intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bào chế viên nén bao phim chứa hệ vi tự nhũ Cyclosporin A hàm lượng 25 mg

Chia sẻ: Bigates Bigates | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

51
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu là xây dựng công thức bào chế viên nén bao phim chứa hệ vi tự nhũ (SMEDDS) lỏng mang Cyclosporin A (CsA) hàm lượng 25 mg. Giản đồ pha được thực hiện để sàng lọc SMEDDS. Các công thức SMEDDS tải CsA (SMEDDS-CsA) được đánh giá qua khả năng nhũ hóa, khả năng tải hoạt chất, phân bố kích thước tiểu phân khi phân tán vào nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bào chế viên nén bao phim chứa hệ vi tự nhũ Cyclosporin A hàm lượng 25 mg

  1. BÀO CHẾ VIÊN NÉN BAO PHIM CHỨA HỆ VI TỰ NHŨ CYCLOSPORIN A HÀM LƯỢNG 25 MG Nguyễn An, Đinh Hoàng Bảo Châu, Đinh Anh Trí Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Huỳnh Nguyễn Anh Khoa TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu là xây dựng công thức bào chế viên nén bao phim chứa hệ vi tự nhũ (SMEDDS) lỏng mang Cyclosporin A (CsA) hàm lượng 25 mg. Giản đồ pha được thực hiện để sàng lọc SMEDDS. Các công thức SMEDDS tải CsA (SMEDDS-CsA) được đánh giá qua khả năng nhũ hóa, khả năng tải hoạt chất, phân bố kích thước tiểu phân khi phân tán vào nước. Syloid FP 244 được chọn làm chất hấp phụ để rắn hóa SMEDDS-CsA lỏng và phối hợp với các tá dược cần thiết để dập viên. Viên nén (khối lượng 650  15 mg) được tạo ra theo phương pháp dập trực tiếp với chày tròn đường kính 12 mm, mặt khum bán kính 11 mm, sau đó được bao phim với chất liệu màng bao quy ước. Độ cứng viên đạt 60 – 110 N, chứa 23,07% SMEDDS lỏng, tải đủ 25 mg CsA – hàm lượng tương đương với sản phẩm viên nang mềm đã được cấp phép lư hành. Viên rã dưới 5 phút, phân tán vào nước tạo ra nhũ tương với các tiểu phân có đường kính nhỏ hơn 150 nm. Từ khóa: cyclosporin A, hệ vi tự nhũ SMEEDS, Syloid FP244, viên nén bao phim. 1 GIỚI THIỆU Cyclosporin A (CsA) là một hợp chất thiên nhiên với cấu trúc là một peptide vòng, kỵ nước và được sử dụng như một hoạt chất ức chế miễn dịch. Theo bảng phân xếp loại sinh dược học của FDA, CsA thuộc nhóm II (có tính tan kém) [1] nên sinh khả dụng đường uống thấp. Ngày nay hệ phân tán vi tự nhũ (SMEDDS) được phát triển nhằm làm tăng sinh khả dụng đường uống của các hoạt chất này. SMEDDS là hỗn hợp đồng nhất của pha dầu, chất diện hoạt, đồng diện hoạt và có khả năng hòa tan sẵn hoạt chất CsA. Khi uống, SMEDDS phân tán vào dịch thể tiêu hóa và nhờ nhu động của ống tiêu hóa sẽ tạo được các tiểu phân kích cỡ nanomet, giúp làm tăng tính tan biểu kiến của CsA. Các chế phẩm chứa SMEDDS-CsA lỏng dùng cho đường uống trên thị trường thường được bào chế dưới dạng viên nang mềm. Tuy nhiên viên nang mềm vẫn chưa phổ biến trong hầu hết các nhà máy sản xuất dược phẩm. Trong khi đó dây chuyền dập viên và bao phim lại rất phổ biến và để làm phong phú dạng thuốc và khắc phục một số nhược điểm của viên nang mềm trong quá trình bảo quản nên đề tài nghiên cứu hóa rắn hệ SMEDDS-CsA và bào chế viên nén bao phim được tiến hành. 717
  2. 1 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Nguyên liệu Hoạt chất CsA (99,4%) đạt tất cả các tiêu chuẩn theo USP 43 – Chuyên luận Cyclosporine (nguyên liệu). Tá dược tạo SMEDDS gồm: Syloid FP 244 (Nhật), Capmul® MCM, Cremorphor® RH40, polyethyleneglycol (PEG) 400, Aerosil, CaCO3, tinh bột bắp, dextrin, lactose (đều có nguồn gốc Trung Quốc) được sử dụng để khảo sát khả năng hấp phụ SMEDDS lỏng. Các tá dược bào chế viên nén gồm: Avicel pH 102, polyvinyl-pyrolidone (PVP) K30, Ca2(PO4)3, CaCO3, natri croscamellose (đều có nguồn gốc từ Trung Quốc). Tá dược bao phim gồm: titan dioxide, polyethylenglycol (PEG) 6000, talc, hydroxypropylmethylcellulose (HPMC), đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các hóa chất dùng trong phân tích kiểm nghiệm đều đạt chuẩn phân tích cần thiết. 1.2 Phương pháp nghiên cứu 1.2.1 Sàng lọc SMEDDS Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trước đâ [2], thành phần của hỗn hợp SMEDDS được lựa chọn để khảo sát gồm Capmul® MCM (pha dầu), Cremophor® RH40 (chất diện hoạt), PEG 400 (chất đồng diện hoạt). Tỷ lệ các thành phần tạo ra SMEDDS được khảo sát bằng giản đồ 3 pha. Các hỗn hợp SMEDDS được sàng lọc ơ bộ bằng cảm quan dựa theo bảng phân loại do Subramanian và cộng sự (2017) đề nghị [3]. Hỗn hợp ít chất diện hoạt nhưng vẫn tạo ra nhũ tương loại A hoặc B được lựa chọn là SMEDDS tiềm năng để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. 1.2.2 Tải hoạt chất Cho từ từ một lượng chính xác hoạt chất vào SMEDDS và khuấy từ liên tục đến khi trong suốt để xác định khả năng tải hoạt chất. SMEDDS-CsA được kiểm tra khả năng nhũ hóa trong các môi trường pH khác nhau. Khảo sát độ bền động học của hệ SMEDDS tải hoạt chất thông qua các thí nghiệm ly tâm 10.000 vòng/phút trong 10 phút, thử nghiệm nóng – lạnh (6 chu kỳ: 40 oC trong 48 giờ và 4 oC trong 48 giờ) sau đó khảo sát lại khả năng nhũ hóa. Hỗn hợp SMEDDS-CsA tiềm năng nhất được kiểm chứng thông qua kết quả đo phân bố kích thước tiểu phân và thế Zeta sau khi hỗn hợp được phân tán vào nước (500 ml nước/g SMEDDS-CsA). 1.2.3 Hấp phụ SMEDDS-CsA lên tá dược rắn, tạo ra S-SMEDDS-CsA 5 g mỗi loại chất hấp phụ (Syloid FP 244; CaCO3; aerosil; lactose; tinh bột bắp; dextrin) được chuẩn bị sẵn và cho vào từ từ một lượng chính xác SMEDDS-CsA theo tỷ lệ rắn – lỏng từ 1:1 đến 1:4 (kl/kl), trộn đều, để ổn định 20 phút trong bình hút ẩm nhiệt độ phòng. Cân khối lượng, tiến hành nhận xét cảm quan (bột khô, tơi) đo độ ẩm và góc chảy để chọn được bột hấp phụ được nhiều SMEDDS nhất và góc chảy tốt để dập viên. 1.2.4 Khảo sát công thức viên nén và bao phim 7 công thức được khảo sát khả năng hình thành viên nén được trình bày trong Bảng 5. Các thành phần được cân với cỡ lô 1000 viên, trộn 1 lần bằng túi trộn thủ công để tạo thành bột hoàn tất. Dập viên theo quy trình dập thẳng với máy dập viên xoay tròn 8 chày SHAKTI LABPRESS II, chày tròn đường kính 12 mm, mặt khum bán kính 11 mm. Khối lượng và độ 718
  3. cứng được điều chỉnh theo từng loại bột hoàn tất sao cho đảm bảo tạo được viên bền, chắc và chứa đủ hàm lượng hoạt chất. Lô 1000 viên nhân được bao phim bằng màng bao quy ước có thành phần gồm: HPMC 3,5%, talc 0,5%, titan dioxide 1%, PEG 6000 1%, ethanol 47%, nước 47%, trong hệ thống bao phim AĐ-BP-2 tại Phòng thí nghiệm Khoa Dược – HUTECH với súng phun dùng khí nén và nhiệt độ không khí sấy được điều chỉnh 60-65 oC. 1.2.5 Các phép phân tích và kiểm nghiệm Đo phân bố kích thước tiểu phân và thế Zeta của nhũ tương tạo thành sau khi phân tán SMEDDS-CsA và viên nén chứa S-SMEDDS-CsA vào nước được thực hiện bằng máy HORIBA SZ-100 (tại Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng) theo quy trình chuẩn kèm theo máy. Đo độ ẩm bột bằng cân sấy ẩm hồng ngoại OHAUS MB25 (nhiệt độ sấy 105 oC). Khối lượng viên, độ cứng, độ rã, độ mài mòn lần lượt được đo bằng các dụng cụ: OHAUS PA214, COPLEY TPF-1000, COPLEY DTG-2000, COPLEY FRV-1000 tại Phòng Thí nghiệm Khoa Dược – HUTECH. Định lượng CsA bằng HPLC với phương pháp đã được thẩm định. Máy ắc ký: HP 1050 series (Hewlett Packard). Cột: Phenomenex (25 cm x 4 m 5 m). Đầ d : PDA bước óng phát hiện 210 nm. Pha động: Acetonitrile - đệm dinatrih dropho phate 0 005 M (75:25) d ng acid pho phoric loãng điề chỉnh pha động về pH = 5,1. Nhiệt độ cột: 70 oC. Tốc độ dòng: 1 ml/ phút. Thể tích tiêm mẫ : 10 µl. Mẫ thử được ch ẩn bị như sau: nghiền 20 viên, trộn đề lấ 1 lượng chính xác có chứa khoảng 25 mg CsA cho vào bình định mức và pha loãng đến 500 ml acetonitril; lọc qua màng lọc 0,45 µm vào vial để tiêm mẫ vào hệ thống ắc ký. Mẫ ch ẩn được ch ẩn bị theo hướng dẫn trong chuyên l ận viên nang CsA – USP 43. 2 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 2.1 Khảo sát giản đồ 3 pha, độ bền động học của hỗn hợp tải CsA Kết quả khảo sát khả năng nhũ hóa của hỗn hợp gồm Capmul® MCM, Cremophore® RH 40 và PEG400 với các tỷ lệ khác nhau được trình bày trong giản đồ pha (Hình 1). ® Hình 1. Giản đồ pha Capmul MCM – Cremorphor RH 40 – PEG400: : nhũ tương loại A; : nhũ tương loại B; : nhũ tương loại C, D, E 719
  4. Từ giản đồ pha cho thấy, hỗn hợp chứa càng nhiều Cremorphor® RH 40 thì càng có xu hướng tạo nhũ tương loại A hoặc B. Tuy nhiên, Cremorphor® RH 40 được cho là có khả năng gây độc nếu sử dụng với hàm lượng cao[4]. Vì vậy, để giảm thiểu lượng Cremorphor® RH 40 trong sản phẩm thuốc, các hỗn hợp trong vùng B và tiếp giáp với vùng C/D/E đã được lựa chọn (Bảng 1) để khảo sát khả năng tải hoạt chất. Sau khi hòa tan hoạt chất (tỷ lệ SMEDDS-CsA 1:0,2 kl/kl), các hỗn hợp tiếp tục được khảo sát khả năng nhũ hóa, độ bền động học và thu được được kết quả như trình bày trong Bảng 2. CT03 cho nhũ tương bền và ổn định ngay cả khi chịu các tác nhân gây kém bền (ly tâm, chu kỳ nóng - lạnh), sau đó CT03 tiếp tục được khảo sát trong các môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8 và theo dõi 4 giờ. Kết quả cho thấy, CT03 cho khả năng nhũ hóa tốt và ổn định khi pha loãng 500 lần trong nước cất (Bảng 3). Bảng 1. Thành phần của SMEDDS tiềm năng ® ® Thành phần: Capmul MCM-Cremophor RH 40 - PEG 400-CsA Ký hiệu tỷ lệ % (kl/kl/kl) CT01 50:25:8,3:16,7 CT02 41,7:25:16,6:16,7 CT03 33,3:33,3:16,7:16,7 Bảng 2. Khả năng nhũ hóa và độ bền động học của các công thức SMEDDS-CsA Nhũ tương hình thành sau khi phân tán vào nước Công thức Sau khi ly tâm Nga a khi điề chế Sa thử nghiệm nóng-lạnh CT1 Trong ốt đồng nhất Loại B Loại C CT2 Trong ốt đồng nhất Loại B Loại C CT3 Trong ốt đồng nhất Loại B Loại B Bảng 3. Tính chất của nhũ tương tạo thành từ CT03 trong 3 môi trường pH và nước cất (pha loãng 500 lần) Môi trường Cảm quan Kích thước tiểu phân (nm) pH 1,2 đục 186 ± 25 pH 4,5 trong mờ 138 ± 8 pH 6,8 đục 188 ± 13 Nước cất đục 178 ± 13 CT03 cho thấy, kích thước hạt ổn định trong các môi trường khác nhau đều
  5. với tỷ lệ rắn – lỏng tương ứng là 1:2,6 và 1:4. Syloid FP244 hấp phụ tốt và tạo ra bột có góc chảy tốt hơn so với Aerosil nên được chọn để khảo sát công thức dập viên. Bảng 4. Tỷ lệ hấp phụ của các tá dược Tá dược Tỷ lệ R/L (kl/kl) Độ ẩm (%) Góc chảy o CaCO3 1 : 0,1 1,79  0,28 22,6 o Tinh bột bắp 1 : 0,3 10,45  1,77 37,5 o Aerosil 1 : 2,6 6,55  0,13 37,5 o Lactose 1 : 0,1 8,03  1,4 32,6 o Dextrin 1 : 0,1 2,42  0,13 35,7 o Syloid FP244 1:4 3,13  0,13 29,5 2.3 Khảo sát công thức dập viên Kết quả dập viên (Bảng 5) cho thấy việc thêm Mg Stearate là không cần thiết đối với viên nén bao phim và có xu hướng làm viên rã chậm hơn. Tương tự, các công thức CT01 đến CT04 cho thấy lactose (tá dược độn) không có vai trò làm viên rã nhanh, đồng thời viên có độ cứng thấp (< 25 N). Khi thêm Avicel và PVP K30 (từ CT03) viên bắt đầu có xu hướng tăng độ cứng (> 20 N). Ngoài ra, quá trình dập viên của 4 công thức ban đầu có hiện tượng dầu trong syloid bị ép ra bên ngoài nên từ CT05 đến CT07, Ca2(PO4)3 được thêm vào nhằm khắc phục hiện tượng trên, đồng thời làm tăng độ cứng cho viên. Cũng từ CT05 đến CT07, tỷ lệ Avicel và PVP trong công thức cũng được tăng lên đáng kể để đảm bảo độ cứng của viên. Kết quả này phù hợp với công bố của Bolko S. K. và cộng sự (2018)[5]. Hình 2. Viên nén bao phim từ CT07 Bảng 5. Công thức viên nén SMEDDS Thành phần công thức Độ TT Mg Na cros- cứng Thời gian rã S-SMEDDS- Lactose Avicel PVP Ca2(PO4)3 Tổng Stearate carmellose viên (N) CsA (mg) (mg) (mg) (mg) (mg) (mg) (mg) (mg) CT01 210 154 36 400 < 20 15 - 16 phút CT02 210 118 36 36 400 < 20 15 - 16 phút CT03 210 82 36 36 36 400 20-25 17 - 18 phút CT04 210 118 36 36 400 20-25 16 - 17 phút CT05 210 340 50 50 650 > 50 15 - 16 phút CT06 210 290 50 100 650 > 50 15 - 16 phút CT07 210 335 50 50 5 650 > 50 4 - 5 phút 721
  6. Ngoài ra, Na croscarmellose được thêm vào (CT07) để rút ngắn thời gian rã viên (còn khoảng 4-5 phút). CT07 được chọn để tiến hành bao phim và kiểm nghiệm các chỉ tiêu theo DĐVN V, kết quả được trình bày trong Bảng 6. Có thể kết luận rằng kích thước hạt và thế Zeta sau dập viên ổn định, không bị ảnh hư ng b i lực nén hay các thành phần tá dược trong viên nén. Kích thước tiểu phân hình thành khi phân tán SMEDDS-CsA lỏng và viên nén sau khi bao phim lần lượt là 178  13 nm và 133,6  7 nm. Tương tự, thế Zeta của nhũ tương tạo thành từ SMEDDS-CsA và từ viên nén bao phim tương ứng là -0,03 ± 4,1 mV và - 0,05 ± 0,07 mV. Kết quả thế Zeta đo được đều gần bằng 0 do hệ phân tán dùng các chất diện hoạt và đồng diện hoạt không ion (đều là các thành phần ghép PEG). Các tiểu phân trong nhũ tương hình thành được ổn định nhờ cơ chế cản tr không gian [6]. Bảng 6. Kết quả kiểm nghiệm viên nén trần và viên nén bao phim từ công thức CT07 Chỉ tiêu Yêu cầu kỹ thuật Kết quả Viên nén trần Viên không b vụn, hai mặt kh m trơn kích Cảm quan thước 12 mm, thành và cạnh viên lành lặn Đồng đều khối lượng Khối lượng trung bình  5% Không có viên nào ngoài khoảng giới hạn Không quá 15 phút Độ rã 4 - 5 phút trong m i trường nước Viên nén bao phim Thấp nhất: 63,2 N; Độ cứng 30 – 50 N Cao nhất: 101,5N Trung bình: 79,9  9,6 Độ mài mòn Không quá 0,5% 0,28% Viên nén bao phim màu trắng, hai mặt Cảm quan kh m trơn lành lặn (Hình 2) Không quá 30 phút Độ rã 5- phút trong m i trường nước trong m i trường nước Định lượng 90 - 110% (so với 25 mg) 97,13% Phân bố kích thước < 250 nm, phân bố hẹp, tiểu phân khi phân 133,6  7 nm, phân bố hẹp 1 đỉnh 1 đỉnh tán vào nước cất 3 KẾT LUẬN Việc cải thiện độ tan của CsA bằng kỹ thuật tạo hệ SMEDDS và hấp phụ tạo viên nén bao phim đã thành công: tìm được công thức SMEDDS tải được 20% hoạt chất, dập được viên nén 650 mg có độ cứng >60 N và rã
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Jain, D., D. Pathak, and K. Pathak, Pharmaceutical product development technologies based on the biopharmaceutical classification system. Pharmazie, 2009. 64(8): p. 483- 90. [2] Mithun Mohanraor Bandivadeka, Shyam Sundar Pancholi, Ruchika Kaul-Ghanekar, Amit Choudhari & Soumya Koppikar (2012) Self-microemulsifying smaller molecular volume oil (Capmul MCM) using non-ionic surfactants: a delivery system for poorly water-soluble drug, Drug Development and Industrial Pharmacy, 38:7, 883,892. [3] Subramanian P., & Siddalingam R. (2017). Self-Nanoemulsifying Drug Delivery Systems of Poorly Soluble Drug Dutasteride: Formulation and In-Vitro characterization, Journal of Applied Pharmaceutical Science, 7(04), 011-022 [4] Kiss L, Walter FR, Bocsik A, Veszelka S, Ozsvári B, Puskás LG, Szabó-Révész P, Deli MA. Kinetic analysis of the toxicity of pharmaceutical excipients Cremophor EL and RH40 on endothelial and epithelial cells. J Pharm Sci. 2013 Apr;102(4):1173-81. [5] Bolko Seljak K, Ilić IG, Gašperlin M, Zvonar Pobirk A. Self-microemulsifying tablets prepared by direct compression for improved resveratrol delivery. Int J Pharm. 2018 Sep 5;548(1):263-275 [6] Pimolpan Pithayanukul, Neito Pilpel,Stabilization of some emulsions with nonionic surfactants Journal of Colloid and Interface Science, Volume 89, Issue 2, 1982, Pages 494-503. 723
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0