![](images/graphics/blank.gif)
Báo cáo tốt nghiệp: Chuyển biến đời sống văn hóa tinh thần của người Chơ Ro ở Đồng Nai (1986 – 2016)
lượt xem 11
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục tiêu nghiên cứu về sự chuyển biến văn hóa tinh thần của người Chơ Ro ở Đồng Nai; Chuyển biến về tín ngưỡng, tôn giáo của người Chơ Ro ở Đồng Nai (1986 – 2016); Chuyển biến về ngôn ngữ và các loại hình văn học nghệ thuật của người Chơ Ro ở Đồng Nai (1986 – 2016).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Chuyển biến đời sống văn hóa tinh thần của người Chơ Ro ở Đồng Nai (1986 – 2016)
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƢ PHẠM *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI CHƠ RO Ở ĐỒNG NAI (1986 – 2016) Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mỹ Duyên Lớp : D17LS1 Khoá : 2017 – 2021 Ngành : Sƣ phạm lịch sử Giảng viên hƣớng dẫn : Nguyễn Văn Tiến Bình Dƣơng, tháng 11/2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài báo cáo này là công trình nghiên cứu của bản thân, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Tiến. Các nội dung trong báo cáo là trung thực, khách quan dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá từ thực tiễn. Những tài liệu tham khảo đảm bảo đã được công bố, chính thống và được bản thân trích dẫn đúng theo quy cách của hướng dẫn trình bày báo cáo tốt nghiệp theo quy định của nhà trường. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Văn Tiến người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Sư phạm, đặc biệt là các thầy cô bộ môn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Đồng thời em cũng cảm ơn thầy cô làm việc tại Thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một và thầy cô làm việc tại Thư viện tỉnh Bình Dương đã hướng dẫn em tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè…đã luôn động viên và hỗ trợ tôi trong việc thực hiện báo cáo này Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được nhận những ý kiến đóng góp bổ sung của quý thầy cô Bình Dương, ngày 17 tháng 11 năm 2020 Nguyễn Thị Mỹ Duyên
- MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ......................................................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 Đối tượng: chuyển biến đời sống văn hóa tinh thần của người Chơ Ro ......................... 3 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................3 Không gian: ở Đồng Nai .................................................................................................3 Thời gian: từ năm 1986 đến 2016 ...................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................4 7. Bố cục ....................................................................................................................... 4 B. NỘI DUNG ................................................................................................................6 Chƣơng 1: Khái quát về dân tộc Chơ Ro ....................................................................6 1.1. Dân số và phân bố dân cư ..................................................................................6 1.2. Tộc danh và lịch sử tộc người ............................................................................7 1.2.1. Tộc danh ......................................................................................................7 1.2.2. Lịch sử tộc người ........................................................................................ 7 1.3. Kinh tế truyền thống ........................................ Error! Bookmark not defined. 1.4. Hình thái xã hội ................................................ Error! Bookmark not defined. 1.5. Tổ chức gia đình .............................................. Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: Chuyển biến về tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời Chơ Ro ở Đồng Nai .11 2.1. Vũ trụ quan tôn giáo ............................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Tự nhiên quan ................................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.2.Nhân sinh quan ............................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Tôn giáo .........................................................................................................12 2.2. Các nghi lễ nông nghiệp ...................................................................................... 12 2.2.1. Lễ hội cúng thần lúa ...................................................................................... 12 2.2.2. Lễ hội cúng thần rừng ...................................................................................13 Chƣơng 3: Chuyển biến về văn học nghệ thuật của ngƣời Chơ Ro ở Đồng Nai ..17 3.1. Ngôn ngữ .............................................................................................................17
- 3.2. Loại hình chuyện kể ............................................................................................ 17 3.3. Nghệ thuật dân ca, múa, nhạc khí cụ ...................................................................18 3.3.1 Loại hình dân ca ............................................................................................. 19 3.3.2.Nghệ thuật múa .............................................................................................. 19 3.3.3.Loại hình nhạc khí cụ ..................................................................................... 20 3.5. Nghệ thuật tạo hình, trang trí ...............................................................................20 3.5.1. Trên kiên trúc nhà ở ...................................................................................... 20 3.5.2 Trên thổ cẩm, vật dụng ...................................................................................20 KẾT LUẬN ..................................................................................................................22 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 30
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trên con đường hội nhập, đời sống người dân đang được thay đổi từng ngày, nhưng có những điều không thể nào thay đổi được, đó chính là những giá trị văn hóa quý giá của dân tộc. Do đó sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới phải hướng vào việc củng cố và tăng cường sự thống nhất, nhân lên sức mạnh tinh thần chung của toàn dân tộc. Đồng thời phải khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hóa của các dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao và nhu cầu phát triển từng dân tộc. Cùng với nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, trang phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... được phát triển lâu dài của lịch sử. Trong các giá trị văn hóa của các dân tộc thì không thể không nhắc đến văn hóa của người Chơ Ro. Ở Đồng Nai, người Chơ Ro là một trong những dân tộc thiểu số bản địa có dân số đông. Những nghiên cứu về những biến đổi về văn hóa của người Chơ Ro trong giai đoạn hiện nay là cần thiết để tìm ra giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc do Đảng và Nhà nước đề ra. Những giá trị nào cần gìn giữ và phát huy, những hủ tục nào cần loại bỏ. Trong bài viết này tôi tập trung nghiên cứu tìm hiểu về những biến đổi văn hóa tinh thần của người Chơ Ro từ năm 1986 đến năm 2016 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 1. Quyển sách “Đặc trưng văn hóa truyền thống 54 dân tộc Việt Nam” của GS.TS Hoàng Nam, NXB Khoa học Xã hội, 2013 đã giới thiệu một cách tóm tắt những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, từ tên gọi, nơi cư trú đến kinh tế, văn hóa vật thể, phi vật thể và văn hóa xã hội 2. Quyển sách “Việt Nam sắc màu văn hóa 54 dân tộc anh em” của Trần Quang Phúc (biên soạn), NXB Đồng Nai, 2013 nhằm cung cấp cái nhìn tổng quát những giá trị văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam. Đây là tập sách được biên 1
- soạn trên cơ sở tập hợp, chọn lọc từ các nguồn tư liệu khác nhau đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3. Công trình sách “Các tộc người ở Việt Nam” của Bùi Xuân Dính, NXB Thời đại, 2012. Đây là công trình Dân tộc học đầu tiên dựng lên bức tranh toàn cảnh về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, công trình nghiên cứu này phản ánh một cách toàn diện về các tộc người ở nước ta. Công trình đã bước đầu chỉ ra mối quan hệ tộc người trong lịch sử, được đặt trong bối cảnh của khu vực lịch sử Dân tộc học ở vùng Đông Nam Á. Những cư liệu về nguồn gốc, di cư, dấu tích lịch sử trong văn hóa cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản. Nghiên cứu đã góp phần xác định một số đặc trưng cơ bản về văn hóa các tộc người. Những miêu thuật Dân tộc học của công trình về văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần của mỗi tộc người đã góp phần phản ánh và lưu giữ những yếu tố cơ bản của tộc người đó. Trong công trình nghiên cứu này, tập trung về phần văn hóa, vì vậy nghiên cứu đã xây dựng cơ sở quan trọng để so sánh về văn hóa ở mỗi tộc người và giữa các tộc người. Công trình này đã phản ánh sự biến đổi và phát triển của các tộc người trong thời kỳ đương đại. Ở mỗi tộc người trong công trình ngoài việc trình bày các vấn đề trong xã hội, các tác giả còn nêu lên sự biến đổi đang diễn ra, dưới tác động củ điều kiện mới và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Cuốn sách này là đóng góp chung của nhiều tác giả, đi vào các vấn đề cơ bản về các dân tộc ở tỉnh phía Nam. Thể hiện những vấn đề cơ bản của dân tộc học, cuốn sách này trình bày những điều kiện về tự nhiên, cư dân, ngôn ngữ, lịch sử tộc người và thành phần dân tộc , kinh tế, xã hội, văn hóa, trình bày về từng dân tộc, quá trình các dân tộc tham gia chống chủ nghĩa xã hội nhằm phục vụ những yêu cầu thực tiễn của đất nước, nhất là các vùng dân tộc thiểu số. Cuốn sách này chỉ tập trung nói về các dân tộc ít người vốn sinh sống lâu đời tại những tỉnh phía Nam, được quan niệm là những cộng đồng người bản địa ở khu vực này. 4. Quyển sách “Văn hóa người Chơ Ro” của Huỳnh Văn Tới – Lâm Nhân – Phan Đình Dũng, NXB Văn hóa Thông tin, 2013. Quyển sách này nghiên cứu về văn hóa – văn nghệ dân gian của dân tộc Chơ Ro, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa – văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc 5. Quyển sách “Tìm hiểu một số phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo các dân tộc vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long” của Thạc Sĩ Đặng Văn Hường, NXB Quân đội Nhân dân, 2013 cung cấp cho người đọc hiểu sâu 2
- hơn về một vùng đất giàu đẹp – một địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước; đặc biệt là phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có nói đến dân tộc Chơ Ro về dân số, địa bàn cư trú và chuyển biến về kinh tế văn hóa 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu về sự chuyển biến văn hóa tinh thần của người Chơ Ro ở Đồng Nai - Chuyển biến về tín ngưỡng, tôn giáo của người Chơ Ro ở Đồng Nai (1986 – 2016) - Chuyển biến về ngôn ngữ và các loại hình văn học nghệ thuật của người Chơ Ro ở Đồng Nai (1986 – 2016) Qua đó thấy được văn hóa truyền thống của người Chơ Ro mang bản sắc riêng từ lâu đời. Cho đến ngày nay trong quá trình giao lưu và hội nhập đã có những biến đổi 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: chuyển biến đời sống văn hóa tinh thần của người Chơ Ro - Phạm vi nghiên cứu + Không gian: ở Đồng Nai + Thời gian: sự chuyển biến văn hóa trong giai đoạn từ năm 1986 đến 2016 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong bài viết này tôi sử dụng những phương pháp chính sau đây: Phương pháp định lượng gồm 30 phiếu khảo sát cho 30 hộ gia đình. Có ý nghĩa thống kê cho chính quyền, địa phương biết về dân số, bao nhiêu người già người trẻ Phương pháp nghiên cứu định tính: điền dã, phỏng vấn sâu, quan sát tham dự. Cuộc phỏng vấn sâu với 10 người 3
- 6. Đóng góp của đề tài Để hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chơ Ro, Nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Chơ Ro đang dần dần biến mất, không còn mang tính đặc trưng của tộc người. Nghiên cứu về những biến đổi về văn hóa của người Chơ Ro ở Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay là việc làm cấp thiết, để tìm ra giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. 7. Bố cục Chương 1: Khái quát về dân tộc Chơ Ro 1.1. Dân số và phân bố dân cư 1.2. Tộc danh và lịch sử tộc người 1.3. Đời sống kinh tế 1.4. Đời sống văn hóa 1.5. Đời sống xã hội Chương 2: Chuyển biến về tín ngưỡng, tôn giáo của người Chơ Ro ở Đồng Nai (1986 – 2016) 2.1. Tín ngưỡng 2.2. Tôn giáo 2.3. Nghi lễ, lễ hội 2.3.1. Lễ hội cúng thần lúa 2.3.1. Lễ hội cúng thần rừng 2.4. Phong tục tập quán 2.4.1. Trang phục 2.4.2. Hôn nhân 2.4.3. Tang ma 4
- Chương 3: Chuyển biến về ngôn ngữ và các loại hình văn học nghệ thuật của người Chơ Ro ở Đồng Nai (1986 – 2016) 3.1. Ngôn ngữ, chữ viết 3.2. Loại hình kể chuyện 3.3. Nghệ thuật, dân ca, múa, nhạc khí cụ 3.3.1. Loại hình dân ca 3.3.2. Nghệ thuật múa 3.3.3. Loại hình nhạc khí cụ 3.4. Nghệ thuật tạo hình, trang trí 3.4.1. Trên kiến trúc nhà ở 3.4.2. Trên thổ cẩm, vật dụng 5
- B. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC CHƠ RO 1.1. Dân số và phân bố dân cƣ Theo số liệu thống kê năm 2019 đồng bào Chơ Ro có trên 47 nghìn người; cư trú ở vùng Tây Nam và Đông Nam tỉnh Đồng Nai 15.145 người; một bộ phận cư trú ở Bà Rịa – Vũng Tàu 8.793 người; Bình Thuận 23.716 người, chiếm 50% dân số Chơ Ro. Theo số liệu thống kê này, ba tỉnh có người Chơ Ro sinh sống nhiều nhất là Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận Ở Đồng Nai, người Chơ Ro cư trú có tính chất cộng đồng chủ yếu ở các huyện, thị: Long Khánh (xã Xuân Vinh, xã Xuân Bình, xã Bàu Trâm, xã Hàng Gòn); huyện Xuân Lộc (xã Xuân Trường, xã Xuân Phú, xã Xuân Thọ), huyện Định Quán (xã Túc Trưng), huyện Vĩnh Cửu (xã Phú Lý), huyện Long Thành (xã Phước Bình), huyện Thống Nhất (xã Bình Lộc, xã Xuân Thiện). Riêng ở thành phố Biên Hòa, hiện nay có một số ít người Chơ Ro đến sinh sống, chủ yếu là thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học hoặc làm công nhân tại các khu công nghiệp Trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu, người Chơ Ro sinh sống ở 7/8 đơn vị hành chánh cấp huyện, thị, thành phố. Trong đó có người Chơ Ro cư trú đông đảo nhất ở huyện Châu Đức (4.764 người); kế đến là huyện Xuyên Mộc (2.131 người), huyện Tân Thành (1.433 người), huyện Đất Đỏ (853 người), thị xã Bà Rịa (596 người), huyện Long Điền (82 người) và thành phố Vũng Tàu (09 người) Người Chơ Ro là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở miền núi Nam Đông Dương, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me thuộc chi miền núi phía Nam. Trước khi có mặt trên những địa bàn cư trú hiện nay, người Chơ Ro phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, nằm về phía Đông Nam của tỉnh Đồng Nai. Dựa trên một số kết quả nghiên cứu khảo cổ học ở Đông Nam bộ đồng thời liên kết với những dấu vết nhân chủng và ngôn ngữ, tộc người Chơ Ro (cùng với một số tộc người Mạ, Xtiêng...) là hậu duệ của cư dân cổ Môn Khơ me và là dân bản địa sinh sống lâu đời ở Đông Nam bộ ngày nay. Cuộc sống của các cư dân này đã có ít nhiều liên kết chặt chẽ, nhằm quản lý khu vực sinh sống rộng lớn của mình. 6
- Tại Đồng Nai, địa bàn sinh sống của người Chơ Ro chủ yếu ở 5 huyện, thị: Long Khánh (chủ yếu ở các xã Xuân Vinh, Xuân Bình), Xuân Lộc (xã Xuân Trường, xã Xuân Phú, xã Xuân Thọ), Định Quán (xã Túc Trưng), Vĩnh Cửu (xã Phú Lý), Long Thành (xã Phước Thái). Người Chơ Ro ở Đồng Nai có 15.145 người, xếp thứ ba sau người Kinh và người Hoa. 1.2. Tộc danh và lịch sử tộc ngƣời 1.2.1. Tộc danh Việt Nam có 54 dân tộc. Các tiêu chí xác định thành phần dân tộc dựa trên: cộng đồng về mặt ngôn ngữ, đặc điểm chung về sinh hoạt – văn hóa, ý thức tự giác tộc người. Người Chơ Ro được định danh là một tộc người riêng biệt trong 54 cộng đồng dân tộc của Việt Nam. Xếp theo số lượng dân cư, người Chơ Ro được xếp thứ 32/54 dân tộc Về đặc điểm ngôn ngữ, người Chơ Ro thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm Môn – Khmer. Nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer có 21 dân tộc là: Ba – na, Brâu, Bru – Vân kiều, Chơ ro, Co, Cơ – ho, Cơ – tu, Gié – triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M’Nông, Ơ – đu, Rơ – măm, Tà – ôi, Xinh – mun, Xơ – đăng, Xtiêng. Trong nhóm ngôn ngữ này được chia thành 5 tiểu nhóm gồm: Khmer, Khơ mú, Cơ tu, Ba na, Mnông, người Chơ ro được xếp trong tiểu nhóm Mnông cùng với các thành phần dân tộc Mnông, Cơ – ho, Xtiêng, Mạ. Tên tự gọi của dân tộc là Chrau – Jro, trong đó Chrau có nghĩa là Người hay Nhóm người, Tập đoàn người, còn Jro là một danh từ riêng chỉ cộng đồng của họ. Theo đó, họ còn được gọi bằng các danh từ có âm gần như vậy: Chơ ro, Chrau, Jơ ro, Dơ ro… hay bằng một danh từ phiếm chỉ: người Thượng. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, đồng bào còn bị gọi la người Mọi. Trong các tài liệu, sách báo từ sau năm 1975, tộc danh Chơ ro được sử dụng chính thức. 1.2.2. Lịch sử tộc ngƣời Người Chơ ro là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở miền núi Nam Đông Dương, nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer thuộc chỉ miền núi phía Nam. Tiếng nói của họ gần với tiếng nói của người Mạ, Cơ ho, Xtiêng, Co, song lượng từ Khơ me trong tiếng Chơ Ro tương đối nhiều. Trước khi có mặt trên các địa bàn cư trú hiện nay, người Chơ Ro phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, nằm về phía Đông Nam của tỉnh Đồng Nai và một phần ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 7
- Tộc người Chơ Ro (cùng với một số tộc người Mạ, Xtiêng là hậu duệ của cư dân cổ Môn – Khmer và là dân bản địa sinh sống lâu đời ở Đông Nam Bộ ngày nay. Cuộc sống của các cư dân này đã có ít nhiều liên kết chặt chẽ, nhằm quản lý khu vực sinh sống rộng lớn của mình Các thế hệ người Chơ Ro xưa kia đã trải qua nhiều biến động lớn, khu vực cư trú thường là nơi tranh chấp triền miên của các tộc người láng giềng. Vì vậy, người Chơ Ro buộc phải di cư liên tục, cuộc sống không ổn định. Qua thời gian sống ở rừng núi, với môi trường ẩm ướt quanh năm, các phương tiện y tế thiếu thốn, phương pháp chữa bênh lạc hậu… đã làm dân số của người Chơ ro giảm đi đáng kể. Đặc biệt, từ khi thực dân Pháp xâm lược, lập các đồn điền cao su, người Chơ ro phải di chuyển địa bàn cư trú vào những vùng núi sâu, cách biệt môi trường giao lưu văn hóa với các tộc người khác. Đời sống kinh tế lệ thuộc nhiều vào các nguồn lợi tự nhiên. Điều kiện lao động vất vả, cộng với dịch bệnh và thú dữ, sự tồn tại của cộng đồng luôn bị đe dọa Trong thời gian từ năm 1954 đến 1975, người Chơ ro ở một số khu vực như Định Quán, Xuân Lộc, Long Khánh… bị dồn vào ấp chiến lược, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền Sài Gòn. Thanh niên Chơ ro là nguồn lao động chính tron gia đình bị bắt lính, tải đạn, tải lương thực; địa bàn cư trú ngày càng bị thu hẹp khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn, dân số suy giảm nhiều trong giai đoạn này. Một số làng của người Chơ ro không bị dồn dập dân lập ấp chiến lược thì theo phong trào kháng chiến của cách mạng, rút vào rừng sâu Từ sau năm 1975, người Chơ ro được quan tâm trong chính sách ổn định, phát triển của chính quyền cách mạng, Đặc biệt những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, một số làng cư trú của người Chơ ro được lập mới để thực hiện chính sách định canh, định cư So với phân bố truyền thống ở các làng của vùng núi rừng núi trước đây, nhiều địa bàn cư trú của người Chơ ro đã có những thay đổi. Các làng Chơ ro đã dịch chuyển khá nhiều với địa bàn cư trú gốc trải qua nhiều biến động xã hội. Hiện nay, địa bàn cư trú của người Chơ ro không còn biệt lập mà xen cư với nhiều dân tộc khác, chủ yếu là người Việt Dù trải qua những thăng trầm của lịch sử, người Chơ ro vẫn giữ vững được sức sống tộc người, không ngừng sáng tạo các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần làm đa dạng sự phong phú sắc thái tộc người trên vùng miền Đông Nam Bộ, của Việt Nam 8
- 1.3. Đời sống kinh tế Kinh tế truyền thống của người Chơ ro ở Đồng Nai là kinh tế nương rẫy. Nguồn sống của người dân chủ yếu dựa vào kết quả mùa màng. Xưa kia, người dân khai thác vùng đồi núi nơi cư trú của mình để trồng trotjtheo lối du canh du cư, nên cuộc sống nghèo nàn và không ổn định. Sau này người dân đã biết biến rẫy thành đất định canh và phát triển nương rẫy thành ruộng nước, vì vậy, cuộc sống có phần khá hơn Cùng với nông nghiệp ruộng nước, nương rẫy, việc làm vườn, chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm… là những ngành kinh tế phụ bổ trợ cho kinh tế nương rẫy. Hai nghề thủ công chính của người Chơ ro là đan lát và dệt vải. Tuy nhiên chỉ có nghề đan lát bằng tre mây nứa là phổ biến. Nghề dệt vải bị mai một dần và hiện nay mất hẳn 1.4. Đời sống văn hóa Vốn văn nghệ dân tộc của người Chơ Ro phong phú. Nhạc cụ có bộ chiêng 7 chiếc, đây đó còn thấy đàn ống tre, có ống tiêu và một số người còn nhớ lối hát đối đáp trong lễ hội. Trên địa bàn Đồng Nai hiện nay, người Chơ Ro sống gần gũi với người Việt nên trong ngôn ngữ của mình, lượng từ tiếng Việt tham gia ngày càng nhiều hơn, đến nay đại đa số dân cư Chơ Ro đều biết chữ quốc ngữ. Xu hướng xích lại gần với người Việt được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống hàng ngày, các hoạt động sản xuất, các quan hệ xã hội, những biểu hiện văn hóa vật chất như nhà cửa, y phục, đồ gia dụng,... 1.5. Đời sống xã hội Tổ chức xã hội truyền thống của người Chơ ro theo đơn vị xã hội truyền thống là buôn làng mà người Chơ ro gọi là palay, blay, bon Người Chơ ro sống thành từng làng. Mỗi làng (sóc, plây, đunlay) có vài dãy nhà sàn dài, mỗi nhà dài là một gia đình lớn, chia làm nhiều gia đình nhỏ. Các bon, plây thường được xây dựng ở gần nguồn nước. Giữa các bon, plây có đường mòn đi lại giao lưu với nhau, có ranh giới khá rõ ràng và được truyền cho thế hệ sau nhận biết 9
- Palay (buôn, làng), là tập hợp một số gia đình cùng dòng tộc. Sau này mỗi palay có thể gồm nhiều dong tộc đan xen với nhau. Mỗi palay có một già làng uy tín trong palay được nhân dân kính trọng, tin tưởng. Mỗi nhà dài có một tộc trưởng gọi là Ông đầu Nhang (voh Yang va), đó là già làng có uy tín, có kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu. Xã hội chưa phân hóa giàu nghèo, không có nô lệ trong nhà, dân làng sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Người con trai từ lúc nhỏ đã được cha rèn luyện tính dũng cảm. Con gái được mẹ dạy nấu ăn, hái lượm, cách dệt thổ cẩm, dạy hát dân ca, múa truyền thống. Con trai con gái lớn lên tự do tìm hiểu lẫn nhau qua các buổi làm rẫy, các lễ hội... nảy sinh tình yêu và tiến đến hôn nhân. Trong hôn nhân, tuy nhà trai hỏi vợ cho con, nhưng lễ cưới tổ chức tại nhà gái, chàng trai phải ở rể vài năm rồi vợ chồng làm nhà ở riêng. Khi chôn người chết theo truyền thống Chơ Ro, người Chơ Ro dùng quan tài độc mộc, đắp nắm mồ hình bán cầu. Sau 3 ngày kể từ hôm mai táng, gia đình có tang làm lễ "mở cửa mả". Người Chơ Ro vốn ở nhà sàn, lên xuống ở đầu hồi. Từ mấy chục năm nay, người Chơ Ro đã hoàn toàn quen ở nhà trệt. 10
- CHƢƠNG 2: CHUYỂN BIẾN VỀ TÍN NGƢỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƢỜI CHƠ RO Ở ĐỒNG NAI 2.1. Tín ngƣỡng Tín ngưỡng nguyên thủy của dân tộc Châu Ro là thờ đa thần với quan niệm mọi vật đều có linh hồn. Vì vậy, họ thần rất nhiều thần, các hiện tượng thiên nhiên thường xảy ra mà chính cộng đồng, bản thân họ không lý giải được. Đây cũng chính là quan niệm, tín ngưỡng chung của các cộng đồng cư dân bản địa ở Đồng Nai. Người Chơ Ro tin vào một thế giới siêu hình tồn tại song song với thế giới thực tại mà họ đang sống. Thế giới siêu hình đó là nơi tồn tại, ngự trị của các thần linh ( đại diện cho cái thiện ) và có cả ma quỷ ( đại diện cho cái ác), có khả năng chi phối đến đời sống con người. Hệ thống thần linh người Chơ Ro thờ rất đa dạng. Nhưng có một vị thần mà họ xem là tối thượng trên tất cả các thần linh khác là Yang N'du (Thần N'du). Vị thần vô hình này có tài năng siêu phàm đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các thần linh. Vì vậy, bất kỳ lễ cúng nào, để tôn trọng và biết ơn, người Chơ Ro đọc lời khấn Thần N'du trước và mời về dự chứng giám. Cư dân Châu Ro tin rằng chính Thần N'du đã tạo nên cả thế giới rộng lớn. Tổ tiên người Châu Ro do Thần N'du dựng nên, giúp đỡ và duy trì nòi giống cho đến ngày nay. Nhờ Thần N'du mà tổ tiên người Chơ Ro biết làm rẫy, săn thú, dệt vải, đặt ra các lề thói mà họ truyền giữ từ bao thế hệ đi qua đến nay. Dưới Thần N'du là hàng loạt các vị thần khác như: Thần Lúa (Yang Kôi), thần Rừng (Yang Bri), thần Nước (Yang Dah), thần Núi (Yang Bơnơm), thần Nhà (Yang Hiu), thần Đá (Yang Luh)... Một số sử liệu khác cho thấy người Chơ Ro còn thờ thần Lửa nhưng qua khảo sát tại Đồng Nai, cư dân Chơ Ro ở đây không thờ từ xưa đến giờ. Họ quan niệm, lửa để dùng, không là đối tượng được thờ. Bao trùm lên hệ thống thần linh được thờ trong tín ngưỡng người Mạ là các vị thần có liên quan đến nông nghiệp. Các vị thần này được tổ chức lễ cúng mỗi khi người Chơ Ro tiến hành công việc khai nương, phát rẫy, trồng trọt hay sau vụ mùa thu hoạch trong chu kỳ sản xuất. 11
- 2.2. Tôn giáo Ngày nay, nhiều người dân Chơ Ro đã theo các tôn giáo khác như: Thiên chúa giáo, Tin lành. Hầu hết những người theo đạo này tập trung ở các huyện Định Quán, Xuân Lộc, Long Khánh, họ đã bỏ các thủ tục nghi lễ truyền thống như lễ cúng thần lúa, thần rừng… Thay vào đó, họ đi lễ nhà thờ đều đặn vào các ngày cuối tuần. Họ sử dụng “Kinh thánh Tân ước” (Sirăq cô voq de) phiên âm theo tiếng Chơ Ro được nhà xuất bản New York International Bible Society, Mỹ, xuất bản năm 1982 2.3. Các nghi lễ, lễ hội Lễ hội và các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, rất lâu đời, phổ biến và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội cổ truyền của người Chơ Ro. Từ lâu, lễ hội đã là một phần hồn của dân tộc, là một nhu cầu không thể thiếu được của người dân Chơ Ro. Mặc khác, đây là dạng sinh hoạt văn hóa ở cả hai phương diện văn hóa vật thể và phi vật thê. Với sự tha gia của cả cộng đồng Chơ Ro, lễ hội và những nghi lễ liên quan đến nông nghiệp là môi trường sản sinh, lưu truyền, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Nghiên cứu, tìm hiểu về lễ hội và các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp của người Chơ Ro là góp phần tìm hiểu mạch nguồn văn hóa dân tộc của người Chơ Ro. Điều này càng đặc biệt có nghĩa khi trong giai đoạn hiện nay, trở về cội nguồn dân tộc đang là xu thế chung, thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhiều ngành 2.3.1. Lễ hội cúng thần lúa Lễ cúng thần Lúa là lễ cúng lớn nhất trong năm của người Chơ Ro. Tên gọi lễ cúng này hiện này hiện nay có tên gọi Sa yang va hay Ôp yang va. Xét về ngôn ngữ thì tên gọi Ôp yang va là chuẩn xác hơn. Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm của người Chơ Ro. Người Chơ Ro sống bằng nghề nông truyền thống, cây lúa rẫy là lương thực chính của họ. Mục đích của lễ hội này là cảm ơn thần lúa và cầu mong thần lúa phù trợ cho mùa tới được thuận lợi, dư ăn dư để. Sau khi mùa màng thu hoạch xong, lúa được phơi kĩ cất vào kho. Họ tiến hành chặt cây phát cỏ, đốt rẫy để chuẩn bị cho mùa sau. Công việc xong xuôi thì họ bắt đầu tiến hành làm lễ. Mục đích tổ chức lễ cúng thần Lúa là tạ ơn thần linh, tổ tiên và mừng mùa vụ kết thúc, chuẩn bị cho mùa vụ mới. Trong lễ cúng thần Lúa, người Chơ Ro có lễ cúng chữa bệnh 12
- cho gia đình, dòng họ. Ý nghĩa sâu xa trong lễ cúng lúa thần lúa của người Chơ Ro có thể quy đồng trong mục đích Cầu an cho cá nhân và cộng đồng Tuy vậy, tùy thuộc vào từng địa điểm cư trú mà mỗi nhóm cộng đồng Chơ Ro có cách tổ chức lễ cúng thần Lúa có những điểm khác biệt Ngày nay, do cơ cấu sản xuất thay đổi, người Chơ Ro không còn lối du canh du cư nữa, họ cũng không còn ở nhà dài cộng đồng. Các gia đình ra ở riêng và hòa vào trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một số nơi của người Chơ ro không còn cúng thần lúa như trước, mà họ hòa nhập vào tập quán sinh hoạt chung của người Việt, bắt đầu làm quen với tết Nguyên Đán. Lễ cúng thần lúa của họ thường được tổ chức vào dịp tết Nguyên Đán của người Việt. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên chính quyền thường hỗ trợ cho cộng đồng Chơ Ro về kinh phí và kế hoạch tổ chức. Trong lễ cúng này, nhiều yếu tố truyền thống bị giản lược và bổ sung những hoạt động mang tính chất hội 2.3.2. Lễ hội cúng thần rừng Người Chơ Ro có tục cúng thần rừng vào trước mùa mưa, có nơi thì 3 năm cúng một lần, có nơi thì 7 năm cúng một lần, cũng có nơi tùy theo tình hình kinh tế của cả dòng họ, buôn làng mà họ tổ chức. Tục cúng thần rừng được tổ chức trong phạm vi cộng đồng do già làng chủ trì và quyết định, tổ chức ngoài trời, dưới khoảng đất rộng dưới bóng gốc cây cổ thụ mà đồng bào cho là linh thiêng, thường là những cây Dầu, cây Da Tục cúng thần rừng được thực hiện trong nhiều ngày, nhiều người tham dự, rất tốn kém về thời gian, công sức cũng như tiền của nên đòi hỏi sự tham gia, đóng góp của cả cộng đồng. Để tổ chức lễ được chu đáo, thông thường người Chơ Ro lập ra một ban tổ chức lễ hội do một già làng làm chủ trì, các thành viên là những người cao tuổi có kinh nghiệm, uy tín, vai vế trong làng, dòng họ. Nhiệm vụ của ban tổ chức lễ hội này vận động trong làng, trong dòng họ tiển bạc, thóc gạo, súc vật,… và chịu trách nhiệm về tổ chức nghi lễ Trước ngày cúng, thanh niên trong làng phải chuẩn bị một ngôi nhà lễ, trong nhà dựng một bàn thờ chính. Theo tục lệ cúng thần rừng phải cúng thịt sống, dê, lợn cúng phải để nguyên con bày biện lên bàn thờ để tế thần, các thức cúng khác như rượu, bánh trái cũng được bày biện xung quanh bàn thờ Những năm gần đây, do cơ cấu sản xuất thay đổi từ du canh du cư sang định canh định cư, lối canh tác truyền thống dần chuyển sang phương thức sản xuất 13
- hiện đại. Cuộc sống xen cư với các dân tộc lớn như Việt, Hoa,… phần nào làm cho văn hóa Chơ Ro bị mờ nhạt đi. Bên cạnh đó nhiều người dân Chơ Ro đã chuyển sang theo đạo thờ Chúa, mọi thủ tục nghi lễ được người dân tiến hành theo hình thức tôn gióa này, nhiều nơi không còn tập tục cúng thần lúa và thần rừng. Các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp cũng bị quên lãng, chỉ có những người lớn tuổi trong làng còn nhớ kể lại 2.4. Phong tục tập quán Trong hoàn cảnh điều kiện sống hiện nay, một số tập quán của người Chơ Ro, không còn được duy trì. Thế nhưng, nó cũng còn những ảnh hưởng khá rõ nét trong đời sống của cộng đồng cư dân Chơ Ro 2.4.1. Trang phục Trang phục cổ truyền qua một số hình ảnh chụp hồi đầu thế kỷ XX cho thấy người đàn ông Chơ Ro đóng khố, người phụ nữ mặc váy, phần bụng trở lên để trần. Để giữ thân vào mùa lạnh, người Chơ Ro thường khoác lên một tấm chăn có lỗ chui đầu. Hiện nay, chỉ có cộng đồng dệt thổ cẩm có các loại váy, áo chui đầu có tay, dây quấn đầu hay buộc ngang bụng với kiểu dáng hiện đại. Những loại trang phục này có ảnh hưởng yếu tố bên ngoài, chỉ sử dụng trong các dịp lễ hội hay trong các đợt biểu diễn văn nghệ. Một bộ phận người Chơ Ro trên địa bàn Đồng Nai không có trang phục cổ truyền, họ sử dụng thổ cẩm người Châu Mạ. Một số khác sử dụng những sản phẩm thổ cẩm được bán trên thị trường không rõ xuất xứ hay có sự pha trộn nhiều yếu tố không thuần nhất. Hiện nay đại đa số người Chơ Ro, sử dụng loại quần áo với các loại vải giống như người Việt. Đồ trang sức cổ truyền của người của người Chơ Ro, chủ yếu là dây đeo cổ được kết nối bằng những hột chuỗi nhiều màu sắc; lục lạc, vòng đồng đeo chân, đeo cổ và ngà voi đeo tai. Những loại trang sức này hiện vẫn còn lưu giữ trong cộng đồng nhưng chỉ có các sợi dây và lục lạc là còn phổ biến. 2.4.2. Hôn nhân Thanh niên Chơ Ro lớn lên được tự do tìm hiểu, bày tỏ tình cảm qua những lần gặp gỡ, tiếp xúc. Trước đây, khi chọn dâu, rễ, các bậc cha mẹ thường đánh giá vào năng lực làm việc, sức khỏe, và đức hạnh. Muốn chọn rễ, họ xem công cụ của người con trai như chà gạc, gùi, dao ... có bền, chặt bén hay không. Chọn 14
- dâu họ xem nhà bếp có ngăn nắp hay cẩu thả, dơ dáy và chú ý xem cô gái có bị cộng đồng lên tiếng dèm pha hay không Khi đôi trai gái ưng thuận nhau, chàng trai thưa chuyện với cha mẹ, nếu được chấp thuận thì nhà trai nhờ một người trong họ hàng gần, đứng tuổi làm mai đi dạm hỏi. Khi đến nhà gái, chàng trai mặc chiếc khố tua đỏ, tay đeo nhiều vòng đồng, tóc cài lược sừng trâu, búi tóc cắm hai lông chim trắng dài. Đến trước nhà gái, chàng trai cắm mũi lao xuống đất, vai vẫn vác chà gạc, lưng đeo dao. Khi họ hàng nhà gái ra đón, chàng trai trình bày mục đích nếu được thuận tình chàng trai rút dao bước vào nhà, đến khấn trước các bàn thờ Yang và dắt dao lên mái nhà để đó 7 ngày. Hai gia đình vui mừng tiệc tùng, uống rượu cần vui vẻ. Sau đó, nhà trai đi về, chàng trai ở lại nhà gái tham gia làm lụng ở đây như một thành viên trong gia đình. Tuy chàng trai ở lại nhà gái và được đồng ý nhưng họ không được ngủ chung trong nhà mà phải làm một túp lều ở một khu vườn để sống với nhau. Cô gái trang sức rất đẹp bằng cách đeo nhiều chuỗi vòng, chuỗi hạt cườm hoặc vỏ ốc đẹp, tóc có lược gài và dao cán sừng. Váy mặc được trang trí hoa văn tinh tế, có nhiều tua đỏ rất đẹp. Hầu hết, mỗi thiếu nữ Chơ Ro, chọn hay tự dệt cho mình một chiếc váy thật đẹp chính tay mình thể hiện để mặc trong những ngày trọng đại. Đám cưới tiến hành bên nhà gái. Thầy cúng trong làng được mời tới tổ chức cúng lễ cho tổ tiên, thần linh và cầu cho đôi vợ chồng trẻ. Người ta mổ trâu, làm heo đãi làng, ca hát nhảy múa, vui chơi. Thường lễ cưới diễn ra vui vẻ, kéo dài tùy theo kinh tế hai bên gia đình. Đôi vợ chồng trẻ trao vòng tay, cổ, chân cho nhau và cùng ăn gan heo thể hiện lời thề sống với nhau hạnh phúc. Chàng trai phải ở lại nhà vợ. Hình thức này phản ánh tục bắt chồng trước đây và tàn tích của chế độ mẫu hệ. Ở nhà vợ một thời gian khoảng vài năm, nếu người đàn ông muốn đưa vợ ở riêng hoặc về bên nhà mình thì nộp một số lễ vật cho gia đình vợ theo yêu cầu. Ngày nay, trai gái Chơ Ro cũng được tự do tìm hiểu, nhưng những nghi thức trong lễ cưới cổ truyền không còn được duy trì. Phần lớn, người Chơ Ro tổ chức đám cưới theo những nếp đời sống hiện tại của người Việt và một số theo nghi thức tôn giáo mà những gia đình đang theo. Nhưng một số hình thức cổ truyền vẫn duy trì như mang cồng chiêng theo trong ngày cưới, trình bày cho dòng họ, tổ tiên... Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được xác lập bền vững trong cư dân Chơ Ro 15
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Dệt – May Phương"
80 p |
526 |
369
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG ĐÀ NẴNG (CÔNG TY VIETRANS ĐÀ NẴNG) "
136 p |
628 |
259
-
Báo cáo tốt nghiệp:Các biện pháp quản lý quá trình đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp tại Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thuộc Trường Đại học Hải Phòng
62 p |
238 |
91
-
Báo cáo tốt nghiệp: Mạch PLC và cảm biến trong băng chuyền
46 p |
321 |
91
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Chế biến món ăn tại Nhà nghỉ Việt Nga năm 2015
28 p |
549 |
83
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN BẰNG PHẦN MỀM MS ACCESS”
56 p |
258 |
82
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ năm 2007
73 p |
169 |
40
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Lập – Tỉnh Phú Thọ
47 p |
136 |
23
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy sản xuất bo mạch điện tử công suất 200 m3/ngày đêm
69 p |
65 |
23
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên Xây Dựng Bảo Ngọc Anh
128 p |
64 |
23
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền mặt tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Kỹ Thuật Và Vệ Sinh Môi Trường Hồng Thái - Chi Nhánh Bình Dương
85 p |
47 |
17
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán phải trả người lao động tại công ty TNHH dịch vụ kế toán Trí Cần
137 p |
40 |
15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành
144 p |
57 |
15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Dịch vụ Xây Dựng Điện Nguyên Anh
155 p |
24 |
14
-
Báo cáo tốt nghiệp: Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015-2020)
50 p |
27 |
12
-
Báo cáo tốt nghiệp: Những chuyển biến kinh tế - xã hội xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015 – 2020)
69 p |
24 |
10
-
Báo cáo tốt nghiệp: Những chuyển biến kinh tế - xã hội xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (2015 – 2020)”
67 p |
26 |
9
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)