intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

30
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp" nhằm nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong công tác nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp. Phân tích, đánh giá cũng như tìm hiểu về thực trạng công tác nguyên vật liệu của công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIÀY DÉP TÂN HỢP Họ và tên sinh viên: Cao Thị Mỹ Nhung Mã số sinh viên: 1723403010172 Lớp: D17KT04 Ngành: KẾ TOÁN GVHD: Th.S Mã Phượng Quyên Bình Dương, tháng 11 năm 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp” là trung thực và không có bất kỳ sự sao chép của người khác. Đây là bài nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: ThS. Mã Phượng Quyên. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra. Bình Dương, ngày 18 tháng 10 năm 2020 Cao Thị Mỹ Nhung 1
  3. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. ................................................................................................6 2. Mục tiêu nghiên cứu. ..........................................................................................6 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu. ....................................................7 4. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................8 5. Kết cấu của đề tài. ..............................................................................................9 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................10 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập ...............................10 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty.....................................................................10 1.1.2. Đặc điểm, qui trình sản xuất kinh doanh ................................................11 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí. ...................................................................12 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ..................................................................................12 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận. ........................................................13 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. ...................................................................15 1.3.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. ..........................................................15 1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. ...............................................................15 1.3.3. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận. .........................................................16 1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIÀY DÉP TÂN HỢP .........................................................................21 2.1. Nội dung .........................................................................................................21 2.1.1. Khái niệm. ..................................................................................................21 2.1.2. Đặc điểm. ....................................................................................................21 2.1.3. Phân loại. ....................................................................................................21 2.1. Nguyên tắc kế toán. .......................................................................................22 2.1.1. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu. .............22 2.2. Tài khoản sử dụng.........................................................................................24 2.3. Chứng từ sử dụng..........................................................................................24 2.4. Sổ sách sử dụng .............................................................................................27 2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị .................................................27 2
  4. 2.6. Tài khoản “152” được thể hiện trên báo cáo tài chính... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ. ........... Error! Bookmark not defined. 3.1. Nhận xét. ........................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2. Kiến nghị ........................................................ Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................... Error! Bookmark not defined. 3
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.6.1: Phân tích biến động khoản mục Hàng tồn kho. Bảng 2.7.1: Phân tích quan hệ cân đối 1 Bảng 2.7.2: Phân tích quan hệ cân đối 2. Bảng 2.7.3: Phân tích quan hệ cân đối 3. Bảng 2.7.4: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2017/2018 Bảng 2.7.5: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 Bảng 2.7.6: Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn qua các năm Bảng 2.7.7: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2018/2017 Bảng 2.7.8: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 Bảng 2.7.9: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018/2017 Bảng 2.7.10: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019/2018 Bảng 2.7.11: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018/2017. Bảng 2.7.12: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019/2018. 4
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm. Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Hình 1.4. Sơ đồ hạch toán. Hình 2.5.1.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0007742 Hình 2.5.1.2: Phiếu nhập kho Hình 2.5.1.3: Sổ nhật kí chung Hình 2.5.1.4: Sổ chi tiết nhập kho Hình 2.5.2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000060 Hình 2.5.2.2: Phiếu nhập kho Hình 2.5.2.3: Sổ nhật kí chung Hình 2.5.2.4: Sổ chi tiết nhập kho Hình 2.5.3.1: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000340 Hình 2.5.3.2: Phiếu nhập kho Hình 2.5.3.3: Sổ nhật kí chung Hình 2.5.3.4: Sổ chi tiết nhập kho Hình 2.5.4.1: Phiếu xuất kho Hình 2.5.4.2: Sổ chi tiết xuất kho Hình 2.5.5.1: Phiếu xuất kho Hình 2.5.5.2: Sổ chi tiết xuất kho 5
  7. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến mới. Những vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày nay ngày càng khốc liệt và phức tạp, không chỉ đơn thuần là cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng mà còn cạnh tranh quyết liệt về giá thành sản phẩm, với sự cải tiến, đổi mới không ngừng để đưa ra thị trường những sản phẩm không chỉ tốt về chất lượng mà còn có giá cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo được mức chi phí hợp lí nhằm đạt được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ giúp cho sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin cậy. Có nhiều doanh nghiệp thành công nhưng cũng không ít doanh nghiệp thất bại trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay. Vậy chìa khóa nào để mở được cách cửa thành công. Câu hỏi được đặt ra như một lời thách thức đối với các doanh nghiệp. Muốn tạo nên một sản phẩm tốt nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm là một yếu tố không thể thiếu để tạo nên sản phẩm chất lượng. Vì vậy, việc quản lí và hạch toán chính xác chi tiết vật liệu không những là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho việc tính tổng giá thành sản phẩm đúng mà còn là biện pháp không thể thiếu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khốc liệt. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc kiểm soát nguồn nguyên vật liệu, em đã chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH giày dép Tân Hợp” làm chuyên đề cho bài báo cáo của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. *Mục tiêu chung Nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong công tác nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp. Phân tích, đánh giá cũng như tìm hiểu về thực trạng công tác nguyên vật liệu của công ty. 6
  8. *Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu khái quát về công tác kế toán nguyên vật liệu từ khâu thu mua, quản lý nguyên vật liệu đến quá trình hạch toán, ghi chép trên báo cáo, sổ sách tại khi và tại phòng kế toán về tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua báo cáo tài chính của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp Từ kết quả phân tích đạt được, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính của công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp Phân tích biến động của các khoản mục liên quan đến nguyên vật liệu và tình hình tài chính nói chung của công ty. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng công tác kế toán của công ty TNHH giày dép Tân Hợp trong năm 2020. Dữ liệu về báo cáo tài chính năm của công ty TNHH giày dép Tân Hợp được thu thập qua các năm 2017, 2018, 2019. Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH giày dép Tân Hợp 3. Câu hỏi nghiên cứu. Từ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, tác giả xây dựng câu hỏi nghiên cứu. 1. Thông tin khái quát về công ty TNHH giày dép Tân Hợp là gì? 2. Thực trạng công tác kế toán nghuyên vật liệu tại công ty TNHH giày dép Tân hợp? 3. Biến động các khoản mục và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH giày dép Tân Hợp như thế nào? 4. Các nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và tình hình tài chính tại công ty TNHH giày dép Tân Hợp? 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu. 4.1. Phương pháp nghiên cứu. 7
  9. 4.2. Nguồn dữ liệu. Phương pháp tiếp cận: Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu những thông tin sau: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài (trong các tài liệu, giáo trình về lý thuyết phân tích báo cáo tài chính…). Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (trong các tạp chí, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học… có liên quan tới vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp). Chủ trương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu (chủ yếu là các là các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước điều chỉnh các nội dung liên quán đến báo cáo tài chính doanh nghiệp). Số liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các báo cáo tài chính của Công ty qua các năm, số liệu thống kê ngành…) Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp: Tài liệu giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty được lấy từ phòng kế toán của công ty Báo cáo tài chính các năm 2017, 2018, 2019 được lấy từ phòng kế toán của công ty Dữ liệu sơ cấp: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp sẽ được tính toán dựa trên hệ thống báo cáo tài chính các năm 2017, 2018, 2019. Phân tích và xử lý dữ liệu: Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng nhiều phuơng pháp phân tích khác nhau như phuơng pháp so sánh, phương pháp tỷ số , kết hợp phân tích ngang và phân tích dọc. Các phương pháp nêu trên sẽ được sử dụng linh hoạt, phù hợp với từng nội dung phân tích để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau và nhiều mục đích khác nhau. Phương pháp trình bày dữ liệu: Dữ liệu trong đề tài nghiên cứu sẽ được tác giả trình bày dưới dạng lời văn kết hợp với các bảng biểu phân tích. 5. Ý nghĩa của đề tài. Đề tài phân tích, đánh giá ưu điểm và nhược điểm về kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH giày dép Tân Hợp từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện 8
  10. kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp. Đề tài đi vào nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, chỉ ra được các điểm mạnh và những tồn tại trong tình hình tài chính của công ty TNHH giày dép Tân Hợp, góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp; là cơ sở nền tảng cho việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; từ đó đưa ra được các nhận định, đánh giá và kết luận chính xác toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phân tích. Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, giúp Công ty đánh giá chính xác tình hình tài chính và nhằm giúp cho các quyết định của Ban lãnh đạo Công ty đưa ra theo chiều hướng phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, mở rộng kinh doanh, tài trợ và phân phối lợi nhuận,…. trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh. 6. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu của công ty TNHH giày dép Tân Hợp. Chương 3: Nhận xét – Giải pháp 9
  11. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập 1.1.1.Giới thiệu sơ lược về công ty. Công ty được thành lập và đi vào họat động tháng 9 năm 1999 với 110 cán bộ công nhân viên và số vốn ban đầu 1.250.000.000 triệu đồng. Công ty TNHH giày dép Tân Hợp là một công ty tư nhân chuyên sản xuất - xuất khẩu giày dép các lọai. Tên giao dịch : Tan Hop Footwear Co.,Ltd. Địa chỉ : Ấp 1, Cụm công nghiệp Thiện Tân, Thạnh Phú, Xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai MST : 3600663364 Số điện thoại : 0613.997510 Fax: 0613.997511 Website: Thshoes.com.vn Khách hàng FT International ( UK) đặt đơn hàng đầu tiên cho Công ty vào tháng 10 năm 1999. Với số vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng và số lượng cán bộ công nhân viên 273 người, Công ty được xếp vào lọai doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo giấy phép kinh doanh, Công ty TNHH giày dép Tân hợp sản xuất , xuất khẩu, kinh doanh nội địa các sản phẩm giày dép, quần áo, các mặt hàng thủ công . Từ những ngày đầu thành lập chỉ với những phân xưởng giày nhỏ với khoảng 50 công nhân chuyên sản xuất và gia công giày dép xuất nhập khẩu. Công Ty Tân Hợp đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư - phát triển bền vững, lấy sản xuất và gia công giày dép làm lĩnh vực trọng tâm. Hiện nay số lượng công nhân lên đến khoảng 700 Công Ty Tân Hợp phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, hướng đến một tập đoàn mang đẳng cấp khu vực và quốc tế... Hiện tại, Công ty chủ yếu tham gia vào việc sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng giày dép sang thị trường Châu Âu . 10
  12. 1.1.2. Đặc điểm, qui trình sản xuất kinh doanh Qui trình sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện theo sơ đồ sau: Vật tư đầu vào Bộ phận cắt, dập (Đã được kiểm tra) Bộ phận cắt, dán Bộ phận mài, Bộ phận lắp ráp Bộ phận may chuẩn bị đế thành phẩm Bộ phận bao bì, đóng gói Thành phẩm xuất hàng Hình 1.1. Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm. (Nguồn: Phòng quản lí Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, 2020) So với các doanh nghiệp trong ngành, Công nghệ của Công ty ở mức trung bình. Phần lớn các máy chính của dây chuyền sản xuất có xuất xứ Korea (Máy định hình mũi giày, máy định hình gót giày) đều không phải là mới . Hệ thống băng tải, máy dập chặt, máy thoa keo được sản xuất tại Việt nam cũng không phải là thiết bị hiện đại trong ngành. Chỉ có dây chuyền máy may hầu hết là máy mới có xuất xứ Hàn Quốc (Sun Star). Nhìn chung,máy móc, dây chuyền công nghệ của Công ty cần được đánh giá lại và có chiến lược thay thế bổ sung kịp thời vì với hệ thống hiện nay, Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tăng thời gian chi phí sản xuất do máy hỏng, bảo trì.... 11
  13. Vật tư đầu vào : Là các vật tư, nguyên vật liệu chủ yếu để tạo nên sản phẩm, cụ thể gồm có: + Da các loại + Giả da, Simili các loại + Vải các loại + Tấm mút xốp + Đế đúc sẵn Các vật tư, nguyên vật liệu này được mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngòai sau đó được phân lọai, kiểm tra, đối chiếu với các mẫu hàng đã được khách hàng xác nhận. Bộ phận cắt, dập: Sử dụng máy cắt dập thủy lực, khuôn dao để để tạo ra các chi tiết ban đầu của sản phẩm. Bộ phận gấp, dán thủ công: Đây là bộ phận sử dụng nhiều lao động thủ công, dùng tay và một số máy chuyên dụng như máy xén, máy ép, máy bôi keo để tạo ra bán thành phẩm cho khâu may. Bộ phận mài đế, chuẩn bị đế: Sử dụng hệ thống máy mài và băng tải để tạo ra đế bán thành phẩm. Bộ phận may: May ráp nối các chi tiết của sản phẩm bằng máy may công nghiệp Bộ phận lắp ráp thành phẩm: Sử dụng các máy chuyên dụng như máy gò mũi, gò gót, máy ép thủy lực bốn chiều, băng tải, lò sấy để lắp ráp bán thành phẩm của bộ phận may và bộ phận chuẩn bị đế thành sản phẩm cuối cùng. Bộ phận bao bì đóng gói: Đây là bộ phận vệ sinh, kiểm tra và bao gói theo yêu cầu của khách hàng và được chuyển đến kho thành phẩm và xuất hàng. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí. 1.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty có tổ chúc quản lý theo mô hình hoạt động sau (Xem hình 1.2): 12
  14. GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT KINH DOANH P. VẬT TƯ P. KINH P.KẾ TOÁN P. TỔ CHỨC DOANH P. KỸ P. XNK THUẬT BAN QUẢN ĐỐC TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ DẬP MÀI MAY THỦ GÒ RÁP BAO CÔNG BÌ Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí. (Nguồn: Phòng quản lí Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, 2020) 1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận. *Ban giám đốc. Ban giám đốc đảm bảo rằng các trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ các vị trí được truyền đạt trong toàn bộ tổ chức để đảm bảo mọi nhân viên thấu hiểu và thực hiện. *Phòng kế toán tài vụ. 13
  15. - Tham mưu cho hội đồng thành viên và giám đốc hoạch định chính sách, vận hành nền tài chính của cty trong từng thời kỳ phát triển, xây dựng phương án phân phối, lợi dụng, sử dụng các quỹ. - Tổng hợp, phân tích và lưu trữ các thông tin kinh tế chuyên ngành và các báo cáo quyết toán tài chính. - Yêu cầu các phòng, ban cung cấp các hồ sơ chứng từ, các báo cáo phục vụ cho công tác kế toán thống kê. - Đại diện Công ty trong quan hệ giao dịch với các đơn vị tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước. *Phòng kỹ thuật và xuất nhập khẩu. - Tham mưu cho giám đốc về định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh, thông tin về giá cả thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu, về mặt kỹ thuật chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của Công ty. - Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, lập hợp đồng kinh tế nội thương, ngoại thương, theo dõi thực hiện hợp đồng, giao nhận, thanh lý hợp đồng nội thương và thanh toán quốc tế. *Phòng vật tư. - Chịu trách nhiệm mua vật tư theo mẫu đã được xác nhận, tìm nguồn vật tư , phụ trách kho vật tư - Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng đầu ra, hàng tồn kho xuất, nhập hàng đúng theo quy định. *Phòng tổ chức hành chính - Tham mưu cho Giám đốc hoặc Phó giám đốc được ủy quyền về công tác tổ chức nhân sự, tuyển dụng, đào tạo về chế độ, chính sách lao động, tiền lương của toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong công ty. - Quản lý hành chính, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động toàn Công ty, quản lý cấp phát và thu hồi sổ lao động, theo dõi tổ chức nhân sự toàn cty. - Tiếp nhận, quản lý các đơn khiếu nại, tố cáo ... và tham mưu cho Ban giám đốc giải quyết. - Yêu cầu các đơn vị trực thuộc Công ty cung cấp các số liệu, hồ sơ về nhân sự phục vụ cho công tác tổ chức, hành chính. 14
  16. - Đại diện Công ty trong các vụ kiện dân sự trên cơ sở ủy quyền của Giám đốc. *Ban quản đốc phân xưởng sản xuất. - Thực hiện việc tổ chức sản xuất các sản phẩm của công ty theo quy trình, kế hoạch đã được Ban giám đốc phê duyệt. - Phối hợp với Phòng kỹ thuật - xuất nhập khẩu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ sản xuất hoàn thiện dây chuyền sản xuất, nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới theo hướng sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng hoặc có dung lượng thị trường lớn. - Tiếp nhận và tổ chức đào tạo công nhân theo yêu cầu kế hoạch của công ty. - Quản lý lượng lao động hiện có, riêng lao động thời vụ (công nhật) thì phân xưởng sử dụng linh hoạt theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. - Có quyền điều động nhân sự tạm thời phục vụ cho kế hoạch sản xuất trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Có quyền tăng, giảm lao động công nhật một cách chủ động nhằm đáp ứng kịp thời theo kế hoạch sản xuất và đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. 1.3.1.Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. Công ty theo dạng tổ chức kế toán tập trung là mô hình tổ chức có đại điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung ở phòng kế toán, còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán xử lý và tổng hợp thông tin. 1.3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy tổ chức kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình hoạt động sau ( Xem hình 1.3) 15
  17. KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUỸ KẾ TOÁN KẾ TOÁN THANH TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN KẾ TOÁN GIÁ VẬT TƯ THÀNH Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. (Nguồn: Phòng quản lí Công ty TNHH giày dép Tân Hợp, 2020) 1.3.3.Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận. *Kế toán trưởng - Tham mưu cho Giám đốc trên lĩnh vực tài chính kế toán. Giúp Giám đốc tiếp nhận, quản lý sử dụng vốn đúng chế độ tài chính của nhà nước và theo yêu cầu của Giám đốc công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Tổ chức công tác thống kê bộ máy kế toán cho phù hợp với tổ chức sản xuất của công ty. Theo dõi, ghi chép và hạch toán theo đúng pháp lệnh hiện hành. *Kế toán thanh toán - Kết hợp với thủ quỹ để lập phiếu thu và phiếu chi cho khách hàng. - Chị trách nhiệm về các số liệu thực hiện. - Báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng và chịu trách nhiệm với kế toán trưởng về kết quả thực hiện so với toàn bộ các mục tiêu đề ra. *Thủ quỹ - Có trách nhiệm về hoạt động thu, chi tài chính của công ty - Cuối tháng lập biên bản kiểm kê quỹ. - Căn cứ vào biên bản họp thi đua hàng tháng tính lương cho cán bộ công nhân viên công ty. 16
  18. - Chịu trách nhiệm về số liệu thực hiện. - Cung cấp cho Giám đốc công ty, kế toán trưởng tình hình tồn quỹ tiền mặt tại từng thời điểm. - Thủ quỹ báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện với toàn bộ các mục tiêu đề ra. *Kế toán công nợ - Phụ trách nhập xuất kho nguyên liệu vật tư bán hàng thành phẩm, hàng hóa theo yêu cầu. - Kết hợp với bộ phận cung ứng vật tư và kế toán vật tư theo số lượng vật tư, hàng hóa, công cụ và thành phẩm nhập kho để lập thẻ kho cho từng loại hàng hóa, vật tư thành phẩm và công cụ.. - Chịu trách nhiệm về các số liệu thực hiện. - Kế toán công nợ báo cáo trực tiếp với Kế toán trưởng và chịu trách nhiệm về kết qủa thực hiện so với các mục tiêu đề ra. *Kế toán vật tư - Ghi chép, phản ánh tổng hợp chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn từng loại vật liệu. - Vận dụng các phương pháp tính giá thành phù hợp để xác định giá trị vật liệu trong quá trình sản xuất. *Kế toán giá thành Là người có trách nhiệm theo dõi các khoản chi phí sản xuất, tập hợp và phân bổ một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm cho từng đơn đặt hàng. 1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập. * Chế độ kế toán Chế độ, chuẩn mực kế toán công ty hiện đang áp dụng: Công ty áp dụng thực hiện chính sách kế toán Việt Nam ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hằng năm 17
  19. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi chép trong công tác kế toán và lập báo cáo tài chính là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc tế VNĐ) *Chính sách kế toán: Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo nguyên giá Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hữu dụng dự tính của tài sản Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế và chi phí liên quan Phương pháp xác định giá trị hàng xuất kho, tồn kho cuối kỳ: Bình Quân gia quyền. Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho: theo phương pháp thực tế đích danh. * Hình thức ghi sổ và hình thức kế toán áp dụng Hình thức ghi sổ: Công ty thực hiện báo cáo kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 18
  20. Chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ chi tiết các tài khoản Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Hình 1.4. Sơ đồ hạch toán. (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Ghi chú: Ghi hàng ngày (định kỳ): Đối chiếu, kiểm tra: Ghi vào cuối tháng: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và lập định khoản ngay trên đó để làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển qua bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ kèm theo để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ chi tiết các tài khoản có liên quan. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0