intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015-2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

26
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015-2020)" nhằm làm rõ chuyển biến kinh tế - xã hội xã Định Hiệp từ năm 2015 – 2020; Làm rõ những thành tựu và hạn chế phát triển kinh tế - xã hội xã Định Hiệp (2015 – 2020); Gợi ý một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xã Định Hiệp trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015-2020)

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƢ PHẠM *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐỊNH HIỆP, HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2015 – 2020) Sinh viên thực hiện : Trƣơng Gia Phƣớc Lớp : D17LS01 Khoá : 2017 - 2021 Ngành : Sƣ phạm Lịch sử Giảng viên hƣớng dẫn : Thạc Sĩ Ngô Minh Sang Bình Dƣơng, tháng 11/2020
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƢ PHẠM *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐỊNH HIỆP, HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2015 – 2020) Sinh viên thực hiện : Trƣơng Gia Phƣớc Lớp : D17LS01 Khoá : 2017 - 2021 Ngành : Sƣ phạm Lịch sử Giảng viên hƣớng dẫn : Thạc Sĩ Ngô Minh Sang Bình Dƣơng, tháng 11/2020 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài báo cáo này là công nghiên cứu của bản thân, dƣới sự hƣớng dẫn của Th.s Ngô Minh Sang. Các số liệu và nội dung trong bài báo cáo là trung thực, khách quan dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá từ thực tiễn công tác địa phƣơng. Những tài liệu, thông tin tham khảo đảm bảo đã đƣợc công bố, chính thống và đƣợc bản thân trích dẫn đúng theo quy cách hƣớng dẫn trình bày báo cáo tốt nghiệp của Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Bình Dƣơng, ngày 18 tháng 11 năm 2020 Sinh viên Trƣơng Gia Phƣớc ii
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình làm bài báo cáo tốt nghiệp, không thể luôn gặp đƣợc nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn, nhƣng thật may khi tôi luôn có sự giúp đỡ dù ít dù nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp, cũng nhƣ đã nhận đƣợc sự giúp đỡ lớn từ các cá nhân và tập thể. Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với giảng viên hƣớng dẫn Ths. Ngô Minh Sang, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện báo cáo, cảm ơn thầy đã hỗ trợ về mặt chuyên môn và động viên về tinh thần để sớm hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ, công chức, nhân viên của văn phòng UBNN xã Định Hiệp đã giúp đở, cung cấp cho tôi các thông tin và số liệu thực tế để tôi có thể thực và hoàn thành bài báo tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành bài báo cáo, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định của bản thân chƣa thấy đƣợc. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để bài báo cáo tốt nghiệp đƣợc hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dƣơng, ngày 18 tháng 11 năm 2020 Sinh viên Trƣơng Gia Phƣớc iii
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 5. Phƣơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu......................................................... 6 6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học ................................................................... 7 7. Bố cục và nội dung nghiên cứu.................................................................. 8 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐỊNH HIỆP, HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG ................................................................................... 10 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ...................................................................... 10 1.1.1. Vị trí địa lí ...................................................................................... 10 1.1.2. Khí hậu, địa hình ............................................................................ 10 1.1.3. Điều kiện thổ nhƣỡng .................................................................... 11 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT ĐỊNH HIỆP ........................ 12 1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................................... 13 Chƣơng 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ ĐỊNH HIỆP, HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2015-2020) ............................................ 17 2.1. ĐẢNG BỘ XÃ ĐỊNH HIỆP THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2015 -2020 ............................................... 17 2.2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ XÃ ĐỊNH HIỆP ....................................... 18 2.2.1. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng ....................................................................... 18 2.2.2. Công nghiệp .................................................................................... 20 2.2.3. Thƣơng mại – dịch vụ ..................................................................... 20 2.2.4. Nông nghiệp .................................................................................... 21 2.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ ĐỊNH HIỆP GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 ... 23 Chƣơng 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI XÃ ĐỊNH HIỆP, HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2015 – 2020) ................... 26 iv
  6. 3.1. ĐẢNG BỘ XÃ ĐỊNH HIỆP THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT PHÁT TRIỂN VĂN HÓA – XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2015 -2020 ........................... 26 3.2. CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI ..................................................................... 26 3.2.1. Giáo dục .......................................................................................... 26 3.2.2. Y tế .................................................................................................. 28 3.2.3. Hoạt động văn hóa – thể thao, thông tin ......................................... 29 3.2.4. Đời sống vật chất – tinh thần .......................................................... 31 3.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI XÃ ĐỊNH HIỆP GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ...................................................................................... 32 KẾT LUẬN .................................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................. 39 v
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh đất nƣớc đang công nghiệp hóa – hiện đại hóa, huyện Dầu Tiếng nói chung và xã Định Hiệp nói riêng, trong những năm gần đây đã có sự phát triển một cách vƣợt bậc về kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nƣớc đã luôn có sự quan tâm và chỉ đạo giúp cho kinh tế - xã hội của xã đi lên cùng với nhu cầu phát triển của đất nƣớc. Trong 05 năm từ năm 2015 đến năm 2020, xã đã có những chuyển biến đáng kể nhờ vào sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, cùng với việc Ban Chấp hành Đảng bộ và nhân dân xã Định Hiệp luôn nghiêm chỉnh thực hiện chấp hành những chủ trƣơng, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc. Xã Định Hiệp đã từng bƣớc đổi mới tạo ra bƣớc ngoặt lớn trên các lĩnh vực về kinh tế và xã hội. Trƣớc tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến sự phát triển của đất nƣớc. Với bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen. Nhận thấy đƣợc tình hình trƣớc mắt, Đảng bộ và nhân dân xã đƣợc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội. Dƣới sự chỉ đạo kịp thời của Ban thƣờng vụ Huyện ủy, sự quyết tâm cao của các cấp ủy Đảng, Chính quyền cùng các tầng lớp nhân dân đã cố gắng vƣợt qua những thách thức trƣớc mắt. Cùng với những chỉ tiêu đã đặt ra, giữ vững tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Từ một xã có nền kinh tế lạc hậu, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng đã có những chuyển biến tích cực, từng bƣớc đổi mới đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của huyện. Xã Định Hiệp Là một xã nông nghiệp vẫn còn chậm phát triển thu nhập chủ yếu dựa vào cây điều và trồng lúa nƣớc, nhận thấy đƣợc tình hình đó Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã chuyển sang trồng cây cao su, cây công nghiệp có kinh tế cao hơn, phù hợp với đặc thù của địa phƣơng. Dần phát triển kết hợp với khoa học – kỹ thuật hiện đại mang lại năng suất và chất lƣợng cao, giúp cho đời sống của ngƣời dân trở nên ổn định hơn. Ban chấp hàng Đảng bộ xã đã có những chính sách giảm nghèo và tạo việc làm cho 1
  8. thanh niên trong độ tuổi. Đẩy mạnh cơ cấu ngành công nghiệp, nâng cao năng suất, tạo sức cạnh tranh và tác động đến phát triển đô thị, thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, chuyển đổi các mô hình sản xuất áp dụng khoa học công nghệ cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Sự đổi mới này đã giúp cho cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng dần ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, trên đà phát triển xã Định Hiệp vẫn còn rất nhiều khó khăn trƣớc mắt cần phải khắc phục. Kinh tế xã phụ thuộc vào cây cao su, là cây kinh tế chính của xã đang dần giảm xuống, với sự cạnh tranh giá thu mua mủ trên thị trƣờng giảm mạnh đã ảnh hƣởng lớn đến với đời sống của ngƣời dân trên địa bàn. Một số hộ dân phải cƣa cây cao su để chuyển sang trồng các loại cây khác, điều này đã làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận, thu nhập của ngƣời dân và tốn nhiều thời gian của ngƣời dân khi đợi đến mùa thu hoạch. Đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức to lớn, các ban lãnh đạo các cấp cùng với nhân dân trên địa phƣơng đã không ngừng nổ lực để vƣợt qua khó khăn này, để phát triển nền kinh tế - xã hội bắt kịp đƣợc nhiệt độ phát triển của huyện. Xã Định Hiệp đã có những phát triển vƣợt bậc trở thành xã năng động, góp phần cho sự phát triển của huyện Dầu Tiếng nói riêng và đất nƣớc nói chung. Để biết đƣợc, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng đã có những bƣớc phát triển nhƣ thế nào trong 05 năm qua từ năm 2015 đến năm 2020?. Xã Định Hiệp đã khắc phục những mặt hạn chế về kinh tế - xã hội nhƣ thế nào? Đó là lý do tôi chọn đề tài này: “Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015-2020)” 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong bài nghiên cứu về vấn đề “Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015-2020)”, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu: Đầu tiên ta nói đến tác giả Trí Dũng với bài viết “Đảng bộ xã Định Hiệp (Dầu Tiếng): Quyết tâm giữ vững và phát triển tiêu chí nông thôn mới”, 2
  9. có thể thấy đƣợc vấn đề về nền kinh tế của xã luôn đƣợc sự quan tâm của các cấp. Trong bài viết tác giả đã thông qua việc xã thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng viên Đảng bộ xã Định Hiệp lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015, bài viết có đề cập đến những chỉ tiêu đã đặt ra và đạt, vƣợt chỉ tiêu. Với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, có thể thấy đƣợc trong bài viết của tác giả có nói đến sự khó khăn chung về mặt kinh tế trên toàn huyện. Tuy nhiên, đƣợc sự quan tâm của các cấp, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã có những chính sách giúp cho nền kinh tế của xã từng bƣớc phát triển, từng bƣớc theo kịp nhịp độ phát triển của huyện Dầu Tiếng. Cùng với một tác phẩm nữa của tác giả Trí Dũng với bài viết:“Học tập và làm theo gương Bác ở xã Định Hiệp (Dầu Tiếng): Phong phú về hình thức và nội dung học tập”, vấn đề về giáo dục luôn đƣợc sự quan tâm của xã cũng nhƣ sự quan tâm của các cấp, Ban Chấp hành Đảng bộ xã. Ở bài viết này tác giả đã nhắc đến chỉ thị 03 của Bộ chính trị về việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân xã Định Hiệp đã tích cực học tập, tu dƣỡng và rèn luyện, cùng làm theo tấm gƣơng đạo đức của Bác, đồng thời thực hiện tốt chỉ thị của bộ Chính trị. Tác giả đã thể hiện đƣợc những mặt đạt đƣợc của xã Định Hiệp cho thấy đƣợc xã đang thực hiện tốt về mặt giáo dục và đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra. Nhấn mạnh đƣợc ý chí học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh luôn đƣợc thực hiện tốt ở mọi độ tuổi, mọi lúc và mọi nơi. Đến với tác phẩm nói về thƣơng mại – dịch vụ của tác giả Thanh Quang với bài viết: “Xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng: Cần phát huy hiệu quả chợ quê”, về vấn đề thƣơng mại – dịch vụ cũng luôn đƣợc sự quan tâm của nhân dân tại địa phƣơng, trong bài viết của tác giả cũng đang quan tâm đến vấn đề thƣơng mại – dịch. Cụ thể về vấn đề này đƣợc đề cập đến là chợ xã Định Hiệp, đƣợc sự quan tâm của các cấp và Ban Chấp hành Đảng bộ xã quan tâm đã cho xây chợ xã Định Hiệp để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân với vốn 3
  10. đầu tƣ 1,2 tỷ đồng và bắt đầu hoạt động vào năm 2005 trong vòng 12 năm qua. Tuy nhiên, trong bài viết tác giả có đề cập đến sự thuận lợi của chợ và những mặt khó khăn của chợ. Cùng với đó, tác giả đã đƣa ra vấn đề cũng nhƣ đƣa ra những kiến nghị nhằm khắc phục vấn đề này, đáp ứng đƣợc nhu cầu mua bán cả ngƣời dân địa phƣơng. Về cây kinh tế chính của xã có tác phẩm của tác giả Xuân Vĩ với bài viết: “Xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng: Khi cao su không còn „Độc tôn‟”, với khu vực nổi tiếng với đất bạc màu, nền kinh tế của xã chủ yếu dựa vào cây cao su. Bên cạnh đó xã còn khuyến khích nhân dân địa phƣơng phát triển thêm chăn nuôi và đa dạng các ngành nghề để giúp cho đời sống dần ổn định hơn. Qua bài viết của tác giả đề cập đến vấn đề việc nền kinh tế của xã phụ thuộc chủ yếu vào cây cao su làm cho nền kinh tế dần tuột dốc. Tác giả còn đề cập đến việc xã đang có những chính sách cụ thể để giúp cho nền kinh tế của xã dần đi lên thông qua việc đầu tƣ vốn vào chăn nuôi, trồng các loại cây hoa màu. Tránh tình trạng thất thƣờng của giá mủ cao su, giúp cho đời sống của ngƣời dân địa phƣơng dần ổn định và đƣợc cải thiện hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển chung của huyện Dầu tiếng. Về quốc phòng – an ninh có tác phẩm của tác giả Lệ Thủy với bài viết: “Công an xã Định Hiệp phát tờ rơi thông báo về việc tiếp nhân thông tin tố giác tội phạm”, đứng trƣớc tình hình ngày càng phức tạp, các tệ nạn trộm cắp tài sản, cƣớp tài sản, cờ bạc,… Đây chính là vấn đề đáng chú ý, bài viết tác giả đã thể hiện rõ đƣợc nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội. Cùng với đó, bài viết đã cho ta thấy đƣợc xã Định Hiệp đã nhận thấy đƣợc tình hình ngày càng phức tạp, đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia các công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và thực hiện thƣờng xuyên để đạt đƣợc hiệu quả tốt hơn. Cụ thể, ngày 06/10/2020, Công an xã đã tổ chức phát 2.000 tờ thông báo về việc tiếp nhận các thông tin tố giác tội 4
  11. phạm qua các hình thức hiện đại hơn nhƣ điện thoại, mạng xã hội Zalo, Facebook,… Qua việc tổ chức tuyên truyền giúp tăng sự hiểu biết, ý thức đối với ngƣời dân trên địa phƣơng, các công viên chức để có thể phòng ngừa, nâng cao trách nhiệm của ngƣời dân đối với công tác phòng và chống tội phạm Ngoài những tác giả trên nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề còn nhiều tác giả khác đang quan tâm và tiến hành nghiên cứu về vấn đề. 3. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu về đề tài: “Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015-2020)”, đƣợc thực hiện để giúp ngƣời đọc có thể thấy đƣợc sự biến đổi về kinh tế - xã hội của xã Định Hiệp qua 05 năm (2015 – 2020), với những mục tiêu nghiên cứu sau: (1) Làm rõ chuyển biến kinh tế - xã hội xã Định Hiệp từ năm 2015 – 2020. (2) Làm rõ những thành tựu và hạn chế phát triển kinh tế - xã hội xã Định Hiệp (2015 – 2020). (3) Gợi ý một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xã Định Hiệp trong những năm tới. Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020, Ban Chấp Hành đã đƣa ra những chỉ tiêu tái tạo cơ cấu kinh tế của xã, đƣa ra những nhiệm vụ và giải pháp giúp cho kinh tế của xã ngày một tăng cao. Ngoài sự phát triển về mặt kinh tế, qua bài nghiên cứu có thể thấy đƣợc những đổi mới trong văn hóa – xã hội đáp ứng những nhu cầu ngày cao của nền kinh tế. Ban chấp hành đã có những chủ trƣơng nhƣ thế nào để đẩy nhanh sự phát triển và nâng cao hệ thống hạ tầng y tế ngày một hiện đại.Cùng với đó, Ban chấp hành đã thực hiện những chính sách an sinh, giúp nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời dân trong xã, xóa đói giảm nghèo, tăng cƣờng quốc phòng – an ninh. Bên cạnh những mặt mà Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã làm đƣợc, giúp cho kinh tế của xã phát triển và các mặt về văn hóa – xã hội cũng dần phát 5
  12. triển hiện đại hơn, thì còn có những mặt chƣa đạt đƣợc còn nhiều hạn chế. Từ đó đúc kết đƣợc và đƣa ra biện pháp để khắc phục những mặt còn hạn chế, giúp cho tình hình kinh tế và văn hóa – xã hội của xã Định Hiệp ngày một đi lên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những chuyển biến kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng hiện nay + Phạm vi về thời gian: từ 2015 – 2020. + Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ 3 nội dung (1) chuyển biến kinh tế - xã hội xã Định Hiệp từ năm 2015 – 2020; (2) những thành tựu và hạn chế phát triển kinh tế - xã hội xã Định Hiệp (2015 – 2020); (3) gợi ý một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xã Định Hiệp trong những năm tới. 5. Phƣơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu Bài nghiên cứu về đề tài: “Những chuyển biến về kinh tế - xã hôi xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015-2020)” tiếp cận dƣới góc nhìn nghiên cứu lịch sử nên chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp tái hiện trung thực lại sự vật, hiện tƣợng theo đúng trình tự không gian và thời gian. Phƣơng pháp tái hiện lại cụ thể lịch sử hình thành, cùng với sự phát triển của xã Định Hiệp. Phƣơng pháp logic là phƣơng pháp xem xét và nghiên cứu sự kiện lịch sử dƣới dạng tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, theo khuynh hƣớng tất yếu và theo một quy luật vận động của lịch sử. Khác với phƣơng pháp lịch sự, phƣơng pháp logic không đi vào toàn bộ diễn của sự vật hiện tƣợng mà phƣơng pháp đi vào những bƣớc phát triển có tính tất yếu, đề cập đến cái cốt lõi của sự phát triển, nắm đƣợc quy luật của lịch sử. 6
  13. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp trong đó phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về tình hình kinh tế - xã hội của xã Định Hiệp trong 05 năm. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận của kinh tế - xã hội đã đƣợc phân tích để tạo ra một lý thuyết mới đẩy đủ và sâu sắc hơn về đối tƣợng cần nghiên cứu. Phƣơng pháp thu thập và xử lí tài liệu là phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến vấn đề. Cụ thể là số liệu về kinh tế - xã hội của xã Định Hiệp trong những năm vừa qua. Phƣơng pháp điều tra và khảo sát thực địa, phƣơng pháp đƣợc tiến hành khảo sát thực tế tại xã Định Hiệp giúp cho việc thu thập tài liệu trở nên dễ dàng và có giá trị hơn. Bên cạnh đó, việc tiến hành điều tra và khảo sát thực địa giúp nắm rõ hơn về sự phát triển, đời sống của nhân dân tại địa phƣơng. Bên cạnh những phƣơng pháp trên, đƣợc sử dụng trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu vấn đề còn sử dụng nhiều phƣơng pháp, giúp cho bài nghiên cứu trở nên hoàn thiện và cụ thể hơn. 6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học Qua bài nghiên cứu về vấn đề “Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015-2020)”, dựa trên các tài liệu đƣợc sƣu tầm từ xã Định Hiệp trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 để tìm hiểu về những chuyển biến về kinh tế của xã. Giúp cho ngƣời đọc có cái nhìn cụ thể hơn và toàn diện hơn về quá trình phát triển của xã trong 5 năm. Thông qua các nghị quyết 05 năm, thấy đƣợc qua quá trình phát triển của đất nƣớc, xã Định Hiệp đã từng bƣớc thay đổi, xây dựng nông thôn mới. Từ một xã có nền kinh tế lạc hậu dần thay đổi kinh tế ngày một hiện đại hơn, giúp cho cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng trở nên ổn định hơn, góp phần cho sự phát triển kinh tế của huyện. 7
  14. Bên cạnh đó, cho ta thấy đƣợc Ban Chấp hành Đảng bộ cùng với nhân dân xã Định Hiệp đã cùng nhau, thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra góp phần đƣa kinh tế xã ngày một ổn định, cũng nhƣ ổn định cuộc sống của ngƣời dân hơn. Ngoài ra, còn thực hiện tốt các chính sách về văn hóa – xã hội đƣa xã Định Hiệp ngày càng phát triển hơn. Bài nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu vô cùng có ích cho mọi ngƣời khi quan tâm và muốn tìm hiểu sâu về sự phát triển về kinh tế, văn hóa – xã hội của xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng. 7. Bố cục và nội dung nghiên cứu Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐỊNH HIỆP, HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG 1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lí 1.1.2 Khí hậu, địa hình 1.1.3 Điều kiên thổ nhƣỡng 1.2 Lịch sử hình thành vùng đất Định Hiệp 1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Chƣơng 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ ĐỊNH HIỆP, HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2015-2020) 2.1. Đảng bộ xã Định Hiệp thực hiện nghị quyết phát triển kinh tế giai đoạn 2015 -2020 2.2. Chuyển biến kinh tế xã Định Hiệp 2.2.1. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng 2.2.2. Công nghiệp 2.2.3. Thƣơng mại – dịch vụ 2.2.4. Nông nghiệp 2.3. Đặc điểm kinh tế xã Định Hiệp giai đoạn 2015 – 2020 8
  15. Chƣơng 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI XÃ ĐỊNH HIỆP, HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2015 – 2020) 3.1. Đảng bộ xã Định Hiệp thực hiện nghị quyết phát triển văn hóa – xã hội giai đoạn 2015 -2020 3.2. Chuyển biến xã hội 3.2.1. Giáo dục 3.2.2. Y tế 3.2.3. Hoạt động văn hóa – thể thao, thông tin 3.2.4. Đời sống vật chất – tinh thần 3.3. Đặc điểm của chuyển biến xã hội giai đoạn 2015 – 2020 KẾT LUẬN 9
  16. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐỊNH HIỆP, HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lí Xã Định Hiệp Là một xã nhỏ của huyện Dầu Tiếng, nằm cách trung tâm huyện Dầu Tiếng 9km, có tổng diện tích tự nhiên là 6.141,48 ha. Toàn xã có 2.279 hộ với 8.040 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã chia thành 8 ấp gồm có: Ấp Giáng Hƣơng; ấp Định Lộc; ấp Định Phƣớc; ấp Định Thọ; ấp Đồng Trai; ấp Hiệp Lộc; ấp Hiệp Phƣớc; ấp Hiệp Thọ. - Phía Đông giáp xã Long Hòa. - Phía Tây giáp thị trấn Dầu Tiếng – Định Thành - Phía Nam giáp xã An Lập – Thanh An - Phía Bắc giáp xã Định An. (Ban chấp hành Đảng bộ xã Định Hiệp, 2020, tr.1). 1.1.2. Khí hậu, địa hình Xã Định Hiệp nói riêng và huyện Dầu Tiếng nói chung, là khu vực có khí hậu tƣơng đối ôn hòa , ít thiên tai (Bão, lũ), đƣợc sự ƣu ái của thiên nhiên khu vực này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế chung của huyện. Nhiệt độ và ánh sáng của xã cao rất thích hợp cho việc trồng cây ƣa sáng. Về khí hậu ở xã Định Hiệp, có khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ổn định, có sự phân chia hai mùa giữa mùa khô và mùa mƣa, đƣợc phân chia một các rõ rệt. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu vào tháng 5 và kéo dài đến tháng 10 dƣơng lịch. Khi bắt đầu vào mùa mƣa, thƣờng xuất hiện những cơn mƣa rào lớn, sau đó dứt hẳn. Những cơn mƣa dầm nó rơi vào tháng 7, 8,9 và có thể kéo dài 1- 2 ngày đêm liên tục. Trong khi nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 220C đến 300C và nhiệt độ thay đổi theo mùa, bƣớc vào mùa mƣa nhiệt độ từ 10
  17. 190C đến 320C; vào mùa khô nhiệt độ từ 250C đến 360C, nhƣng khi vào tháng 2, 3,4 hàng năm nhiệt độ lại tăng lên đến 370C – 380C (Nguyễn Văn Bình, 2011, tr.14). Chính vì vậy, nhiệt độ ở đấy khá ôn hòa ít thiên tai bão lũ. Tuy nhiên, khi nhắc đến mùa mƣa năm Nhâm Thìn (1952), chính là mùa mƣa đáng nhớ nhất, khi miền Đông Nam Bộ xảy ra trận bão lụt mà ngƣời dân ở các xã cập sông Sài Gòn và sông Thị Tính trong đó có xã Định Hiệp, ngƣời dân vẫn luôn nhắc đến trận lụt “Trận lụt cả đời người mới thấy một lần”, khi trận lụt đi qua đã để lại nhiều thiệt hại về nhà cửa, mùa màng của nhân dân sinh sống, sản xuất ven sông, suối, đã khiến cho cuộc sống của ngƣời dân ven hai con sông gặp không ít khó khăn. Về địa hình có thể thấy khu vực huyện Dầu Tiếng có địa hình biến đổi từ cao đến thấp. Cao ở phía Tây (khu vực quần thể Núi Cậu), thấp dần từ Bắc xuống Nam. Nằm trong vùng bán nguyên, đƣợc cấu tạo bởi đất phù sá cổ, hình thành do sự lắng tụ của các vật liệu xâm thực suốt một thời kỳ địa chất xa xƣa, chính vì vậy có địa hình gò đồi nhấp nhô lƣợn thoải dần về phía nam. 1.1.3. Điều kiện thổ nhƣỡng Khi nói đến điều kiện thỗ nhƣỡng của khu vực Dầu Tiếng, khu vực này chủ yếu là đất xám nâu và đất xám, rất phù hợp cho việc trồng các loại cây dài ngày. Cụ thể đất rất phù hợp cho việc trồng cây cao loại cây kinh tế chính của xã Định Hiệp nói riêng và của huyện Dầu Tiếng nói chung. Ngoài ra còn phù hợp để trồng các loại cây khác nhƣ điều, các loại cây ngắn ngày nhƣ mía, đậu phộng. Là khu vực có truyền thống về trồng lúa nƣớc, những dãy đất dọc theo bờ sông Sài Gòn, sông Thị Tính và vùng các con suối ở các xã Định Hiệp, Định Thành, Thanh An, Thanh Tuyền, An Lập,… là những vùng chuyên canh trồng lúa nƣớc và một số cây hoa màu, cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho nhân dân địa phƣơng. Tuy nhiên, chính vì nhu cầu phát triển ngày một tăng của xã, Ban Chấp hành đã có những chính sách phát triển nền kinh tế, thực 11
  18. hiện tốt việc vận động nhân dân địa phƣơng dần chuyển sang trồng các loại cây có kinh tế cao, nhầm cải thiện cuộc sống (Nguyễn Văn Bình, Sđd, tr.13). 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT ĐỊNH HIỆP Từ sau ngày giải phóng 30-04-1975 đến nay, Dầu Tiếng đã có nhiều lần tái lập, trong khoảng thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1945 – 1954), Dầu Tiếng thuộc huyện Bến Cát. Với nhiệm vụ cứu nƣớc và yêu cầu của cách mạng trong suốt quá trình chống thực dân Pháp, địa bàn huyện Bến Cát – Dầu Tiếng đã nhiều lần chia tách và sát lập lại với nhau. Đứng trƣớc tình hình miền Nam hoàn toàn giải phóng, trƣớc sự hân hoan của toàn miền Nam. Đất nƣớc đã đặt các nhiệm vụ cấp bách để nhanh chóng xây dựng và phát triển đất nƣớc, song song đó còn đặt ra nhiệm vụ an ninh – quốc phòng giai đoạn cách mạng mới. Ngày 2 – 7 – 1976, Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có quyết định sáp nhập tỉnh Thủ Dầu Một và tỉnh Bình Phƣớc thành tỉnh Sông Bé. Nhƣng mãi đến tháng 10 – 1976, hai huyện Dầu Tiếng và Bến Cát đƣợc hợp nhất thành một và lấy tên là huyện Bến Cát, trong đó có 24 xã và 1 thị xã. Từ đó, huyện Bến Cát đã trở thành một trong 9 huyện của tỉnh Sông Bé. Tuy nhiên, đứng trƣớc yêu cầu đổi mới xây dựng và phát triển đất nƣớc, giúp cho mỗi địa phƣơng đều có thể phát huy đƣợc tiềm năng phát triển kinh tế của mình, trong kỳ họp thứ 10 tháng 1-1996 Quốc hội khóa IX nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đƣa ra phê chuẩn việc điều chỉnh địa giới hành chính ở một số tỉnh. Tỉnh Sông Bé đƣợc tách ra thành hai tỉnh mới là Bình Dƣơng, Bình Phƣớc và chính thức đi vào hoạt động từ 1-1-1997. Lúc bấy giờ, Dầu Tiếng vẫn thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng. Sự kiện đánh dấu bƣớc ngoặt của sự thay đổi quan trọng của địa giới và cơ cấu hành chính của huyện Dầu Tiếng. Ngày 20-8-1999, theo Nghị định số 58/1999/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh Bình Dƣơng tái lập ba huyện gồm Dầu Tiếng, Dĩ An và Phú Giáo. Huyện Dầu Tiếng đƣợc tái lập tách ra từ huyện Bến Cát với cơ cấu hành chính của huyện là 10 xã, 1 thị trấn gồm các xã Định 12
  19. hiệp, Định An, An Lập, Thanh An, Thanh Tuyền, Minh Thạnh và thị trấn Dầu tiếng. Có thể thấy đƣợc, trải qua lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp, huyện Dầu Tiếng đã vƣợt qua những thăng trầm chịu nhiều sự bóc lột, đàn áp từ các chính sách khai thác, vo vét của bọn thực dân thuộc địa Pháp. Cùng với nhân dân cả nƣớc, nhân dân huyện Dầu Tiếng đã đứng lên chống lại bọn thực dân góp phần cho chiến thắng giải phòng dân tộc ở Nam Bộ trong cuộc cách mạng Tháng Tám 1945. Hòa vào chiến thắng cùng với cả nƣớc bắt tay vào xây dựng và phát triển đất nƣớc. Xã Định Hiệp vùng đất mang đậm truyền thống yêu nƣớc và tinh thần yêu nƣớc, nơi đây gắn với lịch sử đấu tranh của nhân dân ta, cùng với nhiều vị anh hùng đứng lên. Xã đƣợc xem là vùng đất có nhiều cột móc nổi bật, nhân dân tại địa phƣơng đã anh dũng đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm và đạt đƣợc nhiều chiến công vang dội, làm nên những trang sử sách hào hùng lƣu giữ đến mai sau. Trong giai đoạn thống nhất đất nƣớc, các cuộc đởi mới bắt tay xây dựng và phát triển hoàng thiện hơn xã đã có nhiều lần tách hợp hòa vào quá trình thay đổi địa giới và cơ cấu hành chính. Trƣớc năm 1999, xã Định Hiệp vẫn thuộc địa phận của huyện Bến Cát, đến sau năm 1999, dƣới Nghị định số 58/1999/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh Bình Dƣơng tái lập ba huyện gồm Dầu Tiếng, Dĩ An và Phú Giáo. Huyện Dầu Tiếng đƣợc tái lập tách ra từ huyện Bến Cát, xã Định Hiệp cũng sáp nhập vào huyện Dầu Tiếng. Cùng với sự phát triển của huyện, xã Định hiệp đã có những đổi mới, hòa vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện Dầu tiếng, đồng thời giúp cho nền kinh tế - xã hội của xã ngày một đi lên. Tình đến nay xã đã có nhiều bƣớc phát triển vƣợt bậc (Nguyễn Văn Bình, Sđd, tr.17) 1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 13
  20. Về điều kiện kinh tế, đời sống nhân dân ở địa phƣơng chủ yếu là làm nông nghiệp, trong đó có khoảng 75 số hộ có từ 1 – 2 ngƣời làm công nhân cho công ty cao su Dầu Tiếng (UBND xã Định Hiệp, 2019). Có thể nói nền kinh tế của địa phƣơng chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu thu nhập chủ yếu dựa trên cây điều và trồng lúa nƣớc với giá trị kinh tế thấp, nay đã chuyển sang trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao hơn là cây cao su, giúp cho đời sống của ngƣời dân địa phƣơng đƣợc cải thiện hơn. Diện tích cao su tiểu điền 516,2 ha, hiện trên toàn xã có 1.200 lao động là công nhân của nông trƣờng Đoàn Văn Tiến. Không những vậy xã còn có 06 trang trại chăn nuôi tập trung, cùng với vốn hỗ trợ vay vốn chăn nuôi của nhà nƣớc số lƣợng gia súc và gia cầm của xã ngày một tăng, nhiều mô hình chăn nuôi mới đƣợc hình thành nhƣ nuôi baba, cá sấu, dê… đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của nhân dân. Tình hình buôn bán giao thƣơng cũng đƣợc mở rộng do hệ thống giao thông đƣợc quan tâm đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân địa phƣơng đi lại thuận tiện. Năm 2004 đƣợc sự quan tâm ở các ngành đã đầu tƣ xây dựng chợ xã Định Hiệp, đến năm 2018 đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp với vốn đầu tƣ lên đến 4 tỷ đồng, đến nay chợ đã đƣợc đi vào buôn bán ổn định. Giao thông của xã đã ổn định hơn, thuận tiện cho ngƣời dân đi lại, đƣợc sự đầu tƣ của Tỉnh và Huyện đƣờng xã đƣợc mở rộng nhiều hơn, các tuyến đƣờng nối liền trung tâm xã với các ấp đƣợc cứng hóa 100%. Điện lƣới quốc gia đƣợc đƣa vào sử dụng, đƣờng điện đƣợc đƣa đi vào từng tuyến đƣờng. Trong 20 năm qua đã xóa bỏ đƣợc điện kế tổng và kế cụm. Đảm bảo 100% hộ dân sử dụng điện an toàn theo quy định của ngành điện. Nƣớc sạch cũng đƣợc đầu tƣ, năm 2007 xây dựng nhà máy nƣớc sạch tại ấp Hiệp Phƣớc, cùng với đó xã vận động nhân dân tự khoan giếng sử dụng nƣớc đến nay đã có 2030 hộ sử dụng nƣớc sạch 100% trong đó có 1.410 hộ sử dụng nƣớc sạch. Công nghệ thông tin cũng phát triển hơn (UBND xã Định Hiệp, 2019). 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2