Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán phải thu của khách hàng tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex
lượt xem 16
download
Báo cáo "Kế toán phải thu của khách hàng tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu công tác kế toán phải thu khách hàng tại Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex. Đưa ra những đánh giá nhận xét về thực tế công tác kế toán công nợ phải thu tại công ty và đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán công nợ phải thu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích biến động khoản mục nợ phải thu của khách hàng và tình hình tài chính của công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán phải thu của khách hàng tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN KIÊN GIANG – BECAMEX Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM CHI Mã số sinh viên: 1723403010028 Lớp: D17KT01 Ngành: KẾ TOÁN GVHD: ThS. PHẠM BÌNH AN Bình Dương, tháng 11/ 2020
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài báo cáo thực tập “Kế toán phải thu của khách hàng tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn là ThS. Phạm Bình An. Những số liệu và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và được thực hiện tại Phòng Kế toán của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex. Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác. Trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tham khảo đã được trích dẫn nguồn rõ ràng. Đề tài, nội dung báo cáo thực tập là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường cũng như tham gia thực tập tại công ty. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường nếu như có bất kỳ vấn đề gì xảy ra. Bình Dương, ngày 30 tháng 11 năm 2020 Sinh viên thực tập Trần Thị Kim Chi
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường Đại học Thủ Dầu Một, với sự nhiệt tình giảng dạy, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo chúng em đã được cung cấp đầy đủ những lý luận, phương pháp nghiên cứu và hệ thống kế toán. Nhưng để vận dụng được toàn bộ những kiến thức đã được học thì không thể thiếu những kiến thức thực tế. Vì vậy mà việc vận dụng lý thuyết vào thực tế là vô cùng quan trọng không chỉ đối với em mà với tất cả các bạn khác. Do đó thực tập tại doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, giúp sinh viên chúng em rút ngắn dược khoảng cách giữa lý luận và thực tế. Thực tập là cầu nối giúp cho chúng em tiếp cận được với công việc của chúng em sau này khi ra trường. Qua đó, em xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe đến nhà trường, tất cả các thầy cô, giảng viên hướng dẫn của em là ThS. Phạm Bình An và đơn vị thực tập là Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang - Becamex, các anh chị phòng kế toán của công ty, đặc biệt là cô Vương Tuyết Lan đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thiện bài báo cáo và bổ sung thêm kiến thức thực tế cho mình. Dù đã có cố gắng nhưng bài Báo cáo của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, chính vì vậy em mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô trong bộ môn và các anh chị hướng dẫn của đơn vị để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................1 3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu ......................................................2 5. Ý nghĩa của đề tài..............................................................................................3 6. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................3 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN KIÊN GIANG – BECAMEX............................................................................4 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex. ...........................................................................................4 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty ....................................................................4 1.1.2. Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh ...............................................5 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .....................................................................7 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................10 1.4. Chế độ chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty..........13 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN KIÊN GIANG – BECAMEX ...........15 2.1. Nội dung .........................................................................................................15 2.2. Nguyên tắc kế toán .........................................................................................15 2.3. Tài khoản phải thu khách hàng sử dụng tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex. .........................................................................................15 2.3.1. Số hiệu tài khoản phải thu khách hàng .....................................................15 2.3.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản phải thu khách hàng ..........16 2.4. Chúng từ, sổ sách kế toán phải thu khách hàng ..............................................16 2.4.1. Chứng từ hạch toán ..................................................................................16 i
- 2.4.2. Sổ sách kế toán sử dụng tại công ty .........................................................18 2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex ...................................................................................................20 2.5.1. Chứng từ thực tế .......................................................................................20 2.5.2. Ghi sổ sách ...............................................................................................34 2.5.3. Trình bày trên BCTC ................................................................................41 2.6. Phân tích biến động công nợ phải thu của khách hàng tại công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex ..................................................................50 2.6.1. Phân tích biến động công nợ phải thu của khách hàng năm 2018 so với năm 2017 ............................................................................................................50 2.6.2. Phân tích biến động công nợ phải thu của khách hàng năm 2019 so với năm 2018 ............................................................................................................51 2.7. Phân tích báo cáo tài chính của công ty HBC ................................................52 2.7.1. Phân tích tình hình dữ liệu trên bảng cân đối kế toán tại công ty HBC ...52 2.7.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty HBC......................................................................................55 2.7.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty HBC ...........................57 2.7.4. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính ......................58 2.7.5. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty HBC ....................................................................................................................60 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP ................................................................62 3.1. Nhận xét ..........................................................................................................62 3.1.1. Ưu điểm ....................................................................................................62 3.1.2. Nhược điểm ..............................................................................................63 3.2. Giải pháp .........................................................................................................64 KẾT LUẬN ...............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. PHỤ LỤC ...................................................................................................................... ii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TỪ 1 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 2 BTC Bộ Tài chính 3 HCNS Hành chính nhân sự 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 KT Kế toán 6 LNST Lợi nhuận sau thuế 7 NXB Nhà xuất bản 8 QLCL Quản lý chất lượng 9 TCKT Tài chính kế toán 10 TK Tài khoản iii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex .......................................................................................7 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex .....................................................................................11 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex .................................................14 iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng phân tích biến động của khoản mục phải thu ngắn hạn của khách hàng năm 2018 so với năm 2017 .......................................................................................50 Bảng 2.2. Bảng phân tích biến động của khoản mục phải thu ngắn hạn của khách hàng năm 2019 so với năm 2018 .......................................................................................51 Bảng 2.3. Bảng phân tích biến động tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang...........52 Bảng 2.4. Bảng phân tích biến động tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc năm 2017, 2018, 2019 .................................................................................................................54 Bảng 2.5. Bảng phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, 2018, 2019 ............................................................................55 Bảng 2.6. Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2017, 2018, 2019 ..........57 Bảng 2.7. Bảng đánh giá hệ số khả năng thanh toán hiện hành ................................59 Bảng 2.8. Bảng đánh giá hệ số khả năng thanh toán nhanh ......................................59 Bảng 2.9. Bảng phân tích các chỉ số sinh lời ............................................................60 v
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Hóa đơn giá trị gia tăng số 0002281 ngày 01/04/2019 .............................22 Hình 2.2. Phiếu xuất kho số 08 ngày 01/04/2019 .....................................................23 Hình 2.3. Phiếu xuất kho số 09 ngày 01/04/2019 .....................................................24 Hình 2.4. Giấy chi tiết giao dịch ngày 04/04/2019 ...................................................25 Hình 2.5. Giấy chi tiết giao dịch ngày 05/04/2019 ...................................................26 Hình 2.6. Hóa đơn giá trị gia tăng số 0002288 ngày 10/04/2019 .............................27 Hình 2.7. Phiếu giao hàng ngày 10/04/2019 .............................................................28 Hình 2.8. Phiếu xuất kho số 208 ngày 10/04/2019 ...................................................29 Hình 2.9. Phiếu xuất kho số 209 ngày 10/04/2019 ...................................................30 Hình 2.10. Phiếu thu số PT0090/19 ngày 13/04/2019 ..............................................31 Hình 2.11. Hóa đơn số 0002297 ngày 15/04/2019 ...................................................32 Hình 2.12. Phiếu xuất kho số 376 ngày 15/04/2019 .................................................33 Hình 2.13. Trích sổ Nhật ký chung năm 2019 ..........................................................34 Hình 2.14. Trích sổ Cái tài khoản 131 năm 2019 .....................................................35 Hình 2.15. Trích sổ chi tiết tài khoản 1311 năm 2019 ..............................................36 Hình 2.16. Trích sổ chi tiết tài khoản 1312 năm 2019 ..............................................37 Hình 2.17. Trích sổ chi tiết tài khoản 1313 năm 2019 ..............................................38 Hình 2.18. Trích sổ chi tiết tài khoản 1314 năm 2019 ..............................................39 Hình 2.19. Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 131 năm 2019 .....................................40 Hình 2.20. Bảng cân đối kế toán (trang 1) ................................................................42 Hình 2.21. Bảng cân đối kế toán (trang 2) ................................................................43 Hình 2.22. Bảng cân đối kế toán (trang 3) ................................................................44 Hình 2.23. Bảng cân đối kế toán (trang 4) ................................................................45 Hình 2.24. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................46 Hình 2.25. Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ......................................47 Hình 2.26. Lưu chuyển tiền tệ (trang 1) ....................................................................48 Hình 2.27. Lưu chuyển tiền tệ (trang 2) ....................................................................49 vi
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kế toán được coi là ngôn ngữ kinh doanh, là phương tiện giao tiếp giữa doanh nghiệp với các đối tượng có quan hệ. Kế toán ghi chép kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ đó cung cấp những thông tin nhằm xây dựng kế hoạch hoạt động chặt chẽ, xác thực. Bất kỳ doanh nghiệp nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng đều bao gồm rất nhiều mối quan hệ kinh tế liên quan tới vấn đề thanh toán như: thanh toán với nhà nước, với cán bộ công nhân viên, thanh toán trong nội bộ, thanh toán với người mua, người cung cấp…Tuy nhiên chiếm mật độ cao và thường xuyên nhất là quan hệ thanh toán với người mua hàng và người cung cấp. Xét trên khả năng thanh toán và tình hình công nợ của doanh nghiệp sẽ phản ánh rõ nét về chất lượng công tác quản lý tài chính nói chung, công tác hoạt động và sử dụng vốn lưu động nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán, cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex, em đã chọn viết đề tài: “Kế toán phải thu của khách hàng tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex” để làm báo cáo thực tập cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Tìm hiểu công tác kế toán phải thu khách hàng tại Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex. Đưa ra những đánh giá nhận xét về thực tế công tác kế toán công nợ phải thu tại công ty và đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán công nợ phải thu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích biến động khoản mục nợ phải thu của khách hàng và tình hình tài chính của công ty. Mục tiêu cụ thể: - Khái quát lịch sử hình thành và phát tiển của công ty. - Tìm hiểu đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và các chế độ chính sách kế toán áp dụng tại công ty. - Hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 1
- - Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán phải thu của khách hàng tại công ty HBC. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện vấn đề thu hồi nợ khách hàng của công ty. 3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: công tác “Kế toán phải thu của khách hàng tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex”, các chứng từ, tài liệu liên quan đến phải thu, các thông tin ở bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2019 và các thông tin liên quan đến Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex. Phạm vi nghiên cứu: tại công ty HBC, hằng ngày các nghiệp vụ kinh tế nói chung và nghiệp vụ kế toán công nợ phải thu nói riêng phát sinh nhiều và phức tạp. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian và trình độ của bản thân nên chỉ tập trung nghiên cứu các nghiệp vụ kế toán công nợ phải thu trên cơ sở số liệu thu thập được từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu ❖ Các phương pháp được sử dụng: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp này sử dụng trong giai đoạn thu thập những thông tin cần thiết và những số liệu thô có liên quan đến đề tài. Phương pháp phân tích kinh doanh: là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để phân tích những ưu, nhược điểm trong công tác kinh doanh nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề nghiên cứu từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Phương pháp hạch toán kế toán: là phương pháp sử dụng chứng từ, tài khoản sổ sách để hệ thống hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Đây là phương pháp trọng tâm được sử dụng chủ yếu trong hạch toán kế toán. ❖ Nguồn dữ liệu: Tham thảo sách kế toán chuyên ngành. Các văn bản pháp luật quy định chế độ tài chính hiện hành. Phương pháp thu thập số liệu thông qua chứng từ, sổ sách kế toán. Phương pháp phân tích: phân tích các thông tin thu thập được trong quá trình 2
- tìm hiểu thực tế. 5. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Phân tích và hệ thống hóa góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kế toán phải thu của khách hàng. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở lý luận, nghiên cứu thực trạng kế toán phải thu của khách hàng tại Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex, đề tài đã phân tích rõ những ưu, nhược điểm, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ phải thu khách hàng tại Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1. Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex. Chương 2. Thực trạng kế toán phải thu của khách hàng tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex. Chương 3. Nhận xét – Giải pháp 3
- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN KIÊN GIANG – BECAMEX. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex. 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex (HBC) được thành lập từ các công ty thành viên là: Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh và Phát Triển Bình Dương (TDC), Tổng Công Ty Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghiệp (Becamex IDC Corp) và Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang. Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN KIÊN GIANG – BECAMEX. Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: HA TIEN KIEN GIANG – BECAMEX CEMENT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: HBC. Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần. Trụ sở chính: Lô G-1A-CN, Đường D1- Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, Phường Mỹ Phước, Thị Xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Vốn điều lệ: 27.000.000.000 đồng Tổng vốn đầu tư: 70.598.414.000 VNĐ Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng Tổng số cổ phần: 2.700.000 Hình thức sở hữu vốn: Nhà nước 98%, tư nhân 2% Mã số thuế: 3700877200 - Đăng ký & quản lý bởi Cục Thuế Tỉnh Bình Dương. Ngày bắt đầu hoạt động: 13/02/2008 Người đại diện: Trần Chinh Chiến – Tổng giám đốc Điện thoại: 02743.565.299 – 02743.556.569 Fax: 02743.565.355 Email: hbccement@gmail.com Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất kinh doanh gạch không nung. Sản xuất xi măng Poóc lăng hỗn hợp PCB30, PCB40, PCB50 đóng bao 50kg và dạng xá, xi măng xây 4
- tô MC25 bao 50kg. Công suất: 200.000 tấn xi măng/năm. Dịch vụ bến cảng bốc dở hàng hóa. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao. Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao. Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Tổng diện tích công ty khoảng 08 ha. Vị trí địa lý cách TP. Hồ Chí Minh 45 Km và TP. Thủ Dầu Một 14 Km về phía Bắc; cách Tân Cảng 32 Km, cụm cảng Sài Gòn, VICT, ICD Phước Long 42 Km và cách sân bay Tân Sơn Nhất 42 Km. 1.1.2. Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh 1.1.2.1. Đặc điểm: Năng lực sản xuất: Công suất thiết kế: 200.000 tấn/năm. Với hệ thống hoàn toàn tự động từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Các thông số kiểm soát sản xuất tập trung về phòng điều hành trung tâm để quản lý toàn bộ quá trình hoạt động của dây chuyền sản xuất. Các thiết bị điều khiển chủ yếu nhập từ Italia. Năng lực kiểm soát chất lượng: Được đầu tư các thiết bị hiện đại (trên 2 tỷ đồng), có tầm cỡ trong lĩnh vực sản xuất xi măng trong khu vực. Các thiết bị được nhập từ Châu Âu của những hãng chuyên cung cấp các thiết bị kiểm tra đặc chủng cho lĩnh vực xi măng, bê tông như: Matest, WTW,…giúp quá trình kiểm soát chất lượng từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra đạt theo tiêu chuẩn. 1.1.2.2. Quy trình sản xuất xi măng: Xi măng là một loại chất kết dính thủy lực, được dùng làm vật liệu xây dựng. Xi măng được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định. Có 6 giai đoạn chính để sản xuất xi măng: Giai đoạn 1: Tách chiết nguyên liệu thô Sản xuất xi măng sẽ sử dụng các nguyên liệu thô là: canxi, silic, sắt, và nhôm. Những thành phần này lấy trong đá vôi, đất sét và cát. Xi măng có hỗn hợp cát và đất sét với tỉ lệ nhỏ. Và trong cát và đất sét thì có thể đáp ứng nhu cầu về silic, sắt và 5
- nhôm. Nguyên liệu thô được tách chiết từ các núi đá vôi sau đó được vận chuyển trực tiếp đến các nhà máy. Giai đoạn 2: Nghiền, phân chia theo tỷ lệ và trộn lẫn Nguyên liệu thô từ quặng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm của nhà máy, ở đây sẽ giúp nhà máy phân tích, phân chia tỉ lệ chính xác giữa đá vôi và đất sét trước khi bắt đầu nghiền.Theo tỉ lệ thông thường thì 80% là đá vôi và 20% là đất sét. Và tiếp theo mới đến nhiệm vụ của nhà máy đó là nghiền hỗn hợp nhờ vào các con lăn quay và bàn xoay. Bàn xoay quay liên tục dưới con lăn và con lăn tiếp xúc trực tiếp với hỗn hợp. Con lăn sẽ nghiền hỗn hợp thành bột mịn và khi đó thì con lăn đã hoàn thành nhiệm vụ. Hỗn hợp nguyên liệu thô sẽ được dự trữ trong đường ống sau khi đã nghiền hỗn hợp thành bột mịn. Giai đoạn 3: Giai đoạn trước khi cho vào lò Sau khi được nghiền hoàn chỉnh, nguyên liệu được đưa và buồng trước khi nung. Buồng này chứa một chuỗi các buồng xoáy trục đứng, nguyên liệu thô đi qua đây và vào trong lò nung. Buồng trước nung này tận dụng nhiệt tỏa ra từ lò, việc làm này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và khiến cho nhà máy thân thiện với môi trường hơn. Giai đoạn 4: Giai đoạn trong lò Lò khá lớn và có thể xoay được và nó cũng được coi là phần quan trọng nhất của quá trình sản xuất xi măng. Trong lò nhiệt độ có thể lên tới 14500C. Nhiệt độ này đạt được là bắt nguồn từ phản ứng hóa học gọi là phản ứng khử Cacbon và phản ứng này còn thải ra khí CO2. Nhiệt độ cao trong lò làm cho nguyên liệu nhão ra. Chuỗi phản ứng hóa học giữa Ca và SiO2 tạo ra thành phần chính trong xi măng (CaSiO3). Lò nhận nhiệt từ bên ngoài nhờ khí tự nhiên hoặc than đá. Khi nguyên liệu ở phần thấp nhất của lò nung thì nó sẽ hình thành lên xỉ khô. Giai đoạn 5: Giai đoạn làm mát và giai đoạn nghiền hoàn chỉnh Sau khi ra khỏi lò, xỉ sẽ được làm mát nhờ vào khí cưỡng bức, xỉ sẽ tỏa ra lượng nhiệt hấp thụ được là từ từ giảm nhiệt, lượng nhiệt mà xỉ tỏa ra sẽ được thu lại quay trở vào lò, việc làm này giúp tiết kiệm được năng lượng. Tiếp đến là giai đoạn nghiền hoàn chỉnh, nó chính là các viên bi sắt, giúp nghiền bột mịn ra, và loại bột mịn mà chúng ta nhìn thấy và đang sử dụng chính là xi măng. Giai đoạn 6: Đóng bao và vận chuyển 6
- Sau khi nghiền thành bột chúng được đóng bao với trọng lượng từ 20-50 kg/ túi, sau đó chúng được đi phân phối tới các của hàng rồi đến tay người tiêu dùng. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi và mang lại hiệu quả, bộ máy của công ty được thành lập trên nguyên tắc: gọn nhẹ, phân quyền, cá nhận phải tự chịu trách nhiệm và đặt hiệu quả hiệu quả lên hàng đầu. Vì vậy, bộ máy quản lý của công ty chia thành các phòng ban chuyên môn phụ trách từng phần việc riêng. Tuy nhiên các phòng ban này lại được phối hợp với nhau chặt chẽ tạo nhằm tạo nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được nhịp nhàng thuận lợi. Bộ máy công ty được tổ chức theo sơ đồ 1.1 sau đây: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex Nguồn: Phòng kế toán công ty 7
- Chức năng của từng phòng ban: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có quyền quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Ban kiểm soát: là cơ quan kiểm tra, giám sát toàn diện mọi hoạt động của Công ty. Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn. Ban kiểm soát báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Chủ tịch Hội đồng quản trị: Triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị thường niên và cuộc họp bất thường. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị. Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị; chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối. Tổng giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đại diện lãnh đạo: Là một thành viên Ban Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn đảm bảo các quá trình cần thiết cả hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì. Đại diện lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, được Ban Giám đốc chỉ định chịu trách nhiệm về các vấn đề thuộc hệ thống quản lý chất lượng của cơ quan. Trưởng ban ISO: Tiếp nhận các báo cáo của Đại diện lãnh đạo, đưa ra các quyết định đường lối, quyết sách của công ty. Trưởng ban ISO có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các cán bộ trong Ban chỉ đạo chất lượng. Đảm bảo việc thực hiện thiết lập các chính sách, mục tiêu chất lượng tại các đơn vị. Chỉ đạo việc cung cấp các nguồn lực cần 8
- thiết cho hoạt động của Ban và hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức các đợt họp định kỳ của Ban lãnh đạo để xem xét sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng. Thư ký ISO: Là đầu mối giao dịch giữa Ban và bên tư vấn thường bố trí sắp xếp các công việc được triển khai trong quá trình triển khai hệ thống như: thông báo lịch làm việc, khảo sát, đào tạo. Ngoài ra còn thu thập và phân phối các tài liệu trong quá trình soạn thảo, thực hiện các công việc được ĐDLĐCL uỷ quyền để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án. Phó TGĐ kinh doanh: Triển khai các công việc bán hàng; chịu trách nhiệm chính về doanh thu, doanh số bán hàng. Thiết lập mạng lưới kinh doanh, thu thập thông tin thị trường và phát triển kinh doanh trong khu vực. Lập và duy trì các mối quan hệ khách hàng tiềm năng trong nước. Báo cáo hoạt động kinh doanh tới Ban Tổng Giám đốc. Phát triển và duy trì hệ thống kênh phân phối và thị trường thuộc khu vực quản lý. Thu thập, tổng hợp thông tin về đối thủ và sản phẩm cạnh tranh. Xây dựng kế hoạch kinh doanh định kỳ. Phó TGĐ phụ trách sản xuất: Xây dựng kế hoạch tổng thể về sản xuất, nguồn nguyên liệu và các vấn đề liên quan để đảm bảo số lượng/chất lượng sản phẩm hàng hóa đủ cho nhu cầu của thị trường. Dự báo mức tăng trưởng của từng sản phẩm để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, đảm bảo hiệu quả trong việc sản xuất – kinh doanh. Dự báo về việc tăng/giảm giá của các loại mặt hàng/nguyên liệu cấu thành sản phẩm nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả về mặt giá thành. Xây dựng các quy trình/quy định về tồn kho hàng hóa tối đa và tối thiểu tại nhà máy và các đơn vị trực thuộc. Là thành viên trong ban kiểm soát, chịu trách nhiệm cùng các thành viên Ban Kiểm soát xây dựng các quy chế toàn công ty. Phòng tổng hợp: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hành chính quản trị, thi đua khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ. Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, quản lý công tác văn thư lưu trữ, quản lý tài sản, trang thiết bị làm việc, sinh hoạt thuộc Văn phòng Công ty. Thực hiện các quy định về văn thư, lưu trữ, bảo mật, các nguyên tắc quản lý công văn, giấy tờ, đi, đến, các biện pháp quản lý tài sản thuộc lĩnh vực chuyên môn. Phối 9
- hợp với các phòng ban chức năng xây dựng quy chế làm việc, giao dịch, tiếp khách, bảo vệ cơ quan, trang trí, khánh tiết… công tác an ninh trật tự, nơi làm việc. Phân xưởng sản xuất: Tổ chức sản xuất và hoàn thiện đóng gói xi măng thành phẩm, các sản phẩm từ xi măng, sản xuất gạch không nung và các dịch vụ bến cảng bốc dở hàng hóa. Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của Công ty. Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc. Phòng hành chính nhân sự: Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự. Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới. Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của Công ty và những thông tin có liên quan đến Công ty. Tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định,... Phối hợp với phòng kế toán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các mặt chế độ, chính sách cho người lao động, và đóng bảo hiểm xã hội thành phố theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty. Phòng quản lý chất lượng: đảm bảo sản phẩm, dịch vụ được thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đáp ứng mong đợi của khách hàng. Công việc của họ là kiểm tra các sản phẩm để đảm bảo rằng chúng đạt yêu cầu, thông số kỹ thuật, sử dụng danh sách kiểm tra để xác nhận các sản phẩm được đóng gói an toàn, có hạn sử dụng và hướng dẫn. Phòng nghiên cứu và phát triển (R&D): nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 10
- 1.3.1. Sơ đồ bộ máy kế toán Cùng với các phòng ban khác, phòng kế toán có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Do đặc thù của ngành kế toán nói chung, công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex nói riêng luôn coi trọng công tác kế toán sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ nhằm phát huy tối đa vai trò của đội ngũ kế toán cũng như khai thác hết khả năng, trình độ nghiệp vụ của từng nhân viên kế toán. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ 1.2 sau đây: KẾ TOÁN TRƯỞNG KT TỔNG HỢP KT THUẾ-CÔNG KT THU-CHI NỢ KT KHO Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên Kiên Giang – Becamex Nguồn: Phòng kế toán công ty Nhiệm vụ của từng phần hành kế toán: Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy; tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty; tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế nộp ngân sách, các quĩ để lại công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả. Lập đầy đủ và giữ đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán của công ty theo chế độ hiện hành. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Ngọc Anh
92 p | 1326 | 510
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH Kiến trúc Việt Nhật
60 p | 1395 | 507
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Đồng Tâm
60 p | 1013 | 349
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN "
45 p | 2144 | 337
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
63 p | 798 | 299
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty TNHH Trung Tuấn
71 p | 739 | 270
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp xây dựng Binh đoàn 11
67 p | 625 | 263
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty Viễn thông Hà Nội
68 p | 740 | 251
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II
65 p | 536 | 200
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thương mại và Du lịch Hồng Trà"
44 p | 439 | 193
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Chiến Thắng
85 p | 463 | 173
-
Báo cáo Tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Bảo hiểm PJICO, Chi nhánh Sóc Trăng
56 p | 1224 | 167
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Khoáng sản và công nghiệp Đại Trường Phát
70 p | 684 | 157
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh công ty điện lực Củ Chi
51 p | 454 | 131
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tư vấn Và Đầu Tư Xây Dựng Tiến Quân
62 p | 458 | 85
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu Công ty công trình đường thuỷ
49 p | 385 | 80
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng"
54 p | 241 | 59
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18
62 p | 153 | 47
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn