intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Vai trò đường Hồ Chí Minh trên biển trong kháng chiến chống Mỹ - Qua thực tiễn bến Lộc An ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

28
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu tường minh, kĩ càng và chi tiết nhất về sự ra đời cùng những hoạt động vận chuyển tiêu biểu của quân và dân ta đã thực hiện tại Bến Lộc An. Từ đó, rút ra được vai trò của Bến Lộc An trong tuyến đường vận tải chiến lược trên biển thời kỳ kháng chiến oanh liệt chống đế quốc Mỹ cứu nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Vai trò đường Hồ Chí Minh trên biển trong kháng chiến chống Mỹ - Qua thực tiễn bến Lộc An ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM ****** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: VAI TRÒ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ - QUA THỰC TIỄN BẾN LỘC AN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Sinh viên thực hiện : Cao Phạm Thanh Hương Lớp : D17LS01 Khoá : 2017 - 2021 Ngành : Sư phạm Lịch sử Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Ngọc Duyệt Bình Dương, tháng 11 năm 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài báo cáo tốt nghiệp với đề tài: “VAI TRÒ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ - QUA THỰC TIỄN BẾN LỘC AN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU” là một công trình nghiên cứu của riêng tôi thông qua việc đi tìm hiểu, điền dã thực tế và tham khảo từ một số tài liệu của những tác giả đi trước. Tôi cam đoan tất cả những tài liệu có sẵn tôi tham khảo đều được trích nguồn rõ ràng, đầy đủ, không sao chép bất kì tài liệu nào mà không trích nguồn. Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Người cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) Cao Phạm Thanh Hương i
  3. LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những nỗ lực phấn đấu của bản thân cũng như sự giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp của mọi người xung quanh. Trước tiên cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân, đơn vị và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian học tập tại trường cho đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và tập thể lớp D17LS01. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô giảng viên chuyên ngành Sư phạm Lịch sử của trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đó là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức và kinh nghiệm để em có thể hoàn thành tốt công việc của mình sau này. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Ngọc Duyệt đã sắp xếp thời gian để giúp đỡ, động viên, khuyến khích, truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn và hướng dẫn tận tình, chu đáo trong suốt quá trình em thực hiện đề tài tốt nghiệp “Vai Trò Đường Hồ Chí Minh Trên Biển Trong Kháng Chiến Chống Mỹ - Qua Thực Tiễn Bến Lộc An Ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” Trong bài báo cáo tốt nghiệp này của em sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong quá trình em thực hiện đề tài. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô cho bài báo cáo của em để kiến thức của em trong lĩnh vực này được ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng thời, đó cũng chính là cơ hội và là điều kiện tốt nhất để em có thể bỏ sung, trao đổi và nâng cao hơn nữa kiến thức của bản thân. Em xin chân thành cảm ơn! Cuối cùng em xin kính chúc tất cả Quý Thầy/Cô khoa Khoa học xã hội và nhân văn nói riêng và tất cả Qúy Thầy/Cô trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung dồi dào sức khỏe và gặt hái thật nhiều thành công trong sự nghiệp của mình. Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Cao Phạm Thanh Hương ii
  4. NHẬN XÉT CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM BCTN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… Bình Dương, ngày tháng năm 2020 Chủ tịch hội đồng chấm BCTN (Ký và ghi rõ họ tên) iii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Bình Dương, ngày tháng năm 2020 GV hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Th.S Trần Ngọc Duyệt iv
  6. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Bình Dương, ngày tháng năm 2020 GV phản biện (Ký và ghi rõ họ tên) v
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. i PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu......................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 9 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.....................................................................10 4.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................10 4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................10 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................................................11 6.1 Ý nghĩa khoa học.....................................................................................11 6.2 Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 12 7. Bố cục đề tài................................................................................................. 12 CHƯƠNG 1. SỰ RA ĐỜI CỦA BẾN LỘC AN TRONG TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN TẠI BÀ RỊA - VŨNG TÀU....... 14 1.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ................................................ 14 1.1.1 Đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành hiệp định Giơnevơ, chống đàn áp, khủng bố, đòi dân sinh, dân chủ................................................................ 14 1.1.2 Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng và tiếp nhận triển khai của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu..................................................................................... 15 1.2 MỞ ĐƯỜNG TRÊN BIỂN ĐÔNG TẠI BẾN LỘC AN, BÀ RỊA - VŨNG TÀU......................................................................................................17 1.2.1 Bối cảnh...............................................................................................17 1.2.2 Những yếu tố dẫn đến sự hình thành Bến Lộc An, Bà Rịa - Vũng Tàu ....................................................................................................................... 18 1.2.2.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................18 1.2.2.2 Truyền thống cách mạng................................................................19 CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN QUA THỰC TIỄN TẠI BẾN LỘC AN (1961 -1975)...................... 22 vi
  8. 2.1 NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA BẾN LỘC AN, BÀ RỊA –VŨNG TÀU.. 23 2.1.1 Chuyến tàu đầu tiên năm 1963.............................................................24 2.1.2 Chuyến tàu thứ hai năm 1964.............................................................. 26 2.1.3 Chuyến tàu cuối cùng năm 1965..........................................................27 2.2 VAI TRÒ CỦA TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC................................................. 28 2.2.1 Sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam........................................................................................................28 2.2.2 Cầu nối của hai miền đất nước.............................................................29 CHƯƠNG 3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA BẾN LỘC AN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN NGÀY NAY..... 32 3.1 GIÁ TRỊ LỊCH SỬ..................................................................................... 32 3.2 GIÁ TRỊ THỰC TẠI..................................................................................34 3.3 NHẬN ĐỊNH CÁ NHÂN.......................................................................... 38 KẾT LUẬN......................................................................................................43 PHỤ LỤC.........................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 52 vii
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau năm 1954, tình hình cách mạng ở miền Nam có nhiều chuyển biến, đế quốc Mỹ nhanh chóng nhảy vào và lập nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm tại miền Nam. Chúng ra sức phá hoại quá trình hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước, chúng tăng cường tàn sát khủng bố và ban hành đạo luật phát xít phản động 10-59, gom dân thực hiện quốc sách “ấp chiến lược”. Chúng lê máy chém đi khắp mọi vùng miền Nam để thẳng tay chém giết, tàn sát người dân vô tội, những hành động dã man đó đã gây ra tổn thất rất lớn cho các lực lượng cách mạng cũng như phong trào đấu tranh của nhân dân. Trong bối cảnh đó ánh sáng của Nghị quyết 15 đến với cách mạng miền Nam giữa lúc nhân dân “không thể sống như cũ được nữa” trích câu nói của V.I. Lênin, đã thổi bùng ngọn lửa “đồng khởi” quyết chiến. Nhưng chiến trường Nam Bộ lúc này đang đang rất cần đó là được chi viện vũ khí càng nhanh càng tốt vì càng kéo dài thì sự sống còn đối với phong trào cách mạng ngày giảm. Trước tình hình ngày càng cấp bách đó, Trung ương Đảng và Bộ Chính trị quyết định chi viện cho miền Nam ngoài vũ khí còn có trang thiết bị, nhân lực thông qua con đường chiến lược mạch máu xanh lá cây là đường Trường Sơn trên bộ, nhưng lúc này sự chi viện chỉ mới được một phần của miền Nam, không thể vươn tới Đông Nam Bộ còn vùng đồng bằng Nam Bộ thì lại càng khó để chi viện hơn. Xuất phát từ bất cập đó, ngày 23/10/1961 đường Hồ Chí Minh trên biển được thành lập, mang trên mình sứ mệnh, nhiệm vụ cao cả chính là mạch máu xanh dương chạy dài trên vùng biển dân tộc, nối liền hậu phương miền Bắc và tiền tuyến miền Nam. Ra đời đúng thời điểm và đúng nhiệm vụ đường Hồ Chí Minh trên biển đã góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bến Lộc An thuộc huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những điểm mốc quan trọng thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Tại đây, quân dân địa phương anh hùng, giàu truyền thống cách mạng đã âm thầm hoạt động, âm thầm cống hiến, âm thầm hi sinh, âm thầm lập nên thành tích xuất sắc tiếp nhận, vận chuyển vũ khí kịp thời cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ rực lửa chống đế quốc Mỹ. Đây là nơi đã tiếp nhận những điều phi thường mà chỉ có con người Việt Nam làm được, khi hàng tấn vũ khí được cất giữ và vận chuyển ngay trước sự kiểm soát gắt gao, truy lùng và càn 1
  10. quét của kẻ thù chỉ bằng những con tàu gỗ nhỏ thô sơ giả dạng tàu đánh cá nhưng vẫn giữ được bí mật “Từ khâu đầu đến khâu cuối đều đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để mất một khẩu súng, một viên đạn nào” [2, 103]. Quân dân và vùng đất thiêng liêng nơi đây như chang hòa vào nhau cùng với tuyến vận tải huyết mạch đường Hồ Chí Minh trên biển đi vào huyền thoại của lịch sử nước nhà bằng những thành tích xuất sắc mà nó đã thực hiện được. “Năm tháng sẽ qua đi, nhưng những chiến công anh hùng và hy sinh cao cả của các lực lượng mở đường vận tải chiến lược mang tên Bác Hồ kính yêu trên biển Đông, của các con tàu “không số”, của quân và dân các bến bãi, làm nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại sẽ mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc ta... Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công lao của những người làm nên kỳ tích Đường Hồ Chí Minh trên biển” Nhận định của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt như nhắc nhở những thế hệ sau phải luôn ghi nhớ và tự hào về công ơn của ông cha để có ngày một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc như hôm nay và nhấn mạnh được tầm quan trọng của biển Đông trong công cuộc xây dựng, phát triển bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, ngày nay việc bảo tồn và phát huy những di tích lịch sử, truyền thống văn hóa đáng trân quý ấy chưa tương xứng với giá trị lịch sử vốn có và không được khai thác triệt để những mặt tích cực trong việc giáo dục về cội nguồn, lịch sử cách mạng dân tộc. Liệu có mấy ai biết đến, nhắc đến hay nhớ đến vai trò, đóng góp to lớn của các bến tiếp nhận nói chung và Bến Lộc An nói riêng trong tuyến đường lịch sử này. Điều đó luôn thôi thúc và cũng chính là lý dó tôi chọn đề tài “Vai Trò Đường Hồ Chí Minh Trên Biển Trong Kháng Chiến Chống Mỹ - Qua Thực Tiễn Bến Lộc An Ở Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Đường Hồ Chí Minh trên biển đã và sẽ mãi trở thành biểu tượng của ý chí sắt đá, lòng dũng cảm, sức sáng tạo phi thường của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là niềm tự hào, nguồn cổ vũ, động viên lớn lao đối với Bộ đội Hải quân nói riêng và nhân dân các tỉnh duyên hải, nơi tuyến đường đi qua nói chung.“Đường Hồ Chí Minh trên biển thực sự là một sáng tạo độc đáo về tài thao lược và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, của 2
  11. Quân ủy Trung ương trong cuộc đấu trí, đấu lực với các âm mưu và thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù, nhằm ngăn chặn sự chi viện sức mạnh của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam”. Nhận định của Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu nhân dịp lễ kỉ niệm 50 năm ra đời đường Hồ Chí Minh trên biển như lời khẳng định chắc nịch về sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đẳng, của Bác Hồ kính yêu. Thấy được sự kiên cường, bất khuất và những công lao to lớn của quân và dân ta đã góp phần xây dựng nên tuyến vận tải rất đặc biệt trên biển. Thông qua đó, đây còn là lời nhắc nhở đối với những thế hệ mai sau của dòng máu Lạc Hồng phải ghi nhớ, biết ơn sâu sắc trước sự hi sinh của ông cha, những người đã làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển để có được nước Việt Nam thống nhất ngày nay. Nhầm kế thừa, lan tỏa truyền thống dân tộc “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với những anh hùng, những đơn vị, những bến bãi đã góp phần làm nên đường huyền thoại trên biển thì có rất nhiều đầu sách, báo, tạo chí, tòa soạn, phim tài liệu, các buổi giao lưu, hội thảo bàn luận về vấn đề này được tái bản, xuất bản và được tổ chức: Cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam” tập 3 của Nxb Giáo dục phát hành. Cuốn sách đã phát họa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước của dân tộc và nội dung có đề cập đến hoàn cảnh và sự cấp thiết của việc thành lập “Đường Hồ Chí Minh trên biển” trong giai đoạn này và những thành tích đạt được như: “Qua năm 1962, khối lượng hàng hóa đến chiến trường (gồm hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men) đã tăng gấp 3 lần so với năm 1961. Từ tháng 4/1962, đường vận tải biển 759 từ miền Bắc vào đến tận Cà Mau được khai thông. Ngày 26/10/1962, chuyến vũ khí đầu tiên vận chuyển bằng đường biển đã cập bến Vàm Lũng, Cà Mau. Tổng số quân chi viện cho chiến trường miền Nam năm 1961 gấp 3 lần năm 1960 Từ năm 1961 đến năm 1963, miền Bắc đã chuyển vào Nam 4 vạn cán bộ chiến sĩ, trong đó có 2000 cán bộ trung cao cấp và cán bộ kĩ thuật. Từ năm 1964, các đơn vị cơ động cấp trung đoàn đã được đưa vào miền Nam chiến đấu. Sự tăng cường to lớn chi viện về sức người, sức của cho riên Nam thời kì này đã cổ vũ mạnh mẽ đồng bào miền Nam, tiến lên đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ”.[ 8, 175-176] Cuốn Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, của tác giả Thạch Phương xuất bản năm 2004. Cuốn sách viết chi tiết về vị trí, khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, tiềm năng, kinh tế, con người, tên gọi, di tích lịch sử văn hóa từ khởi nguyên cho 3
  12. đến năm 2000 của vùng đất Vũng Tàu. Thông qua những kiến thức cuốn sách cung cấp, thấy được vị trí chiến lược và lí do Bến Lộc An bên bờ sông Ray, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu được chọn làm một trong những vị trí chiến lược của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển: “Sông Ray là sông lớn nhất của tỉnh, bắt nguồn từ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, có tổng chiều dài 70km, đoạn chảy trên đất Bà Rịa Vũng Tàu dài 45km, qua các huyện Châu Đức, Long Đất, Xuyên Mộc. Chỉ lưu thứ nhất là gỒng Bù Đốp, bắt nguồn từ suối Đá Bàn (thuộc xã Ngãi Giao, huyện Châu Đức) chảy qua xã Láng Dài (thuộc huyện Long Đất) đổ ra cửa Lộc An. Chỉ lưu thứ hai là Bông Hỏa, có diện tích lưu vực khoảng 70��2 (chiếm toàn bộ diện tích phía bắc, đông bắc và đông nam huyện Xuyên Mộc). Sông Hỏa đổ nước vào sông Ray ở địa phận thị trấn Phước Bửu, cách cửa Lộc An 10km. Nơi sông Ray đổ nước ra biển là sông Rạch Cái nối liền với cửa Lộc An. Vùng cửa sông có dải rừng ngập mặn ven biển khoảng 1,5-2��2 . Dòng sông cạn, có nhiều thác ghềnh và đá ngầm, nên thuyền bè chỉ đi lại được ở đoạn cuối” [12, 36] Cuốn“Đường Hồ Chí Minh trên biển Bà Rịa - Vũng Tàu” của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1993. Là cuốn sách đầu tiên viết chi tiết về Bến Lộc An, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Nội dung cuốn sách là những ngày đầu tiên khảo sát và mở đường từ Bến Lộc An đi trên Biển Đông, thấy được truyền thống cách mạng kiên cường, yêu nước của Đảng bộ và quân dân Bà Rịa - Vũng Tàu cho đến những chuyến hàng chiến lược được vận chuyển gồm vũ khí, đạn dược, thuốc men tại Bến Lộc An kịp thời cho chiến thắng Bình Giã, Đồng Xoài, góp phần vào sự nghiệp thống nhất Đấy nước.“Hoạt động trên một địa bàn phức tạp, cam go, tương quan lực lượng ta và địch chênh lệch như vậy, đòi hỏi cán bộ chỉ huy, chiến sĩ làm nhiệm vụ ở tuyến Đường Hồ Chí Minh trên biển Bà Rịa - Vũng Tàu một quyết tâm cao, một nỗ lực rất lớn. Quyết tâm đó được thôi thúc bởi lý tưởng cách mạng và mục tiêu chiến lược, đưa vũ khí về miền Đông, cho quấn dân miền Nam đánh thắng giặc Mỹ” [2, 106] Cuốn “Ký ức tàu không số” của tác giả Mã Thiện Đồng do Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2008. Là cuốn sách mà tác giả gần như tâm đắc nhất trong sự nghiệp, nội dung là tập hợp những câu chuyện có thật mà tác giả đã đi và nghe trực tiếp. “Tôi đã đi gặp những người trên “Đoàn tàu không số” ngày ấy để biết về họ. Những cái tên khá quen thuộc 4
  13. một thời của đoàn tàu vận chuyển vũ khí vào Nam như Trần Phong, Nguyễn Xuân Thơm, Thôi Văn Nan, Nguyễn Văn Đức, Hồ Văn Kiêm (Hồ Kiêm), Hà Minh Thật, Bùi Xuân Thu... Thế là trong những ngày tháng cuối năm 2009, tôi lại được trò chuyện với các anh “đánh trận trên biển”. Gần 50 năm đã trôi qua, họ vẫn còn sống, thì chỉ còn rất ít thôi. Họ là những chiến sĩ vô danh, nhưng cũng chính họ là những người đã làm nên những huyền thoại. Tôi không biết về lịch sử, tôi chỉ viết về những con người thông qua những câu chuyện họ kể. Các anh đã giúp tôi thực hiện tình nguyởn: nếu biết đúc chút gì về những con người dùng cả hy sinh vì Tổ quốc, thì trách nhiệt và lương tâm là phải nói ra, viết ra, phải đưa họ vào những trang sách để mọi người biết đến và lưu truyền về sau. Một số câu chuyện rất cảm động, giàu tính nhân văn như: Chuyến trinh sát, Nằm lại cảng rừng đước, Người tình kẻ ở người đi, Gặp cha và câu chuyện Người mở luồng có đoạn trích để thấy được sự gian khổ của người lính không những đấu tranh với kẻ thù mà còn đương đầu với thiên nhiên: “Thuyền mới xuất phát từ lạch Khâu Hụt, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thì ngày hôm sau đã gặp bão biển Đông, không kịp né tránh, bị gió cuốn vào cơn cuồng phong dữ dội. Chiếc thuyền chỉ như một chiếc lá giữa sóng gió điên cuồng. Gió, sóng xé nát cánh buồm, dây đứt, lái gây...Người và tất cả những gì có trên thuyền đều ướt sũng, tơi tả. Thứ gì không được cột chặt vào thuyền đều bị sóng cuốn phăng xuống biển. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày liền, cơn bão vẫn dai dẳng đeo bám áp đảo, vẫn không chịu buông tha cho con thuyền đi xơ xác, bầm giập. Bầu trời xám đen một màu chết chóc. Không còn thức ăn, nước ngọt cũng chẳng còn để sống, anh em dành xoè tay hứng nước mưa liêm cho dỡ khát. Thuyền lại bị phá nước, ngay cả khoang đáy.”[7, 13] Cuốn“Lịch Sử Đảng Bộ Miền Đông Nam Bộ Lãnh Đạo Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp Và Đế Quốc Mỹ (1945 - 1975)”, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội xuất bản năm 2003 do Hội Đồng Chỉ Đạo Biên Soạn Lịch Sử Đảng Bộ Miền Đông Nam Bộ biên soạn. Cuốn sách viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của vùng đất miền Đông Nam bộ, bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ miền Đông Nam bộ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ với phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân các tỉnh miền Đông Nam bộ giai đoạn 1945 - 1975, một giai đoạn cực kỳ quan trọng, vẻ vang của 5
  14. lịch sử cách mạng nước nhà. Nội dung có đề cập đến vai trò và đóng góp của Bến Lộc An như sau: “Bến cảng Lộc An (Bà Rịa) được mở để tiếp nhận những “con tàu không số” đưa vũ khí từ hậu phương lớn vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Những trận đánh của đặc công biệt động sâu vào các cơ quan căn cứ đầu não Mỹ - ngụy ở Sài Gòn từng gây cho địch nhiều hoang mang và thiệt hại. Chiến dịch Bình Giã (02/12/1964 đến 30/11/1965) - chiến dịch lớn đầu tiên của quân giải phóng miền Nam, chiến dịch Đồng Xoài - Phước Long (05/1965) đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ”. [10, 383] Cuốn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (1945 – 1975)(tập 2), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội gồm 11 chương và chia là 5 giai đọan chính: Giai đoạn thứ nhất: từ đấu tranh thi hành hiệp định Giơnevơ 1954 đến Đồng khởi 1960. Giai đoạn thứ hai: đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ Giai đoạn thứ ba: đánh bại một bước chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Giai đoạn thứ tư: đánh thắng chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ. Giai đoạn thứ năm: giải phóng miền Nam. Cuốn sách trình bày cụ thể về quá trình kháng chiến của Nam Bộ từ khi Pháp rút khỏi Việt Nam cho đến khi Đất nước hoàn toàn độc lập. Nội dung có đề cập đến tuyến vận tải trên biển và những đóng góp đã đạt được“Trong khi đó, Nam Bộ ở xa nên việc vận chuyển bằng đường bộ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, một số tỉnh ở Nam Bộ chủ động tổ chức vượt biển ra miền Bắc xin vũ khí về đánh Mỹ - Diệm. Tháng 06/1961, chiếc thuyền gắn máy trọng tải 4 tấn của tỉnh Bến Tre lần đầu tiên ra tới miền Bắc. Sau đó, các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Bà Rịa cũng có thuyền ra Bắc tìm cách tổ chức nhận và vận chuyển vũ khí qua đường biển. Tính đến cuối năm 1963, có 25 chuyến tàu chở 1.430 tấn vũ khí vào Nam Bộ, cập các bến ở Bà Rịa (Lộc An), Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau”. [11, 241-242] Cuốn “Năm đường mòn Hồ Chí Minh” của tác giả Đặng Phong, do Nxb Tri thức xuất bản năm 2008. Cuốn sách là sự tái hiện một cách sinh động và khái quát về sự ra đời, cũng như quá trình hoạt động của những con đường làm nên lịch sử và hiện tại của Việt Nam trong đó có tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Lời mở đầu tác giả đã đề cập “Cuốn sách này, lần đầu tiên, giúp cho người đọc biết tương đối rõ rệt bức tranh toàn cảnh của việc chi viện cho miền Nam cũng như những hoạt động cụ thể của từng con đường tiếp viện và của các nhân vật chủ chốt trong đó. Tiếng nói của các nhân vật 6
  15. chủ chốt được trích trong sách này là một đóng góp rất quan trọng và rất sống động mà chưa quyển sách nào hay bài báo nào làm được.”[13, 5] Cuốn“Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển” với sự phối hợp thực hiện của tạp chí Tạp chí Trí thức và Phát triển - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội, Nhà xuất bản Thông Tấn, Trung tâm Thông tin Truyền thông Vì môi trường phát triển và Công ty Văn hóa Trí tuệ Việt năm 2013 cho ra đời dự án “Văn hóa Uống nước nhớ nguồn tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc” trong đó có chương trình Thờ phụng và lưu danh Anh hùng liệt sỹ Việt Nam bao gồm việc thực hiện và xuất bản 10 cuốn sách lưu danh liệt sỹ. Riêng cuốn “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển” có độ dày gần 215 trang, nội dung là toàn cảnh về quá trình hình thành, hoạt động, chiến công và sự hi sinh gian khổ của quân dân ta trên đường Hồ Chí Minh trên biển suốt 15 năm (1961 - 1975). “Làm nên kỳ tích của Đường Hồ Chí Minh trên biển là những con tàu không số thô sơ, nhỏ bé, nhưng chứa đầy khát vọng giải phóng của những con người luôn thấm đẫm lòng yêu nước. Hàng trăm ngàn tấn vũ khí đã được chuyển ra chiến trường từ những chuyến đi của những con tàu, bất chấp bão tố và sự phong tỏa gắt gao của địch. Thực tế đó không thể đo đếm được bằng bất cứ một đơn vị đo lường thông thường nào. Đó là những cống hiến, hy sinh vô giá. Và những trang sách kể về những con tàu “Huyền thoại” giàu ý nghĩa này là sự tri ân, là lòng biết ơn sẽ còn mãi với cuộc đời” [3, 37]. Cuốn sách là công trình xuất bản kỳ công, không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử truyền thống sâu sắc mà còn có giá trị thực tiễn, là kho tàng của lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hai bài viết về đường Hồ Chí Minh trên biển qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn. Bài đầu tiên của tác giả Trần Thị Vui - Trung tâm lưu trữ quốc gia II năm 2009 mang tên “Góp phần tìm hiểu đường Hồ Chí Minh trên biển trong kháng chiến chống Mỹ (1960-1965) qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn” nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày thành lập đường Trường Sơn (19/05/1959 -19/05/2009). Bài viết thứ 2 của Tiến sĩ Lê Huỳnh Hoa mang tên“Tầm vóc đường Hồ Chí Minh trên biển dưới góc nhìn từ tài liệu của chính quyền Sài Gòn”, Công bố - Giới thiệu tài liệu lưu trữ năm 2011. Cả 2 bài viết, tác giả đều nhấn mạnh đây là những tài liệu hầu như chưa được công bố và khai thác trong thời gian qua. Khối tài liệu này hầu hết là văn bản hành chính do các cấp chính quyền (địa phương đến trung ương), các loại hình cơ quan chính quyền, quân đội, tình báo: Qua nhiều nguồn tin thu thập được, 7
  16. Phòng Nhì Bộ Tổng Tư Lệnh QLVNCH đã nhận định miền Bắc có một “Toán tình báo đặc biệt được huấn luyện rất kỹ về công tác điệp báo tại trạm Ngọc Hà (thuộc Hà Nội) tổ chức này Cả nhiệm vụ thiết lập 1 căn cứ giao thông tình báo tại Bà Rịa (Phước Tuy)”. Chúng cũng thống kê được trong vòng 4 năm, từ 03/1957 đến 06/1961 tổ chức tình báo này đã thực hiện được 27 chuyền liên lạc từ Bắc vào Nam và ngược lại theo lộ trình trên biển” [20, 25]. Đó là tài liệu Việt Nam cộng hòa sản sinh trong khoảng thời gian từ năm 1959 - 1975 có nội dung liên quan đến đường Hồ Chí Minh trên biển. Khối tài liệu hành chính này phản ánh quá trình hoạt động, tìm kiếm, phát hiện, lập và tổ chức kiểm soát vùng biển của chính quyền Việt Nam cộng hòa từ đầu năm 1959. Đây cũng là thời gian mở đầu cho việc hình thành đường Hồ Chí Minh trên biển đi đến thành lập chính thức ngày 23/10/1961. Hội thảo khoa học “Con đường Hồ Chí Minh trên biển - con đường của ý chí và sức sáng tạo Việt Nam” được tổ chức ngày 22 và 23 tháng 09 năm 2011 tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Tiệp, Thành phố Hải Phòng với sự tham dự chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ trì buổi lễ và gồm 250 đại biểu với hơn 75 bài viết được dự thi, tham luận khoa học nhìn nhận ở nhiều gốc độ, tập trung làm sáng tỏ, nhìn nhận một số vấn đề: thứ nhất đường Hồ Chí Minh trên biển, một nét sáng tạo độc đáo trong chỉ đạo chiến lược của Đảng Lao động Việt Nam tức Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thứ hai: thành công của việc mở đường Hồ Chí Minh trên biển đã làm cho kẻ thù bất ngờ, khiếp sợ và bạn bè thế giới khâm phục, kính trọng. Thứ ba đường Hồ Chí Minh trên biển - những bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Vào tháng 11 năm 2011, Đoàn thanh niên Học Viện Ngoại Giao Hà Nội tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Huyền thoại đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”, cuộc thi tổ chức theo 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm, là cuộc thi khuôn khổ nhỏ dành cho sinh viên của Học viện, nhưng nó lại mang ý nghĩa lớn là sân chơi cung cấp kiến thức lịch sử, kiến thức về đường biển, những bài học và giá trị nhân văn về một thời đấu tranh anh hùng trên vùng biển của nước ta. Qua đó, giáo dục sinh viên phấn đấu học tập để ra sức bảo vệ vùng đât, vùng biển và vùng trời tươi đẹp của dân tộc. 8
  17. “Phim tài liệu: Chuyện 5 con tàu gỗ vượt biển Đông” của đạo diễn Hồ Lê chiếu trên kênh truyền hình quốc phòng Việt Nam thực hiện vào năm 2016. Bộ phim kể về chuyện 5 chiếc tàu gỗ đầu tiên từ miền Nam vượt biển Đông ra Bắc thành công và sau đó là những đoàn “Tàu không số” vận chuyển hàng hóa, vũ khí kịp thời cho chiến trường miền Nam. Những câu chuyện được anh hùng đã trực tiếp tham gia vào tuyến đường huyền thoại thuật lại, làm người xem cảm nhận lòng dũng cảm, mưu trí, về ý chí cách mạng của những người lính hải quân trên đường Hồ Chí Minh trên biển đã viết nên bản trường ca bất tận để lại muôn đời sau. Nhìn chung, nghiên cứu Bến Lộc An trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển đã có một số tài liệu như sách, báo, viết về đề tài này ở nhiều góc độ khác nhau. Trên cơ sở tham khảo những tài liệu, nghiên cứu đã đi trước tôi đã vận dụng vào bài nghiên cứu của mình thông qua việc tập trung khai thác các khía cạnh: vì sao chọn Bến Lộc An là làm nơi tiếp nhận, trung chuyển, vận chuyển trong lúc bấy giờ là quyết định đúng đắn và sáng suốt của Đảng và trung ương. Cuối cùng là nhận định, đánh giá và chứng minh về vai trò của Bến trong đóng góp vào thành công của “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu tường minh, kĩ càng và chi tiết nhất về sự ra đời cùng những hoạt động vận chuyển tiêu biểu của quân và dân ta đã thực hiện tại Bến Lộc An. Từ đó, rút ra được vai trò của Bến Lộc An trong tuyến đường vận tải chiến lược trên biển thời kỳ kháng chiến oanh liệt chống đế quốc Mỹ cứu nước. Đề tài còn là lời cảm ơn sâu sắc và lòng tri ân chân thành của cá nhân tôi nói riêng và thay mặt những thế hệ trẻ Việt Nam đang sống dưới bầu trời hòa bình nói chung đối với những chiến công, những hi sinh thầm lặng của chiến sĩ và dân địa phương cũng như những nhiệm vụ vận chuyển quan trọng đã hoàn thành trọn vẹn xuất sắc trên con đường lịch sử huyền thoại mang tên vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Khi thực hiện, đề tài không có ý so sánh, phân biệt vai trò quan trọng nhất của cum bến, bãi nào trên tuyến vận tải biển vì tất cả các cụm bến, bãi được thành lập với mong muốn chung là góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước. Do đó, mục đích chính khi tôi thực hiện đề tài là làm rõ và nổi bật lên những vai trò của Bến Lộc An trên tuyến đường Hồ Minh Chí trên biển được hình thành có ý nghĩa quyết 9
  18. định, đúng đắn, sáng suốt của Bác Hồ, của Đảng trong việc giành thắng lợi dân tộc. Qua đó, thấy được giá trị vô giá và hiện trạng của di tích Bến Lộc An ngày nay. Đề tài khi hoàn thiện sẽ góp phần nhỏ cho các nhà chức trách định hướng việc bảo vệ, duy trì, tu sữa, ngoài ra cung cấp một số kiến thức dễ tiếp cận cho việc giáo dục lịch sử địa phương trong nhà trường, nâng cao ý thức và phát huy thế mạnh những giá trị lịch sử, giá trị khoa học và giá trị nhân văn của di tích cho mai sau. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Là những hoạt động và vai trò của Bến Lộc An trong tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: đề tài được nghiên cứu giới hạn trong phạm vi từ khi Bến Lộc An ra đời (năm 1961) đến khi kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (30/04/1975). Không gian: Bến Lộc An thuộc xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu lịch sử nhằm hướng đến cung cấp cái nhìn khái quát, toàn diện rõ ràng nhất về quá trình hình thành, quá trình phát triển của Bến Lộc An. Cùng với phương pháp lịch sử thì đề tài kết hợp sử dụng phương pháp logic nhằm rút ra mối liên hệ giữa các sự kiện có liên quan đến nhau. Khi nghiên cứu đề tài để làm rõ những đóng góp của Bến Lộc An trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển trong hoạt động tiếp nhận, vận chuyển, trung chuyển vũ khí, thuốc men bằng việc đưa ra các sự kiện sâu chuỗi với nhau và hình thành những quan điểm thống nhất trong đề tài nghiên cứu nhằm có một cái nhìn đa dạng, phong phú về đề tài. 10
  19. Phương pháp tổng hợp tài liệu: thu nhập, tìm kiếm tất cả các tài liệu có liên quan đến đề tài như sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, nguồn internet... Phương pháp này giúp tôi có được nguồn tư liệu phù hợp với đề tài đã chọn, trên cơ sở đó tôi tiến hành sắp xếp, cụ thể hóa theo hệ thống thư mục rõ ràng. Đặc biệt đề tài tập trung vào phương pháp điền giả: tại di tích Bến Lộc An, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tiến hành quan sát trực tiếp địa hình, bến bãi nơi đây. Đồng thời sưu tầm tài liệu, hiện vật, kỉ vật vì đây là những tài liệu có giá trị minh chứng lịch sử cao. Từ đó, nhìn nhận đánh giá, cảm nhận của riêng bản thân về các vấn đề của đề tài một số khách quan có cơ sở, nhằm đưa ra một cái nhìn chân thực, sinh động nhất. Những phương pháp trên được áp dụng một cách linh hoạt và cụ thể cho từng vấn đề, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu thì có sự bổ sung và hoàn thiện cho nhau nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện, chân thực và tăng tính thuyết phục cho đề tài. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1 Ý nghĩa khoa học Đây là một trong những đề tài nghiên cứu lịch sử chiến tranh của dân tộc, đề tài nghiên cứu của tôi nhầm đưa ra nhận định, vai trò, vị thế địa chiến lược của Bến Lộc An. Bản toàn văn của đề tài có thể là một trong những tài liệu phục vụ cho những nghiên cứu lớn hơn về sau. Vai trò của tuyến vận tải biển: Trong suốt những năm của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, việc chi viện cho chiến trường miền Nam bằng đường biển đã gặt hái được nhiều thành công. Vận tải biển nguy hiểm là thế nhưng khi được đưa vào hoạt động lại rút ngắn được thời gian, tiết kiệm được nhân công và sức khỏe, có thể vận chuyển vũ khí tới tận các tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc. Dù là dùng vận tải thủy hay bộ để tiếp viện cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến cứu nước đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi tuyến đường và mỗi bến bãi được hình thành chính là một mắt xích chủ lực trong hệ thống đường Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Thể hiện tầm vốc chiến lược của bến bãi trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển thông qua thực tiễn tại Bến Lộc An. 11
  20. Vai trò của Bến Lộc An: từ những ngày đầu tiên Bến Lộc An được hình thành và khi thực hiện tốt những nhiệm vụ vận chuyển bí mật cho chiến trường miền Nam. Nhận thấy được tầm quan trọng và cấp bách của tuyến vận tải trên biển được xây dựng trong thời chiến và thời bình là góp phần phát triển Đất nước giàu mạnh. Đưa ra nhận xét, đóng góp ý kiến và quan điểm khách quan nhất thông qua lăng kính của bản thân trong chuyến đi điền giã tại di tích Bến Lộc An và tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề này báo cáo này được thực hiện với mong muốn sau khi hoàn thiện chỉ góp một phần nhỏ cho những điều sau: Đối với giáo dục, nhà trường đề tài có thể là một gợi ý cung cấp những kiến thức sơ lược về địa phương, những nguồn tư liệu có độ tin cậy nhất định để làm cơ sở cho việc dạy và học về địa lý, lịch sử, văn hóa, về truyền thống yêu nước bất khuất của đồng bào quê hương qua nhiều thế hệ. Đối với cán bộ các ngành trong tỉnh, các nhà hoạt định chính sách hoạt định những kế hoạch, giải pháp nhân rộng và trùng tu lại cảnh quan, cơ sở vật chất những di tích lịch sử văn hóa vô giá và quan trọng tại địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu trong đó có Bến Lộc An thông qua cái nhìn của một người dân địa phương khác. Từ đó, đưa ra những định hướng đúng cho việc phát triển kinh tế gắn liền với bảo tồn những minh chứng của mọt thời oanh liệt. Để không những hôm nay, mai sau những di tích này mãi được lưu giữ theo thời gian. Đối với đối tượng khác (nhà nghiên cứu, khách du lịch, nhà doanh nghiệp, kể cả Việt kiểu từng sống xa quê) cần tìm hiểu về Bến Lộc An và đường Hồ Chí Minh trên biển. Thì đề tài cũng là một gợi ý, cung cấp cho người đọc tương đối về quá trình hình thành, quá trình vận chuyển và vai trò trong cuộc tham gia chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, hiểu rõ hơn công lao, trí tuệ, thái độ sống, cung cách ứng xử của cha ông trong quan hệ với thiên nhiên, với con người, từ đó thêm yêu quý và tự hào về mảnh đất quê hương. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo ra thì nội dung báo cáo gồm ba chương: 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2