Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế bền vững và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 10
download
Bài viết Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế bền vững và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay phân tích, làm rõ các vấn đề nêu trên, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế bền vững và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 53. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Trương Văn Thanh* ThS.NCS. Đinh Thị Tâm**, ThS. Nguyễn Thị Hồng Mai** Tóm tắt Sự phát triển của mỗi người, mỗi cộng đồng và mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào những điều kiện môi trường, bởi vậy, không một thế hệ nào được phép lạm dụng hay phá hủy những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của các thế hệ sau. Phát triển kinh tế bền vững là chiến lược duy nhất để có thể vừa cung ứng một cuộc sống đầy đủ và có chất lượng cho nhân loại trong hiện tại vừa tránh được những thảm họa sinh thái trong tương lai. Vậy phát triển bền vững là gì? Tại sao chúng ta phải phát triển kinh tế theo hướng bền vững? Làm thế nào để có thể đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường? Hiện trạng phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay tác động như thế nào đến môi trường? Bài viết sẽ phân tích, làm rõ các vấn đề nêu trên, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Từ khóa: Phát triển kinh tế, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, các khu công nghiệp không ngừng mở rộng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn năm 2016 - 2020, trong 4 năm đầu (2016 - 2019), nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng bình quân 6,8%/năm; năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%. Tốc độ tăng trưởng * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Trường Đại học Ngoại thương 706
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 kinh tế cao cũng đã gây áp lực lớn lên môi trường do các loại chất thải phát sinh từ hoạt động phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo vệ môi trường hiện nay và giai đoạn tiếp theo. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của đất nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Đáng lo ngại, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý và khắc phục hậu quả. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đổ thải trộm hoặc do công trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu… dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường. Trong Quyết định phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã nêu quan điểm chỉ đạo: “Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững”. Như vậy, phát triển kinh tế phải phải gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững đã được xác định là mục tiêu hướng đến của quá trình phát triển kinh tế của chúng ta. Phát triển nền kinh tế sẽ ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ, y tế và sẽ có những tác động khác nhau lên môi trường. Tuy nhiên, vì hạn chế của bài viết nên tác giả chỉ phân tích, đánh giá hiện trạng nền kinh tế ở ba lĩnh vực cơ bản là: công nghiệp, nông nghiệp và du lịch, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế bền vững. 2. KHÁI LUẬN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1. Bảo vệ môi trường Tại khoản 3, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2024 định nghĩa: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố đến môi trường, khắc phục ô nhiễm suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy, bảo vệ môi trường được cho là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp: cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên”. 2.2. Phát triển kinh tế, phát triển bền vững Quan niệm về sự phát triển kinh tế là kết quả của quá trình lâu dài mà sự vận động của thực tiễn, lý luận đã bổ sung và hoàn thiện. Theo Lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng thuần 707
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA túy về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội… Với nội hàm rộng lớn đó, về cơ bản, khái niệm “phát triển kinh tế” đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… Như vậy, phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Về khái niệm “phát triển bền vững”, cụm từ “phát triển bền vững” xuất hiện khá lâu, được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002, “phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng, chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cũng đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Vậy, phát triển bền vững chính là quá trình vận hành đồng thời của kinh tế tăng trưởng bền vững; xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hóa đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường”. 2.3. Tác động của phát triển kinh tế đến môi trường - Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để thực hiện việc sản xuất ra của cải vật chất. Nếu mức độ khai thác nhỏ hơn khả năng phục hồi của tài nguyên thiên nhiên thì môi trường sẽ được cải thiện. Ngược lại, nếu mức khai thác lớn hơn khả năng phục hồi thì môi trường sẽ không được cải thiện mà có thể ngày càng bị suy thoái. - Thải các chất thải vào môi trường: Ngay cả khi khai thác tài nguyên thì con người cũng chỉ sử dụng những vật dụng cần thiết, phần dư thừa vẫn để lại môi trường. Trong quá trình 708
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 sản xuất cũng không thể tránh được việc thải các chất thải, trong đó có nhiều chất độc hại vào môi trường. Chúng có thể là các chất thải khí như: CO2, SO2, NOx... xâm nhập vào khí quyển; các chất thải rắn như: các tạp chất, các hợp chất kim loại, các xơ, bụi, rác... được chôn vùi xuống lòng đất hoặc đổ xuống ao, hồ... Ngoài ra, nước thải có chứa hợp chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng... cũng được đổ vào môi trường ao hồ, sông, biển... - Tác động trực tiếp vào môi trường: Ngoài khai thác các nguồn tài nguyên và thải các chất thải vào môi trường, trong quá trình phát triển, con người còn tác động vào môi trường theo những động lực khác nhau (ví dụ: xây dựng đập nước để ngăn dòng chảy của một con sông sẽ có tác động trực tiếp tới môi trường xung quanh). Bên cạnh đó, còn rất rất nhiều rác thải vào môi trường trong quá trình hoạt động và sản xuất của con người, nhưng khả năng tiếp nhận và phân hủy chất thải của môi trường có giới hạn nhất định. Khi lượng chất thải vượt quá giới hạn này thì các yếu tố môi trường sẽ không đủ khả năng và gặp khó khăn trong quá trình phân hủy, do đó, chất lượng môi trường sẽ giảm và sẽ bị ô nhiễm. Vì vậy, mỗi tác động của con người đối với môi trường cần phải được cân nhắc tính toán một cách thận trọng và khoa học, đảm bảo môi trường luôn được duy trì và vận động một cách tốt nhất. 3. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG LÊN MÔI TRƯỜNG 3.1. Phát triển công nghiệp và những tác động lên môi trường Theo các báo cáo Niên giám thống kê năm 2015 - 2020, công nghiệp là lĩnh vực có đóng góp quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Giai đoạn 2016 - 2020, sản xuất công nghiệp chiếm hơn 30% GDP của cả nước, liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân 8,2%/năm. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực công nghiệp với mức tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 10,6%/năm. Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng. Một số ngành công nghiệp đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là các ngành điện tử, dệt may, da giày, chế biến thực phẩm… Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn công nghiệp tư nhân hình thành và phát triển trong nước có tiềm lực tốt hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô, chế biến thực phẩm, sắt thép, kim khí. Tham khảo các chỉ số sản xuất công nghiệp theo ngành giai đoạn 2015 - 2020 trong Hình 1 dưới đây. 709
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 1. Chỉ số sản xuất công nghiệp theo ngành giai đoạn 2015 - 2020 Nguồn: Tổng hợp từ các Niên giám thống kê năm 2015 - 2020 Hiện nay, mặc dù số lượng các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao ngày càng tăng, tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách khá xa so với một số quốc gia khác trong khu vực. Do vậy, để sản xuất các mặt hàng cần tiêu thụ nhiều nguyên liệu và năng lượng hơn, phát sinh nhiều chất thải hơn, gây sức ép đối với môi trường. Trong khai thác khoáng sản, trừ một số loại khoáng sản có tài nguyên, trữ lượng lớn, phù hợp với khai thác quy mô công nghiệp như: dầu khí, than, bôxít, titan, apatit, đất hiếm, đá hoa trắng..., phần lớn các loại khoáng sản còn lại có quy mô trữ lượng thuộc loại vừa và nhỏ, phân tán, điều kiện khai thác phức tạp, không phù hợp với đầu tư quy mô lớn, hiện đại. Bên cạnh đó, việc quá chú trọng đến sản lượng khai thác, chưa quan tâm nhiều đến sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại... đã làm lãng phí tài nguyên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Trước những cơ hội tái cấu trúc ngành công nghiệp, khi đại dịch COVID-19 xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam sẽ có tiềm năng đón nhận làn sóng đầu tư nước ngoài, bao gồm các ngành tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường thuộc lĩnh vực gia công, chế biến (giấy, dệt nhuộm, thuộc da, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, nhiệt điện...). Tính đến cuối năm 2020, trên phạm vi cả nước có 369 khu công nghiệp (KCN) được thành lập (bao gồm 329 KCN nằm ngoài các khu kinh tế, 34 KCN nằm trong các khu kinh tế ven biển, 06 KCN nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu) với tổng diện tích khoảng 114 nghìn ha. Trong đó, có 284 KCN đã đi vào hoạt động, tăng 72 KCN so với năm 2015. Nhìn chung, số lượng KCN đi vào hoạt động có xu hướng tăng qua các năm, trong đó tăng mạnh nhất vào các năm 2018, năm 2019. 710
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Tham khảo số lượng khu công nghiệp đi vào hoạt động giai đoạn 2015 - 2020 theo báo cáo từ Niên giám thống kê giai đoạn 2015 - 2020. Hình 2. Số lượng khu công nghiệp đi vào hoạt động giai đoạn 2015 - 2020 Nguồn: Tổng hợp từ các Niên giám thống kê năm 2015 - 2020 Hoạt động kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các KCN, khu chế xuất đã có nhiều chuyển biến tích cực; số lượng các KCN được đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước thải (XLNT), hệ thống quan trắc nước thải tự động gia tăng hằng năm, với mức tăng trung bình 1,26%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng công suất XLNT năm 2020 đạt trên 1,1 triệu m3/ngày/đêm (tăng 4,6% so với năm 2015). Theo Báo cáo của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, có 90,69% KCN đang hoạt động có công trình XLNT tập trung, trong đó 90,9% đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động. Một số địa phương đã chú trọng lựa chọn, thu hút các dự án công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, có mức đầu tư cao cho BVMT. Mặc dù vậy, nhiều dự án, cơ sở hiện đang đầu tư, vận hành tại các KCN có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: luyện kim, khai thác khoáng sản, phá dỡ tàu biển, sản xuất giấy, bột giấy, dệt nhuộm, thuộc da, lọc hoá dầu, nhiệt điện, sản xuất thép, hóa chất, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật... Đây là vấn đề thách thức lớn đối với công tác kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thành lập và phát triển KCN, khu kinh tế năm 2020, đối với cụm công nghiệp (CCN), tính đến hết năm 2020, cả nước có 698 CCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 22 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân 65%, thu hút gần 12 nghìn dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hàn trăm nghìn người lao động. Tuy nhiên, số lượng CCN có biện pháp BVMT, công trình xử lý chất thải chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ; mới chỉ có 17,2% CCN đang hoạt động có hệ thống XLNT tập trung, trong đó 39,2% đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động (Niên giám thống kê năm 2015 - 2020). 711
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Ngoài ra, hiện trạng phát triển làng nghề cũng là một trong những nội dung đáng lo ngại. Theo báo cáo công tác BVMT năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cả nước hiện có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.951 làng nghề được công nhận. Đặc trưng ô nhiễm từ nước thải sản xuất của một số loại hình làng nghề như: đối với chế biến lượng thực, thực phẩm là: BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P, Coliform; đối với dệt nhuộm: BOD5, COD, độ màu, tổng N, hóa chất, thuốc tẩy; đối với sản xuất thuộc da: BOD5, COD, TSS, kim loại (Cr6+), tổng N, độ mặn, dầu mỡ; đối với tái chế giấy: pH, BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P, độ màu; đối với tái chế kim loại như: COD, TSS, dầu mỡ, CN-, thông số kim loại theo đặc trưng nguyên liệu… Bảng 1. Đặc trưng ô nhiễm từ nước thải sản xuất của một số loại hình làng nghề STT Loại hình sản xuất Thông số ô nhiễm đặc trưng 1 Chế biến lương thực, thực phẩm BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P, Coliform 2 Dệt nhuộm BOD5, COD, độ màu, tổng N, hóa chất, thuốc tẩy 3 Thuộc da BOD5, COD, TSS, kim loại (Cr6+), tổng N, độ mặn, dầu mỡ 4 Tái chế giấy pH, BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P, độ màu 5 Tái chế kim loại COD, TSS, dầu mỡ, CN-, thông số kim loại theo đặc trưng nguyên liệu 6 Tái chế nhựa BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P, độ màu, dầu mỡ 7 Chăn nuôi, giết mổ BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P, Coliform 8 Chế tác đá và sản xuất gốm sứ TSS 9 Mây tre đan COD 10 Cơ kim khí Thông số kim loại theo đặc trưng nguyên liệu, dầu mỡ khoáng Nguồn: Công văn số 2250/BNN-KHCN ngày 27/3/2020 của Bộ NN&PTNT Bảng 2. Lượng chất thải phát sinh từ làng nghề Lượng chất thải được xử lý TT Làng nghề, làng nghề truyền thống Chất thải rắn Tỷ lệ Nước thải Tỷ lệ (tấn/ ngày) được xử lý (%) (m3/ngày) được xử lý (%) 1 Chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản 4,21 81,0 7.000 45 2 Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 3,6 79,5 1.800 55,3 Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành 3 4-4,5 42,5 - - nghề nông thôn 4 Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may… 2-5 - - - Nguồn: Công văn số 2250/BNN-KHCN ngày 27/3/2020 của Bộ NNPTNT 712
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Tuy nhiên, công tác BVMT tại các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức, rất ít làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn cũng như hệ thống XLNT. Theo báo cáo công tác BVMT của Bộ NN&PTNT năm 2020, có 16,1% làng nghề có hệ thống XLNT tập trung đạt yêu cầu về BVMT; tỷ lệ làng nghề có điểm thu gom chất thải rắn công nghiệp đạt 20,9%. Lượng chất thải được xử lý đối với làng nghề chế biết bảo quản nông, lâm, thủy sản đạt 45%, làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đạt 55,3%, còn các làng nghề khác như: sản xuất gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may… hầu như không không được xử lý. Chính vì vậy mà các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của làng nghề không giảm mà còn có xu hướng gia tăng, nhất là ô nhiễm bụi tại các làng nghề gốm, sứ, vật liệu xây dựng, khai thác đá, đồ gỗ mỹ nghệ và các làng nghề tái chế. Đặc trưng nổi bật là phát sinh một lượng lớn bụi chứa kim loại nặng và bụi vật liệu độc hại. Trong khi đó, tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ cao. Ô nhiễm chất vô cơ tại các làng nghề dệt nhuộm, tái chế giấy tạo ra nước thải có hàm lượng cặn lớn; làng nghề tái chế kim loại có hàm lượng kim loại nặng độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần. Hầu hết, chất thải rắn ở các làng nghề vẫn chưa được thu gom xử lý mà xả thẳng vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí và các nguồn nước mặt, nước dưới đất tại các địa phương. Nước thải từ làng nghề thường thải trực tiếp ra hệ thống kênh, rạch chung, tác động xấu tới cảnh quan, ô nhiễm môi trường. Nhiều làng nghề có lưu lượng nước thải lớn, xả ra các kênh, mương vốn làm nhiệm vụ tiêu thoát nước mưa, dẫn đến nước thải không lưu thông, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do cách thức tổ chức quản lý sản xuất của các làng nghề hiện nay chưa thật sự hiệu quả, đa số làng nghề sản xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, cũng như thông tin thị trường… 3.2. Phát triển nông nghiệp và những tác động lên môi trường Giai đoạn 2016 - 2020, nông nghiệp nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chịu tác động nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh như: hạn hán, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm. Ngành nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn nhưng tiếp tục phát triển trên cơ sở phát huy các lợi thế, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Theo Báo cáo công tác BVMT năm 2019 của Bộ NN&PTNT giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng trưởng GDP khu vực nông nghiệp bình quân đạt 2,71%/năm; năm 2020, giá trị sản xuất tăng 2,75% so với năm 2019, trong đó nông nghiệp tăng 2,7%, lâm nghiệp tăng 2,4%, thủy sản tăng 3,3%; GDP toàn ngành tăng 2,65%. Tuy nhiên, quá trình sản xuất nông nghiệp đã phát sinh sức ép lên môi trường từ việc sử dụng hóa chất trong hoạt động trồng trọt, thức ăn dư thừa trong chăn nuôi… 713
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 3.2.1. Hoạt động trồng trọt Báo cáo công tác BVMT năm 2019 của Bộ NN&PTNT cho thấy, lĩnh vực trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt dần chuyển theo hướng chất lượng cao, ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa… đặc biệt là việc áp dụng các giống cây trồng mới với sản lượng và năng suất cao, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp có chiều hướng giảm từ sau năm 2018 do xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến bất thường. Trong trồng trọt, việc sử dụng phân bón là một yếu tố quyết định năng suất, chất lượng nông phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón hóa học mất cân đối, ít sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, thời gian bón, cách bón phân không khoa học và mang tính tự phát, dẫn đến hậu quả làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm cho đất bị chua hóa, mất khả năng sản xuất. Song song với việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động trồng trọt, đặc biệt là bao bì thuốc bảo vệ thực vật cũng đang tăng nhanh và khó kiểm soát. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng các bể chứa bao gói, chai đựng thuốc bảo vệ thực vật đặt tại đầu bờ ruộng, tuy nhiên, lượng bể chứa đáp ứng yêu cầu còn khá thấp, do đó vẫn còn lượng lớn bao bì bị thải bỏ ngay tại đồng ruộng. Thực tế, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật làm cho sâu bệnh quen thuốc gây ra hiện tượng kháng thuốc, nhiều loài sinh vật có ích (thiên địch) bị tiêu diệt gây mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh hại càng phát triển mạnh hơn và nông dân càng dùng thuốc nhiều hơn. Thêm vào đó là xu hướng người dân thích sử dụng các loại thuốc rẻ tiền, công dụng mạnh, nhưng lại ít quan tâm đến an toàn môi trường. Theo ước tính, hằng năm có đến 50% - 70% lượng phân bón vô cơ không được cây trồng hấp thụ, thải ra môi trường. Nước thải từ hoạt động chuyên canh nông nghiệp có chứa các thành phần độc hại như hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nêu trên đã và đang gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước dưới đất và nước mặt các khu vực lân cận Báo cáo công tác BVMT năm 2019 của Bộ NN&PTNT cho biết, sau mỗi mùa vụ, phụ phẩm từ cây trồng chính phát sinh với khối lượng lớn. Năm 2019, phụ phẩm từ một số loại cây trồng chính phát sinh trên cả nước ước tính khoảng 94.715.000 tấn, trong đó lớn nhất là cây lúa với 52.140.000 tấn, cây mía là 16.914.000 tấn, các loại khác như sắn, ngô, cà phê, đậu tương khoảng 25.661.000 tấn. Chỉ một phần phụ phẩm từ cây trồng được tái chế, tái sử dụng, phần còn lại bị đốt bỏ ngoài ruộng, gây hiện tượng khói mù cục bộ cho vùng lân cận sau thu hoạch mỗi mùa vụ. Số lượng bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cần xây dựng và thực tế triển khai tại một số địa phương không đạt đủ theo tiêu chuẩn, những địa phương chỉ đáp ứng được từ dưới 5% theo yêu cầu xây dựng gồm: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Sóc Trăng, 714
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Hậu Giang, Phú Yên... Những nơi đáp ứng được cao nhất cũng chỉ đạt 30% là Nam Định (Bộ NN&PTNT, 2019). Việc quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng, hóa chất bảo quản nông lâm thủy sản, chất thải chăn nuôi, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm, chất thải làng nghề… đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông nghiệp nghiêm trọng. Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng môi trường yếu kém, trình độ, nhận thức của nông dân về BVMT còn nhiều hạn chế đang làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn ngày càng trầm trọng hơn 3.2.2. Hoạt động chăn nuôi Báo cáo công tác BVMT năm 2019 của Bộ NN&PTNT cho thấy, ngành chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020 đã phải đối mặt với nhiều biến động, khó khăn: khủng hoảng giá thịt lợn năm 2017; dịch tả lợn châu Phi 2019 diễn ra trên khắp cả nước; cúm gia cầm (chủng A/H5N6 và A/H5N1) và lở mồm, long móng trên các đàn trâu hoành hành với hàng chục ổ dịch rải rác ở các địa phương dẫn đến thiếu hụt nguồn cung năm 2020. Mặc dù dịch bệnh trong chăn nuôi gia tăng, tuy nhiên, thời gian qua, các trang trại chăn nuôi tập trung ngày càng được mở rộng về quy mô và diện tích, do đó số lượng gia súc, gia cầm vẫn duy trì ổn định ở mức 30 triệu con gia súc và 400 triệu con gia cầm/năm. Với số lượng thống kê đầu gia súc, gia cầm, vật nuôi trên phạm vi cả nước, hàng năm sẽ thải ra lượng rất lớn chất thải rắn, nước thải có chứa các chất độc hại gây hiệu ứng nhà kính, một số kim loại nặng và các vi sinh vật có hại, nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước mặt và nước ngầm nếu như không có các biện pháp thu gom xử lý đúng kỹ thuật Để xử lý chất thải trong hoạt động chăn nuôi, bên cạnh các biện pháp phổ biến như: biogas, tách phân, đệm lót sinh học, ủ phân compost, ngành nông nghiệp đang triển khai nhiều mô hình thí điểm như mô hình chăn nuôi lợn tiết kiệm nước. Các mô hình này thực hiện theo quy trình khép kín, từ chăn nuôi - trồng trọt (sử dụng chất thải chăn nuôi) - chăn nuôi, đã phát huy hiệu quả, vừa xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu tác động đến môi trường và tăng thu nhập cho người dân. Việc tận thu, tái sử dụng chất thải chăn nuôi cho các mục đích sử dụng khác (như nuôi trồng thủy sản, trồng nấm, nuôi giun và các loại hình sản xuất nông nghiệp khác) cũng bắt đầu áp dụng tại một số địa phương, đây là giải pháp tốt cần được nhân rộng trong thời gian tới. 3.3. Phát triển du lich, dịch vụ và những tác động lên môi trường Hoạt động du lịch ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2016 - 2019, ngành du lịch tăng trưởng với mức trung bình 22,7%/năm, cụ thể: năm 2016 đạt 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế, năm 2017 đạt gần 13 triệu lượt khách tăng 2,9 triệu lượt tương đương 2,9%. Năm 2018 so với năm 2017 cũng tăng 2,5 triệu lượt khách tương đương 2,5%, năm 2019 là năm cao nhất từ trước tới 715
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA nay có tới 18 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam, tăng 2,5 triệu lượt khách. Tuy nhiên, năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng toàn thế giới đã làm gián đoạn hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Năm 2020, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt hơn 3,8 triệu lượt người, giảm 79% so với năm 2019. Tham khảo lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 tại Bảng 3 dưới đây. Bảng 3. Thống kê lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 Năm Nội dung Tổng số Đường hàng không Đường thủy Đường bộ 2016 (nghìn lượt) 10.012,70 8.260,60 284,8 1.467,30 (nghìn lượt) 12.922,20 10.910,30 258,9 1.753,00 2017 Đạt tỷ lệ % so với năm liền kề 129% 132% 91% 119% (nghìn lượt) 15.497,80 12.485,00 215,3 2.797,50 2018 Đạt tỷ lệ % so với năm liền kề 120% 114% 83% 160% (nghìn lượt) 18.008,60 14.377,50 264,1 3.367,00 2019 Đạt tỷ lệ % so với năm liền kề 116% 115% 123% 120% (nghìn lượt) 3.837,30 609,4 3.083,20 144,7 2020 Đạt tỷ lệ % so với năm liền kề 21% 4% 1167% 4% Nguồn: Tổng hợp từ các Niên giám thống kê năm 2016 - 2020 Đối với ngành du lịch, sức ép lớn nhất đến môi trường là phát sinh chất thải rắn và nước thải sinh hoạt. Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ khách du lịch có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này. Phần lớn các điểm du lịch đều có các thiết bị, hệ thống thu gom chất thải. Tuy nhiên, do đặc thù du lịch ở nước ta có tính chu kỳ mùa (du lịch biển tập trung vào mùa hè, du lịch văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng thường tập trung vào mùa xuân), đặc biệt là loại hình du lịch văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, các điểm di tích thường được xây dựng từ rất lâu, vì vậy, hầu hết tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa chưa được đầu tư đồng bộ hệ thống thu gom, xử lý chất thải. Mặt khác, thời gian du khách đến thường tập trung vào một thời điểm nhất định, dẫn đến tình trạng quá tải hệ thống thu gom, xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường cục bộ. Tham khảo tổng chất thải rắn phát sinh từ khách du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020 tại Hình 3 dưới đây. 716
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Hình 3. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ khách du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo công tác BVMT năm 2017 - 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 4. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP Nhận thấy vấn nạn môi trường hiện nay vô cùng nan giải, ô nhiễm môi trường đang trở thành chủ đề nóng trên các chương trình thời sự, các trang báo, các diễn đàn, các trang mạng xã hội. Mặc dù các quy định hiện hành về BVMT ở nước ta tương đối đầy đủ, có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và hạn chế những tác hại vào môi trường khi phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, tình trạng môi trường vẫn đang ngày càng suy thoái bởi những tác động tiêu cực từ các hoạt động kinh tế. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ, cải thiện môi trường luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp. Mặc dù Việt Nam đã chú trọng đến BVMT nhưng hiệu quả mang lại chưa đạt được như mong muốn. Vì thế, thời gian tới, cần phải giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và BVMT để đảm bảo cuộc sống trong lành cho người dân. Vậy cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn, hạn chế tác hại đến môi trường, phát triển kinh tế bền vững, hay nói cách khác, muốn phát triển bền vững thì môi trường là một một trong ba yếu tố của bền vững. Để phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững, khắc phục những tồn tại, trong quá trình phát triển, cần chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau sau: 4.1. Giải pháp vĩ mô - Cần đưa ra lộ trình để chuyển nền kinh tế sang tăng trưởng carbon thấp, phát triển kinh tế tuần hoàn, tính đến phí tổn môi trường trong đầu tư phát triển. Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát thải ít carbon. 717
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA - Hoàn thiện khung pháp lý, kết nối về thể chế, giảm thiểu xung đột, chồng chéo để tạo nền tảng, động lực để phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế xanh, tuần hoàn, cụ thể: ban hành các chính sách, công cụ kinh tế như: thuế, phương pháp định giá, thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên. - Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, kiểm soát lượng chất thải ra môi trường ngay từ quá trình lựa chọn, thu hút các dự án đầu tư, khuyến khích dự án, công nghệ xanh thân thiện với môi trường; phát triển ngành công nghiệp môi trường để hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn không rác thải. - Nâng cao các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đảm bảo hàng rào kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm, công nghệ lạc hậu vào Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế có độ mở rất cao trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới; thực hiện các chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, phân phối các sản phẩm, dịch vụ. - Tăng đầu tư và chi tiêu công trong những lĩnh vực kích thích xanh hóa nền kinh tế thông qua các khoản đầu tư thúc đẩy phát triển sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới, thân thiện môi trường. - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng, xử lý và tái chế chất thải; đào tạo, nghiên cứu khoa học về phát triển bền vững, kinh tế xanh như: tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại (GIS, viễn thám...) trong công tác dự báo khí hậu, cảnh báo thiên tai và thời tiết cực đoan, điều tra, đánh giá tài nguyên, quan trắc và giám sát môi trường, trong xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật về ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ địa phương thực hiện các dự án hỗ trợ các phương thức sinh kế thích hợp để thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có chất lượng cao phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cũng như nhu cầu của xã hội. - Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, hợp tác quốc tế và đa dạng nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường; tích cực hội nhập quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ cộng đồng quốc tế cho phát triển nền kinh tế xanh. - Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT nông nghiệp, nông thôn; nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của các cấp, của mỗi người dân và cộng đồng trong công tác BVMT nông nghiệp, nông thôn. - Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực môi trường. 718
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 4.2. Giải pháp vi mô 4.2.1. Đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp (i) Xây dựng phương án bảo vệ môi trường: Đây là yêu cầu bắt buộc đối với CCN cũng như khu kinh doanh, dịch vụ tập trung bởi đây là kế hoạch quản lý môi trường được lập và triển khai thực hiện trong toàn bộ quá trình hoạt động của CCN, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở đang hoạt động. - CCN, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, theo đó, phương án BVMT phải thể hiện các nội dung theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phương án BVMT bảo đảm phù hợp với tình hình, tiến độ triển khai hoạt động; lưu giữ đầy đủ các chứng từ, hóa đơn, nhật ký vận hành, sổ ghi chép và các giấy tờ liên quan. Bên cạnh đó, trong việc thực hiện phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong phương án BVMT, trước hết, chủ đầu xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN, Ban quản lý Khu kinh doanh dịch vụ tập trung phải xây dựng và bảo đảm năng lực để thực hiện việc phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Đầu tư hệ thống thu gom, XLNT đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường: phải được đầu tư hệ thống thu gom, XLNT đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nói cách khác, các hạng mục của hệ thống thu gom XLNT như: cụm bể xử lý phải có mương lắng cát, hố gom, bể điều hòa, bể SBR, bể trung chuyển, bể khử trùng, mương quan trắc, bể chứa bùn; thiết bị xử lý; nhà vận hành gồm nhà điều khiển, phòng thí nghiệm, nhà máy thổi khí, ép bùn, hóa chất; hồ sinh học; hạ tầng kỹ thuật trạm; trạm biến áp, máy phát điện dự phòng… phải đáp ứng mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để BVMT. (ii) Bố trí nhân sự phụ trách về công tác BVMT: Khu kinh doanh, dịch vụ tập trung là phải bố trí nhân sự phụ trách về BVMT, theo đó, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN, Ban quản lý Khu kinh doanh dịch vụ tập trung phải bố trí ít nhất 01 cán bộ phụ trách công tác BVMT có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: Quản lý môi trường; Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật môi trường; Hóa học; Sinh học. Cùng với đó, những người này phải được tập huấn định kỳ hàng năm về công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 4.2.2. Đối với phát triển làng nghề (i) Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã Ủy ban nhân dân cấp xã lập, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án BVMT làng nghề trên địa bàn để tổ chức thực hiện; đôn đốc việc xây dựng nội dung BVMT 719
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA trong hương ước, quy ước của làng nghề; bố trí cán bộ có kiến thức về pháp luật, quản lý môi trường theo dõi việc thực hiện công tác BVMT làng nghề; hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về BVMT làng nghề; ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí khác cho công tác quản lý môi trường, đầu tư, sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật BVMT tại các làng nghề được khuyến khích phát triển trên địa bàn; quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy định khi được bàn giao, tiếp nhận các dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật BVMT làng nghề; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT của các cơ sở trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm BVMT; hướng dẫn các cơ sở tận thu, tái chế, tái sử dụng và xử lý tại chỗ các loại chất thải; công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác BVMT làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương, thông qua các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp xã và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. (ii) Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện - Thực hiện điều tra, thống kê, lập danh sách làng nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển, cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề trên địa bàn; chỉ đạo cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không bảo đảm khoảng cách đối với khu dân cư. - Đôn đốc, phê duyệt, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và kiểm tra việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề. - Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác quản lý môi trường, kinh phí từ các nguồn khác để đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật BVMT cho các làng nghề được khuyến khích phát triển. - Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về BVMT; đồng thời, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT của các cơ sở sản xuất trên địa bàn. - Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác BVMT làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác BVMT, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu. (iii) Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Nắm bắt được tất cả các công việc thuộc cấp xã và cấp tỉnh đang quản lý và thực hiện; chỉ đạo, quy hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT của các cơ sở sản xuất trên địa bàn. 720
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 - Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển; cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải di dời ra khỏi khu dân cư hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất. - Bảo đảm các điều kiện về BVMT trong việc công nhận làng nghề. - Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề, xây dựng kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. - Chỉ đạo quy hoạch, phê duyệt và đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật BVMT cho các làng nghề được khuyến khích phát triển; quy hoạch KCN, CCN tập trung hoặc khu vực chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đáp ứng các quy định về BVMT để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. - Quản lý việc thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nông thôn, chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở trong làng nghề. - Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác BVMT làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. - Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác BVMT, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn một năm một lần trước ngày 30 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu. (iv) Đối với cơ sở sản xuất Cơ sở sản xuất tại làng nghề phải thực hiện các biện pháp BVMT nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết BVMT, đề án BVMT chi tiết, đề án BVMT đơn giản hoặc báo cáo về các biện pháp BVMT. Trường hợp các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết BVMT, đề án BVMT chi tiết, đề án BVMT đơn giản phải lập báo cáo về các biện pháp BVMT, mô tả hoạt động của cơ sở, các loại chất thải phát sinh, các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, thu gom và XLNT, khí thải tại chỗ; phân loại, lưu giữ, tự xử lý hoặc chuyển giao đối với chất thải rắn, gửi cơ quan quản lý môi trường tại địa phương để thực hiện kiểm tra, theo dõi. Đồng thời, phải đóng góp đầy đủ các loại phí BVMT và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật cho hoạt động BVMT của làng nghề. 4.2.3. Về hoạt động du lịch, dịch vụ Pháp luật về BVMT quy định khá chi tiết trách nhiệm của các nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác BVMT trong hoạt động lễ hội, du lịch. Một thành phần không thể thiếu trong hoạt động lễ hội, du lịch đó là du khách, đó có thể là khách du lịch, khách tham 721
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA dự lễ hội và có thể là khách tham quan di tích. Theo đó, trong quá trình tiến hành các hoạt động lễ hội, đơn vị tổ chức lễ hội có biện pháp tránh tập trung lượng khách quá lớn tại một thời điểm để bảo đảm an toàn cho du khách và hạn chế ô nhiễm môi trường tại nơi tổ chức lễ hội. Đồng thời, kiểm soát, hạn chế, giảm thiểu tiếng ồn để không ảnh hưởng đến không gian tổ chức lễ hội cũng như sinh hoạt, sức khỏe của cộng đồng dân cư tại nơi diễn ra lễ hội. Thêm vào đó, đơn vị tổ chức lễ hội phải sắp xếp, kiểm soát các phương tiện vận chuyển, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và các nguyên nhân khác phát sinh khí thải, bụi, chất thải vượt giới hạn cho phép, ảnh hưởng tới du khách và cộng đồng dân cư tại nơi diễn ra lễ hội. Trong hoạt động du lịch, pháp luật về BVMT quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan: (i) Đối với cơ sở lưu trú du lịch Các cơ sở lưu trú du lịch phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp các dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch theo quy định. Việc sử dụng hóa chất trong cơ sở lưu trú du lịch phải tuân theo các quy định của Luật Hóa chất và các quy định khác có liên quan; bảo đảm an toàn cho người sử dụng và khách lưu trú; không gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú phải thực hiện việc quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ tình hình môi trường và các số liệu: tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, rác thải, nước thải, khí thải độc hại của cơ sở lưu trú du lịch; thu thập phản hồi của khách lưu trú về môi trường để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường; đồng thời có biện pháp khuyến khích đăng ký cấp nhãn hiệu cơ sở lưu trú du lịch thân thiện với môi trường như: nhãn sinh thái, nhãn du lịch bền vững. Cùng với đó, các cơ sở lưu trú phải bố trí nhân lực theo dõi, quản lý công tác BVMT du lịch tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định. Ngoài ra, các cơ sở này phải thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật về BVMT. (ii) Đối với doanh nghiệp lữ hành Pháp luật về BVMT quy định đơn vị này phải tuân thủ và hướng dẫn du khách thực hiện quy định về BVMT ở các khu, điểm du lịch và trên các tuyến du lịch; tích cực tham gia hoạt động BVMT tại địa phương nơi doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch; tuân thủ sự điều hành của cơ quan có thẩm quyền về khắc phục hậu quả do sự cố môi trường gây ra. Đồng thời, các doanh nghiệp lữ hành phải được trang bị kiến thức về BVMT, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường cho các hướng dẫn viên du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành phải tuân thủ các quy định về BVMT khi xây dựng chương trình du lịch, không tổ chức các loại hình du lịch gây tổn hại đến môi trường. Cùng với đó, các doanh nghiệp lữ hành phải cập nhật và cung cấp thông tin về tình hình môi trường cho du khách, 722
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 không đưa khách đến các vùng bị ô nhiễm nặng, vùng đang xảy ra sự cố môi trường theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, bảo đảm an toàn cao nhất về sức khỏe, tính mạng cho du khách; phải lồng ghép các nội dung có liên quan đến BVMT tại địa điểm du lịch và trách nhiệm BVMT của du khách vào tài liệu hướng dẫn du lịch của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành cần có biện pháp khuyến khích phát triển loại hình du lịch thân thiện với môi trường; thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật về BVMT. (iii) Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch - Sử dụng các phương tiện vận chuyển bảo đảm đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành để kinh doanh vận chuyển khách du lịch, đối với các loại sản phẩm có mùi khó chịu được phép vận chuyển, trước khi đưa lên phương tiện vận chuyển phải gói bọc kỹ, không để lọt mùi ra ngoài, không để rơi vãi trên phương tiện vận chuyển và trên đường vận chuyển. - Có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu khách du lịch không xả rác bừa bãi trên đường đi; bố trí dụng cụ chứa đựng rác có nắp đậy trên phương tiện vận chuyển và đặt đúng nơi quy định; đổ rác thải phát sinh trên phương tiện trong quá trình vận chuyển khách du lịch đúng nơi quy định; tuân thủ quy định về BVMT tại các khu vực tập kết phương tiện vận chuyển và các điểm dừng chân trên tuyến du lịch. Bên cạnh đó, những tổ chức, cá nhân này phải được trang bị kiến thức về BVMT, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường cho các nhân viên điều khiển và phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch; khuyến khích sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường. (iv) Ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; đồng thời, bố trí công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường và niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. 4.2.4. Với hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp; phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với lực lượng thanh tra chuyên ngành môi trường và cảnh sát môi trường trong đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật về BVMT trong sản xuất nông nghiệp. - Tiếp tục thực hiện công tác BVMT trong lĩnh vực trồng trọt được giao, đặc biệt là công tác kiểm tra thu gom, xử lý và sử dụng phụ phẩm cây trồng tại các vùng trên cả nước; đẩy mạnh các giải pháp, các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường; tiếp tục rà soát đề xuất loại bỏ các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. 723
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA - Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại: lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích chuồng nuôi, mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại, trồng cây xanh… Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh (nhãn, vải, keo dậu, muồng) để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng. Ngoài ra, cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và gia súc lớn, tạo sản phẩm an toàn; tiến tới xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi có tiềm năng. Kiểm soát tốt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; tăng cường hoạt động kiểm dịch thú y, đẩy mạnh kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2019, 2020), Báo cáo công tác bảo vệ môi trường. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, ban hành ngày 29/5/2015. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016 - 2020), Các báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Chính phủ gửi Quốc hội năm 2016 - 2020. 5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ban hành ngày 18/11/2016. 6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ban hành ngày 18/11/2016. 7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định số 82/2018/NĐ- CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, ban hành ngày 22/5/2018. 8. Nguyễn Đình Hòe (2007), Giáo trình Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục Việt Nam. 9. PGS.TS. Lê Thị Thanh Hà (2022), Bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững theo tinh thần Đại hội VIII của Đảng. 10. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật số 55/2014/QH13, ban hành 23/6/2014. 724
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 11. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/825086/bao-ve- moi-truong-vi-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-theo-tinh-than-dai-hoi-xiii-cua-dang.aspx, truy cập ngày 20/3/2022. 12. Một số giải pháp trong phát triển kinh tế gắn với môi trường, http://stnmt.kontum.gov. vn/vi/news/moi-truong/mot-so-giai-phap-trong-phat-trien-kinh-te-gan-voi-bao-ve-moi- truong-2051.html, truy cập ngày 20/3/2022. 725
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, du lịch và thực hiện chương trình OCOP ở khu vực Bắc Trung Bộ
17 p | 98 | 14
-
Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
13 p | 38 | 9
-
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
9 p | 139 | 8
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn liền với việc bảo vệ môi trường – thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
3 p | 26 | 7
-
Những phát triển mới của Luật biển quốc tế dưới ánh sáng của một số án lệ gần đây
10 p | 78 | 6
-
Tìm hiểu về các tội phạm môi trường và các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Phần 2
77 p | 76 | 6
-
Phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường trường hợp huyện Gia Bình (Bắc Ninh)
9 p | 107 | 5
-
Gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa ở Việt Nam
8 p | 114 | 5
-
QCVN 14:2011/BGTVT
18 p | 100 | 4
-
Cải cách tài khóa xanh nhằm gắn kết các mục tiêu kinh tế và bảo vệ môi trường vì phát triển bền vững ở Việt Nam
5 p | 18 | 3
-
Quản lý kinh tế và môi trường: Phần 1
151 p | 12 | 3
-
Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay
4 p | 86 | 3
-
Một số giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0
15 p | 9 | 3
-
Nguồn nhân lực chất lượng cao trong gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay
3 p | 68 | 2
-
Đẩy mạnh thu hút vốn FDI gắn với bảo vệ môi trường tại thành phố Đà Nẵng
6 p | 34 | 2
-
Phát triển kinh tế tuần hoàn hướng đến bảo vệ môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
8 p | 7 | 2
-
Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam bằng các công cụ kinh tế - Một số vấn đề trao đổi
11 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn