intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và các giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng

Chia sẻ: Mai Xuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:64

556
lượt xem
163
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xã Hữu Bằng nằm ở phía Đông Nam huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội, cách thị trấn huyện 3km, phía Đông xã giáp xã Phùng Xá, phía Tây giáp xã Thạch Xá - xã Bình Phú, phía Bắc giáp xã Dị Nậu, phía Nam giáp xã Bình Phú, cách thủ đô Hà Nội gần 30km được nối liền bởi trục đường giao thông quan trọng Láng - Hòa Lạc bám sát hai bên đường này là một chuỗi đô thị và các khu công nghiệp, rất thuận tiện cho việc giao thông giữa huyện với thủ đô. Đó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và các giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng

  1. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu Trường......................... Khoa………………. …………..o0o………….. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài: Xây dựng đề tài: thực trạng và các giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng 1 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  2. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu MỤC LỤC Lời mở đầu .............................................................................................................. 1 Chương I: Cơ sở lý luận về vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề ..................... 2 I. Khái niệm bảo vệ môi trường ............................................................................... 2 1. Khái niệm ............................................................................................................ 2 2. Một số nội dung về ô nhiễm môi trường làng nghề ............................................. 3 II. Các chính sách bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống ................................ 6 1. Luật bảo vệ môi trường ....................................................................................... 6 2. Các văn bản của thành phố ................................................................................... 8 3. Các văn bản của UBND huyện ............................................................................ 8 III. Tác động của ô nhiễm môi trường đến đời sống dân cư ................................... 8 1. Tác động đến cảnh quan ...................................................................................... 8 2. Tác động đến sức khỏe......................................................................................... 8 3. Tác động đến hệ sinh thái..................................................................................... 9 4. Tác động đến sản xuất kinh doanh ....................................................................... 9 IV. Kinh nghiệm một số địa phương trong bảo vệ MT làng nghề truyền thống.....10 1. Tổ chức khơi thông dòng chảy..........................................................................10 2. Tổ chức thu gom rác thải...................................................................................10 3. Tổ chức sản xuất tập trung 10 4. Tổ chức vệ sinh thôn xóm 10 5. Tuyên truyền vận động 10 Chương II: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề Hữu Bằng ..............12 I. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Hữu Bằng .................................13 1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................13 2. Đặc điểm kinh tế ..................................................................................................13 3. Sự phát triển kinh tế liên quan đến môi trường ...................................................16 II. Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng...................................17 1. Ô nhiễm không khí tiếng ồn ................................................................................17 2. Ô nhiễm rác thải, nước thải ..................................................................................17 III. Đánh giá chung thực trạng ô nhiễm làng nghề...................................................23 1. Các kết quả đạt được ...........................................................................................23 2. Các tồn tại yếu kém ..............................................................................................24 Chương III: Các giải pháp giải quyết ô nhiễm MT, bảo vệ MT làng nghề giai Đoạn (2011 - 2015)..................................................................................................25 I. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm môi trường xã Hữu Bằng ...25 2 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  3. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu 2. Các cơ chế chính sách của nhà nước ..................................................................25 a. Các cơ chế chính sách của thành phố ..................................................................25 b. Các cơ chế chính sách của huyện ........................................................................26 2. Sự phát triển sản xuất kinh doanh .......................................................................27 3. Ý thức của người dân về ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường ..................28 II. Các giả pháp cơ bản............................................................................................28 1. Cải tạo dòng chảy .................................................................................................28 2. Tổ chức thu gom...................................................................................................29 3. Phát triển khu vực sản xuất tập trung ...................................................................31 4. Tuyên truyền vận động.........................................................................................31 5. Tổ chức nhân rộng................................................................................................32 III. Kiến nghị ............................................................................................................33 Phần kết luận 3 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  4. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu LỜI MỞ ĐẦU Xã Hữu Bằng nằm ở phía Đông Nam huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội, cách thị trấn huyện 3km, phía Đông xã giáp xã Phùng Xá, phía Tây giáp xã Thạch Xá - xã Bình Phú, phía Bắc giáp xã Dị Nậu, phía Nam giáp xã Bình Phú, cách thủ đô Hà Nội gần 30km được nối liền bởi trục đường giao thông quan trọng Láng - Hòa Lạc bám sát hai bên đường này là một chuỗi đô thị và các khu công nghiệp, rất thuận tiện cho việc giao thông giữa huyện với thủ đô. Đó là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế của huyện Thạch Thất và địa phương trong huyện. Với đặc điểm một làng nghề có lịch sử truyền thống lâu đời, đất chật người đông. Tổng diện tích đất tự nhiên là 178,4 ha; trong đó đất ở 30 ha. Tổng dân số xã hữu bằng là 15.607 nhân khẩu, số lao động ở xã là 8.076 số lao động ở nơi khác đến làm việc trên địa bàn xã khoảng 4.000 lao động, xã có 57 doanh nghiệp và HTX, 3.276 hộ sản xuất TTCN và dịch vụ thương mại kinh tế phát triển theo hướng (CN-TTCN-DVTM). Kinh tế làng nghề phát triển phong phú, đa dạng. Kinh tế địa phương rất phát triển nhưng cũng tạo ra rất nhiều bất cập đi kèm theo như các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, cân bằng sinh thái bị phá vỡ… Là một sinh viên, sau khi học tập, nhận được sự hướng dẫn tận tình của nhà trường, tôi xin được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cơ sở, mà cụ thể là ( Xây dựng đề tài: thực trạng và các giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng ) tại địa phương Đây là đề tài tôi đã lựa chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho mình.qua quá trình thực tập nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy chuyên đề tốt nghiệp có những yêu cầu sau: 4 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  5. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu 1. sự cần thiết nghiên cứu đề tài. Xã Hữu Bằng có tổng diện tích 178.43ha,trong đó đất ở là 30ha,tổng dân số 15.607 nhân khẩu,số lao động trong xã là 8.076,số lao động ở nơi khác đến tham gia lao động trên địa bàn của xã là khoảng 4000 lao động,xã có 57 doanh nghiệp và HTX, 3.276 hộ sản xuất TTCN và DVTM kinh tế phát triển theo hướng ( CN _ TTCN _ DVTM ). kinh tế làng nghề phát triển phong phú, đa dạng.kinh tế phát triển nhưng cũng tạo ra rất nhiều bất cập đi kèm theo, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường,cân bằng sinh thái Là một làng nghề truyền thống đất trật người đông kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường trong thời kỳ đổi mới ( thời kỳ CNH _ HĐH đất nước phát triển kinh tế theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ) nền kinh tế phát triển, ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên nghiêm trọng, ngày nay ô nhiễm môi trường ở các làng nghề truyền thống, không còn xa lạ với người dân sinh sống ở các làng nghề và ô nhiễm môi trường không chỉ riêng ở các làng nghề mà đã trở thành vấn đề chung của cả xã hội,và được sự quan tâm của cả xã hội hiện tại cuộc sống của chúng ta đang bị ảnh hưởng rất lớn của sự ô nhiễm môi trường,nhất là những người dân sinh sống ở các làng nghề truyền thống. đó là sự ô nhiễm môi trường tự nhiên, ô nhiễm môi trường xã hội,môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng ,gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của con người một trong những nguyên nhân chính là sự hiểu biết về môi trường và việc bảo vệ môi trường cũng như ý thức trách nhiệm của con người đối với môi trường còn hạn chế từ đó một vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về môi trường và công tác bảo vệ nôi trường cũng như việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch và các dự án bảo vệ môi trường 5 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  6. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu môi trường và công tác bảo vệ môi trường hiện nay đối với chúng ta còn rất mới mẻ,lên mọi công việc triển khai của chính quyền các cấp cũng như đối cới người dân, còn rất bỡ ngỡ và lúng túng vì chưa có kinh nghiệm trong thực tiễn nói chung và nhất là đối với các làng nghề truyền thống hiện nay đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống vì lý do nêu trên lên tôi chọn nghiên cứu đề tài ( Thực trạng và các giải pháp gải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng ) đề tài mà tôi lựa chọn nghiên cứu làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp là rất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương hiện nay vì xã Hữu Bằng là một xã làng nghề truyền thống, công tác bảo vệ môi trường tuy đã được triển khai nhưng cũng còn nhiều bất cập và lúng túng chưa đáp ứng được như mong muốn 2 . mục tiêu nghiên cứu của đề tài đề tài mà bản thân tôi đã lựa chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiếp sẽ làm rõ những vấn đề sau: trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thực trạng và các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng hiện nay khái quát hoá được một số kinh nghiệm của một số làng nghề truyền thống ở các địa phương khác phân tích và đánh giá thực trạng về ô nhiễm môi trường ở xã Hữu Bằng và các giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường trong thời gian qua xây dựng và đề xuất các quan điểm và định hướng đưa ra các giải pháp chủ yếu để nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng 3 . đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 6 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  7. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu đối tượng nghiên cứu là môi trường làng nghề truyền thống và bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống phạm vi nghiên cứu: - vê không gian:trong địa giới hành chính xã Hữu Bằng - về thời gian: đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường giai đoạn 2006 - 2010 và các đề xuất định hướng các giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015 4 . phương pháp nghiên cứu - các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn bản, tài liệu có liên quan để tìm hiểu cơ sở lý luận cho đề tài - phương pháp quan sát: quan sát môi trường và các hoạt động môi trường,trang thiết bị cho các hoạt động môi trường,tham quan tìm hiểu môi trường và công tác môi trường của các địa phương khác, v.v nhằm rút ra những nhận xét đánh giá về môi trường và các hoạt động môi trường của xã Hữu Bằng - phương pháp điều tra: sử dụng phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về môi trường và hoạt động môi trường xã Hữu Bằng.qua đó tham khảo thêm một số ý kiến của một số người từng làm công tác liên quan đến môi trường và hoạt động về môi trườngphương pháp chuyên gia: tiếp xúc trực tiếp với các cán bộ nhân viên giám đốc các đơn vị làm công tác môi trường, (công ty môi trường đô thị xuân mai _ HTX Thành Công….) để tìm hiểu về môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường - phương pháp tổng kết kinh nghiệm:tổng kết các hoạt động liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường,rút ra các bài học cần thiết phục vụ cho công tác môi trường ngày càng hiệu quả 7 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  8. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu - phương pháp sử dụng toán thống kê để sử lý số liệu phục vụ cho việc phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu! Tuy nhiên do trình độ bản thân còn hạn chế nên tôi không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình trình bày, vì vậy tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của thầy hướng dẫn và của nhà trường, để tôi có thể hoàn thành tốt chương trình thực tập của mình. Mong rằng qua đợt thực tập này, sẽ giúp bản thân hiểu rộng hơn và vận dụng được nhiều hơn những kiến thức đã học vào thực tiễn phát triển ở địa phương trong quá trình công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn! 8 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  9. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ I. KHÁI NIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm: Chúng ta biết rằng: Môi trường của một sự vật hoặc của một sự kiện là tổng thể các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự vật và sự kiện đó. Khi nói đến môi trường thì phải nói đến môi trường của sự vật và sự kiện gì vì những đối tượng này chỉ tồn tại ở môi trường xác định vì các yếu tố bên ngoài. Chúng ta có những khái niệm về môi trường như sau: - Định nghĩa về Môi trường của Kalesnick: Môi trường là một bộ phận của Trái đất bao quanh con người mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ trực tiếp với nó. - Định nghĩa về Môi trường của UNESCO: Môi trường là bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình. Trong đó con người sinh sống bằng lao động của mình để khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của con người. - Định nghĩa về Môi trường của Việt Nam (luật 2005): + Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau do đó nó có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và tự nhiên. + Môi trường sống là tất cả các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. 9 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  10. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. - Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. - Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp, đồng thời phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với sự cố môi 10 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  11. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bảo vệ đa dạng sinh học. 2. Một số nội dung về ô nhiễm môi trường làng nghề: Khí thải: Là chất thải gây ô nhiễm môi trường ở thể khí được thải ra từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ sinh hoạt và các hoạt động khác của cộng đồng dân cư. Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. 1.2. Nguồn tự nhiên: Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu • sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra • do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và • gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải • nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. 11 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  12. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu 2.2. Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các • nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các • đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; • vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. Ví dụ: khí CO2, khí thải do khói ô tô thải ra,… - Nước thải: Là chất thải gây ô nhiễm môi trường ở thể lỏng được thải ra từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ sinh hoạt và các hoạt động khác của cộng đồng dân cư. Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. 12 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  13. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. - Rác thải: Là chất gây ô nhiễm ở thể rắn được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác của cộng đồng dân cư. Ví dụ: túi nilon, xác động vật chết, hoa quả thối,… Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau: - Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ … - Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác. - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than. 13 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  14. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu - Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói… II. CÁC CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1.Luật bảo vệ môi trường: Luật bảo vệ môi trường năm 2005 của chính phủ quy định về công tác bảo vệ môi trường trong đó nêu rất rõ về trách nhiệm của tổ chức, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường chung, trong đó có liên quan mật thiết tới việc bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống. Theo luật này: - Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. - Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. - Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 14 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  15. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu Chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường: - Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường. - Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. - Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư. - Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm. - Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển. - Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường. - Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. 15 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  16. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu - Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại. 2. Các văn bản của thành phố: Quyết định số 51 của thành phố Hà Nội về việc thu phí vệ sinh môi trường thể hiện trong việc bảo vệ môi trường có Nhà nước cùng các tổ chức và cá nhân chung sức đồng lòng góp công góp sức trong công tác bảo vệ môi trường chung. 3. Các văn bản của ủy ban nhân dân huyện: Ủy ban nhân dân huyện đưa ra các văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường và quyết định hỗ trợ kinh phí cho việc thu gom và vận chuyển rác thải nhằm tạo điều kiện để mọi người có thể xử lí rác thải một cách có khoa học nhất. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng cử các cán bộ về thôn xóm tuyên truyền vận động người dân cùng bảo vệ môi trường, đem lại nguồn không khí trong lành cho cuộc sống. III. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐỜI SỐNG DÂN CƯ: 1. Tác động đến cảnh quan: Vấn đề ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan môi trường xung quanh một địa bàn. Việc rác thải vứt không đúng chỗ, nằm lăn lóc tứ tung sẽ làm cho mỹ quan của một ngôi làng trở nên xấu xí, thảm hại, mất đi sự trong lành sạch đẹp vốn có. 2. Tác động đến sức khỏe: Rác thải không được vứt đúng nơi quy định, sẽ gây ra ô nhiễm rất lớn, ví dụ như rác thải được vứt trên đường đi, ao hồ,… Khi nắng lên hay mưa xuống đều sẽ bốc mùi nồng nặc rất khó chịu, rác thải, túi bóng gây ắc tách dòng chảy. Mỗi khi 16 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  17. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu mưa xuống, nước bẩn ở cống rãnh trào lên, len lỏi vào khu dân cư, mang theo những mầm bệnh, ổ dịch mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Những rác thải đó gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, không khí, trở thành nguy cơ tiềm ẩn, gây hại cho sức khỏe người dân. Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng… 3. Tác động đến hệ sinh thái: - Điôxít lưu huỳnh và các ôxít Nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất - Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. - Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. - Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. - Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có. 4. Tác động đến sản xuất kinh doanh: 17 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  18. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu Vấn đề tồn đọng rác làm ách tắc dòng chảy, gây nên cản trở giao thông, làm mất mặt bằng sản xuất, gây ra các mầm bệnh làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lao động của người dân. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả lao động của họ, và tác động đến hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp nhà máy. Hơn nữa việc tồn đọng rác sẽ dẫn tới vấn đề xử lý số rác thải tiếp theo của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến cả chất lượng sản phẩm… IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG: Sau đây là kinh nghiệm của một địa phương thuộc Hà Nội: 1.Kinh nghiệm từ huyện Chương Mỹ (HNM) - Từ tháng 1 năm 2009 đến nay, tại nhiều khu dân cư ở các huyện ngoại thành Hà Nội, tình trạng rác thải lấn làng, lấn ruộng, lấn ra cả đường quốc lộ, tỉnh lộ trở nên phổ biến do công tác thu gom, xử lý rác thải bị đình trệ. Hiện mỗi ngày, khu vực ngoại thành có hàng trăm nghìn tấn rác thải sinh hoạt không được thu gom, gây ô nhiễm, mất vệ sinh. Bên cạnh đó, huyện Chương Mỹ đã bước đầu có những giải pháp thu gom xử lý rác hiệu quả. Rác nhiều, thu gom khó! Hiện nay, phần lớn rác thải do người dân đổ thành bãi ở các khu đất trống, ven các tuyến giao thông liên thôn, liên xã, các tuyến, kênh mương, ao, hồ và cả quốc lộ, tỉnh lộ. Đi qua các tuyến quốc lộ 6, 21A, 21B, các tỉnh lộ 75, 80… đâu đâu cũng đều thấy có bãi rác. Ông Nguyễn Đăng Hùng Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Chương Mỹ đưa ra minh chứng: Chương Mỹ có khoảng 290.000 dân, trung bình mỗi ngày toàn huyện đã có trên 140 tấn rác cần thu gom, chưa kể rác thải của các DN, cơ sở y tế, trường học… Sau khi xảy ra sự cố tại bể chôn lấp rác ở núi Thoong xã Tân Tiến, Công ty Môi trường đô thị (MTĐT) Xuân Mai, đơn vị thu gom rác chính trên địa bàn đã phải tạm thời tập kết 18 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  19. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu rác ở những nơi công cộng, khuôn viên của Công ty… dùng biện pháp che phủ, phun hóa chất, nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời. Ông Hùng cho biết thêm: Từ cuối năm 2008, việc xử lý rác trên địa bàn phải nhờ "cứu viện" của Công ty cổ phần MTĐT Sơn Tây, cả bãi rác rộng 4ha, gồm 10 hố chôn lấp hiện đã có 8 hố đầy kín rác, còn lại 2 hố, theo dự tính chỉ đủ chứa rác vài tháng đầu năm 2009. Khó khăn lớn nhất trong việc xử lý thu gom rác thải ở khu vực nông thôn hiện nay chính là ý thức của nhiều người dân còn hạn chế. Ông Oanh, Công ty MTĐT Xuân Mai ví dụ: với mức thu phí vệ sinh môi trường (VSMT) ở khu vực ngoại thành, mỗi nhân khẩu chỉ có 200 đồng/người/ngày, vậy mà có những nơi mức thu chỉ đạt có 30%. Lãnh đạo một đơn vị thu gom rác khu vực ngoại thành cho hay: Có huyện với trên 400 DN sản xuất, kinh doanh nhưng cũng chỉ có 15 DN nộp phí VSMT. Bên cạnh đó, nhiều làng, xã kinh tế phát triển, hàng trăm hộ gia đình mua sắm được ô tô, nhiều hộ thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu đồng/tháng… nhưng vẫn còn 40% số hộ chưa có hố xí hợp vệ sinh, nhiều hộ không nộp lệ phí VSMT. 2. Cách làm từ Chương Mỹ Theo điều tra mới đây của Trung tâm Tài nguyên nước và Môi trường (Viện Khoa học thủy lợi): có 32,86% số xã có người dân đổ xả rác bừa bãi ven đường. Tương tự, 30,43% lượng rác không đổ ven đường nhưng đổ lộ thiên ở bất cứ đâu mà người dân thấy tiện. Chỉ có 35,71% gia đình tự xử lý rác thải. Ngoài thu gom rác trên địa bàn 3 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, từ đầu năm 2009, Công ty MTĐT Xuân Mai đã mở rộng địa bàn thu gom rác thải sinh hoạt đến khu vực nông thôn ở các xã thuộc huyện Mỹ Đức. Công ty cũng đã tư vấn cho các xã, thị trấn quy hoạch các điểm tập kết và thành lập tổ thu gom rác, tổ chức thu phí vệ sinh của các hộ gia đình để trả công cho các tổ này. Để giải quyết vấn đề rác đang tồn tại rải rác ở các huyện chưa được thu gom xử lý, Công ty MTĐT Xuân Mai khẳng định: DN cùng các ngành chức năng đang gấp rút hoàn 19 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
  20. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu thành việc xử lý sự cố bãi rác ở núi Thoong, tháng 3-2009 sẽ hoàn thành, lúc này, rất cần sự đồng thuận, chia sẻ khó khăn của nhân dân. Hiện nay, huyện Chương Mỹ không chấp nhận phương án quy hoạch mỗi xã một bãi rác, mà 100% các xã, thị trấn nên ký hợp đồng với Công ty MTĐT Xuân Mai để thu gom, xử lý tập trung. Bởi DN sẽ có điều kiện đầu tư công nghệ xử lý rác thải tốt hơn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã có 13 xã, thị trấn ký hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt với Công ty MTĐT Xuân Mai. Kinh nghiệm thu phí VSMT thành công ở một số xã của huyện Chương Mỹ cho thấy phải có sự quan tâm, vào cuộc của chính quyền cơ sở. Nhiều xã, thị trấn đã lập được sổ nghĩa vụ công dân, trong đó coi việc hoàn thành phí VSMT là một trong những tiêu chí để giao dịch công dân và bình xét gia đình văn hóa. Một số địa phương lại giao cho các HTX NN thu phí VSMT cùng với các khoản phí khác mỗi năm 2 lần theo mùa vụ… Cả 2 cách thu này đều được nhân dân hưởng ứng, từ chỗ tỷ lệ thu phí VSMT chỉ đạt từ 30% đã lên tới 90%. Thiết nghĩ đã đến lúc các địa phương khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố cần phải quan tâm thỏa đáng tới việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nhằm giữ vệ sinh môi trường, bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng dân cư. Trước mắt, đi đôi với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho mọi người dân, các địa phương cần có cơ chế chính sách và đầu tư sắp xếp cán bộ chuyên trách về môi trường ở cơ sở. 3. Kinh nghiệm từ huyện Hoài Đức Trong xã Minh Khai, tại khu vực bãi bóng cũng tồn đọng một đống rác lớn, dù tồn tại chiếc biển đề: "Đường đi gặt, cấm đổ rác"! Cũng như bãi rác ở đoạn đường từ xã bên sang xã Minh Khai, rác ở đây đủ loại: Từ rau dưa, hoa quả thối, bẹ măng, vỏ mì tôm, quần áo rách cho đến lợn con chết, gà vịt chết... Những ngày nắng nóng, mùi bốc lên từ đống rác khiến ai qua lại cũng phải bịt mũi và chạy thật nhanh. 20 Khoa: Kế hoạch và Phát triển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2