intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo vệ Bác Hồ: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

109
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối phần 1, phần 2 Tài liệu Bảo vệ Bác Hồ của Nguyễn Minh San gồm các bài viết: Không thể vượt khỏi thể lệ; Tết Độc lập đầu tiên; Tại ngôi nhà số 38 phố Lê Thái Tổ; Lễ ký Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946; Tiếng nổ ngày 7-3-1946; ở Vịnh Hạ Long, đô đốc Đácgiăngliơ đe doạ; Chuyện kể của những người lái xe riêng của Bác; Những người cung cấp Tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo vệ Bác Hồ: Phần 2

  1. BẢO V Ệ BÁC HỒ K H Ô N G TH Ể V Ư Ợ T KHỎI TH E LỆ Nhớ lại ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của H ội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bác đã nêu lên 6 nhiệm vụ cấp bách, v ề nhiệm vụ thứ 3, Người nói : "... Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đ ề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với c h ế độ p h ổ thônẹ đẩu phiếu. Tất cả công dân trai gái ỉ 8 tuổi đểu cố quyền ứng cử và hầu cử, không phản biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống... Ngày 8 tháng 9, đúng một tuần lễ sau ngày Tuyên ngôn độc lập Bác đã ký Sắc luật sô 14 triệu tập Quốc dân đại hội và quy định những nét lớn về tổ chức bầu cử Quốc hội. N gày 16-9-1945, Bác chủ toạ phiên họp Hội đồng Chính phủ, thông qua sắc lệnh Tổng tuyển cử và ấn định ngày Tổng tuyển cử là ngày 23-12-1945. Trong Đảng không ít ý kiến lo lắng về cuộc Tổng tuyển củ. Nào là trình độ nhân dân ta còn thấp, trình độ tổ chức của ta còn yếu, chưa có kinh nghiệm; nào là ở miền Nam, tình hình chiến sự đang lan rộng, ở miền Bắc bè !ũ phản động trong nước và ngoài nước cấu kết phá phách; Nhà nước cộng hoà còn non trẻ... 79
  2. Nhưng với lòng tin tưởng chắc chắn vào nhân dân, Bác đã khẳng định : "Nhân dân rất thông minh. Họ s ẽ biết dùng lá phiếu của họ. Tổng tuyển cử s ẽ thành công". Đổng chí Nguyên Lương Bằng kể lại : "Lòng tin của Bác vào sức mạnh của nhân dân là một lòng tin tuyệt đối. Chủ trương tổ chức Tổng tuyển cử ngay sau khi Cách mạng mới thành công, chứng tỏ nhãn quan chính trị của Bác rất sâu rộng và cũng chứng tỏ lòng tin tuyệt đối của Bác vào nhân dân. Bác nói : "Phải bầu ngay Quốc hội càng sớm càng tốt. Bên trong thì nhân dân tin tưỏng thêm vào chế độ của mình. Trước thế giới, Quốc hội do dân bầu sẽ có một giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận". Bọn Tưởng và lũ tay chân của chúng ưong đám Việt Quốc,Việt Cách hiểu rằng chúng không thể trông chờ thắng iợi trong cuộc Tổng tuyển cử được. Vì vậy. chúng tìm mọi cách để phá hoại. Cuối tháng 12-1945, tướng Tiêu Vãn đại diện chính ưị của Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc Việt Nam gửi một yêu sách có tính chất tối hậu thư cho Bác, yêu cầu phải cải tổ Chính phủ lâm thời trước khi Tổng tuyển cử, bằng cách triệu hồi các Bộ trưởng cộng sản và thay vào đó những đại diện của bọn Việt Cách, Việt Quốc, phải giành sẵn cho hai đảng này 80 ghế trong Quốc hội tương lai. Trước tình thế ấy, và để cho công việc chuẩn bị được tốt, Hội đồng Chính phủ quyết định hoãn Tổng tuyển cử đến ngày 6-1-1946. Một phưcmg án thoả hiệp 80
  3. sau đây đã được chấp nhận : Chính phủ lâm thòd sẽ được cải tổ lại thành Chính phủ liên hiệp, có sự tham gia của đại diện ba lực lượng chính trị ; Việt Minh, Việt Cách, Việt Quốc. Thủ lĩnh Việt Cách là Nguyễn Hải Thần sẽ giữ chức Phó chủ tịch nước, Nguyễn Trường Tam thủ lĩnh Việt Quốc giữ Bộ trưởng Ngoại giao khi đảng này được bảo đảm giành cho 75 ghế trong Quốc hội tưcmg lai. >ỉgày 24-10-1945, Chù tịch Hồ Chí Minh đã họp với thủ lĩnh Việt Quốc và Việt Cách. Báo Cứu Quốc ngày 26-12-1945 đã đăng trên trang nhất và đóng khung một thông báo đậc biệt, đầu đề "Đoàn kết". Nội dung như sau; "Ngày 24 tháng 12 năm 1945, chúng tôi là Hồ Chí Minh, Nguyễn h Í Thần, Vũ Hổng Khanh thay mặt cho Việt Minh, Quốc dân đảng và Cách mệnh đồng minh hội, cùng ký tên công nhận những điều ước sau đây ; 1) Đ ộc iập trên hết, đoàn kết trên hết. Căn cứ vào ứiái độ thân ái chân thành cùng nhau thảo luận để giải quyết hết thảy những vẫh đề khó khăn trước mắt. Ai dùng vũ lực gây nên những cuộc nổi loạn sẽ bị quốc dần ruổng bỏ. 2) Ké từ ngày 25-12-1945, đôi bên phải ủng hộ một cách thiết thực cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội và Kháng chiến. 3) Bát đầu từ ngày 25-12-1945 đôi bên đều đình chỉ hết thảy những việc công kích nhau bằng ngôn luận và hành động. 81
  4. Mặc dù đã đạt được những mục liêu trên, bọn Tưởng và lay chân của chúng vẫn chưa thoả mãn, tìm cách ngăn trở việc tiến hành Tổng tuyển cử, phản bội lại điều ước với Việt Minh. Đây là một trong những truyền đơn của bọn phản động; “Đả đảo cuộc Tổng tuyển cử Việt Minh. Nhóm lẫnh tụ Việt Minh đã nuốt lời hứa, không giám thi hành bản hợp tác ký ngày 19-11 với Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội và Việt Nam quốc dân đảng. Nhóm ấy lại có dụng ý dựa vào cuộc Tổng tuyển cử giả dối để giữ vững địa vị của mình. Đổng bào toàn quốc hãy cưcmg quyết đứng lên khắp cõi Việt Nam đả đảo cuộc Tổng tuyển cử giả dối, áp bức, mục đích lường gạt quần chúng. ... Đồng bào, đương cuộc chiến tranh, không thể có một cuộc Tổng tuyển cử được. Không có tự đo ngôn luận, tự do tuyên ưuyền, không thể có Tổng tuyển cử được. Chớ nghe những lời phỉnh nịnh xảo trá. Chớ sợ những mánh khoé dọa nạt ám muội. Hãy tỏ ra mình ỉà những công dân sáng suốt và can đảm, hãy đồng lòng đả đảo cuộc Tổng tuyển cử giả dối, độc tài kia’ . Một ưnyền đơn khác : "Cùng các bạn trong Mặt trận Việt Minh, nhục lắm, đừng đi bỏ phiếu. Hối các bạn, Quốc dân đang mong đợi các bạn nếu không cầm nổi khẩu súng vào Nam bộ giết quân 82
  5. thù thì ít ra cũng tập luyện cùng gắng sức làm việc cấy cày làm ăn cho nước thêm giàu mạnh. Thế mà các bạn định làm gì trong ngày tuyển cử của nhóm lãnh tụ Việt Minh. Các bạn hưởng ứng bỏ phiếu vô ích. Các bạn tuyên truyền vu vơ. Các bạn hăm hỏ đi dán truyền đơn. Các bạn ầm ĩ treo cờ, kết hoa thắp đèn để ãn mừng chiến sĩ tử trận trong Nam bộ. Các bạn vênh vang đi bò phiếu. Bỏ phiếu trong một ngày Tổng tuyển cử không có chút giá trị gì đối với quốc dân hay quốc tế. Nhục lắm ! Nhục lắm ! Nhục cả quốc thể. Xin khuyên các bạn không đánh được Pháp thì thôi, chớ làm trò cười cho lúc này. Nhục lắm và tủi cho vong linh các chiến sĩ lắm". Cùng với việc tuyên truyền xuyên tạc ý nghĩa Tổng tuyển cử, bọn Quốc dân đảng còn đẩy mạnh hoạt động ám sát, bắt cóc các ứng cử viên là người của Việt Minh. Ngày 13-12-1945, Báo Cứu Quốc đăng Nghị quyết của toàn thể đồng bào ngoại thành Hà Nội về việc Cụ Hồ Chí Minh không phải ra ứng củ và suy tôn Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch vĩnh viễn nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Toàn văn nghị quyết như sau: "Toàn thể nam, phụ, lão, ấu ưong khu vực ngoại thành Hoàng Diệu do lời đề nghị của 118 vị Chủ tịch 83
  6. U ỷ ban Nhân dân và hết thảy đại biểu các giới hằmg xã họp ngày 11,12 tháng 1-1945 đồng thanh quyết n g h ị: - Để có một thiên tài đủ uy tín, đủ khả năn g, đủ nghị lực, đủ kinh nghiệm củng cô' Mặt trận dân tộc thống nhất, để hoàn thành cách mạng giải phóng của toàn dân Việt Nam; é ' - Để dễ dàng vượt khỏi những trở lực Ịchó khăn gay go nguy hiểm về nội trị cũng như về ngoại giao troĩig tình thế hiện thời của nước Việt Nam; - Để san phẳng những sự xung đột xích m ích gây ra bởi những đầu óc chia rẽ mù quáng có tính cách đảng phái hay quyền lực cá nhân; - Để giữ cái rường cột làm đích cho sự đoàn kết của toàn thể dân tộc Việt Nam. Yêu cầu Cụ Hổ Chí Minh không phải ứng cử trong kỳ tuyển cử sắp tới. Suy tôn và ủng hộ Cụ Hổ Chí Minh làm Chủ tịch vĩnh viễn nước Việt Nam dân chủ cộng hoà". Bác Hồ nghe đọc báo tủm tỉm cười. Ánh mắt sao mà hiền hậu - ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác kể lại - cũng vào những ngày đó, Bác nhận được điện của đồng bào Nghệ An mòi Bác về ứng cử ở tỉnh nhà, Một số địa phương khác cũng có nguyện vọng như thế. Bác đã viết một bức thư trả lời chung cho tất cả ; "Tôi rất cảm động được đồng bào quá yêu mà đề nghị tội không phải ra ứng cử, đổng bào các ncfi khác cử tôi vào Quốc hội. Nhưng tôi là một công dân của nước 84
  7. Việt Nam dân chủ cộng hoà nên lôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa, Xin cảm tạ các đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dàn trong cuộc Tổng tuyển cừ sắp tới". Ngày 10-12-1945, danh sách các ứng cử viên khu vực Hà Nội được niêm yết rộng rãi. Trong danh sách, Bác đứng thứ hai sau cụ Nguyễn Vãn Tố. Tất cả có 74 vị ứng cử, chọn lấy 6 đại biểu. Chiều ngày 5-1-1946, Bác đến khu Việt Nam học xá gặp gỡ đại biểu các đoàn thể nhân đân Hà Nội, dự lễ ra mắt của các ứng cử viên Hà Nội. Chiều ấy, Bác đến sớm trước quy định một giờ để tranh thủ thãm nơi ở và học tập của học sinh và có cuộc tiếp xúc không chính thức vói quần chúng. 15 giờ, buổi lễ ra mắt mới bắt đầu. Trong không khí chan hoà và phấn Idiởi, Bác thay mạt các ứng cử viên phát biểu ý kiến : "Từ xưa đến nay, Toàn quốc chưa bao giờ tuyển cử vì xưa dân chưa bao giờ làm chủ mình, xưa dân phải nghe lời vua quan, sau phải nghe lời thực dân Pháp, Nhật. Vừa rồi đây, ta vừa tranh được độc lập. Một sô' người, một số ít thôi đã quên cái khó nhọc cùa dân chúng. Ta đã phải hy sinh nhiều mới có cái quyền cầm lá phiếu ngày nay đó. Cụ Phan Đình Phùng, cụ Hoàng Hoa Thám vì cái quyền dân chủ ấy lắm. Biết bao người đã bị bắn, bị chém, đã 85
  8. đeo cái tên chính trị phạm và bị nhốt đẩy các nhà tù Sơn La, Côn Đảo, Buôn Ma TTiuộl, mới đổi được cái quyền dân chủ ngày nay...”. Tiếp đó, Bác quay sang các ứng cử viên nhắc nhở : "Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu quên lợi riêng mà nghĩ đến lợi chung". Hướng về các cử tri, Bác vừa cười thân mậi, vừa nói... "Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu. Ngày mai không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện cái quyền làm chủ của mình". Tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô ầm vang. Cuộc họp mặt kết thúc trong không khí hồ hởi, đoàn kết, nhất trí. Đồng bào vây quanh Bác, lưu luyến tiễn Bác ra về”. Sáng 5-1-1946, các báo đều đãng lời kêu gọi quốc dân đi bẩu cử của Bác. Ngày 6-1-1946 là một ngày hội của nhân dân Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, toàn thể quốc dân được tự do lựa chọn những người có tài, có đức để thay mặt mình gánh vác công việc nước nhà. Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ, Chính phủ đó thật sự là Chính phủ của toàn dân. Một không khí phấn khởi tràn ngập khắp nơi. Mọi người đều vui vẻ hưcmg quyền lợi của một người dân độc lập tự do. ở Hà Nội, đúng 7 giờ sáng 6-1, pháo nổ ran chào mừng ngày Tổng tuyển cử đẩu tiên của dân tộc. 86
  9. Đường phố rợp bóng cờ đỏ sao vàng, ở các khu vực bầu cử được trang hoàng như một ngày lễ lón. Có bàn thờ Tổ quốc, có băng cờ khẩu hiệu... và đông nghịt những nam nữ cử tri vui vẻ đến bò phiếu. Trên các nẻo đường, nườm nượp người đi bầu cử, xôn xao tiếng nói cười. Trống đánh, cờ bay, thiếu nhi đi từ nhà này sang nhà khác nhắc : "ông, bà, chị, thím đi bỏ phiếu". Các cụ già bước đi thong thả, trịnh trọng như bước đến nơi thờ cúng tôn nghiêm. Sáng đó, Bác vui vẻ đi từ đầu giờ làm nhiệm vụ công dân của mình ở thùng phiếu số 10 đặt tại ngôi nhà trước cửa đường Hàng Vôi (nay là phố Nguyễn Hữu Huân). Niềm vui của toàn dân tộc đã trở thành niềm vui của Bác. Người trình thẻ cử tri, nhận phiếu bầu, ra bàn ngồi ghi rổi gấp phiếu ngay ngắn, cẩn thận bỏ vào thùng phiếu. Làm tốt nhiệĩn vụ của một cử tri, Bác còn đến thăm một số khu vực bỏ phiếu khác. Nhân dân sung sướng được gặp Cụ Hồ trong ngày hội lớn của dân tộc. Ngay ngày hôm sau, kết quả bầu cử đã được thông báo. Bất chấp tình hình chính trị hết sức phức tạp, hơn 90% cử tri đã tham gia bầu cử. Chủ tịch Hổ Chí Minh thu được 98% số phiếu. Con số này quả thực là một thành công xuất sắc, một bằng chứng về uy tín tuyệt đối của Bác trong các tầng lớp nhân dân khác nhau. 87
  10. BẢO VỆ BÁC HỒ TẾT Đ Ộ C LẬP Đ Ầ U T IÊ N Tết Bính Tuất (1946) là tết Độc lập đầu tiên của cả nước và của từng gia đình người Việi Nam. Mặc dù xa quê đã iâu nhưng Bác vẫn nhớ đến ngày hội đón xuân cổ truyền của dán tộc. Người đã nghĩ sớm đến tết. Nhưng không phải Người lo chuẩn bị sắm sửa gì cho riêng mình, Người chẳng có gì để chuẩn bị, Người nghĩ nhiều đến đồng bào và chiến sĩ. Người lo tết cho cả dân tộc. Ngay từ ngày 20-1-1946, còn hơn một tuẩn nữa mới đến tết, Bác đã viết thư gửi đồng bào nhân dịp tết sắp đến. Thư viết ; "Dàn tộc ta là một dân tộc giàu lỗng đồng tình và bác ái. Trong lúc này toàn quốc đồng bào từ giàu đến ĩi ghèo, từ già đến trẻ, ai cũng sửa soạn ăn tết mừng Xb ân. Tôi kêu gọi đổng bào và các đoàn th ể làm th ế nào đ ể chia sẻ cuộc vui xuân mừng tết v ớ i : Những chiến s ĩ oanh liệt ỏ trước mặt trận. Những gia quyến các chiến s ĩ Những đồng bào nghèo nần. Sao cho mọi người đều được hưởng các thú vui về tết, Xuân đầu tiên của nước Việt Nam độc lập". 88
  11. Người còn gửi thư cho thanh niên và nhi đổng loàn quốc. Lời so sánh trong thư làm cho ta cảm thấy phấn khởi sức Xuân; "Một năm khỏi đâu từ mùa xuân, Một đời khỏi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Người khuyên bảo các cháu : "Năm mới chúng ta thực hành đời sống mới đ ể trở nên những công dân mới, xứng đáng với nước Việt Nam dân chủ cộng hoả". Vào đêm giao thừa, Bác quyết định đi thăm đổng bào Hà Nội. Chiều 30 tết. Bác ở Bấc bộ phủ về nhà số 8 Lê Thái TỔ sớm hơn mọi ngày. Bác bảo đồng chí Chuẩn (tức đồng chí Vũ Kỳ), thư ký riêng của Người và các đổng chí bảo vệ đưa đến thăm một số gia đình tết nghèo, tết vừa, tết khá và tết sang. Cách đi là bất ngờ đến, không báo trước, để Bác trực tiếp thấy được sự thật. Chỉ đi rnột xe do đồng chí Hà Ngọc Nguyên lái. Trên xe chỉ có năm Bác cháu. Chịu trách nhiệm bảo vệ Bác lần này là đồng chí Lý và Chiến. Đổng chí Vũ Kỳ kể l ạ i : - "Hơn 7 giờ tối. Trời tối đen, cái tối đêm 30. Đường phố vắng vẻ. Mưa xuân bụi trắng bầu trời. Mùi pháo đùng pháo tép khét khét. Chiếc xe chạy qua nhiều phố rồi Bác bảo tắt đèn và đừng ở đầu ngõ Hàng Đũa, một ngõ hẻm trong xóm thị thuộc phố Sinh Từ. Đổng chí Nguyên ngồi lại trong xe. Bốn Bác cháu lần mò vào trong ngõ. Đường mấp mô, có lúc phải bật đèn pin. Gọi cửa một gian nhà, không thấy ai trả lời. Cửa Ổ9
  12. không cài then, đẩy cửa vào lối om. Ngọn đcii diui nhỏ không đủ soi sáng căn nhà hẹp lạnii lẽo. - Nhà có ai Idiông ? Để trả lời, chỉ có tiếng ho sù sụ và tiếng rcn tìr chiếc chõng tre kê sát vách. Một người đắp chiếu, trông khỗng rõ có chãn không, vẫn tiếp tục rên. - Cụ Hổ đến thăm gia đình đấy ! Bác giơ tay ra hiệu để yên cho người ta nằm nghỉ. Vẫn tiếng rên nhưng se sẽ hơn, đều hơn. - Thưa Bác, người ấy sốt, trán nóng lắm. Bác bảo kéo chiếu kín cho người bệnh rồi Bác cháu im iặng khép kín cánh cửa lại, ra đi. Ngồi trên xe, tòi mới báo cáo với Bác là ngưòi ấy làm nghề kéo xe, gia đình khong có ở Hà Nội. Bác khẽ nói như nói với mình : 30 Tết mà không thấy Tết. Xe lại dừng ở cuối phố Hàng Lọng (nay là phố Lê Duẩn) ở gần ga Hàng c ỏ . Gọi cửa một lúc mới có người m ả Khi nhận ra Cụ Hồ, mọi người luýnh quýnh cả lên, kéo vội những quần áo đang phơi trên dây thép chăng ngang nhà. Cụ Hồ chúc Tết, hỏi thảm tếí nhất ra sao ? Gia đình thưa là, cũng có nén nhang nải chuối để cúng tổ liên. Lúc chào Cụ Hồ ra về, người nhà vui hẳn lên. Đây [à nhà một viên chức nghèo. Tới phố Hàng vải. Ngoài phố vắng tanh và đèn điện cũng khồng sáng, gió như lạnh hem. Nhưng khi cánh cửa một nhà giàu hé mở thì ánh điện cũng sáng lóe. Lọ độc bình cao, to, men trắng điểm hoa lá màu 90
  13. xanh, cành đào như cả một cây, nụ lo, hoa nở đỏ thắm, choán cả lối đi. Cạnh đấy bày mấy ch ậu Cúc vàng và cây quấi quả đỏ chi chít. Bộ xa-lóng bằng gỗ nghiến chạm trổ, mặt đá vân mây. Quá vào trong là giường gụ chân quỳ kê sát với tủ chè lổng kính. Bên trên là bàn thờ đỉnh đồng sáng bóng, khói hưcmg trầm nghi ngút, bày đầy cỗ và mâm ngũ quả có cả bòng và phật thủ to và đẹp. Cụ Hổ vào chúc Tết gia đình, và gia đình cũng chúc năm mới Cụ Hổ. Tới mấy nhà nữa, nhà buôn bán, nhà quan lại cũ, nhưng gọi cửa không thấy mở. Bác ngồi chờ trên xe thấy lâu, ra hiệu thôi, xe vòng quanh một số phố đều vắng hơn mọi tối. Dân Hà Nội quen đón giao thừa quây quần trong gia đình, trưa mồng một trở đi mới đến xông đất chúc Tết nhau. Bác cháu về đến nhà vẫn yên iặng như mọi ngày, chưa thấy Tết đâu. Bác bảo chuẩn bị đón giao thừa. Tôi mở gói quần áo mà Bác bảo đồĩig chí Nguyễn Lương Bằng đi kiếm, đem đến từ sáng, Bác mặc, thấy vừa. Khăn xếp áo the, quần cháo lòng, giày Nam Định rõ ra một cụ đổ nhà quê. Không rõ Bác đã cải trang lần nào chưa mà thấy giống hệt, nhất là đôi mực kỉnh đeo trễ xuống. Cháu thì quần dài trân;g, áo láng đen, chân đi dép da, đáu tóc để tiầỉi ỉilìư c-on nhà nề nếp. Lúc ra đi. tôi giấu Bác, dắt khẩu súng ngắn trong cặp quần cho vên tâm. 91
  14. Hai ông cháu đi bộ đến đền Ngọc Sơn đúng vào trước giao thừa. Pháo ở các phố quanh hồ Hoàn Kiếm bắt đầu nổ ran, hàng ừàng nối tiếp. Cháu trước, ông sau, tay dắt tay chen vào giữa đám đông. Tháp bút cầu Thê Húc, đền ngoài, đền trong, dòng ngưòi như nêm. Khói hương nghi ngút, ô n g thì chăm chú xem, cháu thì lo lạc ông, có lúc làm cho thanh niên trai gái thanh lịch biết chừng nào mà cũng bực mình là ông cháu nhà quê lớ ngớ, chẳng Iđiấn lễ mà cũng không hái lộc. Lúc trỏ ra qua được cầu Thê Húc, hai Bác cháu thở phào nhẹ nhõm. Bác mỉm cười, cháu cũng mỉm cười. Hai Bác cháu sang bên kia đường cho đỡ đông và xem "hiệu kim Đêphia". Bác bảo đi thêm dọc phô' Hàng Đào rồi hãy quay về. Tiếng pháo ngớt dần. Đêm khuya mới thấy rõ nhà cửa phố Hàng Đào quá cổ, vừa hẹp vừa thấy lô nhô, khấp khểnh.... Ai có ngờ đâu đêm giao thừa độc lập đầu tiên, Cụ Hồ cùng đổng bào Thủ đô chen chúc bên nhau cùng hưởng niềm vui đón năm mới bên Hổ Gươm. Đêm ấy, Bác cũng ít ngủ. Sáng đậy sóm, chưa lới giờ làm việc, Bác đã bảo lấy giấy ra khai bút. Đúng là năm mới rồi. Đúng là mồng Một Tết. Anh em trong nhà quây quần chúc năm mới Bác Hồ mạnh khoẻ sống lâu. Bác viết thư gửi các chiến sĩ và đồng bào nhân dịp Tết Bính T uất: "ỉĩỡỉ các chiến s ĩ yêu quý ! Trong khi đồng bào đốt hương trầm đ ể thờ phụng tiền nhản thỉ các bạn đốt thuốc súng đ ể giữ gìn T ổ 92
  15. quốc. Trong khỉ đồng bào đốt pháo mừng Xuân thỉ các bạn nổ súng chống địch. Các bạn hăng hái chống địch đ ể cho đồng bào được an toàn mừng Xuần. Vậy nên đồng bào quyết không bao giờ quên công lao các bạn. Trong ba ngày Tết, đồng bào ai cũng đoàn tụ sum vầy chung quanh những bình hoa mám bánh. Còn các bạn thì chịu ăn gió nằm mưa lạnh lùng ở chốn sa trường. Song hình dung các bạn thì ấm áp trong lòng thán ái của mồi mộ í quốc dân. Tôi thay mặt Chính phủ và toàn quốc đồng bào chúc các bạn năm mới mạnh khoẻ Vứ thắng ỉợi. Bao giờ Kháng chiến thành công Chúng ta cùng uống một chung rượu đào Tết này ta tạm xa nhau Chắc vầng ta s ẽ Tết sau sum vầy. Hỡi đồng bào toàn quốc. Hôm nay là mồng M ột Tết, ngày Tết đầu tiên của nước Việt Nam dán chủ cộng hoà, tôi thay mặt Chính phủ chúc đồng bào năm mới muôn sự tốt lành. Tôi riêng chúc các chiến s ĩ ở ngoài mặt trận và các gia quyến chiến s ĩ ở chốn hậu phương năm mới vui vẻ. Năm mài, đồng bào ta s ẽ phấn đấu cho một đời sống mới, ai cũng góp lực lượng vào cuộc kháng chiến lâu dài đ ể làm cho nước ta hoàn toàn tự do, độc lập. Năm mới, đỗnịỊ bào ta đoàn kết càng chặt, tranh đấu càng mạnh, sản xuất càng nhiều. Chúc đồng bào. 93
  16. Trong năm Bính Tuất mới Muôn việc đều tiến tới Kiến quốc mau íhành công Kháng chiến mau thắng !ẹd Việt Nam độc lập muôn nâm !" Trước khi đi làm việc, Bác bảo đón đồng chí Trần Duy Hưng, Chủ tịch Uỷ ban hành chính Hà Nội đến gặp Bác. Bác kể lại chuyện tối qua Bác đi chúc Tết đồng bào và đề nghị u ỷ ban Hà Nội cùng các đoàn thể vận động bà con hàng phố, của ít lòng nhiều, góp phần chia sẻ cho đồng bào nghèo đều được hưởng Tết đầu tiên nước nhà độc lập như Bác đã kêu gọi. Đồng chí chủ tịch u ỷ ban hứa về sẽ đôn đốc ngay và sẽ báo cáo kết quả lên Bác. Đúng 10 giò sáng, tiếng Bác Hồ ân cần vang lôn giữa Quảng Trường nhà hát thành phố như nói chuyện với các tầng lớp nhân dân. Từ đó cho đến khi Bác đi xa, lời chúc Tết đồng bào của Hồ Chủ tịch có kèm theo bài thơ đầu năm đã trở thành truyền thống dân tộc. 94
  17. BẢO VỆ BÁC HỒ TẠI NGÔI NHÀ SỐ 38 PHỐ LÝ THÁI T ổ N gôi nhà số 38 phố Lý Thái Tố (nay là nhà ừuyền thống Thiếu nhi Hà Nội). Trước đây là Cerele de L’union (Câu lạc bộ Liên bang) cho tầng lớp cao cấp đến ăn uống, đánh bài, đánh bi-a. Nhân viên ngưcd Việt có bồi, bếp, một số người làm vườn, làm việc vặt. Sau cách mạng, ta chiếm ngôi nhà này iàm văn phòng cơ quan và nơi ở của cán bộ. Tại đây, nhiều đêm trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10-1945 đến đầu tháng 3-1946, đã diễn ra cuộc đàm phán bí mật giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Xanhtơni, ư ỷ viên nước Cộng hoà Pháp tại Bắc bộ. Cuộc đàm phán này là một giải pháp duy nhất đúng cho tmh thế của hai bên lúc đó. Phía Pháp, như đã nói ở phần ữên, ngay từ lúc chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, đã trù tính mọi cách để trở lại Việt Nam, đặt lại ách thống trị của chúng. Nhưng trở lại bằng con đường nào, tư cách gì ? Một S Ố chính t r ị g i a c ủ a đ iệ n Păngtêông đ ã tỏ r õ r a là những người "văn minh", tìm kiếm giải pháp đưa quân viễn chinh Pháp vào chiếm đóng "hoà bình"ở xứ sở 95
  18. này. Ngày 22-9-1945, cao uỷ Pháp ở Đông Dưcmg, ông Đác Giăngliơ đã bay sang Trùng Khánh,"nói chuyện bí mật" với tíiống chế Tưởng Giới Thạch, gạ gẫm Tưởng xí phần vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật cho Pháp, mưu tính trở lại Đông Dương với cả danh dự, như một cường quốc thắng trận trong hằng ngũ Đồng Minh, như một cường quốc cùng Đồng Minh đánh Nhật vậy. Cuộc "nói chuyện" này mà kết quả là hai ngoại drưởng của Cộng hoà Pháp và Trung Hoa đân quốc đã ngổi lại với nhau tính cách chia nhau quyền lợi do miếng mồi Việt Nam mang lại. Song song với hoạt động trên, phía Pháp liên tiếp tung người của«iưứi vào Việt Naiĩi bằng mọi cách ; ở Bắc bộ, núp dưới bóng phái đoàn quân sự Mỹ, Xanhtơni bắt liên lạc với trên 30 ngàn người Pháp đang còn lại ở Việt Nam để xúc tiến kế hoạch tiếp sức cho quân Pháp đang hành binh sang Đông Dương. ở Nam Bộ, núp bóng quân đội Anh vào g i ả i giáp quân Nhật, quân Pháp mới đến đã phối hợp với tù binh Pháp vừa được quân Anh thả ra, không ngừng đánh chiếm các vị trí quân sự quan trọng. Cuộc kháng chiến 9 năm đánh Pháp của chúng ta đã nổ ra ở đây. Còn ở Hà Nội, khi trở lại, Xanhtơni và đám sĩ quan tùy tùng của ông ta ảo tưởng là mình "trở về trong sự hân hoan đón mừng của dân An Nam" nhưng tìiứi thế không như trí tưởng tượng thực dân của ông ta. Vừa đặt chân đến Hà Nội, Xanhtcfni đã bị lộ mật, bị nhân dân ta biểu tình phản đối ở chính nơi ông ta ở, 96
  19. khách sạn Mêtơrôpôn. Người Nhật sợ "ông bạn hẩu" của mình bị cà chua trứng thối, liền bí mật tháp tùng cho Xanhtơni về ở trong "một cái lồng vàng" là phủ Toàn quyền và bảo vệ cho ông ta "nội bất xuất ngoại bất nhập". Tuy vậy, vốn íà sĩ quan tình báo, Xanhtofni vẫn liên hệ được với các nhân viên phòng Nhì của mình ở ngoài phô'. Y nắm khá rõ tình hình chính tậ Hà Nội và lực lượng cách mạng của ta lúc đó. Ngồi à phủ Toàn quyền, Xanhtcmi đã tận mắt chứng kiến "người An Nam" tuyên bố độc lập và thề quyết giữ nền độc lập ấy manh mẽ như thế nào, Những con bài Việt Nam như Nguyễn Trường Tam, Nguyễn Hải Thần mà y định "ãn xái" của Tưỏfng, cũng như Bảo Đại, vị hoàng đế do chính nước Pháp nặn ra sau nhiều lần gặp gỡ, cũng không mang lại cho Xanhtơni một giải pháp khả dĩ còn danh giá cho nước Pháp. Phần vì hai vị thủ lĩnh kia không có lực lượng vững chắc trong quần chúng, lại đang chịu ơn chủ Tưởng, phần vì Bảo Đại đã xin thoái vỊ, chửi nước Pháp và xin Cụ Hổ cho làm một công dân của nước Việt Nam mới - Công đân Vĩnh Thụy. Nhưng có lẽ điều này mói chính là lý do làm cho y thất vọng : chính quyền đã về tay nhân dân Việt Nam , Chính phủ Hồ Chí Minh đã và đang được nhân dân ủng hộ. Trong hồi ký "Đôi diện Hồ Chí Minh" viết 40 năm sau sự idện này, Xanhtơni thú nhận: "Thật là không có mảy may hy vọng nào khôi phục được bá quyền của Pháp ở Đông Dưong nếu như chúng ta chưa thực sự trở 97
  20. lại làm chủ Hà Nội, thủ đô hành chính, vãn hoá của cả Liên bang Đông Dương, thần kinh Trung ưcmg của các bán đảo bướng bỉnh này. Thật ra lúc đó đã không thể đặt vấn đề cứ đổ bộ vào bẳng vũ lực một cách đơn giản và thuần tuý theo kiểu Ihực dân cũ. Quân đội Pháp không những sẽ vấp phải sức kháng chiến của những người Việt Nam yêu nước, họ đã có đủ thời gian để tổ chức chiến tranh du kích, mà còn phải đương đầu với cả 20 vạn quân đội Trung Hoa đã tràn vào khắp Bắc kỳ với ý đồ bám chắc vào đất này càng lâu càng hay. Ngoài ra còn vấn đề đáng lo ngại nữa là 3 vạn quân Nhật. Chúng có thể đứng về phía các lực lượng trên để chống lại ta, tuy rằng về mặt pháp lý, chúng là tù binh, nhưng về mặt thực tế, việc giải giáp chúng, Trung Hoa đã tiến hành một cách hết sức lề mề thật là điển hình của châu Á. Việc này cũng đáng lo ngại cho ta chẳng kém chút nào. Cuối cùng là vấn đề chúng ta không nên phiêu lưu để nổ ra một lò lửa chiến tranh lófn tại đồng bằng Bắc kỳ và các tỉnh bắc Trung kỳ, nó sẽ nguy hiểm cho sự sống còn mỏng manh của 30 ngàn người Pháp đang còn ở đây. Và Xanhtơni đã quyết định giải pháp "tìm đến Cụ Hồ Chí Minh”. Chính Cụ mới là người tôi phải gặp, chính Cụ mới đúng là ngưòi lôi phải thương lượng", ô n g ta đã phái hai phụ tá là Phốtxẽmanhăng và Misốp vượt rào phủ Toàn quyền ta, tìm đến Bắc bộ phủ, xin được yết kiến Bác. Nắm được ý định của phía Pháp, Bác đã giao cho hai đổng chí Võ Nguyên Giáp và Hoàng Minh 98
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2