Bến nước cơ quan
lượt xem 4
download
…“Vì tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi? Vì số tôi có “quý nhân phò trợ?” Vì mặt mũi tôi khôi ngô, tướng mạo cao ráo, tính tình vui vẻ hòa đồng dễ gây thiện cảm với mọi người? Vì cơ quan này đang thiếu một người có bằng cấp chính quy ở bộ khung cán bộ? Hay là vì… ngày xưa Cục trưởng được bố tôi nâng đỡ nên bây giờ báo đáp?...”. Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bến nước cơ quan
- Bến nước cơ quan TRUYỆN NGẮN CỦA LẠI VĂN LONG …“Vì tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi? Vì số tôi có “quý nhân phò trợ?” Vì mặt mũi tôi khôi ngô, tướng mạo cao ráo, tính tình vui vẻ hòa đồng dễ gây thiện cảm với mọi người? Vì cơ quan này đang thiếu một người có bằng cấp chính quy ở bộ khung cán bộ? Hay là vì… ngày xưa Cục trưởng được bố tôi nâng đỡ nên bây giờ báo đáp?...”. Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn. Phòng tắm “trên cả năm sao” này bố mẹ tặng cậu con trai duy nhất nhân sinh nhật lần thứ hai mươi sáu. Ngày sinh nhật trước đó, tôi được tháp tùng bố đi sáu nước Châu Âu trong mười lăm ngày. Khi trở về, tôi mở cửa phòng ngủ thênh thang, sàn gỗ bóng lộn của mình và kinh ngạc với cái giường mới trị giá mười lăm ngàn đồng Mỹ (gia đình tôi vẫn quen gọi tiền của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là “đồng Mỹ” cho nó…thân thiện). Từ sau chuyến đi Hong Kong sửa mũi, mẹ tôi trẻ đẹp ra và kinh doanh phất lên ào ào. Trong bộ đồ ngủ trắng muốt, mẹ đứng ở cầu thang chạm rồng như cung điện Trung Hoa, hối ba cô người làm cùng khệ nệ khiên cái vali nặng trịch của tôi lên phòng. Mẹ thơm lên trán tôi và nói: - Nếu cục cưng không thích, mẹ sẽ phone cho Parkson (siêu thị cao cấp) biểu đổi cho con cái khác?. Tôi chạy đến lăn ầm lên giường. Mặt nệm cứ như mặt biển huyền ảo: êm ái, đu đưa, sảng khoái. Tôi hét lên: “Thật tuyệt vời, thanks mẹ!”. Mẹ quay ra với nụ cười hạnh phúc. Tôi đang nhìn vào gương và tự đặt ra hết những câu hỏi về sự “thăng quan tiến chức” quá nhanh của mình. Tại sao?... Tại sao?... Rồi tại sao một kiến trúc sư mới ra trường, nhận công tác chưa đầy hai năm, đã được bổ nhiệm chức trưởng phòng thiết kế- xây dựng cơ bản của Cục này? Lớp tôi có đến bảy chục phần trăm đến giờ vẫn chưa có việc làm. Một
- số ra làm thầu con con, ai thuê sửa phòng, ngăn vách, lát sân…đều làm tuốt để kiếm tiền sống qua ngày. Những gã may mắn hơn vào được các công ty kinh doanh địa ốc tư nhân thì suốt ngày túi bụi với công việc chạy cò bán căn hộ, đất nền dự án. Chỉ có tôi- cái số “đi đến đâu cũng sướng” như bạn bè thường nói, là “phát triển vượt trội”. Nhưng với cơ quan, tình hình không dễ chịu. Mọi cặp mắt ghen tị và những lời bóng gió cứ như chọn tôi làm đối tượng, làm bước chân của tôi cứ ngượng ngùng, líu quíu. Trong một bữa cơm tối, tôi than với bố mẹ điều này. Mẹ buông đũa, căng thẳng cứ như vừa nghe tin con trai…nhiễm HIV! Bố ngừng nhai, nhíu mày nhìn tôi rồi chỉ đạo gọn lỏn: - Cờ đến tay thì cứ phất! Bố ực cạn ly rượu ngâm cao hổ cốt với sâm Triều Tiên xong trở về phòng. Lúc đi ngang phòng bố, tôi thấy ông đang gọi điện cho ai đấy… Sáng hôm sau, Cục trưởng gọi tôi lên. Rót cho tôi một ly trà bốc khói thơm ngát, ông nói: - Giao cho cháu thiết kế, thi công thêm một khu vệ sinh mới của cơ quan ta. Nên tiến hành nhanh! Tôi thức mấy đêm liền vật lộn với bản thiết kế. Đây là công trình đầu tay ở cơ quan này, tôi muốn mọi người phải “tâm phục khẩu phục” năng lực của tôi, thấy tôi xứng đáng với chức trưởng phòng. Lúc tôi đang căng đầu suy nghĩ, mẹ pha sôđa hột gà với cam tươi và ôm thêm một chồng các mẫu thiết kế nhà vệ sinh in rất đẹp. Mẹ vuốt đầu tôi thủ thỉ: - Mẹ điện cho chú chánh văn phòng của bố, nhờ chú cho nhân viên tìm giúp con đấy. Con xem mẫu nào đẹp thì dùng. Tôi bực bội gắt: - Con là kiến trúc sư chứ không phải cái máy copy. Con sẽ tự sáng tạo, con không cần sao chép của ai cả! Mẹ vẫn dịu dàng: - Con đã thức mấy đêm rồi, việc đó quá sức con phải không? Hay là để mẹ gọi cho thầy hiệu trưởng trường kiến trúc cũ của con, nhờ thầy hướng dẫn?
- - Con xin mẹ, con đã hai mươi bảy tuổi rồi, không phải cái tuổi để mẹ đưa đi mẫu giáo. Mẹ đã ngoại giao cho con suốt mấy năm học chưa đủ sao? Phải để con lớn chứ! *** Công trình đầu tay của tôi đã được đưa vào sử dụng. Trên diện tích ba trăm mét vuông cái kho xăng cũ, tôi đã thiết kế một nhà vệ sinh gồm mười hai phòng cùng bốn phòng tắm. Bên ngoài là bức tường bình phong có hai lối vào hai bên cánh gà. Mặt ngoài bức tường ấy, tôi cho gắn sáu la bô rửa tay có kiếng soi bên trên. Tôi thiết kế thêm một bồn hoa tròn và hai hàng hoa hai bên lối đi vào. Ngay tuần đầu khánh thành, mỗi sáng tôi lại mở cửa sổ phía sau phòng làm việc của mình trên lầu một để ngắm. Tôi hài lòng với công sức mình bỏ ra và tự hào là đã kiên quyết từ chối mọi sự “chống lưng” của mẹ. Mỗi sáng, người người từ các phòng ban mang ấm trà, ly chén ra đây rửa; nói chuyện râm ran làm cái nhà kho hoang vu ngày nào nhộn nhịp hẳn lên. Có hôm, ông Tụng- phó phòng nhân sự- một giáo viên văn cấp ba chuyển ngành, còn hứng chí gọi khu vệ sinh này là “bến nước” cơ quan. Ông giảng giải: - Nét đẹp của làng quê Việt là cây đa, lũy tre, sân đình và bến nước. Bến nước vừa là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng, vừa là điểm hẹn của đôi lứa. Bến nước càng thơ mộng vào những đêm trăng thanh, gió mát; thanh niên nam nữ ra đây hẹn hò, hát đối, hát ví…Có người đi xa, mỗi khi nhớ về quê hương lại bùi ngùi, xao động với tình đầu bên bến nước của làng mấy chục năm trước… Với giọng Huế thật truyền cảm, ông nói xong, cánh phụ nữ vỗ tay khen rối rít… Tôi đứng trên lầu, nghe hết và nở từng khúc ruột. Sao ông ấy lại có thể nghĩ ra hai từ “bến nước” hay đến vậy nhỉ? Công trình đầu tay của tôi nay mai không khéo được đi vào thơ, vào nhạc! Tôi quá hạnh phúc và lập tức gọi điện cho mẹ thông báo tin vui này. Mẹ tôi cười muốn bể cả ống nghe. Mẹ bảo: - Con trai mẹ tài quá! Mẹ sẽ gọi cho bố ,chiều nay cả nhà mình đi nhà hàng ăn mừng nhé! ***
- Sáng nay, tôi lại đứng trên cửa sổ lầu một nhìn xuống “bến nước”. Một cô gái mái tóc dài, dáng thật chuẩn trong đồng phục quần tây đen, áo sơ mi trắng, bưng một khay ly, tách ra rửa. Bà tạp vụ ong ỏng hỏi: - Mới về à? Phòng nào thế? - Dạ, cháu mới có quyết định về phòng kế hoạch tài vụ bác ạ. Bác công tác lâu chưa? Cơ quan mình đông người không hả bác? - Sang năm bác về hưu rồi, cơ quan ta độ hai trăm. Thế cháu tên gì? - Tên Phượng bác ạ, còn bác? - Bác tên… tạp vụ, ba chục năm rồi mới có người hỏi bác tên gì? Bao nhiêu thế hệ vào, ra cơ quan này chỉ gọi bác là… bà tạp vụ! Buổi trưa khi xuống nhà ăn tập thể, tôi đã thấy Phượng đang ngồi cùng hai cô phòng kế hoạch tài vụ. Tôi bê khay cơm đến ngồi chung. Vờ tỏ vẻ ngạc nhiên, tôi hỏi Phượng: - Em mới về cơ quan? Tên gì vậy? - Vâng ạ, em mới về, tên Phượng, còn anh? Cô Lan ngồi kế bên cất giọng chua lè: - Trưởng phòng trẻ nhất, oách nhất Cục ta đấy! Cậu mới vào đã dám hỏi tên, chứ bọn tớ đây cho kẹo cũng không dám! Tôi bực bội gắt: - Lan nói gì kì thế? - Vâng! Em lỡ lời, xin lỗi, xin anh đừng về mách bố mẹ… đuổi việc chúng em tội nghiệp! Tôi choáng váng, cổ họng cứ nghẹn. Bỏ luôn khay cơm, tôi lên phòng nằm vật ra sofa. Cái cô Lan béo ụ, mắt híp ấy, miệng lưỡi thật độc địa. Ước gì tôi được vả vào cái mồm chua ngoa của nó! Tôi đang nằm nghĩ miên man, hậm hực thì điện thoại nội bộ đổ chuông. Thật kinh ngạc, đó là Phượng:
- Mình đi cà phê nghe anh… Lời mời lúc này với tôi đồng nghĩa với sự giải thoát, làm sao từ chối được! *** Mở bung hai cánh cửa sổ như mọi sáng, tôi quay lại bàn lấy mấy tờ báo ra đọc. Bỗng bên dưới “bến nước” có giọng đàn ông gầm lên: - Thằng nào thiết kế cái cầu tiêu này ngu quá! Đàn ông, đàn bà đi lộn tùng phèo với nhau sao được! Phải ngăn cách rạch ròi ra chứ! Tôi bủn rủn tay chân, không dám thò mặt ra cửa sổ, tôi núp sau rèm cửa để lén nhìn xuống “bến nước”. Người vừa xỉa dao vào tim tôi là gã Phan Trí Phục, ở bộ phận nghiên cứu tổng hợp. Từ ngày tôi về cơ quan chẳng thấy ông Phục làm việc gì. Đó là chuyện vô lý mà có thật. Sáng sáng, cỡ tám, chín giờ ông mới tà tà đẩy xe máy vào cơ quan. Sau đó bình thản pha ấm trà, lấy báo ra đọc. Chừng mười giờ ông lại đi lòng vòng các phòng ban tán ngẫu hoặc ra lau chùi cho con ngựa sắt của mình sáng bóng lên. Hôm nào không lau xe, ông thơ thẩn “săn” rau càng cua mọc như cỏ dại trong mấy chậu kiểng hoặc gần các bức tượng. Trưa ông đủng đỉnh xuống nhà ăn với một đĩa rau càng cua tươi rói. Ông ăn món rau ngon lành đó một mình, chẳng mời ai và cũng chẳng ai dám xin san sẻ. Ăn xong, lên phòng làm một giấc thật thoải mải. Khoảng xế chiều ông mới dậy, tự pha cho mình một cốc cà phê thơm ngát rồi… xem ti vi. Hôm nào có tiền thưởng, tiền lương, tiền tăng ca…lại thấy cái ti vi trong phòng ông không sáng. Ông bận phân tiền ra các loai rồi lên tài vụ đổi lại những tờ tiền xấu. Mười sáu giờ, ông chậm rãi đẩy xe máy về nhà hoặc ghé đâu đó bù khú với bạn bè. Ông không có chuyên môn gì, học chắp nối qua nhiều thời kỳ cũng chưa đến tú tài. Năng lực vượt trội của ông là khả năng gây gổ. Trí lực của ông dồn cả ra các câu chửi bới ghê rợn, đanh đá theo kiểu khủng bố tinh thần người khác. Hai trăm người trong cơ quan không ai dám làm mếch lòng ông, kể cả thủ trưởng. Ngay cả những người bị ông mượn tiền rồi “quên” trả, cũng không bao giờ dám nhắc nợ. Ông sẽ chửi té tát, vang vọng, rung chuyển cả khu nhà hình chữ U bề thế này. Có lần, một nhân
- viên tài vụ sơ ý không cộng thêm phần lương ông vừa được tăng theo thâm niên, ông rống lên như mãnh hổ tử thương: - ở cơ quan này có thằng ăn ngập mặt tiền tỷ không sao, tao cống hiến mấy chục năm mới được lên lương hai trăm ngàn tụi nó cũng bớt xén. Tụi bay muốn trù dập, ức hiếp tao hả? Tao làm đơn tố cho cả bọn đi tù hết bây giờ..! Tiếng rống của ông to đến nỗi cửa kiếng rung lên, người từ các phòng khác ở các tầng lầu tràn cả ra hành lang để xem có chuyện gì. Suýt chút nữa bộ phận bảo vệ đã nhấn chuông báo động tình trạng khẩn cấp và lên loa kêu gọi sơ tán. Bởi vậy khi ông yêu cầu phải được lên hạng chuyên viên, lãnh đạo Cục chẳng dám chậm trễ một ngày. Năm này qua năm khác, ông cứ ung dung hưởng “lộc trời” của cơ quan mà chẳng phải làm bất cứ một việc gì ngoài chuyện phát biểu nhăng cuội, ngang ngạnh hoặc hềnh hệch vuốt đuôi trong các cuộc họp. Ông ở một phòng riêng như cấp trưởng phòng, trong phòng đầy đủ điều hòa, tủ lạnh, ti vi, sa lon, và cả máy tính để thỉnh thoảng ông chơi game cho hạ những bức xúc do ông tưởng tượng ra. Khi nào ông cười là cả cơ quan vui theo, khi mặt ông cau có, các phòng đều đi khẽ, nói nhẹ để không làm kinh động đến ông, tạo cớ cho ông nổi điên. Các thủ trưởng đi công tác xa, đi nước ngoài về đều phải có quà cho ông. Nếu không ông sẽ tru tréo chửi đổng: - Tiền nhà nước xài như tiền chùa. Mạnh ông ông đi, mạnh bà bà đi…Chỉ có cái thằng hay đấu tranh này là bị tụi nó thù ghét, nhét mãi ở xó nhà! Lẽ ra cơ quan này phải thành lập thêm ban kiểm soát chi tiêu công quỹ! Đám trẻ trong cơ quan mỗi lần thấy ông đi ngang lại rúc rích cười, len lén gọi ông- chuyên viên Phan Trí Phục là “Chí Phèo”… Họ ghét, khinh và sợ ông đến như thế. Nhưng không hiểu sao sáng hôm nay khi ông lớn tiếng gọi cái thằng thiết kế khu nhà vệ sinh là “ngu quá” thì nhiều người ủng hộ. Hưởng ứng đầu tiên là giọng của một ông mập: - Đúng! Bây giờ mà thiết kế xí xổm như thập niên sáu mươi là quá lạc hậu. Cơ quan này có bao nhiêu là người bụng to, phải đi xí bệt mới đỡ vất vả…
- Giọng đàn bà tiếp theo: - Chỉ có ông Tụng lúc nào cũng như đi trên mây mới ca ngợi cái nhà xí này, là “bến nước cơ quan”, chứ tôi thấy nó lãng phí mà chả ra làm sao! Cô Lan độc mồm đúng “thương hiệu”: - Gớm! Cái ông Tụng ấy nếu không có ông bố làm to của gã trưởng phòng oắt con thiết kế cái nhà xí này lôi về thì còn ở mãi trên núi gõ đầu trẻ. Được về thành phố lãnh chức phó phòng oai như thế, tiếc gì vài câu hót. Nay mai ông ấy không làm thơ ca ngợi cái nhà xí này mới là chuyện lạ! Một ông khác phân tích rất chu đáo: - Nói chung là cơ quan ta thật sự có nhu cầu thêm một nhà xí nữa. Nhưng đúng ra nên để lúc sắt, xi măng, gạch xuống giá hãy thi công thì hợp lý hơn… Một bà giãy như đĩa phải vôi: - Hợp lý cái gì mà đàn ông đi xí chung với đàn bà? Lại không tính đến hướng gió nên nguyên dãy lầu bên này bây giờ chả còn dám mở cửa sổ! Phải xem lại bằng cấp của cậu này, kiến trúc sư loại giỏi gì mà thiết kế cái nhà xí cũng không xong! Cô Lan đổi giọng từ đanh đá sang mỉa mai: - Bố làm to, mẹ giàu có của chàng mà phone một cú thì mười bằng đỏ cũng có, nói gì một cái! Tôi bịt tai, mặt tê rần, chân tay bủn rủn… *** Tôi xin nghỉ phép một tuần, không bệnh mà nằm liệt giường, ý chí suy sụp kể từ sau buổi sáng “khủng khiếp” đó. Khi đã vơi được cơn đau, ngẫm lại những lời chỉ trích, thật lòng tôi thấy họ nói cũng không sai. Tôi lại tự dằn vặt mình sao quá tệ! Cũng may, mấy ngày đó Phượng thường đến thăm tôi. Mỗi lần thấy tôi nôn nao xuống phòng khách chờ Phượng, mẹ lại mỉm cười. Mẹ tặng cho cô ấy nào nước hoa Chanel, túi xách, giày Gucci…Tôi là báu vật của mẹ, người nào chữa hết nỗi đau trong lòng tôi, kẻ đó là
- “thánh”, mẹ không tiếc bất cứ thứ gì huống hồ chỉ vài ngàn “đồng Mỹ” quà cáp vặt. Hơn nữa, dường như mẹ đã chấm Phượng- hoa khôi mới của cơ quan tôi. Phượng rất khéo và tinh. Biết chắc mẹ tôi đang ở góc khuất nào đó trong ngôi nhà sang trọng vô số phòng này để theo dõi, nàng chẳng ngại dành đút cho tôi từng muỗng cam pha nước cốt sâm, từng muỗng cháo, dù tôi chẳng đau ốm gì! Tôi chưa bao giờ tỏ tình với nàng, nói gì đến chuyện yêu đương, nhưng nàng chăm sóc tôi cứ như vợ hiền dành cả công- dung- ngôn- hạnh cho chồng. Nàng còn chơi dương cầm, hát và thỏ thẻ kể chuyện tiếu lâm bằng cái miệng rất duyên, buồn phiền của tôi theo đó cứ tan biến dần. Mẹ tôi còn trông đợi gì hơn ở mẫu nàng dâu “năm sao” này! Sau một tuần được âu yếm chăm sóc theo kiểu đó, tôi cũng nhận ra…không thể thiếu nàng! Tôi đi làm lại ba hôm thì có cuộc họp toàn cơ quan. Thủ trưởng cầm một tờ tạp chí in giấy láng, màu chuẩn, lật trang ba mươi hai đưa lên cao, giọng phấn khởi: - Tờ tạp chí chuyên ngành này vừa đăng ảnh và bài khen công trình khu vệ sinh kiểu mẫu mới được xây dựng ở cơ quan ta. Mỗi phòng ban sẽ được tặng mười cuốn cho anh, chị em đọc. Đây là thành tích của phòng thiết kế- xây dựng cơ bản, chúng ta cho một tràng pháo tay… Bên dưới có tiếng xì xầm: - Không chừng cuối năm nay được cả giải thưởng thiết kế - xây dựng của ngành đấy! Cả cơ quan lại…thơm lây! - Tớ đang tính đề xuất mang đi thi quốc tế luôn. Nó mà mang về giải khôi nguyên kiến trúc thì tập thể cơ quan ta kiến nghị cho cậu ấy lên Cục trưởng luôn, để…bố, mẹ cậu ấy đỡ vất vả! Tiếng thủ trưởng lại vang trên loa phóng thanh hội trường: - Chuyên viên Phan Trí Phục đã có những đóng góp lớn cho cơ quan ta suốt mấy mươi năm qua. Lãnh đạo Cục quyết định bổ nhiệm đồng chí Phục giữ chức trưởng phòng nghiên cứu tổng hợp thay cho người tiền nhiệm vừa có quyết định nghỉ hưu…
- Cả hội trường im phăng phắc, nghe rõ nhiều tiếng thở dài, rồi ai đó rên khe khẽ “trời ơi!”… Tôi tê buốt, sượng sùng, cúi đầu chả dám nhìn ai. Sao bố, mẹ tôi có thể làm điên đảo cả một góc trời như thế nhỉ?! Nỗi đau với “bến nước” của tôi không chỉ dừng lại ở đó. Tôi đang sử dụng một ngăn thì nghe tiếng đằng hắng của Phượng ở ngăn chung vách. Theo thiết kế của tôi, mỗi ngăn vệ sinh chỉ có tường lửng hai mét năm, chứ không xây kín lên tận nóc. Bởi vậy tiếng thở của người ở ngăn này, có thể “vang vọng” đến hai ngăn chung vách. Khi biết Phượng đang ở ngay bên cạnh với tất cả cơ chế của tạo hóa ban cho con người, tôi bỗng hụt hẫng. Nàng trong tôi là mùi thơm dìu dịu của nước hoa hàng hiệu, tiếng thỏ thẻ đáng yêu, giai điệu thánh thót của các bản piano classic, là giọng trong trẻo khi nàng hát bài “Hello” mà hai đứa rất thích…Đó là những thứ cao sang làm nên một phụ nữ quý phái, quyến rũ. Còn bây giờ tôi đang hứng chịu những gì riêng tư nhất của nàng. Dẫu biết đó là điều bình thường của mỗi con người, song tình yêu của tôi chưa chuẩn bị đón nhận những chuyện tế nhị này. Tôi nín thở như sợ nàng sẽ ngất đi khi biết hai đứa đang cách nhau chỉ một bức tường thấp, không đủ ngăn biệt, dù chỉ một hơi thở… Oái ăm thay trong hoàn cảnh như thế, nhạc chuông điện thoại di động của nàng vang lên. Nàng nhỏng nhẻo với ai đó: - Em ứ chơi với anh nữa! Con bồ cũ của anh vừa đen vừa móm mà anh vẫn cho lên phó phòng. Còn em hoa hậu còn phải ganh tỵ, mà chỉ được phụ trách tổ kế toán đầu tư- xây dựng cơ bản thôi sao?..Cái gì “màu mỡ’ à? Anh quên là em sắp làm con dâu của đại gia à? Mai mốt anh có thiếu tiền, em cho vay vài chục tỉ dễ như bỡn… Em cần gì chút “màu” của anh…Em thích về nhà chồng với chức trưởng phòng cơ… ráng lo cho em nghe cưng! Em không để cưng thiệt thòi đâu… Tôi sững sờ với điều kinh khủng vừa nghe. Ngực tôi đau nhói và tay chân tự nhiên lạnh buốt. Kẻ đùa giỡn, lợi dụng tình yêu của tôi vừa hiện nguyên hình. Đợi nàng đi rồi, tôi rón rén ra khỏi ngăn vệ sinh. Cả đêm thức trắng, tôi vừa ghê tởm, vừa sợ đến cứng người mỗi khi nghĩ đến năm phút khủng khiếp trong ngục tù nhỏ hẹp, hôi hám do chính tôi xây nên. Tôi bỗng căm ghét các ngăn vệ sinh tường hở đã cho tôi biết quá nhiều bí mật của
- nàng, căm ghét cái “bến nước” tưởng chừng thơ mộng một thời, đã gây ra quá nhiều phiền muộn cho tôi và gây ra chuyện đảo điên, phi lý cho cả hai trăm con người ở cơ quan này. Xung quanh tôi là tường đá, lũy thép bố mẹ dựng lên để không ai có thể xâm hại được quý tử của họ, dù bất cứ dưới hình thức nào! Thế nhưng trong tâm hồn nhạy cảm và lòng tự trọng của tôi, những tường lũy đó sao độc ác quá! Nó biến tôi thành kẻ thành đạt, nổi tiếng nhờ…bất tài và những âm mưu xấu xa. Tôi thấy mình như một quái thai giữa mơ ước công bằng và sự khiếp sợ quyền lực của nhân loại! *** Nhân hai ngày thứ bảy, chủ nhật cơ quan nghỉ, tôi chẳng cần xin ý kiến ai, đem công nhân và thiết bị thuê bên ngoài vào dọn sạch “bến nước”. Sáng thứ hai, cả cơ quan ngỡ ngàng, sững sờ trước một bãi đất trống ba trăm mét vuông còn trơ lại nền gạch. Tám giờ, tôi mang bốn trăm sáu mười hai triệu đồng vào nộp cho phòng tài vụ- đây là kinh phí tôi từng rút ra từ phòng này để thiết kế, thi công nên công trình đầu tay và cũng là công trình tai ương của mình! Ba mươi phút sau, biên lai thu tiền đó được tôi nộp lên Cục trưởng cùng đơn từ chức trưởng phòng. Tôi xin làm một nhân viên bình thường của phòng thiết kế xây dựng cơ bản. Đúng chín giờ, tiếng mẹ nấc lên trong điện thoại… Tôi không vui, không buồn, không lo âu hồi hộp, chỉ thấy trong lòng trống trải, nhẹ tênh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiên nhân chỉ lộ ( Tiến binh cục )
166 p | 337 | 97
-
Bài giảng Du lịch có trách nhiệm: Bài 12
114 p | 169 | 33
-
Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững vùng Nam Bộ
7 p | 173 | 25
-
Một số vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
12 p | 165 | 22
-
Phát triển du lịch biển bền vững từ góc độ môi trường
3 p | 153 | 18
-
Phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ đến năm 2020
11 p | 134 | 17
-
Phần 1: Những kì quan nhân tạo tại Mỹ
9 p | 108 | 11
-
Khám phá chợ đêm Bến Thành
12 p | 129 | 10
-
Những chú ý khi đi xe buýt ở nước ngoài
3 p | 120 | 10
-
Bên bờ nước
7 p | 65 | 8
-
Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trong sự cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN
10 p | 25 | 5
-
5 thị trấn cổ bên sông
5 p | 90 | 5
-
Rực trời Hồng hạc bên hồ Nakuru
6 p | 78 | 5
-
Saint – Tropez cổ kính và quyến rũ
7 p | 63 | 5
-
cô gái có hình xăm rồng: phần 2
201 p | 61 | 4
-
Làng quê nơi phố cổ
4 p | 75 | 3
-
Bên Đập Đồng Cháy - Võ Hồng
9 p | 60 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn