YOMEDIA
ADSENSE
Báo cáo tốt nghiệp:"Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại kho bạc nhà nước Lai Châu"
1.299
lượt xem 532
download
lượt xem 532
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, từ khi xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết, quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đường lối chính sách mở cửa, có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào nền kinh tế
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp:"Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại kho bạc nhà nước Lai Châu"
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh TRƯỜNG ………………… KHOA……………………… ----- ----- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC LAI CHÂU Ngô Minh Quy n – K104 1
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 Phần I - Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương các khoản trích Theo lương tại đơn vị HCSN 2 Phần II - Nội dung báo cáo thực tập 3 A/ Đặc điểm chung của đơn vị 3 1. Vài nét về tỉnh Điện biên và Cục thuế tỉnh Điện biên 3 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy qlý và chức năng nhiệm vụ của cục thuế 4 Tỉnh Điện biên 3. Tổ chức bộ máy quản lý của phòng Hành chính quản trị - Tài vụ 13 Cục thuế tỉnh Điện biên B/ Công tác chuyên môn 14 I/ Đặc điểm, ý nghĩa của tiền lương và Bảo hiểm xã hội 14 II/ Nhiệm vụ của kế toán tiền lương - Bảo hiểm xã hội 16 III/ Phân loại cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị 16 IV/ Xác định quỹ lương của đơn vị 17 4.1/ Quỹ tiền lương 17 4.2/ Đơn giá tiền lương 18 4.3/ Tiền thưởng 18 4.4/ Quỹ BHXH 18 4.5/ Quỹ BHYT 19 4.6/ Kinh phí công đoàn 19 V/ Nguyên tắc trả lương và các hình thức trả lương trong đơn vị 19 1. Nguyên tắc trả lương trong đơn vị 19 2. Các hình thức trả lương trong đơn vị 20 VI/ Hạch toán chi tiết kế toán tiền lương - Bảo hiểm xã hội 22 1./ Kế toán tiền lương 22 2./ Kế toán các khoản theo trích theo lương 24 C/Thực tế hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo 26 lương ở Cục thuế tỉnh Điện biên Bảng chấm công 29 Ngô Minh Quy n – K104 2
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh Chứng từ ghi sổ (số 63/kế toán) 34 Sổ chi tiết TK 334 39 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 40 Sổ cái – TK 3341 41 Sổ chi tiết TK 332 49 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 50 Sổ cái – TK 332 51 Bảng cân đối TK quý I/2006 52 Phần III/ Kiến nghị và kết luân: 53 I/ Nhận xét 53 II/ Kiến nghị 55 III/ Kết luận 55 Nhận xét của đơn vị thực tập 56 Ngô Minh Quy n – K104 3
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh LỜI NÓI ĐẦU Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đường lối chính sách mở cửa, có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào nền kinh tế, với mục đích thúc đẩy nền kinh tế đa dạng hoá về mọi mặt, tạo lên nền kinh tế vững chắc, mang lại cuộc sống ấm lo cho người dân. Tiếp tục thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Để góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển hơn nữa, em nghĩ bản thân mình cần phải cố gắng học tập, rèn luyện bản thân hơn nữa, để đóng góp một phần nhỏ bé của mình sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau thời gian học tập ở trường, em đã được các thầy, các cô tận tình dạy bảo. Em thật trân trọng và biết ơn các thầy, các cô không quản ngại vất vả, gian khó tận tuỵ với công tác chuyên môn, với lương tâm của người thầy đã đem hết khả năng, tâm huyết của mình truyền đạt lại kiến thức cho chúng em để chúng em làm hành trang bước vào đời. Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã trang bị cho chúng em một số kiến thức khá lớn. Nhưng để khi ra trường tiếp xúc với thực tế cho khỏi bỡ ngỡ, thì thực tập là một công việc không thể thiếu được đối với những người làm kế toán trong tương lai như chúng em. Vì thực tập nghiệp vụ sẽ giúp cho chúng em hiểu biết và nắm rõ hơn về phương pháp hạch toán của đơn vị thực tập, ngoài ra nó còn có một ý nghĩa rất quan trọng đó là kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công tác sau này. Kết quả của đợt thực tập sẽ phản ánh chính xác về ý thức chấp hành kỷ luật, trình độ học tập và năng lực của mỗi học sinh, trong báo cáo thực tập nó còn là kết quả học tập và là phần quan trọng trong nội dung thực tập nghiệp vụ chuyên môn. Thông qua đây, nhà trường đánh giá được trình độ học tập, năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh. Với thời gian thực tập tại Kho bạc nhà nước Lai Châu, đây là thời gian rất hữu ích và đem lại cho em kinh nghiệm thực tế trong công tác. Xác định được tầm quan trọng của việc thực tập, trong thời gian thực tập tại Kho bạc nhà nước Lai Châu em đã cố gắng học hỏi, nghiên cứu tài liệu và những kinh nghiệm của các cô, chú trong cơ quan. Ngô Minh Quy n – K104 4
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh Sau 3 tháng thực tập, em viết báo cáo này trình bầy những kiến thức đã được học tập ở trường và những kinh nghiệm trong kỳ thực tập vừa qua. Với thời gian và những hiểu biết còn hạn chế, tài liệu nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm thực tế chưa có, bài viết chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, chỉ dẫn của các thầy, các cô giúp cho em bổ sung thêm kiến thức để phục vụ cho công tác thực tế sau này. Báo cáo của em được chia làm 3 phần : Phần I : Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Phần II : Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Kho bạc nhà nước Lai Châu PHẦN III - KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Ngô Minh Quy n – K104 5
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh Phần I : Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Kế toán hành chính sự nghiệp với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán Nhà nước. Có chức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện, liên tục có hệ thống về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí, quỹ tài sản công ở các đơn vị thu hưởng ngân quỹ Nhà nước, ngân quỹ công cộng. Thông qua đó thủ trưởng các tổ chức hành chính sự nghiệp nắm được tình hình hoạt động của tổ chức mình, phát huy mặt tích cực, ngăn chặn kịp thời các khuyết điểm. Đồng thời giúp các cơ quan chức năng của Nhà nước kiểm soát đánh giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng công quỹ. Đặc trưng cơ bản của các đơn vị hành chính sự nghiệp là được trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kính phí từ nguồn quỹ Nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Điều đó đòi hỏi việc quản lý chi tiêu hạch toán kế toán phải tuân thủ luật pháp, đúng mục đích trong phạm vi dự toán đã được phê duyệt của từng nguồn kinh phí, đúng nội dung chi tiêu theo tiêu chuẩn định mức của Nhà nước để góp phần tăng cường chất lượng quản lý và phù hợp với yêu cầu quản lý chi kiểm soát chi của Luật ngân sách Nhà nước yêu cầu chúng ta phải nghiên cứu kỹ nhìn vấn đề trong công tác kế toán hành chính sự nghiệp từ các khâu như: Công tác lập dự toán năm Công tác chấp hành dự toán Công tác kế toán Công tác kế toán năm. I.Khái niệm ,nhiệm vụ ,ý nghĩa của lao động,tiền lương và các khoản trích theo lương tại dơn vị hành chính sự nghiệp. 1.Khái niệm, Ý nghĩa của lao động,tiền lương và các khoản trích theo lương tại dơn vị hành chính sự nghiệp. Lao động là yếu tố cơ bản quyết định trọng quá trình sản xuất kinh doanh, sản xuất ra của cải vật chất gắn liền với lao động của con người. Lao động trong đơn vị là toàn bộ những hoạt động của người lao động để thực hiện chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngô Minh Quy n – K104 6
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh Tiền lương cũng gắn liền với lao động và nền sản xuất kinh doanh, tiền lương được biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động sử dụng để bù đắp hao phí sức lao động của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và sản xuất hàng hóa. Nó cũng là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh, là một bộ phận cấu thành sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập. Trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tiền lương được sử dụng như một phương tiện quan trọng: "Đòn bẩy kinh tế" để kích thích, động viên người lao động hăng hái sản xuất kinh doanh, tăng thêm sự quan tâm của người lao động đến kết quả lao động của họ nhằm tăng năng suất lao động, sáng tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, động viên người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao trong tất cả các lĩnh vực công tác. Việc tính toán và phân bổ chính xác tiền lương, thực hiện đúng đắn chế độ tiền lương, tính đúng, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ phát huy được chức năng, tác dụng của tiền lương góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Ở nước ta hiện nay, ngoài phần tiền lương phân phối cho người lao động theo số lượng và chất lượng, người lao động còn được hưởng một phần sản phẩm xã hội dưới trạng thái tiền tệ. Trong trường hợp người lao động đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, sản phẩm này hình thành quỹ bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng chi trợ cấp BHXH cho người lao động trong trường hợp người lao động vĩnh viến hay tạm thời mất sức lao động từ 61% trở lên, hoặc người lao động đã đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH. Căn cứ vào thời gian, người lao động đã cống hiến trước đó, khoản trợ cấp BHXH gắn với tiền lương (mà người lao động được hưởng vẫn quen gọi là hưởng lương hưu). Nó cùng với tiền lương đáp ứng nhu cầu cuộc sống củ người lao động, đồng thời cũng hình thành giá trị sản phẩm co lao động tạo ra. Chia làm 2 loại: Ngô Minh Quy n – K104 7
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh + Tiền lương chính: Trả cho công nhân viên theo nhiệm vụ chính, ở đây tiền lương được trả theo cấp bậc, các khoản phụ cấp kèm theo với tiền lương. + Tiền lương phụ: Trả cho công nhân viên trong những thời gian làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng theo chế độ này quy định như: Tiền lương, nghỉ phép, tiền lương trong thời gian ngừng việc do nguyên nhân khách quan. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh, các chính sách chế độ về lao động, BHXH, BHYT cũng được đổi mới và đã có tác dụng nhất định, kích thích người lao động góp phần cho sự đổi mới nền kinh tế đất nước. 2.- NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG - BHXH: Kế toán chức năng là công cụ quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, cần sử dụng đúng chức năng vị trí của nó trong lĩnh vực lao động và quản lý tiền lương - BHXH, tổ chức tốt công tác kế toán lao động tiền lương và BHXH, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Tính toán, phẩn bổ đúng đắn các khoản tiền lương và BHXH góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho đơn vị và người lao động. Muốn thực hiện chức năng là công cụ phục vụ sự điều hành quản lý lao động tiền lương có hiệu quả, kế toán tiền lương BHXH phải được thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tổ chức tốt công tác kiểm tra trung thực, chính xác, đầy đủ về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Tính toán kịp thời, chính xác, đúng chính sách, chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. - Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hình chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương, BHXH, tình hình sử dụng quỹ lương và quỹ BHXH. Tính toán và phân bổ đúng đối tượng các khoản tiền, tiền lương, khoản tính BHXH hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, BHXH. - Lập các báo cáo về lao động tiền lương, BHXH thuộc trách nhiệm của kế toán, tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, Ngô Minh Quy n – K104 8
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh quỹ BHXH, đề xuất ý kiến biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, đấu tranh chống những việc làm vi phạm chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, chế độ phân phối theo lao động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản thanh toán khác. 3.- PHÂN LOẠI CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN TRONG ĐƠN VỊ 3.1/Ý nghiã của việc phân loại cán bộ công nhân viên trong đơn vị: Trong mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp, CBCNV có nhiều loại, thực hiện những nhiệm vụ và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị cần phải tổ chức lao động trong đơn vị đủ số lượng lao động, cấp bậc kỹ thuật, bố trí sắp xếp lao động trong lĩnh vực hoạt động một cách phù hợp, cân đối với nhiệm vụ của đơn vị và cần phải tổ chức kế toán tiền lương bảo đảm tính toán và trả lương đúng chính sách, chế độ phân bổ tiền lương và BHXH đúng đối tượng. Việc phân loại lao động trong ddơn vị sẽ giúp cho công tác tổ chức lao động và tổ chức kế toán tiền lương trong đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ. Góp phần tăng cường công tác quản lý quỹ tiền lương và BHXH. 3.2/ Phân loại cán bộ công nhân viên trong đơn vị: Công nhân viên chức trong đơn vị là số lao động trong danh sách do đơn vị trực tiếp quản lý và trả lương trong biên chế được Tổng cục thuế giao khoán tuỳ theo từng loại công việc, cán bộ công nhân viên được chia làm 2 loại: - Cán bộ công nhân viên chức trong biên chế. - Cán bộ công nhân viên chức hợp đồng ngoài biên chế. II- XÁC ĐỊNH QUỸ LƯƠNG CỦA ĐƠN VỊ 1/ Quỹ tiền lương: Là toàn bộ số tiền phải trả cho người lao động do cục thuế quản lý quản lý và sử dụng họ, bao gồm: + Tiền lương theo thời gian + Tiển lương trả cho người lao động trong thời gian điều động đi công tác làm nghĩa vụ trong phạm vụ chế độ quy định. Ngô Minh Quy n – K104 9
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh + Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, đi học theo chế độ quy định. + Tiển lương theo tính chất thường xuyên + Phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ + Phụ cấp khu vực (nếu có) + Phụ cấp trách nhiệm Ngoài ra, quỹ lương còn được tính cả các khoản tiền trợ cấp, BHXH cho người lao động trong thời gian đau ốm, thai sản và tai nạn lao động. 2/ Đơn giá tiền lương: Mục đích yêu cầu của việc khoán kinh phí hoạt động - Kinh phí được khoán phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị là thu đúng, thu đủ theo quy định của Luật, Pháp lệnh về thuế và dự toán thu được giao hàng năm. - Việc khoán chi nhằm phát huy vai trò chủ động sáng tạo của cán bộ công nhân viên chức ngành thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, trong việc thực hiện tiết kiệm các khoản chi phí, chống lãng phí. - Trên cơ sở mức khoán kinh phí, các đơn vị trong ngành phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị được giao và nếu sử dụng kinh phí tiết kiệm thì số kinh phí tiết kiệm sẽ được sử dụng một phần để cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên chức, phần còn lại sẽ đầu tư mua sắm tài sản phục vụ cho công tác. Trên cơ sở phân tích các đơn vị sẽ dự kiến các khoản chi để làm căn cứ xác định tỷ lệ khoán; Căn cứ tính toán để xác định tỷ lệ khoán chi: 1. Về thu nhập của cán bộ công nhân viên dự kiến tính: - Số lượng cán bộ công nhân viên trong biên chế được giao x (Lương + Phụ cấp lương bình quân người/ tháng) x 12 tháng. - Số lượng cán bộ hợp đồng dài hạn x (Lương + Phụ cấp lương bình quân người/ tháng) x 12 tháng. 2. Đối với uỷ nhiệm thu: Số người uỷ nhiệm thu x 450.000 đồng/tháng x hệ số 1,1 x 12tháng 3/ Tiền thưởng: Quỹ tiền lương của đơn vị phải được đăng ký tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và cơ quan lao động sở tại. Ngô Minh Quy n – K104 10
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh 4/ Quỹ Bảo hiểm xã hội: Trong đơn vị, ngoài số tiền lương được lĩnh theo số lương, chất lượng lao động, người lao động còn được quỹ BHXH trợ cấp trong những trường hợp đau ốm, thai sản, tai nạn lao động... Theo chế độ Nhà nước quy định hiện nay quỹ BHXH được xác định và hình thành bằng cách hàng tháng tính theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cấp bậc phải trả cho công nhân viên trong tháng và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Như vậy quỹ BHXH có liên quan mật thiết với quỹ tiền lương Trợ cấp BHXH được chia trên cơ sở mức độ cống hiến của người lao động đối với xã hội (thời gian công tác, bậc lương) và thực trạng mất sức lao động của họ, mức trợ cấp BHXH thấp hơn tiền lương của người lao động khi đang công tác nhưng đủ đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu. Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn: + Người sử dụng lao động đóng thay người lao động bằng 15% mức lương cấp bậc của người lao động. + Người lao động đóng bắng 15% tiền lương cấp bậc hàng tháng để tham gia chế độ hưu trí tử tuất. + Ngoài ra Nhà nước hỗ trợ thêm để thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động từ nguồn ngân sách. 5/ Quỹ bảo hiểm y tế: Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí... cho người lao động trong thời gian ốm đau. Quỹ này được hình thành bằng cách tính tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên phát sinh trong tháng. Tỷ lệ bảo hiểm y tế hiện hành là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. 6. Công đoàn phí : Hình thành do việc trích lập theo một tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của CNV thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí hoạt động. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%. Số kinh phí công đoàn đơn vị trích được một phần nộp lên cơ Ngô Minh Quy n – K104 11
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại đơn vị để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị. Tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích theo lương hợp thành chi phí phân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh VI- HẠCH TOÁN CHI TIẾT KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG - BHXH 1- Kế toán tiền lương: a- Chứng từ thanh toán lương: - Chứng từ tính trả lương theo thời gian: Là bảng chấm công, bảng này dùng đề theo dõi thời gianlàm việc trong tháng, bảng chấm công do các phòng ban ghi hàng ngày. Việc ghi chép trên bảng chấm công do cán bộ phụ trách trong đơn vị đó ghi theo quy định về chấm công, cuối tháng căn cứ vào thời gian làm việc thực tế quy ra công và những ngày nghỉ được hưởng lương theo chế độ quy định để tính lương phải trả. Từ đó lập bảng thanh toán cho toàn đơn vị và làm thủ tục rút tiền gửi Ngân hàng về quỹ tiền mặt để trả lương. Tiền lương phải được phát đến tận tay người lao động hoặc do đại diện tập thể lĩnh cho cả tập thể; Việc phát lương do thủ quỹ đảm nhận, người nhận lương phải ký vào bảng thanh toán lương. Nếu hàng tháng có khoản phải trừ vào lương thì phải trừ dần, không trừ hết một lần để ít gây biến động đến đời sống của người lao động. b- Trình tự hạch toán lương: Để phản ánh tình hình thanh toán lương và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên, kế toán sử dụng "Tài khoản 334" (Phải trả công nhân viên). Nội dung phản ánh: Bên nợ: + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác đã trả, đã ứng cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động. + Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Ngô Minh Quy n – K104 12
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh + Tiền lương cán bộ công chức, viên chức và người lao động chưa lĩnh Bên có: + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Dư nợ (nếu có): Số trả thừa cho công nhân viên chức. Dư có: + Các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động. * Phương pháp hạch toán kế toán: + Tính tiền lương, tiền công và những khoản phụ cấp theo quy định phải trả cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Nợ TK 66121: Có TK 334: Phải trả cán bộ công chức, viên chức và người lao động. + Tiền thưởng phải trả cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Nợ TK 431: Quỹ khen thưởng Có TK 334: Phải trả cán bộ công chức, viên chức và người lao động. + Tính sổ BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn) phải trả cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Nợ TK 332: Các khoản phải nộp theo lương Có TK 334: Phải trả cán bộ công chức, viên chức và người lao động + Khi chi lương và các khoản phải trừ vào lương thu nhập của công nhân viên, như tiền tạm ứng, BHYT, BHXH, kinh phí công đoàn kế toán dùng tài khoản Nợ TK 334: Phải trả cán bộ công chức, viên chức và người lao động Có TK 312: Tạm ứng Có TK 332: Các khoản phải nộp theo lương Ngô Minh Quy n – K104 13
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh Có TK: 138: Phải thu khác Có TK 111: Số còn được lĩnh c- Sổ sách hạch toán - Đơn vị áp dụng hình thức chứng từ, chứng từ ghi sổ, sổ phát sinh bên Có TK 334 từ chứng từ gốc được phân loại, tổng hợp vào bảng phân bổ (thay cho bảng tổng hợp chứng từ gốc). Từ đó lập các chứng từ ghi sổ phù hợp (Có TK 334, Nợ các TK có liên quan), sau đó từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vào sổ cái. 2- Kế toán các khoản trích theo lương Cùng với tiền lương trong quá trình lao động, người lao động còn có thể được nhận thêm một khoản nữa là BHXH BHXH là khoản trợ cấp cho công nhân viên trong những trường hợp đau ốm, thai sản, tai nạn lao động... hay nói cách khác BHXH tạo ra thu nhập thay thế lương cho công nhân viên chức trong trườn hợp nghỉ việc tạm thời. a- Chứng từ thanh toán BHXH: Gồm giấy tờ: Giấy chứng nhận nghỉ ốm, tai nạn, thai sản có xác nhận của cơ quan y tế hay bệnh viện. Căn cứ vàp chứng từ này để tính mức BHXH. Sau khi được kế toán trưởng duyệt và thủ trưởng kiểm tra sẽ được dùng làm căn cứ vào tất cả các chứng từ chi trả BHXH được duyệt của cơ quan BHXH, kế toán lập bảng thanh toán BHXH. Thanh toán bảo hiểm xã hội: - Nghỉ do tai nạn lao động: Thanh toán 100% theo mức lương đóng BHXH. - Nghỉ thai sản: Thanh toán 100% theo mức lương đóng BHXH và được trợ cấp 1 tháng lương (đối với sinh con lần 1 và lần 2) - Mức lương trợ cấp ốm đau: Thanh toán bằng 75% theo mức lương đóng BHXH. b- Kế toán các khoản trích theo lương. Để theo dõi khoản tính BHXH và chi tiết quỹ BHXH, kế toán sử dụng TK 332 "Các khoản phải nộp theo lương" Ngô Minh Quy n – K104 14
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh Tài khoản 332 có 3 tiểu khoản: TK 3321: Bảo hiểm xã hội TK 3332: bảo hiểm y tế TK 3323: Kinh phí công đoàn * Phương pháp hạch toán Hàng tháng trích 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ Nợ TK 661: Chi hoạt động Có TK 332: Các khoản phải nộp theo lương - Tính số BHXH trừ vào lương của cán bộ, viên chức (5% BHXH, 1% BHYT) Nợ TK 334: Phải trả cán bộ, viên chức Có TK 332: : Các khoản phải nộp theo lương (3321,3322) - Nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ Nợ TK 332: Các khoản phải nộp theo lương (3321,3322,3323) Có TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi Ngân hàng - Tính BHXH phải trả cán bộ, viên chức và người lao động theo chế độ Nợ TK 332: Các khoản phải nộp theo lương (3321,3322,3323) Có TK 334: Phải trả công chức, viên chức - KPCĐ vượt chi được cấp bù Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi Ngân hàng Có TK 332: Các khoản phải nộp theo lương (3323) - Khi nhận được số tiền cơ quan bảo hiểm xã hội cấp cấp cho đơn vị về số BHXH đã chi trả cho cán bộ, viên chức Ngô Minh Quy n – K104 15
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh Nợ TK 111,112 Có TK 332: Các khoản phải nộp theo lương (3321) c- Sổ sách hạch toán: Gồm các bản kê chứng từ, chứng từ ghi sổ có, Sổ chi tiết, sổ đăng ký chứng từ, sổ cái. Đơn vị đã chọn hình thức chứng từ ghi sổ. Ngô Minh Quy n – K104 16
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh Phần II : Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Kho bạc nhà nước Lai Châu I. Đặc điểm,tình hình chung của cục thuế tỉnh Điện Biên : 1. Vài nét về tỉnh Điện Biên và Cục thuế tỉnh Điện Biên. * Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên a. Vị trí địa lý, kinh tế chính trị: Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc, có toạ độ địa lý từ 20 54' - 22 33' vĩ độ Bắc và 102 10' - 103 36' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc Phía Tây và Tây Nam giáp với nước CHDCND Lào Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính tương đương cập huyện với 88 xã, phường, thị trấn; trong đó có 59 xã đặc bịêt khó khăn. Tổng diện tích tự nhiên là 9.554,107 Km2 Điện Biên có 398,5 km đường biên giới, trong đó có biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc là 38,5 km. b. Địa hình , đất đai: là một tỉnh có địa hình phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây - Nam xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trong địa bàn tỉnh; theo tài liệu đánh giá tài nguyên đất đai, tỉnh Điện Biên có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Các nhóm đất này phù hợp với các loại cây lương thực, hoa mầu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng... Về hiện trạng sử dụng đất: đất nông nghiệp toàn tỉnh có 108.158 ha, chiếm 11,32% diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp rừng là 348.049 ha, chiếm 37%; đất chuyên dùng 6.503 ha, chiếm 0,3%; đất đồi núi là 512.150 ha, chiếm 96,9%. c. Khí hậu, thời tiết, tài nguyên nước: có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 23 C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700 mm đến 2.500 mm; độ ẩm trung bình từ 83 - 85%. Ngô Minh Quy n – K104 17
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh Là vùng đầu nguồn của 3 hệ thống sông chính: Lưu vực sông Đà; Lưu vực sông Nậm Rốm; Lưu vực sông Mã; sông suối có đặc điểm là dốc, lưu lượng dòng chảy lớn nên thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện phục vụ tưới tiêu và phát điện. d. Tài nguyên khoáng sản: chủ yếu là dạnh mỏ nhỏ, trong đó có một số mỏ quan trong là: Mỏ than mỡ Thanh An có trữ lượng cấp C1 + C2 khoảng 156.000 tấn; Mỏ cao lanh ở Huổi Phạ trữ lượng khoảng 51.000 tấn; Đá đen làm vật liệu lợp và ốp lát phục vụ XDCB và xuất khẩu, mỏ đá xây dựng ở Tây Trang. e. Tài nguyên du lịch: có di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ, đền Hoàng Công Chất ... là tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch. Bên cạnh đó Điện Biên còn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Hồ Pa Khoang. Suối khoáng nóng Hua Pe, hồ U Va, tháp Mường Luân ... f. Đặc điểm dân cư xã hội: dân số trung bình của Điện Biên năm 2004 có 438.918 người, gồm 18 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm khoảng 40,4%, dân tộc Mông chiếm 28,8%, Kinh chiếm 19,7%, Khơ mú 3,2%, ... đồng bào các dân tộc trong tỉnh có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, tuy nhiên ở một số vùng do tập quán sinh hoạt của đồng bào chủ yếu sinh sống ở những vùng cao, vùng xa, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn nên trình độ dân trí còn hạn chế ( Theo số liệu công bố năm 2005 ) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: Tổng giá trị tăng GDP năm 2006 ước đạt 1.037 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2006 đạt 8,7%/ năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X là 8 - 9%/năm. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2006 là: nông, lâm, ngư nghiệp là 37,55%; công nghiệp xây dựng: 25,8%; dịch vụ 36,65%. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2006 ước đạt 121 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2006 ước khoảng 890 tỷ đồng, chiếm 85,8% GDP. Qua một vài nét khái quát về tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên cho ta thấy những ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, những thế mạnh cho phát triển toàn diện các lĩnh vực công, nông, thương nghiệp, dịch vụ và du lịch, Song Điện Biên có những khó khăn chung của cả nước khi bắt tay vào thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, các đơn vị chịu sức ép lớn của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới cơ chế Ngô Minh Quy n – K104 18
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh quản lý, sắp xếp lại đơn vị trong thời gian qua với chủ trương đổi mới đơn vị Nhà nước của Đảng và Nhà nước, thực hiện Luật đơn vị và Luật đơn vị Nhà nước; các đơn vị đã phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh và giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh Điện Biên. Cục thuế tỉnh Điện Biên được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 theo Quyết định số 6845/QĐ-BTC ngày 5 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính về việc thành lập Cục thuế tỉnh Điện Biên. Cục thuế Điện Biên là một cơ quan chuyên môn thuộc Tổng cục thuế, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của Uỷ ban nhân dân tỉnh để quản lý công tác thu thuế và thu khác trên địa bàn. Được Tổng cục thuế cấp phát nguồn kinh phí để hoạt động. Để hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao, Cục thuế đã bố trí quản lý cán bộ, quản lý nguồn thu theo mô hình chung của Tổng cục thuế, Với gần 275 cán bộ trong toàn ngành thuế Điện Biên, trong đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 24,8%, trung cấp 69%, sơ cấp và chưa qua đào tạo 6,2%%; Được chia thành 8 Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố và 8 phòng ban chức năng ở Văn phòng Cục thuế tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Phòng như sau: 1. Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Cục trưởng Cục thuế: về công tác tổ chức, quản lý cán bộ, đào tạo, biên chế, tiền lương và công tác thi đua khen thưởng của Cục thuế. Nhiệm vụ cụ thể: Hướng dẫn thực hiện các văn bản, chế độ, quy trình về công tác tổ chức, cán bộ của Nhà nước và của ngành. Sắp xếp bộ máy Cục thuế theo quy định, tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực hiện quy hoạch, sắp xếp, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ... theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý, quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ theo quy đinh của Nhà nước. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị và một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác cho cán bộ, công chức thuộc Cục thuế theo hướng dẫn của Tổng Cục Thuế. Ngô Minh Quy n – K104 19
- Tr−êng cao ®¼ng tμi chÝnh - Qu¶n trÞ kinh doanh Thực hiện tuyển dụng, nâng lương, nâng ngạch, lưu trí, thôi việc và các chế độ, chính sách đối với người lao động theo qui định, quản lý thống nhất biên chế và lao động; Kiểm tra, xác minh, trả lời các đơn khiếu nại, tố cáo về cán bộ của Cục thuế, đề xuất việc xử lý cán bộ; Hướng dẫn và thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Cục thuế, Tổ chức công tác bảo quản lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo qui định của ngành; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao. 2. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ: Giúp Cục trưởng Cục thuế: đảm bảo hậu cần cho hoạt động của Cục Thuế; tổ chức công tác văn thư, lưu trữ của Cục thuế. Nhiệm vụ cụ thể: - Hành chính cơ quan: + Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, tiếp nhận, phát hành kịp thời, đầy đủ, chính xác công văn của Cục thuế ( bao gồm cả tờ khai và hồ sơ về thuế). + Tổng hợp xây dựng kế hoạch công tác của Cục thuế, theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch công tác đảm bảo thời gian và chất lượng; tổng hợp đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Cục thuế. + Quản lý việc sử dụng con dấu, khắc dấu theo quy đinh của Nhà nước. + In ấn tài liệu phục vụ công tác của cơ quan. + Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định của ngành; - Quản lý tài chính: + Hướng dẫn các nguyên tắc, chế độ thể lệ quy đinh của nhà nước, cụ thể hoá các quy đinh của ngành về công tác chi tiêu Tài chính của Cục thuế; + Hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra các Chi cục thuế trong việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí chi tiêu; tổng hợp lập dự toán, quyết toán chi tiêu của Cục thuế; Ngô Minh Quy n – K104 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn