụng công nghệ tuyển nổi để cho tinh quặng đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng inmenhit. + Quặng vàng: Hiện nay một số xí nghiệp khai thác vàng trong nước và liên doanh với nước ngoài quy mô nhỏ đang hoạt động, sản lượng khoảng 70 kg/năm. Công nghệ khai thác chủ yếu là thủ công kết hợp với cơ khí. Các xí nghiệp khai thác vàng quốc doanh thường bị lỗ vì công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, thiết bị không đồng bộ, công tác quản lý kém. Hiện nay khai thác thủ công là chủ yếu, chỉ khai thác quặng giàu, không có khả năng thu hồi được các nguyên tố đi kèm và gây ô nhiễm môi trường. + Quặng antimon: Được khai thác ở mỏ Làng Vài - Tuyên Quang từ năm 1969. Sản lượng khai thác 50 ÷ 200 tấn/năm để sản xuất Sb kim loại. Tổng số quặng đã khai thác khoảng 8000 tấn. Đến năm 1990 các thân quặng giàu đã khai thác hết. Trữ lượng còn lại có hàm lượng dưới 5% Sb, nên sản xuất không có lãi phải tạm ngừng. Hiện tại xí nghiệp khai thác, tuyển, luyện antimon Hà Giang của Công ty khoáng sản Hà Giang đã đi vào hoạt động vào đầu năm 2003. Công suất thiết kế là 1000 tấn/năm antimon kim loại. Nhu cầu antimon ở nước ta hiện nay khoảng 1000 tấn/năm chủ yếu dùng làm hợp kim chì - antimon, dùng trong công nghiệp sản xuất ắc quy, hợp kim chữ in, hợp kim chịu mài mòn và một phần nhỏ sunphát atimon dùng trong công nghiệp thuốc nổ. + Quặng mangan: Được sử dụng chủ yếu cho sản xuất feromangan trong ngành luyện kim và sản xuất pin. Mỏ mangan Tốc Tác, Trà Lĩnh - Cao Bằng hiện đang khai thác lộ thiên thân quặng deluvi, công nghệ thủ công, khai thác tận thu với công suất 12.000 ÷ 15.000 tấn/năm dùng cho sản xuất feromangan. Ngoài ra mỏ 14
  17. Làng Bài - Tuyên Quang cũng được khai thác với sản lượng 2000 ÷ 2500 tấn quặng tinh năm để phục vụ cho sản xuất pin. + Quặng đất hiếm: Công tác nghiên cứu khoa học công nghệ xử lý quặng đất hiếm ở trong nước đã được triển khai từ cuối những năm 60. Ở quy mô phòng thí nghiệm và pilot, đã có công nghệ xử lý quặng đất hiếm để cho các sản phẩm như tinh quặng đất hiếm trên 30% ReO, tổng oxyt đất hiếm trên 90% tổng ReO, các oxyt đất hiếm riêng rẽ trên 90% ReO, hợp kim trung gian đất hiếm, fero đất hiếm và một số kim loại đất hiếm. Tuy nhiên do chưa có thị trường nên các sản phẩm nêu trên chưa có điều kiện trở thành thương phẩm. Đất hiếm là một thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của Việt Nam. Tuy nhiên tiềm năng này còn chưa được khai thác ở mức cần thiết, thực chất, ở Việt Nam chưa có khai thác và chế biến đất hiếm ở quy mô công nghiệp. + Quặng Apatit: Mỏ Apatit Lào Cai bắt đầu khai thác từ 1957 theo đề án thiết kế của Liên Xô với công suất 500.000 tấn/năm quặng loại I, Quặng III thu hồi nhân thể trong biên giới khai thác chưa có điều kiện sử dụng được về lưu kho ở các bãi chứa. Năm 1981, để đáp ứng yêu cầu quặng apatit cho sản xuất phân bón ngày càng lớn, đã tiến hành thiết kế mở rộng mỏ và xây dựng nhà máy tuyển để làm giàu quặng III. Tổng sản lượng apatit trong một số năm lại đây ổn định ở mức 580.000 tấn/năm, trong đó 260.000 tấn/năm là quặng tinh, chủ yếu cho nhu cầu nội địa. Hiện tại, các khu vực khai thác thuận lợi đã dần hết quặng, số còn lại điều kiện khai thác khó khăn hơn. + Quặng cao lanh: Ở Việt Nam, do chưa có công nghệ chế biến cao lanh, nên chỉ xuất khẩu cao lanh loại tốt, được lựa chọn ra từ cao lanh nguyên khai. Loại kém chất lượng phải thải bỏ, gây lãng phí tài nguyên. Trong khi đó, phải nhập cao lanh đã chế biến với giá cao hơn 3 ÷ 4 lần so với giá xuất. Khai thác cao lanh phát triển ở vùng Đông Nam Bộ và Lâm Đồng. Năm 1999, có gần chục cơ sở khai thác cao lanh ở các mỏ Đất Quốc, Chành Lưu, Lái Thiêu thuộc Sông Bé, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, sản lượng của các mỏ này đạt 375 ngàn tấn/năm. Ngoài hai vùng trên, cao lanh còn được khai thác ở Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hoà, Lâm Đồng. Tổng sản lượng khoảng trên 100 ngàn tấn/năm. Sản lượng khai thác tự do trong dân chúng hàng năm cũng vào khoảng 500 ngàn tấn, tập trung ở Đồng Nai, Sông Bé, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phú, Yên Bái, Quảng Nam. Riêng quặng kaolin - pyrophilit khai thác ở mỏ Tấn Mài - Quảng Ninh. Đến năm 1994 đạt 27 ngàn tấn/năm. Từ năm 1997 trở lại đây, sản lượng tăng lên tới 35 ÷ 50 ngàn tấn/năm, chủ yếu khai thác chọn lọc lấy quặng tốt để xuất khẩu hoặc bán trong nước. 15
  18. + Quặng graphit: Nhu cầu sử dụng graphit ở nước ta còn nhỏ, chủ yếu chỉ để sản xuất pin và điện cực. Dự báo năm 2005, nhu cầu graphit trong nước sẽ có thể vượt trên 5.000 tấn/năm. Các mỏ đang khai thác - chế biến graphit là Mậu A - Yên Bái, Nậm Thi (Lào Cai), Hưng Nhượng - Quảng Ngãi. Công nghệ khai thác lộ thiên, được cơ giới hoá bằng ôtô - máy xúc kết hợp thủ công chọn lựa trong khai thác để bóc đất đá vách và đá kẹp như ở Mậu A. Làm giàu quặng graphit bằng tuyển nổi. Sản lượng graphit các năm gần đây (1995 ÷ 1998) đạt từ 1.450 ÷ 1.850 tấn. Mỏ Nậm Thi (Lào Cai) từ trước năm 1996 đã liên doanh với Công ty Paslsa (Australia). Trong nước hiện chưa có công nghệ tuyển để đưa hàm lượng cacbon lên > 95%. Việc khai thác graphit cần tính đến công nghệ tận thu các khoáng sản có ích đi kèm để tăng thêm giá trị kinh tế. + Quặng Barit: Barit được khai thác từ năm 1939 ÷ 1942 ở khu núi chùa Hà Bắc với 3.000 ÷ 4.000 tấn, năm 1965 ÷ 1978 xí nghiệp barium thuộc sở Công nghiệp Bắc Giang khai thác barit được 9588 tấn, trung bình 685 tấn/năm. Từ năm 1939 đến năm 1982, sản lượng nâng lên trung bình 2000 tấn/năm. Năm 1983 chuyển sang khai thác ở khu Làng Cao với sản lượng 2000 tấn/năm. Mỏ Sơn Thành khai thác từ năm 1980 - 1981 với sản lượng 2.400 ÷ 2.600 tấn/năm, tổng cộng đến năm 1996 đã khai thác 14.500 tấn. Ngoài ra, từ năm 1989 đã tiến hành khai thác barit tại các mỏ Đại Từ (Bắc Thái), Tân Trào (Tuyên Quang), sản lượng trung bình vài nghìn tấn/năm. Tính tổng cộng từ thời Pháp thuộc đến nay đã khai thác khoảng 200.000 ngàn tấn quặng barit, trong đó lượng khai thác năm 1954 được khoảng 100.000 ngàn tấn. + Quặng Pyrit: Hiện tại giá lưu huỳnh nguyên tố ngày càng giảm, vì vậy từ nay đến 2010, không có kế hoạch đầu tư khai thác, chế biến quặng pyrit. Các nhà máy hoá chất - supe phốt phát Lâm Thao, Long Thành, Thủ Đức đã và sẽ không sử dụng pyrit để sản xuất axit sunfuric. Mỏ pyrit Giáp Lai đã đóng cửa. Khi tổ hợp Đồng Sin Quyền Lào Cai đi vào sản xuất thì sản lượng axit sunfuric của tổ hợp theo sẽ đạt trên 40 ngàn tấn/năm. Sản lượng tinh quặng lưu huỳnh có S > 38% đạt khoảng 18 ngàn tấn/năm sẽ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. + Quặng Bentonit: Bentonit được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp của nền kinh tế quốc dân. Tuy vây, hiện tại sản lượng khai thác - chế biến còn rất thấp. Theo niên giám thống kê 1998, sản lượng các năm chỉ đạt dưới 5.000 tấn. Trong tương lai, việc sử dụng bentonit sẽ được mở rộng do nhu cầu làm dung dịch khoan dầu khí, chất tẩy lọc trong công nghiệp và công nghệ lọc dầu. Hiện tại, các lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm (như làm bia, nước chấm,…) còn phải nhập ngoại bentonit chất lượng cao. Công nghệ chế biến bentonit của Việt Nam chưa đạt được sản phẩm cao cấp đáp ứng mọi yêu cầu của nền kinh tế quốc dân. + Khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Ngành công nghiệpVLXD gồm hai mảng: khai thác và chế biến trực tiếp tạo ra VLXD như đá xây dựng, cát vàng, 16
  19. cát đen xây dựng, sỏi cuội xây dựng; khai thác, chế biến và nung luyện tạo ra sản phẩm VLXD như đá làm xi măng, đá làm kính xây dựng. Trước thời kỳ đổi mới, khai thác và chế biến TNKS làm VLXD đều có trang bị kỹ thuật kém, chủ yếu làm thủ công, tỷ trọng thiết bị máy móc trong các mỏ vật liệu chỉ đạt < 50% và phần lớn là không đồng bộ. Từ năm 1986 việc khai thác và chế biến tài nguyên làm VLXD bắt đầu phát triển mạnh: từ chỗ khai thác TNKS làm VLXD thông dụng như xi măng, gạch, ngói, đá, cát sỏi, vôi xây dựng,… đến nay chúng ta đã sản xuất được cả các chủng loại VLXD cao cấp như gạch ceramic, gạch granit nhân tạo, sứ vệ sinh, kính xây dụng, đá ốp lát,… Một số loại nguyên liệu và sản phẩm VLXD đã được xuất khẩu ra nước ngoài như cát trắng, cát vàng, đá ốp lát, gạch ngói nung, kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ceramic và một số loại vật liệu trang trí hoàn thiện khác. - Đá vôi làm xi măng: Xi măng là chủng loại VLXD quan trọng nhất của ngành xây dựng, do vậy việc khai thác và chế biến đá làm xi măng được quan tâm số một của lĩnh vực xi măng. - Đá vôi làm xi măng đòi hỏi hàm lượng: CaCO3 ≥ 96%; MgCO3 ≤ 1,5%. Hiện nay, cả nước có 63 mỏ đá vôi với khả năng khai thác 16 ÷ 17 triệu 3 m /năm để đảm bảo cho năng lực sản xuất 15,73 triệu tấn xi măng/năm. Trong đó có 9 mỏ đá lớn với năng lực khai thác và chế biến 14 triệu m3/năm, phục vụ cho 9 nhà máy xi măng lò quay (năng lực sản xuất 12,73 triệu tấn/năm) và 55 mỏ nhỏ năng lực khai thác 3 triệu m3 đá/năm, phục vụ cho 55 nhà máy xi măng lò đứng của địa phương là chủ yếu (năng lực sản xuất 30 triệu tấn/năm). - Đá xây dựng và làm đường giao thông: Cho tới thời điểm 1997 cả nước có khoảng 100 cơ sở khai thác, chế biến đá làm đường do cấp Trung ương và tỉnh quản lý, nhưng chỉ có 28 xí nghiệp được đầu tư thiết bị hiện đại, trong đó có 5 xí nghiệp liên doanh với nước ngoài và chiếm 1/3 sản lượng (52 triệu tấn), số lượng còn lại do 70 xí nghiệp với thiết bị đã cũ của Liên Xô (cũ), Ba Lan và khoảng 200 cơ sở khai thác của tư nhân (hoặc địa phương cấp huyện quản lý) sử dụng máy nghiền loại nhỏ đảm nhận. - Cát sỏi xây dựng: Trong tự nhiên cát và sỏi thường tồn tại xem lẫn nhau. Những mỏ có nhiều sỏi, lắng đọng thành lớp ở dưới tầng cát, thì có thể khai thác cát riêng, khai thác sỏi riêng. Hiện nay, khai thác cát tự nhiên là chính vì có trữ lượng rất lớn. Còn sỏi thì đã có đá thay thế, nên khai thác sỏi riêng chỉ khi có đủ điều kiện, còn lại chỉ là sàng lọc tận dụng các loại sỏi ở trong cát. Khai thác sỏi ở miền Bắc đã được tiến hành ở Sông Lô bằng tàu cuốc sỏi, mỗi năm vài chục ngàn khối, còn lại chủ yếu là lượng sỏi do tư nhân xúc chọn ở các lòng suối cạn. Cả nước ước tính một vài triệu m3/năm. 17
  20. Cát xây dựng, đặc biệt là cát đen, phân bố tương đối rộng dọc các triền sông suối. Năm 2001 cả nước đã khai thác 24,8 triệu m3 cát vàng cho xây dựng (chưa kể lượng cát cho ngành giao thông làm đường). Cát đen làm vữa xây và để san lấp có số lượng lớn gấp 2 ÷ 4 lần số lượng cát vàng. - Cát trắng (cát thủy tinh): Cát trắng ở Việt Nam dùng để sản xuất thủy tinh có trữ lượng lớn, song loại có thành phần hóa học tốt nhất (không phải điều chỉnh lại thành phần hóa học) có thể sản xuất được thủy tinh cao cấp là mỏ cát trắng Vân Hải ở Miền Bắc và mỏ cát trắng ở Cam Ranh, Miền Trung. - Đất sét phục vụ sản xuất xi măng: Đất sét là nguyên liệu cho sản xuất xi măng chiếm khoảng 24% tổng số các nguyên liệu. Hiện nay có 64 mỏ sét được khai thác phục vụ sản xuất xi măng. Các mỏ này có năng lực khai thác trên 7,65 triệu tấn/năm. Trong đó có 9 mỏ sét lớn phục vụ các nhà máy xi măng lò quay với tổng năng lực khai thác trên 5,76 triệu tấn/năm và 55 mỏ sét nhỏ phục vụ các nhà máy xi măng lò đứng có tổng năng lực khai thác trên 1,35 triệu tấn/năm. Theo nhu cầu sản xuất xi măng, các mỏ sét năm 2002 đã cung cấp đủ với khối lượng đạt 9,313 triệu tấn sét. - Đất sét làm gạch ngói nung: Gạch ngói nung là loại VLXD thông dụng từ lâu đời và nhu cầu cho xây dựng các công trình công cộng và cho nhân dân ngày càng phát triển, chỉ tính năm 2001 cả nước sản xuất được 8,471 tỷ viên gạch và 467 triệu viên ngói và đã phải khai thác tổng cộng là 17,123 triệu m3 đất gạch ngói. - Cao lanh: Ở Việt Nam có tới 203 mỏ cao lanh lớn, nhỏ nhưng theo thống kê hiện mới có 17 mỏ được cấp giấy phép hoạt động. Sản phẩm cao lanh dùng làm sứ vệ sinh, gạch men sứ, sứ cách điện cung cấp cho ngành y tế và các ngành khác. - Sét chịu lửa: Chủ yếu được khai thác tại mỏ sét trắng Tuyên Quang và mỏ sét trắng Trúc Thôn. Mỏ sét trắng Tuyên Quang được khai thác từ năm 1931 và liên tục cho đến nay. Tính đến năm 1996 mỏ đã bóc được 203.353 m3 đất phủ và lấy được 385.897 tấn sét. Sản lượng sét hàng năm khai thác dao động từ 1217 tấn (1969) đến 18.379 tấn (1988) đến 20.000 tấn (2000). Hệ số bóc đất dao động từ 0 ÷ 1,8 m3/tấn sản phẩm, trung bình 0,61 m3/tấn. Hiện tại, đã khai thác hết sét ở các khu Tân Phủ, Gốc Si, Đầm Chàng, Ao Ấn, Núi Đá, Đường Hiên. Đầm Sen, Hưng Kiều, Bắc Đầm Thắm. Trong những năm tới sẽ khai thác ở Bắc Đầm Sen, và Nghiêm Sơn. Trữ lượng sét còn lại khoảng 730.000 tấn chất lượng có thể xấu hơn. Mỏ sét trắng Trúc Thôn được khai thác từ những năm 1965 đến nay để cung cấp sét cho nhà máy gạch chịu lửa Cầu Đuống và khu gang thép Thái Nguyên. Sản lượng của mỏ lên xuống thất thường: 1965 ÷ 1966 là 3.500 tấn/năm, năm 1973 chỉ đạt hơn 1.000 tấn, đến năm 1975 tăng lên 10.750 tấn sau đó giảm dần đạt trung bình 3.200 ÷ 5.600 tấn/năm. Những năm sau này sản 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1